Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đạo đức trong môn GDCD THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.44 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
.

Điều 23 – Luật Giáo dục năm 2005 chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”, trong đó đặc biệt coi trọng
việc giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước như Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đã từng ví: “Đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của
sông” hay “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó” và Bác cũng đã khẳng định “Hiền dữ phải
đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Giáo dục đạo đức và dạy đạo đức trong nhà trường hiện nay là vấn đề được
lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đào tạo, thể hiện ở việc văn phòng Chủ tịch nước đã tiến
hành khảo sát vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường trên
phạm vi cả nước trong tháng 3/2018 vừa qua.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, môn Giáo dục công dân là môn học có vai
trò trực tiếp trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh,
hình thành ở thế hệ trẻ hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Nhiệm vụ này được thể hiện nổi bật và trực tiếp nhất ở phần “ Đạo đức- GDCD
6,7,8,9” thông qua việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về một số
phạm trù đạo đức cơ bản, một số nguyên tắc đạo đức mới và một số truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Tuy nhiên, do tâm lý chung của đa số học sinh và phụ huynh học sinh và
thậm chí cả giáo viên thì môn Giáo dục công dân vẫn là môn học phụ nên hầu
như không có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu,
khô khan, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa thực sự
hiệu quả, học trò học đối phó, chiếu lệ, không tập trung, giờ học chưa gây được
hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi


mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, trong
những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo các
cấp của ngành giáo dục ngày càng được tăng cường. Đặc biệt là tại đơn vị
trường THCS Hợp Lý, công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được
thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, quán triệt sâu
sắc việc tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện, kỹ
thuật dạy học hiện đại một cách phù hợp đối với từng bộ môn nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học tại đơn vị. Là giáo viên dạy Giáo dục công dân
đặc biệt là dạy phần “Đạo đức- GDCD 6,7,8,9” tôi luôn xác định rằng:“Muốn
cho giờ dạy đạo đức không bị khô cứng và tẻ nhạt cần phải tăng cường sử dụng
1


đồ dùng, phương tiện dạy học kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực” nhằm
tạo được hứng thú học tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên
lí:“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn. Chính vì vậy tôi đã
chọn đề tài: “Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với kĩ
thuật dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đạo đức tron
môn GDCD THCS ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học
2017 - 2018.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bàn về giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn GDCD trong nhà trường,
Giáo sư Trần Thanh Đạm phân tích: “Phải thấy rằng giáo dục đạo đức khó hơn
trí dục vì giáo dục đạo đức không có một đề cương, giáo án nào có sẵn, giáo
dục đạo đức không tách ra đứng một mình mà được lồng ghép vào từng bài
giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày”.( www.Giaoduc.edu.vn)
Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động, giữa lời nói và hành vi theo nguyên lí:“Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Vì vậy, môn

GDCD đặc biệt là phần Đạo đức- GDCD6,7,8,9 cần phải đảm bảo cung cấp cho
học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, văn hoá trong cuộc sống, hình
thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học
sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành
vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy ở học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất
đó. Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tăng tính hấp
dẫn đối với nội dung học tập thông qua hệ thống hình ảnh, câu chuyện (động
hoặc tĩnh) gây hứng thú học tập ở học sinh, việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận
lợi hơn, đây là nguồn cung cấp các tư liệu để học sinh khai thác nội dung học tập
một cách tích cực, tự giác. Nếu thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học và các kỹ thuật
dạy học thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn,
do đó kết quả học tập cũng khó đạt được theo mong muốn.
Vì thế, việc sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với sử
dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú cho học sinh khi
học phần Đạo đức- GDCD 6,7,8,9 là một việc làm rất cần thiết. Đây chính là lí
do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh ở trường
Trung học cơ sở khi học các bài học đạo đức. Thông qua đó để tìm ra được các
giải pháp nhằm nâng cao ý thức và hứng thú học phần Đạo đức – GDCD 6,7,8,9.
- Nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học phần đạo đức GDCD 6,7,8,9.
2


- Nâng cao được kết quả học tập môn GDCD 6,7,8,9 phần đạo đức cho học
sinh.
- Rèn luyện, nâng cao được kĩ năng sống, ứng xử cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
HS lớp 7 trong hai năn học (2016-2017; 2017-2018) của trường Trung học cơ
sở Hợp Lý, cụ thể:

- Lớp đối chứng: 7A,7B (năm học 2016 - 2017)
- Lớp thực nghiệm: 7A,7B (năm học 2017 - 2018)
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học
tập, thái độ học tập với bộ môn GDCD trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, phương pháp nêu gương...
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức diễn ra trong cuộc sống , kết
hợp với phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh hứng thú trong học tập
phần đạo đức môn GDCD6,7,8,9.

3


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục đạo đức và dạy đạo đức trong nhà trường hiện nay là vấn đề được
lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đào tạo và được các nhà trường chú trọng quan tâm. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay đó là sự xuống cấp các giá trị đạo đức truyền thống thì
việc giáo dục các giá trị đạo đức cho học sinh là thật sự cần thiết.
Môn GDCD là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc
biệt là phần Đạo đức- GDCD6,7,8,9. Vì vậy, cần phải đảm bảo cung cấp cho
học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, văn hoá trong cuộc sống, hình
thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học
sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành
vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy ở học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất
đó. Nếu thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực thì việc
tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học

tập cũng khó đạt được theo mong muốn. Vì vậy sử dụng hình ảnh, các câu
chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tich cực là thực sự cần
thiết trong quá trình dạy học, đặc biệt là dạy học phần đạo đức GDCD6,7,8,9.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục đạo đức giữ vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thế
hệ trẻ. Tuy nhiên, một thực tế chung cho thấy đa số học sinh phổ thông còn ít
quan tâm đến tiết học của môn học. Điều này được chứng minh bằng việc, ở tiết
học đầu tiên của học kỳ 1- phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9 tôi thường dành 10
phút đầu giờ để thực hiện điều tra hứng thú học tập của học sinh đối với phần
học này và điều tra nguyên nhân chính làm em chưa yêu thích các bài học đạo
đức. Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học các bài học về đạo đức ở
lớp dưới , qua đó để có cơ sở nắm bắt tình hình chung về quan điểm, thái độ học
tập của học sinh đối với bộ môn và để đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục của bộ môn.
Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1.( Lưu ý: Phiếu điều tra
không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm bảo tính khách quan)
Kết quả điều tra như sau:
a.Về hứng thú học tập của học sinh với các bài học đạo đức.
Năm học 2016-2017
Năm học 2017-2018
Tổng
Mức độ
Lớp 7A
Lớp 7B
Lớp 7A
Lớp 7B
hứng thú
SL
%
SL

%
SL %
SL
%
SL %
Rất thích
4
11,4
5
14,7 7 20,0
6
18,2 22 16,1
Bình thường 15 42,9 16 47,1 14 40,0 12 36,4 57 41,6
Không thích 16 45,7 13 38,2 14 40,0 15 45,4 58 42,3
Tổng
35 100
34
100 35 100 33
100 137 100
4


Như vậy, tổng số học sinh được điều tra ở 4 lớp là 137 học sinh, kết quả
điều tra cho thấy: chỉ 16,1% tổng số học sinh được điều tra là rất có hứng thú
khi học các bài học đạo đức; trong khi đó có tới 42,3% tổng số học sinh được
điều tra không thích học các bài học đạo đức. Từ việc không thích học các bài
học đạo đức- phần kiến thức liên quan trực tiếp đến việc hình thành nhân cách
của công dân, nên một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có học sinh có dấu
hiệu “sống lệch chuẩn” như: hay bỏ giờ, trốn tiết, hạn chế trong cách ứng xử với
thầy cô và bạn bè, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu niềm tin trong cuộc

sống, không có tính chủ động, dễ bị lôi cuốn vào việc xấu, dễ bị gục ngã lùi
bước trước khó khăn, thiếu kỹ năng sống cần thiết…
b. Về nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú với các bài học
đạo đức.
Năm học 2016-2017
Nguyên nhân
Do tiết học
Do kiến thức
Do đó là
Ý kiến
buồn tẻ, không SGK khô khan,
môn học
khác
Lớp Sĩ
lôi cuốn
nhiều lý thuyết
phụ
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
7A
35
14
40,0
8

22,9
11
31,4 02 5,7
7B
34
12
35,3
7
20,2
12
35,3 03 8,8
69
26
37,7
15
21,7
23
33,4 05 7,2
Năm học 2017-2018
Nguyên nhân
Do tiết học
Do kiến thức
Do đó là
Ý kiến
còn buồn tẻ,
SGK khô khan,
môn học
khác
Lớp Sĩ
phụ

số không lôi cuốn nhiều lý thuyết
SL
%
SL
%
SL %
SL %
7A
35
15
42,8
10
28,6
8
22,9
02
5,7
7B
33
12
36,3
12
36,3
9
27,4
0
0
Tổng 68
27
39,7

22
32,4
17
25,0
02
2,9
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa có hứng thú học tập với bộ
môn nói chung và các bài học đạo đức nói riêng do nhiều nguyên nhân. Song
nguyên nhân chủ yếu nhất (chiếm tới 39,7% tổng số HS được điều tra) là do chất
lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn
dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻ…do đó không
đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học các bài học đạo đức.
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức
đạo đức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm
chán trong từng nội dung của bài học. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn
5


Giáo dục công dân phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức
phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý
đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh
THCS. Chính vì vậy ở năm học 2016-2017 tôi đã sử dụng tập ảnh tự sưu tầm
dùng để dạy phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9(đồ dùng dạy học tự làm) trong các
bài dạy đạo đức của mình. Năm học 2017-2018, tôi đã kết hợp cả việc sử dụng
hình ảnh, câu chuyện đạo đức cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực trong các
tiết học và bước đầu đã thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ học
sinh, các em đã rất hào hứng chờ đợi các tiết học khi cô giáo đem những hình
ảnh và các câu chuyện đạo đức đến cho các em và những bài học đạo đức từ
chính những hình ảnh, câu chuyện được các em khai thác, giải mã.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Xác định vai trò của việc sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết
hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực trong việc giảng dạy phần đạo đức –
GDCD6,7,8,9.
Việc sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức có thật cùng với các kỹ thuật
dạy học tích cực một cách phù hợp với nội dung bài học và tâm sinh lý lứa tuổi
là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong dạy học đạo đức, giúp tiết học đạt được
hiệu quả tối đa theo yêu cầu, góp phần hình thành cho học sinh phương pháp
học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, học sinh khắc sâu được kiến thức và có khả
năng vận dụng nhất định trong việc thực hiện và xử lý các tình huống có thể xảy
ra trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh sẽ rất hứng thú khi được tự khai thác các
tình tiết, tìm cách giải quyết các tình huống từ đó tự rút ra bài học cho chính bản
thân. Thông qua các hình ảnh, câu chuyện các em đã tự điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng và xã hội một cách tự nguyện, tự
giác đúng như bản chất của hành vi đạo đức.
Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức một cách ngắn gọn cùng với
một số kỹ thuật dạy học phù hợp sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ấn
tượng sâu sắc, mạnh mẽ, khơi dậy niềm đam mê, sự tự tin và hứng thú trong học
tập của học sinh. Mặt khác với những hình ảnh và những câu chuyện đạo đức
xúc động đã chứng minh nó có sức mạnh thức tỉnh lòng trắc ẩn tiềm tàng ở mỗi
con người từ đó mà học sinh đã tự giác và chủ động điều chỉnh hành vi của mình
theo hướng tích cực.
* Những nguyên tắc cơ bản trong việc sưu tầm hình ảnh, các câu chuyện
đạo đức kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú học
tập cho học sinh khi học phần đạo đức – GDCD 6,7,8,9.
Để đạt được hiệu quả tối ưu, lôi cuốn, kích thích được tối đa khả năng tìm
tòi, sáng tạo của học sinh, trong quá trình sử dụng hình ảnh, các câu chuyện đạo
6



đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực khi dạy học phần đạo đứcGDCD 6,7,8,9 giáo viên cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là: Các hình ảnh và câu chuyện đạo đức sưu tầm cần phải bám sát với
nội dung bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, là những hình ảnh, câu chuyện
chân thực, sống động mang tính thời sự song phải phù hợp với khả năng nhận
thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Hai là: Tìm hiểu kĩ yêu cầu từng bài về kỹ thuật, phương tiện, đồ dùng dạy
học. Đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa chọn tài liệu và
phương tiện dạy học nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp với yêu cầu bài
giảng, đảm bảo tính khoa học của bộ môn.
Ba là: Các hình ảnh phải đảm bảo tính thẩm mỹ, sống động; các câu chuyện
đạo đức cần phải ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ chính xác không cầu kỳ sáo rỗng.
Bốn là: Các câu chuyện và các hình ảnh có thể được khai thác theo nhiều
hướng khác nhau, bằng các kỹ thuật dạy học khác nhau, phù hợp với kiến thức
cơ bản ở nội dung từng bài học, từng phạm vi kiến thức của bài.
Năm là: Giáo viên phải hiểu và nắm vững cách tiến hành các kỹ thuật dạy
học tích cực, vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh,
với điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức
cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực để dạy phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9,
giáo viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ tất cả các nguyên
tắc trên sẽ tạo được sự rung động thực sự từ chính trái tim người học. Từ đó các
em sẽ có nhu cầu được tìm hiểu để hoàn thiện bản thân mình qua từng bài học
cụ thể.
* Các bước sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức và các kỹ thuật dạy học
tích cực để dạy phần . đạo đức – GDCD6.,7,8,9.
Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật
dạy học tích cực để dạy phần đạo đức – GDCD6,7,8,9 giáo viên cần thực hiện
theo các bước cơ bản sau:
Bước 1. Giáo viên sưu tầm hình ảnh và các câu chuyện đạo đức phù hợp
với nội dung bài học (có thể sử dụng mình hình ảnh, mình câu chuyện, vi

deo, hoặc kết hợp cả hình ảnh và câu chuyện). Sau đó giáo viên chiếu, treo ảnh
hoặc tóm tắt nội dung câu chuyện một cách ngắn gọn, dễ hiểu, đồng thời cần lựa
chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp để khai thác nội dung của hình
ảnh, câu chuyện.
Bước 2. Học sinh theo dõi hình ảnh, xem video hoặc lắng nghe câu chuyện.
Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời câu hỏi bằng các phương pháp và
kỹ thuật dạy học phù hợp như kỹ thuật sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật đặt
câu hỏi… hoặc hoàn thiện câu chuyện theo cách giải quyết của bản thân.
7


Bước 3. Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của
học sinh trả lời; đồng thời nhận xét , bổ sung và đưa ra kết luận.
Để làm rõ các bước trên trong quá trình dạy phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9,
tôi xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Để dạy bài 6: “Hợp tác cùng phát triển”GDCD9 giáo viên kể cho học
sinh nghe câu chuyện: “Người nông dân và những hạt bắp” (Phụ lục 2) kết
hợp cùng kỹ thuật sơ đồ tư duy để khai thác nội dung bài học từ câu chuyện.
Bước 1: Giáo viên kể tóm tắt câu chuyện và yêu cầu học sinh khai thác nội dung
bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy
Bước 2. Học sinh nghe chuyện và làm việc theo nhóm được phân công, sau thời
gian quy định các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
Bước 3. Giáo viên theo dõi, phân tích, nhận xét, tổng hợp ý kiến của học sinh,
đồng thời bổ sung, kết luận: Việc làm của người nông dân trên là thể hiện cho sự
hợp tác trong lao động sản xuất , điều đó đã mang lại hiệu quả cao trong công
việc. Cá nhân chúng ta trong cộng đồng cũng cần phải biết hợp tác cụ thể là
trong học tập, lao động, rèn luyện để việc học của bản thân đạt kết quả cao hơn,
hoạt động của tập thể tốt hơn…
Lưu ý: Giáo viên có thể khai thác sơ đồ theo từng nội dung một cách phù hợp
với khả năng của học sinh.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
* Sử dụng hình ảnh hoặc câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật
dạy học tích cực để giới thiệu bài .
Thực chất đây là hình thức giáo viên dùng hình ảnh hoặc câu chuyện đạo
đức, hoặc kết hợp cả hình ảnh và câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp với
chủ đề của bài học cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực để dẫn học sinh vào
bài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, giảng
giải… nhằm tạo ra được sự hứng thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học
sinh khi bước vào bài mới.
Ví dụ 1. Để dẫn học sinh
vào Bài 7. “Kế thừa và
phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc”.GDCD9
Giáo viên có thể sử dụng
các hình ảnh và câu
chuyện đạo đức sau cùng
với kỹ thuật sơ đồ tư duy:
Hỏi: 1. Em hãy điền
những hiểu biết cơ bản của
bản thân về các nhân vật và sự kiện trong hình ảnh trên?
8


2. Những hình ảnh trên đề cập đến truyền thống đạo đức gì của dân tộc ta?
Hoặc: Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh và câu chuyện về Mẹ Nguyễn Thị
Thứ - Mẹ VNAH với tiêu đề “Mẹ - huyền thoại giữa thế gian” (Phụ lục 3)
cùng kỹ thuật đặt câu hỏi.
Hỏi: Theo em, động lực nào đã giúp những người chị, người mẹ Việt Nam trong
chiến tranh dũng cảm, kiên cường đến vậy?
Giáo viên: Đó chính là lòng yêu nước, là tinh thần đoàn kết, kiên cường bất

khất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Qua những hình ảnh và câu chuyện trên chúng ta khâm phục tinh thần dũng
cảm hy sinh cả tính mạng của mình vì nền độc lập tự do của Tổ quốc của những
người con đất Việt. Tự hào về truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất
chống giặc ngoại xâm của mỗi người con Việt Nam trong chiến tranh. Vậy thế
hệ trẻ chúng ta ngày nay được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì để
xứng đáng với những hy sinh của thế hệ ông cha mình, góp phần tiếp nối truyền
thống vẻ vang của dân tộc. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung
của bài học hôm nay.
Ví dụ 2. Để dẫn học sinh vào Bài Tự tin GDCD7,tự lập GDCD8, tựchủ GDCD9
giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh được thiết kế theo sơ đồ tư duy như sau:

Sau khi treo hoặc chiếu ảnh giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo các
bước sau:
Điền tên nhân vật mà em biết vào ô tương ứng?
Những hình ảnh trên đem lại cho em suy nghĩ gì?
Hãy đặt một tên chung cho những hình ảnh trên?
Học sinh làm việc theo từng bàn, điền tên nhân vật, đặt tên cho tranh theo
sơ đồ giáo viên hướng dẫn. Giáo viên gọi 1-3 nhóm trình bày kết quả, các nhóm
còn lại nhận xét, bổ sung.
Giáo viên bổ sung, kết luận và dẫn vào bài: Những hình ảnh trên đang nói
đến những con người khuyết tật đã vượt lên số phận với khát vọng sống không
giới hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2007- Nguyễn
Công Hùng, Cô gái vàng Para games Việt Nam- Nguyễn Thị Cao Nguyên, Diễn
9


giả nổi tiếng Nick Vujicic… Chúng ta thấy khâm phục sự nỗ lực vượt lên số
phận của những người bạn khuyết tật. Số phận đã đầu hàng trước nghị lực sống
phi thường của những con người bình thường, họ đã biết hoàn thiện mình, sống

có ích cho xã hội. Vậy còn chúng ta đã và đang làm gì, làm như thế nào để hoàn
thiện mình. Để biết được điều này chúng ta sẽ tìm hiểu ở nội dung bài học.....
Hoặc sử dụng video câu chuyện “ Điểm sáng sau thất bại” ”(Nguồn: YoutubeChương trình quà tặng cuộc sống).
Với cách giới thiệu bài trên đã gây được sự chú ý đặc biệt của học sinh, các
em thực sự bị cuốn hút vào bài học, rất hào hứng chờ đợi những bài học mới.
* Sử dụng hình ảnh hoặc câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật
dạy học tích cực để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức của bài học.
Nội dung hình ảnh hoặc câu chuyện đạo đức ở đây là nội dung của một
phần kiến thức của bài học. Dẫn dắt bài học theo phương pháp này là cách làm
hiệu quả, đưa học sinh vào từng phần kiến thức của bài một cách sinh động, lôi
cuốn, bài học diễn ra nhẹ nhàng mà không buồn tẻ.
Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào Phần nội dung bài học: “Giản dị”. Bài 1GDCD7.
Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, câu chuyện: “Bác đã là thủy thủ, lội
nước quen rồi, Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập” ( Phụ lục 4) cùng kỹ
thuật đặt câu hỏi.
Hỏi: 1. Em có cảm nhận gì về hình ảnh của Bác qua câu chuyện trên?
2. Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở Bác?
Giáo viên: Qua câu chuyện trên cho thấy Bác là là người thân thiện, giản dị,
hòa nhập, gần gũi với mọi người, điều đó đã xóa tan những gì còn xa cách giữa
vị Chủ tịch nước với đồng bào của mình, tình cảm đó đã lay động hàng triệu trái
tim người dân Việt nam và bạn bè quốc tế. Vậy sống giản dị là gì? Sống giản dị
có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người trong cộng đồng chúng ta sẽ tìm hiểu
ở nội dung bài học
Ví dụ 2. Để dẫn học sinh vào Phần ý nghĩa của yêu thương con người ) Bài 5
-GDCD7 giáo viên có thể sử dụng câu chuyện về Nguyễn Văn Nam học sinh lớp
12T7-K52 trường THPT Đô Lương I - Đô Lương-Nghệ An cùng kỹ thuật đặt
câu hỏi.
“Chiều ngày 30-4-2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường
Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới

sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam
đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi
đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi”.
( Theo Vi.wkipedia.org, ngày 30/4/2013)
Giáo viên cũng có thể kể câu chuyện “ Nhường áo phao cứu 5 người”.
10


Khoảng 21h ngày 2/8, tàu khách H29 chở 30 công nhân, chuyên gia của Công
ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam đang trên đường đi dự đám cưới từ Gò
Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi qua sông Soài Rạp (Cần Giờ, TP
HCM), tàu được cho là gặp sóng lớn và bị chìm, 21 người được cứu, 9 người
mất tích. Trong số 9 người chết có anh Trần Hữu Hiệp (SN 1988).
Khi ca nô lật úp, Hiệp đã lao ra giữa gió to, sóng lớn cứu được 4 người đưa lên
thuyền. Đang chới với giữa dòng nước thấy một người phụ nữ mang bầu, yếu ớt
bám vào thân cano, Hiệp đã không tiếc mạng sống cởi áo phao đưa lại cho
người này.
Nhường xong chiếc áo, Hiệp bám vào thành tàu nhưng liên tục bị nhiều cơn
sóng khác đánh dạt ra, sau một hồi vật lộn kiệt sức, Hiệp bị sóng nhấn chìm.
Nguồn :Báo Tuổi trẻ
Câu chuyện về Hoàng Đức Hải (Tĩnh gia- Thanh Hóa)
Chiều 8.2 (23 tháng Chạp), chị Lê Thị Loan (40 tuổi) là giáo viên trường
THCS Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đưa hai con gái nhỏ ra sông
Yên thả cá tiễn ông Công, ông Táo
Do trượt chân, cả ba mẹ con chị Loan bị ngã xuống sông. Đúng lúc này, Hoàng
Đức Hải cùng em gái cũng đi thả cá và nghe thấy tiếng kêu cứu nên đã lao
xuống sông để cứu 3 mẹ con chị Loan. Tuy nhiên, sau đó Hải bị kiệt sức do
nước chảy xiết, lạnh cóng và chìm dần.
Nguồn: Báo Thanh Hóa 2018
Hỏi: Hành động cứu người của Nam, Hiệp, Hải thể hiện điều gì? Em có suy

nghĩ gì về hành động cứu người của họ?
Giáo viên: Hành động dũng cảm cứu người của Nam, Hiệp, Hải cho thấy họ là
những người dũng cảm, là những người có tấm lòng nhân ái, nhân nghĩa, không
ngại hy sinh để cứu người. Đó là hành động rất cao quý, đáng khen, đáng
ngưỡng mộ. Nó chẳng những biểu hiện phẩm chất cao đẹp của bản thân các em
mà còn nói lên phẩm chất đẹp đẽ của thế hệ trẻ Việt Nam, của con người Việt
Nam thương người như thể thương thân. Vậy thế nào là yêu thương con người,
yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người.
Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu Phần 2. Ý nghĩa.
* Sử dụng hình ảnh hoặc câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật
dạy học tích cực để làm rõ kiến thức.
Đây là hình thức được giáo viên sử dụng để làm sáng tỏ từng nội dung kiến
thức của bài.
Ví dụ 1: Để làm rõ khái niệm “Biết ơn là gì ?” Bài6: Biết ơn- GDCD6. Giáo
viên có thể sử dụng đoạn trích trong bức thư của Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh với tiêu
đề “ Khi hòa bình có điều kiện hãy vào Nam lấy hài cốt anh về” cùng với kỹ
thuật đặt câu hỏi.
11


“Quảng trị, ngày 11/9/1972
Toàn gia đình kính thương, hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối
cùng, phòng khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy
đó là điều đột ngột.
Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa kịp đền
đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã đi thăm bố con rồi.
Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào
hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh đã rụng ...Trời ơi, hỡi trời! Con
của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ khổ
đã nhiều nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh,

thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến
thắng. Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên
mẹ.Mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa, để
lại cho mẹ biết bao khó nhọc. Nay con đã đến ngày khôn lớn thì...Thôi nhé mẹ
đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau!....
Thôi con đi đây. Chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương!”
(Những lá thư thời chiến” - trang 273. Tác giả Đặng Vương Hưng, NXB hội nhà
văn -2005)
Hỏi:
1. Em có cảm nhận gì sau khi được đọc nội dung đoạn thư trên của Liệt sỹ Lê
Văn Huỳnh ?
2. Lòng yêu nước của Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh được thể hiện như thế nào?
3.Chúng ta cần có thái độ và tình cảm như thế nào đối với các anh hùng liệt sỹ
như Lê Văn Huỳnh?
Giáo viên:
- Chúng ta rất đỗi tự hào vì dân tộc ta đã sinh ra những người con kiên trung.
- Thể hiện bằng tình yêu quê hương, đất nước (Con rất hiểu đời mẹ khổ đã
nhiều nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh, thì
mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến
thắng….)
- Thể hiện bằng hành động là tinh thần sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình
để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. (Thôi nhé mẹ đừng buồn, coi như con
đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau!..)
- Thể hiện sự biết ơn đối với các anh hùng liệt sỹ những người có công với dân
tộc, với đất nước.
* Sử dụng hình ảnh hoặc câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật
dạy học tích cực để củng cố bài học.
Sau khi kết thúc nội dung của bài học giáo viên có thể chiếu hình ảnh hoặc
kể câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp cho học sinh xem, nghe để củng
12



củng cố kiến thức đã truyền thụ cho học sinh. Kỹ thuật được ứng dụng chủ yếu
ở hoạt động này là kỹ thuật sơ đồ tư duy hoặc kỹ thuật đặt câu hỏi. Với phương
pháp này, tiết học vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả. Học sinh hào hứng và bị cuốn hút
trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Tiết học kết thúc nhẹ nhàng, các em có cảm
giác chờ đợi những câu chuyện cùng những hình ảnh “biết nói” ở những tiết học
tiếp theo.
Ví dụ 1: Để củng cố Bài 10 -GDCD9 “Lý tưởng sống của thanh niên”.
Giáo viên có thể sử dụng đoạn tư liệu “ Mùa xuân đầu tiên bác trở về Pác bó”
( Phụ lục 5).
Hoặc đoạn video về “Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh” ( Nguồn: YouTube)
Hỏi: Sau khi nghe hoặc xem song đoạn tư liệu trên, em có cảm xúc gì? Qua đó
em thấy bản thân mình cần phải làm gì trong điều kiện hiện nay để góp phần
nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Giáo viên: Dân tộc Việt Nam tồn tại được cho đến hôm nay, qua biết bao nhiêu
cuộc chiến tranh là nhờ vào lòng yêu nước. Bác Hồ là một trong những biểu
tượng cao đẹp nhất, đầy đủ nhất cho truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam. Khi các cuộc chiến tranh đã lùi xa nhưng hơn bao giờ hết trước một thời
đại mới nhiều sóng gió là cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện lòng yêu nước của
mình. Thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật to
lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng đâu hiểu rằng lòng yêu nước biểu hiện
qua từng hành động, việc làm hằng ngày của mỗi chúng ta. Bạn cố gắng học tập
tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình đó là yêu nước, là sống
có lý tưởng. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó
và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước, đó là lý tưởng sống. Lao
động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc
nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt
muông thú….cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.
Ví dụ 2: Để củng cố Bài9_GDCD8.“Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở

cộng đồng dân cư ” giáo viên sử dụng câu chuyện “ Trái tim hoàn hảo” (Phụ
lục 6) cùng với kỹ thuật sơ đồ tư duy .

13


Học sinh điền vào sơ đồ tư duy theo hệ thống câu hỏi sau:
1. Câu chuyện “Trái tim hoàn hảo” đề cập đến những trách nhiệm nào của công
dân với cộng đồng?
2. Biểu hiện của các trách nhiệm sống đó qua câu chuyện?
3. Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với bản thân em?
4. Em thấy mình cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm của bản thân với cộng
đồng dân cư?
+ KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
a. Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã sử dụng phiếu điều tra về hứng thú
học tập của học sinh với các bài học đạo đức đầu học kỳ 1 và điều tra ở tiết học
cuối cùng của học kì 1 khi học xong phần đạo đức – GDCD 6,7,8,9.
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
b. Kết quả kiểm nghiệm
 Đối với lớp đối chứng (Năm học 2016-2017)
Bảng 1: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD –
Phần đạo đức- GDCD6,7,8,9 của các lớp qua kết quả khảo sát đầu học kỳ 1 (Khi
chưa sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học
tích cực để dạy phần đạo đức) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp
Sĩ số Rất thích
Bình thường Không thích

SL
%
SL
%
SL
%
7A
35
5
14,2
15
42,9
15
42,9
7B
34
6
17,6
12
35,3
16
47,1
Tổng
69
11
15,9
27
39,2
31
44,9

14


Bảng 2: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD –
Phần đạo đức- GDCD6,7,8,9 của các lớp qua kết quả khảo sát giữa học kì 1
(Khi chỉ sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức- đồ dùng dạy học tự làm để dạy
phần đạo đức .) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Bình thường Không thích
Lớp
Sĩ số Rất thích
SL
%
SL
%
SL
%
7A
35
12
34,3 18
51,4 5
14,3
7B
34
11
32,4 19
55,9 4
11,7
Tổng

69
23
33,3 37
53,7 9
13,0
Bảng 3. Kết quả học tập của học sinh cuối học kì 1 năm 2016-2017.

Giỏi
Khá
TB
Yếu-kém
SL %
SL %
SL %
SL %
Lớp
số
7A
35
03 8,6 12 34,3 17 48,5 03
8,6
7B
34
04 11,7 13 38,2 15 44,2 02
5,9
Tổng
69
07 10,1 25 36,2 32 46,4 05
7,2
 Đối với lớp thực nghiệm (Năm học 2017-2018)

Bảng 4: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD –
Phần đạo đức- GDCD6,7,8,9 của các lớp qua kết quả khảo sát đầu học kỳ 1( Khi
chưa sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học
tích cực để dạy phần đạo đức ) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Bình thường
Không thích
Lớp
Sĩ số Rất thích
SL
%
SL
%
SL
%
7A
35
6
21,1 15
42,9 14
40,0
7B
33
5
15,1 16
48,5 12
36,4
Tổng
68
11

16,2 31
45,6 26
38,2
Bảng 5: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD –
Phần đạo đức- GDCD6,7,8,9 của các lớp qua kết quả khảo sát giữa kì 1 (Sau khi
sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích
cực để dạy phần đạo đức ) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Bình thường
Không thích
Lớp
Sĩ số Rất thích
SL
%
SL
%
SL
%
7A
35
18
51,4 13
37,2
4
11,4
7B
33
16
48,5 13
39,4

4
12,1
Tổng
68
34
50,0 26
38,2
8
11,8
Bảng 6. Kết quả học tập của học sinh cuối kì 1 năm học 2017-2018.
Giỏi

Khá

TB

Yếu-kém
15


Lớp


SL %
SL %
SL %
SL %
số
7A
35

6
17,1 17
48,6 12
34,3 0
0
7B
33
8
24,2 16
48,5 9
27,3 0
0
Tổng
68
14 20,6 33
48,5 21
30,9 0
0
So sánh các bảng thống kê, cho thấy: số lượng học sinh rất hứng thú với các
bài học đạo đức – GDCD6,7,8,9 ở các lớp cuối năm tăng lên một cách đáng kể
so với điều tra ở đầu học kỳ 1. Ở Bảng 1 và Bảng 2 tăng từ 15,9% lên 33,3%. Số
học sinh không thích giảm từ 44,9% xuống còn 13%.
Tuy nhiên khi mới chỉ sử dụng mình hình ảnh, câu chuyện đạo đức chưa kết
hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực thì số học sinh rất thích học phần đạo đức
– GDC6,7,8,9 đã tăng nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được đa số, thể hiện ở tỉ
lệ rất thích là 33,3%, còn có thái độ bình thường vẫn chiếm tới 53,7 %. Lý do vì
chưa ứng dụng được các kỹ thuật dạy học tích cực nên một số em vẫn chưa thực
sự có cơ hội làm việc, thậm chí vẫn còn lười làm việc, ỷ lại vào bạn trong các
hoạt động nhóm…
Đối với Bảng 4 và Bảng 5 thì: số lượng học sinh rất hứng thú với các bài

học đạo đức ở các lớp tăng từ 16,2% lên 50,0%. Số học sinh không thích giảm
từ 38,2% xuống còn 11,8 %. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh rất thích học phần
“Công dân với đạo đức” đã tăng một cách rõ rệt, chiếm 50% cao hơn với tỉ lệ
học sinh có mức độ hứng thú bình thường.
Bảng 3 và Bảng 6: Kết quả học tập năm 2016-2017 so với 2017-2018: Tỉ lệ
học sinh đạt loại giỏi tăng từ 10,1% lên 20,6%; loại Khá tăng từ 36,2% lên
48,5%; Loại Yếu-kém giảm xuống rõ rệt từ 7,2% xuống 0%. Đặc biệt trong
phiếu học tập của Bài 8- GDCD9, tôi có lồng ghép điều tra về thái độ học tập
của học sinh đối với các môn học với câu hỏi: Môn học mà em yêu thích nhất?
Kết quả đã có tới 36/71 học sinh lựa chọn môn GDCD chiếm 50,7% tổng số học
sinh được điều tra.
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc sử dụng hình ảnh, các câu chuyện đạo
đức kết hợp cùng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học phần đạo đứcGDCD 6,7,8,9” là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh đối với bộ môn.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
16


Với những biện pháp mà tôi vận dụng trong các bài dạy của mình tại
Trường THCS Hợp Lý tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Đa số học sinh hiểu
và nắm được bài. Các em biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc
sống đặc biệt đã định hướng được sự thành kĩ năng sống của mỗi học sinh.
Điều quan trọng hơn đó là học sinh có hứng thú trong giờ học môn GDCD,
các em học tập hăng say và tích cực hơn và tự bản thân các em thấy đây là môn
học thực sự bổ ích, giúp các em hình thành tư tưởng đạo đức đúng đắn, biết sống
có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến. Đồng thời đã nâng cao được hiệu
quả sử dụng phương tiện, công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong trường Trung
học cơ sở hiện nay.

3.2. Kiến nghị.
Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về
công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử
dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Đặc biệt phải biết phát huy
các tính năng của trang thiết bị hiện đại trong việc thiết kế bài dạy.
Đối với các cấp lãnh đạo, cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang
thiết bị máy tính có nối mạng, máy chiếu Projector...tại các phòng học đa năng,
khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên các môn học xã hội có thể ứng dụng đề
tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo hứng thú và nâng
cao kết quả học tập cho học sinh.
XÁC NHẬN

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2018

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

TRẦN THỊ HUỆ

17




×