Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN VÀ GIẢI THÍCH TỪNG CHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.51 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu


Lý do, tại sao hay sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Ở mục này, ghi là “ TÊN ĐỀ TÀI +GIẢI PHÁP NHỚ THÊM CHỦ NGỮ
CHO ĐẦY ĐỦ”
Ví dụ:
Tên đề tài là: Phân tích thực trang hoạt động xuất nhập khẩu của
công ty A trong giai đoạn 2009-2019
Thì mục tiêu chung là:
Phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty A trong giai
đoạn 2009- 2019. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác, mở rộng
thị trường xuất khẩu của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Gồm 3 vấn đề cần quan tâm: mục tiêu cụ thể 1, mục tiêu cụ thể 2, mục
tiêu cụ thể 3
+ Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích thực trạng kinh doanh của công ty ABC
( Tức là phân tích những gì đang xảy ra, những hoạt động của cty một
cách tổng quát chứ không phải là đi sâu vào phân tích hiệu quả hay gì
nếu đề tài là phân tích hiệu quả của hoạt động kd)
VD: Tìm hiểu về công ty ABC và tổng quan hoạt động sản xuất, xuất
khẩu các mặt hàng thủy sản.
+ Mục tiêu cụ thể 2: Tên đề tài
VD: tên đề tài là phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty ABC và đề
ra giải pháp……



Thì mục tiêu cụ thể 2 là : Phân tích tình hình xuất khẩu và thực trạng thị
trường xuất khẩu của công ty ABC
Có thể thêm thắt sao cho hay, nhưng đảm bảo đủ ý với đề tài
+ Mục tiêu cụ thể 3: Giải pháp
VD: Đề ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường hiện tại và mở rộng
thị trường xuất nhập khẩu của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Được thực hiện ở đâu.
VD: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty ABC
1.3.2 Thời gian
Vào thời điểm nào
+ Thời gian thu thập số liệu. VD: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được
cung cấp bới công ty ABC vào thời điểm năm nào, tháng nào.
+ Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ tháng mấy đến tháng mấy.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Là cái đối tượng mà mình phải đi nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
VD: Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty ABC


Đối tượng là : tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu của
công ty ABC.

1.4 Lược khảo tài liệu
-

Thể hiện lượt khảo ít nhất 5 luận văn tốt nghiệp có tên đề tài liên
quan giống y càng tốt.
Viết theo dạng liệt kệ



-

Tên đề tài cùng nội dung nghiên cứu, cùng tên với lượt khảo tài
liệu

VD: Tên tác giả ( năm )  + Tên đề tài + Mục tiêu + Phương pháp phân
tích + Giải pháp

Chương 2 : Cơ sở lí luận và nghiên cứu
2.1 Cơ sở lí luận:
+ Trình bày khung lí thuyết nghiên cứu ( hệ thống hóa về lí luận ( khái
niệm) các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu)


Ví dụ như các khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, các hình thức,
nhưng vấn đề liên quan

+ Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất luên quan đến
vấn đề nghiện cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và ý nghia các chỉ
tiêu đo lượng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu.


Phải giúp người đọc hiểu được nghiên cứu của tác giả.

Giải thích, trình bày những vấn đề liên quan một cách ro ràng nhất.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu



Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu ( từ
những nguồn nào)
+ Đối với số liệu thứ cấp: Thông tin chi tiết về nguồn số liệu
+ Đối với số liệu sơ cấp: trình bày chi tiết và lí giải về thiết kế mẫu
(Phương pháp chọn mẫu, cỡ mâu, địa bàn) và phương pháp thu thập
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp nào:
+ Số liệu sơ cấp: thống kê mô tả, cronbach’s alpha, nhân tố, hồi quy
đa biến, T-test, ANOVA, SEM,..
+ Số liệu thứ cấp: so sánh số tương đối và tuyệt đối, thay thế liên
hoàn, pp khác,…
-

Giải thích, nêu ra công thức của pp đó.

Đối với chương 2: tất cả đề mục liên quan đến khung lí thuyết của
đề tài nghiên cứu cần đi theo một trình tự nhất định.
Ví dụ: Phân tích hành vi sử dụng trà sữa của khách hang tại Cần Thơ
1.
2.
3.

Trà sua là gì? Đặc điểm như thế nào?
Khách hang sử dụng trà sữa bao gồm ai?
Hành vi sử dụng của họ

Theo trình tự này thì khung lí thuyết đi từ Sản Phẩm Khách hang
Nội dung phân tích
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu ( Cơ quan hoặc
địa bàn nghiên cứu)

Tên chương phải phù hợp với nội dung đề tài
+ Đối với địa bàn nghiên cứu:
3.1

Khái quát địa bàn NC


3.2
Tổng quan về môi trường vi mô (liên quan đến sản phẩm,
hay cái gì đó đang tìm hiểu), sản xuất kinh doanh của ngành, các
thể chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng NC
3.3
Đánh giá thực trạng của đối tượng nghiên cứu
+ Đối với cơ quan cụ thể:
3.1 Lịch sử hình thành
3.2 Cơ cấu tổ chức
3.3 Ngành nghề kinh doanh/ Chức năng nhiệm vụ
3.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển (thường lấy từ báo
cáo của công ty)
Chương 4: Kết quả và thảo luận
( Đặt tên theo nội dung NC của đề tài)
Chương này trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu bằng cách sử
dụng bảng số liệu, hình, mô tả, sử dụng phép thống kê đánh giả kết
quả,.. sao cho kết quả chính của nghiên cứu được nổi bật.
Nội dung thảo luận phải làm nổi bật mối quan hệ của kết quả đạt
được của nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu.
-

Đặt tên tiểu mục

Trình bày sơ đồ, hình, bảng
Cách ohana tích kết quả và thảo luận

Chương 5: Giải pháp
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
5.2 Giải pháp
CHương 6: Kết luận và kiến nghị



×