Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Hệ thống kiến thức sinh học 11 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.88 KB, 30 trang )

Chương III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN.
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.
* LÝ THUYẾT:
BÀI 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I- Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
1/ Khái niệm:
- Sinh trưởng ở động vật là quá trình gia tăng khối lượng, kích thước cơ thể do tăng số lượng
và kích thước tế bào động vật.
- Phát triển ở động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh
hình thái các cơ quan và cơ thể.
2/ Đặc điểm:
* Phát triển của động vật gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi (động vật đẻ
trứng) hoặc giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh (động vật đẻ con).
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra
hoặc sau khi nở từ trứng ra.
* Các kiểu PT của động vật:
PT không qua biến thái
PT qua biến thái

PT qua biến thái hoàn toàn
PT qua biến thái không hoàn toàn

II- Phát triển không qua biến thái
- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm
hình thái – cấu tạo – sinh lí tương tự với con trưởng thành. Con non PT thành con trưởng
thành không trải qua giai đoạn lột xác.
- Đại diện: đa số động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.
- Quá trình phát triển của người được chia làm 2 giai đoạn:
a/ Giai đoạn phôi thai:
- Diễn ra trong tử cung (dạ con) của người mẹ.
- Trứng được thụ tinh → hợp tử → phôi.


- Các tế bào của phôi phân hóa thành các cơ quan: tim, gan, phổi, mạch máu… → hình thành
thai nhi.
b/ Giai đoạn sau sinh:
- Không có biến thái.
- Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
III- Phát triển qua biến thái
Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm về hình thái, cấu tạo và
sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.
1/ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
2/ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Đặc điểm so sánh

Khái niệm

Phát triển qua biến thái
hoàn toàn

Phát triển qua biến thái không
hoàn toàn

Là kiểu PT mà con non (ấu Là kiểu PT mà con non PT chưa
trùng) có các đặc điểm hình hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần

1


thái, cấu tạo và sinh lí rất khác lột xác mới biến đổi thành con
với con trưởng thành.
trưởng thành.
Đại diện


Các loài côn trùng (bướm, Một số loài côn trùng (châu chấu,
ruồi, muỗi, ong, bọ rùa, cánh cào cào, gián, ve sầu…) và giáp xác
cam…) và lưỡng cư (ếch…). (tôm, cua…).

Giai đoạn phôi

- Trứng được thụ tinh → hợp - Trứng được thụ tinh → hợp tử →
tử → phôi → các tế bào của phôi → các tế bào của phôi phân
phôi phân hóa → các cơ quan hóa → các cơ quan của ấu trùng.
của sâu bướm → sâu bướm.

Giai đoạn hậu phôi - Sâu bướm có đặc điểm hình - Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác
thái, cấu tạo và sinh lí rất khác (4-5 lần) → châu chấu trưởng thành.
với bướm.
- Ấu trùng ăn lá cây như con trưởng
- Sâu bướm trải qua nhiều lần
lột xác biến đổi thành nhộng thành vì trong ống tiêu hóa của
chúng có các enzim tiêu hóa protein,
được bảo vệ trong kén.
- Giai đoạn nhộng: các mô, cơ lipit và cacbohiđrat → đường đơn,
quan cũ tiêu biến; các mô, cơ axit béo, glixêrin, axit amin.
quan mới hình thành →
bướm.
- Bướm sống bằng mật hoa
(trong ống tiêu hóa có enzim
saccaraza tiêu hóa saccarôzơ).
Sâu bướm ăn lá cây, có các
enzim tiêu hóa prôtêin, lipit,
cacbohiđrat.

Câu 3/151: Vì sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim xenlulaza để tiêu hóa xenlulôzơ
nên hiệu quả tiêu hóa & hấp thụ thức ăn rất thấp. Vì vậy, sâu bướm phải ăn rất nhiều lá cây
mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể → giai đoạn sâu bướm phá hoại cây cối,
mùa màng rất ghê ghớm.
Trong khi đó, bướm trưởng thành hầu hết sống bằng mật hoa nên không gây hại cho cây
trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.
Câu 4/151: PT của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn vì ấu trùng (nòng nọc) có hình
dạng, cấu tạo và sinh lý rất khác với ếch trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác và giai đoạn
trung gian biến đổi thành con trưởng thành./.
BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ST & PT Ở ĐV
I- Nhân tố bên trong
1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống:
Tên hoocmôn
Nơi sản xuất
Tác dụng sinh lí

2


Hoocmôn sinh trưởng (GH) tuyến yên

+ Kích thích phân chia tế bào và tăng kích
thước của tế bào qua tăng tổng hợp protein.
+ Kích thích phát triển xương (xương dài
ra và to lên).

tuyến giáp

Tirôxin


+ Kích thích chuyển hóa ở tế bào.
+ Kích thích quá trình sinh trưởng và phát
triển bình thường của cơ thể.
+ Riêng lưỡng cư, tirôxin gây biến thái
nòng nọc thành ếch.

Ơstrôgen

buồng trứng

Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh
ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành
các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

Testostêrôn

Tinh hoàn

Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh
ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành
các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.

2/ Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương
sống:
Tên

hoocmôn

Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí

Ecđixơn

tuyến trước ngực

+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Juvenin

thể allata

+ Gây lột xác ở sâu bướm.
+ Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.

Lệnh/153:
- Người bé nhỏ: do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào GĐ trẻ em.
- Người khổng lồ: do tuyến yên sản xuất quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào GĐ trẻ
em.
* Vì nếu tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn
đến giảm quá trình phân chia tế bào, giảm số lượng & kích thước tế bào, kết quả là trẻ em
chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng vào
giai đoạn trẻ em dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng & kích thước
tế bào (qua tăng tổng hợp prôtêin & tăng cường phát triển xương), kết quả là cơ thể phát triển
quá mức & thành người khổng lồ.

* Vì iôt là 1 trong 2 thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin, làm giảm
quá trình phân chia & lớn lên bình thường của TB, giảm quá trình chuyển hóa & giảm sinh
3


nhiệt ở tế bào nên động vật & người chậm lớn (ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn,
số lượng tế bào não giảm, trí tuệ thấp.
* Vì hoocmôn testostêrôn do tinh hoàn tiết ra sẽ kích thích quá trình sinh trưởng & hình thành
các đặc điểm sinh dục sơ cấp, thứ cấp như phát triển mào, cựa, thanh quản… ở ĐV (gà…).
Nên gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn sẽ bị thiếu hoocmôn testostêrôn dẫn đến phát
triển không bình thường.
Lệnh/153: Giải thích: Sâu bướm lột xác nhiều lần để lớn là do tác dụng của ecđixơn, nhưng
không thể biến đổi thành nhộng & bướm được do tác dụng ức chế của juvenin. Về sau, khi
nồng độ juvenin giảm (vạch đỏ mảnh dần) đến mức không còn tác dụng nữa thì ecđixơn làm
cho sâu biến đổi thành nhộng & sau đó thành bướm.
Câu 3/154:
- Vào thời kỳ dậy thì của nam, hoocmôn testostêrôn do tinh hoàn tiết ra nhiều làm cơ thể
thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý.
- Vào thời kỳ dậy thì của nữ, hoocmôn ơstrôgen do buồng trứng tiết ra nhiều làm cơ thể
thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý./.
BÀI 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ST VÀ PT Ở ĐV(tt)
II- Các nhân tố bên ngoài
1. Thức ăn
Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động
vật và người.
Ví dụ: + Thiếu prôtêin, ĐV chậm lớn-gầy yếu, dễ mắc bệnh.
+ Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.
2/ Nhiệt độ:
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
+ Khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp → làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động

vật (đặc biệt là động vật biến nhiệt).
Ví dụ: Khi nhiệt độ hạ xuống 16-18oC, cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.
3/ Ánh sáng:
- Ánh sáng giúp động vật thu nhiệt và giảm mất nhiệt vào mùa đông.
- Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò trong chuyển
hóa canxi để hình thành xương → ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
* Rất nhiều tác nhân như ma túy, rượu, thuốc lá có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và
phát triển của phôi thai người, gây nên dị tật ở trẻ sơ sinh.
III/ Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
1/ Cải tạo giống:
Áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi nhằm tạo ra các giống
vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi với các điều kiện
địa phương.
2/ Cải thiện môi trường sống của động vật:
Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, cải tạo chuồng trại hợp vệ sinh để tăng năng suất vật nuôi.
4


3/ Cải thiện chất lượng dân số:
Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng , luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền,
phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chống
sử dụng ma túy, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu bia,… để cải thiện chất lượng
dân số (tăng chiều cao, cân nặng, không mắc dị tật).
Lệnh/155:
* Thức ăn có thể ảnh hưởng đến ST & PT của ĐV vì các chất dinh dưỡng có trong TĂ là
nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng & kích thước TB, hình thành các cơ quan
& hệ cơ quan; là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của ĐV.
+ Nhiệt độ xuống thấp có thể ảnh hưởng đến ST & PT của ĐV biến nhiệt và hằng nhiệt vì:
* Đối với ĐV biến nhiệt: to xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt giảm theo → quá trình
chuyển hóa trong cơ thể giảm hoặc rối loạn, các hoạt động sinh sản, kiếm ăn cũng giảm 

ST & PT chậm lại.
* Đối với ĐV hằng nhiệt: to xuống thấp (trời rét)  ĐV mất nhiều nhiệt, để bù lại, cơ chế
chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở TB tăng, các chất hữu cơ trong cơ thể
bị ôxi hóa nhiều hơn, nếu không ăn đầy đủ thì ĐV bị sút cân, dễ bị mắc bệnh hoặc chết. Nếu
ăn uống đầy đủ vào những ngày trời rét, ĐV sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa
& tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
* Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi AS yếu) sẽ có lợi cho ST & PT
của chúng vì giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương cho trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền
vitamin D biến thành vitamin D- có vai trò chuyển hóa Canxi, hình thành xương, qua đó
ảnh hưởng đến quá trình ST & PT của trẻ.
Lệnh/156:
* Một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ ST & PT
nhanh, năng suất cao: lợn ỉ, lợn móng cái, gà công nghiệp…
* Các biện pháp kỹ thuật thúc đẩy quá trình ST & PT, tăng năng suất vật nuôi:
+ chế độ ăn thích hợp cho vật nuôi trong từng giai đoạn PT khác nhau (khi vật nuôi mang
thai, khi mới được sinh ra…)
+ Chuồng trại sạch sẽ, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tắm nắng cho gia súc non… vật
nuôi không bị mắc bệnh, không tốn NL cho điều hòa thân nhiệt.
Câu 3/157:
Vì vào mùa đông, to môi trường xuống thấp, gia súc non mất nhiều nhiệt, cơ thể cần tăng
cường quá trình phân hủy chất hữu cơ để tạo ra nhiều nhiệt giúp ĐV chống lạnh. Do đó, cần
cho gia súc non ăn nhiều hơn để bù lại lượng chất hữu cơ bị phân hủy nhằm chống lạnh.
Câu 4/157:
Các loài chim ấp trứng để tạo to thích hợp trong 1 thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển
bình thường vì hợp tử chỉ phát triển trong điều kiện to thích hợp./.
* CÂU TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. các mô trong cơ thể.

D. các cơ quan trong cơ thể.
5


Câu 2: Testostêrôn được sinh sản ra ở
A. tuyến giáp.

B. tuyến yên.

C. tinh hoàn.

D. buồng trứng.

Câu 3: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 4: Biến thái là sự thay đổi
A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở
từ trứng ra.
B. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở
từ trứng ra.
C. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng
ra.
D. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng
ra.
Câu 5: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con
non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý
A. tương tự với con trưởng thành.

B. khác với con trưởng thành.
C. hoàn toàn giống với con trưởng thành.
D. rất khác với con trưởng thành.
Câu 6: Những động vật có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 7: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ
em sẽ dẫn đến hậu quả
A. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
6


Câu 8: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. nhân tố di truyền.

B. hoocmôn.

C. thức ăn.

D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 9: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu
trùng phát triển
A. hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
B. chưa hoàn thiện, không trải qua lột xác để biến thành con trưởng thành.

C. chưa hoàn thiện, trải qua một lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
D. chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
Câu 10: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Châu chấu, ếch, muỗi.
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
Câu 11: Ơstrôgen được sinh ra ở
A. tuyến giáp.

B. buồng trứng.

C. tuyến yên.

D. tinh hoàn.

Câu 12: Ơstrôgen có vai trò
A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích
thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
D. kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 13: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở
A. tinh hoàn.

B. tuyến giáp.

C. tuyến yên.

D. buồng trứng.


Câu 14: Tirôxin được sản sinh ra ở
A. tuyến giáp.

B. tuyến yên.

C. tinh hoàn.

D. buồng trứng.

Câu 15: Tirôxin có tác dụng
A. tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích
thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
7


D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 16: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc
điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý
A. rất khác với con trưởng thành.
B. tương tự với con trưởng thành.
C. hoàn toàn giống với con trưởng thành.
D. gần giống với con trưởng thành
Câu 17: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò
A. tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích
thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 18: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là
A. sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng và phân hoá tế bào.
C. sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 19: Testostêrôn có vai trò
A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích
thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 20: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì khi nhau thai được hình thành
A. thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
B. sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn
prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
C. sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
D. sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến
yên.
Câu 21: Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?
A. Ngày thừ 25.

B. Ngày thứ 13.

C. Ngày thứ 12.

D. Ngày thứ 14.
8



Câu 22: Vì sao đối vớ động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị
ảnh hưởng?
A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để
chống rét.
C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng
lượng.
D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
Câu 23: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
A. các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 24: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn
A. FSH.

B. LH.

C. HCG.

D. Prôgestêron.

Câu 25: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là
A. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên
tránh thai.
B. dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không
rụng trứng.
C. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng
trứng.
D. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không

rụng trứng.
Câu 26: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát
sinh cá thể người?
A. Giai đoạn phôi thai.

B. Giai đoạn sơ sinh.

C. Giai đoạn sau sơ sinh.

D. Giai đoạn trưởng thành.

Câu 27: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn
A. hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.
B. prôgestêron và ơstrôgen.
C. hoocmôn kích dục nhau thai prôgestêron.
D. hoocmôn kích nang trứng ơstrôgen.
Câu 28: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?
9


A. 30 ngày.

B. 26 ngày.

C. 32 ngày.

D. 28 ngày.

Câu 29: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì thân nhiệt
giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể

A. giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
B. tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C. giảm, sinh sản tăng.
D. tăng, sinh sản giảm.
Câu 30: Sự phôi hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày,
phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?
A. Prôgestêron và Ơstrôgen.
B. Hoocmôn kích thích nang trứng, prôgestêron.
C. Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn ơstrôgen.
D. Hoocmôn thể vàng và prôgestêron.
Câu 31: Tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì
tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò
A. chuyển hoá Natri để hình thành xương.
B. chuyển hoá Canxi để hình thành xương.
C. chuyển hoá Kali để hình thành xương.
D. ôxy hoá để hình thành xương.
Câu 32: Nhau thai sản sinh ra hoocmôn
A. Prôgestêron.

B. FSH.

C. HCG.

D. LH.

Câu 33: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của
động vật?
A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.
C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.

D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 34: Ecđixơn có tác dụng
A. gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
C. gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 35: Sự phối hợp của các loại hoocmôn nào có tác dụng kích thích phát triển nang trứng
và gây rụng trứng?
10


A. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), Prôgestêron và hoocmôn Ơstrôgen.
B. Prôgestêron, hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn Ơstrôgen.
C. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn
Ơstrôgen.
D. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và Prôgestêron.
Câu 36: Juvenin có tác dụng:
A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 37: Cho bảng sau:
Kiểu phát triển

Tên động vật

1. Không qua biến thái

a. Cá rô


2. Biến thái hoàn toàn

b. Cánh cam

3. Biến thái không hoàn toàn

c. Bồ câu
d. Vượn
e. Châu chấu
g. Cào cào

Ghép nối nào sau đây đúng?
A. 1-a, c, d; 2-b; 3-e, g.

B. 1-a, b, c; 2-d; 3-e, g.

C. 1-b, c, d; 2-a, e; 3-g.

D. 1-e, g; 2-a, b, c; 3-d.

Câu 38: Các hoocmôn điều hòa sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm
A. tirôxin và juvenin.

B. GH và tirôxin.

C. ecđixơn và ơstrôgen.

D. ecđixơn và juvenin.

Câu 39: Các hoocmôn điều hòa chu kì kinh nguyệt ở người

A. FSH và HCG.

B. FSH, LH, ơstrôgen, progestêron.

C. LH, HCG, progestêron.

D. ơstrôgen và HCG.

Câu 40: Nòng nọc không phát triển thành ếch trong điều kiện thiếu hoocmôn nào sau đây?
A. ecđixơn.

B. juvenin.

C. tirôxin.

D. ơstrôgen

Câu 41: Nguyên nhân dẫn đến không lột xác sâu thành nhộng là do thiếu hoocmôn
A. tirôxin.

B. ơstrôgen.

C. ecđixơn.

D. testostêron.
11


Câu 42: Cho bảng sau:
Hoocmôn


Tác dụng

1. GH

a. Làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin.

2. Tirôxin

b. Kích thích sự phân chia tế bào và tăng
kích thước của tế bào.

3. Ơstrôgen

c. Kích thích chuyển hóa ở tế bào.

4. Testostêron

d. Làm tăng phát triển xương.
e. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành
các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
g. Kích thích quá trình sinh trưởng bình
thường của cơ thể.

Ghép nối nào sau đây đúng?
A. 1-b, d; 2-c, g; 3-a, d; 4-d, e.

B. 1-a, b; 2-c, d; 3-e, d; 4-c, g.

C. 1-b, c; 2-a, e; 3-d, g; 4-a, e.


D. 1-e, g; 2-a, b; 3-d, e; 4-c, g.

Câu 43: Yếu tố nào có ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của người và động
vật?
A. Ánh sáng và nước.

B. Nhiệt độ va độ ẩm.

C. Thức ăn.

D. Điều kiện vệ sinh.
CHƯƠNG IV: SINH SẢN
A- SINH SẢN Ở THỰC VẬT
BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

* LÝ THUYẾT
I- Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
- Có 2 kiểu sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
II/ Sinh sản vô tính ở thực vật
1/ Sinh sản vô tính là gì?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái,
con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2/ Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
a) Sinh sản bào tử
- Có ở thực vật bào tử (là những cơ thể luôn biểu hiện sự xen kẽ của 2 thế hệ như rêu, dương
xỉ).
- Cơ thể con được hình thành từ tế bào đã được biệt hóa của cơ thể mẹ gọi là bào tử. Bào tử
được hình thành trong túi bào tử của cây trưởng thành (thể bào tử).

- Bào tử được phát tán nhờ gió, nước, động vật đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
12


b) Sinh sản sinh dưỡng
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể con được tạo ra từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của
cây mẹ như rễ, thân, lá.
- Hình thức sinh sản: + Sinh sản bằng thân củ (khoai tây).
+ Sinh sản bằng thân rễ (cỏ tranh, tre).
3/ Phương pháp nhân giống vô tính:
a) Ghép chồi và ghép cành:
Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập
trung nước nuôi các tế bào cành ghép nhất là các tế bào mô phân sinh bên.
b) Chiết cành và giâm cành:
- Chiết: là hình thức tạo rễ trên 1 đoạn của cành khi còn gắn với cây, sau đó cắt rời cành có rễ
để được 1 cây nguyên vẹn.
- Giâm: là việc cắt 1 đoạn than/cành của cây mẹ rồi cắm hoặc vùi xuống cát hoặc đất ẩm.
- Ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt:
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn.
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng và sớm cho thu hoạch sản phẩm.
c) Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
- Là kỹ thuật cấy và nuôi các tế bào – mô thực vật từ những phần khác nhau của cây (củ, lá,
đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi) trên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong
các dụng cụ thủy tinh để tạo ra cây con.
* Cơ sở khoa học: dựa trên tính toàn năng của tế bào (là mọi TB từ bất kỳ cơ quan – mô nào
của cơ thể TV đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền đảm bảo trong điều kiện thích
hợp sẽ PT thành cây nguyên vẹn đặc trưng cho loài, ra hoa và kết quả bình thường).
* Ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào thực vật:
- Hệ số nhân giống cao → tạo được nhiều cây trong thời gian ngắn
- Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh

- Có hiệu quả kinh tế cao
- Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn.
4/ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người:
a) Vai trò của SSVT đối với đời sống TV :
Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
b) Vai trò của SSVT đối với đời sống con người :
- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
- Nhân nhanh với số lượng lớn các giống cây nông – lâm nghiệp cần thiết trong thời gian
ngắn.
- Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh (giống khoai tây sạch bệnh, giống cây có múi sạch
bệnh).
- Phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hóa nhờ nuôi cấy mô và tế bào TV.
→ Tạo được các giống cây trồng với giá thành thấp và hiệu quả kinh tế cao.
BÀI 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I/ Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở TV:

13


Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Là hình thức sinh sản không có
sự hợp nhất của giao tử đực và
giao tử cái, con sinh ra từ một

phần của cơ thể mẹ.

Là hình thức sinh sản có sự hợp
nhất của giao tử đực (n) và giao tử
cái (n) tạo nên hợp tử (2n). Hợp tử
phát triển thành cơ thể mới.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Đặc điểm di truyền - Các thế hệ con mang đặc điểm - Các thế hệ con mang đặc điểm di
di truyền giống nhau và giống truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất
cây mẹ.
hiện tính trạng mới.
- Ít đa dạng về mặt di truyền.
Ưu điểm - ý nghĩa

- Có sự đa dạng di truyền cao hơn.

- Tạo ra các cá thể thích nghi - Tạo ra các cá thể thích nghi tốt
với điều kiện sống ổn định.
hơn với điều kiện sống thay đổi.
- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ - Tạo sự đa dạng di truyền, cung
vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì cấp nguồn vật liệu phong phú cho
vậy, có lợi trong trường hợp chọn lọc tự nhiên & tiến hóa.
mật độ quần thể thấp.


Hạn chế - nhược Khi điều kiện sống thay đổi có Không có lợi trong trường hợp
điểm
thể làm cho hàng loạt cá thể bị mật độ cá thể của quần thể thấp.
chết → quần thể bị tiêu diệt.
II/ Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa:
1/ Cấu tạo của hoa: các thành phần từ ngoài vào trong gồm: Đài hoa, cánh hoa, bộ nhị đực,
bộ nhụy cái.
2/ Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi:
* Sự hình thành hạt phấn:
- Từ 1 tế bào sinh hạt phấn (2n) qua giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n).
- Mỗi tế bào đơn bội nguyên phân 1 lần tạo ra hạt phấn có 2 nhân được bao bọc trong 1 vách
dày chung:
+ nhân sinh dưỡng (lớn) sẽ phân hóa thành ống phấn.
+ nhân sinh sản (bé) sẽ phát sinh cho ra 2 giao tử đực.
* Sự hình thành túi phôi: Từ 1 tế bào sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n) xếp
chồng lên nhau. Trong đó, 3 tế bào xếp phía dưới tiêu biến, 1 tế bào còn lại sinh trưởng dài ra
có hình trứng và nguyên phân 3 lần tạo nên túi phôi có 8 nhân (noãn cầu đơn bội và nhân cực
2n).
3/ Quá trình thụ phấn và thụ tinh:
14


a/ Thụ phấn:
- Khái niệm: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Hình thức thụ phấn:
+ Tự thụ phấn: thụ phấn xảy ra trên cùng 1 cây.
+ Thụ phấn chéo: thụ phấn xảy ra trên các cây khác nhau trong cùng loài (nhờ gió, nước, côn
trùng và con người-nhân tạo).
b/ Thụ tinh:
* Khái niệm: Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong

túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n).
* Thụ tinh ở thực vật hạt kín là quá trình thụ tinh kép (là hiện tượng cả 2 nhân cùng tham gia
thụ tinh):
- 1 giao tử đực kết hợp với noãn cầu tạo thành hợp tử (2n) phát triển thành phôi.
- 1 giao tử đực kết hợp với nhân cực (2n) tạo nhân tam bội → phát triển thành nội nhũ (3n)
cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
4/ Quá trình hình thành hạt, quả:
a/ Hình thành hạt:
- Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt.
- Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (cây Hai lá mầm).
b/ Hình thành quả:
- Bầu nhụy phát triển thành quả bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.
- Quả đơn tính (quả giả) là loại quả không có hạt do noãn không được thụ tinh.
- Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hóa trong thời gian phát
triển phôi.
* Quá trình chín của quả:
- Bao gồm những biến đổi về mặt sinh lý, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc,
mùi vị hương thơm đặc trưng hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.
- Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý: vitamin, khoáng chất, đường và
các chất khác.
* TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?
A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt
phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao
tử đực.
B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần
cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên
phân1 lần tạo 2 giao tử đực.
15



C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt
phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần
tạo 2 giao tử đực.
D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt
phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần
tạo 2 giao tử đực.
Câu 2: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
A. Rêu, hạt trần.

B. Rêu, quyết.

C. Quyết, hạt kín.

D. Quyết, hạt trần.

Câu 3: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng
A. gieo từ hạt.

B. ghép cành.

C. giâm cành.

D. chiết cành.

Câu 4: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản tạo ra cây con
A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và

cái.
Câu 5: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì
A. dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu bệnh gây hại.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 6: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng
A. rễ phụ.

C. thân rễ.

B. lóng.

D. thân bò.

Câu 7: Sinh sản bào tử là tạo ra thế hệ mới từ
A. bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
B. bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và
giao tử thể.
C. bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế
hệ thể bào tử và thể giao tử.
D. hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
Câu 8: Đặc điểm của bào tử là mang bộ nhiễm sắc thể
A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.

B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
16


C. đơn bội và hình thành cây đơn bội.


D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.

Câu 9: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở
thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 10: Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp
A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
B. ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể
mới.
D. nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Câu 11: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì để
A. tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
B. tập trung nước nuôi các cành ghép.
C. tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
Câu 12: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 13: Đặc điểm của bào tử là tạo ra được
A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân
bố của loài.

B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố
của loài.
C. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố
của loài.
D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân
bố của loài.
17


Câu 14: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tíng ở
thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn gống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 15: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Câu 16: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản tạo ra cây con mới
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.

B. chỉ từ rễ của cây.

C. chỉ từ một phần thân của cây.

D. chỉ từ lá của cây.

Câu 17: Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp

A. hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành
hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
Câu 18: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

Câu 19: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?
A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều
mang n.
B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng,
nhân cực đều mang n.
C. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều
mang n.
D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực
đều mang n.
Câu 20: Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?
18


A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân
cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực.
B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 bào tử → mỗi bào tử nguyên phân cho túi phôi

chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân
cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho
túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
Câu 21: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.

D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 22: Tự thụ phấn là
A. sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
B. sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
C. sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
D. sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
Câu 23: Ý nào không đúng khi nói về quả?
A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
Câu 24: Thụ phấn chéo là sự thụ phấn của
A. hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài.
B. hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
C. hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
D. tinh tử và trứng trong cùng một hoa.
Câu 25: Ý nào không đúng khi nói về hạt?

A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
Câu 26: Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của
A. nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
19


B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và
nhân nội nhũ.
C. hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp
tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
Câu 27: Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa
như thế nào?
A. Tế bào mẹ 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang
n.
B. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n, các giao tử
mang n.
C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang
n.
D. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản2n; tế bào ống phấn, các giao tử đều mang
n.
Câu 28: Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa như thế
nào?
A. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 2n.
B. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 4n.
C. Nhân của giao tử n, của nhân cực n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n.
D. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n.

Câu 29: Thụ phấn là
A. sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ.
B. sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn.
C. sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ
D. sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm.
Câu 30: Cho bảng sau:
Hình thức sinh sản

Đặc điểm

1. Sinh sản vô tính.

a. Là hình thức sinh sản không có sự hợp
nhất giao tử đực và giao tử cái; con sinh ra
giống nhau và giống cây mẹ.

2. Sinh sản bằng bào tử.

b. Là hình thức sinh sản có sự hợp nhất
giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử rồi
phát triển thành cơ thể mới.
20


3. Sinh sản sinh dưỡng.

c. Cơ thể mới sinh ra từ bào tử được hình
thành trên túi bào tử trên thể bào tử (cây
mẹ).


4. Sinh sản hữu tính.

d. Cơ thể mới được hình thành từ một phần
cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.

Ghép nối nào sau đây đúng?
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

B. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b.

C. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d.

D. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c.

Câu 31: Quả được hình thành từ bộ phận nào?
A. vòi nhụy.

B. đầu nhụy.

C. ống phấn.

D. bầu nhụy.

Câu 32: Cho bảng sau:
Hình thức sinh sản

Đặc điểm

1. Thụ phấn.


a. Bầu nhụy dày lên tạo thành túi chứa hạt bảo vệ hạt và giúp
phát tán hạt.

2. Tự thụ phấn.

b. Noãn đã thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội phát triển thành
hạt.

3. Thụ tinh.

c. Hợp nhất nhân của giao tử đực với nhân của giao tử cái tạo
thành hợp tử.

4. Thụ tinh kép.

d. Đồng thời xảy ra sự hợp nhất của hai nhân tinh trùng với nhân
của trứng và nhân lưỡng bội ở túi phôi.

5. Kết hạt

e. Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

6. Tạo quả

g. Hiện tượng hạt phấn của một hoa được chuyển đến đầu nhụy
của chính hoa đó.

Ghép nối nào sau đây đúng?
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d; 5-e; 6-g.


B. 1-e, 2-g, 3-c, 4-d; 5-b; 6-a.

C. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d; 5-g; 6-e.

D. 1-d, 2-e, 3-g, 4-c; 5-a; 6-b.

Câu 33: Cho các đặc điểm sau:
(1). Diệp lục giảm đi.
(2). Carôtenôit được tổng hợp thêm.
(3). Màu sắc quả được giữ nguyên.
(4). Xuất hiện mùi vị do các chất thơm có bản chất este, anđêhit, xêtôn.
(5). Các chất ancalôit và axit hữu cơ giảm đi.
21


(6). Fructôzơ, saccarôzơ giảm đi.
(7). Khi quả chín, pectat canxi có ở tế bào quả xanh bị phân hủy, các tế bào rời nhau, vách tế
bào bị thủy phân làm tế bào của vỏ và ruột quả mềm ra.
Sự biến đổi sinh lý khi quả chín
A. 1, 2, 3, 4, 5.

B. 2, 3, 5, 6, 7.

C. 2, 3, 4, 5, 6.

D. 1, 2,4, 5, 7.
B - SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

* LÝ THUYẾT
BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I/ Sinh sản vô tính là gì?
- Là hình thức sinh sản mà 1 cá thể sinh ra 1 hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có
sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
* Cơ sở tế bào học: cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ hoặc từ tế bào trứng
nhờ nguyên phân.
II/ Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:
Hình thức sinh sản

Nội dung

Nhóm động vật

Phân đôi

Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần Động vật nguyên sinh,
giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển giun dẹp.
thành 1 cá thể mới. Sự phân đôi có thể
theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều.

Nảy chồi

Một phần của cơ thể phát triển hơn các Ruột khoang, bọt biển.
vùng lân cận, tạo thành cơ thể mới. Cơ
thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ
hoặc sống tách độc lập.

Phân mảnh

Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, Bọt biển.
mỗi phần phát triển thành 1 cơ thể mới.


Trinh sinh (trinh Hiện tượng giao tử cái không qua thụ Chân khớp: ong, kiến, rệp.
sản)
tinh phát triển thành cơ thể đơn bội (n).
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
- Hiện tượng tái sinh: tái tạo lại một bộ phận của cơ thể bị tổn thương chứ không tạo được
cơ thể mới.
VD: thằn lằn bị đứt đuôi tái sinh được đuôi mới; tôm-cua chân và càng bị gãy tái sinh được
chân và càng mới;
* Ưu điểm của sinh sản vô tính ở động vật:
III/ Ứng dụng:

1/ Nuôi mô sống:

22


- Tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng
và nhiệt độ thích hợp. Mô cấy sẽ tồn tại, sinh trưởng và phát triển, duy trì cấu tạo và chức
năng. Ví dụ: Nuôi mô, nuôi tế bào, nuôi phôi để làm mô ghép.
3/ Nhân bản vô tính:
* Khái niệm: Nhân bản vô tính là hiện tượng chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một
tế bào trứng đã lấy mất nhân và kích thích phát triển thành 1 phôi → 1 cơ thể mới → đem cấy
trở lại vào dạ con.
* Ý nghĩa: Nhân bản vô tính có ý nghĩa trong chăn nuôi, y học và thẫm mỹ; tạo được các mô,
các cơ quan mong muốn để thay thế mô, cơ quan bị hỏng.
* Thành tựu: Đã tiến hành nhân bản vô tính ở nhiều loài ĐV khác nhau: lợn, chó, bò, khỉ…
BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I/ Sinh sản hữu tính là gì?
Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới do có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái đơn

bội tạo thành hợp tử (2n), hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
II/ Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật: gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau:
- Giai đoạn hình thành giao tử (tinh trùng và trứng).
- Giai đoạn thụ tinh: giao tử đực kết hợp với giao tử cái thành hợp tử.
- Giai đoạn phát triển phôi (hợp tử phát triển thành cơ thể mới).
* Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan
sinh dục cái.
* Động vật lưỡng tính (giun đốt) là động vật mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực
và cơ quan sinh dục cái. Mỗi cá thể đều tạo ra tinh trùng và trứng nhưng không thể tự thụ tinh
được. Thụ tinh xãy ra giữa 2 cá thể bất kỳ, tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng của cá
thể khác và ngược lại (thụ tinh chéo).
III/ Các hình thức thụ tinh:
1/ Thụ tinh ngoài:
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ
trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh (cá, ếch, nhái).
2/ Thụ tinh trong:
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con
cái. Thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái (động vật trên cạn).
IV/ Đẻ trứng và đẻ con:
- Đẻ trứng có ở cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài động vật không xương sống.
+ Trứng được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài).
+ Trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (thụ tinh trong).
→ phát triển thành phôi → con non.
- Đẻ con có ở vài loài cá, vài loài bò sát và thú.

23


+ Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) → tạo hợp tử → phát triển thành
phôi → con non → đẻ ra ngoài.

* Trứng có thể phát triển thành phôi, con non nhờ noãn hoàng (một số loài cá, bò sát) hoặc
trứng phát triển thành phôi, phôi thai phát triển trong cơ quan sinh sản cơ thể cái nhờ tiếp
nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua nhau thai (thú).
* Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật:
- Cơ thể: + Cơ quan sinh sản chưa phân hóa → phân hóa.
+ Cơ thể lưỡng tính → cơ thể đơn tính.
- Hình thức thụ tinh: + Tự phối → giao phối.
+ Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
- Hình thức sinh sản: + Đẻ trứng → đẻ con.
+ Trứng, con sinh ra không được chăm sóc, bảo vệ → trứng, con sinh
ra được chăm sóc, bảo vệ.
- SSHT tạo ra được cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền là nhờ quá trình phân ly tự
do, sự tiếp hợp & trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử & sự
kết hợp ngẫu nhiên các loại giao tử trong thụ tinh.
* TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 2: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diến ra bên ngoài cơ thể con
cái.
B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diến ra bên trong cơ thể con
cái.
C. Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.
D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.
Câu 3: Sinh sản vô tính ở động vật là
A. một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa
tinh trùng và trứng.

B. một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng
và trứng.
24


C. một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng
và trứng.
D. một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng
và trứng.
Câu 4: Sinh sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào?
A. Trực phân và giảm phân.

B. Giảm phân và nguyên phân.

C. Trực phân và nguyên phân.

D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.

Câu 5: Các hình thức sinh sản nào chỉ có ở động vật không xương sốmg?
A. Phân mảng, nảy chồi.

B. Phân đôi, nảy chồi.

C. Trinh sinh, phân mảnh.

D. Nảy chồi, phân mảnh.

Câu 6: Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp
A. nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ
thể mới.
D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành
cơ thể mới.
Câu 7: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là
A. chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích
tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
B. chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích
tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
C. chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng
phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
D. chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, kích thích tế bào trứng phát triển thành
phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
Câu 8: Hạn chế của sinh sản vô tính là tạo ra các thế hệ con cháu
A. không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường
thay đổi.
B. đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay
đổi.
C. đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
D. đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay
đổi.
25


×