Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiếp cận truyện cổ tích tấm cám từ góc độ giáo dục và văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.34 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

Trang

 PHẦN I: MỞ ĐẦU

2

I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2

III.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3

IV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3



PHẦN II: NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN

II.

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

3
4

1. Thực trạng của học sinh

4

2. Thực trạng của giáo viên

4

III.

5

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Chuẩn bị:

5


2. Thực hiện:

5

a. Truyện cổ tích Tấm Cám trong sự tương quan so sánh với các
bản kể cùng mô tip

5

b. Hoàn cảnh Tấm sống trong sự đối xử bất bình đẳng trong

6

gia đình
c. Cô Tấm-trong mối quan hệ tốt đẹp mang hồn dân tộc

14

d. Chặng đường đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm

20

IV.

HIỆU QUẢ CỦA SKKN

22

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
2.Kiến nghị

23
23
24

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Chim có tổ, người có tông”, thiết tha với cội nguồn, với những giá trị
truyền thống tốt đẹp là một trong những nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam.
Mỗi năm tới ngày Quốc giỗ, mỗi người dân Việt lại nghe văng vẳng lời ca dao
trong tâm thức: “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng
ba”…Ngay những Việt kiều sinh ra hoặc từ bé thơ được lớn lên tại ngoại quốc,
trong kí ức chưa kịp lưu dấu vết về đất Việt, khi biết đến gốc gác, từ trong dòng
máu chảy sâu xa là câu hỏi khắc khoải về cội nguồn, dân tộc. Một “John đi tìm
Hùng” xuyên suốt dải đất hình chữ S với chiếc ví rỗng và một con tim tha thiết
được hiểu về con người, dân tộc cùng dòng máu chảy trong huyết quản, một phó
thủ tướng Đức, muốn con cái biết về quê hương, sẵn sàng trở về…Gắn bó với cội
nguồn, hiểu biết văn hóa dân tộc, thấm nhuần đạo lí truyền thống là gốc rễ, nền
tảng tinh thần của con người Việt Nam.
Trong thời đại hiện nay, trước cơn lốc thị trường, nhiều giá trị nhân văn có
nguy cơ xói mòn, mai một, sợi dây liên hệ với những giá trị đạo lí, văn hóa
truyền thống ngày càng lơi lỏng, đạo đức xuống cấp gây ra biết bao hệ lụy, tác
động tiêu cực tới môi trường giáo dục học sinh (HS), thế hệ chủ nhân tương lai
của đất nước. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “xót ruột khi đạo đức xuống cấp”
cũng đã khẳng định: “Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường,

càng cần phải quan tâm giữ gìn văn hóa, đó là bản chất của XHCN” ( Theo
VnExpress). Là một giáo viên (GV) dạy Văn, “Văn học là nhân học”, cùng dồng
nghiệp gánh trọng trách “ trồng người”, tôi càng ý thức hơn hết vai trò quan trọng
của việc giáo dục các em hiểu biết về những giá trị văn hóa, đạo lí truyền thống.
Giáo dục những hiểu biết hữu ích ấy, GV sẽ góp phần khơi dậy ở mỗi em ý thức
giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị đẹp, trở thành nền tảng tinh thần giúp
các em hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh vững vàng, trở thành người có ích, tích
cực sống cống hiến, dựng xây đất nước quê hương văn minh, giàu đẹp…Trong
hoạt động dạy học cùng với HS, tôi nhận thấy việc hướng các em tiếp cận, khám
phá văn bản từ góc độ giáo dục đạo đức, đạo lí truyền thống và văn hóa thật sự
hữu ích.Vì vậy tôi xin mạnh dạn viết SKKN mang tên “Tiếp cận truyện cổ tích
Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa”.
Qua nội dung của đề tài này tôi mong muốn góp phần đổi mới như góp phần
tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng
tạo của học sinh bằng cách gắn học tập với văn hóa truyền thống, gắn với cuộc
sống hàng ngày, luôn ý thức rút ra bài học nhận thức và hành động một cách thiết
thực góp phần hoàn thiện nhân cách, gắn kết thế giới học đường với thế giới xung
quanh làm cho quá trình học có ý nghĩa hơn.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những truyện dân gian tiêu biểu nhất
trong kho tàng văn học Việt Nam, được tuyển chọn vào chương trình SGK Ngữ
2


Văn 10. Đại đa số giờ đọc hiểu tác phẩm, hoạt động của thầy trò khám phá nội
dung thường xoay quanh cuộc xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ, xung
đột Thiện-Ác, triết lí nhân sinh: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Trong khi đó, xét
trong kho tàng cổ tích Việt Nam, Tấm Cám lưu giữ hồn Việt hơn cả: cô Tấm
chăm chỉ, hiếu thuận, hiền lành, thơm thảo trong đời thường, bản lĩnh, dũng cảm,
ngoan cường trong tranh đấu…Một không gian mộc mạc, thanh bình, công việc

đồng áng quanh năm, xay thóc giã gạo, mùa xuân có hội hè đình đám, có hàng
cau, ao bèo, có vườn cây chim hót, vòm cây xanh mát mắc võng trưa hè, có cây
thị cho quả thơm nức để ngửi chứ không nỡ ăn, có miếng trầu cánh phượng in dấu
ấn tay khéo người têm, có quán bà lão hàng nước lỡ độ đường lữ khách ghé
chân, có tình vợ chồng nên duyên, thủy chung son sắt…Tấm Cám có tinh thần coi
trọng nghĩa tình, có ý chí đấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống, có những bài
học đấu tranh, về giá trị sống rất nhân văn, nhân bản, rất đỗi qúy giá, cao đẹp.
Vì vậy, khai thác truyện cổ tích từ góc độ giáo dục và văn hóa sẽ giúp các
em mở rộng phạm vi liên hệ, rút ra nhiều bài học hữu ích. Việc khai thác đạo lí
truyền thống, đạo làm người, môi trường văn hóa đậm chất Việt giúp các em
phần nào nhận thức giá trị đạo lí, bản sắc, tinh thần Việt tỏa sáng, tâm hồn Việt
hồn hậu nhưng cũng rất thông minh, tài hoa, sắc sảo, biết mình biết ta, nhân
nhượng nhưng biết trả thù, biết đấu tranh giành lại quyền sống,đấu tranh vì chính
nghĩa, công bằng, các em sẽ nhận thấy giá trị văn học là vô giá, thấy văn học dân
gian lâu đời nhưng luôn gắn liền với cuộc sống hôm nay.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-HS khối 10
-Đọc –hiểu tác phẩm văn học dân gian Tấm Cám
-Các vấn đề, tài liệu văn hóa, văn học liên quan và các bài học trong lịch sử,
thực tế.
-Tiết tự chọn về Tấm Cám – Sách Ngữ Văn 10, tập 1, Nhà XBGD.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp: - Nghiên cứu lý luận chung.
- Khảo sát điều tra từ thực tế dạy và học.
- Nghiên cứu thực tiễn.
Cách thực hiện: - Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ
môn và các giáo viên các bộ môn xã hội khác, thao giảng rút kinh nghiệm, kiểm
tra HS, lấy phiếu thăm dò ý kiến…
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi: “PP GDPT phải phát huy tính tích cực, tự
giác , chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
3


môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”
Thể loại truyện cổ tích đã từng gắn với HS từ tuổi thơ, các em cảm thấy rất
quen thuộc. Những kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành đặt trong xã hội ngày nay vẫn
còn tồn tại nhiều nghịch lí khiến các em có thể xem cổ tích chỉ mãi là giấc mơ.
Làm thế nào để giờ dạy tác phẩm cổ tích khiến các em thấy không quen thuộc đến
nhàm chán, không cảm thấy triết lí nhân sinh đẹp đẽ xa vời? Làm thế nào thực sự
giúp các em thấy được mình đang được học văn hóa, học giá trị làm người, để
đáp ứng mục tiêu của luật giáo dục “vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui , hứng thú cho học sinh”? Vì vậy, tôi thiết nghĩ,
tiếp cận một tác phẩm từ góc độ văn hóa sẽ đáp ứng phần nào mục tiêu giáo dục,
giúp HS vừa tiếp thu kiến thức cơ bản, vừa khám phá những giá trị văn hóa tinh
thần hữu ích, giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, rút ra những bài học thực tiễn,
đúng như một nhà nghiên cứu đã nói: “học Văn làm cho tâm hồn mỗi con người
phong phú, thanh cao và yêu đời hơn, người học Văn sẽ ý thức được và không
bao giờ là người thô lỗ cục cằn”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1.Thực trạng của học sinh:
Chán Văn là tâm lí chung của đa phần HS. Đây không chỉ là vấn đề đau đầu ở
giáo dục Việt Nam, mà đã và đang là nỗi lo của thế giới. Thời đại công nghệ, chỉ
cần một cái điện thoại thông minh, các em đã tưởng mình có cả thế giới trong tay.
Mải mê với thế giới ảo, thu mình vào chiếc điện thoại, cuốn mình vào cơn lốc thị
trường, hối hả với cuộc mưu sinh, chạy đua với mục tiêu kinh tế, chính trị… con
người chẳng còn mấy sự quan tâm chia sẻ, họ cô đơn ngay trong thế giới đông
đúc xung quanh mình. Để từ đó, một câu hỏi đặt ra nhức nhối: Ai giết con chim

nhạn?( Ai đã và đang giết đi sự tử tế, đạo đức của con người?) vẫn chưa thể có
câu trả lời thỏa đáng. Điều đó, giúp nhiều quốc gia, nhiều nghành giáo dục nhận
thấy tấm quan trọng của “văn học là nhân học” đối với việc hồi sinh tâm hồn
nhân loại.
Trong nhà trường,việc cố gắng tìm ra giải pháp giúp HS nhận thấy học Văn
thực sự là nhân học, giúp các em nhận thức sâu sắc mối quan hệ gắn bó giữa văn
bản và cuộc sống gần gũi, cội nguồn của văn học chính là cuộc sống, quay lại
phục vụ cuộc sống, các em thấy giờ học bổ ích, thấy hạnh phúc khi học Văn đang
là nhiệm vụ của mỗi GV.
2. Thực trạng của giáo viên:
Trước thực trạng HS thờ ơ với môn Văn, nhiều GV cũng phần nào suy giảm
nhiệt huyết trước mỗi giờ dạy. Tuy nhiên, là GV, suy giảm cũng chỉ là những phút
mêt mỏi, yếu lòng. Còn lại, cả đời làm nhà giáo, hầu như ai cũng đau đáu với sự
nghiệp trồng người. “Người thầy không chỉ dạy học trò bằng những công thức,
những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn”( Lê Duẩn).Vì vậy
4


việc cố gắng học hỏi, tiếp thu, tìm tòi, sáng tạo những sáng kiến trong giảng dạy
là điều GV luôn nỗ lực thực hiện. Và “Tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám từ góc
độ giáo dục và văn hóa” được xem là một sự cố gắng nhỏ trong việc tìm giải
pháp thiết thực cho thực tế dạy Văn và học Văn của bản thân tôi.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Chuẩn bị:
-Chuẩn bị của GV:
+ Đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm những bài thơ đề tài cổ tích Tấm Cám , xem
một số thể loại kịch, phim chuyển thể từ tác phẩm, chuẩn bị đề cương đọc hiểu,
chuẩn bị câu hỏi tình huống, chuẩn bị phiếu trắc nghiệm, hoặc tự luận( thời gian
5-10 phút) sau giờ học.
-Chuẩn bị của HS:

+ HS soạn bài, trả lời các câu hỏi SGK.
+HS tìm các tài liệu liên quan đến tác phẩm, nhất là các kiến thức văn hóa đời
sống, khích lệ các em tìm đọc ,xem các vở kịch, phim chuyển thể từ Tấm Cám,
sáng tác thơ về đề tài Tấm Cám, hát lời kịch hoặc ngâm thơ...
+ Dặn dò HS rút ra những bài học nhận thức và hành động, làm bài tập ứng
dụng, biến kiến thức thành văn hóa sống thực tế cho chính mình.
2. Thực hiện:
a.Truyện cổ tích Tấm Cám trong sự tương quan so sánh với các bản kể cùng
mô tip:
GV: Hãy trình bày hiểu biết của anh/ chị về các bản kể cùng mô tip với truyện
cổ Tấm Cám.
HS trình bày một số bản kể của các dân tộc trong nước và nước ngoài tiêu
biểu, kể một câu chuyện tiêu biểu: Ví dụ: Ở Bắc Bộ cũng có một số bản kể, ở
Nam Bộ có bản kể khác một số chi tiết, một số bản kể của các dân tộc miền núi,
các bản kể ở một số nước ngoài: Căm-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,
Pháp… Có thể nói trên thế giới rất nhiều bản kể chuyện người con riêng kiểu
Tấm Cám. Năm 1893, nữ sĩ Ro-an-phơ Cốc-xơ (người Anh) đã viết một cuốn
sách giới thiệu ba trăm bốn mươi lăm bản kể. Đến năm 1958, Mê-lê-tin-xki(người
Nga) đã tập hợp hơn năm trăm dị bản kiểu truyện này, và lần đầu tiên mới đưa
vào hai bản kể Việt Nam.Như vậy chỉ tính riêng môtip Tấm Cám ở Việt Nam,số
lượng không phải là ít.
GV: Hãy kể một hai bản kể ở nước ngoài mà anh/chị thấy có nhiều điểm
tương đồng.
HS có thể kể câu chuyện Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc), Cô bé Lọ Lem
(Pháp).
Truyện Nàng Diệp Hạn: có một cô gái tên là Diệp Hạn, bố mẹ chết phải ở với
dì ghẻ. Một hôm bắt được con cá quý, nàng nuôi ở chậu, rồi thả xuống ao, cá mỗi
ngày một lớn. Cá chỉ nổi lên khi nào thấy bóng Diệp Hạn trên bờ. Mụ dì ghẻ bắt
5



Diệp Hạn đi gánh nước xa, lấy áo của nàng lừa cá, rồi bắt cá ăn thịt. Mất cá, Diệp
Hạn khóc lóc đem xương cá đi chôn cất. Nhờ đó cô có quần áo đẹp và giày vàng.
Diệp Hạn đi xem hội, đánh rơi giày, có người bắt được bán cho vua Đà Hãn. Vua
cho dân ướm giày và lấy Diệp Hạn. Mẹ con mụ dì ghẻ bị trời đánh. Dân thương
hại chon cất và có miếu thờ.
Truyện Cô bé Lọ Lem: (còn gọi là truyện Cô Tro Bếp hay Chiếc hài cườm pha
lê)
Lọ Lem mồ côi mẹ, phải ở với dì ghẻ. Người dì ghẻ bát con riêng làm việc nặng
nhọc, suốt ngày rách rưới, đen đủi. Tuy vậy, nàng Lọ Lem rất đẹp. Hoàng tử mở
dạ hội. Lọ Lem được một nàng tiên gõ gậy vào một quả bí hóa thành một cỗ xe,
biến sáu con chuột nhắt thành sáu con ngựa và một con chuột cống thành một bác
xà ích. Còn Lọ Lem lộng lẫy như một nàng công chúa. Đến dạ hội, hoàng tử rất
vừa lòng. Vào nửa đêm, nàng vội về đánh rơi một chiếc giày cườm pha lê. Hoàng
tử truyền mọi người ướm giày. Hai cô chị ướm không được, còn Lọ Lem thì vừa
như in. Hoàng tử lấy nàng làm vợ, còn hai cô chị gả cho hai viên quan to.
GV: Qua so sánh có thể thấy bản kể mà chúng ta chọn giảng đã trải qua một sự
lựa chọn tinh vi và mang tính dân tộc sâu sắc. Điều đó thể hiện qua một số nghiên
cứu cho rằng: “Truyện Tấm Cám của chúng ta có ba chặng rành mạch trong chi
tiết:
1. Sự xung đột gia đình tập trung xung quanh chi tiết con bống và đôi giày.
2. Sự biến hóa của Tấm xung quanh chi tiết con vàng anh và quả thị.
3. Sự báo thù của Tấm và cái chết đáng kiếp của mẹ con dì ghẻ.
Ở một số bản kể khác, các chi tiết không được phong phú như thế.Có truyện chỉ
có một hoặc hai chặng cuối.Một số truyện cho con người biến thành bò, thành
hổ... rõ ràng là không lí thú bằng.
Có một số truyện ở phần kết thúc lại thuyết minh cho giáo lí đạo Phật hoặc đề
cao vương quyền không phù hợp với nội dung cơ bản của sáng tác dân
gian.”(Theo Giảng văn, tập I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà
Nội, 1982)

b. Hoàn cảnh Tấm sống trong sự đối xử bất bình đẳng trong gia đình:
GV: Qua tìm hiểu, hoàn cảnh sống Tấm trước khi trở thành hoàng hậu hiện lên
như thế nào? Tấm bị mẹ ghẻ đối xử ra sao?
HS: Thảo luận, trình bày
Mở đầu là một không gian gia đình, hoàn cảnh éo le, Tấm mất mẹ từ bé, cha
chết Tấm phải ở với dì ghẻ và Cám, em cùng cha khác mẹ. Dì ghẻ là người cay
nghiệt,Tấm đã phải làm quần quật suốt ngày.Cám được nuông chiều, ăn trắng
mặc trơn, suốt ngày rong chơi. “Nhân vật mồ côi thường xuất hiện trong cổ tích:
Thạch Sanh, Sọ Dừa...đều có tuổi thơ côi cút. Nhưng, cô Tấm lại là phận gái. Cái
6


khổ, cái cực lại nhân lên gấp bội” (Học tốt Ngữ văn 10 Nâng cao). Phụ nữ nghèo
trong xã hội “trọng nam khinh nữ” chịu trăm điều đắng cay, bị đối xử bất công, ăn
đói mặc rét, bị khinh rẻ, coi thường.Tấm không chỉ nghèo, cô lại côi cút. Tuổi
ngây thơ không cha không mẹ không người bảo bọc, chở che,Tấm như cái gai
trong mắt mụ dì ghẻ. Trong mắt mẹ Cám, Tấm chỉ là “mảnh chĩnh vứt ngoài bờ
tre, mụ luôn tìm cách bóc lột sức lao động và đày ải Tấm cả về vật chất lẫn tình
thần.
GV: Vậy ngay ở chặng đầu, tác giả dân gian đã phản ánh hiện tượng nhức nhối
nào trong xã hội xưa? Thái độ của nhân dân trước hiện thực đó?
HS: Ngay ở chặng đầu ,trong phạm vi gia đình, những hành động đối xử bất
công, ngon ngọt lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, giết bống, trộn thóc gạo buộc Tấm
nhặt không cho Tấm được đi chơi hội, bĩu môi khinh Tấm “mảnh chĩnh”... nhân
dân đã xây dựng một mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng, lên án kiểu mẹ ghẻ cay
nghiệt đối xử bất công, cay độc đối với con chồng, dù không chủ đích là trọng
tâm của nội dung nhưng cũng khiến nhân tình đau đáu về hiện tượng như đã
thành quy luật nghiệt ngã:
“ Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng”,

và cảnh mồ côi mồ cút luôn đáng thương, xót xa:
“Còn cha gót đỏ như son.
Một mai cha chết gót con như bùn”.
“Còn mẹ ăn cơm với cá,
Chết mẹ liếm lá ngoài đường.”
GV: Nhân dân nhận xét mụ dì ghẻ là người như thế nào? Mụ tiêu biểu cho
tuyến nhân vật nào trong truyện, vì sao?
HS: Xã hội phong kiến cho phép “làm trai năm thê bảy thiếp” nên không tránh
khỏi mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng phức tạp, oan trái. Ngay trong phần mở đầu
nhận định: “ dì ghẻ là người cay nghiệt” nhân dân đã giới thiệu đến với độc giả
một con người đại diện cho tuyến nhân vật phản diện, tiêu biểu cho cái Ác.
Mụ dì ghẻ ấy hội tụ đủ bản chất của kẻ tàn độc, xảo quyệt, gian ác, mưu mô,
vô nhân tính. Đối xử bất công với Tấm, bề ngoài mụ dùng lời ngon ngọt, bên
trong khinh bỉ, suốt ngày tìm cách bóc lột sức lao động, tước đoạt mọi niềm vui
nhỏ nhoi của Tấm, dùng Tấm như công cụ lao động, đối xử với Tấm như súc vật,
sẵn sàng xuống tay tước đoạt mạng sống của Tấm, cướp đoạt hạnh phúc của Tấm,
liên tiếp lún sâu gây những chuỗi tội ác liên tiếp không chút chùn tay...Cũng
chính mụ, đưa đường dẫn lối cho Cám trở nên ác độc. Ích kỉ hại nhân, hại ngay cả
con đẻ của mình, tội ác của mụ không thể dung tha.
GV: Ngày nay, luật pháp quy định hôn nhân “một vợ một chồng” nhưng do tan
vỡ, li hôn, tái hôn, do bi kịch góa chồng góa vợ nên không ít gia đình có mối quan
7


hệ mẹ kế con chồng, cha dượng con riêng và cũng từ đó nhiều bi kịch xảy ra từ
những mối quan hệ phức tạp này ...Liên hệ với truyện Tấm Cám, trình bày suy
nghĩ của em về những mối quan hệ đó trong thời đại hôm nay?
HS: Thời đại hôm nay không ít gia đình có mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng,
cha dượng con riêng...Trên những trang mạng, chỉ cần tra từ khóa: “Mẹ kế bạo
hành, giết con chồng”, “Bố dượng con riêng” sẽ hiện ra biết bao kết quả, biết bao

bi kịch thảm khốc, biết bao đứa trẻ vô tội là nạn nhân khốn khổ giữa đời thực. Có
biết bao vụ án từ gia đình, “gieo gió gặt bão, ác giả ác báo”,những kẻ ác đã phải
cúi đầu nhận tội, trả giá. Kết thúc bi thảm của mẹ con Cám đã cho thấy nhân dân
không bao giờ chấp nhận dung túng cho kẻ tội đồ...
GV: Qua đó, em rút ra cho mình bài học gì?
HS: Trong mối quan hệ gia đình phức tạp, xung đột là chuyện khó tránh khỏi.
Nhưng trong ứng xử nào cũng cần: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”
(Trịnh Công Sơn). Yêu thương cho đi sẽ nhận lấy yêu thương về. “Ai tặng kẻ
khác bông hồng, tay người đó sẽ phảng phất mùi thơm”. Nếu đã chấp nhận
hoàn cảnh sống mẹ kế con chồng, đòi hỏi ta phải thực sự chân thành, bao
dung độ lượng, hi sinh, nhân ái, vị tha...
GV: Sống trong hoàn cảnh tội nghiệp, Tấm luôn là cô Tấm như thế nào? Nhân
dân gửi gắm điều gì qua hình tượng cô Tấm?
HS: Sống trong hoàn cảnh tội nghiệp nhưng Tấm luôn ngoan hiền, chăm
chỉ, đẹp nết, đẹp người . Những phẩm chất cao đẹp giúp cô tự vươn lên trong
cuộc sống, cô luôn chăm chỉ, siêng năng, tần tảo ,dịu dàng, với những tình cảm
chan hòa, những ước mơ, khát vọng chính đáng nuôi dưỡng tâm hồn yêu đơi
thiết tha. Bị đày đọa trong cảnh thiếu thốn nghiệt ngã, cô gái vẫn không thôi ao
ước có được yếm đỏ, niềm vui bầu bạn với bống, ao ước được đi lễ hội...Môi
trường thử thách tôi luyện cô Tấm từ yếu đuối thụ động sau này trở nên mạnh mẽ,
bản lĩnh, khảng khái, kiên cường. Xinh đẹp,siêng năng, thảo hiền, đảm đang,
khéo léo, đẹp người đẹp nết khiến cô được chồng thủy chung, hết mực yêu
thương.Tấm trở thành nhân vật lí tưởng, người lao động hội tụ những phẩm
chất cao quý nhân dân ngợi ca. Kết thúc có hậu cho thấy văn hóa dân tộc
Việt nhân ái, ca ngợi sự khéo léo, quý trọng người hiền hậu nhưng cũng
quyết liệt trong đấu tranh. Tấm như đóa hoa sen giữa bùn lầy. Sống chung
với mẹ con Cám, mẹ nào con nấy, đều độc ác xảo quyệt, mưu mô như nhau,
nhưng Tấm vẫn ngời sáng vẻ đẹp ngoan hiền, thảo thơm, nhân ái, yêu đời.
Lối sống của mẹ con Cám không thể đầu độc Tấm, sống bên cạnh những con
người độc ác Tấm vẫn là chính mình. Quan trọng hơn, càng bị hãm hại, Tấm

càng mài sắc tinh thần tranh đấu chống lại cái Ác và quyết liệt diệt trừ cái
Ác.
GV: Sự tỏa sáng của nhân vật Tấm trong hoàn cảnh nghiệt ngã, em rút ra bài học
gì về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và nhân cách con người?
8


HS: Sự tỏa sáng của Tấm giúp ta nhận thức một điều: gia đình có ảnh hưởng
rất lớn đến việc hình thành nhân cách nhưng không phải lúc nào con người
cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu không may phải sống trong môi trường đen
tối, không nên nhu nhược bị hoàn cảnh chi phối, ngược lại phải tỏa sáng vươn lên
bằng ánh sáng nhân cách, tài năng, lương tâm, bản lĩnh con người để tự bảo vệ
chính mình, khẳng định chính mình. Cuộc đời của mỗi con người, nhân cách
của mỗi con người phần lớn là phụ thuộc vào chính họ.
GV: Tại sao mẹ ghẻ của Tấm lại nuông chiều Cám?
HS: Cám là con ruột của mụ dì ghẻ.Mẹ đẻ thương con ruột là lẽ thường. Cám
cũng chịu cảnh mất cha nên tình cảm dồn hết cho con là sự bù đắp thường thấy.
GV: Kết quả của việc nuông chiều ấy là gì? Cám trở thành một con người như
thế nào?
HS: Thảo luận, trình bày: Kết quả sự nuông chiều thái quá của bà mẹ đã
nhào nặn nên một cô Cám chây lười, ích kỉ, xảo quyệt, gian ngoan và tham
lam, vô đạo và tàn độc. Trong khi Tấm vất vả, quần quật với hàng núi công việc
gia đình, chịu bao tủi cực đắng cay thì Cám ăn trắng mặc trơn, suốt ngày rong
chơi hái hoa bắt bướm. ở đời “chị em gái như trái cau non”, “chị ngã em
nâng”, ,”máu chảy ruột mềm”, nhưng Cám không mảy may động lòng cho người
chị tội nghiệp vất vả, cơ cực đêm ngày. Tấm hiếm hoi chưa biết tới mặc đẹp, hiếm
khi được nghe những lời quan tâm ngọt ngào, nhắc nhở, Cám còn nhẫn tâm
khoét sâu vào nỗi đau thiếu thốn ấy, buông mấy lời nỉ non khuyên nhủ chị:
“Chị Tấm, chị Tấm
Đầu chị lấm,

Chị hụp cho sâu
Kẻo về dì mắng”.
Nghe những lời ân cần, như nắng hạn gặp mưa rào, Tấm cứ ngỡ được em
nhắc nhở, quan tâm, hơn nữa hẳn những lời đe tiếng chửi của mẹ kế vẫn là nỗi ám
ảnh kinh hoàng nên Tấm vội vàng nghe lời Cám. Nào Tấm biết đâu lời Cám
“khẩu Phật tâm xà” lừa dối mình để cướp không giỏ tôm tép, cướp đi công sức
cật lực không quản chân bùn tay lấm, đầu tóc lấm lem, đội trời còng lưng mò cua
bắt tép, cướp đi niềm vui mong manh có được cái yếm đỏ đã biết mấy ước ao của
thân phận nghèo ăn đói mặc rách... Niềm tin bị cướp đoạt, niềm vui hiếm hoi bị
chà đạp, còn sự lừa lọc nào nhẫn tâm hơn thế. Có lẽ vì thế mà Tấm không thể im
lặng cắn răng chịu đựng, cô bật khóc. Tiếng khóc tủi hờn uất ức động lòng đến
Trời đến Phật. Còn Cám nghiễm nhiên dành yếm đỏ cùng sự tán dương của mẹ.
Chắc chắn người mẹ nuông con thừa biết kết quả giỏ tôm tép ấy là của ai. Có thể
mụ còn đắc ý khen con Cám lỏi khôn, mưu mẹo. Được mẹ dung túng cho mầm
ác, sự ích kỉ đố kị ở Cám ngày càng lớn dần lên, đâm chồi, nảy nở. Cám rình
chị nuôi bống, giết bống, Cám xênh xang khăn áo đi lễ hội mặc chị ở nhà với cả
thúng thóc trộn gạo, Cám mách mẹ chị Tấm thành hoàng hậu, Cám nghiễm nhiên
9


giành hạnh phúc của chị, Cám mách mẹ chim vàng anh, Cám mách chuyện khung
cửi, đốt thành tro đổ ra xa cung điện...Tội ác cả hai mẹ con đều hợp tác mưu đồ,
nhưng Cám ngày càng chủ động trong việc cướp đoạt và hãm hại Tấm. Lười
biếng nhưng lại muốn có tất cả. Cám đem lòng ganh ghét, đố kị với hạnh phúc
của Tấm, tranh cướp trắng trợn bằng mọi giá ... Gian ngoan, xảo quyệt, điêu trá...
Đến giờ phút Tấm trở về, không mảy may giật mình hối hận, Cám còn tỉnh bơ
như mọi sự chưa hề xảy ra, ngọt nhạt nén hờn ghen để hỏi bí quyết trở nên xinh
đẹp của chị. Lòng tham vô độ ắt cũng có lúc mù quáng. Nôn nóng được làm đẹp,
cả đời chỉ biết nhận, muốn có, Cám tưởng Cám sẽ nhận sẽ có dễ dàng, Cám trả
giá bằng cái chết nhăn răng.

GV: Kết cục Cám đã phải trả giá, thái độ của dân gian trước cái chết đó như thế
nào? Trình bày suy nghĩ của em?
HS: Cái chết theo quan niệm của nhân dân , đó là cái chết của quỷ dữ. Cám
chết, phơi bày toàn bộ sự tàn bạo ở hàm răng “nhai thịt người ngọt xớt, uống máu
người không tanh”...Cám nhận sự trừng phạt đích đáng. Người đàn bà lười
biếng, gian tham, xảo quyệt lại muốn sung sướng, xinh đẹp hơn người, luôn
mưu mô giành giật, cướp đoạt của người, giết người hại vật không một chút
ghê tay, kết cục phải trả về cho Tấm tất cả, ra đi trần trụi, trắng tay, chịu cái
chết nhăn răng xấu xí, thảm hại.
GV: Cùng huyết thống với Tấm, nhưng Cám lại là kẻ bộc lộ dã tâm từ nhỏ và
lớn lên trở thành con người độc ác? Hãy tổng kết những nguyên nhân đưa đẩy
Cám và rút ra những ý nghĩa giáo dục đối với bản thân?
HS: Cám độc ác, một phần do bản chất con người Cám,một kẻ lười biếng,
gian tham, ích kỉ, đố kị. Còn lại, phần lớn trách nhiệm thuộc về bà mẹ độc ác
nuông chiều, sai lầm trong giáo dục.
GV: Vậy đạo lí truyền thống dạy con cái như thế nào? Phân tích sai lầm và cái
giá phải trả của mụ dì ghẻ?
HS: Nhân dân ta dạy con từ thuở còn thơ, giáo dục con điều hay lẽ phải,lo cho
con “công, dung, ngôn, hạnh”, nết na, nhân ái...Trong khi đó mẹ Cám chiều con
hết mực, cho Cám quá nhiều, bao che việc xấu, xúi con làm việc ác, rắp tâm hãm
hại, tìm mọi cách tận diệt Tấm để tranh quyền đoạt lợi. Những tưởng cả cuộc đời
lo cho con sẽ được toại nguyện. Nhưng kết cục mụ phải tận mắt chứng kiến con
gái cưng chết tươi trước mặt. Bao thành quả cướp đoạt đổ sông đổ bể, kẻ mụ hằng
thâm thù, tận diệt lại tận hưởng hạnh phúc, tột đỉnh vinh quang. Còn đắng cay,
nghiệt ngã nào hơn, mụ uất ức hộc máu chết theo con gái.
GV: Ở đời, hiện tượng Cám có hay không? Hãy liên hệ và rút ra bài học thực tế
cho bản thân em?
HS: Ở ngoài đời, có không ít kẻ lười biếng, ích kỉ,thủ đoạn, lừa lọc, xảo trá,
gian tham sẵn sàng làm mọi việc xấu để mưu cầu danh lợi muốn “ngồi mát ăn bát
vàng”. Tuy nhiên,thực tế “ sự lười biếng đi chậm đến nỗi nghèo đói bao giờ cũng

10


đuổi kịp” (Ngạn ngữ Mĩ)... “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Có làm mới
có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho” (tục ngữ Việt Nam).Vì vậy, không ít
kẻ xấu đã phải trả giá, pháp luật trừng trị... Câu chuyện cổ tích tưởng như xa
xưa, cũ kĩ, nhưng ý nghĩa giáo dục vẫn còn nóng tính thời sự bao đời, giúp ta
tránh xa cái xấu, cái ác hướng tới Chân, Thiện, Mĩ để sống đúng giá trị con
người.
GV: Có nhiều bản kết thúc Tấm Cám khác nhau, bị xem là kết thúc tàn độc ảnh
hưởng đến hình tượng cô Tấm hiền lành thơm thảo, nhưng kết thúc Tấm muối
mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ ăn. Mỗi lần ăn mụ tấm tắc khen ngon,những lúc
ấy có con quạ trên cây kêu to:
“ Ngon gì mà ngon
Mẹ ăn thịt con
Có còn xin miếng”.
Mụ tức lắm, vừa mắng vừa ném đuổi quạ. Đến khi chĩnh mắm gần hết, mụ
nhận ra cái đầu lâu của Cám. Mụ ngã vật ra, hộc máu, ngã vật ra, chết tươi. Suy
nghĩ riêng em về kết thúc trên?
HS: Đó thực sự là một kết thúc rùng rợn, kinh dị của thời trung cổ.Kết thúc man
rợ khiến người đọc ám ảnh, tác động khá tiêu cực tới hình ảnh Tấm đẹp hiền thảo,
dịu dàng trong tâm thức dân gian. Nhưng công bằng mà nói nó giúp ta thấy sự trả
thù quyết liệt của Tấm, và cái kết trừng phạt mẹ con Cám, những kẻ thủ ác, thâm
độc, tàn bạo là đích đáng. Phải hiểu, cốt lõi là nhân dân kiên quyết trừng phạt,
trừng phạt nghiêm khắc những kẻ có tội chứ không ai khác.
GV: Liên hệ với thực tế đấu tranh của dân tộc, em nhận thấy bóng dáng cô
Tấm trong con người Việt Nam như thế nào?
HS: Nhân dân Việt Nam vốn là dân tộc:
“Sống vững trãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa

Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa”
(Huy Cận)
Một dân tộc có lịch sử chống ngoại xâm, nội thù oanh liệt. Căm phẫn tội ác
kẻ thù “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai
vạ” (Cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi) thì cũng sẽ kết án đanh thép “Lẽ nào trời đất
dung tha/Ai bảo thần nhân chịu được”(Cáo Bình Ngô-Nguyễn Trãi) và cũng là
lúc: “Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu/ Bỗng bật lên tiếng thét căm hờn” (Đất nướcNguyễn Đình Thi).Và đến “ em thơ cũng hóa anh hùng”, người con gái cũng “
đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép”, thành những con người “nhằm thẳng quân
thù mà bắn”, thành “Thạch Sanh của thế kỉ”,thành dũng sĩ giết giặc, biến đất
thành mồ chôn kẻ thù, chiến địa “máu chảy thành sông, xương chất thành núi”…
11


T inh thần lấy nhân nghĩa làm cốt tủy: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy
chí nhân để thay cường bạo” nhưng khi kẻ thù ngoan cố, vô đạo, “càng nhân
nhượng, kẻ thù càng lấn tới” chỉ còn cách “điếu phạt”, “vùng lên đánh bại” cũng
là nhân nghĩa. Người Việt Nam giàu lòng nhân ái, vị tha: “đánh kẻ chạy đi,
chứ ai đánh kẻ chạy lại”, nhưng thực tế nhiều kẻ cố tình chạy đi, và tội ác
theo đó mà gieo rắc. Và kẻ ác phải nhận quả báo, bị trừng phạt đích đáng.
Trừng phạt đanh thép ấy cũng chính là lúc nhân dân nổi giận:
“Đôi khi Người nổi giận
Đôi khi thôi nhưng thật là khủng khiếp
Như gió điên, như nước phá tung bờ
Người vung tay: cung điện ra tro
Người xô khẽ, thế là nhào, vua chúa
Người phân xử công minh ít bữa
Chia áo cơm khắp lượt dân nghèo
Rồi lại về cày ruộng, chăn trâu
Đơm cá, bế con, nuôi gà, nấu rượu”

(Người cùng tôi-Lưu Quang Vũ)
GV: Thảm kịch mẹ Cám ăn thịt con quả là rùng rợn, nhưng tại sao dân gian lại có
thể xây dựng kết cục ghê rợn như vậy? Trình bày suy nghĩ riêng em?
HS: Bài học trừng phạt ấy không chỉ dành cho kẻ ác, mà còn là bài học
xương máu cho những bậc phụ huynh nuông chiều, giáo dục lầm lạc, xui
khiến con đi vào con đường xấu xa, tội lỗi. “Tương lai của đứa con luôn là
công trình của mẹ” (Napoleon). Những tưởng mình làm lợi cho con bằng mọi giá
là “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, là vun đắp công trình, là lo cho con một
tương lai vinh hoa phú quý. Nhưng ngờ đâu, sản phẩm nuông chiều ấy là những
đứa con ích kỉ. “Ích kỉ là nguồn gốc của mọi sự tàn ác”(Marden).Thông
thường,hổ cũng không ăn thịt con, nhưng việc giáo dục con sai lầm không khác gì
bỏ công xây đắp một công trình ích kỉ, thối rửa hại con, không khác nào tự giết
con, ăn thịt con cứ nhầm tưởng đang gieo quả ngọt. “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”,
kết cục mẹ con Cám để lại tiếng xấu muôn đời.
Bi kịch mẹ kế phải gánh ở cuối truyện thực sự đáng đời. Mụ đang đắc ý, thỏa
mãn. Mụ tưởng mẹ con mụ đã tận diệt được Tấm, đã chiến thắng, cứ việc ngồi mà
an hưởng vinh hoa. Mụ ăn thịt con mà tưởng thưởng thức món quà con gái cưng
báo hiếu mẹ. Mụ đuổi mắng quạ tưởng quạ đố kị với hạnh phúc của mẹ con mụ.
Đến khi sự thật trần trụi mụ mới té ngửa, con mụ chết, mụ ăn thịt con, Tấm đã
báo thù...những sự thật như những đòn sấm sét giáng xuống giữa trời quang. Nỗi
đau vật chất và tinh thần quá sức chịu đựng, mụ ngã vật ra mà chết. Đang trên tột
đỉnh vinh quang ảo tưởng, bất ngờ rớt xuống đáy địa ngục tinh thần. Bi kịch có
nguồn gốc chính mẹ con mụ tự đào mồ chôn mình. Còn cái giá nào đích đáng
hơn. (Trong một số trừng phạt ở thần thoại Hy Lạp, cách các vị thần trừng phạt
tàn khốc nhất là lừa đối thủ ăn thịt chính con của họ mà họ không hề hay biết).
12


Cuộc chiến của Tấm, trải qua gian nan đấu tranh, chết đi sống lại nhiều lần,
kiên quyết giành thắng lợi. Điều đó thể hiện niềm tin vào năng lực tuyệt vời

của con người, vào công lí, vào lẽ phải, niềm tin “ người hiền gặp lành”, cái
Thiện bao giờ cũng chiến thắng cái Ác.
GV: Liên hệ thực tế , hãy nêu vài ví dụ mà em biết về câu chuyện có vài điểm
gặp gỡ với Tấm Cám khiến em rút ra những bài học giáo dục thực tế cho bản
thân?
HS có thể kể một vài ví dụ từ thực tế đời sống, hoặc trên báo chí. Những trường
hợp phụ huynh nuông chiều con dẫn tới con sinh hư hỏng, chơi bời, lêu lổng.
Những bậc phụ huynh xúi bẩy con móc túi, ăn cắp, dung túng những việc sai
trái... những tội phạm bất chấp mọi giá buôn bán ma túy, những quan tham vô đáy
hại dân, những vụ tranh chấp quyền lợi trong gia đình ...
GV: giới thiệu một vài ví dụ:
Câu chuyện 1: Ở Nga, vì ghen với sắc đẹp của em mà cô chị Elizaveta ra tay
tàn độc đâm 140 nhát dao giết chết chính cô Stefania Dubrovina, em gái mình.
Một cô gái khác 22 tuổi Enikeva vì em trai 8 tuổi được bố mẹ thương nhiều hơn
nên đã tìm cách sát hại chính em trai mình...
Câu chuyên 2: Câu chuyện ở nước Anh, hai anh em cùng xuất phát diểm,
nhưng anh trai Ivan Massow (51 tuổi) là một triệu phú nổi tiếng, một chính trị gia
uy tín, đang sống trên tột đỉnh vinh quang thì cậu em David (50 tuổi) lại sống
cuộc đời nghèo khổ dưới đáy xã hội, sống vô gia cư trên một chiếc xe tải.Mặc dù
chung xuất phát điểm nhưng cuộc đời họ lại rẽ theo hai lối khác biệt hoàn toàn.
Ivan đã tìm ra lí do về sự sa sút của em trai, hai anh em có bố là cảnh sát, mẹ là
nhân viên ngân hàng, Ivan khi còn nhỏ dậy sớm cắt cỏ kiếm tiền phụ giúp gia
đình, David vẫn có thể ngủ, sau đó thưởng thức bữa ăn do mẹ chuẩn bị. Ông kể
lại: “Tôi làm việc hùng hục và khi trở về với một cơ thể mệt mỏi,tôi thường thấy
David đã không làm gì cả ngày. Tôi rất buồn khi còn nhỏ, David được bố mẹ
nuông chiều”. Ông cho rằng chính sự nuông chiều thái quá đã đẩy cậu em trai tới
tình cảnh hiện tại. Ivan luôn nỗ lực để thành công và đóng góp cho xã hội không
nhỏ thì David cả thèm chóng chán với vô số nghề, luôn khó chịu với ông anh
thành đạt, ngay cả khi biết anh trai thường ngầm giúp đỡ mình thì anh ta vẫn luôn
mồm chửi anh trai mình là gã tư bản đạo đức giả, David cho rằng mình luôn

đúng, cho rằng sự giàu có là cướp bóc, bằng lòng với hiện tại, do có nhiều thời
gian rãnh rỗi lại nhiễm tư tưởng tiêu cực,anh tham gia một số tổ chức tiêu cực,
đổ lỗi cho xã hội gây ra bất công...Câu chuyện hai anh em đã thu hút truyền
thông, nhà đài giới thiệu, cho hai anh em đổi chỗ cho nhau một thời gian, David
có cơ hội tiếp xúc với những người thành công, anh nhận ra: “ Siêng năng từ nhỏ,
khi lớn lên cũng sẽ làm mọi thứ như một thói quen” không đem lòng án trách ông
anh trai mình nữa, Ivan nhận thấy: “Sự mất cân bằng đó đã khiến tôi thành công
sau này”nhưng môi trường ấy lại khiến em trai ông đánh mất đi lựa chọn đúng
đắn.
13


GV: Liên hệ, chốt vấn đề:
Mỗi chuyện giúp ta nhận ra rằng, Tấm Cám không ở đâu xa, ngay trong
cuộc sống quanh ta, còn bất cập trong giáo dục con cái ngay từ trong gia đình,
còn bi kịch. Còn rất nhiều những bất công tồn tại, cái ác mọc rễ lan tràn trong mọi
tầng lớp, từ những ngôi sao thần tượng mà các em hằng tôn sùng , bỗng một ngày
bị bóc phốt, hiện nguyên hình là những kẻ phạm tội xuyên quốc gia, đê tiện, bỉ ổi
đến những vấn đề xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên thế giới nay.
Nguyên do các ngôi sao hiện nguyên hình là kẻ đê tiện, cũng chính từ cách
thức chọn idol: “Nhân phẩm không phải là tiêu chí đầu tiên để công ty của mình
tuyển thực tập sinh” (Chia sẻ của Chủ tịch YG-Yang Hyun Suk trong chương
trình MIXNINEZ, Hàn Quốc), coi nhẹ nhân phẩm, tự cao tự đại, và kết cục phải
nhận đắng chát, ngôi sao bị tù tội, công ty giải trí lao đao, thân bại danh liệt.
Những hiện tượng quan tham, những nâng điểm, chạy trường, những vô cảm, lừa
lọc xảo trá, những thức ăn độc hại tuồn vào trường lớp mầm chồi, những chuyện
giáo viên biến chất, những bi kịch tệ nạn giết chóc, ma túy đưa đường, những vụ
xả súng livestream, khủng bố... tất cả là do những khủng hoảng về đạo đức trong
giáo dục, đánh mất nền tảng đạo lí làm người, vô đạo, vô văn hóa... Báo chí giật
tít, ngày nào cũng là hiện thực nhức nhối, khiến lứa tuổi các em hoang mang,

đánh mất niềm tin, nảy sinh tiêu cực, thậm chí mắc phải trầm cảm...
Các em cần phải bản lĩnh, thấu hiểu, vượt lên trên hoàn cảnh, nhìn vào
những mặt tích cực để tin yêu, cuộc sống còn nhiều yêu thương, còn lẽ phải
niềm tin,còn tình người trong sáng, còn biết bao tấm gương truyền cảm hứng với
khát vọng sống đẹp, vươn lên hoàn cảnh, tinh thần đấu tranh không khoan
nhượng với tội ác, bất công, luôn hướng tới Chân Thiện Mĩ, trau dồi phẩm
chất, hoàn thiện nhân cách làm người, cống hiến xây đời. Trong bài thơ Hy
vọng, nhà thwo Nguyễn Khoa Điềm từng nhắn nhủ:
“ Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ”
c. Cô Tấm-trong những mối quan hệ tốt đẹp mang hồn dân tộc:
GV: Trước khi làm hoàng hậu, Tấm đã có mối quan hệ với môi trường xung
quanh như thế nào?
HS: Cô Tấm từ nhỏ đã phải làm lụng vất vả, công việc từ trong nhà ra ngoài
đồng vớt bèo, gánh nước, cắt cỏ chăn trâu, mò cua bắt tép…là cô thôn nữ của
làng quê, tần tảo hay lam hay làm, khéo léo, đảm đang nhưng tuổi thơ cơ cực
14


không thui chột được tình yêu đời, yêu thiên nhiên vạn vật cây cỏ… Sau này cô
Tấm trở thành hoàng hậu Tấm vẫn trèo cau,giặt áo cho chồng, giỏi nghề canh
cửi, quét tước gọn gang, lo cho người già cơm dẻo, canh ngon, têm trầu cánh
phượng…Tất cả không bỗng dưng mà có, đó là một cô Tấm lí tưởng trong tâm
thức dân gian, dù là cô thôn nữ, hay là bà hoàng hậu, cô Tấm luôn hiếu
thuận, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, hiền ngoan, thủy chung nhất quán…
bến nước , nương dâu, đồng xa đồng gần in bóng dáng cô tảo tần sớm khuya,hôm

sớm đi về…
Tấm mơ ước được yếm đẹp,Tấm dịu dàng nuôi bống, miếng cơm san sẻ, lời
hát thủ thỉ yêu thương:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
Lời hát còn là lời tâm sự, cô Tấm côi cút, lạc lõng trong cái gia đình phân biệt
đối xử, phận con mà khác gì con ở không công trong nhà người? Bống và Tấm,
trong tâm thức dân gian, cái bống cùng Tấm hẳn có nhiều đồng cảm:
“Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi’’
…Cái bống là cái bống bang
Ăn cơm bằng sàng uống nước bằng tay”
Những thân phận côi cút, trở thành bầu bạn có nhau. Khi Tấm nhặt thóc, đàn
chim sẻ ríu rít kề bên, bới xương cũng có gà trống đề nghị bới giúp…Khi Tấm rơi
hài, voi dừng ngựa hí báo tin hài rơi cho vua…
GV: Xây dựng mối quan hệ như thế, nhân dân bộc lộ tình cảm như thé nào với
Tấm?
HS:Ngợi ca, đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé, tìm cách bù đắp
những thiệt thòi, tỏa sáng ước mơ xã hội công bằng thể hiện tinh thần nhân
đạo thấm nhuần đạo lí truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
GV: Nhân dân đề cao lối sống như thế nào qua mối quan hệ trên?
HS: Lối sống thân thiện, gần gũi gắn bó với thiên nhiên, loài vật, cây cỏ…
Yêu mến thiên nhiên, xem thiên nhiên như bầu bạn, thiên nhiên như thấu hiểu,
quấn quýt trợ giúp cho người… những tình cảm bình dị mà cao đẹp, phản ánh
tâm hồn người bình dân Việt hiền hậu, dễ thương, dễ mến, tha thiết sống hài
hòa với tự nhiên. Ở dân tộc Việt, từ bậc hiền tài xưa,nay:
“Cò nằm hạc lẫn nên bầu bạn
Ấp ủ cùng ta làm cái con”
(Nguyễn Trãi)

“Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”
(Nguyễn Trãi)
15


“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng nhành lúa mỗi cành hoa”
(Tố Hữu)
tới tâm tình của người dân chân lấm tay bùn:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Sau này cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Dù ở cương vị nào, là con người Việt nam tình nghĩa, đều có sự gặp gỡ tâm
hồn đồng điệu yêu tha thiết thiên nhiên.
GV: Sau trở thành hoàng hậu và những lần hóa thân, vẻ đẹp cô Tấm tiếp tục
được hiện lên trong những mối quan hệ nào? Hãy trình bày suy nghĩ và rút ra bài
học ý nghĩa đối với của em.
HS: Với cha:Tấm trở thành hoàng hậu, nhớ ngày giỗ cha trở về thắp hương
báo hiếu. Một tấm lòng hiếu nghĩa với cha mẹ, gia đình, gắn bó với quê
hương nhất quán trước sau. Nghĩa vụ làm con, chữ hiếu là đầu. Hình ảnh nàng
Tấm đã trở thành hoàng hậu, ngày giỗ, giản dị về làng,Tấm trèo cây cau xé buồng
cau cúng bố. Cây cau bên bờ ao nhà, dù gợi kí ức đau thương Tấm bị kẻ ác đẵn
cau rơi xuống ao sâu chết đuối, nhưng cây cau thân thuộc của làng quê, Tấm hiền
ngoan hiếu thảo sẽ mãi là hình ảnh đẹp không thể phai mờ.
Với vua, một ông vua hiền, người chồng thủy chung của Tấm: Tấm
hoá thành vàng anh, hiện thân vợ vua, khi vua thương nhớ Tấm, nghe tiếng chim

kêu, những tưởng Tấm về: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo”
vàng anh quấn quýt bên vua, thành xoan đào mắc võng vua nằm, rợp che bóng
mát, trở về từ quả thị têm miếng trầu tín hiệu gặp vua… Một tình cảm thủy
chung, tình nặng nghĩa dày, yêu thương tha thiết đong đầy, quấn quýt bên
nhau, âm dương không thể cắt đứt chia lìa đôi lứa. Vì vua, Tấm lên tiếng tố
em giật chồng, vì vua,Tấm têm miếng trầu nối cầu gặp gỡ. Những chi tiết nhỏ
mang ý nghĩa lớn, đậm đà bản sắc dân tộc, ý vị đậm đà.
GV: Trong xã hội phong kiến, trai năm thê bảy thiếp, vua có đến hàng vạn
cung tần mĩ nữ, việc xây dựng một ông vua có mối quan hệ thủy chung với Tấm
như trên, nhân dân gửi gắm điều gì?
HS: Trong xhpk tồn tại nhiều bất công, vua người đứng đầu triều đình, lịch
sử nhắc dến không ít những hôn quân bạo chúa, nhưng cũng nhiều bậc minh
quân. Mơ ước của nhân dân luôn mong có vua hiền tướng giỏi. Vua, chồng Tấm
là một ông vua hiền, một ông vua mang niềm mơ ước hi vọng của nhân dân.Vua
dự hội xuân, chọn vợ thôn nữ, măc võng xoan đào, vua ghé quán bình dân uống
16


nước ăn trầu, vua thủy chung một lòng một dạ…Ta thấy thấp thoáng bóng dáng
những vị minh quân trong sử sách Việt Nam, vua hiền bước xuống đồng cày
ruộng, vua tuyển cung phi là cô thôn nữ cần cù đảm đang, khéo nghề canh cửi
tầm tang, vua vi hành xuống tận nhà dân thăm hỏi…Mơ ước xh công bằng, hôn
nhân vợ chồng lí tưởng một vợ một chồng yêu thương, hạnh phúc ấm êm,
chung thủy có lẽ là điều được gửi gắm trong tác phẩm này. Trong thời đại
ngày nay rất nhiều bi kịch tình yêu, hôn nhân đổ vỡ,nhiều hệ lụy, nguyên nhân
chủ yếu do đánh mất những tình cảm chân chính, xa rời đạo lí tốt đẹp truyền
thống…
Để thay đổi không khí, GV có thể trình chiếu hình ảnh, khích lệ HS tìm hiểu,
học hát, thuộc những câu ca, làn điệu về yêu thương tình nghĩa của dân tộc, cho
điếm khuyến khích những em có thể diễn tích, hát những làn điệu hay…

GV: Cảm động trước tình cảm vợ chồng Vua- Tấm, khi chuyển thể truyện cổ
tích Tấm Cám sang vở chèo cùng tên, nhà biên kịch nổi tiếng Lưu Quang Thuận
đã chắp bút viết nhiều làn điệu đã đi vào phong trào văn nghệ quần chúng, lưu
diễn ở nhiều nước trên thế giới, đi vào tâm thức nhân dân như những lời ru, điệu
hát trữ tình ngọt ngào đậm hồn Việt, bay bổng chất thơ, sâu lắng đậm đà.
Ví dụ: Hát ru Đào liễu –Tấm thương nhớ vua:
À á à à ơi …Trong vườn lắm lá nhiều cây
Võng treo dưới gốc xoan đào có nhau
Dẫu rằng thân nát hồn đau
Tơ duyên thiếp chẳng lìa đâu hỡi chàng
Thiếp ru chàng ngủ dưới xoan đào
Nỗi đau biết đến khi nào thiếp nguôi
Chàng ngủ dưới xoan đào
Thiếp ru, thiếp ru chàng ơi
Chàng ngủ giấc say nồng
Xoan đào ban trưa che chàng mát rượi
Để cho lòng dạ thiếp nguôi,
thiếp dù thác xuống chàng ơi
Thiếp muốn ở lại trên đời, giữ mối,
giữ mối tình xưa
(thế mà) thiếp muốn ở lại trên đời
Để làm hoa thơm, hoa thơm quả chín
Mà để vấn vương, vấn vương cạnh chàng,
ru chàng ngủ dưới bóng cây xoan
Bóng lá mát rượi sông dài
Quấn quýt quấn quýt mùi hương
Bóng lá mát rượi sông dài
Quê nhà cây xanh (mà) cây xanh quả chín
Để ban mai gió ban mai ngọt ngào
17



tấm lòng thương nhớ
Thiếp thương nhớ chàng ơi iiiii
Hát điệu Chinh phụ-Vua thương nhớ Tấm:
Tấm ơi, chắc có lẽ lòng anh tơ tưởng quá
Nên thấy trầu nào cứ ngỡ một người têm
Ngót một năm rồi dương thế chẳng còn em
Trầu thơm ngát cho lòng thêm đau xé…
Én xuân bay về tình lại nhớ
Có nỗi mênh mang tình lại đau
Sương gieo trên cành, vắng khoảnh
Liễu rối nhắc hoài cơn sầu
Xuân về mà người đâu
Ơi Tấm yêu thương ơi
Vắng bóng hình
Vắng bóng người, trầu không xanh
Ơi song bên hỡi tình
Về đây thương cảm
Hoa thiên lí, thoang thoảng hương bay
Ngát thơm vị trầu
Tình người hay chiêm bao
Ơi Tấm yêu thương ơi
Vắng bóng hình
Vắng bóng người trầu không xanh
Ơi song bên hỡi tình iiii
GV: Với bà hàng nước cho Tấm ở nhờ, nhân dân xây dựng mối quan hệ đó như
thế nào?
Với bà hàng nước: Làm quả thị thơm nức tỏa hương, Tấm trở về cuộc sống
xinh đẹp rạng rỡ hơn xưa, vẫn vẹn nguyên cô Tấm thôn nữ hiền thảo,đảm đang,

dịu dàng…Việc đầu tiên của cô là quét dọn cửa nhà, nấu bữa cơm dẻo, canh ngon,
săn sóc người nghèo khiến bà lão vô cùng cảm động. Túp lều nghèo là chốn
nương náu, bảo bọc, ẩn mình chờ thời, sống cùng bà quán nước nghèo, dịu
dàng, đảm đang như con gái lớn, là người sống tình nghĩa, Tấm một lòng chu
đáo tri ân. Bà lão cũng tha thiết yêu Tấm như con đẻ của chính mình. Mối
quan hệ phản ánh lối sống tình nghĩa kính trên nhường dưới, đùm bọc cưu
mang, chở che những lúc sa cơ lỡ vận, lúc gặp vận hạn khó khăn hoạn nạn
của nhân dân ta.
GV: Chi tiết miếng trầu cánh phượng có tính thẩm mĩ và ý nghĩa như thế nào?
HS: Chi tiết miếng trầu cánh phượng làm sống lại cô Tấm xinh đẹp đi lễ hội
ngày nào, giày ướm vừa đôi bàn chân, miếng trầu têm đầu câu chuyện, cô Tấm
thành vợ vua, in dấu trong trí nhớ của vua về Tấm ngay phút đầu nên duyên trong
18


hội làng mùa xuân, trong cuộc sống lứa đôi hài hòa, nồng thắm thật giàu giá trị
thẩm mĩ và ý nghĩa cao đẹp. Qua gian truân, cô Vẫn là cô Tấm khéo léo ngày xưa,
cô Tấm ngời sáng, trưởng thành, rạng rỡ, vẻ đẹp rạng rỡ của “hết khổ là vui vốn
lẽ đời”, hơn nữa, đó là niềm vui chiến thắng, chiến thắng của chính nghĩa, bừng
sáng tinh thần lạc quan kết thúc có hậu “ở hiền gặp lành”. “Tấm tái sinh phản
ánh sức mạnh không gì dập tắt nổi của con người bị áp bức”(Trần Gia Linh).
Cay đắng đã qua, kẻ thù nhất định bị trừng phạt, Tấm ngẩng cao đầu đàng hoàng
trở về cung cùng chồng.Tấm đã dành lại tất cả: quyền sống, quyền hạnh phúc,
tình yêu, vinh quang. Hạnh phúc tột đỉnh là phần thưởng xứng đáng dành cho
những con người thủy chung, nghĩa tình. Miếng trầu thành tín hiệu nối duyên,
là tình yêu, là nhân nghĩa, là keo sơn gắn kết chết cũng không thể chia lìa:
“Trầu này trầu tính trầu tình.
Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình lấy ta”
GV: Phát hiện của em về mối quan hệ của Tấm với thiến nhiên ở hai chạng trước
và sau khi thành hoàng hậu?

HS: Với thiên nhiên: Nếu trước khi làm hoàng hậu, tình cảm của Tấm với
thiên nhiên như bạn bầu, thì ở giai đoạn sau mối quan hệ đó càng thêm
khăng khít, như tình mẫu tử, như máu thịt.Tấm hóa thân thành vàng anh chim
hót, thành bóng rợp xoan đào, thành thị thơm ngọt ngào, nức hương ngào ngạt…
Thiên nhiên bao bọc,ấp ủ, cho Tấm chọn nương nhờ, trú thân, cho Tấm được hồi
sinh được yêu thương, được sục sôi tranh đấu…
GV: Liên hệ với mối quan hệ với thiên nhiên của người Việt, em rút ra bài học
gì?
HS: Con người Việt Nam ngàn đời là vậy, cuộc sống sau lũy tre làng, cây
xanh che chắn bão giông, che rợp bóng mát, giữ đất, giữ làng, ngăn lũ, chống hạn,
cho cây trái tốt tươi…Chim trời cá nước, con vật trong nhà đều bình dị thân
thương.. Tình người tình vạn vật như hữu duyên, thiên nhiên là bạn, là đối thủ,
như người anh hùng bao bọc che chở…
GV và HS cùng trao đổi: Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước thiên
nhiên vạn vật gắn bó từ thuở hồng hoang… Thánh Gióng trên mình ngựa, nhổ bụi
tre ngà đánh tan quân thù, bà Trưng, bà Triệu uy nghi cưỡi voi xung trận, con voi
của chủ tướng Trần Hưng Đạo rơi nước mắt khi sa lầy vĩnh biệt chủ trên đường
tiên quân, “trời cho nơi đất hiểm”, những tháng ngày gian khổ “chốn hoang dã
nương mình”, những chặng đường lịch sử gian khổ luôn có thiên nhiên bao bọc,
sát cánh, chở che:
“Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù,
Mênh mông bốn mặt sương mù,
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”
(Tố Hữu)
Trong thời đại bê tông hóa, môi trường bị hủy hoại, thiên nhiên bị tàn phá,
biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả khôn lường thì việc bồi đắp tình cảm gắn
19


bó, tha thiết với thiên nhiên một cách sâu sắc trở nên vô cùng giá trị với mỗi

người, đặc biệt là thế hệ HS, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những niềm
tự hào về đất nước ta “rừng vàng biển bạc”, những chủ trương “đi ta đi khai phá
rừng hoang” đã phải nhìn nhận lại khi từ Bắc đến Nam, từ xuôi lên ngược ô
nhiễm môi trường, đất đai “bờ xôi ruộng mật” bị san lấp, suối sông, đồng biển
đâu đâu cũng nhiễm đầy hóa chất, rừng bị khai phá cạn kiệt, hoang hóa, khí hậu
nóng lên, nước biển dâng, rác thải bừa bãi, đất sụt lún, động thực vật đứng trước
những nguy cơ tuyệt diệt…Nếu không phát huy tinh thần sống nhân ái ,thân thiện
với môi trường, bảo vệ môi trường tương lai của con người sẽ đi về đâu…Vì vậy
ngay từ gia đình, từ môi trường học đường, giáo dục HS sống hòa hợp với
thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ thiên nhiên thực sự vô cùng cần thiết. Và dù học
tác phẩm nào, GV lưu ý các em tinh thần nhân văn đó, giúp các em thấm nhuần
thành văn hóa sống hữu ích thực sự đáng quý.
d. Chặng đường đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm:
GV: Trước khi trở thành hoàng hậu, bị mẹ con Cám thi nhau tước đoạt
những gì là của mình,Tấm đã đấu tranh ra sao?
HS: Ban đầu đó là những đấu tranh thụ động. Bị mất giỏ cá,Tấm tủi thân
khóc, bị mất bạn cá bống, Tấm khóc cay đắng , khi bị cầm tù không được đi chơi
hội, Tấm uất ức khóc…Lần nào cũng được Bụt giải cứu. Nói là Tấm đấu tranh
thụ động nhưng mức độ khóc có biến chuyển, sự phản ứng trước bất công có
chiều tăng tiến rõ rệt. Nếu Tấm cam chịu, cắn răng chịu đựng cho qua, ai biết đến
mà đến cứu ...Một bài học cho chúng ta: im lặng là vàng, nhưng lên tiếng
đúng lúc, đấu tranh chính đáng là điều cần thiết.Trong hoạn nạn, cần có kĩ
năng tự cứu mình trước khi mọi người đến cứu.
GV: Là truyện cổ tích nên dù đã chết Tấm vẫn trở về biến hóa đấu tranh quyết
liệt và cuối cùng giành chiến thắng?
Điều đó giúp em hiểu gì về ý nghĩa của cuộc đấu tranh này?
HS: Tinh thần đấu tranh, khát vọng hạnh phúc còn mạnh hơn cái chết.
Chứng kiến kẻ thù thâm độc hại người, tước đoạt quyền sống quyền hạnh phúc
Tấm không thể để yên. Từ cô gái chỉ biết khóc, Tấm trở thành người chủ động
đấu tranh chống lại kẻ thù một cách quyết liệt. Lập mưu giết Tấm, dựng lên vở

kịch rủi ro ngã cau, nghiễm nhiên đưa Cám vào thế chỗ chị... Tưởng tội ác sẽ
chìm xuống đáy ao, nhưng kẻ thủ ác ngờ đâu, tội ác bị phanh phui bằng tiếng
chim trời lảnh lót …Con chim tình nghĩa là thế, cây xoan đào rủ bóng mát rượi là
thế, tất cả hiện thân cho một cô Tấm chan chứa yêu thương, khi đấu tranh, vẫn
tiếng chim đó, vẫn khúc gỗ xoan đào đó đã đanh thép tố cáo, vạch trần tội ác của
kẻ thù, kết án và cảnh báo trừng phạt nghiêm khắc, mạnh mẽ khiến kẻ thù phách
tán hồn kinh. Đó là tiếng nói của con người Việt “Yêu và căm hai đợt sóng tuôn
trào. Vỗ bên mình và vươn mãi tới trăng sao” ( Xuân Diệu), là tinh thần nhân
nghĩa yên dân, trừ bạo. Cảnh báo,vạch mặt, kết án, lên tiếng trừng phạt, là đòi
20


công lí, nợ máu phải trả bằng máu. Cuộc đấu diễn ra cam go, kẻ thù không chùn
tay, hợp sức quyết tâm tận diệt Tấm. Tấm phải ẩn mình chờ thời( trong quả thị),
rồi trực tiếp trở về trả thù. Trở về cùng với vua, Tấm đường đường chính chính
là người vợ hợp pháp, là đại diện cho chính nghĩa, là nạn nhân báo thù. Tấm
tự tin chiến thắng. Chặng đường Tấm biến hóa gian nan là cuộc chiến không
khoan nhượng, kiên trì, nhẫn nại, chờ thời cơ tiêu diệt một đối thủ nham hiểm, tàn
ác. Rất đúng tinh thần ca dao: “đi trả thù không sợ dài lâu”, hoặc bao lần lịch sử
kháng chiến trường kì của dân tộc. Tấm trực tiếp sai lính đào hố sâu, dội nước sôi
tiêu diệt Cám. So với cái kết để Trời trừng phạt mẹ con Lí Thông trong Thạch
Sanh, kết thúc truyện Tấm Cám quyết liệt hơn nhiều, đời hơn nhiều.
GV: Như chúng ta đã biết kẻ thù của Tấm, chúng luôn hùa nhau, hợp sức tiêu
diệt Tấm nhưng chúng có thực sự mạnh? Vì đâu chúng không thể chiến thắng,
thậm chí phải thua đau, phải thảm bại nhục nhã, tiếng xấu muôn đời. Nhận xét
của em về tương quan lực lượng giữa Tấm và mẹ con Cám, rút ra ý nghĩa?
HS: Mẹ con Cám cậy đông, cậy mạnh nhưng chúng chưa lúc nào yên ổn,
chưa bao giờ mạnh, kể cả khi chúng tạm thời thắng thế bước lên lầu son gác
tía của vương quyền.Chúng trút giỏ cá thì còn bống, giết bống thì còn máu còn
xương, vua thờ ơ, chim chóc đến vườn vua không phải hót chúng nghe mà là vạch

tội, cảnh báo, xoan đào ở bên vua, khung cửi lên tiếng báo thù, từ tro tàn vẫn còn
thị thơm…“ Đấy không phải chỉ là hiện thân của linh hồn cô Tấm chết oan
mà còn là tiếng kêu phẫn nộ của nhân dân, của công lí. Mẹ con Cám phải
đương đầu với cả một mặt trận của công lí. Mặt trận ấy luôn cưu mang Tấm,
từ con gà, con bống, đàn chim sẻ, quả thị trên cây, cái khung cửi, ông Bụt, bà
lão hàng nước đến cả ông vua mà đã có lần tưởng như chúng đã chiếm đoạt.
Và tất cả dồn chúng vào thế cô lập” (Trần Gia Linh). Kẻ thù tìm cách tận diệt,
Tấm bất diệt. Chiến thắng của Tấm là chiến thắng của lẽ phải, của công lí,
của cái Thiện. Sức mạnh của Tấm là sức mạnh của chính nghĩa.
GV: Hãy liên hệ để thấy con đường đấu tranh của Tấm để thấy được tinh thần
tranh đấu của con người Việt Nam?
HS: Sự nghiếp đấu tranh củaTấm khiến ta liên tưởng đến sức mạnh Việt
Nam trong “Máu và hoa” của Tố Hữu:
“Ôi Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm”
GV: Qua câu chuyện Tấm Cám, nhân dân đã cảnh cáo kẻ ác muôn đời như thế
nào?
21


HS: Một cảnh cáo đến thế lực ác: tức nước sẽ vỡ bờ; nhân dân hiền nhưng
đừng để nhân dân phải nổi giận.
Một điều rút ra là: Kẻ ác có bao giờ được hạnh phúc? Sự thật là: Không
thể có hạnh phúc từ việc cướp đoạt, bằng những thủ đoạn thâm độc bất
chính. “Cái kim trong bọc rồi cũng lòi ra”.Kẻ ác “gieo gió ắt gặt bão”, “tham

thì thâm”…
GV: Truyện cổ tích thực chất là một giấc mơ.Ta thấy vai trò của pháp luật rất
mờ nhạt? Điều đó giúp em suy nghĩ gì về vai trò của pháp luật trong xã hội hiện
đại?
HS: Trong thời đại hiện nay, nhiều giấc mơ cổ tích đã thành hiện thực. Đó là
may mắn của những thế hệ sinh ra trong thời đại dân chủ, văn minh xã hội luôn
quan tâm tới việc giáo dục đạo đức và kiện toàn pháp luật. “Pháp luật nghiêm
minh sẽ là tiền đề cơ bản để mỗi người dân biết coi trọng nguyên tắc cộng đồng,
hình thành thói quen tốt. Giáo dục đạo đức khiến mỗi người dân tự giác tuân
theo pháp luật và chuẩn mực xã hội”. Học truyện cổ tích, nhận thấy người dân
thấp cổ bé họng chịu nhiều đắng cay, bơ vơ trong tranh đấu, pháp luật mờ nhạt, ta
càng trân trọng sự tiến bộ của xã hội ngày nay, tích cực học tập đạo đức, rèn
luyện ý thức tự giác, trau dồi hiểu biết pháp luật, lấy đạo lí và văn hóa làm nền
tảng, tích cực hoàn thiện bản thân, hướng tới sống đẹp và đóng góp dựng xây đất
nước tiến lên.
GV: Truyện cổ tích là sáng tác của nhân dân, nhân dân cất lên tiếng nói của
chính tâm hồn mình.Tiếp cận Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa dân tộc rút
ra được nhiều bài học về đạo đức, đạo lí làm người, về văn hóa dân tộc vô cùng
bổ ích trong cuộc sống hôm nay. Hãy nêu những vấn đề trọng tâm ta rút ra được
trong bài học hôm nay?
GV lưu ý các em khái quát lại những vấn đề đã nhấn mạnh( phần in đậm)
để chốt lại bài học hôm nay.Điều quan trọng là các em vẫn đảm bảo nắm Kiến
thức cơ bản của bài học, bên cạnh đó còn khám phá nhiều vấn đề từ góc độ giáo
dục và văn hóa giúp các em bồi dưỡng, thấm nhuần những giá trị đạo lí và văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần rèn luyện kĩ năng sống, rèn luyện tinh thần đấu
tranh, tôi luyện bản lĩnh,nâng cao phẩm chất , hoàn thiện con người trong thời đại
hôm nay.
III. HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Qua sáng kiến kinh nghiệm “Tiếp cận truyện cổ tích Tấm cám từ góc độ
giáo dục và văn hóa” tôi muốn phần nào giúp các em hứng thú trong giờ học,

bên cạnh đó muốn đóng góp chút ít vào việc tăng cường bồi dưỡng, trau dồi đạo
đức, thấm nhuần đạo lí và văn hóa dân tộc cho mỗi HS ngay trong mỗi giờ học
Văn.
Trong thời đại hội nhậphôm nay, sự giao thoa giữa các nền văn hóa mạnh mẽ.
Làm thế nào để chúng ta nhận thức về chính chúng ta, để chúng ta hòa nhập mà
22


không hòa tan? Làm thế nào để ta luôn ngẩng cao đầu tự hào về nền tảng đạo lí
dân tộc, về văn hóa đặc sắc, luôn ý thức phát huy những giá trị tốt đẹp góp phần
xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, để quê hương đất nước luôn là cội
nguồn, là nơi trở về tràn đầy tình yêu thương, niềm tự hào của những đứa con
gần, xa…
Từ bao đời nay, lòng tham, sự ích kỉ đố kị đang là nguồn gốc của nhiều tội ác.
Soi chiếu vào thời đại hôm nay, ta thấy cái Ác càng ngày càng tinh vi, phức tạp.
Câu chuyện cổ tích giúp chúng ta tiếp nối truyền thống, tiếp tục mài sắc tinh thần
tranh đấu.
Câu chuyện cổ đã quen, đã rất quen, nhưng ở đó có tâm hồn cha ông, có điệu
hồn dân tộc, có những giá trị giáo dục đạo đức và văn hóa muôn đời, đề giúp ta
vững tin vào lẽ phải, công lí:
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm Hoàng hậu”,
niềm tin ấy cho ta sức mạnh, để ta tự hào:
“Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân,
Đất Nước của ca dao thần thoại”
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nướclớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Và tự nguyện:
“Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
( Nguyễn Khoa Điềm)
PHẦN III :

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
“Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay
để đào tạo nên tương lai”. Nghề dạy học vừa là vinh quang vừa gánh nhiều áp
lực. Sự xuống cấp đạo đức của xã hội bao giờ nền giáo dục cũng bị quy lỗi đầu
tiên. Vì vậy, yêu cầu giáo dục HS về những giá trị đạo đức và văn hóa từ những
tác phẩm văn chương là điều cần thiết. Thiếu gd HS nhận thức về những giá trị
đạo lí, văn hóa truyền thống dẫn tới sự sa sút tinh thần nhân văn trong nhà trường,
23


dẫn tới sự thiếu hụt trong việc học tập,tu dưỡng của các thế hệ HS, dẫn tới những
hệ lụy khôn lường.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và
hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm của tất cả các đồng nghiệp bổ sung và
góp ý cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
2. Kiến nghị.
Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ học sinh và giáo viên có nhiều
hơn nữa tài liệu tham khảo đổi mới để nghiên cứu học tập nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ .

Nhà trường cần tổ chức các buổi trao đổi phương pháp giảng dạy. Có tủ sách
lưu lại các tài liệu chuyên đề bồi dưỡng ôn tập của giáo viên hàng năm để làm cở
sở nghiên cứu phát triển chuyên đề.
Học sinh cần tăng cường trao đổi, học nhóm tìm hiểu các thông tin, liên kết
các môn học để nâng cao chất lượng học tập.
Rất mong Hội nghị khoa học của Nghành sẽ thu thập được nhiều sáng kiến
khoa học thiết thực, sau khi thẩm định, đánh giá, xếp loại có thể phổ biến để các
GV các trường được tham khảo, học hỏi, ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 7 tháng 5 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Phùng Thị Âu

DANH MỤC
SKKN ĐÃ ĐƯỢC HĐSKKN NGHÀNH GD&ĐT TỈNH THANH HÓA
XẾP LOẠI C TRỞ LÊN:
STT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá Kết quả đánh Năm
học
24


xếp loại

1

xếp loại

Phương pháp trò Sở GD&ĐT C
chuyện giup HS Thanh Hóa
tiếp cận văn bản
gần gũi, thiết thực

đánh giá xếp
loại
2015-2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD,2008.
2. SGK Ngữ Văn 10, Tập một, NXB GD,2011.
3. Danh ngôn giáo dục,tình mẹ,dẫn thơ- nguồn Google
25


×