Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

CHƯƠNG II NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.66 KB, 44 trang )

CHƯƠNG 2
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1


I. NGUỒN GỐC NGÂN HÀNG
Vào khoảng 3500 năm TCN đã có những bằng
chứng cho thấy đã có các hoạt động ký gửi các
vật phẩm của các cá nhân cho các tổ chức của
giáo sĩ dòng Temple ở Tây Âu. Đến thời kỳ văn
minh Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI trước công
nguyên hoạt động của Ngân hàng đã trở nên
rất rõ nét khi ngoài các hoạt động nhận tiền
gửi và cho vay, còn có nghiệp vụ đổi tiền là tiền
thân của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hiện
nay.
2


Có thể nói Ngân hàng đã có sự phát triển vượt
bậc qua các giai đoạn khác nhau từ thời kỳ
thời cổ Hy Lạp, thời kỳ La mã, thời trung cổ
Thiên chúa giáo và thời kỳ cận đại.
Năm 1609 Hà Lan thành lập ngân hàng
Amsterdam được xem là khởi điểm cho kỷ
nguyên ngân hàng hiện đại bởi vì hoạt động
của nó có những điểm tương đồng với hoạt
động của các ngân hàng ngày nay.
3




 Ngân hàng này nhận của dân chúng các loại
quý kim- giai đoạn này vẫn đang còn hiện diện
chế độ lưỡng bản vị- dưới dạng tiền hoặc nén
và thực hiện việc chi trả trong định mức tiền
gửi.
 Nước Đức thành lập ngân hàng Hamburg vào
năm 1619 và Ngân hàng này đã phát hành
đồng Mark banco làm đơn vị tính toán ở miền
Bắc nước này

4


 Đến gần cuối thế kỷ 17, một trong những
Ngân hàng ra đời có ảnh hưởng sâu rộng hơn
trong nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đó là Ngân
hàng Anh, thành lập năm 1694. Ngân hàng
Anh được quyền phát hành tiền giấy và tất
nhiên được thực hiện các chức năng nhận tiền
gửi và cho vay.

5


II. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
 Theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của
Việt Nam ngày 12/12/1997 thì Ngân hàng là
loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện

toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động khác có liên quan.
 Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với một số
nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán
6


1. Ngân hàng Trung Ương:
1.1 Quá trình phát triển của ngân hàng Trung
ương:
 Giai đoạn 1: Giai đoạn ra đời ngân hàng phát
hành độc quyền
 Giai đoạn 2: Giai đoạn ngân hàng phát hành
độc quyền phát triển thành ngân hàng Trung
ương

7


 Giai đoạn 1:
 Từ cuối TK 17 trở về trước, hoạt động Ngân
hàng mang hai đặc trưng:
 Các NH hoạt động độc lập, chưa tạo ra một
hệ thống, không ràng buộc và phụ thuộc lẫn
nhau.
 Mỗi NH đều có chức năng hoạt động gần
giống như nhau: nhận ký thác, cho vay, chiết

khấu thương phiếu, đổi tiền, thanh toán..

8


 Giai đoạn 1:
 Đến thế kỷ 18 lưu thông hàng hoá phát triển
về quy mô và phạm vi đòi hỏi lưu thông tín
dụng cũng phải có phạm vi rộng để đáp ứng
được nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng
hoá. Muốn vậy kỳ phiếu ngân hàng phát hành
ra phải có uy tín. Thế là diễn ra quá trình cạnh
tranh giữa các ngân hàng về nghiệp vụ phát
hành tiền. Và nhà nước của các quốc gia cũng
nhận ra rằng, việc có nhiều ngân hàng cùng
thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền sẽ dễ làm
cho lưu thông tiền tệ hỗn loạn.
9


 Lúc này nhà nước của các quốc gia bắt đầu can
thiệp vào hoạt động ngân hàng, và chia ngân hàng
làm 2 loại:
 Ngân hàng trung gian: là loại ngân hàng không
được phép phát hành giấy bạc Ngân hàng, mà chỉ
được phép giao dịch với công chúng, thực hiện
kinh doanh tiền tệ thuần tuý.
 Ngân hàng phát hành: Là những Ngân hàng lớn,
tài chính vững mạnh có uy tín, được phép phát
hành giấy bạc vào lưu thông và dần đi đến không

giao dịch với công chúng, mà chỉ giao dịch với các
ngân hàng trung gian
10


 Năm 1826 Ngân hàng cổ phần tư nhân Anh
Quốc được phép độc quyền phát hành giấy bạc
ngân hàng trong phạm vi London với bán kính
65 dặm. Đến năm 1833 , ngân hàng Anh Quốc
được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng
trên toàn xứ Anh, và đến năm 1844 ngân hàng
này được độc quyền phát hành giấy bạc Ngân
hàng trên toàn vương quốc Anh

11


 Ở Pháp năm 1848 với sự rút quyền phát hành
của chín Ngân hàng tư nhân lớn khác về các
chi nhánh của Ngân hàng Pháp, ngân hàng
được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng
trên toàn cõi Pháp.

12


 Ở Hoa Kỳ năm 1864 để giới hạn bớt quyền
phát hành của các Ngân hàng, Quốc hội Hoa
kỳ áp dụng chế độ đánh thuế lên các loại giấy
bạc ngân hàng do ngân hàng phát hành ra,

đầu tiên là 1%, rồi tăng lên 2%, và năm 1865
là 10%.
Đến 1914 Quốc hội Hoa kỳ nhập 12 ngân hàng
lớn nhất nước Mỹ thành hệ thống dự trữ liên
bang và giao cho nó được độc quyền phát hành
giấy bạc ngân hàng trên toàn nước Mỹ.
13


 Nói chung, dọc theo các thời điểm từ thế kỷ 18
đến thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, ở hầu hết các
nước, các chính phủ đều giới hạn quyền phát
hành của các ngân hàng về một số ít ngân hàng
và cuối cùng là về chỉ một ngân hàng.

14


 Giai đoạn 2
 Việc phát hành giấy bạc ngân hàng đã tập
trung vào một Ngân hàng duy nhất- ngân hàng
phát hành độc quyền- nhưng ngân hàng phát
hành độc quyền vẫn thuộc sở hữu tư nhân sẽ
không cho phép nhà nước có thể can thiệp một
cách thường xuyên và kịp thời vào hoạt động
kinh tế thông qua các công cụ của chính sách
tiền tệ

15



Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
đã tạo điều kiện cho việc các nước lần lượt
quốc hữu hoá ngân hàng phát hành tiền

16


 Ở Việt Nam
Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng đầu tiên
ở Việt Nam (1875) xuất hiện cùng với sự đô hộ
của thực dân Pháp, được chính phủ Pháp cho
phép phát hành giấy bạc ngân hàng ở ba nước
Đông Dương.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, chính
phủ đã giao cho Bộ tài chính phát hành tiền.
1947 tổ chức tín dụng đầu tiền của nước ta
được thành lập là Nha tín dụng trực thuộc Bộ
Tài chính nhằm phục vụ cho vay.
17


Năm 1951 Hồ chủ tịch ký sắc lệnh số 15/SL
thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (sau
này đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cho đến nay), giữ vai trò độc quyền phát
hành giấy bạc ngân hàng, đồng thời kiêm
nhiệm luôn cả chức năng của Ngân hàng
thương mại.
Năm 1988 hệ thống Ngân hàng Việt Nam mới

được phân định rõ ràng về chức năng nhiệm
vụ của cấp quản lý vĩ mô và cấp kinh doanh
18


1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung
ương
Mục đích hoạt động của Ngân hàng trung
ương là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều
hoà lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống ngân
hàng, nhằm đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn
định, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng
việc làm và kiểm soát lạm phát.

19


Tuỳ theo lịch sử cụ thể mỗi nước, ngân hàng
trung ương có thể độc lập hay trực thuộc chính
phủ
 Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ:
Theo mô hình này chính phủ không có quyền
can thiệp vào hoạt động của Ngân hàng trung
ương, đặc biệt là trong việc xây dựng và thực
thi chính sách tiền tệ

20


 Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ:

Đây là mô hình được áp dụng ở Hàn Quốc,
Trung Quốc, Việt Nam và một số nước thuộc
khối xã hội chủ nghĩa trước đây. Mô hình này
tạo được tính tập quyền cao dễ dàng dùng
mệnh lệnh hành chính phối hợp giữa ngân
hàng trung ương và các cơ quan thuộc chính
phủ. Nhưng nhược điểm là giảm đi đáng kể
tính độc lập của ngân hàng trung ương.

21


Câu hỏi thảo luận
• 1. Trình bày ưu nhược điểm 2 mô hình tổ chức
của NHTW.
• 2. Nếu NHTW độc lập càng cao với chính phủ
thì các yếu tố sau thay đổi như thế nào?
• - Tỷ lệ lạm phát.
• - Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của chính phủ.
• - Phát triển kinh tế.
• 3. Theo quan điểm của em, Việt Nam phù hợp
với mô hình NHTW nào? Tại sao?
22


1.3 Chức năng của Ngân hàng trung ương.
• 1.3.1: Chức năng phát hành tiền
• Bao gồm cả chức năng phát hành tiền giấy và
tiền xu. Ngoại trừ những nước có hiện tượng
đô la hoá chính thức kể cả các nước sử dụng

đồng tiền chung Châu Âu.

23


1.3.2 Ngân hàng của các ngân hàng:
 Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận
tiền gởi của các ngân hàng trung gian, gồm hai
loại:
Tiền gởi dự trữ bắt buộc: khoản tiền gởi này
áp dụng bắt buộc đối với các ngân hàng trung
gian có huy động vốn tiền gởi của công chúng
Tiền gửi thanh toán: để đáp ứng nhu cầu
thanh toán thường xuyên giữa các ngân hàng
với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc
khi cần.
24


1.3.2 Ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các
ngân hàng trung gian thông qua vai trò là
người cho vay cuối cùng
Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý
nhà nước đối với hệ thống ngân hàng.

25



×