Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tích hợp hệ thống thi và kiểm tra trắc nghiệm trên website

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.69 KB, 18 trang )

TÍCH HỢP HỆ THỐNG THI VÀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
TRÊN WEBSITE, MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ DUY MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG
THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Nguyễn Dũng
Giáo viên trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trắc nghiệm là một phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình tiếp thu kiến
thức của học sinh. Nó có thể đo lường khả năng của học sinh ở bất kỳ cấp học
nào, bất cứ môn học nào trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội.
Ngoài ra nó còn góp phần phát triển khả năng tư duy, nhận thức của học sinh
nhằm giúp học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thông qua hệ thống thi trắc
nghiệm trực tuyến.
Hình thức thi trắc nghiệm đã có từ lâu và đã trở nên phổ biến trên thế giới,
nhưng tại nước ta thì mới chỉ được áp dụng rộng rãi vào trong các kỳ thi từ năm
2006 đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức đào tạo được sự khuyến khích của các cơ
quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo…)
đã đưa hình thức thi trắc nghiệm vào quá trình đánh giá, kiểm tra người học
nhằm từng bước thay thế cho các hình thức thi khác đã được sử dụng từ trước
tới nay (thi viết, thi vấn đáp, tự luận…), đó là bước ngoặc lớn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học góp phần không nhỏ trong việc phát triển năng lực tư duy,
niềm đam mê, hứng thú của học sinh.
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài “Tích hợp hệ thống thi và kiểm tra
trắc nghiệm trên Website - một biện pháp nâng cao năng lực tư duy môn Toán
của học sinh lớp 12 ở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của biện pháp
- Góp phần nâng cao khả năng tư duy bộ môn, khả năng giải quyết các bài
tập và hệ thống nhanh kiến thức bộ môn Toán ở trường THPT.


- Học sinh có thể ôn tập ở mọi nơi, mọi lúc thông qua hệ thống máy tính
có nối mạng internet.
- Học sinh có thể tự kiểm tra kết quả làm bài của mình sau khi kết thúc bài
thi vì kết quả sẽ có ngay lập tức ngay sau khi thi xong. Đảm bảo được
tính công bằng và chính xác khi chấm điểm.
- Tạo niềm đam mê, hứng thú học tập của học sinh vì các em có thể tự học
tập và rèn luyện bộ môn Toán.
1


3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hệ thống thi và trắc nghiệm trên Website đã được tôi ứng dụng
trong 3 năm học vừa qua tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Thị xã An
Nhơn, Bình Định. Cụ thể, đã được áp dụng tại lớp 12A3, 12A8 (năm học 2011 2012), lớp 12A2, 12A3, 12A4, 12A8 (năm học 2012 - 2013) và lớp 12A3, 12A4,
12A5 (năm học 2013 – 2014)
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận của kinh nghiệm
1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu
Sự phát triển của Công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống con người trong mọi lĩnh vực. Những ứng dụng của công nghệ thông tin
vào các hệ thống quản lý đã cho phép thay thế các công việc thủ công trước đây,
làm cho các công việc trở nên dễ dàng, chính xác, có tính chuyên nghiệp và
mang tính bảo mật cao. Với đề tài " Tích hợp hệ thống thi và kiểm tra trắc
nghiệm trên Website - một biện pháp nâng cao năng lực tư duy môn Toán của
học sinh lớp 12 ở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu " một đề tài cũng không
quá mới nhưng có thể nói đây là một vấn đề hiện đang rất được quan tâm khi mà
tốc độ phát triển của nền giáo dục ngày càng cao. Nó giải quyết được khá nhiều
các vấn đề trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy,
hơn thế nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành khả năng tư duy nhạy bén

cho học sinh trong khi học tập bộ môn Toán, giúp các em có thể tự hệ thống và
rèn luyện nhanh các dạng bài tập giúp các em có thêm niềm đam mê, khả năng
tự học và tự rèn luyện bộ môn Toán lớp 12 nói riêng, Toán luyện thi tốt nghiệp,
Đại học, Cao đẳng nói chung.

Mô hình làm việc của hệ thống trắc nghiệm trên Website
2


1.1.2. Một số khái niệm
1.1.2.1. Tư duy, phát triển tư duy:
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Để phát triển tư duy chúng ta
cần lưu ý một số đặc điểm sau:
- Phải xem trọng việc phát triển tư duy. Vì nếu không có khả năng tư duy
thì không thể học tập, không thể hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên, xã hội
và rèn luyện bản thân.
- Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy
tốt, chính xác.
- Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát.
- Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính
nhạy cảm, năng lực trí nhớ, nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra
nhận thức một cách lý tính, có khoa học.
1.1.2.2. Trắc nghiệm khách quan:
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo
lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.
Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi,
kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ
môn học, đối với cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực

nhất vào một khoá học.
Người ta có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm ba loại:
Quan sát, Vấn đáp, và Viết.
+ Loại Quan sát: Giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô
thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách
giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.
+ Loại Vấn đáp: Có tác dụng tốt khi nêu lên các câu hỏi phát sinh trong
một tình huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương
tác giữa người chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ
phản ứng khi phỏng vấn,…
+ Loại Viết: Thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm
sau:
- Cho phép kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh.
- Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
- Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.
- Cung bản ghi rõ ràng các câu trả lời của học sinh để dùng khi chấm.
- Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh
kiểm tra.
3


1.1.2.3. Website:
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một
không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua
các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ
đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong
các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được
phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn
lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva,
Switzerland.

1.1.2.4. Hosting
Là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www…
nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trước tình hình phát triển của công nghệ thông tin và những ứng dụng
của nó không những đối với ngành giáo dục mà trên các lĩnh vực khác nhau,
Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh:
"Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo
đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên
đại học". Từ đó đến nay, rất nhiều trang thông tin học tập trực tuyến đã ra đời
nhằm đáp ứng tốt hơn điều kiện tự học của học sinh, thế nhưng các trang thi trắc
nghiệm trực tuyến chỉ hầu hết đầu tư vào một số môn như: Vật lý, tiếng anh,
Hóa học… riêng bộ môn Toán thì vẫn còn hạn chế trong khi nhu cầu tự học, rèn
luyện của học sinh vẫn còn khá cao, hệ thống các bài tập góp phần phát triển tư
duy cho học sinh lại khá phong phú, việc ứng dụng hệ thống bài tập này vào
trong từng bài dạy, tiết dạy là một yêu cầu cấp bách, cần thiết. Tuy nhiên, thời
lượng của mỗi tiết dạy khá ít so với hệ thống bài tập phát triển tư duy hiện có
nên việc tạo ra một kênh học tập nhằm hỗ trợ cho các em tự học, tự rèn luyện là
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Thự tế hiện nay, ta thường xuyên gặp những học sinh học tập yếu kém mà
các các thầy cô giáo có trách nhiệm không thể hờ hững được vì đây là nhiệm vụ
trọng tâm của mình. Thực tế giảng dạy cho thấy, hầu hết các em học sinh yếu
môn Toán đều có nguyên nhân chung là “Kiến thức lớp dưới bị hổng, phương
pháp học tập bộ môn chưa đúng, tự ti, rụt rè, khả năng tư duy yếu và thiếu hào
hứng trong học tập”. Việc tạo ra kênh thi và kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến với
hệ thống bài tập được phân loại cho từng đối tượng học sinh sẽ góp phần vào
việc phát triển tư duy cho các em, giúp các em có thêm niềm đam mê trong quá
trình học tập ở trường.

4


2. Các biện pháp tiến hành
 Tích hợp hệ thống thi trắc nghiệm lên website.
 Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, điểm số tương ứng cho
từng câu hỏi
 Tạo đề thi, kiểm tra trắc nghiệm.
 Xử lí kết quả thi, kiểm tra.
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu của đề tài
Trên quan điểm lý luận dạy học thì kiểm tra, đánh giá thuộc phạm trù
phương pháp, đóng vai trò liên hệ ngược trong quá trình dạy–học. Những thông
tin về kết quả của hoạt động học là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự hiệu chỉnh tối ưu của hoạt động dạy, tác động tích cực lên cả người học
và người dạy học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy phải kèm theo nó là đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập dựa trên những phương tiện kỹ thuật
tiên tiến đảm bảo công bằng và chính xác. Ngoài chức năng chính là kiểm tra,
đánh giá người học, người dạy phải thực hiện chức năng tự kiểm tra, đánh giá
bản thân mình và giữa các giáo viên với nhau. Học sinh tự kiểm tra, đánh giá
chính bản thân mình và kiểm tra lẫn nhau nhằm biết được mức độ nhận thức,
mức độ lĩnh hội của bản thân, thông qua đó tự tìm ra phương pháp học tập có
hiệu quả nhất cho mình. Đồng thời tạo ra động lực khuyến khích sự tự học, tự
kiểm tra của người học. Hai mặt của vấn đề phải thống nhất với nhau trên quan
điểm “kiểm tra là để người học tự phấn đấu với chính bản thân mình”.
II. Mô tả biện pháp: “Tích hợp hệ thống kiểm tra trắc nghiệm trên Website
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn toán ở trường THPT Nguyễn
Đình Chiểu”
1. Thuyết minh biện pháp

1.1. Tích hợp hệ thống thi trắc nghiệm trên website:
Để có thể xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến, đòi hỏi mỗi
trường phải có một hosting và một tên miền riêng. Trong trường hợp nhà trường
vẫn chưa có hosting và domain ta có thể đăng kí hosting miễn phí do một số nhà
cung cấp hosting uy tín như: byethost, hostinger… Cách đăng kí domain và
hosting miễn phí có thể tìm và tham khảo trên trang
Sau khi đã hoàn thiện thao tác đăng kí, ta có thể thực hiện tích hợp hệ
thống trắc nghiệm lên website sẵn có hoặc lên hosting mới bằng cách:
Upload toàn bộ source của hệ thống trắc nghiệm lên hosting, sau đó mở
trình duyệt web và gõ địa chỉ: http://<<địa chỉ web>>/tracnghiem/install rồi thực
hiện theo hướng dẫn để tích hợp hệ thống trắc nghiệm lên web. Lưu ý: Sau khi
tích hợp xong, ta xóa bỏ hoặc đổi tên thư mục install.
5


Để có thể khởi động hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến, ta vào địa chỉ:
http://<<địa chỉ web>>/tracnghiem
1.2. Tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến:
Để tạo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, trước hết ta phải tạo các
đề tài cho câu hỏi, ví dụ: Hình học 12 – chương I, Giải tích 12 – chương I …
Việc tạo các đề tài này có thể thực hiện như sau:
- Nhấn chọn vào ngân hàng đề => chọn Subjects.
- Nhấn chọn vào
nhật.

và gõ tên đề tài, mô tả đề tài rồi nhấn nút cập

Sau khi tạo chủ đề xong, ta có thể tạo hệ thống câu hỏi như sau:
- Thêm câu hỏi vào ngân hàng đề
+ Tại giao diện chính bấm chọn ngân hàng đề .

Click nút tạo câu hỏi mới

Sau đó ta tuỳ chỉnh cho câu hỏi sẽ
nhập:
Ở khung dưới ta nhập câu hỏi vào đó :

- Một số chức năng của nút lệnh
+ Ngoài một số nút lệnh có chức năng tương tự trong word ta đã biết như:
canh trái, phải, chữ đậm, nghiêng, chữ/số đầu đoạn...thì mình chỉ chú ý 1
số nút lệnh sau:
VD: Nếu muốn tạo công thức toán chẳng hạn như x3 thì ta nhập : x3, sau đó bôi
đen 3 rồi click nút
. Tương tự, nhập x1 thì ta nhập x1, sau đó ta bôi đen 1 .
rồi click nút
. Nếu bôi đen và click
hoặc
thì tự nhiên các dòng chữ
6


nhập sau đó tự nhiên nhỏ xíu và nhảy lên hoặc nhảy xuống thì ta click nút
hoặc
1 lần nữa để thoát khỏi chế độ nhập chữ nhỏ kiểu này!
- Chèn công thức toán học từ word
Hệ thống soạn thảo trên website không cho phép chèn công thức toán như
trong word. Do đó bạn cần chuyển công thức trong word thành dạng hình ảnh
rồi chèn vào khung soạn thảo như chèn ảnh:
* Cách 1:
- B1: Chèn trong word : Trong microsoft word, ta click insert chọn như hình
dưới


Rồi chọn OK

Sau đó ta nhập công thức vào, ví dụ:

54
6 . Như vậy ta đã có 1 công thức toán
2

trong word, bây giờ ta cần chuyển nó thành file ảnh bằng
cách:
+ Mở paint lên: Start => Run => Mspaint => OK, sau đó
click phải chuột vào công thức chọn copy

Tại cửa sổ paint bạn chọn công cụ:

rồi nhấn Ctrt+V.

Tiếp theo ta nhấn Ctrt+S để lưu vào chỗ nào đó.

+ Quay trở lại khung soạn thảo của website bạn click nút
hiện ra bạn click nút như hình dưới
7

, một cửa sổ mới


Một cửa sổ khác lại mở ra ta click như hình dưới rồi duyệt tới file ảnh khi nãy
đã lưu


sau đó click upload
Upload xong chỉ việc bấm OK

Cuối cùng ta click chọn insert là xong

* Cách 2: Ngoài cách nêu trên ta có thể chèn công thức từ word bằng cách sau:
Tại cửa sổ word đã có công thức, bạn bấm File => Save As =>

8


Sau khi lưu xong dưới dạng htm, ta mở nơi lưu file htm

Sau khi mở ra ta nhấn phải chuột ở vùng trống, sau đó chọn view => Thumbnai

Ta sẽ thấy 1 file ảnh là công thức vừa nhập

9


Bây giờ ta chỉ cần chèn file này vào khung soạn thảo như hướng dẫn cách 1
- Nhập câu trả lời

Bạn nhập câu trả lời vào các ô tên choice 1, choice 2....
Các ô phản hồi là các ô chứa dữ liệu sẽ hiển thị khi người làm bài chọn đáp án
đó ( VD: Khi người làm chọn phương án 2 thì sẽ hiện phải hồi 2), các ô này có
thể ko nhập.

Tại lựa chọn là phương án đúng, ta click chọn
Lưu ý:

- Nếu câu hỏi có nhiều đáp án đúng bạn có thể chọn nhiều phương án là
chấp nhận đúng!
- Sửa câu hỏi trong ngân hàng đề: Ta click chọn nút sửa câu hỏi ở phần
hoạt động của câu hỏi đó!
Click vào đây để sửa

Sau khi bấm nút sửa thì các hoạt động tiếp theo giống như phần tạo câu hỏi đã
nêu ở trên.
1.3. Tạo 1 đề bài hay bài kiểm tra mới
Tại giao diện chính bấm chọn Quản lý bài kiểm tra.
- Thêm 1 đề hay bài kiểm vào thư viện đề:

+ Click nút

để tạo đề mới, ta thiết lập như hình dưới
10


- Thêm các câu hỏi từ ngân hàng đề vào bài kiểm tra
Bạn Click quản lý bài kiểm tra để vào phần quản lý các đề
Bấm vào đây để sửa câu hỏi trắc nghiệm trong bài kiểm tra

11


Sau đó bạn sẽ xuất hiện trang như sau:

- Sửa thiết lập của bài kiểm tra ( VD: Thời gian làm bài, Tên bài kiểm,
Môn học của bài kiểm tra)
Ta vào phần quản lý bài kiểm rồi sử dụng nút lệnh như sau:

Bấm vào đây để sửa thiết lập bài kiểm tra

1.4. Xử lí kết quả kiểm tra
Ta chỉ việc nhấn chọn Quản lý báo cáo mọi thông tin về bài kiểm tra mà
học sinh đã thực hiện sẽ hiển thị đầy đủ, ta chỉ việc thiết lập bộ lọc để xem kết
quả của bài kiểm tra tương ứng và ghi kết quả sau kiểm tra của học sinh (nếu
cần).

2. Khả năng áp dụng
2.1. Thời gian áp dụng
Việc tích hợp hệ thống thi và kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến đã được tôi
áp dụng từ năm học 2011 – 2012 đến nay.
2.2. Hiệu quả của biện pháp
+ Về mặt nhận thức: Việc ứng dụng hệ thống thi và kiểm tra trắc nghiệm
trực tuyến giúp cho học sinh khối lớp 12 có thể phát triển khả năng tư duy, có
12


thể tự ôn tập và rèn luyện thêm khi cần thiết và đặc biệt hệ thống thi trắc nghiệm
trực tuyến góp phần bổ sung kiến thức cho các em để tham gia các kì thi như:
Olympic Toán, Tốt nghiệp THPT, Đại học, Cao đẳng.
+ Về thực tiễn: Việc ứng dụng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến này đã
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy bộ môn Toán ở các lớp 12 tại
trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Sau gần ba năm thực hiện giải pháp, nhiều
em học sinh đã nổ lực và đã có nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc học tập bộ
môn này. Kết quả cụ thể như sau:
Thống kê kết quả thi tốt nghiệp môn Toán ở các lớp giảng dạy

Năm học


Số
học
sinh

Giỏi
SL

2010 – 2011

112

21

2011 – 2012

194

44

2012 – 2013

138

48

%
18,
8
22,
7

34,
8

Khá
SL

%
31,
3
26,
8
30,
4

35
52
42

Trung
bình

Yếu

SL

%

SL

%


49

43,8

7

6,1

91

46,9

7

3,6

45

32,6

3

2,2

HS trên
điểm TB
SL

%


10
5 93,8
18
7 96,5
13
5 97,9

* Biểu đồ so sánh kết quả sau gần ba năm thực hiện giải pháp
120
100
80
60
40
20
0

2011 - 2012
2012 - 2013
2013 - 2014

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

HS trên TB


Qua kết quả thực hiện nhiệm vụ cho thấy, sau một thời gian ứng dụng
biện pháp, kết quả họ tập của học sinh ngày càng được nâng cao. Nhiều em học
sinh đã hứng thú hơn khi học tập bộ môn Toán lớp 12, qua đó tạo động lực thi
đua học tập của học sinh các lớp giảng dạy; tỉ lệ học sinh học tập bộ môn đạt từ
trung bình trở lên được tăng lên, tỉ lệ trên điểm 5 trong các kỳ thi tốt nghiệp
THPT, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng đã có những chuyển biến tích cực hơn.
Điều đó chứng tỏ, biện pháp ứng dụng trên đã tạo động lực thúc đẩy tinh thần,
thái độ, chất lượng học tập, của mỗi học sinh ngày càng tốt hơn.
2.3. Khả năng thay thế giải pháp hiện có
- Việc ứng dụng hệ thống trắc nghiệm trực tuyến trên mạng internet là
một công cụ hỗ trợ cho việc phát triển tư duy của các em học sinh đã được tôi
vận dụng ở bộ môn Toán lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Biện pháp
này có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, đan xen lẫn nhau giữa các biện pháp
nâng cao chất cao chất lượng giáo dục khác mà ngành giáo dục, nhà trường đã
triển khai và tổ chức thực hiện. Vì vậy, biện pháp này chỉ có thể đem lại hiệu
13


quả cao khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất, thường xuyên
với các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục khác trong nhà trường.
- Giải pháp này có thể triển khai cho hầu hết các bộ môn trong nhà
trường, ở các đơn vị giáo dục bằng cách:
+ Mỗi nhóm bộ môn có thể tạo cho mình các đề tài tương ứng với bộ môn
mình giảng dạy và tạo hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm tương ứng của đề tài đó.
Khi cần tạo đề thi, đề kiểm tra giáo viên chỉ cần lựa chọn số câu hỏi tương ứng
với từng đề tài cần kiểm tra và cho học sinh tham gia kiểm tra qua mạng
internet.
+ Đối với các trường đã có website riêng thì không cần phải đăng kí
hosting mà dữ liệu sẽ được tải trực tiếp lên hosting mà trường đã đăng kí, nhưng

đối với các trường chưa có website, việc thực hiện đăng kí hosting miễn phí có
thể thực hiện theo hướng dẫn tại:
/>+ Đối với giáo viên: Sau khi được quản trị hệ thống cung cấp tài khoản
đăng nhập, giáo viên có thể tạo chủ đề, hệ thống câu hỏi theo hướng dẫn đã trình
bày ở mục 1. Ngoài ra giáo viên bộ môn cần thống nhất cách đăng kí user (ví dụ:
NguyenVanA_10A1) cho học sinh các lớp mình phụ trách để tiện việc quản lí
thông tin học sinh khi kiểm tra kết quả làm bài của học sinh. Qua phần kiểm tra
kết quả, giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời để góp phần nâng cao hiệu
quả giảng dạy ở từng đề tài.
+ Đối với phụ huynh học sinh: Quản trị viên hệ thống sẽ cung cấp cho
một uses dùng chung cho Cha mẹ học sinh, qua đó Cha mẹ học sinh có thể theo
dõi việc học tập ở trường của con em mình.
2.4. Khả năng áp dụng ở đơn vị và trong ngành
Qua kết quả minh chứng về chất lượng học tập bộ môn Toán của học sinh
lớp 12 đã đạt được sau một thời gian triển khai thực hiện biện pháp cho thấy
việc ứng dụng biện pháp “nâng cao năng lực tư duy môn Toán của học sinh lớp
12 ở Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu” đã và đang thực hiện có tính khả thi và
đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, qua đó giáo
dục học sinh niềm say mê và yêu thích bộ môn toán.
Thiết nghĩ, trong tình hình giáo dục hiện nay, biện pháp này sẽ mang lại
hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường
nếu được nghiên cứu, áp dụng.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội
3.1. Hiệu quả đạt được của biện pháp
Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng cách phát phiếu hỏi cho các
giáo viên bộ môn, cho học sinh để đo tính cần thiết, tính hiệu quả của biện pháp.
Kết quả cụ thể như sau:
14



Hiệu quả mang lại từ việc thực hiện
biện pháp

Tính cần thiết của biện pháp
Không cần
thiết

Cần thiết

Rất cần
thiết

Không hiệu
quả

Hiệu quả

Rất hiệu
quả

0%

38%

62%

0%

17,3%


82,7%

Không cần thiết

Không hiệu quả

Cần thiết

Hiệu quả

Rất cần thiết

Rất hiệu quả

Qua các minh chứng đã nêu trên có thể khẳng định việc ứng dụng hệ
thống trắc nghiệm trực tuyến đã tác động tích cực đến nhận thức, tạo động lực
thúc đẩy tinh thần, thái độ học tập, tu dưỡng đạo đức của mỗi học sinh ngày
càng tốt hơn. Qua đó góp phần thúc đẩy quá trình giáo dục của nhà trường ngày
càng phát triển bền vững.
3.2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
Để thực hiện được biện pháp này, đòi hỏi:
+ Bản thân mỗi giáo viên có nhu cầu sử dụng biện pháp này cần phải có
một user để có thể cập nhật câu hỏi lên hệ thống. Việc cập nhật câu hỏi có thể
được giáo viên tiến hành bất kì thời điểm nào trước thời điểm tiến hành kiểm tra.
Hệ thống câu hỏi có thể được lưu và sử dụng nhiều năm sau đó.
+ Xử lí kết quả kiểm tra: Giáo viên có thể dùng kết quả kiểm tra thông
quá các báo cáo chi tiết về kết quả kiểm tra (có thể xem lại bài làm học sinh nếu
cần) để điều chỉnh phương pháp dạy học kịp thời và đúng đối tượng. Cũng qua
bài kiểm tra này các em học sinh có thể điều chỉnh phương pháp học tập của
mình để có thể tiếp thu tốt hơn và kịp thời hơn các kiến thức được truyền đạt.


Theo dõi kết quả sau kiểm tra
15


C. KẾT LUẬN
Qua những kết quả đã đạt được nêu trên, tôi rút ra được những kết luận
sau:
- Việc tích hợp thi và kiểm tra trực tuyến lên website của nhà trường
giúp cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh dễ dàng
theo dõi kết quả học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy và khả năng nhận
thức của học sinh. Quá đó góp phần tạo nên hứng thú cho học sinh trong quá
trình học tập bộ môn toán.
- Giải pháp này cũng có thể giúp cho các em học sinh có thể tự học tập
và rèn luyện bộ môn thông qua hệ thống bài tập thiết kế sẵn, đồng thời bổ trợ
kiến thức cho các em giúp các em có đủ lượng kiến thức để tham gia vào các kì
thi như: Olympic Toán, Tốt nghiệp THPT, Đại học, Cao đẳng...
- Mỗi biện pháp đều có những tính năng và cũng có những hạn chế nhất
định, vì vập việc tích hợp hệ thống trắc nghiệm trên website phải được thực hiện
đồng bộ với các biện pháp giáo dục khác thì mới đem lại hiệu quả cao.

16


PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HĐ XÉT DUYỆT CẤP TRƯỜNG
- Nhận xét
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Đề nghị
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn quản trị hosting của VINADesign
2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Cpanel – Hosting Controller của FPT
3. Phương pháp giảng dạy toán của Tiến sĩ Nguyễn Vũ Lương ĐH Quốc Gia Hà Nội
4. Hướng dẫn lập trình PHP nâng cao của Nhất nghệ

18




×