Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẫu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của bác hồ để học bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.04 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
1

1.1. Lý do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

2. PHẦN NỘI DUNG

4

2.1. Cơ sở nghiên cứu

4


2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng viết sáng kiến

5

2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề

7

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

10

3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

10

3.1. Kết luận

10

3.2. Kiến nghị

12


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá
trình hội nhập của kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có đủ phẩm
chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao

động phải có sự say mê, cần cù sáng tạo, khả năng thích ứng trong mọi điều
kiện, hoàn cảnh. Để có được nguồn nhân lực trên đòi hỏi các môn học trong
các nhà trường phổ thông ngoài việc dạy cho học sinh những kiến thức bộ môn
còn phải hướng tới giáo dục kĩ năng, gắn việc học kiến thức vào thực tiễn.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII ( 1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII ( 12- 1996), và được thể chế hóa trong Luật giáo dục sửa đổi, ban hành
ngày 27/6/2005, điều 24 đã ghi rõ “ bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,
khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Bộ môn lịch sử là môn học có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc
giáo dục những con người toàn diện về cả mặt nhận thức, tư tưởng, tình cảm
cũng giáo dục cho các em sự cần cù, khả năng tư duy tìm tòi sáng tạo. Đặc
biệt, thông qua các bài học, các chuyên đề liên quan đến quá trình hoạt động
cách mạng của Bác Hồ, các bài học, các chuyên đề về kinh tế, về các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm... Trong các bài học, các chuyên đề liên quan
đến quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ nhất là nội dung lịch sử của
những ngày đầu hành trình tìm đường cứu nước của Bác có tác dụng rất lớn
trong việc giáo dục học sinh tính cần cù, tinh thần yêu lao động, ý thức tự học.
Việc để học sinh tìm tòi những mẩu chuyên liên quan đến những năm đầu hoạt
động cách mạng ở nước ngoài của Bác, không những gây hứng thú cho học
sinh mà còn tác động rất lớn đến tình cảm, sự khâm phục của bản thân đối với
Bác.
Phương pháp sử dụng một số mẩu chuyện về hành trình tìm đường cứu
nước của Bác, có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh
và có ý nghĩa lớn đến tư tưởng, tình cảm thái độ của học sinh. Đây là nội dung
kiến thức cơ bản, trong tâm trong chương trình lịch sử 11. Đối với giáo viên,
2


người dạy rất chú trọng đến nội dung kiến thức này nhất là giáo viên ôn học
sinh giỏi. Tuy nhiên, bài học có nội dung kiến thức liên quan đến hành trình

tìm đường cứu nước của Bác lại thuộc bài gần cuối của chương trình lịch sử
lớp 11. Đây là thời điểm gần cuối năm, nên rất nhiều học sinh nhất là học sinh
thuộc các vùng đặc biệt khó khăn sẽ sao nhãng, uể oải trong học tập. Đây cũng
là thời điểm nhiều giáo viên chỉ chú trọng tập trung ôn thi trung học phổ thông
quốc gia cho học sinh khối 12, nên việc tìm tòi các phương pháp hữu hiệu để
đưa vào bài giảng lịch sử lớp 11 có lẽ không được chú trọng nhiều. Do vậy, để
gây sự tò mò, hứng thú trong học tập cho học sinh trong các giờ học lịch sử
gần cuối năm, ngoài các phương pháp tích cực mà giáo viên áp dụng trên lớp
vào tiết dạy như dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học tranh
ảnh… thì phương pháp giao nhiệm vụ cho học sinh tìm và thuyết trình những
mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác tôi thiết
nghĩ là một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh
sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của
Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ
nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) nhằm nâng cao hứng thú học tập
và giáo dục tinh thần tự học, lòng yêu lao động cho học sinh THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Phương pháp giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh sưu tầm những mẩu
chuyên liên quan đến những năm đầu hoạt động cách mạng ở nước ngoài của
Bác Hồ, không những gây hứng thú cho học sinh mà còn tác dụng rất lớn trong
việc giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác trong lao động của học sinh,
là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử. Trong quá trình
dạy học sử dụng những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác
Hồ có một ý nghĩa vô cùng lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, góp
phần to lớn nâng cao chất lượng học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học
sinh. Học sinh tìm hiểu những câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác Hồ được xem là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
3



Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ có
khả năng gây ấn tượng sâu sắc nhất với học sinh. Nhiều mẩu chuyện không
những chứa đựng nội dung lịch sử mà còn có tác dụng lớn trong việc làm
phong phú đời sống tâm hồn, có sức lay động, cổ vũ trong việc định hướng suy
nghĩ và hành động của học sinh . Thông qua việc tìm hiểu những những mẫu
chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ trong quá trình tìm
đường cứu nước học sinh không chỉ có những phút giây thư giãn trong học tập
mà còn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong giờ
học, tạo ra cho không khí giờ học sôi nổi, học sinh rèn luyện cho mình được
tinh thần hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau để giải quyết được nội dung của bài học. Qua
đây học sinh có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân và nâng cao năng lực
giao tiếp của mình, từ đó rút ra được kết luận đúng đắn, những cách ứng xử
phù hợp
Hơn nữa, bài học có nội dung kiến thức liên quan đến hành trình tìm
đường cứu nước của Bác là một một trong những nội dung trọng tâm trong
chương trình. Vì vậy, sử dụng phương pháp yêu cầu học sinh tìm hiểu những
những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ trong quá
trình tìm đường cứu nước sẽ giúp bài giảng của giáo viên sinh động, hấp dẫn,
qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức bài học.
Thông qua tìm hiểu đề tài này giúp tôi có thể nắm được lý luận dạy học
bộ môn nói chung và lý luận về sử dụng chuyện kể vào bài giảng nói riêng để
từ đó vận dụng vào việc dạy học lịch sử của mình ở trường phổ thông .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, tôi chọn bài: Việt Nam trong những năm chiến
tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT) để vận dụng.
Tìm hiểu nội dung những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của
Bác Hồ trong quá trình tìm đường cứu nước sẽ giúp các em học sinh có thể
nhận thức được hiện tượng lịch sử một cách chân thực nhất, thấy được sự vĩ
đại, nhưng lại rất gần gũi và bình dị của Bác Hồ kính yêu. Từ đó tạo nên sự


4


hứng thú trong học tập lịch sử góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện
về cả cả về kiến thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ và phát triển kĩ năng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan ( Trực tiếp quan sát giờ dạy của các giáo viên trường
phổ thông).
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp phân tích
tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy cụ thể
để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc lồng ghép kể chuyện trong dạy
học lịch sử.
- Phương pháp kể chuyện lịch sử.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò và ý nghĩa quan trọng
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu
vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập
quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu lao
động, tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân. Trên cơ
sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu biết quốc tế, bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc
biệt trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Do đặc trưng môn Lịch sử khác
với các môn học khác trong chương trình dạy học ở phổ thông đó là các em
không được trực tiếp chứng kiến sự kiện lịch sử đó trực tiếp vì lịch sử không
lặp lại, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm, nên việc các em nắm
kiến thức là khó khăn. Phần nhiều những kiến thức lịch sử đó không được tái
hiện một cách sinh động mà rất mờ nhạt, chung chung, khó hiểu từ đó các em

cảm thấy chưa có hứng thú với môn học.
Môn Lịch sử có vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên thực tế hiện nay,
việc dạy và học lịch sử đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều
nơi, nhiều giáo viên vẫn áp dụng các phương pháp thầy đọc, trò chép. Hơn
5


nữa, do lịch sử là một trong những môn thuộc khối C- là khối có nhiều ngành
học không được học sinh lựa chọn vì sau khi học các trường chuyên nghiệp ra
trường nhiều sinh viên không xin được việc làm. Do vậy, nhiều học sinh
không thích học môn Lịch sử và xem bộ môn là một môn phụ, chỉ cần học cho
qua, không cần chú ý. Chính tư tưởng đó là một trong những nguyên nhân làm
cho chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông trong những năm
gần đây rơi tình trạng đáng báo động, nhiều em học sinh quay lưng lại với môn
lịch sử.
Vậy làm thế nào để các em thích học lịch sử, nhận thức được tầm quan
trọng của bộ môn. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã tìm tòi nhiều
phương pháp, nhiều tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học và đưa vào bài
giảng để đem lại giờ dạy đạt hiệu quả cao. Và việc sử dụng sử dụng những
mẩu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử vào dạy học là một
trong những biện pháp gây hứng thú cho học sinh học tập bộ môn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng viết sáng kiến:
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào
tạo cũng được đặt ra một cách cần thiết. Một nội dung quan trọng trong đổi
mới giáo dục, đào tạo là phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo quan
điểm lấy học sinh làm trung tâm.
Trong những năm qua việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học lịch
sử ở trường phổ thông đã được tiến hành. Thực tiễn của vấn đề sử dụng những
mẩu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử vào dạy học có nhiều
ưu điểm tiến bộ. Một số giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề đã

sử dụng tìm tòi nhiều mẩu chuyện phù hợp với từng dạng bài. Việc tìm hiểu, sử
dụn những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong
các tiết học không chỉ có những phút giây thư giãn trong học tập mà còn phát
huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong giờ học, tạo ra cho không khí
giờ học sôi nổi, học sinh rèn luyện cho mình được tinh thần hỗ trợ, hợp tác
lẫn nhau để giải quyết được nội dung của bài học.

6


Tuy vậy, việc tổ chức những giờ học hiệu quả cùng với sử dụng những
những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết
học rất ít. Lối dạy truyền thống thầy giảng, trò chép, thầy đọc, trò ghi những
kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên không tạo nên sự tìm tòi,
hứng thú học tập bộ môn còn phổ biến. Điều đó làm vị trí của bộ môn lịch sử ở
trường phổ thông bị giảm sút, học sinh không hứng thú với các giờ học lịch sử.
Mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn vì thế không đạt hiệu quả cao như mong
muốn.
Ở trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên giảng dạy đều cho
rằng sử dụng những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật
lịch sử trong các tiết học là một nguồn kiến thức quan trọng cần được sử dụng.
Song, đa số giáo viên ở các trường THPT sử dụng những những mẫu chuyện
liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học vào dạy học lịch
sử chưa thường xuyên. Một trong những lý do đó là nhiều giáo viên còn hạn
chế, thậm chí không biết nhiều những câu chuyện liên quan đến các sự kiện,
nhân vật lịch sử. Nhiều giáo viên ít tìm tòi những nguồn tư liệu này để đưa vào
bài giảng, mà chỉ chú ý đến việc cung cấp kiến thức cơ bản trong sách giáo
khoa cho học sinh. Đa phần giáo viên chỉ giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho học
sinh là học kiến thức cơ bản của bài cũ, việc giao nhiệm chuẩn bị bài mới cho
học sinh cũng chỉ dừng ở chỗ yêu cầu học sinh làm một số bài tập, hoặc trả lời

một số câu hỏi trong sách giáo khoa, chứ chưa chú ý đến vấn đề yêu cầu học
sinh tìm hiểu những những mẫu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật
lịch sử trong các tiết học có liên quan ngày hôm sau. Hoặc giáo viên chưa
hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ ở nhà cho học sinh phải làm gì, làm như thế nào.
Như vậy có thể thấy việc sử dụng những những mẫu chuyện liên quan đến các
sự kiện, nhân vật lịch sử trong các tiết học lịch sử ở trường phổ thông vẫn chưa
được chú ý một cách thích đáng. Giáo viên đã nhìn nhận được đây là nguồn tư
liệu quan trọng nhằm tạo nên sự hứng thú trong học tập bộ môn cho học sinh
nhưng lại không dành một sự đầu tư về mặt thời gian. Điều này trực tiếp dẫn
đến các tiết học lịch sử thực sự chưa gây cho học sinh niềm thích thú. Đây là
7


nguồn tài liệu rất hay chứa đựng nhiều tri thức lịch sử cần phải được khai thác
nhiều hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
“ Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến hành
trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong những
năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11 THPT)
nhằm nâng cao hứng thú học tập và giáo dục tinh thần tự học, lòng yêu lao
động cho học sinh THPT” tôi đã đưa ra các giải pháp đó là:
- Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm một số mẩu chuyện có liên quan đến bài
học.
- Sử dụng các mẩu chuyện vào mục III“ Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước
mới” của bài học.
Cụ thể các giải pháp trên được thực hiện như sau:
2.3.1. Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm một số một số mẩu chuyện có liên
quan đến bài học.
- Đối với mục III“ Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới”. Giáo
viên yêu cầu học sinh mỗi tổ về nhà sưu tầm các mẩu chuyện, tranh ảnh theo

định hướng của giáo viên. Cụ thể, giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu những
mẩu chuyện liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ trước và sau khi
xuất dương ra đi tìm đường cứu nước. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
sưu tầm những tư liệu này cuốn sách như: “ Búp sen xanh” của Sơn Tùng, “
Những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ” của Trần Dân
Tiên... Với việc yêu cầu học sinh sưu tầm sưu tầm các mẩu chuyện sẽ tạo sự
hứng thú cho các em và hơn nữa các em đã hiểu được một phần nội dung bài
học. Vì vậy, đây là khâu rất quan trọng giáo viên không nên bỏ qua.
2.3.2. Sử dụng những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ
vào mục 2 của phần III “ Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất
Thành”.
Ở mục này, giáo viên có thể chia bố cục nội dung thành 3 phần như sau:

8


- Lý do Nguyễn Tất Thành ( Bác Hồ) quyết định ra đi tìm đường cứu
nước.
- Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tại Pháp năm 1917.
- Ý nghĩa những hoạt động buổi đầu trong hành trình tìm đường cứu
nước của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam.
* Đối với phần lý do Nguyễn Tất Thành ( Bác Hồ) quyết định ra đi tìm
đường cứu nước.
Để làm nổi bật nội dung này, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi gợi mở để
học sinh trả lời như: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu
nước?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận ( Lưu ý: Đối với mỗi kết luận, giáo
viên nên lấy một số dẫn chứng để làm sáng tỏ các kết luận).
- Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nên độc lập là khát vọng của
cả dân tộc

- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ
XX của nhân dân ta liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên quê hương
giàu truyền thống cách mạng, trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tay thực dân
Pháp, nên Người đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm
đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
Sau khi kết luận về nguyên nhân Bác Hồ quyết định ra đi tìm đường cứu
nước giáo viên đặt ra yêu cầu đối với học sinh như: Em hãy kể một vài mẩu
chuyện về Bác Hồ trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Học sinh kể chuyện “Hai bàn tay”( Phụ lục 1)
Sau khi học sinh kể song câu chuyện giáo viên có thể đặt câu hỏi: Bài học rút
ra từ câu truyện bạn vừa kể?

9


Học sinh trả lời và sau đó giáo viên kết luận: Qua câu chuyện trên, các em có
thêm một bài học là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng chính
đôi bàn tay, niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.
Cùng với việc yêu cầu học sinh kể chuyện, giáo viên trình chiếu bức
tranh về con tàu đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước để gây ấn tượng cho học
sinh về sự kiện này ( Phụ lục 2)
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy trên con đường ra đi tìm đường cứu nước,
Bác đã đến những nước nào, làm những nghề gì để kiếm sống? Em hãy kể một
vài mẫu chuyện trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ?
Học sinh dựa vào sự tìm hiểu ở nhà để trả lời câu hỏi và kể chuyện mẫu
chuyện liên quan đến hành trình tìm đường cứu nước của Bác. ”( Phụ lục 3)
Sau khi học sinh trả lời và kể chuyện, giáo viên kết luận: Bác đã đến rất nhiều
nước như Mỹ, Anh, nhiều châu lục khác nhau và đến khoảng cuối năm 1917,

Người từ Anh trở về Pháp.
Giáo viên dẫn lời kể chuyện của Giáo sư Hoàng Chí Bảo ”( Phụ lục 4)
* Đối với phần: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tại Pháp năm 1917:
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở: Tại Pháp, năm 1917, Nguyễn Tất
Thành có những hoạt động nào?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận:
-

Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước tại
Pháp.

-

Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp.
* Đối với phần: ý nghĩa những hoạt động buổi đầu trong hành trình tìm
đường cứu nước của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam:

Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở: Những hoạt động yêu nước của
Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1918 có ý nghĩa như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết luận: Những hoạt động yêu nước của
Người tuy mới chỉ bước đầu là điều kiện quan trọng để Người xác định con
đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam

10


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Việc Hướng dẫn học sinh sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến
hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ để học bài 24: Việt Nam trong

những năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) ( Lịch sử lớp 11
THPT) tôi nhận thấy các em tích cực tìm tòi tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho bài
học, các giờ học diễn ra thoải mái, không nhàm chán, học sinh trong lớp đều
hứng thú học tập, say xưa kể những mẩu chuyện liên quan đến cuộc đời và
hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Tôi nhận thấy, trong mỗi các em đều có
những tình cảm thiêng liêng, kính phục với Bác. Sau giờ học, dường như các
em tự giác hơn trong học tập, lao động. Vì vậy, mục tiêu giờ học đặt ra đạt hiệu
quả cao, làm cho người dạy lịch sử cảm thấy say mê với việc giảng dạy bộ
môn.
Hơn nữa, bản thân cá nhân tôi và các đồng nghiệp, trong quá trình giảng
dạy khi đưa phương pháp trên vào dạy học, đòi hỏi giáo viên không chỉ đơn
thuần sử dụng sách giáo khoa làm tư liệu dạy học mà phải tìm tòi các loại tranh
ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học. Vì vậy thông qua quá trình đó, giáo viên
càng nắm chắc và hiểu sâu về kiến thức lịch sử, cũng đồng thời giúp giáo viên
tích cực nghiên cứu rút ra những phương pháp phù hợp đối với từng bài trong
dạy- học lịch sử.
3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Học tập lịch sử là một quá trình nhận thức về hiện thực khách quan. Quá
trình nhận thức lịch sử không diễn ra trực tiếp bởi đặc trưng của môn học là tái
hiện lại quá khứ đã diễn ra. Chính vì vậy việc đảm bảo tính khách quan trong
dạy học lịch sử là một nguyên tắc quan trong cần được sử dụng. Khai thác
những mẩu chuyện lịch sử liên quan đến bài học chính là một trong những biện
pháp nâng cao hiệu qủa bài học.
Mỗi nguồn tài liệu có một ý nghĩa và vai trò nhất định. Những mẩu
chuyện lịch sử là nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng với học sinh. Những
11



mẩu chuyện lịch sử có khả năng giúp học sinh tạo biểu tượng, hình thành khái
niệm cũng như giáo dục tư tưởng tình cảm để học sinh phát triển một cách toàn
diện.
Những mẩu chuyện lịch sử có vai trò rất lớn trong giảng dạy lịch sử như
vậy giáo viên phải biết khai thác và sử dụng tốt những mẩu chuyện lịch sử để
bài học thêm phong phú, giảm bớt sự nặng nề, căng thẳng gây hứng thú học
tập cho học sinh. Trên cơ sở hiểu đúng vai trò, ý nghĩa của những mẩu chuyện
lịch sử giáo viên cần nắm chắc những yêu cầu có tính nguyên tắc khi sử dụng,
tìm hiểu, khai thác nội dung và đề ra phương pháp sử dụng thích hợp.
Việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử là một bộ phận hữu cơ của toàn
bộ hoạt động giáo dục của thầy và trò trên lớp. Nó phải được kết hợp chặt chẽ
với các phương pháp dạy học khác, phải đảm bảo những yêu cầu về mặt sư
phạm. Khai thác và sử dụng tốt những mẩu chuyện lịch sử sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả bài học lịch sử.
Để dạy tốt và gây hứng thú cho học sinh, góp phần giáo dục đạo đức cho
học sinh qua tiết học lịch sử thì mỗi giáo viên cần phải sử dụng các phương
pháp dạy học phù hợp tùy theo nội dung bài học, tùy theo đối tượng học của
từng khối, lớp. Đối với việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết học lịch
sử , thì giáo viên phải biết linh hoạt, phân bố thời gian, kiến thức cho phù hợp
với từng bài, tránh tình trạng giáo viên quá sa đà dẫn đến việc biến tiết học lịch
sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh không truyền thụ hết nội dung
trong bài học.
3.2. Kiến nghị:
Để tri thức lịch sử, đặc biệt là tấm gương đạo đức về Bác Hồ dến với
học sinh cần có nhiều con đường khác nhau. Ngoài việc dạy học trên lớp, tổ
chức kiểm tra định kỳ…Sở giáo dục và các nhà trường cũng cần nên tổ chức
các hoạt động ngoại khóa về lịch sử như tổ chức thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt
động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở tất cả các khối

lớp.
12


Các nhà trường cần tổ chức các chương trình ngoại khóa, hoạt động
ngoài giờ lên lớp về chủ đề Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho học sinh được
nâng cao sự hiểu biết của mình về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong các buổi sinh hoạt tập thể 15 phút đầu giờ hay sinh hoạt tập thể
cuối tuần, nhà trường cần khuyến khích các lớp mượn tại thư viện và đọc các
tư liệu sách báo về các nhân vật, sự kiện lịch sử theo chủ đề của tuần, tháng.
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 05 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

Nguyễn Thị Duyến

13


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Duyến
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thường Xuân 2

TT


1.

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác chủ nhiệm

2.

lớp ở trường THPT
Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh
trong dạy học bài: Những

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Hội đồng khoa
học cấp nghành

Kết
quả
đánh
Năm học
giá xếp đánh giá xếp
loại
loại
(A, B,

hoặc C)
C
2007- 2008

Hội đồng khoa
học cấp nghành

C

2012 – 2013

Hội đồng khoa
học cấp nghành

C

2015 – 2016

năm đầu cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược ( 1946-1950)
nhằm giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh cho
3.

học sinh.
Sử dụng một số bức tranh
biếm họa trong dạy học
chương: Các cuộc cách mạng
tư sản ( Từ giữa thế kỷ XVI

đến cuối thế kỷ XVIII ) ( Lịch
sử lớp 10 THPT ) nhằm nâng
cao hứng thú học tập lịch sử
cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
14


1. Cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên.
2. Búp sen xanh ( Sơn Tùng).
3. Kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh Giáo sư Hoàng Chí Bảo.
4. Các tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác
5. Sách giáo khoa lịch sử 11.
6. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII ( 1- 1993), Nghị quyết Trung ương
2 khóa VIII ( 12- 1996) và Luật giáo dục sửa đổi, ban hành ngày
27/6/2005

15


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Truyện “ Hai bàn tay” ( Trích: Cuộc đời hoạt động của
chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Trần Dân Tiên..)
Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên
của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng
đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba hỏi tiếp:
Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
- Có
Anh Ba nói tiếp:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem
xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một
mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi
không ?
Anh Lê đáp:
Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
- Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .
Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh
cùng đi với tôi chứ ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy
nghĩ kĩ về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình.
Phụ lục 2. Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin

16


Phụ lục 3. Chuyện kể về Bác Hồ làm việc trên tàu Amiran Latusơ
Tơrêvin khi sang Pháp ( Trích: Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt
động của chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên)
Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, một tàu
lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời Cảng
Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp. Ông Mai ở Hải Phòng – một nhân viên cũ trên
chuyến tàu ấy kể lại rằng:
Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi

xin việc.
Chúng tôi trả lời là không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có
quyền nhận anh ta.
Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là người lao
động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ với nhau: “Một người như thế có
thể làm được công việc gì trên tàu?”.
Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi
sẽ dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ có việc cho anh làm”.
Chủ tàu hỏi: “Anh có thể làm việc gì?”
“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.
“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.
Chàng trai ấy xưng tên là Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh
ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy.
Việc gì tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả
17


lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại.
Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ
nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống
hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất
nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên
những bậc thang trong khi tàu tròng trành.
Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa
chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày...
Vậy là, người thanh niên trẻ tuổi có tên Văn Ba ấy chính là Bác Hồ vô
cùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Phụ lục 4. Trích lời kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh của Giáo sư
Hoàng Chí Bảo.
Bác đến nước Anh, nước Mỹ và tìm hiểu rất kỹ về nền văn hóa của các

nước phương Tây. Ở đây, Bác làm đủ nghề để kiếm sống và hoạt động cách
mạng, có khi là quét rác trong sân trường trung học dưới thời tiết của châu Âu
lạnh buốt đến nỗi Bác không cầm được cán chổi. Ông hiệu trưởng tốt bụng đã
trả thêm cho Bác một ngày lương để Bác đi tìm việc khác. Bác lại đi làm thợ
chụp ảnh, rửa ảnh, tráng phim hay làm công cho các nhà chủ. Thậm chí làm
bồi bàn, lau dọn ở khách sạn. Khi phục vụ các bàn ăn sang trọng ở khách sạn
London, đồ ăn thừa khách bỏ lại Bác đều cất gói sạch sẽ để mang cho những
người nghèo đói. Thấy Bác có tình thương yêu con người như vậy, ông chủ
đầu bếp khách sạn nói: Tôi sẽ dạy cậu làm bánh ngọt để trả lương cao hơn.

18



×