Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÁO CÁO Tổng kết công tác bảo vệ rừng, PCCCR mùa khô năm 2015 – 2016; Phương hướng nhiệm vụ mùa khô năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.58 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN A
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

/BC-UBND

A, ngày

tháng

năm 2016

BÁO CÁO
Tổng kết công tác bảo vệ rừng, PCCCR mùa khô năm 2015 – 2016;
Phương hướng nhiệm vụ mùa khô năm 2016 - 2017
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2015- 2016
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tiếp
tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; một số biện pháp cấp
bách đã được triển khai thực hiện quyết liệt có hiệu quả; hệ thống pháp luật về
quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thực
tiễn.
- Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong việc tham mưu
thực hiện nhiệm vụ.
- Có các dự án đầu tư phát triển rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng như:


chương trình khoanh nuôi bảo vệ rừng tại các xã biên giới, chương trình về chi
trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010
đã góp phần tăng độ che phủ rừng, tạo thêm thu nhập cho người dân.
2. Khó khăn
- A là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn, người dân sinh sống đôi khi còn phụ thuộc vào rừng với các hoạt động
khai thác lâm sản, đốt nương làm rẫy, nhận thức về tầm quan trọng và giá trị của
rừng còn hạn chế.
- Một số khu vực giáp ranh với các huyện bạn còn xảy ra tình trạng tranh
chấp đất đai, xâm canh, xâm cư gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ diện
tích rừng và đất lâm nghiệp.
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chưa thể hiện và phát huy hết vai
trò trách nhiệm quản lý nhà nước theo tinh thần Quyết định 07/2012/QĐ-TTg
ngày 08/02/2012 của Thủ tướng chính phủ trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR
- Hoạt động của một số BCĐ bảo vệ, phát triển rừng và chi trả DVMTR ở
cơ sở và tổ chuyên trách bảo vệ rừng một số bản hiệu quả còn chưa cao.
1


II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG, PCCCR MÙA KHÔ NĂM
2015 - 2016
1. Công tác chỉ đạo điều hành
- Ngay từ đầu mùa khô Ban chỉ đạo huyện đã tham mưu cho UBND huyện
ban hành Chỉ thị số 1057/CT-UBND ngày 09/10/2015 về việc tăng cường các
biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR mùa khô năm 2015 – 2016, chỉ đạo tổ chức
hội nghị bảo vệ, phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện và
18 hội nghị cấp xã, xây dựng các Phương án, Kế hoạch bảo vệ rừng, PCCCR.
- Kiện toàn 01 Ban chỉ đạo bảo vệ, phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi
trường rừng cấp huyện và 18 ban chỉ đạo cấp xã.
- Xây dựng 01 phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, PCCCR cấp huyện và 18

phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, PCCCR cấp xã.
- Duy trì 178 tổ chuyên trách bảo vệ rừng ở các thôn, bản.
- Tổ chức nhiều đoàn kiểm tra (theo chuyên ngành hoặc liên ngành), để
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn và chủ rừng trong công tác
bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức truy quét các tụ điểm khai
thác rừng, phá rừng trái pháp luật, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ...
2. Công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản
lý, bảo vệ rừng tới mọi tầng lớp nhân dân với các hình thức khác nhau như: Tổ
chức họp các thôn bản, tuyên truyền bằng loa phát thanh, ký cam kết bảo vệ
rừng, PCCCR giữa các hộ gia đình với các trưởng bản...
- Kết quả đã tổ chức họp thôn, bản tuyên truyền trực tiếp tới người dân.
Số bản đã tuyên truyền: 168 lượt thôn, bản với 10.396 lượt người tham dự.
- Tổ chức tuyên truyền bằng loa phát thanh tới 8 xã trọng điểm có nguy cơ
cháy cao và các vùng trọng điểm thường xảy ra những vụ vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn dễ hiểu, dễ
nhớ sát với thực tế của địa phương và dựa trên những quy định của pháp luật.
- Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR giữa các hộ gia đình với các
trưởng bản. Tổng số hộ ký cam kết là 4.390 hộ trên địa bàn 18 xã, thị trấn.
3. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và thảm cỏ
a. Công tác phòng cháy
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh B
V/v tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng. UBND
huyện đã chỉ đạo BCĐ, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt một số nội dung
công việc như:
2


- Mở 01 hội nghị cấp huyện, chỉ đạo mở 18 hội nghị cấp xã để tổng kết
công tác bảo vệ, phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm tổng

kết, đánh giá, rút kinh nghiệm những việc đã làm được, nghiêm túc kiểm điểm
những mặt hạn chế, tồn tại, đồng thời biểu dương, khen thưởng những tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sẳc trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
- Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR giữa 18 Chủ tịch UBND các
xã, thị trấn với Chủ tịch UBND huyện và 176 trưởng bản với Chủ tịch UBND
các xã, thị trấn.
- Kiểm tra, bảo dưỡng lại 06 bảng tường tuyên truyền về PCCCR, chống
chặt phá rừng, kiểm tra rà soát bảo dưỡng máy móc, phương tiện, trang thiết bị,
dụng cụ sẵn sàng cho công tác chữa cháy.
- Tổ chức thường trực PCCCR trong BCĐ huyện. Chỉ đạo Hạt kiểm lâm
huyện tăng cường cán bộ tập trung cho những xã trọng điểm có nguy cơ cháy cao,
hướng dẫn kỹ thuật đốt nương an toàn, quy định giờ đốt nương và quản lý chặt chẽ
hoạt động phát đốt nương rẫy của nhân dân.
b. Công tác chữa cháy
Mùa khô năm 2015-2016 toàn huyện đã không để xảy ra vụ cháy rừng
nào, chỉ xảy ra 05 vụ cháy thảm cỏ gây thiệt hại 7,2 ha thảm cỏ, cây bụi.
Với phương châm phòng ngừa là chính, chữa cháy phải khẩn trương kịp
thời, các vụ cháy thảm cỏ đều được phát hiện sớm và chữa cháy kịp thời với sự
chỉ huy của các BCĐ huyện, xã, sự cơ động của các lực lượng, sự nỗ lực của
nhân dân nên đã làm giảm đáng kể số vụ cháy cũng như diện tích thiệt hại do
cháy gây ra.
Tổng số lượt người được huy động tham gia chữa cháy thảm cỏ mùa khô
năm 2015-2016 là 139 lượt người.
4. Công tác quản lý lâm sản, quản lý nương rẫy
a. Công tác quản lý lâm sản
* Cấp phép khai thác
- Trong năm 2016, UBND huyện đã cấp phép khai thác tận thu gỗ làm nhà
ở tại chỗ cho 28 hộ dân với tổng khối lượng 196,35 m 3 gỗ tròn (gỗ thông
thường), việc kiểm tra giám sát trước, trong, sau khi khai thác tận thu được được
đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng lợi dụng cấp phép để khai thác bừa

bãi, trái phép.
* Phát hiện, xử lý vi phạm:
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện
đã chỉ đạo các lực lượng chức năng ở huyện và tại các xã, thị trấn thường xuyên
kiểm tra tình hình sử dụng gỗ của các cơ sở chế biến lâm sản, việc sử dụng rừng
3


của các chủ rừng, kiểm tra, xử lý các vụ phá rừng trái phép trên địa bàn. Chỉ đạo
lực lượng Kiểm lâm thường xuyên tuần tra rừng, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn
và xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Trong năm 2016 đã
phát hiện và xử lý 83 vụ vi phạm Luật bảo vệ Phát triển rừng, PCCCR trong đó:
- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền của các cơ quan chức năng huyện là
31 vụ (Xử lý hành chính 27 vụ, xử lý hình sự 04 vụ). Tổng số tiền thu nộp ngân
sách huyện: 63.710.000 đồng
- Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền của UBND các xã, thị trấn là 52 vụ
(chủ yếu là hành vi phá rừng trái pháp luật). Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành
chính tại các xã, thị trấn là 71.700.000 đồng
- Lâm sản tịch thu:
+ Gỗ các loại: 3,49 m3
+ Lâm sản ngoài gỗ: Phong lan rừng 44 kg
+ Động vật rừng: 04 cá thể (don rừng): 11 kg
+ Sản phẩm động vật rừng (nai rừng): 50 kg
b. Công tác quản lý nương rẫy
Hàng năm chỉ đạo kiểm lâm địa bàn rà soát các diện tích nương rẫy của
nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là những nương rẫy nằm ở ven rừng, trong rừng,
thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định
về PCCCR khi canh tác nương rẫy.
Xây dựng Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm
nghiệp trên địa bàn đảm bảo hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường

bền vững.
5. Đánh giá chung
a. Kết quả đạt được:
- Công tác chỉ đạo, cơ chế vận hành của đa số các Ban chỉ đạo các xã, thị
trấn đã chủ động và có trách nhiệm cao, chủ động trong công tác phòng cháy,
kịp thời huy động lực lượng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra.
- Nhận thức trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của
chính quyền cơ sở, quần chúng nhân dân đã được nâng lên, bước đầu đã huy
động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân
trong việc bảo vệ rừng và PCCCR.
4


- Các địa phương đã quan tâm tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác
bảo vệ rừng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng
trong thời gian qua.
- Sự phối kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR của các
ngành liên quan được chặt chẽ hơn.
- Số vụ phá rừng, cháy rừng cũng như thiệt hại do phá rừng gây ra được
hạn chế ở mức thấp nhất.
b. Hạn chế, tồn tại
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chưa thực sự quyết liệt trong việc
chỉ đạo, điều hành việc bảo vệ rừng, PCCCR.
- Một số ban chỉ đạo cấp xã khi xảy ra cháy thảm cỏ cây bụi, công tác huy
động tổ chức lực lượng tại chỗ để chữa cháy còn chưa kịp thời, đôi khi còn lúng
túng nhất là xảy ra tình huống cháy vào ban đêm.
- Tại một số nơi một bộ phận người dân còn chưa nhận thức đầy đủ vai
trò, tầm quan trọng của rừng đối với đời sống và sản xuất nên còn xảy ra tình
trạng khai thác lâm sản trái phép, sử dụng lửa thiếu ý thức gây cháy lan vào
rừng, phá rừng, lấn chiếm trái phép đất lâm nghiệp để canh tác nương rẫy...

c. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại
- A là huyện vùng cao biên giới, đời sống người dân còn nhiều khó khăn,
trình độ dân trí không đồng đều, việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề còn chậm, ý
thức quản lý bảo vệ rừng của một bộ phận người dân chưa cao là một phần
nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm Luật bảo vệ Phát triển rừng.
- Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng với nhu cầu
sử dụng gỗ và nhu cầu đất canh tác nông nghiệp đã gây sức ép rất lớn đến tài
nguyên rừng.
- Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn mỏng, một số công tác tham
mưu đôi khi còn hạn chế.
B. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG,
PCCCR MÙA KHÔ NĂM 2016 – 2017
Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy,
chữa cháy rừng đảm bảo hiệu quả thiết thực, các địa phương cần triển khai thực
hiện nghiêm túc toàn diện các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
gồm: Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh B V/v tăng
cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa
cháy rừng; Nghị định 09/2006/NĐ- CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy
5


định về PCCCR; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo
thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống
người thi hành công vụ; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 5/3/2014 về việc tăng cường
các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Quyết định số
07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số
chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Công văn số 1269/UBND-NN
ngày 06/10/2016 của UBND huyện A V/v Triển khai công tác BVR và PCCCR
mùa khô năm 2016-2017. Trong đó, tập trung thực hiện một số công việc chủ
yếu sau:

1. Thành lập các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra, đôn đốc
các xã và chủ rừng triển khai thực hiện nghiêm túc phương án bảo vệ rừng và
phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường lực lượng thường trực tại khu vực
trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao và điểm nóng về phá rừng để kiểm
soát người vào rừng; tuần tra, kiểm soát, kiên quyết không cho những đối tượng
không có phận sự vào rừng trong thời kỳ cao điểm của mùa khô;
2. Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá và giám sát kết quả thực hiện các dự
án chuyển đổi rừng sang các cây trồng khác và các dự án chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng, đất lâm nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, theo dõi tiến độ, đôn đốc chủ đầu tư
thực hiện việc trồng rừng thay thế theo đúng kế hoạch được phê duyệt. Kiên
quyết tham mưu thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp thuộc các dự án vi phạm
pháp luật, không thực hiện đúng dự án được phê duyệt, đặc biệt là mục tiêu thu
hút người dân tại chỗ tham gia vào các hoạt động của dự án để tăng thu nhập,
giải quyết việc làm, an sinh xã hội.
3. Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn hỗ trợ, phát huy nội
lực trong nhân dân, nhằm phát triển bền vững vốn rừng hiện có, đồng thời đẩy
mạnh công tác trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, thực hiện đẩy nhanh diễn thế
xúc tiến tái sinh phục hồi rừng tại nương rẫy cũ
4. Duy trì có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các lực lượng, huy động các
lực lượng Công an, Quân đội phối hợp với Kiểm lâm tăng cường kiểm tra, truy
quét, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tình trạng phá rừng lấy gỗ, lâm sản và đất
sản xuất trái pháp luật; xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, các chủ rừng
và cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm để giáo dục, răn đe phòng ngừa chung;
5. Tăng cường quản lý đất lâm nghiệp, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi
phạm pháp luật về đất đai. Thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp
luật để trồng lại rừng.
6



6. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý việc săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ
động vật hoang dã trái phép; các nhà hàng, khách sạn, nơi chế biến kinh doanh
động vật hoang dã trái phép; nơi nuôi nhốt bất hợp pháp, đồng thời tạo điều kiện
cho các tổ chức, cá nhân gây nuôi và tiêu thụ sản phẩm hợp pháp, theo quy định
của pháp luật.
7. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày
28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về việc khai thác chính và tận
dụng, tận thu lâm sản; trong đó tiếp tục rà soát cơ sở chế biến gỗ; quản lý chặt
chẽ các cơ sở chế biến gỗ, xử lý nghiêm và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối
với các xưởng chế biến gỗ sử dụng gỗ bất hợp pháp hoặc cố tình không chấp
hành quy định về quản lý, báo cáo thống kê theo quy định hiện hành. Tăng
cường kiểm tra, kiểm soát lâm sản theo đúng quy định của Nhà nước.
8. Triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy
rừng giai đoạn 2014-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014, nhằm nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo
nguy cơ cháy rừng; tăng cường, củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực
chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên
ngành; tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho
lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.
9. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại
chúng, tuyên truyền sâu, rộng bằng nhiều hình thức về các quy định của pháp
luật về pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; vận động nhân dân chấp hành
nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy
rừng, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
10. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác điều tra, kiểm kê rừng, đưa cơ
sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp phục vụ theo dõi diễn biến rừng và đất
chưa có rừng hàng năm của địa phương; đồng thời, là thông tin phục vụ cho
công tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và làm căn cứ thực hiện chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
của Chính phủ.

11. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo, cảnh
báo cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng trên các phương tiện thông tin
đại chúng để có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Tổ
chức công tác ứng trực phòng cháy, chữa cháy rừng 24/24h trong những tháng
cao điểm của mùa khô. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo
kịp thời diễn biến tình hình cháy rừng, chống chặt phá rừng.
7


12. Hàng năm, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng
những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sẳc trong công tác bảo vệ rừng,
PCCCR, đồng thời xây dựng và bổ sung Phương án, Kế hoạch PCCCR đảm bảo
sát thực tế và hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện.
C. KIẾN NGHỊ
Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh có cơ chế
riêng cho các hộ trong nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng
phòng hộ (chủ rừng) được tận thu, tận dụng cây gỗ để làm nhà ở.
Trên đây là báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng, PCCCR năm 2015 2016, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ rừng, PCCCR năm 2016 - 2017 của UBND
huyện A./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Nơi nhận:
- Sở NN&PTNT;
KT. CHỦ TỊCH
- Chi cục Kiểm lâm;
PHÓ CHỦ TỊCH
- Qũy bảo vệ phát triển rừng;
- Thường trực Huyện ủy;
- TT. HĐND-UBND huyện;
- Lưu: VT.


Bùi Văn Sơn

8



×