Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bai thu hoạch Học tập, quán triệt nghị quyết Đại hội XII của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.85 KB, 3 trang )

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHONG
ĐIỀN
CHI BỘ PHÒNG NN&PTNT
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Phong Điền, ngày

tháng 7 năm 2016

BÀI THU HOẠCH
Học tập, quán triệt nghị quyết Đại hội XII của Đảng
Họ và tên: Trần Thị Thu Hà
Chức vụ: Viên chức
Đơn vị: Phòng NN&PTNT
Sau khi được học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa
XII, bản thân nhận thấy trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên, CCVC đang công tác
tại huyện Phong Điền vẫn còn nhưng biểu hiện suy thoái về tư tưởng chín trị,
đạo đức lối sống, “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” đó là:
1. Về biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị:
- Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý
luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có
khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì
nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu
tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc
- Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng
nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.
- Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén
chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc


khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn
tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá
nhân một cách không lành mạnh.
- Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập trung giải quyết những vấn đề
ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người
quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích .
2. Về biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống


2

- Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén
cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh,
không muốn người khác hơn mình.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết
xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh
quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
- Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
- Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy
luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ
lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình để trục lợi.
- Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ
chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ
tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã
hội.
3. Về biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ
- Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân
chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các

dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo
với Đảng và Nhà nước.
Để tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII hiệu
quả, theo tôi trong thời gian tới địa phương cần tăng cường những giải pháp cơ
bản sau:
Thứ nhất, mỗi cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương, cơ
sở cần tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc quán
triệt nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII cho cán bộ, đảng
viên. Làm cho mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ thường xuyên nắm vững nội
dung tinh thần cốt lõi của Nghị quyết, hiểu sâu sắc cơ sở khách quan và từ đó đề
ra giải pháp quyết tâm thực hiện Nghị quyết. Quan trọng hơn là hành động, là
hiệu quả thực hiện Nghị quyết của cán bộ, đảng viên qua hành động thực
tiễn. Tăng cường lãnh đạo, tổ chức quản lý, nắm bắt chính xác, kịp thời, dự báo
đúng diễn biến tư tưởng, động cơ phấn đấu và hành động thực tế của mọi cán
bộ, đảng viên, để điều chỉnh, uốn nắn, xử lý kịp thời, thoả đáng, tạo hiệu ứng dư
luận xã hội tốt, quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.
Thứ hai, Mỗi cơ quan, đơn vị ở địa phương, cơ sở cần phối hợp chặt chẽ
giữa lãnh đạo cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, chỉ đạo tổng kết, rà soát đánh
giá khách quan kết quả xếp loại công tác của cá nhân và tập thể, tạo sự đoàn kết
thống nhất trong tập thể, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong thời gian tới.


3

Thứ ba, Địa phương, cơ sở cần đặc biệt việc chú trọng đẩy mạnh hình
thức phối hợp gắn trách nhiệm quản lý của người đứng đầu. Cần làm cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên quan tâm, tăng cường dân chủ hóa đời sống chính trị và
đờì sống kinh tế, xã hội. Phát huy sức mạnh của toàn dân bảo vệ, trật tự an toàn
xã hội, tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH




×