Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT triệu sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 23 trang )

I.

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì “Giáo dục
được coi là quốc sách hàng đầu” vì đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự
phát triển. Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Là một
cán bộ quản lý, tôi luôn cố gắng xây dựng, rèn luyện cho HS của mình những
đức tính tốt đẹp và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đặc biệt đối với học
sinh THPT cần trang bị cho các em kiến thức cũng như kỹ năng giải quyết chủ
động tích cực và hiệu quả nhất các tình huống, yêu cầu của cuộc sống khi gặp
phải, giúp các em có cơ hội tiếp xúc, cảm nhận, trải nghiệm trước những hiện
tượng, sự vật, sự việc đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Khi các em có được
kiến thức, kỹ năng sống sẽ tự điều chỉnh được hành vi của mình sao cho đúng
đắn và phù hợp với phạm trù đạo đức, biết thích nghi với cuộc sống hiện tại, biết
chăm sóc bản thân, biết nhận xét đúng, sai và bảo vệ lẽ phải, góp phần định
hướng tương lai cho chính bản thân học sinh trong gia đình và xã hội.
Với cương vị là Hiệu phó nhà trường, tôi có điều kiện tổ chức, quản lý, theo
sát quá trình học tập và rèn luyện của HS trong trường. Giúp các em phát triển
hoàn thiện nhân cách, rèn luyện được các KNS cơ bản để các em có thể tự tin,
vững vàng hơn trong cuộc sống.
Thấy được tầm quan trọng của nội dung giáo dục này, tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ”
để thực hiện trong năm học 2017 – 2018.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:


- Nâng cao nhận thức, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản cho HS để các em có
thể nhận biết và ứng phó được với các tình huống xảy ra trong cuộc sống; tự tin
trong các mối quan hệ xã hội.
- Đạt được mục tiêu giáo dục theo định hướng của UNESCO: Học để biết,
học để làm, học để chung sống với người khác, học để tự khẳng định mình.
- Tạo ra sự hứng thú, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và rèn luyện
của HS. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy và học.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- 527 HS trường THPT Triệu Sơn 6 năm học 2017 – 2018
(gồm 3 khối lớp 10, 11, 12)
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí, mạng internet, các công trình nghiên cứu…
làm cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra các giải pháp ứng dụng thực tế hiệu quả.
4.2. Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn, trò chuyện với 90 HS 3 khối lớp để tìm hiểu về tình hình HS.
4.3. Phương pháp quan sát:
1


Quan sát các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại
khóa, các giờ chơi… để tìm hiểu những biểu hiện hành vi của HS
4.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS để tìm hiểu kĩ về
trình độ, khả năng nhận thức, những kĩ năng sống được biểu hiện và vận dụng
trong thực tế giao tiếp.
4.5. Phương pháp thống kê toán học:
Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá
vấn đề chính xác, khoa học.
4.6. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:

Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát chung về kỹ năng sống
- KNS là năng lực tâm lí – xã hội tất yếu mà con người sống trong xã hội hiện đại
cần phải có để làm chủ bản thân, ứng phó tích cực với những thách thức, rủ ro mà
con người gặp phải trong cuộc sống.
- Theo Lewis L. Dunnington “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem
đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ
điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào”. Nếu
con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50%
còn lại là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. KNS không chỉ góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội,
các vấn đề xã hội.
- Theo WHO [2] , KNS được chia thành 3 nhóm:
+ Kỹ năng nhận thức, bao gồm các kỹ năng cụ thể như: tư duy phê phán,
tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra
quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
+ Kỹ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam
kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự
điểu chỉnh…
+ Kỹ năng xã hội (kỹ năng tương tác), bao gồm: giao tiếp; tính quyết
đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy
sự thiện cảm của người khác…
- Theo UNESCO [2] , KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI:
+ Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhân thức được hậu quả…
+ Học để làm:gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như:
kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…
+ Học để chung sống với người khác: gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp,

thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
+ Học để tự khẳng định mình: gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó
với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
1.2. Giáo dục KNS cho HS ở các trường THPT hiện nay:
2


Ở trường THPT, giáo dục kỹ năng sống cho HS chính là dạy cho HS biết
sử dụng thuần thục các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như: Kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng ứng xử linh hoạt trước mọi tình huống, kỹ năng tổ chức, quản lý điều
hành, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phán đoán, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, thể hiện
sự tự tin xử lý các tình huống thực tiễn trong cuộc sống…Qua các tiết học, các
buổi thảo luận, ngoại khóa học sinh được bổ sung kinh nghiệm sống, làm chủ
bản thân, có bản lĩnh, biết đúng, sai, yêu, ghét, khen, chê, sống có trách nhiệm,
có ý thức với gia đình, có tình yêu quê hương đất nước, được trải nghiệm thực tế
để tự hoàn thiện mình và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
2.1. Chưa có khung quy định chương trình
Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống chưa phải là một môn học độc lập, chính thức.
Do đó, trong phân phối chương trình các môn học ở trường phổ thông không có thời
lượng dành cho môn học này. Bộ giáo duc và Sở giáo dục có triển khai các chuyên đề
hoặc cung cấp tài liệu cho các nhà trường nhưng chủ yếu vẫn giáo dục bằng lồng ghép
hoặc tích hợp.
Ở trường THPT thực trạng thiếu hụt kỹ năng sống là rất đáng báo động. Giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh rất quan trọng nhưng bản thân nó chưa được xem là một
môn học thực thụ từ cấp tiểu học cho đến THPT. Do vậy, các trường chỉ qua loa lồng
ghép dạy với môn GDCD, Sinh học, Ngữ văn… hoặc có trường “ bỏ lửng” không để ý
đến.
Do việc không được trang bị và giáo dục kỹ năng sống nên hiện tượng học sinh vi
phạm pháp luật, đánh nhau hoặc chán nản thậm chí có em đang ở vị tuổi thành niên đã

quan hệ tình dục có thai hoặc có những em tìm đến cái chết vì bế tắc, chán nản trong
điều kiện bố hay say xỉn, hay la mắng, mẹ thì bất lực. Ví dụ vụ 3 nữ sinh lớp 7 trường
THCS Phan Chu Trinh huyện ĐakMil, Tỉnh ĐăcNông, hay một học sinh nữ lớp 12
Trường THPT Diễn Châu 2 (Huyện Diễn Châu, Nghệ An) bất ngờ chuyển dạ sinh con
ngay khi đang trên lớp khi gia đình, nhà trường và bạn bè không ai biết nữ sinh này có
thai…
2.2. Chưa có đội ngũ giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh:
Thực tế cho thấy ở các nhà trường chưa có đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng
sống do chưa có chủ trương đào tạo của cấp Bộ , Ngành nên việc giáo dục kỹ năng
sống chủ yếu giao cho Đoàn thanh niên hoặc giáo viên chủ nhiệm. Nếu trường nào
quan tâm và làm quyết liệt thì có quyết định thành lập Ban quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh và xây dựng kế hoạch hoạt động ( Ví dụ như Trường THPT Lê Quý
Đôn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2013 – 2014).
2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở Trường THPT Triệu Sơn 6
Trường THPT Triệu Sơn 6 đóng trên địa bàn Xã Dân lực – Huyện Triệu Sơn,
HS trong địa bàn tuyển sinh của nhà trường chủ yếu là con em gia đình thuần nông,
điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, các bậc phụ huynh học sinh chưa thực sự quan
tâm hoặc chưa biết cách giáo dục kỹ năng sống cho các em. Vì vậy, nhiều em HS còn
vi phạm đạo đức do thiếu kỹ năng sống. Năm học 2014 – 2015, toàn trường có 22 HS
bỏ học; năm học 2016 – 2017 có 18 HS bỏ học vì nhiều nguyên nhân trong đó phần
lớn là do thiếu hụt các KNS.
Theo khảo sát thì những HS hay vi phạm, có tâm lý buồn chán học, tụ tập đi
chơi thường là những HS rơi vào hoàn cảnh gia đình: hoặc là bố mẹ bỏ nhau, hoặc bố
mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà với ông bà, bố say xỉn hay đánh đập mẹ con …Các em tâm
3


sự với GVCN: những lúc như vậy không có ai để chia sẻ và trạng thái tâm lý trống
vắng, bế tắc. Các em thiếu hẳn sự tự tin, không có bản lĩnh để trụ vững trước hoàn
cảnh khó khăn, hoặc không có KNS để giao tiếp, ứng xử.

Đội ngũ GV có trình độ, có kiến thức tâm lý và nghiệp vụ sư phạm, hầu hết là yêu
nghề và gắn bó với công việc của mình. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức chưa đồng
đều, vẫn còn một số ít các thầy cô giáo còn chưa mẫu mực, chưa quan tâm đến giáo
dục đạo đức, nhân cách cho HS.
Nhà trường chưa chú trọng nhiều đến công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra và
quản lí hoạt động giáo dục KNS cho HS mà chỉ giao cho Đoàn TN và các GVCN thực
hiện. Trong khi đó, các hoạt động GD tập thể, hoạt động phong trào của Đoàn chưa có
tính sáng tạo, thậm chí còn rập khuôn, máy móc. Đa số, các GVCN chưa chú trọng
đến việc giáo dục KNS cho HS. Do vậy, việc giáo dục KNS cho HS chưa hiệu quả cao,
chưa đi vào thực tế.
Từ thực trạng trên, năm học 2017 – 2018 tôi đã tìm đọc tài liệu, nghiên cứu để
tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho HS trường THPT Triệu Sơn 6. Cuối năm học, tôi
thấy kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Vì vậy, tôi có nguyện vọng chia sẻ với các
đồng nghiệp để mong nhận được sự góp ý xây dựng để hoạt động giáo dục này được
thực hiện đạt kết quả tốt hơn.

3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ:
Như đã nêu ở trên, KNS bao gồm tổng hợp các kỹ năng mà con người có
được qua học tập và rèn luyện. Những việc làm thường xuyên, liên tục đến mực
thành thạo và thuần thục mang lại hiệu quả cao trong công việc, trong hoạt
động cuộc sống hàng ngày. Việc giáo dục KNS cho HS đặc biệt lứa tuổi học sinh
THPT không hề đơn giản mà phải kiên trì, quyết tâm. Đặc biệt, phải vận dụng
rất nhiều phương pháp tích cực thì mới có kết quả khả quan. Dựa vào các tài liệu
nghiên cứu và trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng đổi mới
phương pháp dạy học tích cực, tôi đưa ra những biện pháp tổ chức giáo dục
KNS cơ bản như sau:
3.1. Khảo sát và đánh giá KNS của học sinh
Khảo sát và đánh giá thực trạng KNS của HS là một công việc hết sức quan
trọng. Việc khảo sát sẽ giúp cho tôi đánh giá được một cách tương đối chính xác

về HS, biết các em thiếu hụt những KNS nào để có kết hoạch rèn luyện kịp thời.
Đối tượng khảo sát là 90 HS của 3 khối (Khối 10: 30 HS, khối 11: 30 HS,
khối 12: 30 HS). Kết quả khảo sát được như sau:
Các hành vi của HS quan sát Mức độ
được
rất thấp
Biết hợp tác tốt trong đội,
30/90
nhóm
(33%)
Có lối sống lành mạnh, nhận
35/90
thấy trách nhiệm về sức khỏe
(40%)
của mình
Giải quyết mâu thuẫn một cách
33/90
hòa bình
(37%)
Thành công trong các cuộc
20/90
tranh luận, hùng biện, thuyết
(22%)
phục người khác

Mức độ
thấp
25/90
(28%)


Mức độ
TB
18/90
(20%)

Mức độ
cao
11/90
(12%)

Mức độ
rất cao
7/90
(7%)

27/90
(30%)

18/90
(20%)

6/90
(6%)

4/90
(4%)

22/90
(24%)


17/90
(19%)

10/90
(11%)

8/90
(9%)

35/90
(39%)

15/90
( 17%)

12/90
(13%)

8/90
(9%)
4


Biết tự khẳng định, xử sự bình
đẳng, tôn trọng người khác
Ý thức về giá trị bản thân

25/90
(28%)
30/90

(33%)

25/90
(28%)
27/90
(31%)

19/90
(21%)
16/90
(18,%)

13/90
(14%)
10/90
(11%)

8/90
(9%)
7/90
(7%)

Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy KNS của HS là rất thấp. Các em chưa
có ý thức về giá trị bản thân, chưa thực sự biết tôn trọng người khác, chưa biết
cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, khả năng giao tiếp cũng chưa tốt…
Như vậy việc giáo dục và rèn luyện KNS cho HS là điều hết sức cần thiết.
3.2. Thành lập Ban quản lý giáo dục KNS trong nhà trường
Việc thành lập Ban quản lý giáo dục KNS đòi hỏi phải có sự lựa chọn chính
xác. Thông thường, trên cơ sở đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn và các tổ chức
đoàn thể trong trường cuối năm học, tôi chọn những đồng chí có năng lực, có trình

độ chuyên môn vững vàng, có nhiệt tâm với trường lớp, với HS. Đó là những đồng
chí có kinh nghiệm giáo dục KNS, thực sự phải là những kỹ sư tâm hồn của thế hệ
trẻ. Dưới đây là danh sách Ban quản lý giáo dục KNS trường THPT Triệu Sơn 6.
TT
1
2
3
4
5
6

Họ tên

Môn

Trịnh Thị Lan
Trần Công Tuấn

Lịch sử

Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Tăng Thi
Hoàng Thị Thu Hà
Lê Văn Lập

GDCD
Toán
Văn
Sinh


Toán

Phó HT
Bí thư Đoàn

Chức vụ
trong Ban
Trưởng Ban
Phó ban

Phó CTCĐ
Phó bí thư ĐTN
Giáo viên
Bí thư CĐGV

Thư ký
Ban viên
Ban viên
Ban viên

Chức vụ

Phụ trách công việc
Phụ trách chung
Phụ trách trực tiếp nội
dung giáo dục KNS
Tổng hợp, báo cáo kết quả
Phụ trách khối 10
Phụ trách khối 11
Phụ trách khối 12


Phối hợp với Ban quản lý giáo dục KNS là các GVCN của 15 lớp. Các
GVCN là người trực tiếp tiến hành hoạt động giáo dục KNS cho HS trong các
tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề.
3.3. Lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giáo dục KNS cho HS
Sau khi có được danh sách Ban quản lý chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống, tôi
lên kế hoạch hoạt động và thông báo họp triển khai kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên. Kế hoạch hoạt động được dựa trên kế hoạch năm học
nhà trường và phối kết hợp với Công đoàn, Đoàn TN theo từng tháng, từng chủ
đề, chủ điểm. Kế hoạch được xây dựng cụ thể như sau:
Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên
Học sinh
- Bài giảng về ATGT
Tình hình chấp hành
An toàn giao thông - Video clip, ảnh về tai luật giao thông của
nạn giao thông.
HS trong trường
Thuốc - Bài giảng về tác hại - Tác hại của thuốc

của thuốc lá, ma túy
lá, ma túy
Nghiện
- Tranh ảnh về tác hại - Tình hình hút thuốc
hút
Ma
của thuốc lá, ma túy
lá và sử dụng ma túy
túy
trong trường học

Bạo lực học đường Bài giảng về bạo lực Tìm hiểu về bạo lực

Thời gian Chủ đề hoạt động
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

5


học đường
Tháng 1

học đường trong và
ngoài trường
- Câu hỏi về giới tính
- Các câu hỏi về sức
khỏe sinh sản vị
thành niên
Tìm hiểu các giải
pháp chống xâm hại
tình dục
hợp với GVCN triển

- Nội dung tư vấn:
Giới tính và sức khỏe
Giáo dục giới tính
sinh sản vị thành niên
Tháng 2

- Tranh ảnh minh họa
Tháng 3
- Nội dung về xâm hại
Chống xâm hại
tình dục trẻ vị thành niên.
tình dục
- Tranh ảnh minh họa
Tháng 4
3.4. Thống nhất nội dung giáo dục KNS và phối
khai trong tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề
Từ kế hoạch trên, để triển khai giáo dục, rèn luyện KNS cho HS trong toàn
trường cần phải thống nhất nội dung giáo dục với GVCN các lớp bởi GVCN lớp
chính là người thực hiện giáo dục KNS cho HS lớp chủ nhiệm trong tiết sinh
hoạt định kỳ theo chủ đề. Nhiệm vụ chuẩn bị nội dung giáo dục, tôi giao trách
nhiệm cho đồng chí Bí thư đoàn trường phối hợp với các ban viên phụ trách
từng khối lớp biên soạn và thống nhất tiến hành trong tiết sinh hoạt tuần đầu tiên
trong tháng.
Ví dụ một số nội dung giáo dục rèn luyện KNS cho HS đã được triển khai:
Chủ đề 1: An toàn giao thông (Triển khai vào tháng 9/2016)
Hoạt động 1: Cùng xem và suy ngẫm
Bước 1: Cùng xem những hình ảnh, video clip về tai nạn giao thông

6


(Nguồn Internet)

Bước 2: Suy ngẫm
- HS nhận xét về những đoạn video clip, hình ảnh và thống kê về tai nạn giao
thông vừa được xem.

+ Tai nạn giao thông kinh hoàng
+ Hậu quả nặng nề về người và của
+ Số lượng các vụ tai nạn giao thông được thống kê trong 5 tháng đầu năm
2016 là quá cao, chưa kể những vụ tai nạn không được thống kê trên cả nước.
+ An toàn là bạn, tai nạn là thù.
- Chỉ ra nguyên nhân của tai nạn giao thông.
+ Khách quan: Do phương tiện giao thông không an toàn; chất lượng cơ sở
hạ tầng chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu…
+ Chủ quan: Do người tham gia giao thông thiếu ý thức đảm bảo an toàn;
uống rượu bia khi điều khiển phương tiện; phóng nhanh vượt ẩu…
- Suy ngẫm về hậu quả của tai nạn giao thông.
+ Thiệt hại về người: bị chết, bị thương tật, mất sức khỏe, mất khả năng lao
động, tổn thương tinh thần…
+ Thiệt hại về của: Mất, hỏng phương tiện giao thông; mất tiền chữa trị cho
bản thân hoặc cho người bị hại; phải đền bù thiệt hại về người và xe ….
+ Làm mất trật tự an toàn xã hội…
Hoạt động 2: Bài học về an toàn giao thông
Bước 1: Bàn luận giải pháp đảm bảo an toàn giao thông cho HS
- Phải hiểu luật giao thông và có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Trước khi đi cần kiểm tra kĩ phương tiện để đảm bảo an toàn.
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, xe máy điện.
- Đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng cách sẽ giảm được trấn thương sọ não tới 80%.
- Đội mũ phải cài quai cẩn thận để mũ không bị văng ra khi đang đội.
Bước 2: Lựa chọn mũ bảo hiểm

- Có nhiều kiểu loại mũ, nhiều màu sắc để lựa chọn.
7


- Lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đã qua kiểm định chất lượng. Không đội

những loại mũ thời trang với tính chất đối phó.
- Lựa chọn mũ vừa với đầu, không nên đội mũ quá rộng hay quá chật đều không
an toàn.
Chủ đề 2: Nghiện hút
 Hút thuốc lá: (Triển khai vào tháng 10/2016)
Hoạt động 1: Cảnh báo về thực trạng hút thuốc lá trong giới trẻ và hậu quả
của việc hút thuốc lá
Bước 1: Thực trạng về hút thuốc lá trong giới trẻ
Trong thời gian qua, trên các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền
nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết
tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Việc hút thuốc đang diễn ra phổ biến
không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ. Đặc biệt, làn khói thuốc đã len lỏi
vào học đường.
Theo WHO, mỗi ngày trên thế giới có 80.000 -100.000 thanh thiếu niên
bắt đầu hút thuốc. Thanh thiếu niên có thể dễ dàng nghiện chất nicotine chỉ sau
khi hút vài điếu thuốc và trở thành người nghiện thuốc. Tại Việt Nam, theo điều
tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi năm 2014, tỷ lệ hút
thuốc lá trong học sinh nam là 4,9% và học sinh nữ là 0,2% [8] .
Ở độ tuổi thích khám phá, thích “bắt chước” người lớn, các em cho rằng,
hút thuốc là cách thể hiện bản thân, trông sành điệu và “ngầu” đời hơn.
Mặc cho tác hại về sức khỏe do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh
báo liên tục, nhưng HS vẫn hút thuốc lá đang có chiều hướng gia tăng. Đây là
vấn đề đáng lo ngại.
Bước 2: Cảnh báo về tác hại của thuốc lá

8


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức
khỏe con người, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế

giới. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch
vành và hơn 90% ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử
dụng thuốc lá gây ra. Đáng báo động, gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới
Việt Nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá….[8]
Hoạt động 2: Phát động phong trào “Vì một sức khỏe mạnh: Hãy nói không
với thuốc lá”.
Bước 1: Phát động phong trào.
- Ban cán sự các lớp phát động phong trào“Vì một sức khỏe mạnh: Hãy nói
không với thuốc lá”.
- Các thành viên của các tổ (cả nam và nữ) cùng kí cam kết nói “không” với thuốc
lá.
- Ban cán sự lớp theo dõi việc thực hiện cam kết của các thành viên trong lớp cả
trong và ngoài trường đặc biệt là một số thành viên cá biệt của lớp.
Bước 2: Biểu dương khen thưởng và xử lí vi phạm
- Nếu trong cả năm không có HS vi phạm hút thuốc lá sau khi đã cam kết,
GVCN biểu dương và nêu gương trước toàn trường.
- Khi có HS vi phạm 01 đến 02 lần, ban cán sự lớp đề nghị xếp hạnh kiểm yếu
trong tháng và phạt 01 tuần trực nhật; 05 lần trở lên, xếp hạnh kiểm yếu cả kỳ;
HS hút nhiều lần thì xếp loại hạnh kiểm yếu cả năm.
 Ma túy (Triển khai vào tháng 11/2016)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về ma túy.
Bước 1: Khái niệm và đặc điểm của ma túy:
 Khái niệm:
Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên
(morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp
(amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm
đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử
dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu [3] .
Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: “ma túy”
thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị

mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại.

9


"Ma túy" được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực
để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng.
 Đặc điểm của ma túy:
Ma túy làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người sử
dụng khiến cho họ có cảm giác giảm đau, dễ chịu, lâng lâng và không tự chủ
được hành vi của bản thân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

Hành vi tiêm trích ma túy

Hiện tượng “phê” thuốc

Chất ma túy tổng hợp có khả năng gây nghiện cao đồng thời có sức tàn phá
cơ thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự nhiên.
Bước 2: Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy
1. Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy
muộn, ngày ngủ nhiều.
2. Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm, không lao
động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy.
3. Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang
bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để "đi".
4. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân
trong gia đình).
5. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có
biểu hiện chống đối, cáu gắt.
6. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ

sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút,
ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
7. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính
đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình,
nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
8. Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc,
thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện,
gói nhỏ hêrôin.
9. Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay,
mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
10. Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện:
sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ
thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ma túy đá
10


Bước 1: Khái quát chung về ma túy đá
 Khái niệm:
Ma túy đá (hàng đá, chấm đá) là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy
tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) thậm
chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa
chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine.
Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là "đá" vì hình dạng bên ngoài
trông giống đá . Đây là một loại ma tuý mới tồn tại dưới dạng thức tinh thể.

 Một số biểu hiện hưng phấn khi dùng ma túy đá
- Cảm thấy khỏe khoắn tỉnh táo hơn, lâng lâng sung sướng và tràn đầy sinh lực.
- Thông thái hơn tăng khả năng giao tiếp tăng ham muốn tình dục.
- Không cảm thấy đói, nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt tăng, đồng tử giãn,

thở nhanh.
- Miệng khô hôi và khó nuốt, nếu dùng nhiều ngày sẽ có tình trạng mất nước
và sốt cao.
 Tác hại của ma túy đá
Ngay khi sử dụng, meth sẽ tác động trực tiếp gây kích thích hệ thần kinh
trung ương và có thể tạo ảo giác trong một thời gian dài. Sự hưng phấn, sung
mãn, tự tin của những người sử dụng loại ma túy này khiến họ có thể làm những
điều họ không dám như: chạy xe điên cuồng, tự rạch, cào, cắn vào chính cơ thể
mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la hét…
Một thanh niên “ngáo đá”
cầm kéo đâm mẹ ngay giữa
phố Hàng Bè, Hà Nội
(Nguồn Internet)

Hậu quả thường thấy là chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng,
mất kiểm soát hành vi, nặng hơn sẽ mắc tâm thần và hậu quả cá nhân là suy kiệt
thể chất và suy giảm khả năng tình dục.
Khi không dùng, người nghiện sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi, khó chịu
ở não và toàn cơ thể, khiến họ luôn tự xa lánh mọi người. Cùng với đó, cảm giác
như bị sâu bọ bò trong da sẽ làm họ khó chịu, khiến họ cào cấu mặt mũi, chân
tay để giải tỏa sự hành hạ của ma túy.
11


Bước 2: Thảo luận

Sau khi "ngáo
đá", Nguyễn Văn
Hải leo lên ôvăng
cửa sổ tầng 3 của

ngôi nhà, thi gan
hơn 8 giờ với lực
lượng công an
(Báo lao động
14/7/2013)

Nam thanh niên ngáo đá ở cầu Vân
Bất ngờ nhảy xuống cống bùn vùng
Đồn - Quảng Ninh
vẫy, la hét điên loạn do hậu quả của
(Báo Tiền Phong 18/7/2015)
việc sử dụng ma túy đá.
(Trích báo Vnexpress 8/3/2014)
Câu hỏi 1: Em có suy nghĩ gì khi xem những hình ảnh về những người sử
dụng ma túy, đặc biệt là ma túy đá?
- Những hình ảnh kinh hoàng về hiện tượng “ngáo đá” của những người nghiện.
- Nhiều người dùng ma túy đá để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà
không biết rằng có sức tàn phá đối với sức khỏe, đồng thời gây ảnh hưởng xấu
đến xã hội.
- Không ít nạn nhân của ma túy đá là người có ăn học, có gia đình tử tế và nghề
nghiệp đàng hoàng. Vậy mà chỉ một phút nông nổi, những con người này đã bán
mình cho quỷ dữ và giao nộp những người thân yêu cho tử thần.
12


- Sử dụng ma túy đá có thể phá hoại não bộ, dẫn đến khó kiểm soát hành vi và
khó cai nghiện.
Câu hỏi 2: Là một HS, em sẽ làm thế nào để ngăn chặn ma túy đá trong học
đường?
- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

- Không xúi giục người khác tham gia vào tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác.
- Khi phát hiện những cá nhân, tổ chức có liên quan đến ma túy cần báo ngay
cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lí.
- Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện tái hòa nhập
cộng đồng; không kì thị, xa lánh người cai nghiện.
- Tích cực học tập nâng cao nhận thức và kỹ năng về mọi mặt ứng phó kịp thời
với những tình huống có thể xảy ra.
Nhận xét: Với chủ đề này đã nâng cao nhận thức cho HS về sự nguy hiểm
của việc hút thuốc lá và sử dụng ma túy đặc biệt là ma túy đá đối với sức khỏe
con người. Từ đó HS có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, không để mình bị
nghiện; có kỹ năng chống lại sự cám dỗ của các loại “thuốc độc” trên để có
được một cuộc sống trong sạch, lành mạnh.
Chủ đề 3: Bạo lực học đường (Triển khai trong tháng 12/2016)
Bạo lực học đường hiện nay thực sự đang trở thành một mối lo lắng và
quan tâm lớn của toàn xã hội. Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang
diễn ra nóng bỏng trên khắp cả nước ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau
với mức độ ngày càng gia tăng, hậu quả ngày càng nghiêm trọng [4] .
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bạo lực học đường
 Khái niệm:
Bạo lực học đường là những hành vi gây hấn, đánh nhau, hay những hành
vi mang tính miệt thị, đe dọa, hành hung người khác (thường xảy ra giữa HS,
SV, giữa GV với GV, giữa GV với HS, SV, thậm chí có sự giúp sức của đối
tượng khác) để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí có thể tử vong hoặc gây tổn
thương đến tâm lý, tinh thần cho HS, SV và GV, ảnh hưởng đến chuẩn mực xã
hội, đến công tác giáo dục của nhà trường và trật tự, an toàn xã hội.
 Tình trạng bạo lực học đường hiện nay
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra, trong một năm học, toàn
quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học
(khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 HS thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn
11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau...

Theo Báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công
an), từ năm 2013 - 2015, đã xử lý hơn 25.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên
42.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh, thiếu niên, HS, SV. Điều đáng
nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi
phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.
Những hành vi bạo lực trong trường học ngày càng tăng và đa dạng. Đáng lưu ý
là các vụ như giết người, hiếp dâm, cướp tài sản của HS, SV cũng xảy ra nhiều.
13


 Đối tượng tham gia

Thường khi nới tới hai từ “bạo
lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn HS nam
đánh nhau, những người ưa thích dùng
sức mạnh cơ bắp với người khác…
… nhưng trên thực tế hiện nay cho
thế những hành vi bạo lực này không chỉ
xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít
các bạn gái.

Theo báo cáo của vụ học sinh sinh viên, viện Khoa học giáo dục Việt
Nam, độ tuổi đối tượng tham gia đánh nhau từ 06 -10 tuổi chiếm 07%; từ 11- 14
tuổi chiếm 45%; từ 15 - 18 tuổi chiếm 48%. Như vậy, đối tượng tham gia đánh
nhau là phần lớn học sinh cuối cấp THCS và THPT. Đây là lứa tưổi mà sinh lý
các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu
thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo [5]

 Hình thức bạo lực
Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn

giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chà đạp
nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói. Hoặc
một hình thức khác là đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn
hại, và việc bạo lực chỉ xảy ra qua các hành động đấm đá hoặc gậy gộc.
Hiện nay hình thức bạo lực học đường lại táo bạo hơn nhiều với những
hung khí như dao kiếm khiến khả năng thương tích lớn, tinh thần hoảng loạn,
chấn động tâm lý… Ngoài ra thì nữ sinh cũng có hình thức bạo lực vô cùng chà
đạp nhân phẩm đó chính là lột áo, quay clip sau đó đăng tải lên mạng internet để
làm nhục nạn nhân và để khoe thành tích của mình…
Hoạt động 2: Hướng dẫn một số kỹ năng xử lý tình huống bạo lực học đường
Nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo
lực học đường. Các em chưa có kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, đặc
biệt là các kỹ năng xử lý tình huống khi bị bạo lực học đường từ đó dẫn đến
những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Ví dụ như vụ em Bùi Quang Huy (học sinh lớp 8, trường THCS Âu Lâu,
TP Yên Bái) bị phụ huynh của bạn học đánh, sỉ nhục trước đám đông nên đã treo
cổ tự vẫn vào ngày 25-9. Mới đây nhất là vụ nữ sinh lớp 8 Trần Thị Ngọc T.
(Ninh Thọ, TX Ninh Hòa, Khánh Hòa) vì lỡ chơi trò “câu like” trên facebook
14


theo trào lưu “Đủ like là làm” bị các đối tượng dọa đánh, mua xăng ép phải đốt
trường và nữ sinh này đã buộc phải thực hiện hành vi “đốt trường” ở trường
THCS Phạm Ngũ Lão vào ngày 9-10 [8] .
Vậy khi bị bạo lực học đường HS cần phải làm gì để được an toàn? Dưới
đây là một số kỹ năng xử lý tình huống bạo lực học đường [8]
 Xử lý tình huống bị bạn học trêu ghẹo
Bình thường trêu ghẹo cho vui và người bị trêu ghẹo không bị ức chế
chưa được xem là bạo lực học đường. Tuy nhiên, khi hành vi trêu ghẹo diễn ra
thường xuyên gây ức chế cho người bị trêu ghẹo thì đó cũng chính là hành vi

bạo lực học đường.
Khi bị bạn trêu ghẹo, nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng
này, các bạn cần phải bình tĩnh, lảng tránh đi ra nơi khác, không nên phản ứng
gay gắt càng kích thích đối tượng trêu ghẹo. Dùng lời lẽ nhẹ nhàng yêu cầu
không trêu ghẹo. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ảnh đến GVCN, với cha
mẹ… Tránh xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo
lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
 Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực
Đe dọa dùng vũ lực cũng là một trong những hành vi bạo lực học đường
phổ biến, hành vi này thường do bạn học, người ngoài xã hội thực hiện nhằm ép
buộc HS làm theo ý muốn của mình.
Khi bị đe dọa dùng vũ lực, cần phải bình tĩnh tỏ thái độ phối hợp. Sau khi
tạm thời thoát ra khỏi sự đe dọa của đối tượng cần phải báo ngay những người
có trách nhiệm để ngăn chặn, chấm dứt đe dọa dùng vũ lực của các đối tượng.
Nếu đối tượng là người ngoài xã hội, cần báo sự việc cho cảnh sát khu vực hoặc
công an nơi gần nhất để ghi nhận sự việc và răn đe đối tượng.
Ngoài ra, để an toàn hơn cần phải bố trí phụ huynh đưa đón, tạm thời
tránh mặt đối tượng. Nếu yêu cầu của đối tượng là đúng đắn, các bạn cần phải
thực hiện đúng, nếu vô lý, ép buộc phải kiên quyết không thực hiện.
 Xử lý tình huống khi bị đánh đập
Bạo lực học đường có thể do đối tượng là nam hoặc nữ thực hiện với các
phương thức đặc trưng khác nhau nhưng đều có điểm chung là đánh “hội đồng”
hoặc “solo” nhưng có các đối tượng đứng ngoài đe dọa, hỗ trợ.
Các đối tượng nam khi thực hiện hành vi này thường sử dụng hung khí
hoặc tay, chân đánh “hội đồng” gây thương tích nặng nề cho nạn nhân rồi mới
có hình thức sỉ nhục nạn nhân. Các đối tượng nữ thường có hành vi đánh đập, xé
quần áo, quay clip để sỉ nhục nạn nhân.
Đối tượng sử dụng vũ lực bao giờ cũng có thời gian đôi co, đe dọa vì vậy
cần phải bình tĩnh quan sát tìm vị trí thích hợp để có thể chạy thoát như hướng
ra đường lớn, hướng ra cửa… hoặc có thể thủ thế tránh bị đánh từ 4 phía, nên

tìm vị trí tựa lưng vào tường, vào gốc cây hoặc một vật che chắn phía sau.
Nếu đối tượng sử dụng hung khí, cần phải tỏ thái độ lo sợ, năn nỉ đối
tượng rồi bất ngờ bỏ chạy, cố gắng chạy thật nhanh đến vị trí có người lớn cứu
giúp. Nếu xét thấy khó có khả năng chạy thoát, khi bị đánh cần cuộn tròn người,
dùng tay, cánh tay, co 1 chân lên bụng để che chắn và vùng chạy thoát khi có cơ
15


hội. Nếu thấy có người lớn có thể trợ giúp cần kêu cứu. Khi kêu cứu cần hướng
về một người cụ thể, có khả năng giúp mình không nên trông chờ vào đám đông.
Sau khi thoát được nhóm đối tượng có hành vi bạo lực cần phải báo ngay
cho phụ huynh và người có trách nhiệm để xử lý. Tuyệt đối không nên tìm cách
trả thù hoặc nhờ người ngoài xã hội giúp đỡ, thanh toán sẽ để lại hậu quả kéo
dài, nghiêm trọng.
Sau khi trải qua các tình huống này, cho dù tính chất, mức độ nghiêm
trọng đến đâu tuyệt đối không được suy nghĩ tiêu cực hoặc có cách làm tiêu cực
như trả thù, bỏ học, tự vẫn mà phải đối mặt với vấn đề của mình, nhờ sự trợ giúp
của phụ huynh, thầy cô, cơ quan chức năng.
Nhận xét: Với chủ đề này, HS ý thức được sự nguy hiểm của bạo lực học
đường và có thêm một số kỹ năng xử lí tình huống khi bản thân hoặc những
người xung quanh gặp phải các tình trạng bạo lực trên.
3.5. Tăng cường kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch
Tổ chức bất kỳ một hoạt động nào cũng cần phải kiểm tra giám sát. Ban
quản lý giáo dục KNS vạch ra mọi kế hoạch hoạt động và chỉ đạo các bộ phận
được phân công làm việc đúng với kế hoạch đã đề ra. Sự sâu sát của Ban quản lý
giáo dục KNS ở bất kỳ công việc gì cũng giúp cho cán bộ GV tuân thủ thực hiện
nghiêm túc. Nếu chỉ giao việc mà không kiểm tra, giám sát, buông lỏng thì
chẳng khác nào “đánh trống bỏ rùi”. Xuất phát từ thực tế giáo dục KNS ở trường
THPT Triệu Sơn 6, Ban quản lý giáo dục KNS đã họp bàn và thống nhất một số
biện pháp kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch cụ thể như sau:

- Đồng chí Trịnh Thị Lan trưởng ban phụ trách chung
- Đồng chí Trần Công Tuấn phụ trách kiểm tra thực hiện nội dung giáo dục
đã thống nhất.
- Các ban viên phụ trách dự giờ kiểm tra các khối lớp được phân công
Đồng thời sau mỗi đợt, mỗi kỳ, tháng, năm học có đánh giá kết quả cụ thể.
Thư kí tổng hợp và báo cáo cho Trưởng ban.
Việc tăng cường kiểm tra giám sát sẽ kiến các thành viên có trách nhiệm
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.6.

Đánh giá kết quả giáo dục KNS bằng hình thức trải nghiệm

Trải nghiệm là một trong những cách đánh giá có hiệu quả công tác giáo
dục KNS cho HS. Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, tôi
muốn tổ chức chuyến đi ngoại khóa giúp HS có những hiểu biết hơn về lịch sử
quê hương, biết trân trọng những giá trị lịch sử, tôn vinh những vị anh hùng đã
có công đất nước từ đó có thêm tình yêu quê hương đất nước.
Sau khi nhận được sự đồng thuận cao từ phía BGH, GV, các em HS và phụ
huynh HS. Chuyến đi thực tế chính thức được thực hiện vào tháng 5 năm 2018.
Điểm đến là khu di tích lịch sử Quốc gia Lam Kinh, nằm ở huyện Thọ Xuân,
Thanh Hóa.
Khi đến địa điểm tham quan, dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên du
lịch, HS được đến thắp hương, tưởng nhớ các vị vua đời Lê, thăm lăng mộ Lê
Lợi, thăm bia Vĩnh lăng khổng lồ do Nguyễn Trãi khắc văn bia để ghi nhớ công
trạng những anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được nghe kể về trận
16


đánh, mưu lược của các vị tướng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh... Việc
giới thiệu khái quát về khu di tích Lam Kinh và tên tuổi của các anh hùng dân

tộc ngay khi mới bắt đầu hành trình giúp học sinh định hướng chuyến đi và khơi
gợi lại cảm xúc cũng như lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Tinh thần yêu nước, truyền
thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời .
Khi hát những bài hát tập thể, các bài hát truyền thống của tuổi trẻ như:
“Nối vòng tay lớn”, “Thanh niên làm theo lời Bác”, “ Mùa hè xanh” tạo nên
không khí tưng bừng, vui tươi, khấn khởi. Những bài hát này như truyền lửa,
tiếp sức cho chúng tôi và các em học sinh đến nhanh chặng đường phía trước.
* Kết quả thu được sau chuyến đi:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất, qua đó giúp các em HS biết trân trọng
những giá trị lịch sử truyền thống, biết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc. Dù có đi đâu, làm gì cũng phải hướng về cội nguồn, nhớ đến nguồn gốc tổ
tiên. Đặc biệt biết đến công lao của những anh hùng đã góp công mở mang bờ
cõi, dẹp giặc ngoại xâm mang lại độc lập cho dân tộc. Những người đã xây dựng
nền móng vững chắc cho thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp.
- Nâng cao tinh thần tương thân tương ái, thắt chặt tình cảm bè bạn, tôn
trọng thầy cô để tiếp tục nâng cánh ước mơ. HS được đi thực tế là một cơ hội tốt
để được sống gần gũi hơn với thầy cô, bạn bè. Dường như sau chuyến đi, tình
cảm thầy trò hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn để tiếp tục cảm thông, chia sẻ và
thấu hiểu, qua đó giúp HS có trách nhiệm, có ước mơ và hoài bão tươi đẹp.
- Từ chuyến đi này HS có thêm kinh nghiệm thực tế, tích lũy thêm vốn
sống và được giao lưu với các thầy cô, với bạn bè, để thấy mình trưởng thành
hơn, có suy nghĩ và hành động tích cực hơn.
* Viết bài thu hoạch:
Kết thúc chuyến đi, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, HS viết
bài thu hoạch, nội dung ngắn gọn tập trung vào các câu hỏi, ví dụ:
Câu 1: Em có thích thú với những chuyến đi như thế này không? Cảm xúc, suy
nghĩ của em về chuyến đi?
Câu 2: Những hiểu biết của em sau chuyến đi này về khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3: Kết quả thu được sau chuyến đi này là gì ?
 Kết quả của hình thức trải nghiệm:

Kết quả trải thật đáng khích lệ và ghi nhận: 100% các em HS đều hứng
thú với chuyến đi thực tế. Cảm xúc suy nghĩ chung là: hiểu thêm về giá trị lịch
sử truyền thống dân tộc, về khởi nghĩa lam Sơn; hiểu thêm về thực tế, giao lưu
với bạn bè, thầy cô và được trải nghiệm trong bầu không khí thân thiện, tươi vui,
đoàn kết. Em Trần Văn Hùng – lớp 11 B4 đã mạnh dạn bộc lộ cảm xúc: “Cảm
ơn các thầy cô đã cho chúng em chuyến đi thật sự bổ ích, qua chuyến đi em mới
hiểu hơn về tài ba của người anh hùng Lê Lợi, tình yêu quê hương đất nước của
những người anh hùng khiến cho em cảm thấy mình cần phải sống có trách
nhiệm hơn bản thân…” hoặc em Lê Thị Yến lớp 11B1 đã tâm sự: “ Cảm ơn cô
vì đã cho em có cơ hội để giao lưu bạn bè, thầy cô, thấy cuộc sống có ý nghĩa
nhiều hơn’. Có những lớp, học sinh còn chụp ảnh tập thể, treo ở lớp, ở nhà và
gửi tặng bạn bè, thầy cô. Bản thân chúng tôi, những người làm thầy, làm nhà
quản lý khi nhận được những thông tin phản hồi từ HS cảm thấy rất vui xen lẫn
17


niềm tự hào vì đã bước đầu thành công trong việc giáo dục KNS và hình thành
nhân cách cho các em HS trong hành trang bước vào đời.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN VÀ NHÀ TRƯỜNG:
- Việc giáo dục, rèn luyện KNS cho HS qua hình thức sinh hoạt lớp theo
chủ đề đã thu được kết quả tốt. HS đã hiểu biết hơn về những vấn đề cấp thiết đe
dọa đến tuổi trẻ của các em hiện nay. Qua các buổi sinh hoạt lớp theo chủ đề
như thế, HS lại được rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống một
cách nhanh nhạy và có hiệu quả. Một điều đáng ghi nhận nữa là việc HS tự ý
thức về hành vi, lời nói, việc làm của mình chuyển biến rõ rệt. Thái độ sinh hoạt
cộng đồng, sinh hoạt tập thể được các em hưởng ứng nhiệt tình, không còn thờ
ơ, nhút nhát như trước nữa mà cứng cáp, tự tin chủ động trong mọi tình huống.
Do đó, đến cuối năm học 2017 – 2018 không có HS vi phạm pháp luật, không
có tệ nạn bạo lực học đường, không còn hiện tượng HS vô lễ với GV hay đánh

nhau. Đặc biệt là không có HS vi phạm đến mức bị kỷ luật cảnh cáo, đuổi học.
- Thực tế đáng ghi nhận nữa là HS được trang bị kỹ năng sống trở nên linh
động, hoạt bát và nhạy bén. Đặc biệt khả năng ứng xử tốt, lễ phép với thầy cô,
yêu thương quý trọng bạn bè, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tích cực, năng động và
sáng tạo, giảm thiểu số lượng học sinh tự ti với hoàn cảnh, với bản thân, mặc
cảm với số phận mà các em trở nên hòa đồng, hòa nhập và thân thiện hơn.
- Khảo sát cuối năm kết quả như sau:
Các hành vi của HS quan sát Mức độ
được
rất thấp
Biết hợp tác tốt trong đội,
nhóm
Có lối sống lành mạnh, nhận
thấy trách nhiệm về sức khỏe
của mình
Giải quyết mâu thuẫn một cách
hòa bình
Thành công trong các cuộc
tranh luận, hùng biện, thuyết
phục người khác
Biết tự khẳng định, xử sự bình
đẳng, tôn trọng người khác
Ý thức về giá trị bản thân

Mức độ
thấp

Mức độ
TB
21/90

(23%)

Mức độ
cao
39/90
(44%)

Mức độ
rất cao
30/90
(33%)

11/90
(12%)

35/90
(39%)

44/90
(49%)

12/90
(13%)

40/90
(44%)

38/90
(43%)


4/90
(4%)

15/90
( 17%)

35/90
(39%)

36/90
(40%)

2/90
(2%)
2/90
(2%)

7/90
(7%)
6/90
(6%)

33/90
(37%)
35/90
(39%)

48/90
(54%)
47/90

(53%)

18


III.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN:
Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm quản lý của bản thân ở
trường THPT, thực sự đã đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề. Giáo viên tránh
được sự nhàm chán, đơn điệu còn các em học sinh rất hào hứng để tham gia, tiếp
nhận một cách có ý thức về các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề.
Mặt khác, khi các em tiếp thu được kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng
hiểu biết xã hội để từ đó có nhận thức đúng đắn, tự điều chỉnh hành vi của mình
và phù hợp với phạm trù đạo đức; năng động, tự tin, sáng tạo, góp phần định
hướng tương lai cho chính bản thân học sinh trong gia đình và xã hội.
Bản thân sau 1 năm thực hiện theo kế hoạch, tôi đã rút ra được những bài
học sau:
1.1. Bài học về sự quyết đoán và đổi mới:
- Tôi đã mạnh dạn đổi mới bằng hình thức sinh hoạt tập thể và cho học sinh đi
thực tế để trải nghiệm cuộc sống và giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm và vốn
hiếu biết xã hội để chuẩn bị hành trang bước vào đời.
1.2. Bài học về công tác quản lý:
Nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và đặc biệt là
tin tưởng giao cho GVCN, đầu mối trong việc truyền đạt những kinh nghiệm,
những kỹ năng sống cho HS.
1.3. Bài học chuẩn mực về đạo đức người thầy

Muốn giáo dục KNS cho HS đạt hiệu quả cao thì trước tiên thầy phải là
người gương mẫu. Thầy cô phải là người thực sự hiểu HS, là chỗ dựa cho học
HS. Mỗi khi HS gặp vấn đề về tâm lý hoặc áp lực do hoàn cảnh, do xã hội đưa
đẩy thầy cô phải gần gũi, an ủi động viên và tháo gỡ cho các em và giúp các em
thực sự tiến bộ.
1.4. Bài học về tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa và các chuyến đi
thực tế.
Cần phải tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa thật linh động, sáng tạo,
không dập khuôn máy móc. Các nội dung đưa ra các buổi sinh hoạt ngoại khóa
hoặc các điểm đến thực tế phải phù hợp với lứa tuổi học sinh và có tính GD cao
2. KIẾN NGHỊ:
- Sở GD cần mở các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm hoặc
giáo viên được phân công phụ trách giáo dục kỹ năng sống. Những chuyên đề
dạy học tích hợp trong các bộ môn, cách vận dụng dạy kỹ năng sống trong các
tiết học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Trịnh Thị Lan
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
giáo dục năm 2005
[2] Nguyễn Thanh Bình, Modul 35 THPT, Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh THPT.

[3] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[4] Nguyễn Công Khanh, Giao tiếp ứng xử tâm lý tuổi học đường, NXB
Thanh niên, 2007.
[5] Giáo trình Tâm lí học sư phạm, phần tâm lí lứa tuổi HS THPT.
[6] Trần Xuân Nhĩ, Giải phẫu sinh lí người, NXB Giáo dục – 2001.
[7] Tài liệu hướng dẫn phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em – World Vision
[8] Mạng Internet
[1] Luật

20


MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái quát chung về kỹ năng sống
1.2. Giáo dục kỹ năng sống cho HS ở trường THPT hiện nay
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3. Các SKKN đã áp dụng để giải quyết vấn đề
III.1. Khảo sát và đánh giá KNS của HS
III.2. Thành lập Ban quản lý giáo dục KNS trong nhà trường
III.3. Lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giáo dục KNS cho
học sinh

III.4. Thống nhất giáo dục KNS và phối hợp với GVCN triển
khai trong tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề
III.5. Tăng cường giám sát việc thực hiện kế hoạch
III.6. Đánh giá kết quả giáo dục KNS bằng hình thức trải
nghiệm
4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
3
3
4
4
5
5
6
16
16

18
18
18
19
20

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6 QUA HÌNH THỨC SINH
HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ

Người thực hiện: Trịnh Thị Lan
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Triệu Sơn 6
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

22



THANH HÓA NĂM 2018
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường THPT Triệu Sơn 6

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp tổ chức,
quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh ở
trường THPT Triệu Sơn 6
Một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác kiểm
tra nội bộ ở Trường THPT
Triệu sơn 6

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;

Tỉnh...)

Tỉnh

Tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

B

2014 - 2015

C

2015 - 2016

23



×