Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.43 KB, 18 trang )

HỌC PHẦN

THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

CHỦ ĐỀ 05

THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH PHÁI SINH

BÁO CÁO NHÓM 06

CLASS 43K**.*
DANANG UNIVERSITY OF ECONOMICS


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
MỤC LỤC
I.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ......................... 3
1.

Khái niệm ..................................................................................................................... 3

2.

Đặc điểm công cụ tài chính phái sinh .......................................................................... 3

3.

Phân loại ...................................................................................................................... 4



II. THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN VÀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI ........................................ 4
A. THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN .............................................................................................. 4
1.

Khái niệm ..................................................................................................................... 4

2.

Đặc điểm ...................................................................................................................... 4

3.

Phân loại hợp đồng: ..................................................................................................... 4

4.

Thành phần tham gia.................................................................................................... 5

B. THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI ....................................................................................... 5
1.

Khái niệm ..................................................................................................................... 5

2.

Đặc điểm giao dịch ...................................................................................................... 5

3.


Phân loại hợp đồng tương lai ....................................................................................... 6

4.

Chủ thể tham gia .......................................................................................................... 6

C. SO SÁNH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN VÀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI........................... 7
1.

Giống nhau ................................................................................................................... 7

2.

Khác nhau .................................................................................................................... 7

III. THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN ...................................................................................... 8
1.

Khái niệm ..................................................................................................................... 8

2.

Đặc điểm ...................................................................................................................... 8

3.

Phân loại ...................................................................................................................... 8

4.


Đối tượng tham gia ...................................................................................................... 9

5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán .......................................... 9

IV. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM...... 10
1.

Quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam ......................................................... 10

2.

Đặc điểm chung của thị trường .................................................................................. 12

3.

Hợp đồng tương lai .................................................................................................... 14

TƯ LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 18

2|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

I.

1. Khái niệm

Thị trường công cụ tài chính phái sinh (Derivative Security Markets) là thị trường giao
dịch các công cụ hay các loại chứng khoán phái sinh.
Công cụ tài chính phái sinh (Derivative Instruments) là công cụ tài chính mà giá trị phụ
thuộc hoặc bắt nguồn từ giá trị của các tài sản cơ sở (Underlying assets). Tài sản cơ sở có thể
là tài sản tài chính (cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, công cụ nợ…); tài sản phi tài chính (hàng hóa cơ
bản, nông sản, kim loại…) và các chứng khoán phái sinh khác.
Ví dụ về giao dịch công cụ tài chính phái sinh
Ngày 01/04 – Ông A thỏa thuận sẽ mua 100kg gạo của ông B trong kỳ hạn 1 tháng với
mức giá 15,000đ/kg
Ngày 30/04 – Ông A và ông B thực hiện mua bán gạo với mức giá 15 000đ/kg theo đúng
thỏa thuận hợp đồng, mặc dù tại thời điểm này giá gạo trên thị trường đã tăng lên 20,000đ/kg
2. Đặc điểm công cụ tài chính phái sinh
❖ Đặc điểm chung
-

Được tạo lập dựa trên một chứng khoán gốc. Giá trị của phái sinh được xác định dựa trên
những sự kiện biến động về giá trong tương lai của tài sản sản cơ sở.

-

Hoạt động của thị trường phái sinh góp phần làm tăng tính thanh khoản của các loại chứng
khoán trên tài chính.
+ Làm tăng số lượng hàng hóa trên thị trường tài chính.
+ Làm giảm chi giao dịch và hạn chế rủi ro.

-

Được thực hiện vào một ngày trong tương lai.
❖ Phương thức giao dịch


-

Giao dịch trên thị trường tập trung: thông qua Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK).
Chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa, các nội dung, điều khoản cụ thể được quy định
thống nhất bởi SGDCK.

-

Giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC): giao dịch bằng những hợp đồng riêng
giữa các bên tham gia. Các quy định, điều khoản được các bên trực tiếp thỏa thuận hoặc
thống nhất qua một tổ chứng trung gian => Linh hoạt hơn, có khả năng đáp ứng yêu cầu
khách hàng.

3|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
3. Phân loại


Thị trường kỳ hạn (Forwards Markets)



Thị trường tương lai (Futures Markets)



Thị trường quyền chọn (Options Markets)




Thị trường hoán đổi (Swap Markets)

THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN VÀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI

II.

A. THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN
1. Khái niệm
Thị trường kỳ hạn là nơi để mọi người sắp xếp trao đổi các hợp đồng kỳ hạn phù hợp với
nhu cầu. Trong đó, HĐKH là một sự thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản cơ
sở ở một mức giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai
2. Đặc điểm
-

Về cơ bản là không bên nào phải mất phí để tham gia hợp đồng kỳ hạn.

-

Hai bên đối tác có thể tự giao ước và xác định các điều khoản, các tính năng của hợp

đồng để phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Tài sản thỏa thuận có thể là cổ phiếu, trái phiếu,
tiền tệ, các loại hàng hóa hoặc thậm chí là lãi suất.
Hai bên hợp đồng đều phải đối mặt với rủi ro đối tác – khi mà một bên không thực hiện

-

đúng các điều khoản trong hợp đồng cho bên còn lại. Chính vì vậy các giao dịch kỳ hạn thường
phải đủ lớn với quy mô lên đến vài triệu đô la hoặc hơn nữa.

Giao dịch diễn ra ở các thị trường lớn, bao gồm các ngân hàng, các ngân hàng đầu tư,

-

chính phủ và các tập đoàn trên thị trường OTC
Hợp đồng thường được các bên giữ đến khi đáo hạn – không có hoặc rất ít tính thanh

khoản.

Giá trị của hợp đồng chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn, không có khoản chi trả nào

-

được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời gian của hợp đồng. Tại thời điểm đáo hạn, hợp
đồng có thể được thi hành bằng cách giao dịch hàng hóa được chỉ định trong hợp đồng hoặc
thanh toán bằng tiền mặt
3. Phân loại hợp đồng:
Dựa trên tài sản cơ sở, có thể phân loại hợp đồng kỳ hạn thành:


Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu



Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu



Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa


4|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH


Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ: Hợp đồng kỳ hạn trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán
với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định, vào một thời điểm xác định trong
tương lai.



Hợp đồng kỳ hạn lãi suất: Hợp đồng mà hai bên đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một
ngày thanh toán trong tương lai



Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch: Là loại hợp đồng kỳ hạn được thực hiện bằng thỏa
thuận giao dịch tiền mặt thay vì giao nhận tài sản gốc.

4. Thành phần tham gia
Người mua HĐKH là người giữ vị thế mua và bắt buộc phải trả mức giá kỳ hạn để mua

-

tài sản cơ sở.
Người bán HĐKH là người giữ vị thế bán và có trách nhiệm phải bán tài sản cho người

-


mua HĐKH với giá kỳ hạn
B. THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI
1. Khái niệm
Thị trường tương lai bao gồm những hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên
tham gia về việc mua và bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá
được xác định trước.
2. Đặc điểm giao dịch


Tính chuẩn hóa: Các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị,
khối lượng của tài sản cơ sở... Các tài sản cơ sở chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số,
ngoại tệ, lãi suất và hàng hóa



Được niêm yết: Hợp đồng được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.



Bù trừ và ký quỹ: Hợp đồng được tính toán ký quỹ và bù trừ thông qua Trung tâm thanh
toán bù trừ và được hạch toán theo giá thực tế hàng ngày.



Dễ đóng vị thế: Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách
tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự.



Đòn bẩy tài chính: Là công cụ có mức độ đòn bẩy rất cao khi mà chỉ với một lượng ký

quỹ nhỏ có thể giúp nhà đầu tư tham gia vào các vị thế của hợp đồng với giá trị lớn hơn rất
nhiều lần.



Hình thức thanh thoán:
-

Thanh toán bằng hình thức chuyển giao vật chất: Áp dụng cho các hợp đồng có tài sản
cơ sở có thể chuyển giao (hàng hóa, trái phiếu, cổ phiếu...). Vào thời điểm đáo hạn,
bên mua sẽ chuyển tiền và bên bán sẽ thực hiện chuyển giao tài sản cơ sở.

5|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
-

Thanh toán bằng tiền mặt: Áp dụng cho các hợp đồng có tài sản không thể chuyển giao
(lãi suất, chỉ số chứng khoán...). Giá trị tiền thanh toán sẽ được tính trên lãi/lỗ hàng
ngày trên khoản ký quỹ của nhà đầu tư khi giá tài sản cơ sở có sự biến động trên thị
trường.

3. Phân loại hợp đồng tương lai


Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản: tài sản cơ sở là loại nông sản, kim loại và năng
lượng.




Hợp đồng tương lai tiền tệ: tài sản cơ sở là các loại tiền tệ (đồng bảng Anh, đồng yên
Nhật, đồng Euro…) HĐTL tiền tệ giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi
nhuận từ biến động của tỷ giá hối đoái.



Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu: hợp đồng tương lai lãi suất
có thể được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1
năm). Tài sản cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi. Trong khi
hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm
trở lên và tài sản cơ sở thường là trái phiếu chính phủ.



Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu: tài sản cơ sở là một chỉ số cổ phiếu, cho phép nhà
đầu tư giao dịch và phòng ngừa rủi ro thông qua một giao dịch duy nhất liên quan đến chỉ
số cơ sở mà không cần thực hiện việc mua/ bán các cổ phiếu trong danh mục cấu thành chỉ
số đó.



Hợp đồng tương lai cổ phiếu: xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Tài sản cơ sở của hợp
đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán.
4. Chủ thể tham gia



Nhà đầu cơ (speculators): là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao
từ sự dao động giá. Có thể chia ra làm 2 loại nhà đầu cơ:

+ Nhà đầu cơ vị thế (position traders): họ thường vào các vị thế và giữ chúng trong vài
ngày, vài tuần, hay vài tháng. Họ thường sử dụng các phân tích kỹ thuật để dự đoán
sự biến động giá và xu hướng giá cả trong tương lai.
+ Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ trong một
ngày giao dịch, không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong tay. Giao dịch ngày
thường tốn kém chi phí vì họ phải theo thông tin, biến động giá cả thường xuyên.



Người phòng ngừa rủi ro (hedgers): là những người cố gắng giảm rủi ro trong danh mục
đầu tư hoặc các giao dịch tương lai bằng cách đảm bảo các mức giá mua, giá bán gần nhất
với giá tương lai.
6|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH


Người tham gia trên thị trường tương lai (traders): cũng là một dạng đầu cơ diễn ra
trên sàn giao dich. Họ sẽ thu được lợi nhuận từ những thay đổi giá trong ngắn hạn trên thị
trường bằng cách mua và bán tức thời khi giá có xu hướng thay đổi.

C. SO SÁNH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN VÀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
1. Giống nhau
-

Đều là công cụ phái sinh

-


Đều là sự thỏa thuận giữa người mua và người bạn một thời điểm và người bán sẽ trao
hàng cho người mua tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
2. Khác nhau
Tiêu chí
Hình thức

Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng được thiết kế
riêng

Thành phần Hợp đồng trực tiếp giữa 2
giao dịch
Không gian
giao dịch

Tài sản thế
chấp

Thanh toán

Kỳ hạn
Quy định
Tính thanh
khoản

bên đối tác
HĐKH không niêm yết và
giao dịch trên thị trường
OTC.
Không cần thực hiện ký

quỹ

Hợp đồng tương lai
Hợp đồng được chuẩn hóa

Hợp đồng giữa Sở giao dịch và 1 bên đối tác

Được niêm yết: HĐTL được niêm yết và giao
dịch trên thị trường tập trung.
Yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ
ban đầu để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán
mang tính bắt buộc

Vào ngày đáo hạn

Hằng ngày

Giao hàng hoặc thanh toán

Hợp đồng thường được đóng trước khi đến

bằng tiền

hạn

Hợp đồng quy định một

Hợp đồng có một số ngày chuyển giao nhất

ngày giao hàng cụ thể


định

Tự điều chỉnh

Bởi Sở giao dịch Chứng khoán

Thấp

Cao

7|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN

III.

1. Khái niệm
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán cho phép người
tham gia hợp đồng mua hoặc bán chứng khoán, hàng hóa hoặc các công cụ khác với mức giá
xác định trước, gọi là giá thực hiện, vào hoặc trước ngày đáo hạn.
2. Đặc điểm
Quyền chọn là một hợp đồng tài chính duy nhất cho phép người mua nó có quyền chứ

-

không phải có nghĩa vụ.
Người mua quyền chọn thực hiện quyền chọn khi nó mang lại lợi ích. Cụ thể, người


-

mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện quyền bán nếu giá của tài sản cơ sở trên thị trường cao
hơn so với giá đã ấn định trong hợp đồng; người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền
mua nếu như giá của tài sản cơ sở trên thị trường thấp hơn so với giá đã ấn định trong hợp đồng.
Để có quyền như vậy, người mua quyền chọn sẽ phải trả cho người bán mức phí quyền

-

chọn, ngay cả khi hợp đồng quyền chọn không được thực hiện. Người bán hợp đồng quyền
chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nếu người mua nó yêu cầu.
Giá trị của tài sản cơ sở trên thị trường là căn cứ để xác định giá trị của hợp đồng quyền

chọn.
-

Hợp đồng quyền chọn có thể là công cụ được chuẩn hóa và niêm yết, hoặc là công cụ

OTC thiết kế riêng theo nhu cầu
-

Các bên tham gia không cần phải thực hiện ký quỹ. Bên người mua quyền chọn sẽ phải

trả phí sau khi ký hợp đồng. Người bán quyền chọn sẽ nhận được phí và thực hiện các nghĩa vụ
đối với bên mua.
3. Phân loại

-


Theo quyền lợi mang lại cho người nắm giữ

Quyền chọn mua (Call option): Là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền

chọn có quyền (nhưng không bị bắt buộc) mua một loại tài sản cơ sở tại giá thực hiện. Người
mua quyền chọn mua phải trả cho người bán quyền một khoản phí giao dịch. Người bán quyền
chọn mua có nghĩa vụ phải bán tài sản đó cho người nắm giữ quyền chọn mua.
-

Quyền chọn bán (put option): Là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền

chọn có quyền (nhưng không bị bắt buộc) bán một loại tài sản cơ sở tại giá thực hiện. Người
mua quyền chọn bán phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản phí giao dịch. Người
bán quyền chọn bán có nghĩa vụ phải mua tài sản đó từ người nắm giữ quyền chọn bán.


Theo thời gian đáo hạn:

8|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
-

Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người sở hữu được thực hiện sớm quyền chọn (trước

thời điểm đáo hạn đã xác định trong tương lai).
-

Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ cho phép người sở hữu thực hiện quyền chọn tại thời


điểm đáo hạn.


Theo loại tài sản cơ sở:

-

Quyền chọn cổ phiếu.

-

Quyền chọn hàng hóa.

-

Quyền chọn lãi suất.

-

Quyền chọn tiền tệ.

-

Quyền chọn hợp đồng tương lai…
4. Đối tượng tham gia
Vị thế

Quyền chọn mua (Call option)


Quyền chọn bán (Put option)

Người mua

Người mua quyền chọn mua

Người mua quyền chọn bán

Người bán

Người bán quyền chọn mua

Người bán quyền chọn bán

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn chứng khoán
-

Giá thị trường của chứng khoán cơ sở: Đối với một quyền chọn mua giá thị trường của

chứng khoán cơ sở và giá của quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều. Đối với một quyền
chọn bán thì ngược lại, đó là mối quan hệ tăng giảm ngược chiều.
-

Giá thực hiện: Loại bỏ tác động của các yếu tố khác, mức giá thực hiện quyền càng cao

thì giá của một quyền chọn mua càng thấp. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại: mức giá
thực hiện càng cao thì giá của quyền chọn bán càng cao.
-

Thời gian cho đến khi đáo hạn: Đối với các quyền lựa chọn Mỹ (cả quyền chọn mua và


chọn bán), thời gian đáo hạn càng dài thì giá của quyền càng cao, vì giá của chứng khoán cơ
sở có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người
sở hữu. Đối với các quyền chọn Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi đáo hạn phụ
thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay chọn bán.
-

Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn tồn tại của quyền.Cố định tất cả các yếu

tố khác, giá của một quyền chọn mua của một trái phiếu sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi
ro tăng. Đối với một quyền chọn bán của trái phiếu thì ngược lại: một sự gia tăng mức lãi suất
ngắn hạn phi rủi ro sẽ làm giảm giá của một quyền chọn bán.
-

Lãi suất Coupon: Đối với các quyền chọn trái phiếu, các quyền chọn mua của các trái

phiếu coupon sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn mua của các trái phiếu không có
coupon. Ngược lại, các coupon có xu hướng làm tăng giá của các quyền chọn bán
9|Trang


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền: quan hệ

-

giữa mức dao động dự đoán của mức lãi suất trong suốt thời gian của quyền và giá của quyền
là mối quan hệ tỷ lệ thuận bởi vì mức dao động dự đoán càng cao, xác suất giá của chứng
khoán cơ sở sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi cho người mua chứng khoán sẽ càng cao.
ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM


IV.

1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường CCTCPS ở Việt Nam
a. Sự cần thiết hình thành TTPS Việt Nam
Thực tế từ năm 2009, sản phẩm phái sinh đầu tiên dưới dạng quyền chọn mua/chọn bán

-

cổ phiếu đã được nhóm chuyên gia công ty chứng khoán VNDirect xây dựng, trên cơ sở phát
hiện ra một hạn chế lớn của TTCK Việt Nam, đó là xu hướng chuyển động một chiều - khi thị
trường tăng, nhà đầu tư ào ào mua cổ phiếu, còn khi thị trường giảm, xu hướng ào ào bán cổ
phiếu luôn lất lướt, khiến TTCK dễ “biến động quá đà”.
Sau hơn 13 năm đi vào hoạt động và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được những

-

thành công nhất định nhưng lại chưa có một thị trường phái sinh dựa trên các công cụ là chứng
khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động giá. Trên thị trường mới chỉ có các
công cụ đầu tư cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
Với sự phát triển của Thị trường chứng khoán (TTCK) và nhu cầu của các nhà đầu tư

-

(NĐT) trong và ngoài nước, sự ra đời TTCKPS góp phần hiện thực hóa “Chiến lược phát triển
TTCK giai đoạn 2011- 2020” ban hành kèm theo Quyết định 252/2012/QĐ-TTg ngày
01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ là: “Xây dựng TTCKPS được chuẩn hóa theo hướng phát
triển các công cụ từ đơn giản đến phức tạp; về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường phái
sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ”.
b. Quá trình phát triển

Cụ thể hóa tinh thần trên, ngày 11/3/2014, Đề án Xây dựng và phát triển thị trường
chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt ban hành
kèm theo Quyết định 366/QĐ-TTg.


Giai đoạn 1 (2013-2015): Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh.



Giai đoạn 2 (2016-2020): Tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản
cơ sở là chứng khoán (chỉ số chứng khoán; trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu).



Giai đoạn 3 (sau 2020): Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh thống nhất dựa trên
các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế.
c. Điều kiện vận hành hiệu quả TTPS Việt Nam

10 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
-

Xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện cho việc tạo lập và giao dịch.
Ngày 5/5/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP quy định về CKPS

và thị trường phái sinh nhằm cụ thể hóa chủ trương và định hướng phát triển thành hành động,
đồng thời, tạo khung pháp lý cơ bản cho việc tổ chức thị trường phái sinh tại Việt Nam. Cụ thể:



Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Với tư cách là cơ quan quản
lý trực tiếp



Sở Giao dịch chứng khoán: Là nơi thiết kế sản phẩm CKPS và thực hiện niêm
yết, tổ chức giao dịch các sản phẩm



Lưu ký chứng khoán: Sẽ thực hiện bù trừ và thanh toán cho các giao dịch CKPS
theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm.



Thành viên thị trường: Các tổ chức như chứng khoán, ngân hàng thương mại đủ
điều kiện và được chấp thuận cung cấp các dịch vụ và tham gia giao dịch, cung
cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán trên thị trường phái sinh.

-

Cấu trúc thị trường phù hợp và cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm đáp ứng tính phức tạp và

thanh khoản của giao dịch phái sinh.
-

Thống nhất xây dựng, hoàn thiện một thị trường phái sinh cho các công cụ cơ sở.


-

Thành viên trung gian của TTCKPS phải có trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo

các nghĩa vụ thanh toán, là người đứng sau các giao dịch của khách hàng.
-

Đào tạo và phổ cập kiến thức cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân tham gia

TTCKPS.
d. Tình hình triển khai các công cụ phái sinh Việt Nam
-

Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh có nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán

đã được sử dụng từ nhiều năm nay.
-

Phái sinh hàng hóa được quản lý và điều hành bởi Bộ công thương, đối với các sản

phẩm cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép đã được doanh nghiệp trong nước sử dụng nhiều trên
các sở giao dịch phái sinh nước ngoài dưới dạng giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng
tương lai. Nhưng các giao dịch phái sinh này cũng chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, sự tham gia
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu tư không đáng kể do khung pháp lý phục vụ
cho các giao dịch này chưa được rõ ràng và chặt chẽ, hệ thống thanh toán bù trừ của trung tâm
chưa được hình thành nên các rủi ro mang đến cho khách hàng thường rất cao.
-

Phái sinh tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý và điều hành, đây là loại công cụ


phái sinh xuất hiện sớm nhất ở nước ta, nhưng nó chỉ diễn ra chủ yếu ở các ngân hàng, trong
đó Ngân hàng Thương mại là một bên trong hợp đồng, bên còn lại có thể là doanh nghiệp, các
định chế tài chính hoặc cá nhân tham gia.

11 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
-

Năm 1999 Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 quy định giao

dịch kỳ hạn với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên của Việt Nam, tuy nhiên mức
độ giao dịch của công cụ này chỉ chiếm từ 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng. Sau này các công cụ phái sinh về lãi suất và tỷ giá tiếp tục xuất hiện và được
các Ngân hàng Thương Mại sử dụng nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu biến động của tỷ giá và
lãi suất trên thị trường tiền tệ.
-

Trong năm 2007 nhiều công ty niêm yết phát hành tăng vốn dưới dạng quyền mua cổ

phiếu. Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng là những CCPS được thị trường hoan nghênh
và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất, tỷ giá và giá
vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục.
-

Hiện tại, giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi ở Việt Nam áp dụng trong thị trường

ngoại hối nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, theo quyết định số 430/1997/QĐ/NH13 ngày
24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc

NHNN.
-

Thị trường chứng khoán phái sinh chính thức đi vào hoạt động vào ngày 10/8/2017. Sản

phẩm phái sinh đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index. Dự kiến trong năm
2019, Sở sẽ ra mắt sản phẩm mới hợp đồng tương lai (HĐTL) trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5
năm và nghiên cứu xây dựng HĐTL trên chỉ số cổ phiếu VNX200.

2. Đặc điểm chung của thị trường
-

Tài sản cơ sở được giao dịch trên thị trường tập trung là chứng khoán (chỉ số chứng khoán;
trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu).

-

Điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh:


Đối với hoạt động tự kinh doanh chứng khoán phái sinh: Là công ty chứng khoán
có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 600 tỷ đồng trở lên;



Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: Là công ty chứng khoán có
vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 800 tỷ đồng trở lên




Đối với hoạt động tư vấn chứng khoán phái sinh: Là tổ chức kinh doanh chứng
khoán có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy
định pháp luật về chứng khoán;

-

Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết được thực hiện thông qua các thành
viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng
khoán phái sinh niêm yết thực hiện thông qua thành viên bù trừ và Trung tâm Lưu ký chứng
khoán Việt Nam.

12 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
a. Hoạt động giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh theo phương thức
giao dịch khớp lệnh và phương thức giao dịch thỏa thuận.
Tại thị trường phái sinh Việt Nam, thành viên giao dịch sẽ bao gồm hai loại: Thành viên
giao dịch thông thường là các công ty chứng khoán và thành viên giao dịch đặc biệt là các ngân
hàng thương mại được đầu tư, giao dịch các CKPS có tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ.
Điều kiện đăng ký:
-

Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch:


Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện môi giới chứng khoán phái sinh do Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước cấp




Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ cho giao
dịch chứng khoán phái sinh.

-

Ngân hàng thương mại đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt:


Là thành viên giao dịch trên thị trường trái phiếu Chính phủ của Sở giao dịch
chứng khoán.



Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư chứng khoán phái sinh.



Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ cho giao
dịch chứng khoán phái sinh.

b. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán
Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo cơ chế đối tác bù trừ
trung tâm chỉ được thực hiện dưới hình thức là một đơn vị trực thuộc Trung tâm Lưu ký chứng
khoán Việt Nam (VSD), là tổ chức duy nhất được thực hiện chức năng đăng ký, lưu ký, bù trừ,
thanh toán chứng khoán tại Việt Nam, trong đó Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam là
một đối tác giao dịch, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch, kể cả giao dịch do bên
thứ ba thực hiện.
Điều kiện đăng ký thành viên bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của công ty chứng

khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
-

Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

-

Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận; hoặc công ty chứng khoán đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động môi giới chứng khoán phái sinh.

-

Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:

13 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH


Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ,
vốn chủ sở hữu đạt từ 5000 tỷ đồng trở lên; hoặc là công ty chứng khoán có vốn
điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 900 tỷ đồng trở lên.



Đối với thành viên bù trừ chung: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, vốn
chủ sở hữu đạt từ 7000 tỷ đồng trở lên; hoặc là công ty chứng khoán có vốn điều
lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ 1200 tỷ đồng trở lên.


Nguyên tắc: Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đảm bảo khả năng bù trừ, thanh
toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thông qua các cơ chế bảo đảm thanh
toán và phòng ngừa rủi ro.
-

Cơ chế đảm bảo thanh toán: Trong trường hợp thành viên bù trừ, khách hàng của thành
viên bù trừ mất khả năng thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được sử
dụng các nguồn hỗ trợ dưới đây để bù đắp theo trình tự sau:


Ký quỹ của thành viên bù trừ, của khách hàng mất khả năng thanh toán.



Khoản đóng góp của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán trong Quỹ bù
trừ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.



Khoản đóng góp của thành viên bù trừ khác trong Quỹ bù trừ theo một tỷ lệ nhất
định do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam xác định, sau khi được Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.


-

Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;

Cơ chế phòng ngừa rủi ro: Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được áp dụng các

biện pháp sau để phòng ngừa rủi ro cho hệ thống thanh toán và bảo vệ nhà đầu tư:


Điều chỉnh các loại mức ký quỹ quy định.



Yêu cầu thành viên bù trừ đóng góp bổ sung vào Quỹ bù trừ.



Điều chỉnh giới hạn vị thế áp dụng cho thành viên bù trừ, nhà đầu tư.



Đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế mở của nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất
khả năng thanh toán.

3. Hợp đồng tương lai
Tại Việt Nam, Hợp đồng tương lai (HĐTL) là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên
được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và thanh toán bù
trừ qua Trung tâm lưu ký Chứng khoán (VSD). Các sản phẩm của HĐTL bao gồm HĐTL trên
trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm và HĐTL trên chỉ số cổ phiếu (gồm chỉ số VN30-Index
và HNX30-Index).
Trong giai đoạn đầu, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index là sản phẩm phái
sinh đầu tiên được đưa vào vận hành. VN30-Index đại diện cho 30 cổ phiếu niêm yết trên sàn
HOSE, có vốn hóa thị trường và thanh khoản cao nhất cùng các yếu tố kỹ thuật khác, chiếm
14 | T r a n g



Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Ngoài ra chỉ số VN30
đã được điều chỉnh để tính toán dựa trên tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do có điều chỉnh, đồng thời
có giới hạn quy mô vốn hóa tối đa (10%) của mỗi cổ phiếu trong rổ.
a. Thông tin về Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-Index:
Đặc điểm

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30

Tên hợp đồng

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30

Tài sản cơ sở

Chỉ số VN30

Mã hợp đồng

VN30F –năm đáo hạn – tháng đáo hạn

Hệ số nhân hợp đồng

100.000 đồng

Quy mô hợp đồng

100.000 x Điểm chỉ số VN30

Tháng đáo hạn


Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý tiếp theo

Đơn vị giao dịch

01 hợp đồng

Biên độ giao động giá

±7%

Bước giá /Đơn vị yết giá 0,1 điểm chỉ số
Giới hạn lệnh

500 hợp đồng /lệnh

Ngày giao dịch cuối Ngày thứ Năm thứ 3 trong tháng đáo hạn
cùng
Ngày thanh toán cuối Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
cùng
Phương thức thanh toán

Thanh toán bằng tiền

Phương pháp xác định Theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
giá thanh toán hàng ngày

15 | T r a n g



Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Phương pháp xác định Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của
giá thanh toán cuối cùng Hợp đồng tương lai
Mức ký quỹ

Tỷ lệ ký quỹ bán đầu: 10%

Giới hạn vị tế

Số lượng HĐTL tối đa được nắm giữ trên 01 tài khoản: NĐT
chứng khoán chuyên nghiệp (20.000), NĐT tổ chức (10.000),
NĐT cá nhân (5.000)

b. Định giá hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu:
Giá trị hợp lý được xác định theo nguyên tắc cân bằng chi phí theo mô hình Cost of Carry
Giá tương lai = Giá cơ sở + (Lãi vay – Cổ tức)
Trong trường hợp sử dụng lãi suất gộp liên tục: F=Se(r-d)T
Trong đó:
S: giá cơ sở (chỉ số VN30)
e: hằng số= 2,71
r: Lãi suất vay
d: Lợi suất cổ tức bình quân của chỉ số
T: thời gian nắm giữ đến đáo hạn

c. Giờ giao dịch và các loại lệnh sử dụng:
Thời gian

Phiên giao dịch

8:45 – 9:00


Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa

9:00 – 11:30

Phiên khớp lệnh liên tục

8:45 – 11:30

Giao dịch thỏa thuận

Loại lệnh
LO, ATO

LO, MOK, MAK, MTL

11:30 – 13:00
13:00 – 14:30 Phiên khớp lệnh liên tục

LO, MOK, MAK, MTL

16 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
14:30 – 14:45 Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa

LO, ATC

13:00 – 14:45 Giao dịch thỏa thuận


d. Phương thức giao dịch:


Phương thức khớp lệnh gồm khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ.

Nguyên tắc khớp lệnh: Theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian.


Phương thức thỏa thuận.

Nguyên tắc thực hiện: Có sự tham gia xác nhận của hai bên giao dịch về các nội dung giao dịch
thỏa thuận.
e. Giá tham chiếu:
Giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (giá
lý thuyết áp dụng từ ngày giao dịch đầu tiên cho đến ngày có lệnh đầu tiên được khớp).
f. Giới hạn dao động giá:


Giá trần= Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 7%).



Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x 7%).

Trường hợp sau khi tính toán, giá trần và giá sàn bằng giá tham chiếu, giới hạn dao động giá
được xác định lại như sau:


Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá




Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu – 01 đơn vị yết giá

Trường hợp giá tham chiếu bằng 01 đơn vị yết giá, giới hạn dao động giá được xác định lại như
sau:


Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá



Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu

17 | T r a n g


Bài tập nhóm | THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Phần I


/>


Slide bài giảng chương 5 – Thị trường công cụ tài chính phái sinh




Giáo trình Financial Markets and Institutions 11th – Jeff Mandura

Phần II


/>


/>


/>
Phần III


/>h%C3%ADnh)



/>


/>
Phần IV


/>







www.ssi.com.vn

















18 | T r a n g



×