Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn văn sử địa giáo dục công dân vào giảng dạy bài 20 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp kết thúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.44 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN: VĂN- SỬ- ĐỊA- GDCD VÀO
GIẢNG DẠY BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953- 1954) Ở LỚP 12, TRƯỜNG
THPT LÊ LỢI
(CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)

Người thực hiện: Trịnh Thị Hoài
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HÓA, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Thứ tự
MỤC LỤC
PHẦN I
MỞ ĐẦU


2
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu.
5.Những điểm mới của SKKN

PHẦN II:
1. Cơ sở lí luận của SKKN
NỘI DUNG
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
SÁNG KIẾN
SKKN
KINH NGHIỆM
3. Những SKKN và các giải pháp đã sử
dụng để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường
PHẦN III:
KẾT LUẬN VÀ
KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

3- 4
4
4
4
5

5
6
6- 17
17- 19

19- 20

2. Kiến nghị và đề xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐẠT

2

20
21


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần XI của Đảng đã xác định:
" Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" và " phát triến nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân..." Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục quốc dân trong đó có đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng
kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức nhiều môn học khác nhau trong dạy
học là một định hướng lớn của Đảng và Nhà nước. Đây được coi là một quan
niệm dạy học hiện đại, có thể khơi dậy sự hứng thú của học sinh trong học
tập, phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của các em, nhờ đó, có

tác dụng quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiên chủ trương trên của Đảng, ngành giáo dục Thanh Hóa nói
chung, trường THPT Lê Lợi nói riêng đã và đang nỗ lực tiến hành đổi mới
giáo dục sâu rộng, trong đó then chốt là đổi mới hình thức, phương pháp dạy
học ở tất cả các bộ môn.
Nói về môn Lịch sử, trong nhiều năm qua, thực trạng của việc dạy và
học Lịch sử trong nhà trường phổ thông còn những tồn tại: nội dung của
nhiều bài lịch sử rất khô khan, có quá nhiều sự kiện nên chưa tạo được hứng
thú học Lịch sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về
kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc
lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn…
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan
trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học
tích hợp làm cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách
liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời
sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến
thức giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công
dân. Trên cơ sở đó, giáo viên rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục ý thức bảo vệ
di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng
kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các
vấn đề liên quan đến lịch sử…
Trong chương trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp
tích hợp trong hầu hết các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
Tuy nhiên, thực tế chương trình Lịch sử – THPT ban cơ bản (ở cả 3
khối lớp), có rất nhiều bài, phần lịch sử dài với nhiều nội dung và sự kiện cần
được phân tích sâu hơn, kỹ hơn để giờ học lịch sử bớt đi sự “khô khan”.
Muốn làm được điều đó, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức thông sử là
đủ mà cần phải biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như Địa Lí,

3


Ngữ Văn, Giáo dục công dân và ứng dụng công nghệ thông tin…mới có thể
làm được. Qua thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu, tôi thấy trong Bài 20- phần
lịch sử Việt Nam – lớp 12, chương trình cơ bản, nếu chỉ dạy những kiến thức
đơn thuần thì rất dễ sa vào cứng nhắc, khô khan và nhàm chán, khó kích thích
được sự hứng thú học tập và yêu thích môn Lịch sử của học sinh trong thời
gian bó hẹp có 2 tiết.
Mặt khác, Bài 20 này là một bài quan trọng bởi nó chứa đựng nội dung
của một trong những sự kiện lịch sử trọng đại nhất của dân tộc ta ở thế kỉ XX.
Với mỗi tháng năm về, chúng ta- những người con đất Việt không khỏi bồi
hồi, xúc động nhớ về ngày hè lịch sử năm ấy- ngày mùng 7 tháng 5, dân tộc ta
đã làm nên một chiến thắng Điện Biên " Lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu".
Vì tất cả những lí do trên, muốn có được hiệu quả cao trong bài học
này, thì việc sử dụng kiến thức liên môn là hết sức cần thiết, đồng thời để góp
phần tạo niềm say mê, yêu thích môn Lịch sử đích thực cho học sinh, tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn Văn- Sử- ĐịaGiáo dục công dân vào giảng dạy Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc( 1953- 1954) - (Lịch sử 12, chương trình
chuẩn), làm đề tài nghiên cứu khoa học. Qua đề tài, tôi muốn giúp học sinh
có sự hiểu biết sâu sắc về một sự kiên trọng đại, một mốc son chói lọi trong
lịch sử dân tộc. Đồng thời, đề tài cũng nhằm góp phần phục vụ cho quá trình
giảng dạy của bản thân trong việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học
theo tinh thần của Nghị quyết 29 của BCHTW Đảng khóa XI.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn tìm cách áp dụng kiến
thức các môn học có liên quan, như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin
học...vào dạy học Lịch sử, trên cơ sở đó, góp một phần nhỏ bé vào việc từng
bước đổi mới phương pháp dạy học, khơi gợi sự yêu thích môn Lịch sử của

học sinh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử ở trường THPTLê
Lợi. Mặt khác, qua đề tài này, tôi cũng rất mong được quý đồng nghiệp trao
đổi, góp ý nhằm tìm ra phương pháp dạy học lịch sử một cách có hiệu quả
nhất cho từng bài Lịch sử cụ thể.
3. Đối tượng và nghiên cứu
Do thực tế được phân công dạy chủ yếu ở các lớp khối 12, nên phạm vi
thực hiện đề tài của tôi chỉ dừng lại ở việc áp dụng vào giảng dạy thực
nghiệm trên đối tượng học sinh thuộc Khối 12, cụ thể là hai lớp 12A1 và 12ª6
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác- Lênin, đề tài được thực hiện
dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic, phương pháp liên ngành....Phân tích một số nội dung lịch sử trọng tâm
của bài học bằng việc dựa trên kiến thức của các môn Địa Lí, Ngữ Văn,
GDCD.
5. Những điểm mới của SKKN.
4


* Về phương pháp tiến hành:
+ Tôi giao nhiệm vụ để HS chuẩn bị trước, bằng cách phân lớp thành 4
nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ GV kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các nhóm HS
+ HS là người chủ động thực hiện.
+ GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn.
* Về nội dung: Đề tài sử dụng kiến thức liên môn bao gồm Văn- SửĐịa - GDCD
* Về hiệu quả:
+ Thực hiện đề tài, HS đã rất tích cực, chủ động trong công việc được
giao trước đó, cũng như trong khi thực hiện. Nhờ vậy, HS trở thành chủ thể,
chủ động tìm tòi, lĩnh hội tri thức, không còn bị động " Thầy nói- trò nghe"
nữa.

+ Khi thực hiện đề tài liên môn, HS không chỉ nắm được kiến thức
môn Lịch sử, mà còn mở rộng, củng cố được nhiều kiến thức của môn VănĐịa - GDCD.
+ Đề tài còn có tác dụng rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá,
nhận định cho HS.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Kiến thức Liên môn là kiến thức của nhiều môn học. Sử dụng hay tích
hợp kiến thức liên môn là sự kết hợp kiến thức của nhiều môn học có mối
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình giảng dạy.
Theo từ điển giáo dục học: Sử dụng kiến thức liên môn là hành động
liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực
hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Sử dụng kiến thức liên môn là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo
dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua, đã được nhiều nước thực
hiện. Quan điểm dạy học kết hợp, sử dụng kiến thức liên môn được xem là
định hướng lí luận của chương trình giáo dục Việt Nam hiện nay và những
năm sắp tới.
Trong bộ môn Lịch Sử, có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng
dạy kiến thức Sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa
học xã hội như Ngữ Văn, Địa Lí, GDCD…và cả kiến thức của bộ môn Giáo
dục quốc phòng. Ở Bài 20- phần Lịch sử lớp 12 – ban cơ bản là nội dung
quan trọng của khối lớp 12 nhưng lượng kiến thức nhiều mà thời lượng trên
lớp có 2 tiết, nên để có thể hiểu được nội dung này một cách sâu sắc, hiểu
những vấn đề cốt lõi của bài học, giảm được thời lượng trên lớp cũng như có
thể vận dụng vào việc học tập các môn học khác thì việc vận dụng kiến thức
liên môn là hết sức cần thiết ở phần này.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5



Vấn đề sử dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy học nói chung
và trong dạy học Lịch sử nói riêng được đặt ra từ nhiều thập niên trước. Ở
các nước tiến tiến người ta đã áp dụng, thực hiện điều này từ lâu. Với Việt
Nam ta, vấn đề này còn khá mới. có lẽ chỉ bắt đầu vào thời gian gần đây, khi
Bộ giáo dục thực hiện chủ trương của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần 8 khóa XI về " Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam"
Với bộ môn Lịch sử, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, chương trình sách
giáo khoa đã có những cải cách, tuy nhiên, vẫn nặng cung cấp kiến thức để thi
cử, quá nhiều sự kiện lịch sử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học
sinh
Về phía giáo viên, dạy Lịch sử, cụ thể là dạy Bài 20 - lớp 12- cơ bản
này mới chỉ coi nặng việc truyền thụ kiến thức, liệt kê sự kiện có trong sách
giáo khoa, ít vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp liên quan đến sự
kiện lịch sử và bài học, thực tế là đã xem nhẹ việc giúp học sinh phát triến
năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Hệ quả là người
dạy sa vào lối đọc chép, tiết dạy khô khan, thiếu sinh động.
Về phía học sinh, bài học Lịch sử trở thành áp lực ghi nhớ máy móc,
nặng nề, chỉ toàn là năm tháng với sự kiện. Học không gắn vói thực tiễn, với
kiến thức liên môn. Điều này dẫn tới học sinh chỉ ghi nhớ vụn vặt, bài học
nhàm chán, cứng nhắc. Chính những hạn chế của bộ môn, của áp lực học
thuộc, cộng với tác động của xã hội, của thời cuộc, vấn đề đầu ra đầu vào, thi
vào trường nào, ra sẽ làm gì...làm cho học sinh không còn yêu thích môn Lịch
sử nữa.
3. Những sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
+ Thực hiện đề tài, chủ yếu tôi giao nhiệm vụ để HS chuẩn bị
trước, rồi sau đó thực hiện.
+ GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn.
Để đề tài đạt hiệu quả, tôi đã chuẩn bị nghiêm túc và chu đáo qua các
bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch báo cáo với Ban giám hiệu, xin ý kiến về đề
xuất thực hiện đề tài trong 2 tiết học liên tục để đề tài không bị ngắt quãng tại
2 lớp 12A1 và 12A2.
Bước 2: Chuấn bị của giáo viên: Cuối tiết học Bài 19, tôi thông báo kế
hoạch của mình với học sinh. Sau đó, tôi chia học sinh làm 4 nhóm trên cơ sở
4 tổ, rồi giao nhiệm vụ chung của cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng tổ.
Cụ thể như sau:
* Nhiệm vụ của cả lớp: Chuẩn bị bài 20- SGK12 (Chương trình cơ bản)
* Nhiệm vụ riêng của từng nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu vị trí, tầm quan trọng của khu vực Tây Bắc Việt
Nam và vùng lòng chảo Điện Biên Phủ.
Nhóm 2: Tìm hiểu và sưu tầm các tác phẩm văn học,thơ, các ca khúc
viết về cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện
6


Biên Phủ, về sự kiện ngày 7 tháng 5 hoặc có liên quan.
Nhóm 3: Tìm hiểu và sưu tầm những lời nhận xét, đánh giá của các nhà
lãnh đạo Đảng và Chính phủ ta cũng như của các học giả nước ngoài về thắng
lợi này.
Nhóm 4: Sưu tầm tranh ảnh về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân
1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, về sự kiện ngày 7 tháng 5, về cố
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sắp xếp theo trình tự thời gian
Bước 3: Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, bản thân tôi vừa đôn
đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh, vừa bắt tay soạn giáo án.
Trong giáo án này, tôi cũng thể hiện đầy dủ các mục, các bước lên lớp
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh cần nắm được:
- Hoàn cảnh ra đời, nội dung kế hoạch Na- va. Chủ trương của ta trong
Đông- Xuân 1953- 1954

- Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954và chiến dịch Điện
Biên Phủ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn
đề lịch sử.
- Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm.
3.Về thái độ:
- Tiếp tục bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm đùm bọc,
thương yêu, giúp đỡ của nhân dân đối với Đảng và anh bộ đội Cụ Hồ.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông, niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng.
Với mục tiêu đó và lượng kiến thức của bài tôi đã sử dụng một số kiến
thức của các môn học như Địa lí, GDCD, Văn học, Quốc phòng... trong quá
trình giảng dạy.
B. Thiết bị, tài liệu dạy học.
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn bị phần kiến thức giáo viên đã giao.
- Giáo viên: Chuẩn bị các bảng biểu trên tờ giấy Ao, tranh ảnh, lược đồ
trên phần mềm Power Point để trình chiếu.
- Tài liệu tham khảo trong SGV và Phần đọc thêm SGK.
- Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Mở bài.
2/ Dạy và học bài mới
3/ Sơ kết bài học
Bước 4: Tổ chức thực hiện dạy và học trên lớp.
7



( Trong đề tài này, tôi chỉ chú trọng đề cập đến những cải tiến, những
kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện trong bài giảng, không đi sâu vào
trình bày nội dung kiến thức bài học )
1/ Mở bài ( Giới thiệu bài học)
- GV: Giáo viên trình chiếu trên màn hình hình ảnh dưới đây:

Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ
- Hỏi HS? Các em có biết đây là hình ảnh gì, nói về sự kiện nào không?
+ HS : Đây là hình ảnh lá cờ Quyết thắng của ta tung bay trên nóc
hầm sở chỉ huy Pháp ở Điện Biên Phủ; nói về chiến thắng Điện Biên Phủ
+ GV: Đây chính là nội dung bài học hôm nay của chúng ta, Bài 20:
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc( 1953- 1954).
2/ Dạy và học bài mới
I/ Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava
- Nhiệm vụ của GV: Ở mục này, tôi hướng dẫn để HS tự tìm hiểu trên cơ
sở SGK và những kiến thức đã học ở Bài 18- 19 để đi sâu phân tích hoàn cảnh
lịch sử Pháp- Mĩ đề ra và thực hiện kế hoạch Nava; Nội dung kế hoạch; Qua
hoàn cảnh ra đời và nội dung, rút ra nhận xét.
- HS nắm được các yêu cầu:
*Hoàn cảnh:
+ Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược, pháp tổn thất nặng nề ...
Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, tăng viện trợ...
+ Ngày 7/ 5/ 1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, tướng Nava được cử sang
Đông Dương, hy vọng xoay chuyển tình thế trong vòng 18 tháng để "kết thúc
chiến tranh trong danh dự"
* Nội dung kế hoạch: 2 bước.
+ Bước 1: Từ thu - đông 1953 đến xuân 1954, giữ thế phòng ngự miền
Bắc, tiến công chiến lược Trung bộ và Nam Đông Dương...
8



+ Bước 2: Từ thu 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc...
* Nhận xét:
+ Cả Pháp và Mĩ đánh giá cao kế hoạch này " nó cho phép hy vọng
đủ mọi điều"
+ Kế hoạch thực hiện trong hoàn cảnh "thế cùng, lực kiệt", cuộc chiến
tranh đã qua 8 năm không giành thắng lợi, giờ đây lại muốn xoay chuyển
trong 18 tháng. Đây quả là kế hoạch mang tính phiêu lưu quân sự.
II/ Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954 và chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954.
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953- 1954.
* Chủ trương của Đảng:
- GV: Trình chiếu hình ảnh và hỏi: Các em có nhận xét gì qua hình ảnh
trên?

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp
bàn về kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953- 1954.
- GV: Trước âm mưu mới của Pháp- Mĩ, Đảng ta đề ra chủ trương gì?
- HS: + Cuối tháng 9- 1953 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng họp ở Việt Bắc bàn về kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953- 1954.
+ Nội dung: "Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào
những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt
một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai...mà tạo ra cho ta những điều
kiện thuận lợi mới đtiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng".
*Diễn biến
- GV: Ở phần này, do đã yêu cầu HS tìm hiểu và chuẩn bị bài trước , nên
tôi chỉ trình chiếu Hình 53: Lược đồ hình thái chiến trường trong đôngxuân 1953- 1954 ( Phần này, chủ yếu tôi giao nhiệm vụ cho học sinh
- Yêu cầu một HS lên trình bày lược đồ.
9



Hình 53: Lược đồ hình thái chiến trường trong
đông- xuân 1953- 1954.
- GV: Ở phần này, do đã yêu cầu HS tìm hiểu và chuẩn bị bài trước ở
nhà, nên tôi chỉ trình chiếu Hình 53: Lược đồ hình thái chiến trường trong
đông- xuân 1953- 1954.
( Phần này, chủ yếu tôi giao nhiệm vụ cho học sinh để các em phát
huy tính chủ động và tích cực tự giải quyết nhiệm vụ của mìn.)
- Yêu cầu một HS lên trình bày lược đồ.
+ Ngày 10/ 12/ 1953, ta mở chiến dịch Lai Châu...
+ Cũng trong tháng 12/ 1953, liên quân Lào- Việt tấn công Trung Lào...
+ Cuối tháng 1/1954, liên quân Lào- Việt lại tấn công Thượng Lào...
+ Đầu tháng 2/ 1954 quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên...
- Một HS khác bổ sung, nhận xét.
- GV: Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GVchuẩn kiến thức.
2. Chiến dịch Điện Biên Phủ
* Âm mưu của Pháp:
10


- Để hiểu được âm mưu của Pháp là tại sao khi ta tiến quân theo hướng
Tây Bắc- Thượng Lào, và đến tháng 12/ 1953 ta mở chiến dịch Lai Châu,
Nava vội tăng cường quân cho Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành
tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, ta phải hiểu được vị trí, tầm quan
trọng của Tây Bắc Việt Nam và vùng lòng chảo Điện Biên Phủ.
- Phần này giáo viên giao nhiệm vụ cho HS nhóm 1(đã chuẩn bị)
trình bày trên lược đồ.
- HS: Đại diện nhóm 1 lên trình bày.
- Các HS khác trong nhóm và cả lớp có thể bổ sung.
(Vì đây là kiến thức Địa lí, các em đã có một vốn kiến thức nhất định, lại có

sự chuẩn bị trước, nên trả lời tương đối tốt)
- GV chốt ý: + Tây Bắc Việt nam là một vùng rộng lớn, giàu tiềm
năng, có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, có thể khống chế miền
Nam Trung Quốc và toàn bộ khu vực Bắc Đông Dương. Từ đây có thể cơ
động sang Lào, xuống đồng bằng Bắc bộ; cũng có thể uy hiếp Việt Bắc bất kì
lúc nào...
+ Riêng Điện Biên Phủ: Là cánh đồng rồng lớn, màu
mỡ, nằm trong vùng lòng chảo Mường Thanh, xung quanh được bao bọc bởi
hệ thống núi non hiểm trở, Địa thế này "dễ thủ, khó công". Chính vậy Nava
đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương,
với 49 cứ điểm, ba phân khu...nhằm quyết chiến với ta.
* Chủ trương và sự chuẩn bị của ta: (Yêu cầu HS tóm tắt nhanh)
* Diễn biến: Tôi trình chiếu lược đồ Hình 54 trên màn hình.

Hình 54: Lược đồ điễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ( 1954)
11


- Yêu cầu một HS lên trình bày lược đồ.
- Một số HS khác bổ xung, nhận xét.
- GV khái quát và chuẩn kiến thức.
+ Đợt 1: Từ ngày 13- 3 đến 17- 3 1954, ta tấn công vào phân khu phía Bắc...
+ Đợt 2: Từ 30- 3 đến 26- 4- 1954, ta tấn công vào phía đông phân khu
Trung tâm...
+ Đợt 3: Từ ngày 1- 5 đến ngày 7- 5- 1954, ta đồng loạt tấn công ...
* Kết quả và ý nghĩa của cuộc Tiến công Đông- Xuân 1953- 1954.
- GV hỏi : Ở trên, các em đã phân tích và thấy được tầm quan trọng của
khu vực Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Vậy thì, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với toàn bộ thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược?

- HS: Do đã có sự chuẩn bị và phân tích kĩ về tầm quan trọng của Tây
Bắc và Điện Biên Phủ ở trên, nên trả lời tương đối tốt.
- GV trình chiếu lại hình 55(SGK)

Hình 55: Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ
- Tiếp đó, GV yêu cầu HS nhóm 2 giải quyết phần nhiệm vụ được
giao của mình, trình bày một số tác phẩm âm nhạc, thơ ca...
+Về Âm nhạc: Để động viên kịp thời cán bộ, chiến sĩ, các nhạc sĩ đã
viết những ca khúc bất hủ: Qua miền Tây Bắc (Nhạc sĩ Nguyến Thành);
Hành quân xa và Giải phóng Điện Biên ( Đỗ Nhuận); Hò kéo pháo (Hoàng
Vân)...
12


Nói tới các ca khúc "Đi cùng năm tháng", mỗi chúng không thể nào
quên được bài hát Hò kéo pháo và Chiến thắng Điện Biên. Ở Hò kéo pháo
nhạc sĩ Hoàng Vân khắc họa "Lòng quyết tâm còn cao hơn núi"của bộ đội ta.
Còn với Chiến thắng Điện Biên, ca khúc nở hoa giữa miền Tây Bắc của nhạc
sĩ Đỗ Nhuận với những ca từ mở đầu đầy tự hào và mượt mà: “Giải phóng
Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về/Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc
tưng bừng vui”… Bài hát là biểu tượng cao đẹp về sự hội tụ niềm vui của toàn
Đảng, toàn quân và dân ta sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đài Tiếng nói Việt Nam đã trực tiếp thu âm và trở thành bản nhạc “bình
minh” chào đón mỗi ngày mới, phát rộng rãi trên toàn quốc. Những nốt nhạc
“Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về” đã làm nức lòng chiến sĩ
cả nước. Từ đây, con người và dải đất Điện Biên đã bước sang trang mới.
+ Về thơ:
- Bài thơ sớm nhất và có lẽ cũng nổi tiếng nhất viết về Điện Biên Phủ
là Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu. Khi tin vui thắng trận từ
Tây Bắc truyền về , trong niềm hân hoan, vui mừng tột độ, nhà thơ Tố Hữu đã

cầm bút ứng tác ngay nên những vần thơ ngợi ca chiến thắng in sâu vào tâm
trí người đọc nhiều thế hệ:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn...
- Sau chiến thắng ngày 7/ 5/ 1954, ngày 12/ 5/ 1954, Báo Nhân dân
đăngbài thơ: " Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ "của Hồ Chí Minh
20 tháng 11 năm cũ,
Giặc Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ.
Hăm mốt tiểu đoàn tinh nhuệ nhất,
Xe tăng, súng lớn đầy chồng chất.
Chúng khoe rằng: "Kế hoạch Na-va
Thật là mạnh dạn và tài hoa...
Bên ta thì: Bộ đội, dân công quyết một lòng,
Xẻ non, đắp suối, vượt qua sông,
Khắc phục khó khăn và hiểm trở;
Đánh cho giặc tan mới hả dạ;
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 6 năm, nhà thơ Xuân Diệu trong một
lần thăm Điện Biên, khi qua mộ anh hùng Bế Văn Đàn đã cảm tác làm nên bài
thơ Mộ Bế Văn Đàn. Trước anh linh người đã hi sinh cho ngày chiến dịch
toàn thắng, Xuân Diệu hồi tưởng lại chiến công của anh:
13


Nơi đây mộ Bế Văn Đàn

Thân làm giá súng, thân làm cành xuân
Đang khi trận địa gian truân
Vai khiêng núi lửa diệt quân bạo tàn
Quân ta cờ thắm khải hoàn
Mà người chiến sĩ đã tàn thịt xương...
- Nhân dịp kỉ niệm 24 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, khi đặt
chân lên mảnh đất “huyền thoại”, nhà thơ Anh Ngọc xúc động viết bài thơ
Trở lại Điện Biên – lá cờ và ngọn cỏ với những câu thơ đầy suy ngẫm :
Anh đã đi qua hơn hai mươi năm
Để gặp lại tuổi thơ mình náo nức
Nghe tiếng bom và đại bác
Gầm lên từ trang sách học trò...
Những khúc ca, bài thơ viết về chiến dịch Điên Biên Phủ đã vẽ nên
tầm vóc lịch sử của chiến dịch, ngợi ca quân đội anh hùng và dân tộc Việt
Nam anh hùng trong kháng chiến đòi quyền tự do thiêng liêng. Dù hơn 60
năm đã trôi qua, nhưng chúng ta tin rằng Điện Biên Phủ mãi là niềm tự hào, là
cảm hứng cho lớp lớp thế hệ nhà văn Việt Nam sáng tác nên những tác phẩm
có giá trị nghệ thuật cao và sức sống lâu bền trong lòng công chúng.
III. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Đông Dương.
- Mục này, GV yêu cầu HS tự tóm tắt nội dung, ý nghĩa Hiệp định
- GV chỉ trình chiếu hình ảnh sau và khẳng định: Để đạt được kết
quả trên, dân tộc ta đã phải trải qua một hành trình vô cùng gian lao, bề bỉ. Đó
cũng là cuộc đấu lí, đấu trí không kém phần gay go, quyết liệt trên bàn đàm
phán của dân tộc ta.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu (phải) và tướng Pháp
Đen-thây (trái) ký Hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7/1954
IV. Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp( 1955- 1954)

* Ở mục này, kiến thức SGK không đòi hỏi nhiều thời gian, HS tự tìm
hiểu.
14


* Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS nhóm 3: Trình bày kết quả công
việc đã được giao: Sưu tầm những nhân xét đánh giá của các nhà lãnh
đạo Đảng và Chính phủ ta cũng như các học giả, báo chí nước ngoài.
- Trong cuốn hồi ký Đông Dương hấp hối, Chính tướng Nava viết:
"Sự lãnh đạo khôn khéo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cùng sức mạnh "không thể ngờ" của dân tộc Việt Nam, đã làm
cho quân Pháp không tránh khỏi một kết cục thảm bại".
- Howards R.Simpson, thành viên phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Đông
Dương, đã đưa ra những nhận định rất thú vị trong cuốn Điện Biện Phủ Cuộc đối đầu lịch sử mà nước Mỹ muốn quên đi. Ông nhận xét Việt Minh,
với sức mạnh "siêu nhân", đã đẩy được những khẩu đại bác lên các đỉnh núi
cao và dễ dàng bao quát được quân Pháp - những kẻ "ngốc nghếch" đã triển
khai quân trong một thung lũng.
- PGS, TS. Musiychuk Victoria (Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện
Hàn lâm Khoa học U-crai-na) "Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc quan
trọng trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này không chỉ giúp Việt Nam thoát
khỏi áp bức của thực dân Pháp mà còn mở ra con đường để giành độc lập cho
cả Đông Dương và các nước thuộc địa ở châu Phi"
- S. Seung-Kyun KO (Đại học Hawaii Pacific, Hoa Kỳ): Trận Điện
Biên Phủ đã đem lại cho Việt Nam niềm tin tuyệt đối vào con đường đấu
tranh giành độc lập.
- PGS, TS. Christian C.Lentz (Đại học North Carolina Chapel Hill,
Hoa Kỳ): Trận Điện Biên Phủ đã làm thay đổi thế giới. Quân đội nhân dân
Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp. Chiến thắng góp phần khích lệ và củng
cố vị thế của Việt Nam trong các cuộc đàm phán ngoại giao, ký kết Hiệp định
Giơ-ne-vơ ...

- Nói về chiến thắng Điện Biên Phủ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có
ý kiến cho rằng: “Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi ghi dấu trong biên
niên sử cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc ta và của tất cả
các dân tộc bị đàn áp trên toàn thế giới. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, người cựu giáo viên lịch sử này đã đóng góp thêm một
chương sách về “cuộc đấu tranh của chúng tôi” vào biên niên sử thế giới
hiện đại".
- Cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng nhận định: " Chiến thắng Điện Biên
Phủ mãi mãi được ghi vào lịch sử đân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi
Lăng hay một Đống Đa giữa thế kỉ XX, đi vào lịch sử nhân loại như một
chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch của chủ nghĩa
thực dân."
(Trích"Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do..."
3/ Sơ kết bài học :
15


Phần sơ kết bài học, tôi giao nhiệm vụ cho học sinh nhóm 4 thực hiện
bằng việc giới thiệu khái quát toàn bài qua các tranh, ảnh mà các em đã
sưu tầm, sắp xếp do GV hướng dẫn và kiểm tra trước.

Một góc Thành phố Điện Biên hôm nay.

Đại tướng- Tổng tư lệnh về thăm bà con và chiến trường xưa
* Đến đây, sau khi hoàn thành nội dung bài dạy, giáo viên chốt ý
16


- Điện Biên hôm nay đã thay da đổi thịt, trở thành một thành phố năng
động, xứng tầm với chiến công "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa

cầu"của các thế hệ cha ông đi trước.
- Cuối cùng tôi đưa ra câu hỏi vận dụng và vận dụng cao, yêu cầu HS
hoàn thành ở nhà. Với câu hỏi này, tôi muốn vận dụng kiến thức các môn,
nhất là môn Giáo dục công dân, góp phần giáo dục, tư tưởng, tình cảm, ý thức
trách nhiệm của HS đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
+ Câu 1: Qua bài học, em hãy phân tích vai trò lãnh đạo tài tình, sáng
suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945- 1954?
+ Câu 2: Vai trò của Đại tướng- Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong
chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ Câu 3: Từ bài học, em hãy cho biết suy nghĩ và trách nhiệm của bản
thân khi còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường?
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành
thực nghiệm ở hai lớp 12A1 và 12A6 trường THPT Lê Lợi vào thời gian
tháng 12 năm 2017, theo giáo án đề tài.
Hai lớp làm đối chứng là 12A2 và 12A3, tôi vẫn sử dụng và tiến hành
theo giáo án thông thường của phân phối chương trình và theo thời khóa biểu
do nhà trường sắp xếp.
Để khẳng định chất lượng của bài giảng theo giáo án SKKN: Vận
dụng kiến thức liên mônVăn- Sử- Địa- Giáo dục công dân vào giảng dạy
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc
(1953- 1954) - Lịch sử lớp 12- cơ bản, tôi tiến hành ở hai phương diện:
* Thứ nhất: Đánh giá mức độ hứng thú, sự yêu thích bộ môn Lịch sử của
học sinh.
* Thứ hai: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau bài học bằng bài
kiểm tra viết 1 tiết.
Ở phương diện thứ nhất: Tôi tiến hành làm phiếu trắc nghiệm nhanh,
yêu cầu HS trả lời bằng cách đánh dấu tích vào cột thích hay không thích
môn Lịch sử. Tôi được kêt quả như sau:
Thích


Lớp
Tổng số
12A1
(42)
12A6
(42)

Không thích

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

33

78,6%

9

21,4%

34

80,9%


8

19,1%

17


12A2
17
38,6%
27
61,4%
(44)
12A3
16
36,4%
28
63,6%
(44)
Từ bảng kết quả thực nghiệm trên cho thấy:
+ Tổng số HS ở 2 lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 là 84 HS
+ Tổng số HS ở 2 lớp đối chứng 12A5 và 12A8 là 88 HS
Như vậy, tổng số HS 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng có sự chênh
lệnh không đáng kể (04 em). Nhưng sự chênh lệch giữa các lớp thực nghiệm
và đối chứng như sau:
+ Số HS thích ở 2 lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 là 67 HS chiếm 79,8 %
+ Số HS thích ở 2 lớp đối chứng 12A2 và 12A3 chỉ là 33 HS chiếm 37,5 %
+ Số HS không thích ở 2 lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 là 17 HS chiếm
20,2 %
+ Số lượng HS không thích ở 2 lớp đối chứng 12A5 và 12A8 là 55HS

chiếm 62,5%.
Kết quả này cho thấy, nếu GV vận dụng, kết hợp kiến thức nhiều môn
học trong bộ môn Lịch sử, thay đổi cách soạn bài cũng như cách tổ chức dạy
học, giao công việc cho học sinh để các em chủ động phát huy năng lực tực
học, tự lĩnh hội kiến thức sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc lôi cuốn, tạo
hứng thú và sự ham thích môn Lịch sử ở học sinh.
Ở phương diện thứ hai: Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra viết 1 tiết,
cùng đề, cùng ở trong một buổi học, hơn nữa, để đánh giá một cách khách
quan kết quả thực hiện đề tài, tôi cho hai lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 làm
trước. Hai lớp đối chứng là 12A2 và 12A3 làm bài sau, và cũng không có hiện
tượng biết đề (tức là không lộ đề), để đảm bảo công bằng. Kết quả tôi thu
được sau khi làm tròn điểm số như sau:
Lớp
Tổng
số
12A1
(42)
12A6
(42)

Giỏi
Điểm 9- 10

Khá
Điểm 7- 8

TB
Điểm 5- 6

Yếu

Điểm 4- <5

Kém
Điểm 1- 3

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%


14

33,3

20

47,6

8

19,1

0

0

0

0

15

35,7

20

47,6

7


16,7

0

0

0

0

4

9,1

0

0

3

6,8

0

0

12A2
5
11,4
13

29,5
22
50,0
(44)
12A3
4
9,1
15
34,1
22
50,0
(44)
Từ bảng kết quả thực nghiệm trên cho thấy:
18


+ Số HS đạt giỏi ở 2 lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 là 29 HS chiếm 34,5%
+ Số HS đạt giỏi ở 2 lớp đối chứng 12A2 và 12A3 là 9 HS chiếm 10,2%
+ Số HS đạt khá ở 2 lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 là 40 HS chiếm 47,6%
+ Số HS đạt khá ở 2 lớp đối chứng 12A2 và 12A3 là 28 HS chiếm 31,8%
+ Số HS đạt TB ở 2 lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 là 15 HS chiếm 17,9%
+ Số HS đạt TB ở 2 lớp đối chứng 12A2 và 12A3 là 44 HS chiếm 50,0%
+ Số HS đạt Yếu ở 2 lớp thực nghiệm12A1 và 12A6 là 0 HS, chiếm 0%
+ Số HS đạt Yếu ở 2 lớp đối chứng 12A2 và 12A3 là 7 HS, chiếm 8, 0%
+ Số HS đạt Kém ở 2 lớp thực nghiệm 12A1 và 12A6 là 0 HS, chiếm 0%
+ Số HS đạt Kém ở 2 lớp đối chứng 12A2 và 12A3 là 0 HS, chiếm 0%
Kết quả trên cho thấy:
- Chất lượng 2 lớp dạy thực nghiệm 12A1 và 12A6 cao hơn 2 lớp đối
chứng 12A2, 12A3 ở điểm khá- giỏi rất nhiều, nhưng lại thấp hơn ở
điếm TB.

- Đặc biệt, ở 2 lớp dạy thực nghiệm 12A1 và 12A6 không có học sinh
Yếu, trong khi đó ở 2 lớp đối chứng 12A2 và 12A3 còn chiếm tới 8%
Yếu
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thực hiện đề tài Vận dụng kiến thức liên môn Văn- Địa- Giáo
dục công dân vào giảng dạy Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc( 1953- 1954) - Lịch sử 12, chương trình cơ bản, Tôi
rút ra cho bản thân một số kết luận sau:
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử là hết sức cần
thiết, bởi từ kiến thức của các môn học liên quan như Văn, Địa, GDCD... giáo
viên có thể làm giảm bớt đi sự khô khan, nhàm chán của các sự kiện, giảm sự
căng thẳng trong giờ học lịch sử, thậm chí có thể rút gọn lượng thời gian của
một số nội dung trong bài mà vẫn đạt hiệu quả theo yêu cầu bài học.
Thứ hai, vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc khích thích năng lực tự học, tự tìm hiểu và lĩnh
hội tri thức của học sinh. Nhờ vậy, nó có khả năng khơi dậy niềm đam mê
hứng thú, sự yêu thích môn học hơn cho học sinh, qua đó, góp phần giáo dục
tư tưởng, tình cảm cho các em. Có như thế, các em mới không thờ ơ, coi
thường và không quay lưng lại với bộ môn lịch sử.
Thứ ba, sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử cũng có tác
dụng giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức ở nhiều môn học khác, trên
cơ sở đó góp phần làm đa dạng và phong phú thêm vốn kiến thức cũng như sự
hiểu biết của bản thân.
Và cuối cùng, khi các em đã ham thích học môn Lịch sử, chúng ta sẽ
hoàn thành mục tiêu giáo dưỡng, xây dựng nhân cách, đạo đức, tác phong
sinh hoạt. Từ đó, học sinh biết trân trọng quá khứ, biết ơn về sự hi sinh xương
máu của cha ông, biết sống có trách nhiệm với Tổ quốc, với gia đình và
những người xung quanh.
19



Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý chủ quan đề xuất của bản thân tôi, nội dung
còn sơ lược rất mong sự đóng góp xây dựng của các đồng chí giáo viên trong
Tổ chuyên môn và các đồng chí giáo viên Ngữ Văn, Địa Lí, GDCD,
GDQP,Tin học... để tài SKKN được hoàn thiện hơn, góp phần vào việc xây
dựng chủ đề tích hợp trong dạy học Lịch sử nói riêng và các môn học khác
nói chung của chương trình giáo dục THPT.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp!
2. Những kiến nghị.
Để thực hiện nhiệm vụ "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc
dân" trong đó có đổi mới phương pháp dạy học, thì việc sử dụng kiến thức
liên môn là cầ thiết. Để tạo thuận lợi cho giáo viên, tôi thiết nghĩ Bộ giáo dục
cần có những công trình nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về : “Vận dụng kiến
thức liên môn " làm cơ sở để giáo viên chúng tôi tham khảo.
Giáo viên cần có nhiều diễn đàn để trao đổi, bàn bạc, tìm giải pháp có
hiệu quả cho vấn đề này.
Sách giáo khoa không nên biên soạn theo kiểu là nguồn thông báo kiến
thức mà phải là tài liệu làm việc của học sinh. Nghĩa là sách cần cung cấp
nhiều tài liệu lịch sử, để trên cơ sở đó, giáo viên có thể xây dựng hoặc tổ chức
các hoạt động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức nhiều môn học trong
một môn học.
Giáo viên cần không ngừng tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng, bổ sung
kiến thức cần thiết của các môn liên quan. Vởi môn Lịch sử, có nhiều khả
năng vận dụng kiến thức các môn Văn- Địa -GDCD, Tin học, do đó giáo viên
dạy Sử phải tự bổ sung thêm .
Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp
và kĩ thuật dạy học, cần chuẩn bị chu đáo ở mỗi bài học, giao việc cho học
sinh cụ thể để giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.
Có như vậy, môn Lịch sử mới không còn khô khan, việc dạy và học Lịch sử

mới không còn là hoạt động đọc, chép của thầy và trò nữa.
Người viết

Trịnh Thị Hoài

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
2 Sách giáo viên Lịch sử lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
3. Sách giáo khoa Văn học lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
5 Sách giáo viên Văn học lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
5. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
6 Sách giáo viên Địa lí lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
7. Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III
8. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
2 Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 12- cơ bản, NXB Giáo dục
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐẠT
TT
1

2

Tên đề tài
Cấp đạt
Dạy tiết Lịch sử địa phương:
Lê Lợi và căn cứ Lam Sơn
Cấp
tại thực địa khu di tích Lam SGD&ĐT

Kinh Thọ Xuân - Thanh Hóa
Vận dụng kiến thức liên môn
Văn- Sử- Địa- GDCD vào
dạy Bài 23: " Khôi phục và
Cấp
phát triển kinh tế- xã hội ở
SGD&ĐT
miền Bắc, giải phóng hoàn
toàn miền Nam( 1973- 1975)

21

Năm học

Xếp loại

2006- 2007

C

2014- 2015

C



×