Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP GIÁO dục học SINH VI PHẠM TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.32 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH VI PHẠM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Người thực hiện: Dương Văn Hùng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 6
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC

Trang
I. MỞ ĐẦU ............................................................................................

3

1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................

3

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................


4

3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................

4

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................

4

II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ........................

4

1. Cơ sở lí luận của SKKN................................................................
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN ..........................
3. Các SKKN đã áp dụng để giải quyết vấn đề .................................
3.1. Thu thập thông tin HS thông qua phiếu điều tra ........................
3.2. Phân loại HS, lập kế hoạch giáo dục đối với HSVP .................
3.2.1. Phân loại HS vi phạm .....................................
3.2.2. Lập kế hoạch giáo dục đối với HSVP ....................

4
5
6
6
7
7

a. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của HS ...


8

b. Xếp chỗ ngồi, lập sơ đồ lớp ................................................

8

c. Xây dựng qui chế thi đua ....................................................

10

d. Làm sổ theo dõi và xếp loại các HSVP ...............................

13

e. Tin tưởng giao việc phù hợp với khả năng của HSVP..........

14

f. Thành lập các CLB để tạo sân chơi phù hợp cho HSVP ......

15

3.3. Lắng nghe và trò chuyện ...........................................................

16

3.4. Tâm huyết, trách nhiệm, định hướng cho HS ............................

17


4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường ....................................................................... 18
19
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................
1. Kết luận …...................................................................................

19

2. Kiến nghị ……………………………………………………….

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1


TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

HSVP

Học sinh vi phạm


2

HS

Học sinh

3

GV

Giáo viên

4

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

5

GVBM

Giáo viên bộ môn

6

BCS

Ban cán sự


7

NN

Nề nếp

8

SĐB

Sổ đầu bài

9

SL

Số lượng

10

XL

Xếp loại

11

TB

Trung bình


12

TT

Tổ trưởng

13

TĐKT

Thi đua khen thưởng

14

GD - ĐT

Giáo dục và Đào tạo

15

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

16

CLB

Câu lạc bộ


17

THPT

Trung học phổ thông

2


I.
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “hiền dữ phải đâu là
tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”1. Bác cho rằng, con người do ảnh
hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau.
Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt,
có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội đặc biệt là quá trình giáo dục có một
ý nghĩa thật to lớn. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: Nếu xã hội chúng
ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm
đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau. Mỗi cá nhân con người đều
có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy
những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của
các nhà trường, các nhà giáo dục.
Luật giáo dục năm 2005 của nước ta đã đề ra “Mục tiêu giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2. Tuy nhiên
trong những năm gần đây mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến cho một

bộ phận người dân đặc biệt là giới trẻ có những biểu hiện suy thoái về đạo đức,
mờ nhạt về lí tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí gây ra những
hành động phạm pháp. Các tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào học đường
như: HS nghiện games, lô đề, bài bạc, trộm cắp,… Nhiều HS có lối sống tự do,
buông thả, coi thường nề nếp, kỉ cương, vi phạm đạo đức, pháp luật. Số HS này
đang có xu hướng gia tăng, làm đau lòng cha mẹ, đau đầu thầy cô, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự bình yên của mỗi tổ ấm gia đình cũng như sự phát triển
chung của toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi đã đi sâu tìm tòi,
nghiên cứu các giải pháp giáo dục HS đặc biệt là HS thường xuyên vi phạm
trong mỗi tiết học, buổi học, … để tìm ra giải pháp tối ưu. Với cương vị là
GVCN lớp tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục học sinh vi phạm
trong công tác chủ nhiệm lớp” làm đề tài SKKN của mình trong năm học 2017
– 2018.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1
2

Trích trong bài thơ “Nửa đêm” (Tập thơ “Nhật kí trong tù” – Hồ Chí Minh”
Trích điều 2, chương I – Luật giáo dục năm 2005


- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc học từ đó có thêm lòng đam mê
trong học tập và nghiên cứu.
- HS thấy được công lao to lớn của cha mẹ, thầy cô, … cố gắng để trở
thành một con người đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, có ích cho đất nước.
- Một phần nhỏ giúp các GV đặc biệt là GVCN biết rõ vai trò quan trọng
của mình và có thêm được các giải pháp hợp lí trong công tác chủ nhiệm lớp.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: HS vi phạm trong lớp, trong trường như: Bỏ tiết,
nghỉ học vô lí do, nói tục, chửi thề, hút thuốc, đánh nhau, ….
- Phạm vi nghiên cứu: 42 HS lớp 10C2 trường THPT Triệu Sơn 6.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Khi thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu tài liệu, sách, các công trình nghiên cứu… để hình thành cơ
sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra:
Thực hiện đối với 42 HS lớp 10C2 theo mẫu phiếu điều tra dự kiến.
- Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn, trò chuyện với HS lớp chủ nhiệm.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động của HS: Học tập, sinh hoạt lớp cuối tuần, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, các giờ chơi…
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS nhằm tìm hiểu kĩ
về đạo đức, lí tưởng, … của các em.
- Phương pháp thống kê toán học:
Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh
giá vấn đề chính xác, khoa học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tổng kết, đánh giá hiệu quả thực tiễn của SKKN
II.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Giáo
dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam". Để làm được điều đó mỗi người làm công tác giáo dục

cần biết rõ vai trò, chức năng của mình trong công tác giáo dục. Đặc biệt, trong
trường học, đối với mỗi lớp học người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng.
Họ là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của HS, là người chịu ảnh
4


hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của HS trong lớp của mình chủ nhiệm. Vậy
để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người GVCN cần phải làm gì? Bản thân tôi
nghĩ, ngoài việc dạy cho HS chiếm lĩnh tri thức, người GVCN cần phải thấu
hiểu được đối tượng HS nào cần sự giúp đỡ gì? GVCN cần đưa ra các qui tắc
trong lớp học và qui trình giúp cho HS tự học, tự rèn luyện, khuyến khích HS
hợp tác với nhau.
- Bên cạnh đó để HS học tốt đòi hỏi người GVCN phải điều khiển được
các phong trào thi đua, tạo không khí học tập sôi nổi cho lớp của mình để các
em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, không còn chán nản bỏ bê
việc học, lang thang chơi bời lêu lổng. Đối với GVBM họ thường chỉ truyền đạt
kiến thức cho HS thông qua các bài giảng, nhưng với GVCN họ thường phải
hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt,
cộng tác chặt chẽ với gia đình HS và phối hợp với GVBM, tổ chức đoàn, … để
giáo dục HS trong lớp mình chủ nhiệm. Không có công thức nào chung nhất cho
công tác chủ nhiệm nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và
phương pháp hợp lí thì sẽ đem lại thành công.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN:
- Ở lứa tuổi HS THPT, tâm sinh lí của các em đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ, ưa tò mò, thích khám phá nhưng hiểu biết còn nhiều hạn chế nên
các em dễ vấp ngã, hay bị cuốn vào các tệ nạn xã hội như nghiện games, lô đề,
bài bạc, …
- Nhiều phụ huynh HS vì hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn nên
mải mê làm ăn, không có điều kiện quan tâm nhiều tới cuộc sống cũng như việc

học tập của con cái. Tất cả việc học tập và rèn luyện của con mình đều “trăm sự
nhờ các thầy cô” – đặc biệt là GVCN lớp.
- Mặt khác, HS của trường đa số là có đầu vào thấp, lực học trung bình,
rất ít HS khá giỏi nên đa số HS thường thích chơi hơn thích học. Theo kết quả
khảo sát và thống kê HS lớp 10C2 năm học 2017 – 2018 có tổng số 42 gồm 17
nữ và 25 nam. Đa số các HS đều có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô,
nghiêm chỉnh chấp hành quy định của lớp, nội qui của trường, biết sống tốt và
sống đẹp, bên cạnh đó một số không ít HS có nhiều biểu hiện không tốt như:
+ Vi phạm đạo đức: Hay nói tục, chửi thề, hỗn láo với thầy cô, cha mẹ, …
+ Hay đi học muộn, lười học bài, hay nói chuyện trong giờ học, …;
+ Thường xuyên bỏ tiết, trốn học, nghỉ học vô lí do, …
+ Không trung thực, hay gây gỗ đánh nhau, …;

5


Từ thực trạng trên, khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã đọc tài liệu, tìm hiểu các
diễn đàn trên mạng, học hỏi đồng nghiệp, đầu tư thời gian lập kế hoạch thực
hiện rèn luyện đạo đức cho HS đặc biệt là các HS vi phạm để nâng cao chất
lượng giáo dục cho HS lớp mình chủ nhiệm. Cuối năm học thấy kết quả đạt
được rất khả quan. Vì vậy tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp để mong nhận
được sự góp ý, xây dựng và cùng thực hiện có kết quả hơn.
3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ:
-Việc giáo dục đạo đức cho HS, nâng cao chất lượng học tập của các em
không phải ngày một ngày hai là có thể nhìn thấy được thành quả của nó. Từ
việc giúp các em nhận thức đến việc giúp các em ý thức được tầm quan trọng
của việc học, các em có động lực, niềm vui trong học tập để đạt được kết quả
mong muốn là cả một hành trình dài vô cùng gian nan mà không phải HS nào
cũng dễ dàng đạt đến đích. Để giúp các em đạt được thành tích cao trong học tập

và rèn luyện tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:
3.1. Thu thập thông tin học sinh thông qua phiếu điều tra.
- Đây là việc đầu tiên người GVCN phải làm ngay khi nhận lớp chủ
nhiệm. Việc làm này sẽ giúp GVCN nắm bắt được sơ bộ về HS lớp mình chủ
nhiệm. Biết được điểm mạnh, điểm yếu, những ước mơ hoài bão và nghề nghiệp
mong muốn của từng HS trong lớp. Từ đó GVCN có thể phân loại HS và tiến
hành lập kế hoạch chủ nhiệm cho lớp của mình một cách phù hợp.

6


Phiếu điều tra thông tin học sinh lớp 10C2
 Thông qua việc làm này HS có thể nhận thức được những điểm mạnh
điểm yếu của bản thân, giúp các em sớm hình thành mục tiêu trong cuộc sống và
định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3.2. Phân loại HS, lập kế hoạch giáo dục đối với HSVP.
3.2.1. Phân loại HS vi phạm:
Từ kết quả thu được (08 hs có học lực khá; 27 hs có học lực trung bình;
07 hs có học lực yếu; 27 hs có hạnh kiểm tốt; 08 hs có hạnh kiểm khá; 07 hs có
hạnh kiểm trung bình; đặc biệt có 08 HS thường xuyên vi phạm) tôi đã đi sâu
vào tìm hiểu các hành vi vi phạm của từng HS này rồi tiến hành phân loại như
sau:
Nhóm 1: Thường xuyên vi phạm đạo đức (nói tục, chửi thề, hỗn láo với
thầy cô, cha mẹ, … ) gồm có 02 HS đặc biệt là em Lê Viết Đức;
Nhóm 2: Thường xuyên vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp (hay đi
học muộn, lười học bài, mất trật tự trong giờ học…) gồm có 05 HS trong đó
điển hình là em Lê Mạnh Huỳnh;

7



Nhóm 3: Thường xuyên bỏ tiết, trốn học, nghỉ học vô lí do, lừa dối cha
mẹ, thầy cô… gồm có 03 HS trong đó HS Nguyễn Xuân Linh thường xuyên
nghỉ 3 buổi học/ tuần;
Nhóm 4: Thường xuyên gây gỗ đánh nhau, lô đề, bài bạc, hút thuốc lá
gồm các HS: Mai Thị Hà, Lê Văn Giới, Lê Xuân Tiến.
3.2.2 . Lập kế hoạch giáo dục đối với HSVP.
a. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của HS.
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm của HS tôi đã tiến
hành lấy ý kiến của gia đình 8 HS thường xuyên vi phạm trong lớp, của 10 HS là
bạn thân của các HS này, 12 GVBM của lớp kết quả thu được như sau:
Có 81% ý kiến cho rằng nguyên nhân là do gia đình, xã hội chưa quan
tâm giáo dục các em đầy đủ; 75% ý kiến cho là do người lớn chưa gương mẫu;
68% cho rằng đó là do quản lí giáo dục đạo đức của nhà trường chưa chặt chẽ,
nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực; thầy cô chưa quan tâm đến giáo dục
đạo đức cho HS; 70 % cho rằng đó là do biến đổi về tâm sinh lí lứa tuổi; 52.3%
cho rằng nguyên nhân là do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, ảnh
hưởng của sự bùng nổ thông tin truyền thông, phim ảnh, sách báo không lành
mạnh, các trò chơi trên mạng; 27% cho rằng đó là do chưa có sự phối hợp giữa
các lực lượng giáo dục, nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến giáo dục đạo
đức và 21% cho là do sực tác động của pháp luật chưa thật sự nghiêm.
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân cơ bản của việc HS có những hành vi
vi phạm là do gia đình, nhà trường, môi trường xã hội và từ chính bản thân các
em.
Việc tìm hiểu phát hiện đúng nguyên nhân vô cùng quan trọng đối với bản
thân gia đình các em và đối với những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là
GVCN lớp. Việc này được ví như việc chẩn đoán bệnh của thầy thuốc trước khi
bắt tay vào chữa trị.
b. Xếp chỗ ngồi, lập sơ đồ lớp.
Sau khi tiến hành thu thập thông tin và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc

HS thường xuyên vi phạm, GVCN đã nắm bắt được đặc điểm của từng đối
tượng HS nên việc xếp chỗ ngồi cho HS trong lớp được tiến hành như sau:
- HS thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt yếu ngồi gần bảng.
- Ban cán sự lớp, HS có học lực khá, giỏi ngồi đan xen với các HSVP, HS
có học lực trung bình, yếu.
- Các HSVP được ưu tiên ngồi phía trước, nơi mà các giáo viên và ban cán sự
lớp dễ quan sát
8


SƠ ĐỒ LỚP 10 C2

CỬA RA VÀO

BÀN GIÁO VIÊN
LÊ TRANG (CĐ1), MAI QUỲNH

NG. DUY, NGUYỄN HUY

LÊ TUẤN (TT tổ 1), NG. CƯỜNG

LÊ THỦY (LPVN), MAI HÀ

LÊ LỆ (ỦY VIÊN), XUÂN LINH
K. BÌNH, SỸ DƯƠNG, LÊ TÝ (LT)

X. DƯƠNG, HUY HIỆU (Giao xe)
H. GIANG, LÊ HÀ (Cờ đỏ 3)

NG. LUYẾN (CĐ2), XUÂN TIẾN


Q. XUÂN, HÀ TRƯỜNG

TRANG, ĐINH TRANG
NGỌC ANH, HOÀNG ANH

M. HUỲNH, NƯƠNG (TTTổ 3)
N. QUỲNH, THỰC


NGUYỄN LINH (TQ), LÊ SƠN

L. QUỲNH, P.QUYÊN

 Việc làm này giúp các HS khá giỏi có thể kèm cặp các HS yếu kém
trong quá trình học tập, giúp bản thân các HS hay vi phạm tự ý thức bản thân
mình hơn, giúp BCS lớp và GV quản lí lớp dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
c. Xây dựng qui chế thi đua.
Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, .... không chỉ dựa vào người chỉ
huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó. Với một lớp học, ngoài
những qui định chung của trường cần có những qui định riêng của lớp được xây
dựng trên cơ sở qui định chung của trường. Khi bắt đầu năm học tôi đã tiến hành
xây dựng qui chế thi đua dựa trên các qui định chung của trường và các tiêu chí
ban nề nếp, đoàn thanh niên đưa ra như sau:
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
LỚP 10C2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Triệu Sơn, ngày 29 tháng 9 năm 2017

QUY CHẾ THI ĐUA NĂM HỌC 2017 – 2018
- Căn cứ Điều lệ trường Trung học của Bộ GD - ĐT ban hành tháng 01 năm
2013.
- Căn cứ vào tình hình thực tế lớp 10C2, trên tinh thần xây dựng của thành
viên trong lớp và GVCN.
A- ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ:
- Các HS trong lớp 10C2
TIÊU
CHUẨN

NỘI DUNG THI ĐUA

ĐIỂM
TỐI ĐA

- Vi phạm đạo đức (nói tục, chửi 20đ
thề, hỗn láo với thầy cô, …)
- Vi phạm nội qui của nhà trường,
1. Nề của lớp (đi học muộn, không học
bài cũ, mất trật tự trong giờ học,
nếp
không mặc đồng phục…).
Quy định trang phục:
Thứ 2, 4, 6: Áo trắng, quần màu sơ
viên.
Thứ 3, 5: Áo sơ mi có cổ bẻ, quần
màu sơ viên.
Thứ 7: Áo đoàn, sơ viên.

- Bỏ tiết, nghỉ học vô lí do.

ĐIỂM
TRỪ

10đ/ lần

THEO DÕI

BCS

5đ/ 1lần

BCS-Trực
nề nếp

10đ/1lần

BCS,
GVCN
10


- Hút thuốc lá, lô đề, đánh nhau.

20đ/1lần

- Bị điểm kém (0, 1, 2).

-2đ/

1
con điểm
+3đ/ 1 Giữ SĐB
con điểm – GVCN


2. Học
- Đạt điểm tốt (8, 9, 10).
tập

20đ

- Không đem sách vở, bút, không
ghi bài, …
3. Vấn - Hoàn thành các khoản đóng góp
đề
chậm (không có lí do)
20đ
- Không tham gia vào các buổi sinh
khác
hoạt tập thể, lao động công ích.

BCS, GV,
Trực NN

5đ/1 lần
10đ/
buổi

GVCN


B- DANH HIỆU THI ĐUA
1. Thực hiện các tiêu chuẩn thi đua và thang điểm:
- Đánh giá theo 3 tiêu chuẩn . Tổng điểm tối đa là 20 điểm.
2. Cho điểm và xếp loại từng tiêu chuẩn:
* Từ 18 - 20 điểm: XL Tốt; Từ 15 - dưới 18 điểm: XL Khá;
* Từ 10 – dưới 17 điểm: XL Trung bình; Dưới 10 điểm: XL Yếu;
3. Xếp loại chung theo tháng: Tính điểm từng tháng để có kết quả tổng
hợp điểm cuối năm.
Xếp loại
Học sinh
Tổng điểm từ 40 đến 60, các tiêu chuẩn xếp loại khá trở lên, tiêu
Tốt
chuẩn 1, 2 xếp tốt
Tổng điểm từ 30 đến 40, các tiêu chuẩn xếp loại TB trở lên, tiêu
Khá
chuẩn 1, 2 xếp khá
Tổng điểm từ 20 đến 30, các tiêu chuẩn 1, 2 xếp loại TB trở lên,
Trung bình không có tiêu chuẩn nào bị điểm 0 trở xuống
Tổng điểm dưới 20 hoặc có tiêu chuẩn bị điểm 0 trở xuống
Yếu
4. Xếp loại Tổ
- Tổ Xuất sắc: Có 80% HS trở lên đạt Tốt, còn lại là Khá và có từ 2 HS
trở lên được đề nghị khen.
C- XẾP LOẠI HỌC KÌ VÀ NĂM HỌC
1. Xếp loại theo học kì
+ Tốt: Có nhiều nhất 1 tháng XL Khá còn lại là XL Tốt, tham gia đầy đủ
các phong trào thi đua của lớp cũng như của trường, thực hiện tốt các yêu cầu
mà GVCN giao.


11


+ Khá: có nhiều nhất 1 tháng XL TB còn lại là XL Tốt hoặc các tháng đều
XL Khá.
+ TB: có nhiều nhất 1 tháng XL Yếu còn lại là XL TB trở lên hoặc các
tháng đều XL TB.
+ Yếu: Vi phạm 1 trong các điều sau:
- Có từ 2 tháng Yếu.
- Không tham gia các hoạt động đã được phân.
2. Xếp loại theo năm học:
+ Tốt: Cả 2 kì đều XL Tốt hoặc học kỳ I Khá học kỳ II Tốt.
+ Khá: Cả 2 kì đều XL Khá trở lên hoặc kì 1 TB, kì 2 Khá
+ TB: Cả 2 kì đều XL TB trở lên hoặc ki 1 Yếu, kì 2 TB
+ Yếu: Các trường hợp còn lại
D- CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
1. Trường hợp không đánh giá xếp loại:
+ Nghỉ từ 45 ngày trở lên
+ Bị kỷ luật.
3. Trường hợp vẫn được xếp loại Tốt:
+ Điều trị, điều dưỡng do bị thương khi dũng cảm cứu người.
Hằng năm, vào cuối năm học hội đồng TĐKT của lớp họp xét thi đua cuối
năm học để xếp loại HS và đề nghi khen cao.
* Tiêu chuẩn xét danh hiệu HS tiên tiến:
Xét theo thông tư 58/2011/TT-BGDDT Ban hành qui chế đánh giá, xếp
loại HS THCS, THPT.
* Tiêu chuẩn được xét đề nghị trao học bổng:
- XL xuất sắc năm học, tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào do
ĐTN và nhà trường tổ chức, xét tổng điểm từ cao xuống thấp (Theo Tỉ lệ và
mức điểm nhà trường qui định).

Quy định chung:
- Mỗi tháng TT tiến hành chấm điểm dựa vào kết quả theo dõi thực hiện
thông báo kết quả trước tổ và nộp kết quả xếp loại trước thứ 7 hàng tuần, mùng
3 tháng sau cho GVCN.
- Hội đồng TĐKT của lớp họp xét và công nhận xếp loại thi đua, thông
báo kết quả trên bảng thi đua trước ngày mùng 7 tháng sau
- Những trường hợp được xem là đặc biệt sẽ được Hội đồng TĐKT xem
xét và Chủ tịch Hội đồng là người quyết định cuối cùng.
T/M Hội đồng TĐKT
Chủ tịch - GVCN
Dương Văn Hùng
12


 Qui chế thi đua này được GVCN thảo ra nhưng sẽ được thảo luận cùng
BCS lớp, phụ huynh HS (trong buổi họp phụ huynh đầu năm của trường) và
thông qua các thành viên trong lớp (vào tiết sinh hoạt) nhằm lấy ý kiến để sửa
đổi bổ sung, điều chỉnh cho hợp lí, GVCN đưa ra quyết định cuối cùng và sẽ
được dán trên bảng hoạt động của lớp để tất cả các HS trong lớp biết và thực
hiện.
Việc làm này sẽ giúp tất cả các HS trong lớp nghiêm túc thực hiện nội qui,
cạnh tranh công bằng một cách công khai, giúp GVCN dễ dàng hơn trong công
tác quản lí HS và đánh giá kết quả HS cuối năm học.
d. Làm sổ theo dõi và xếp loại các HS vi phạm
- Muốn ngăn chặn và giáo dục HS vi phạm thì cần phải phát hiện kịp thời
các hành vi vi phạm của HS để có biện pháp giáo dục phù hợp, tuy nhiên mặc dù
là GVCN nhưng không phải lúc nào tôi cũng có mặt trên lớp để theo dõi và phát
hiện các hành vi vi phạm của HS, chính vì vậy tôi đã lập ra cuốn sổ theo dõi và
xếp loại các HS vi phạm theo mẫu sau:
SỔ THEO DÕI VÀ XẾP LOẠI HSVP LỚP 10C2

Người phụ trách: ………………………………….

Trang 1:
STT Họ và tên

Tháng 9

Tuần: 01

Điểm trừ
Nội dung vi
phạm
Cụ thể
Tổng

XL Ghi chú

1
2
.....
- Danh sách gồm tất cả các HS vi phạm.
Sau khi lập sổ xong tôi cho họp BCS lớp để hướng dẫn cho BCS ghi sổ.
VD: Trong tuần 1 tháng 9:
1. Em Nguyễn Xuân Linh nghỉ học vô lí do thứ 2, bỏ tiết thứ 3 - môn sử.
2. Em Lê Mạnh Huỳnh đi muộn thứ 3, điểm miệng môn Toán 9 vào thứ 5
3. Em Nguyễn Văn Nam không sơ viên thứ 4.
4. Em Mai Thị Hà điểm miệng môn lí 8 thứ 3, điểm 9 môn hóa thứ 6,
không đồng phục thứ 7, nói chuyện riêng trong lớp thứ 7 môn Anh.
Vi phạm của các HS này sẽ được ghi vào sổ như sau:
13



Nội dung
phạm

STT Họ và tên
1

Nguyễn
Linh

Điểm trừ

vi

Cụ thể

Xuân Nghỉ học (t2)k, -10đ,
bỏ tiết t3(Sử)
-10đ

Tổng

XL

-20đ

Yếu Mời phụ
huynh


2

Lê Mạnh Huỳnh

Đi muộn (t3), 9đ -3đ, +5đ
(toán - t5)

+2đ

T

3

Nguyễn Văn Nam

Ko sơ vin (t4)

-5đ

K

4

Mai Thị Hà

8đ (lí), 9đ (hóa), +5đ, +5đ, 0đ
ko đp (t7), nc -5đ, -5đ
(t7-anh)

5


............................

-5đ

Ghi chú

T

 Với kiểu sổ này không những sẽ ghi được HS nghỉ học, bỏ tiết thường
xuyên trên mỗi buổi học mà còn giúp GVCN cập nhật được đầy đủ các thông tin
liên quan đến HSVP như đi học chậm, không sơ viên, không đeo phù hiệu, nói
tục, chửi thề, vô lễ với thầy cô, bị điểm xấu, được điểm tốt, ... nhằm đánh giá
chính xác kết quả xếp loại của HS đồng thời giúp GVCN có biện pháp giáo dục
phù hợp hàng tuần, hàng tháng đối với bản thân từng HSVP.
e. Tin tưởng giao việc phù hợp với khả năng của HSVP.
- Với mỗi con người chúng ta ai cũng có điểm yếu và thế mạnh riêng, với
các em HS hay vi phạm cũng vậy, có thể nói các em là những HS nghịch ngợm,
lì lờm, thích quậy phá, … nhưng đằng sau sự lì lợm đó có thể lại là một trái tim
ấm áp rất cần sự trở che, hay đằng sau sự nghịch ngợm đó lại tiềm ẩn một con
người thông minh, dí dỏm, thích khám phá, thích ra lệnh, coi lời nói của mình là
một mệnh lệnh mà dù đúng dù sai đối phương cũng phải nghe, … đó chính là
trường hợp của HS Lê Văn Giới của lớp tôi. Giới thích quậy phá, thậm chí hay
đánh bạn chỉ vì bạn dám “nhìn đểu”. Nhưng em có tố chất thông minh và có vẻ
bề ngoài rất “từng trải” nên khiến các HS trong lớp đều rất nghe lời. Tôi đã
mạnh dạn cử em làm lớp trưởng với nhiệm vụ quán xuyến tất cả mọi vấn đề
chung của lớp. Kết quả, em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cuối năm lớp được
giải Nhất nề nếp, trong lớp không có tình trạng HS vi phạm nội quy, bị ghi SĐB
hay đánh nhau.
- Trường hợp của em Lê Mạnh Huỳnh cũng là một điển hình. Huỳnh là

HS có hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ li hôn khi em còn nhỏ, bản tính lì lợm của em
cũng bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, em lại có tính cực kì tỉ mẩn, cẩn thận. Tôi đã
14


thường xuyên tâm sự với em, động viên em, tuyệt đối tin tưởng giao cho em
việc giữ SĐB và ghi chép các HS vi phạm trong từng buổi học vào cuốn sổ riêng
của tôi (việc ghi vào sổ riêng chỉ tôi và em biết), từ một HS hay nói tục, chửi thề
trong lớp khiến bạn bè thầy cô khó chịu em đã hoàn toàn thay đổi và hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao, đúng là em đã khiến tôi không phải một lần thất
vọng. Em nói, nhờ niềm tin của Thầy mà em mới có được ngày hôm nay. Đó là
chính là trái ngọt mà tôi đã gặt hái được trong sự nghiệp trồng người của mình.

HS và GV nhận giải cho tập thể lớp
đạt giải nề nếp năm học.

Huỳnh rạng ngời trong lễ tuyên
dương các HS tiêu biểu của lớp.

 Thông qua việc làm này tôi thấy rằng HS hay vi phạm không có nghĩa
là các em không biết làm gì hay không muốn làm gì. Điều quan trọng là người
GVCN phải hiểu rõ về HS của mình và tìm ra cách khơi gợi sự hứng thú và
năng lực tiềm ẩn của HS, mạnh dạn giao việc phù hợp sẽ kích thích, lôi cuốn các
em vào các hoạt động của trường, lớp thì những biểu hiện hành vi vi phạm của
HS sẽ giảm đi rất nhiều.
f. Thành lập các câu lạc bộ để tạo sân chơi phù hợp cho HSVP.
Một trong những nguyên nhân khiến HS hay vi phạm đó là vì các em
không có sân chơi phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, đến trường
các em luôn phải gò bó vào những tiết học áp lực nên các đôi khi các em chán
nản không muốn học, không chú ý học, … Do đó, trên cơ sở phiếu điều tra đầu

năm học, từ sở thích, ước mơ của các em tôi đã thành lập ra một số câu lạc bộ và
động viên, khích lệ các em tham gia. Một số câu lạc bộ sau đã đem lại hiệu quả
cao:
- CLB đọc sách: bao gồm các thành viên cùng chung sở thích đọc sách
báo. CLB này được giao nhiệm vụ phụ trách sinh hoạt 15 phút đầu giờ với
những bài học bổ ích từ sách.
- CLB thể dục thể thao: Gồm các thành viên trong lớp thích hoạt động, yêu
thể thao, đặc biệt có năng khiếu về bộ môn cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, …
15


Trận bán kết bóng chuyền hơi do đoàn
Các cổ động viên nhiệt tình.
trường tổ chức.
- CLB văn nghệ: gồm các thành viên được điều hành bởi một thành viên
đam mê sân khấu nghệ thuật. Mục đích của CLB này là mang đến niềm vui,
tiếng cười giải trí cho mọi người. Các tiết mục văn nghệ của CLB thường được
biểu diễn trong các cuộc thi văn nghệ do Đoàn trường tổ chức hay góp vui trong
các hoạt động ngoài giờ lên lớp…

Tiết mục dự thi của CLB văn nghệ
Hình thức sinh hoạt CLB này chỉ thành lập ở lớp C2 nhưng cũng có không
ít những thành viên của các lớp khác tới cùng sinh hoạt, góp vui khiến cho các
CLB ngày càng trở nên đông vui hơn và ngày càng trở thành hoạt động sinh
hoạt ngoại khóa lành mạnh, bổ ích cho HS. Ban chấp hành Đoàn trường đang có
kế hạch mở rộng hình thức CLB trong phạm vi toàn trường.
 Với hình thức sinh hoạt CLB đã khơi gợi niềm đam mê, phát huy được
năng lực của bản thân HS, tạo niềm vui, hứng thú cho các em mỗi khi đến
trường, … Với lớp tôi các em tiến bộ vượt bậc về nề nếp, luôn là lớp được nêu
tên tuyên dương trước cờ vào mỗi sáng thứ 2 chào cờ toàn trường. Đặc biệt

chính những HS thường hay vi phạm lại là những HS nổi trội nhất trong các câu
lạc bộ của lớp.
3.3. Lắng nghe và trò chuyện.

16


- Một trong những bí quyết gần gũi HS là “lắng nghe và trò chuyện”, tôi
luôn bình tĩnh và kiên nhẫn lắng nghe những suy nghĩ, những mong muốn nguyện
vọng của HS, không “chặn họng” khi HS đang nói, không gạt phăng đi phản đối
hay quát mắng khi HS vừa mới nói ra ý kiến của mình cho dù đó có là đúng hay
không. Từ việc lắng nghe tôi sẽ thấu hiểu được HS của mình và từ đó có những
chia sẻ kịp thời với các em, tôi luôn nhẹ nhàng giải đáp cho HS những điều các
em còn băn khoăn vướng mắc. Với cách làm này, GVCN đã giúp xóa tan đi
khoảng cách giữa GV và HS, tạo được không khí thân mật gần gũi giữa thầy và
trò.
Minh chứng cụ thể là trường hợp em Nguyễn Xuân Linh của lớp tôi, em
thường xuyên bỏ tiết, nghỉ học vô lí do. Thậm chí việc bỏ tiết, trốn học của em
còn đều đặn hơn cả việc đến trường. Tôi tìm hiểu nguyên nhân thì biết bố mẹ em
đi làm ăn xa em phải ở với ông bà, bố mẹ sắm cho em cái điện thoại để tiện liên
lạc. Cũng chính điều này đã khiến em “nghiện” chơi games. Đầu tiên em thường
chơi trên điện thoại, sau thú vui này đã lôi cuốn em bỏ tiết, trốn học để ra quán
chơi. Biết được điều kiện hoàn cảnh của em như vậy tôi đã nhiều lần gọi em tâm
sự, phân tích động viên em. Ngay cả việc gia đình cho em dùng điện thoại và việc
sử dụng điện thoại sai mục đích của em cũng được tôi phân tích rất rõ về lợi ích
và tác hại của nó. Cuối cùng để “cai” em đã nhờ tôi giữ hộ điện thoại cho em.
Đồng thời tôi động viên, khích lệ em tham gia vào các câu lạc bộ của lớp vào thời
gian rãnh rỗi. Kết quả là em đã quên những trò chơi điện tử từ khi nào em cũng
không nhớ. Việc rèn luyện thể thao một cách khoa học đã khiến tinh thần em thoải
mái, đến trường có sự che trở thân thiện của thầy cô đặc biệt là GVCN và bạn bè,

em thấy lớp mình như là một ngôi nhà thực sự của em. Có lần em nói với tôi “Giờ
đến lớp em thấy còn thích hơn ở nhà rất nhiều” khiến tôi thật xúc động. Đó là trái
ngọt mà tôi đã hái được trong sự nghiệp trồng người của mình.
 Qua những cuộc trò chuyện như thế, GVCN sẽ kịp thời nắm bắt được
tình hình HS lớp mình, giải quyết được những khúc mắc của HS, hướng các em
phát triển nhân cách lành mạnh.
3.4. Tâm huyết, trách nhiệm, định hướng cho HS.
- Đối với người GVCN, tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp họ có được
năng lực cảm hóa HS nói chung, HS thường xuyên vi phạm nói riêng. Đó là
năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của GV đến với HS về mặt tình cảm và ý chí
để thay đổi hành vi vi phạm của HS, giúp cho các em phát triển nhân cách một
cách đúng đắn.
- HS hay vi phạm thường là những HS không có lí tưởng sống, không có
ước mơ, hoài bảo, không xác định được mục tiêu của cuộc đời mình nên không
biết phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân, để hoàn thiện nhiệm vụ
học tập và rèn luyện của mình. Chính vì vậy GVCN cần phải định hướng cho
HS dựa trên những thông tin thu thập được để giúp các em xác định được hoài
bão, ước mơ của cuộc đời mình và trở thành người hữu ích cho xã hội.
17


4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG:
Từ việc vận dụng linh hoạt các giải pháp nêu trên đối với từng loại HSVP đã
giúp cho bản thân tôi thành công hơn trong công tác chủ nhiệm của mình. Cụ thể kết
quả cuối năm của lớp 10C2 năm học 2017 – 2018 đạt được như sau:

Xếp loại


Học lực

Hạnh kiểm

SL

%

SL

%

Giỏi-Tốt:

01

2.2%

31

75.6%

Khá:

19

44.4%

10


22.2%

T.bình:

21

51.1%

01

2.2%

Yếu:

01

2.3%

0

0.0%

Kém:

0

0.0%

Cộng


42

100.0%

42

100.0%

Danh hiệu HS Giỏi

1

2.2%

Danh hiệu HS Tiên tiến

19

44.4%

- Đối chứng với kết quả đầu năm số HS có học lực khá – giỏi tăng lên
một cách rõ rệt, giảm thiểu số HS yếu một cách đáng kể, cụ thể số HS giỏi tăng
2.2%; HS khá tăng 22.2%; HS trung bình giảm 8.9%; HS yếu giảm 15.5%.
- Về mặt hạnh kiểm: HK tốt tăng 8.3%; khá tăng 4.5%; trung bình giảm
13.4%.
- Thành tích khác:
+ Giải nhất nề nếp năm học 2017 – 2018;
+ Giải nhì văn nghệ 20/11;
+ Giải nhì bóng chuyền hơi 26/3.
 Đây là thành quả lớn lao mà tôi gặt hái được trong công tác chủ

nhiệm của mình.

III.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
18


1. KẾT LUẬN:
- Giáo dục HS thường xuyên vi phạm thành HS ngoan hiền là điều hết
sức cần thiết. Việc vận dụng linh hoạt các giải pháp nêu trên của tôi đã đem lại
hiệu quả rất cao. Đã có nhiều HS chưa ngoan nhưng sau quá trình học tập và rèn
luyện các em thực sự trưởng thành, trở thành công dân có ích cho đất nước, biết
tôn trọng bản thân, hiểu được ý nghĩa của việc học và có thêm lòng đam mê học
tập và nghiên cứu.
- Đã giúp được một phần nhỏ GV những người làm công tác giáo dục
biết rõ vai trò quan trọng của mình và có thêm được giải pháp hợp lí trong sự
nghiệp trồng người.
 Công tác giáo dục HS đặc biệt là học sinh chưa ngoan luôn là một thử
thách rất lớn đối với mỗi GVCN, song làm tốt được điều này người GV mới trở
thành một nhà giáo dục đúng nghĩa.
2. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Nhà trường:
- Cần đề xuất với ban giám hiệu nhà trường không chỉ chú trọng đầu tư
cho việc bồi dưỡng HS giỏi mà cần có sự quan tâm, đầu tư cho việc giáo dục HS
chưa ngoan, thậm chí có những chính sách khen thưởng cho việc rèn luyện giáo
dục HS thường xuyên vi phạm.
- Cần có kế hoạch nhân rộng các điển hình GVCN giỏi của trường.
2. Đối với Sở GD & ĐT:
- Cần có nhiều hơn các đợt tập huấn về lĩnh vực công tác chủ nhiệm.

- Cần có nhiều hội thảo về lĩnh vực giáo dục HS chưa ngoan, HS cá biệt,
HS thường xuyên vi phạm.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi, trong quá trình thực hiện
vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để nội dung đề
tài hoàn thiện hơn

.XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Dương Văn Hùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


1. Mô đun THPT 3 “Giáo dục HS THPT cá biệt” của Bộ GD & ĐT.
2. Mô đun THPT 35 “Giáo dục kĩ năng sống cho HS THPT” của Bộ GD
& ĐT.
3. Mô đun THPT 36 “Giáo dục giá trị cho HS THPT” của Bộ GD & ĐT.
4. Mô đun THPT 41 “Tổ chức hoạt động tập thể cho HS THPT” của Bộ
GD & ĐT.
5. Nguyễn Công Khanh “Giao tiếp ứng xử tâm lý tuổi học đường” của
NXB Thanh niên, 2007.
6. SKKN “Một số giải pháp giáo dục học sinh THPT cá biệt” – Tác giả Nguyễn
Thị Lê – THPT Triệu Sơn 6.

20




×