Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm, tích hợp liên môn vào dạy bài đặc điêm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I.
Lí do chọn đề tài.
II.
Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.


IV. Phương pháp nghiên cứu.
B. NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thực trạng dạy học môn Công nghệ hiện nay ở trường
THPT .
2. Nguyên nhân .
3. Kêt quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Các giải pháp.
2. Các biện pháp thực hiện.
2.1 . Khởi động và giao nhiệm vụ .
II.1.1. Mục tiêu.
II.1.2. Cách thức tổ chức hoạt động.
II.2.
Giáo án minh họa.
IV . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Trang
2
2
2
2
3
3
3
5
5

6
6
7
7
7
7
7
7
8
18
19
21

DANH MỤC VIẾT TẮT
Học sinh.
HS
Giáo viên
GV
Cơ bản.
CB
Giáo dục bảo vệ môi trường
GDBVMT
Phương pháp dạy học
PP DH
Vi sinh vật
VSV
Phương tiện trực quan
PTTQ
Sách giáo khoa
SGK

Phiếu học tập
PHT
Công nghệ thông tin
CNTT
Dinh dưỡng
D2
Phân phối chương trình
PPCT

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong giờ dạy học, các phương pháp
dạy học để kéo người học ra khỏi trạng thái thụ động, tích cực tham gia làm cho
việc học, giờ học trở nên thích thú và hiệu quả hơn, là một mong muốn không
riêng bất kỳ người giáo viên nào.
Câu tục ngữ: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một
làm”. Chính là sự thể hiện tuyệt vời của phương pháp dạy học tích cực mà ngày
nay chúng ta đang trang bị, chia sẻ cho nhau. Mục đích là thực hiện được giờ
giảng theo hướng hiện đại và hơn hết là giờ giảng hiệu quả, mang lại hạnh phúc
cho cả người dạy lẫn người học.
Việc thực hành phương pháp dạy tích cực đòi hỏi phải xây dựng một quan hệ
tốt giữa người học và giáo viên - thông qua các phương pháp dạy tích cực người
giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm, kỹ năng và văn hóa
giao tiếp tốt. Chưa kể là việc dạy và học phải có liên hệ với thực tế … Cách dạy
này thực sự là một áp lực nhưng là một áp lực tích cực nhằm khuyến khích,
nâng cao chất lượng dạy và học.
Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những

quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất
và tinh thần của con người. Nội dung trong SGK Công nghệ 10 là những kiến
thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp. Do đó nếu người
dạy không đổi mới PPDH theo hướng cho HS tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri
thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp
truyền thống sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
Ở nước ta, việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên vẫn còn tình trạng dạy học theo lối thầy đọc, trò chép,… người giáo viên ít
chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính
chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tư nghiên cứu. Thực
trạng dạy học Công nghệ 10 ở THPT phần lớn vẫn còn trong tình trạng chung
như trên. Do đó, việc đổi mới PPDH Công nghệ 10 nhằm phát huy tính tích cực,
tự giác, sáng tạo, chủ động của HS là cấp bách và cần thiết.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Áp dụng phương
pháp thảo luận nhóm , tích hợp liên môn vào dạy Bài 12: Đặc điểm, tính chất,
kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10”. Góp
phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính
tích cực học tập của HS ở phổ thông
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả
dạy học đồng thời xóa bỏ ở HS ý tưởng phân biệt học môn chính môn phụ.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu lí thuyết.

2


- Công nghệ 10: Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại
phân bón thông thường.
- Hóa học 11: Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch; Bài 12. Phân bón

hóa học.
- Giáo dục công dân:
Giáo dục học sinh có ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng
đồng và xã hội, tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia.
- Kiến thức hướng nghiệp : Định hướng các em về nghề kĩ sư nông nghiệp
- Sinh học 10. Bài 11: vận chuyển các chất qua màng sinh chất; Bài 23: Qúa
trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV.
- Sinh học 11: Bài 5,6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
2. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
Học sinh lớp 10A1, 10A2.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: sách giáo khoa sinh học
10(CB), Hóa học 11(CB), Công nghệ 10, tin học, toán, giáo dục công dân, mĩ
thuật, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung Công nghệ 10 bài 12. “Đặc điểm, tính
chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.
2. Quan sát sư phạm.
+ Dự giờ, học hỏi kinh nghiệm các thầy cô giáo về phương pháp dạy học tích
hợp.
+ Kiểm tra đánh giá, phiếu điều tra.
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chọn 2 lớp có số lượng HS và lực học tương đương nhau:
+ 01 lớp dạy theo phương pháp truyền thống.
+ 01 lớp dạy theo nội dung đề tài nghiên cứu.
Thống kê và phân tích hiệu quả của đề tài qua điều tra kết quả của HS. Từ đó
chứng minh cho tính đúng đắn của đề tài.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Phương pháp dạy học tích cực.

PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì
giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. [1]
1.1. Phương pháp thảo luận nhóm.
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để khuyến khích sự sáng tạo và tích
cực tham gia của mọi thành viên. Học sinh sẽ chủ động chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề được đặt ra, qua đó đạt mục đích dạy học.
3


Học sinh sẽ hưởng ứng, nhiệt tình, hợp tác, thu được kết quả kích thích tư duy
sáng tạo và tạo điều kiện để các em thể hiện mình. [1]
1.1.1. Phương pháp thảo luận nhóm có thể tiến hành theo trình tự sau: [1]
- Giáo viên nêu chủ đề, yêu cầu, quy định thời gian thực hiện.
- Chia nhóm từ 4 đến 10 người theo cách ngẫu nhiên hay thuận tiện theo điều
kiện lớp học. Gọi tên nhóm (để tạo bầu không khí nhóm tự đặt hay giáo viên chỉ
định).
- Cử trưởng nhóm, thư ký và thực hiện công việc của nhóm. Ghi chép (giấy
khổ lớn hay cử người trình bày trước tập thể).
- Giáo viên tổng kết, bổ sung.
1.1.2. Ưu điểm của phương pháp làm việc nhóm. [1]
- Chủ đề được xác định rõ, địh hướng nhiệm vụ của nhóm. Đưa ra được giải
pháp, lời kêu gọi hành động từ kết quả hoạt động của nhóm.
- Mọi thành viên của nhóm đều phải hoạt động và nhận kết quả đánh giá
chung của giáo viên trên cơ sở kết quả đã đạt được và có sự so sánh với nhóm
khác. Kiến thức trở nên bền vững, bớt tính chủ quan, học sinh biết lắng nghe và
phê phán để bảo vệ ý kiến của mình, của nhóm.

1.1.3. Nhược điểm. [1]
Đòi hỏi tốn nhiều thời gian, người học phải rất tập trung và có tinh thần
trách nhiệm với tập thể cao. Thời gian 45 phút của một tiết học là một khó khăn
lớn cho sự thành công của phương pháp làm việc nhóm.
Nếu tổ chức kém (nhất là cộng thêm lớp học yếu, mất trật tự, học sinh quá
hiếu động thì thảo luận nhóm chưa được tập luyện dễ gây hỗn loạn (ngay trong
một nhóm hay giữa các nhóm nhau) dẫn đến học sinh không quan tâm, làm việc
riêng hay phát sinh sự mâu thuẫn, đối địch và giận dữ.
Sự hăng hái hay thụ động quá mức của các nhóm sẽ gây khó khăn cho sự
quản lý, điều khiển của giáo viên.
1.1.4. Yêu cầu đối với người giáo viên khi sử dụng phương pháp làm việc
nhóm:[1]
- Là người phân tích, nhận xét (chứ không phê phán) ý kiến của các nhóm.
Cần thiết sẽ là người dung hòa các ý kiến của các nhóm trái ngược, xây dựng
khối đoàn kết, chỉ ra định hướng yêu cầu của từng nhóm để không sa đà).
- Là người kiểm soát thời gian, không để nội dung bị lặp lại (nhóm thuyết
trình, nhóm khác lắng nghe, bổ sung, trưng bày áp phích, mô hình) …
- Là người tổng kết thảo luận nhóm, nhận xét và rút kinh nghiệm về kết quả
thảo luận, đáp ứng yêu cầu của bài học, thời gian … và nếu hoạt động nhóm
chưa mang lại kết quả như mong muốn thì phải giúp học sinh các lỗi đã mắc
phải để lần thảo luận sau làm tốt hơn.
- Giáo viên cần trang bị kỹ năng giao tiếp (sự thân thiện, thái độ tôn trọng lịch
sự, sẵn sàng hỗ trợ chia sẻ với tất cả các nhóm).
- Kỹ năng tổ chức, phân công và điều hành, kết nối các nhóm với nhau.
1. 2. Dạy học tích hợp.
Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập
góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều

4



cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm
hòa nhập HS vào cuộc sống lao động [2].
1.2.1. Khái niệm dạy học tích hợp. Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới
chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là
giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó
lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực
cần thiết.[3]
1.2.2. Ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn.
So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn không có
nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học bởi: Cho dù dạy
học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta phải tổ chức các hoạt động
dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo, tăng khả năng vận dụng kiến thức
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời học sinh không phải học lại
nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc học
quá tải hay nhàm chán do học sinh đã được học ở môn khác, nhờ đó cho phép
chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn vừa tăng cường
khối lượng và chất lượng thông tin.[3]
1.2.3. Đặc trưng của dạy học tích hợp.
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực
học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của
cuộc sống. Dạy học tích hợp đặc điểm sau đây: [3]
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện
được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày,
làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải
hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để
giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc

làm cho con người trở nên "mù chữ chức năng.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT.
1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên.
Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương
pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sử
dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội
dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sử
dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà không có thêm các
sơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng các
phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.2. Việc học của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 chiếm
tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ
chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ
5


học, có khi lớp 48-52 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em
phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ
môn Công nghệ 10.
Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như:
thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình… cùng với những câu hỏi tìm
tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em
tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp giáo viên sử dụng
phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo… lớp học trở nên trầm,
ít học sinh phát biểu xây dựng bài.
2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở trường
THPT hiện nay.
Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để

dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi
phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có
năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo
viên hiện nay vì một số trường chưa có giáo viên chuyên ngành kỹ thuật nông
nghiệp. Ở một số trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
học tập của bộ môn như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùng
dạy học cần thiết…
Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học Công
nghệ 10 hiện nay do môn này không được học sinh coi là môn học chính, vì
không thi tốt nghiệp, không thi đại học. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông
lõng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh.
3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
Khi giáo viên đưa ra câu hỏi đặc biệt là câu vận dụng học sinh thường làm bài
qua loa ,sơ sài và giải thích rất chung chung chủ yếu nêu lại kiến thức sách giáo
khoa mà chưa biết cách khai thác nội dung kiến thức đã học để vận dụng vào
giải quyêt các tình huống cụ. Kết quả bài kiểm tra như sau:
Lớp

Tổng
số

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém


TL
TL
TL
TL
TL
SL
SL
SL
SL
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
10A1
45
0
0
12 26,7% 23 51,1% 8 17,7% 2 4,4%
10A2
45
2 4,4% 18 40%
23 51,1% 2 4,4%
0
0
Đây là hai lớp mũi nhọn của trường lớp 10A1 (chọn A), 10A2 ( chọn B)
nhưng kết quả điểm khá, giỏi ít đặc biệt lớp 10A1 còn không có điểm giỏi chính
vì vậy trong giờ học sinh các em có cảm giác nhàm chán thậm chí còn mang cả
môn học khác ra làm. Từ thực trạng trên tôi đã trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để

các em phải yêu thích môn sinh và vui vẻ học cũng như các môn chính giúp các
em tự tin giải quyết được mọi tình huống có liên quan trong cuộc sống. Và tôi
buộc phải thay đổi phương pháp dạy.
Dạy học theo hướng phối hợp phương pháp thảo luận nhóm với kiến thức
các môn học liên quan vào một bài giảng với lớp thực nghiệm là 10A1 và lớp
đối chứng là 10A2.
SL

6


III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp.
Để thực hiện đề tài này tôi đã đề ra các giải pháp như sau :
- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của PPDH thảo luận nhóm và dạy học
tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn công nghệ 10 để
xác định được các nội dung cần dạy học liên môn.
- Xây dựng được chủ đề, nội dung dạy học tích hợp liên môn, chủ đề định
hướng phát triển năng lực học sinh.
- Trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn “liên quan” để xác
định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, liên môn, phương tiện dạy
học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối
tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo thực
hiện được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể trong (Thiết kế giáo án).
- Tổ chức dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm, tích hợp liên môn và rút
kinh nghiệm.
2. Các biện pháp thực hiện.
2.1 . Khởi động và giao nhiệm vụ (thực hiện trước 1 tuần).
2.1.1 .Mục tiêu.

- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu.
- Thành lập được các nhóm theo trình độ.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
2.1.2.Cách thức tổ chức hoạt động.
Bước 1: GV và HS cùng thảo luận chủ đề sau:
Chủ đề 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân hoá
học.
Chủ đề 2: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân hữu
cơ.
Chủ đề 3: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh
vật.
Chủ đề 4: Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón hiện nay? Giải pháp sử dụng
phân bón hiệu quả nâng cao năng suất bảo vệ môi trường.
Bước 2: Thành lập nhóm.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm (11-12 người).
- Nhóm được thành lập dựa theo năng lực, trình độ của học sinh.
- Học sinh có mức độ tư duy cao sẽ được phân công vào nhóm riêng, những
bạn có năng lực sử dụng powerpoint được bố trí vào chủ đề 4.
Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn thực hiện.
Nhóm
1

Nội dung
nhiệm vụ
Chủ đề 1

Điều chỉnh nhiệm vụ và ghi chú
Soạn hệ thống câu hỏi và câu trả lời cho từng chủ
7



2
3

Chủ đề 2
Chủ đề 3

4

Chủ đề 4

đề mà GV yêu cầu, đồng thời nghiên cứu nội dung các
chủ đề khác để trả lời hay đặt câu hỏi phản biện.
Viết bài thuyết trình đồng thời nghiên cứu nội dung
của các chủ đề của các nhóm để trả lời hay đặt câu hỏi.

2.2. GIÁO ÁN
Tiết PPCT 12.
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG.
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh phải:
1. Về kiến thức:
- Kể tên được một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp. Cho
ví dụ từng loại.
- Nêu được đặc điểm và tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong
nông, lâm nghiệp.
- Mô tả được cách sử dụng các loại phân bón và giải thích được cơ sở khoa
học của việc sử dụng. Nêu được ví dụ minh họa.

- Tìm các giải pháp sử dụng phân bón có hiệu quả và không gây ô nhiễm môi
trường.
- Liên hệ đến địa phương trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trong việc sử
dụng phân bón hợp lí với năng suất cây trồng và với môi trường.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện năng lực tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm
việc độc lập.
- Học sinh có cơ hội được rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm cần thiết
cho cuộc sống như:
+ Tính sáng tạo và ham học hỏi, tìm hiểu tri thức, thực hiện và trao đổi ý
tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và tiếp nhận những ý tưởng mới mẻ, đa
dạng.
+ Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng được những hiểu biết về phân bón để tham gia và vận
động mọi người sử dụng phân bón hợp lý, tăng năng suất cây trồng, tăng độ phì
nhiêu cho đất, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
- Học sinh hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say
mê với môn sinh học, say mê nghiên cứu khoa học.
II. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực:
- Hợp tác nhóm, thuyết minh, quan sát, phân tích, đóng vai( xử lí tình huống),
vấn đáp.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, máy ảnh, các slide, bút dạ, giấy A4.
8


- Mẫu một số loại phân bón thường dùng (đạm, lân, kali, NPK…), 4 cốc hoặc
bình tam giác có dán nhãn (GV phân công nhóm 1 chuẩn bị và làm thí nghiệm

hòa tan các loại phân vào nước).
- Nội dung kiến thức, phiếu học tập.
Tên các loại phân Khái niệm, phân loại Đặc điểm , tính chất Cách sử dụng
Phân hóa học
Phân hữu cơ
Phân VSV
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung như đã được phân công.
- Hoàn thành phiếu học tập.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
2. Kiểm tra: kết hợp trong lúc giảng bài.
3. Bài mới : GV hỏi Trong việc cải tạo đất trồng , muốn tăng độ phì nhiêu của
đất người ta thường sử dụng biện pháp nào? (HS: Bón phân).
GV giảng thêm: Tại Hội nghị phân bón thế giới (1937) từng nói: “Cơ sở sản
xuất nông nghiệp là độ phì nhiêu. Cơ sở độ phì nhiêu là phân bón, nhờ phân
bón mà đất xấu củng trở thành đất tốt…”? Vậy phân bón gồm những loại nào?
HS trả lời → GV sắp xếp ở bảng
Phân đạm, lân, kali
Phân hoá học
Phân hỗn hợp NPK
Phân vi lượng
Phân bón

Phân hữu cơ

Phân xanh: bèo…
Phân chuồng…
Phân rác, phân bùn, phân bắc…


Phân vi sinh vật
GV kết luận và vào bài mới: Như vậy, có rất nhiều loại phân bón khác nhau.
Muốn sử dụng có hiệu quả thì chúng ta phải hiểu đặc điểm, tính chất và cách sử
dụng của các loại phân đó. Để hiểu rõ các loại phân này chúng ta nghiên cứu bài
hôm nay (ghi bảng).
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
hoá học.
Mục tiêu: - Nắm được khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân hoá
học cũng như những ưu điểm và hậu quả của chúng đối với môi trường và con
người. Từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý.
GV: Mời nhóm 1 lên trình bày.
I.PHÂN
Nhóm 1: - Cử 2 đại diện lên giới thiệu các mẫu phân hóa học và làm HOÁ
thí nghiệm hòa tan các loại phân vào nước.(phụ lục 1- nhóm 1)
HỌC
- Sau đó thành viên nhóm 1 phát PHT cho 2 nhóm còn lại thảo luận Đáp án
các nội dung :
Đáp án
( PHT)
Câu 1: Hãy kể tên một số loại phân hoá học?
9


Câu 2: Vì sao gọi chúng là phân hóa học? Phân hóa học là gì?
Câu 3: Cho biết đặc điểm của các loại phân hóa học?
Câu 4: Cách sử dụng, ưu, nhược các loại phân hóa học?
Câu 5: Khi bón phân hóa học cần phải lưu ý điều gì?
Câu 6: Các bạn sẽ vận dụng như thế nào vào thực tiễn sản xuất

sau khi học xong phần này?
Đồng thời các nhóm có thể đưa thêm câu hỏi thắc mắc cho nhóm 1
trả lời.
Qua mỗi câu hỏi, nhóm 1 nhận xét và đưa ra đáp án.
Giáo viên nhận xét câu hỏi và câu trả lời của các nhóm và chốt kiến
thức.
GV nhận xét nhấn mạnh: Phân hóa học có vai trò rất lớn trong việc
tăng nhanh năng suất cây trồng. Tuy nhiên khi bón cần phải thực hiện
theo nguyên tắc ‘4 đúng’’
GV: Hỏi thêm
Trong các loại phân đó loại nào thường dùng nhất? Vì sao?
HS : suy nghĩ trả lời.
Đáp án: Vận dụng kiến thức hóa học 11: Bài 12 phân bón hóa học
và toán học.
-Loại thường dùng nhất là urê.Vì trong urê chứa hàm lượng nitơ rất
cao 46 %.
Ví dụ:
28
= 21,21%
Phân đạm amoni (NH4)2SO4: %N =
28 + 8 + 32 + 64
28
%N =
= 46,67%
Phân urê(NH2)2CO :
28 = 4 + 12 + 16
14
= 16,47%
Phân đạm nitrat NaNO3 : %N =
23 + 14 + 48

GV: Đưa câu hỏi mở rộng và liên hệ
- Nếu quá lạm dụng phân hóc học sẽ gây ra những hậu quả gì?Cần
làm gì để khặc phục hậu quả trên?
- Con người ngày càng mắc nhiều bệnh tật có liên quan gì đến việc
sử dụng phân không?
GV: Chiếu hình ảnh về tác hại nếu quá lạm dụng phân hóa học.
( phụ lục 2) [9]
HS : Quan sát , suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
GV Giảng giải thêm ( phụ lục 3) [9]
GV hướng dẫn Để giải thích cơ sở hiện tượng cây bị vàng cháy táp
lá ,cơ sở gây chua đất ta vận dụng kiến thức môn học sau:
Sinh 10 bài 11- CB : Khi bón quá nhiều phân hóa học thì môi
trường đất trở nên ưu trương làm tế bào rễ cây không hút được nước,
mất nước đồng thời lá liên tục thoát hơi nước
cây héo, táp lá. [8]
Hóa học Khi bón phân hóa học vào đất như:
(NH4)2SO4
2NH4+ + SO42- (Cây trồng hút NH4+ nhả H+ khi
10


đó: 2H+ + SO42- H2SO4 gây chua cho đất).
KCl
K+ + Cl- (Cây trồng hút K+ nhả H+
khi đó H+ + ClHCl gây chua cho đất). [6]
GV: Phân đạm , kali dễ tan khi bón sẽ phân li thành ion tham gia
phản ứng trao đổi với keo đất.
GV lấy ví dụ:
H+
4K+

+ KCL →
+ ALCl3 + HCL
3+
AL


ALCl3 + 3H20 → AL(0H)3 + 3HCL
Cơ sở của bón vôi cải tạo đất [6]
VD: CaCO3 + 2H2O → Ca(OH)2 + H2CO3
Ca(OH)2 + 2HCL → CaCL2 + H2O → Giảm độ chua của đất
Tích hợp GDBVMT.
- Qua bài học giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường sống , bảo
vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng và xã hội, tuyên truyền vận động
mọi người cùng tham gia.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
hữu cơ.
Mục tiêu: - Nắm được khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân hữu
cơ cũng như ưu , nhược diểm của chúng từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý.
GV mời nhóm 2 lên giới thiệu nội dung nghiên cứu của nhóm ( đã II.
giao chuẩn bị trước ở nhà )bằng hình ảnh tự chụp hoặc siêu tầm.
PHÂN
( phụ lục 4) [9]
HỮU
- Sau đó thành viên nhóm 2 phát PHT cho 2 nhóm còn lại thảo luận CƠ
các nội dung :
Đáp án
Câu 1: Hãy kể tên một số loại phân hữu?
Đáp án
Câu 2: Cho biết đặc điểm của các loại phân hữu cơ?
( PHT)

Câu 3: Cách sử dụng, ưu, nhược các loại phân hữu cơ?
Câu 4: Khi bón phân hữu cơ cần phải lưu ý điều gì? ( trước khi
bón cần làm gì? Bón vào lúc nào? bón như thế nào?)
Câu 5: Các bạn sẽ vận dụng như thế nào vào thực tiễn sản xuất
sau khi học xong phần này?
Đồng thời các nhóm có thể đưa thêm câu hỏi thắc mắc cho nhóm 2
trả lời.
Qua mỗi câu hỏi, nhóm 2 nhận xét và đưa ra đáp án.
Giáo viên nhận xét câu hỏi và câu trả lời của các nhóm và chốt kiến
thức.
GV nhận xét nhấn mạnh: Phân hữu cơ giúp tạo nên sự phì nhiêu
của đất canh tác từ đó tạo sự mạnh khỏe và vững bền cho cây trồng
để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Góp phần tạo nên
nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch.
GV: Đưa câu hỏi mở rộng.
- Tại sao cần phải ủ phân kĩ trước khi bón?
- Vì sao nên dùng bón lót và khi bón nên vùi xuống đất?
11


GV: Chiếu quy trình ủ phân chuồng và phân xanh.
HS: Quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
GV Nhận xét và chốt kiến thức. ( phụ lục 5) [9]
GV: Giải thích thêm bằng kiến thức liên môn sau.
Sinh 10 bài 23 - CB Để đồng hóa xác động thực vật và chất thải
động vật trong phân,trong đất VSV đã tiết ra các loại enzim phân giải
chúng thành chất đơn giản tạo nên chất dinh dưỡng cho cây trồng. [8]
Ví dụ
vsv phân giải tiết enzim
Xác thực vật

Chất dinh dưỡng cho cây.
(xenlulôzơ )
Xenlulaza
(glucôzơ )
GV: Câu hỏi liên hệ
-Tại sao khi chở phân chuồng ra đồng nông dân thường chất đống và
chát bùn kín lại ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
Tích hợp GDBVMT
- Qua bài học giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường sống
,hướng HS tới nền nông nghiệp sạch ,bền vững đảm bảo sức khỏe
con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
vi sinh vật.
Mục tiêu: - Nắm được khái niệm, phân loại, đặc điểm và cách sử dụng phân vi
sinh vật cũng như ưu, nhược diểm của chúng từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý.
GV: Mời nhóm 3 lên giới thiệu nội dung nghiên cứu của nhóm ( đã III.
giao chuẩn bị trước ở nhà )bằng hình ảnh siêu tầm. ( phụ lục 6) [9]
PHÂN
- Sau đó thành viên nhóm 3 phát PHT cho 2 nhóm còn lại thảo luận VI
các nội dung:
SINH
VẬT
Câu 1: Hãy kể tên một số loại phân VSV?Phân VSV là gì?
Đáp án
Câu 2: Cho biết đặc điểm của các loại phân VSV?
( PHT)
Câu 3: Cách sử dụng, ưu, nhược các loại phân VSV?
Câu 4: Tác dụng của phân VSV?
Câu 5: Các bạn sẽ vận dụng như thế nào vào thực tiễn sản xuất

sau khi học xong phần này?
Đồng thời các nhóm có thể đưa thêm câu hỏi thắc mắc cho nhóm 3
trả lời.
Qua mỗi câu hỏi, nhóm 3 nhận xét và đưa ra đáp án.
Giáo viên nhận xét câu hỏi và câu trả lời của các nhóm và chốt kiến
thức.
GV nhận xét nhấn mạnh: Phân VSV có chứa các VSV sống, thúc
đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng
khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu, tổng hợp một số chất dinh dưỡng
cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), khống chế các mầm bệnh tồn tại
trong đất, nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón. Tuy nhiên
mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây nhất định.
GV lấy ví dụ: Phân VSV cố định đạm rất thích hợp bón cho cây họ
đậu vì ( vận dụng kiến thức bài 5,6 sinh 11- CB để giải thích )
12


Con đường sinh học: do VSV thực hiện (các VK này có
enzim nitrogenaza có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hoá trị của nitơ
để liên kết với hidro tạo ra NH3). [10]
2H
2H
2H
N=N-NH=NH- NH2-NH2 NH3
GV giảng thêm: Một số lưu ý khi sử dụng phân vi sinh. (phụ lục –
6)
GV: Tích hợp GDBVMT
- Qua bài học giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường sống
,hướng HS tới nền nông nghiệp sạch ,bền vững đảm bảo sức khỏe
con người.

- Giáo dục hướng nghiệp cho HS. ( kỹ sư nông nghiệp)
Đáp án PHT
Các
loại

Phân
hóa
học

Phân
hữu


Khái niệm, phân loại

Đặc điểm, tính chất

Là loại phân được sản
xuất bằng quy trình công
nghiệp, có sử dụng nguyên
liệu tự nhiên hoặc tổng
hợp.
Phân loại
- Phân đơn nguyên tố: N, P,
K…
- Phân đa nguyên tố:
NPK…

- Chứa ít nguyên tố D2
nhưng tỷ lệ chất D2 cao.

- Dễ hòa tan (trừ lân) 
Cây dễ hấp thu và hiệu
quả nhanh.
- Bón nhiều năm dễ làm
đất hóa chua.

- Là loại phân bón có
nguồn gốc từ chất hữu cơ.
Phân loại
- Phân xanh: bèo, thân lạc,
đậu…
- Phân chuồng: Phân lợn,
trâu, bò…
Ngoài ra có các loại phân
bùn, phân rác, phân bắc.

Cách sử dụng

- Bón thúc là
chủ yếu, bón
lót với lượng
nhỏ
(đạm,
kali) ?
- Phân lân bón
lót.
- Phân NPK
bón lót và bón
thúc.
- Kết hợp bón

vôi để cải tạo
đất.
- Chứa nhiều nguyên tố - Bón lót là
D2.
chính.
đa lượng: N, P, K…
Ví dụ: Bón
trung lương:Ca, Mg, ..
lúc cày → bừa
vi lượng: Fe, Zn, Cu…
lấp đất.
2
- TP và tỷ lệ chất D
không ổn định.
- Trước khi
2
- Chất D cây không sử dùng phải ủ
dụng được ngay mà qua hoai mục ?
QT khoáng hóa  Hiệu
quả chậm.
- Bón nhiều không làm
hại đất.

13


Phân
vi
sinh


- Là loại phân bón có chứa
các loài vi sinh vật sống.
Phân loại
- Phân VSV cố định đạm.
- Phân VSV chuyển hóa
lân.
- Phân VSV phân giải chất
hữu cơ.

Nội dung

- Chứa VSV sống.
- Thời gian sử dụng ngắn.
- Chỉ thích hợp với 1 hay
1 nhóm cây trồng nhất
định.
- Bón nhiều không làm
hại đất.

Ưu- nhược điểm của các loại phân
Phân hóa học
Phân hữu cơ

- Trộn hoặc
tẩm vào hạt,
rễ cây trước
khi gieo.
- Bón trực tiếp
vào đất để
tăng số lượng

VSV.
Phân VSV

Ưu

+ Tỉ lệ chất D2 cao.

Nhược

+ Bón nhiều lần, bón liên + Có thành phần + Thời hạn sử
tục nhiều năm làm đất hóa và tỉ lệ các chất D2 dụng ngắn.
chua, chai cứng.
không ổn định.
+ Mỗi loại phân
+ Hút ẩm mạnh, dễ chảy + Phân giải chậm chỉ thích hợp
nước.
Hiệu quả chậm. với 1 hoặc 1
nhóm cây trồng
+ Bón không hợp lí có thể
nhất định.
gây hại cho sức khỏe người,
động vật.

+ Chứa nhiều + Chứa VSV
nguyên tố D2
sống, không gây
+ Dễ hòa tan (trừ phân lân)
ô nhiễm môi
 cây dễ hấp thụ  Hiệu + Có tác dụng cải
trường, không

tạo đất.
quả nhanh.
làm hại đất.
+ Bón liên tục
nhiều năm không
làm hại đất

4.Củng cố: GV mời nhóm 4
(Thuyết trình qua PowerPoint (phụ lục 7– nhóm 4). [10]
Các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi phản biện.
Sau khi nhóm 4 thuyết trình xong GV yêu cầu HS nhóm khác đưa ra câu hỏi
phản biện?
HS nhóm 4 ghi chép câu hỏi các nhóm và đưa ra phương án trả lời.
Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh: “Sử dụng phân bón hiện nay ở nước ta và
nhiều địa phương quanh ta còn bất cập, chủ yếu theo thói quen và kinh nghiệm
nên dẫn đến bón phân không hợp lí. Đặc biệt là lạm dụng phân bón hóa học gây
nên ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tồn đọng trong nông sản và đe
dọa cuộc sống của con người”.
Giải pháp quan trọng là:
1. Bón phân hợp lí.
14


- Đúng cách, đúng lúc, đúng loại và đúng liều lượng.
- Phù hợp với yêu cầu của giống, phù hợp với thời kì sinh trưởng.
- Phù hợp với đất và thời tiết.
2. Sử dụng phân vi sinh.
3. Ủ hoai phân chuồng, cây phân xanh, cây họ đậu để bón lót.
4. Bảo vệ cấu trúc và hoạt động của VSV đất (vi khuẩn nốt sần cây họ đậu, các
VSV chuyển hóa các chất không tan thành dạng hòa tan…).

Chọn đúng phân bón, bón phân hợp lí quyết định năng suất cây trồng và bảo
vệ môi trường sống.
5. Hướng dẫn về nhà:
Sử dụng tình huống dạy học: Bác Nam có làm 5 sào ruộng, nhưng do hoàn
cảnh gia đình nghèo nên bác đang phân vân lựa chọn phân bón nào cho phù hợp
(biết bác An có chăn nuôi trâu và lợn). Dựa vào kiến thức đã học về các loại
phân bón em hãy cho bác An lời khuyên?
Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ CHO ĐỀ TÀI
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Phân hóa học là loại phân:
A. Được sản xuất theo quy trình công nghiệp. B. Có chứa các loài VSV.
C. Loại phân sử dụng tất cả các chất thải.
D. Loại phân xanh.
Câu 2: Loại phân nào dùng để bón lót là chính:
A. Đạm.
B. Phân chuồng.
C. Phân NPK.
D. Kali.
Câu 3: loại phân nào có chức các VSV sống có lợi cho cây trồng?
A. Phân VSV.
B. Phân chuồng.
C. Phân NPK.
D. Kali.
Câu hỏi hiểu
Câu 1: Khi sử dụng bón thúc để thu hoạch nên sử dụng loại phân nào?
A. Phân VSVcố định đạm.
B. Phân chuồng.
C. Phân NPK.

D. Kali.
Câu 2: Phân có tác dụng cải tạo đất:
A. Phân Hóa học.
B. Phân hữu cơ, phân vi sinh.
C. Phân vi sinh.
D. Phân lân.
Câu 3: Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây hiện tượng gì
cho đất?
A. Đất sẽ kiềm hơn.
B. Đất sẽ mặn hơn.
C. Đất sẽ chua hơn.
D. Đất trung tính.
Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Trước khi thu hoạch đu đủ, người nông dân thường sử dụng loại phân
nào để cho trái chín có màu đẹp và thời gian bảo quản lâu hơn? .[5]
A. Phân kali
B. Phân urê.
C. Phân NPK
D. Phân hữu cơ.
Câu 2: Để rút ngắn thời gian hoai mục trong quá trình ủ phân xanh người nông
dân thường bổ sung vào mẻ ủ thành phần nào ? .[5]
A. Phân vi sinh vật cố định đạm.
B. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân khó tan thành dễ tan.
15


C. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
D. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ thành vô cơ.
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Một người nông dân khi thấy ruộng lúa sinh trưởng rất mạnh, lá to,

rườm rà, mềm yếu, dễ đổ ngã, sâu bệnh dễ phá hoại… hỏi em nguyên nhân. Em
sẽ trả lời họ như thế nào? [5]
A. Bón thừa phân đạm.
B. Bón thừa phân lân.
C. Bón thừa phân kali.
D. Bón thừa phân canxi.
Câu 2: Sau khi bón đạm cho rau có thể thu hoạch rau thời gian nào tốt nhất để
sản phẩm an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
nông dân? Giải thích?
A. A. 1-3 ngày sau khi bón.
B. 5-9 ngày sau khi bón.
C. 10-15 ngày sau khi bón.
D. 16-20 ngày sau khi bón .
Đáp án C vì lượng nitrat trong rau thấp an toàn cho sức khỏe con người.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Đặc điểm, tính chất phân hữu cơ? Kĩ thuật sử dụng? [5]
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
- Chậm hòa tan trong môi trường.
- Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất.
Kĩ thuật sử dụng.
Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính (cần ủ hoai mục).
Câu 2: Phân VSV là gì? Cho ví dụ minh họa? [5]
Phân vi sinh vật là gì: Phân VSV là loại phân bón có chứa VSV sống.
Ví dụ: Phân VSV cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ….
Câu hỏi hiểu
Câu 1: Vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chủ yếu? Trước khi bón phải ủ
hoai mục? [5]
- Phân hữu cơ phải trải qua thời gian phân hủy mới có thể cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây được.

- Trước khí bón phải ủ vì ủ phân có tác dụng đẩy mạnh quá trình phân giải các
chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm, diệt mần bệnh, nấm, trứng giun sán
Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ phải trải qua quá trình khoáng hóa mới
sử dụng được.
Câu 2: Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón lượng nhỏ? Nếu bón
lượng lớn thì sao? [7]
- Vì chúng dễ tan nếu bón một lượng lớn cây không hấp thụ kịp sẽ bị rửa trôi
chất dinh dưỡng, lãng phí phân tốt nhất nên bón với lượng nhỏ và chia làm
nhiều lần.
- Bón lượng lớn không có tác dụng cải tạo đất mà còn lãng phí phân và gây chua
đất .
Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Chị Hà thấy trên tivi nói vai trò của phân hữu cơ rất tốt ngoài cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng cải tạo đất trồng. Dựa kiến thức đã học

16


em hãy tư vấn giúp chị về cách sử dụng phân phân hữu cho phù hợp và đạt hiệu
quả. [9]
Giải thích: → Phân hữu cơ là loại phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần
thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đồng thời cải tạo môi
trường đất rất tốt và nguồn phân này rất phong phú và đang dạng... Tuy nhiên
phân hữu cơ chứa phân giải chậm trong môi trường, chứa nhiều chất độc hại,
chứa nhiều VSV gây hại cho cây trồng, môi trường và con người. Vì vậy trước
khi sử dụng cần phải ủ loại phân này cho hoai mục và dùng để bón lót là chính.
Câu 2. Tại sao trời rét đậm không nên bón phân đạm?
Giải thích: Trời rét đậm không nên bón phân đạm cho cây vì phân đạm khi
tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp
cây còn bị ngộ độc và chết. [6]

Câu 3. Tại sao khi tưới nước giải cho cây trồng, cây xanh tốt?
Giải thích: Tưới nước giải chính là bón đạm cho cây vì trong nước giải có
chứa hàm lượng ure.[6]
Câu 4. Tại sao dùng tro bón cho cây trồng?
Giải thích: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân
kali cho cây.[6]
Câu 5. Một số nông dân trồng cây ăn quả sau khi thu hoạch quả họ liền bón thúc
thêm nhiều phân N và K với suy nghĩ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt để
vụ sau nhiều quả hơn. Suy nghĩ của họ có đúng không? Dựa vào kiến thức đã
học em hãy tư vấn cho họ cách sử dụng phân bón cho hợp lí. [9]
Trả lời: Suy nghĩ của họ là chưa đúng vì → Khi vừa cho thu hoạch xong, cây
cần có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục lại quá trình tiêu hao dinh dưỡng. Vào
thời điểm này cây cần hàm lượng dinh dưỡng ít do đó cần chú ý hàm lượng phân
bón cho phù hợp.Trong trường hợp này bà con nông dân đã lạm dụng phân bón
và có thể dẫn đến một số tác hại sau:
- Bón thừa phân, gây lãng phí.
- Làm đất bị nhiễm chua.
- Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển cây trồng.
- Tốn nhiều chi phí trong quá trình sản xuất.
» Vì vậy cần phải chú ý đến từng thời kì sinh trưởng, phát triển của cây mà
cung cấp lượng phân bón cho phù hợp, tránh gây lãng phí và làm ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái.
Câu 6. Trong tài liệu hướng dẫn bón phân cho lúa khuyến cáo bà con bón theo
công thức phân 115-48-42 có nghĩa là trong 1 ha phải bón 115 kg N, 48 kg P 2O5
và 42 kg K2O. Giả sử chúng ta sử dụng các loại phân đơn sau để bón Urê 46%
N, super lân 16 % P2O5 và KCl 60 % K2O. Tính lượng phân bón cần cho 1 ha lúa
trong 1 vụ ? [9]
Giải
- Lượng Urê cần thiết để bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ:
(115 x 100 ): 46 = 250 kg Urê 46% N

- Lượng super lân cần bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ:
(48 x100) : 16 = 300 kg super lân 16 % P2O5.
- Lượng KCl cần bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ:
17


(42 x 100) : 60 = 70 kg KCl 60 % K2O.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua thời vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp dụng vào giảng dạy ở trường
trong thời gian qua tôi nhận thấy đề tài đã đạt được những hiệu quả sau:
1. Đối với chất lượng giảng dạy trong nhà trường
Phương pháp này sẽ giúp GV không chỉ trong nhóm mà cả GV các môn “liên
quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến thức liên quan, về việc lựa
chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học sao cho có
hiệu quả nhất. Chính điều đó sẽ làm phong trào giảng dạy trong nhà trường trở
nên sôi nổi, khuấy động thêm niềm đam mê, nhiệt huyết và yêu nghề của từng
giáo viên.
2. Đối với học sinh
- Kết quả học tập của học sinh đạt được là cao
- Bằng những quan sát định tính tôi thấy ở các tiết dạy theo phương páp mới
các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới
với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan
điểm.
- Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy
trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút
ra kiến thức => Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.
- Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể => Tăng
khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học => Tạo động lực cho học sinh
học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em.

- Bài kiểm tra 15 ’ sau mỗi tiết học ở cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận
dụng thấp và vận dụng cao các em đều đạt kết quả cao.
Lớp
Phương Lần
Điểm
pháp
kiểm
0, 1, 2
3, 4
5, 6
7, 8
9, 10
tra
10A1 Phương
1
4(8,9%) 6(13,3%) 29(64,4%) 6 (13,3%)
0 (%)
(45
pháp
2
2(4,4%) 2(4,4%) 20(44,4%) 17(37,7%) 4(8,9%)
HS)
mới
3
0
1 (2,2%) 13(28,9%) 21(46,7%) 10(22,2%)
10A2 Truyền
(45
thống
HS)


1
3(6,7%) 5(11,1%) 21(46,7%) 15(33,3%) 4 (8,9%)
2
1(2,2%) 5(11,1%) 17(37,7%) 14(31,1%) 8 (16%)
3
0 (0%) 6(13,3%) 18(40%) 15(33,3%) 6(13,3%)
Qua kết quả bài kiểm tra cho thấy đã có sự chênh lệch giữa 2 lớp. Đặc biệt là
số học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp 10A1 tăng nhiều hơn còn số học sinh yếu,
kém giảm đi trông thấy. Chứng tỏ các em không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản
mà còn biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết vấn đề trong thục tiễn sản xuất
có hiệu quả.
18


3. Đối với bản thân và đồng nghiệp
- Năng lực dạy học tích hợp liên môn của giáo viên được nâng cao
- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của các PPDH
tích cực,dạy học tích hợp liên môn.
- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các
kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức
các hoạt động dạy học… => Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin
khi tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu.
- Biết “tích hợp” vừa đủ kiến thức các môn “liên quan”, tránh trùng lặp, nặng
nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua, nhưng cũng không biến giờ học công nghệ
thành giờ Sinh, Hóa hay ngược lại.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Những thay đổi to lớn của tình hình thế giới cùng với tình hình hiện nay của
nhà trường (sự tăng lên về số lượng thông tin, điều kiện tiếp nhận thông tin trở

nên dễ dàng), đòi hỏi phải thay đổi cách dạy và cách học. Trong đó, việc dạy học
theo phương pháp tích cực có tích hợp liên môn vừa là xu hướng tất yếu, vừa là
PPDH có hiệu quả, không chỉ giúp HS hiểu được bản chất của kiến thức sinh
học, mà còn giúp các em nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống.
Tôi nhận thấy để thực hiện được PPDH này một cách có hiệu quả thì đòi hỏi
người GV cần phải có những điều kiện sau:
1. Giáo viên phải có kiến thức vững ( tức GV phải có sự am hiểu sâu, rộng ).
Muốn vậy thì phải học: học từ tài liệu, học đồng nghiệp, học từ nhiều môn, học
bất cứ nơi đâu, lúc nào có thể .
2. Giáo viên cần trang bị kỹ năng giao tiếp (sự thân thiện, thái độ tôn trọng lịch
sự, sẵn sàng hỗ trợ chia sẻ với tất cả các nhóm). Kỹ năng tổ chức, phân công,
điều hành, kết nối các nhóm với nhau.
3. Tăng cường việc ứng dụng CNTT, đồ dùng dạy học trực quan(nhất là các thí
nghiệm, mẫu vật sống ) vì đây là hai yếu tố quan trọng để giảm tải các hoạt động
của thầy trên lớp, học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức, lôi cuốn và tạo hứng
thú trong tiết học.
4. Chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh biết cách nhắc nhở hoặc
động viên các em kịp thời, có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng
học sinh. Tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo để phát triển trí tuệ.
5. Làm tốt công tác chuẩn bị cho mỗi tiết lên lớp như: Lên Kế hoạch giảng dạy,
soạn giáo án, tìm hiểu những tài liệu liên quan đến bài dạy…
- Trong quá trình thực hiện, tôi đã tập trung vào giải quyết nhiệm vụ cơ bản của
đề tài: Dạy bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón
thông thường - Công nghệ 10” theo hai phương diện:
+ Tích hợp kiến thức các môn (Hóa, Sinh, Toán) có liên quan vào bài dạy sẽ
giúp HS giải thích cơ sở của các quá trình biến đổi của đất, phân, cây trồng đồng
19



thời hình thành cho các em thế giới quan duy vật biện chứng. Từ đó nâng cao
chất lượng giảng dạy và tạo hứng thú cho người học.
+ Tích hợp các mặt giáo dục (hướng nghiệp, môi trường,bảo vệ sức khỏe) trong
bài dạy giúp các em có cách nhìn nhận đúng để đi đến những quyết định, hành
động đúng
- PPDH này vận dụng vào giảng dạy chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
2. Kiến nghị
1. Để việc dạy học theo hướng tích hợp có hiệu quả thì điều quan trọng là bản
thân người GV phải nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ. Nhà trường phổ thông
cũng cần tạo điều kiện cho GV được trau dồi kiến thức thường xuyên để đáp
ứng được đòi hỏi của dạy học tích hợp.
2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn nên tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt
theo phương phápdạy học tích cực có tích hợp liên môn bằng việc xây dựng các
nội dung, chủ đề dạy học tích hợp để dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội
dung và phương pháp tổ chức.
3. Bộ và các Sở giáo dục và đào tạo vận dụng quan điểm tích hợp vào xây dựng
kế hoạch chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học tích cực, tích hợp liên môn
cho giáo viên và thi giáo viên giỏi theo chủ đề dạy học tích hợp liên môn nhằm
giảm tải cho Sở, trường. Đồng thời tăng cường tổ chức cho học sinh thi về vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
4. Các trường đại học sư phạm phải xây dựng khung chương trình chi tiết cho
việc đào tạo sinh viên sư phạm theo hướng nâng cao năng lực dạy học tích hợp
liên môn, dạy học tích cực.
5. Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng khung chương trình theo hướng dạy học tích
hợp liên môn ở tất các môn học một cách đồng bộ, logic để tránh sự chồng chéo,
biệt lập về kiến thức các môn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những hạn chế thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn.
XÁC NHẬN

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm2018
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hạnh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2008), “Hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường
phổ thông”, Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm TP HCM.
2. Xavier Roegiers, Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các
năng lực ở nhà trường? Nguyên bản tiếng Pháp – Người dịch: Đào Trọng
Nguyên, Nguyễn Ngọc Nhị, NXB Giáo dục 1996.
3. Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương. Dạy học tích hợp – Phương thức phát
triển năng lực học sinh. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo
giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên.Hà Nội, 2014, tr.23-28.
4. Sách giáo viên Công nghệ 10 -) NXBGD- Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên).
5.Thiết kế bài giảng công nghệ 10 – NXBHN- Nguyễn Minh Đồng (Chủ biên).
6.Hóa học 11 (CB) NXBGD 2011 - Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên).
7.Công nghệ 10 NXBGD 2007 – Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên).
8.Sinh học 10 (CB) NXBGD 2010 - Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên).
9.Nguồn Internet.
10.Sinh học 11 (CB) NXBGD 2011 - Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên).

Phụ lục 1- nhóm 1.

21


22


Phụ lục 2.

Cá chết do “phì dưỡng”

Đất chua chai cứng

lúa đỗ ngã

Theo Hiệp hội các Trung tâm chống độc của Mỹ, vào năm 2014 có khoảng
1.500 ca bị ngộ độc từ các sản phẩm phân bón cây trồng dùng trong nhà.

23


Phụ lục 3.
Tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học
Người nông dân Việt Nam luôn có một tâm lý, phải nhanh phải nhìn thấy thì
mới chấp nhận sản phẩm đó tốt. Đó chính là lý do tại sao người trồng lại ưa
chuộng các loại phân bón hóa học. Khi sử dụng phân bón hóa học cho cây thì rất
nhanh từ 3-5 ngày người trồng sẽ cảm nhận thấy sự sinh trưởng mạnh mẽ của
cây trồng, lá xanh, cây nhìn rất tươi tốt. Tuy nhiên, khi bạn lạm dụng phân hóa
hóc sẽ dấn tới hậu quả khôn lường.
Đối với cây: Làm cây bị héo vàng cháy táp lá ,lúa lốp, dễ bị đổ ngã hoặc dễ bị
bệnh do vi khuẩn hoặc sâu bệnh tấn công do sức đề kháng của cây quá yếu và

cuối cùng là hiện tượng cây bị thoái hóa, già cỗi nhanh chóng.
Ví dụ: Đồi chè trên vùng Thái Nguyên và Tuyên Quang, người trồng chè đã vô
tình mà làm hỏng cả vườn chè do việc lạm dụng phân bón hóa học. Cây sau một
thời gian dài bị ép sinh trưởng đã dẫn tới hiện tượng chè không lớn được già cỗi,
tỷ lệ búp chè giảm trầm trọng, và càng sử dụng các loại phân hóa học thì càng
làm tình trạng già cỗi trầm trọng hơn.
Bạn có biết tại sao lại vậy không? Do tồn dư phân hóa học trong đất quá lớn
dẫn tới hiện tượng chai hóa, hệ vi sinh vật có trong đất bị chết, lương mùn có
trong đất giảm mạnh, độ pH trong đất chỉ còn 2-3 đây là hiện tượng đất bị chua
làm cho hệ rễ trong cây không thể phát triển, dẫn tới cây bị còi cọc, già cỗi và
kém phát triển.
Đối với môi trường:
- Gây chua cho đất vì các dạng phân hóa học đều là các muối của acid (hoặc là
muối kép hoặc là muối đơn) khi hòa tan thường gây chua cho môi trường đất.
- Mặt khác sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi
trường sinh thái đất về mặt cơ lí tính ,các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên
kết lại thường tạo thành một lớp rắn đất nén chặt độ co trương kém, kết cấu
vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên chai cứng, tính thông
khí kém đi.
- Ô nhiễm môi trường nước : Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi
được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ
sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân
hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí
và làm các sinh vật không thể sống được
Đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người
- Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với
môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm
không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy
vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô
nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra

sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO 3-)
hoặc Nitrit (NO 2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ
sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi
and Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua
24


việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại
rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây,
nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ
dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho
người đặc biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong
những thập niên gần đây, mức NO 3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà
nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO 3- xuống
nước ngầm. Hàm lượng NO 3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức
khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO 3- trong
nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100
mg/l. Y học đã xác định NO 2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau:
gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các
sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì
chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa
tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy
động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng,
đặc biệt ở phụ nữ.
- Ngoài ra phá vỡ và tiêu diệt hệ VSV có ích trong đất .
- Bón nhiều gây lãng phí phân ….

25



×