Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ bằng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.94 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH
“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ
BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quế
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2018

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013, Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Đảng ta đã xác định mục tiêu của đổi
mới lần này là: "Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,
đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy
tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu
đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả".
Để đáp ứng mục tiêu trên, hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện công cuộc cải
cách và đổi mới để đưa giáo dục Việt Nam vươn xa khu vực và thế giới. Nhiều phương


pháp dạy học cũ, thiếu hiệu quả đã được thay thế bằng những phương pháp đúng đắn,
hiệu quả hơn. Một trong những phương pháp đó là các phương pháp, kỹ thuật dạy học
tích cực để phát triển năng lực học sinh. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
này không chỉ tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng
lực, giải quyết vấn đề gắn với tình huống trong cuộc sống.
Hơn nữa, trong chương trình giáo dục phổ thông, ở môn Ngữ văn, ngoài việc
cung cấp những kiến thức chung, cốt lõi, đặc thù, đây còn được xem là bộ môn công
cụ để phát triển ở các em năng lực thưởng thức, cảm thụ văn chương (năng lực thẩm
mỹ). Vậy học sinh sẽ học ra sao, phát huy năng lực như thế nào nếu giáo viên chỉ
truyền thụ một chiều mà không khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tình yêu, khả
năng tìm tòi, sáng tạo, khám phá... Do đó, mỗi giáo viên phải có phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực để phát huy năng lực học sinh.
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông việc dạy văn bản kịch có tỷ lệ
nhỏ so với các văn bản của các thể loại khác. Tài liệu viết về kịch không nhiều. Kịch
bản là tác phẩm văn học, có đầy đủ tính chất đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Nhưng
mặt khác, kịch bản viết ra để là để biểu diễn nên cũng mang đậm chất sân khấu. Khi
giảng dạy kịch bản văn học một mặt phải xem xét nó như một tác phẩm văn học, mặt
khác không thể tách rời nghệ thuật sân khấu. Vì thế, việc dạy Đọc - hiểu một văn bản
kịch đòi hỏi nhiều công phu từ phía giáo viên.
Do vậy, qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu học hỏi tôi đã chọn đề tài: " Hướng
dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) của Lưu Quang
Vũ bằng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực". Từ đó, tôi hy vọng sẽ đóng
góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy văn bản kịch nói chung và đoạn trích Hồn
Trương Ba, dang hàng thịt nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng biện pháp phù hợp, tích cực trong giờ dạy học đoạn trích Hồn
Trương Ba, da hàng thịt nhằm tiếp cận nội dung kiến thức tốt hơn, phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh lớp 12, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tác
phẩm văn chương.


2


- Thiết kế giáo án thực nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) của Lưu Quang Vũ bằng việc
vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: các tài liệu tham khảo, giáo trình có nội
dung liên quan.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát, dự giờ
đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm, tham khảo ý kiến chuyên gia…
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Thống kê, phân tích, tổng hợp…
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Lần này, người viết lựa chọn đề tài về một tác phẩm thuộc thể loại kịch. Hướng
dẫn học sinh khai thác giá trị một đoạn trích kịch trong chương trình Ngữ văn THPT
bằng việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Trước hết, chúng ta thấy, chương trình Ngữ văn THPT hiện hành được biên soạn
sắp xếp đan xen giữa Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đó cũng là chương trình có xu
hướng kết nối giữa nhà trường và đời sống. Mỗi bài học đều được quy định rõ chuẩn
kiến thức, kỹ năng cần đạt được.
Song trong việc thực hiện chương trình, người dạy và học không chỉ thực hiện
"định hướng nội dung" là cung cấp và nắm được những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà
để nâng cao chất lượng giáo dục thì ngoài các mục đích trên môn Ngữ văn còn phải
chuyển sang "định hướng năng lực". Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ. Với
môn Ngữ văn cần tập trung vào những năng lực cụ thể, đồng thời đó cũng là những mục
tiêu quan trọng nhất để đạt được những mục tiêu khác. Đó là năng lực sử dụng ngôn

ngữ, năng lực giao tiếp; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác;
năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
Để hình thành được những năng lực này cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Một
trong những giải pháp đó là vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để vừa
lĩnh hội được kiến thức, vừa phát huy tối đa năng lực học sinh.
Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, có
những đóng góp to lớn cho sân khấu nước nhà. Trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ
không thể không nhắc đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Bắt đầu từ năm học
2008-2009, văn bản đã được đưa vào chương trình phổ thông và được học ở lớp 12.
Đến nay, tuy văn bản không còn mới mẻ, nhưng nhiều giáo viên còn lúng túng khi tìm
hiểu đoạn trích trên sao cho hiệu quả. Vì vậy, việc tìm hiểu tác phẩm này bằng các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực là một điều rất cần được quan tâm.
2. Thực trạng vấn đề
Hiện nay bộ môn Ngữ văn trong nhà trước nói chung và bài Hồn Trương Ba, da
hàng thịt nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy.

3


Thứ nhất, về nhu cầu thực tiễn, vài năm trở lại đây môn Ngữ văn trong nhà
trường không được học sinh xem là môn chủ đạo. Xuất phát từ nhu cầu về việc làm và
lựa chọn nghề nghiệp rất ít học sinh lựa chọn khối thi đại học có môn văn. Môn văn là
một trong ba môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc gia thì tình trạng lười học, ngại
học, học qua loa cho qua vẫn tồn tại.
Thứ hai, tác giả Lưu Quang Vũ và đoạn trích đã được đưa vào chương trình từ
lâu nhưng thể loại kịch là thể loại có số lượng tác phẩm không nhiều nên chưa được
quan tâm thỏa đáng. Việc tìm hiểu thể loại này theo đặc trưng thể loại còn nhiều lúng
túng.
Thứ ba, theo phân phối chương trình thời gian dạy văn bản Hồn Trương Ba, da
hàng thịt là 02 tiết, quá ít so với một văn bản mang tính triết lý, thâm trầm, sâu sắc

như Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Do vậy, để giúp học sinh tìm hiểu văn bản vừa đảm
bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng, vừa phát huy năng lực học sinh là điều mà bản thân
tôi cũng như nhiều giáo viên trăn trở.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Sơ lược về các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
3.1.1. Khái niệm
Phương pháp dạy học là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm,
quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học. Trong tài liệu này, phương pháp dạy
học được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh,
trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
3.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực
* Phương pháp dạy học nhóm
- Dạy học nhóm (Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ) trong đó học sinh của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi
nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm
việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
- Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm;
phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có
thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống
thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường
hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải
trên văn bản viết.
* Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước học
sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,
chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu
cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
* Phương pháp đóng vai


4


Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em
vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương
pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
* Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề
hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò
chơi nào đó.
* Phương pháp dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)
- Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
- Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế
hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ
yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
3.1.3. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
* Kỹ thuật chia nhóm
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách
chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em
được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp.
* Kỹ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng.
- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian,
không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị.
* Kỹ thuật đặt câu hỏi
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh - giáo

viên và học sinh - học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học
sinh càng nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn.
* Kỹ thuật khăn trải bàn
- Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một
tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung
quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người).
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó
mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận
nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.
* Kỹ thuật phòng tranh
- Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.

5


- Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ
những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh
lớp học như một triển lãm tranh.
- Học sinh cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án
tối ưu.
* Kỹ thuật công đoạn
- Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm
vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo
luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các
nhóm sẽ luân chuyển giáy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1
chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm
4 chuyển cho nhóm 1

- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân
chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình
cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến
của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong,
nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.
* Kỹ thuật các mảnh ghép
- Học sinh được phân thành các nhóm, sau đó giáo viên phân công cho mỗi nhóm
thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn
đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo
luận vấn đề D,….
- Học sinh thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công.
- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới,
như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,...và mỗi
“chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà
em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
* Kỹ thuật động não
Động não là kỹ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham
gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng).
* Kỹ thuật “Trình bày một phút”
Đây là kỹ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt
những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn
và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời học sinh đưa ra
sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho giáo viên thấy được các em đã
hiểu vấn đề như thế nào.
* Kỹ thuật “Chúng em biết 3”

6



- Giáo viên nêu chủ đề cần thảo luận.
- Chia học sinh thành các nhóm 3 người và yêu cầu học sinh thảo luận trong vòng
10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.
- Học sinh thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả
lớp.
- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
* Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”
Đây là kỹ thuật dạy học giúp cho học sinh có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức
đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.
* Kỹ thuật “Hỏi Chuyên gia”
- Học sinh xung phong (hoặc theo sự phân công của giáo viên) tạo thành các
nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định.
- Các "chuyên gia" nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên
quan đến chủ đề mình được phân công.
- Nhóm "chuyên gia" lên ngồi phía trên lớp học.
- Một em trưởng nhóm "chuyên gia" (hoặc giáo viên) sẽ điều khiển buổi “tư
vấn”, mời các bạn học sinh trong lớp đặt câu hỏi rồi mời "chuyên gia" giải đáp, trả lời.
* Kỹ thuật “Lược đồ tư duy”
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng
hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
* Kỹ thuật "Hoàn tất một nhiệm vụ"
- Giáo viên đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/...
mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu học sinh/nhóm học sinh hoàn tất nốt
phần còn lại.
- Học sinh/nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Học sinh/ nhóm học sinh trình bày sản phẩm.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá.
* Kỹ thuật “Viết tích cực”
- Trong quá trình thuyết trình, giáo viên đặt câu hỏi và dành thời gian cho học

sinh tự do viết câu trả lời. giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh liệt kê ngắn gọn
những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước
lớp.
Kỹ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để
phản hồi cho giáo viên về việc nắm kiến thức của học sinh và những chỗ các em còn
hiểu sai.
* Kỹ thuật "đọc hợp tác" (còn gọi là đọc tích cực)

7


Kỹ thuật này nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng tự học và giúp giáo viên
tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không
quá khó đối với học sinh.
* Kỹ thuật "Nói cách khác"
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hãy liệt kê ra giấy
khổ lớn 10 điều không hay mà thỉnh thoảng người ta vẫn nói về một ai đó/việc gì đó.
- Tiếp theo, yêu cầu các nhóm hãy tìm 10 cách hay hơn để diễn đạt cùng những ý
nghĩa đó và tiếp tục ghi ra giấy khổ lớn.
- Các nhóm trình bày kết quả và cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của việc thay đổi
cách nói theo hướng tích cực.
* Kỹ thuật "Phân tích phim Video"
- Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học.
Phim nên tương đối ngắn gọn (5-20 phút). Giáo viên cần xem qua trước để đảm bảo là
phim phù hợp để chiếu cho các em xem.
- Sau khi xem phim video, yêu cầu học sinh làm việc một mình hoặc theo cặp và
trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
* Kỹ thuật "Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm"
Hoạt động này giúp Học sinh hiểu và mở rộng hiểu biết của các em về những tài

liệu đọc bằng cách thảo luận, nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Cách thực hiện như
sau:
- Học sinh làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận về ý
nghĩa của nó, chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc.
- Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp.
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn “Hồn
Trương Ba, da hàng thịt” (Trích) của Lưu Quang Vũ bằng các phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Trích)
Lưu Quang Vũ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết và hiểu được tình cảnh trớ trêu của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh
cao phải ẩn trong thân xác anh hàng thịt; sự dằn vặt, đấu tranh thoát ra nghịch cảnh để
được là chính mình.
- Từ đó hiểu và trân trọng ý nghĩa nhân văn của vở kịch: Khẳng định vẻ đẹp tâm
hồn của con người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo
vệ quyền được sống đích thực, trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và
tinh thần cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.

8


- Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên cả hai phương diện: kịch bản văn
học và nghệ thuật sân khấu với tính hiện đại kết hợp các giá trị truyền thống; sự phê
phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
2. Kỹ năng
- Biết đọc hiểu các tác phẩm văn học cùng thể loại.
3. Thái độ

- Biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì mình đang có.
- Sống hài hòa giữa linh hồn và thể xác.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).
- Năng lực thẩm mỹ (cảm thụ và sáng tạo).
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự học...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Chuẩn kiến thức kỹ năng 12,
Giáo án.
- Học liệu: Máy tính, màn chiếu, trích đoạn kịch, phiếu học tập...
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK và yêu cầu của
giáo viên.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra Sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong hoạt động 1 của tiến trình bài học
3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát vấn, trả lời tự do, thuyết giảng, xem
video...
- Hình thức tổ chức hoạt động:
+ Giáo viên hỏi: Em đã bao giờ được xem biểu diễn một vở kịch trên sân khấu
chưa? Kể tên các văn bản kịch đã được học trong chương trình?
Trả lời: Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích Vũ Huy Tô của Nguyễn Huy Tưởng); kịch
Bắc Sơn (của Nguyễn Huy Tưởng); Tôi và chúng ta (của Lưu Quang Vũ).
+ Giáo viên giới thiệu và cho học sinh xem một trích đoạn kịch trong vở kịch
Hồn Trương Ba, da hàng thịt do Nhà hát kịch Việt Nam biểu diễn.


9


+ Giáo viên đặt ra vấn đề: Sự sống thì đáng yêu, đáng quý, đáng trân trọng như
vậy nhưng tại sao kết thúc vở kịch nhân vật Trương Ba lại không chấp nhận sống
trong thân xác anh hàng thịt mà xin chết vĩnh viễn?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát vấn, phân tích, thảo luận làm việc nhóm...
- Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
* Bước 1: Tìm hiểu chung
- Phương pháp: Phân vai hỏi chuyên gia, HS chuẩn bị trước ở nhà, GV chốt...
- Hình thức tổ chức: 01 HS vào vai người dẫn chương trình, 01 HS vào vai nhà nghiên cứu
văn học, hỏi đáp về các vấn đề xung quanh tác giả Lưu Quang Vũ.
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về I. TÌM HIỂU CHUNG
tác giả
1. Tác giả
- 2 học sinh vào vai: Trình bày về - Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ
tác giả Lưu Quang Vũ thông qua tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công
chương trình tìm hiểu về văn học: nhất là kịch.
cuộc đời, sự nghiệp văn học, tác - Vị trí: Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng
phẩm, vị trí..
đặc biệt của sâu kịch những năm 80 của thế kỉ XX mà
còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài
năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Phong cách: Kịch Lưu Quang Vũ thể hiện tính triết lí
sâu sắc về cuộc đời, phản ánh được những vấn đề sâu

sắc và sự bức thiết của thời đại.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về 2. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
vở kịch
a. Thể loại : Kịch (bi kịch)
- GV hướng dẫn HS ôn lại kiến - Phản ánh cuộc sống bằng những khám phá, phát hiện
thức về thể loại kịch
những mâu thuẫn xung đột trong đời sống rồi diễn đạt
bằng hành động và ngôn ngữ đối thoại.
- Quá trình vận động của vở kịch gồm 4 giai đoạn:
Thắt nút -> phát triển -> cao trào -> mở nút
- GV: Hoàn cảnh sáng tác của tác b. Hoàn cảnh sáng tác
phẩm?
- Được viết năm 1981, đến năm 1984 mới ra mắt
- HS làm việc cá nhân.
công chúng.
c. Nguồn gốc và sự sáng tạo cốt truyện
- GV: Nêu nguồn gốc và so sánh - Vở kịch được hư cấu một cách sáng tạo từ 1 cốt
sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ so truyện dân gian.
với truyện dân gian?
d. Tóm tắt vở kịch
Gồm 7 cảnh
- GV: Tóm tắt tác phẩm?
- Cảnh I: Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích trên thiên
- Một vở kịch thường trải qua 4 đình
giai đoạn: Thắt nút -> Phát triển
- Cảnh II: Trương Ba – một người cao cờ đột ngột
-> Cao trào -> Mở nút
qua đời do sự bất cẩn của Nam Tào, Bắc Đẩu.
+ Cảnh 1,2,3: Thắt nút.
- Cảnh III: Cảnh thiên đình

+ Cảnh 4,5,6: Phát triển.
- Cảnh IV: Nhà người hàng thịt.
+ Cảnh 7 và đoạn kết: Cao trào
- Cảnh V: Những rắc rối mà hồn Trương Ba gặp phải
và mở nút.
khi mượn xác anh hàng thịt.

10


+ GV gọi HS tóm tắt vở kịch

- GV: Nêu xung đột kịch?

- Cảnh VI: Nhà người hàng thịt.
- Cảnh VII: Nhà Trương Ba.
- Đoạn kết: Hồn Trương Ba nhập vào cây vườn trò
chuyện với vợ, cu Tị và bé Gái.
e. Xung đột kịch

- GV: Tác phẩm có giá trị như thế
nào?
g. Giá trị
- Là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu
Quang Vũ.
- Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng
thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề
mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu
sắc.
3. Đoạn trích

GV: Nêu vị trí đoạn trích?
a. Vị trí
- Phần lớn là cảnh VII của vở kịch.
- Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung
đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm.
GV: Chia bố cục đoạn trích?
b. Bố cục
4 phần
- Từ đầu đến Hãy về với tôi này: Màn đối thoại giữa
hồn và xác.
- Tiếp đến Không cần!: Màn đối thoại giữa Trương Ba
và người thân (vợ, cái Gái, chị con dâu)
- Tiếp đến không còn cái vật quái gở mang tên “hồn
Trương Ba, da hàng thịt” nữa: Màn đối thoại giữa
Trương Ba và Đế Thích.
- Đoạn kết:
GV. “Xung đột” là một đặc điểm c. Xung đột kịch của đoạn trích
cơ bản của kịch. Một vở kịch hay
là vở kịch hướng đến những mâu

11


thuẫn, làm cho những mâu thuẫn
phát triển đến chỗ xung đột đòi hỏi
phải được giải quyết. Đoạn trích
chúng ta học thể hiện được xung
đột cơ bản của vở kịch khi đã lên
đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng hồn
Trương Ba ngụ trong xác anh hàng

thịt càng trở nên xa lạ với vợ con,
cháu của mình cũng như bạn bè.
GV: Em hãy chỉ ra những mâu
thuẫn, xung đột trong đoạn trích?
Học sinh trả lời.
GV: Cảm nhận ban đầu của em về
nghệ thuật xây dựng xung đột kịch
ở đoạn trích?
- Nghệ thuật xung đột kịch: tăng cấp, tạo mâu thuẫn
(giữa hồn và xác, hồn Trương Ba và những người
thân) và đẩy lên cao trào để dẫn đến cách giải quyết
hợp lý ở cuối tác phẩm.
* Bước 2: Đọc – hiểu văn bản
- Phương pháp: GV nêu vấn đề, phát vấn, phát phiếu học tập, HS đọc phân vai, trả lời, thảo
luận, GV chốt...
- Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm, hoàn thành phiếu học tập, trao đổi giữa các
nhóm, trình bày, bổ sung...
* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn học II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
sinh đọc:
- GV phân vai và hướng dẫn HS
đọc theo vai ở đoạn 1
+ Trương Ba: Giọng đau khổ
+ Hàng thịt : Giọng đắc thắng
* Nhiệm vụ 2: GV tổ chức cho 1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh
HS tìm hiểu, thảo luận phần đầu hàng thịt
của đoạn trích theo một số câu
hỏi trong phiếu học tập số 1
a. Tâm trạng hồn Trương Ba trước khi diễn ra cuộc
- GV: Tâm trạng hồn Trương Ba đối thoại
trước khi diễn ra cuộc đối thoại với

- Hành động: Ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt
xác diễn ra như thế nào?
dậy
-> Hồn đang ở trạng thái u uất, bế tắc cùng nỗi đau
khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực.
- Lời độc thoại: Các câu cảm thán ngắn, lời văn
dồn dập, thể hiện trạng thái căng thẳng, bức bách của
tâm hồn.
-> Tâm trạng: Đau khổ, chán ghét cuộc sống vay
mượn, “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

12


b. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
Các
phương
diện
Cử chỉ

Xưng hô

Hồn Trương Ba
Ôm đầu, đứng vụt
dậy, nhìn chân tay,
thân thể, bịt tai lại.
=> Uất ức, tức giận,
bất lực.
Mày – Ta
" Đấy là mày chứ,

chân tay mày, hơi
thở của mày…”
“Vô lí, mày không
thể biết nói!”,

=> Khinh bỉ, xem
thường
Giận dữ, khinh bỉ,
mắng mỏ đồng thời
ngậm ngùi, thấm
thía, tuyệt vọng
Giọng điệu
=> Sự kháng cự yếu
ớt, đuối lí, tuyệt
vọng.

Vị thế

Lượt lời
Mục đích

13

Bị dồn vào thế bị
động, đuối lí.
=> Tạm thời thua
cuộc, trở lại vào xác
hàng thịt.
Mười ba lượt lời
ngắn ngủi, yếu ớt

=> Lúng túng, bế
tắc
- Phủ định sự lệ
thuộc của linh hồn
vào thể xác, coi xác
thịt chỉ là vỏ bề
ngoài không có ý
nghĩa.
- Khẳng định sự
trong sạch của linh

Xác hàng thịt
Lắc đầu
=>
Tỏ
vẻ
thương hại.
Ông –Tôi
“ ông phải tồn
tại nhờ tôi,
chiều
theo
những đòi hỏi
của tôi, mà còn
nhận là nguyên
vẹn, trong sạch,
thẳng thắn!”
=> Ngang tàng,
thách thức
Khi ngạo nghễ,

thách thức, khi
buồn rầu, thì
thầm, an ủi.
=> Đặt nhiều
câu hỏi phản
biện, lí lẽ giảo
hoạt.
Nắm thế chủ
động.
=> Tạm thời
thắng thế, buộc
hồn Trương Ba
quy phục mình.
13 lượt lời dài,
hùng hồn
=> đắc thắng,
nhơn nhơn
- Khẳng định sự
âm u của thể xác
có sức mạnh ghê
gớm, có khả
năng điều khiển,
lấn át đi linh hồn
cao khiết.
- Phủ định sự


hồn.

trong sáng, cao

đẹp của linh
hồn.

- GV: Qua đoạn đối thoại giữa
- Ý nghĩa của đoạn đối thoại:
hồn Trương Ba và xác hàng thịt,
+ Đối với Trương Ba: được trả lại cuộc sống nhưng
em hãy nói lên hàm ý sâu xa mà lại là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung
nhà viết kịch muốn gửi gắm?
với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Linh hồn và thể xác là hai phương
- HS: Nghiên cứu kĩ các lời thoại diện tồn tại trong mỗi con người có mối quan hệ hữu
và phát biểu ý kiến cá nhân đồng cơ với nhau, không thể tách rời, phải là một thể thống
thời tranh luận nếu thấy cần thiết.
nhất. Cuộc sống chỉ thực sự có giá trị khi con người
được sống đúng là mình trong một thể thống nhất.
+ Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt: là cuộc
đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con
người với ý nghĩa đa chiều: Nội dung – hình thức, đạo
đức – tội lỗi, khát vọng – dục vọng, phần con – phần
người.
+ Phần nào lên án hiện tượng lí thuyết suông: Đề
cao tinh thần mà chẳng chú ý đến vật chất. Cần phải
sống hài hòa giữa thể xác và linh hồn.
+ Tác giả cảnh báo: Xác cũng có tính độc lập tương
đối và có khả năng tác động vào linh hồn. Khi con
người phải sống chung với sự dung tục, tất yếu sẽ bị
cái dung tục sẽ ngự trị, lấn át và tàn phá những gì
trong sạch, cao quý của con người. Do vậy, con người
phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng

của thể xác để hoàn thiện nhân cách.
* Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn học
sinh tìm hiểu cuộc đối thoại giữa 2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những
hồn Trương Ba với những người người thân
thân:
a) Trương Ba qua cảm nhận của người thân và thái
- GV: Lí lẽ mà hồn Trương Ba độ của họ.
đưa ra là “Ta vẫn có một đời sống Trước sự tha hóa, biến đổi của hồn Trương Ba:
riêng: nguyên vẹn, trong sạch,
- Vợ Trương Ba:
thẳng thắn”. Nhưng theo em, hồn
+ Tâm trạng: Buồn bã, đau khổ; yêu thương, giận dỗi
Trương Ba có bảo lưu được điều bế tắc trong những câu trả lời đẫm nước mắt; muốn
đó không? Hãy tìm câu trả từ phía chết, định bỏ đi, vốn tính vị tha định nhường chồng
những người thân trong gia đình cho cô hàng thịt.
Trương Ba?
+ Nguyên nhân: Nhận thấy sự thay đổi của chồng và
- GV chia 4 nhóm:
không muốn sống cảnh chồng chung.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tâm trạng
- Cái Gái:
của vợ Trương Ba, nguyên nhân
+ Ông là người vụng về, thô lỗ, làm đổ vỡ, làm hỏng
của tâm trạng này?
những điều đẹp đẽ.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu tâm trạng
+Thái độ: phản ứng dữ dội, quyết liệt, bực tức, hằn
của cháu gái Trương Ba, nguyên gắt, không chịu nhận ông.
nhân của tâm trạng này?
+ Nguyên nhân: Tâm hồn tuổi thơ chưa thấu hiểu hết

+ Nhóm 3: Tìm hiểu tâm trạng cái lắt léo của những bi kịch trong cuộc đời, không

14


của chị con dâu, nguyên nhân của chấp nhận sự tầm thường, dung tục.
tâm trạng này?
- Con dâu:
+ Nhóm 4: Tìm hiểu tâm trạng
+ Thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát
của hồn Trương Ba trước sự phản dần, tất cả như lệch lạc,nhòa mờ, sự hiền hậu, vui vẻ,
ứng của những người thân, nguyên tốt lành ngày xưa không còn nữa.
nhân của tâm trạng ?
+ Thái độ: Thấu hiểu nên thông cảm và xót thương
và còn thương hơn xưa nữa.
- HS hoàn thành phiếu học tập số
-> Nguyên nhân: Chị thấu hiểu được hoàn cảnh trớ
2.
trêu của bố chồng nhưng đau lòng khi phát hiện bố
ngày một đổi khác.
- GV: Tình huống kịch đã đẩy
Trương Ba vào tình trạng đau đớn
b) Tâm trạng của hồn Trương Ba trước phản ứng
đến đỉnh điểm buộc hồn Trương của người thân
Ba phải đứng trước sự lựa chọn.
- Tâm trạng:
Tìm lời độc thoại nội tâm cho thấy
+ Vẻ mặt: Thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá.
sự lựa chọn của hồn Trương Ba?
+ Cử chỉ: Tay ôm đầu.

GV hỏi gợi mở: So với màn đối
+ Điệu bộ: Run rẩy, lập cập
thoại với xác hàng thịt thì lần này
+ Giọng điệu: Nhẫn nhục, cầu cứu
tâm trạng hồn Trương Ba có gì
=> Vô cùng đau đớn, bế tắc
khác? Nó cho em hiểu gì về vẻ đẹp
- Nguyên nhân: Hiểu mình là nguyên nhân làm cho
tâm hồn Trương Ba?
người thân đau khổ.
- Lời độc thoại nội tâm của hồn Trương Ba: Những
câu hỏi mang tính tự vấn bộc lộ sự day dứt trong nội
tâm, phơi trải cơn bão tố dữ dội và đau đớn trong cuộc
đấu tranh với chính mình, để giành giật lại bản thân từ
tay con quỷ dữ bản năng ở nhân vật hồn Trương Ba.
-> Quyết định dứt khoát không chung sống với thể
xác dung tục của hàng thịt.
- Màn đối thoại với xác hàng thịt: Tuyệt vọng, bất
lực, cam chịu chấp nhận chung sống với xác hàng thịt
dung tục.
Màn đối thoại với người thân: Vô cùng đau đớn
nhưng kiên quyết dứt khoát không chung sống với xác
- GV: Xung đột kịch được đẩy hàng thịt dung tục.
đến đỉnh điểm buộc nhân vật phải => Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động trong
lựa chọn. Nhân vật đã không thỏa cuộc đấu tranh với cái dung tục để tự hoàn thiện nhân
hiệp mà đấu tranh mạnh mẽ, quyết cách.
liệt. Dẫn đến hành động gì?
- Trương Ba cũng nhận thấy những thay đổi của
+ HS: Trả lời.
mình nên đấu tranh quyết liệt để giành giật lại bản thân

mình, dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích.
- Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn học 3. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế
sinh tìm hiểu Cuộc trò chuyện Thích
giữa hồn Trương Ba với Đế
- Các lời thoại đáng chú ý thể hiện sự chuyển biến
Thích
nhận thức của hồn Trương Ba (HS chỉ ra các lời thoại).
- GV: Em hãy tìm những lời
- Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý
thoại của hồn Trương Ba mà em nghĩa triết lí, tư tưởng sâu sắc qua các lời thoại này:
cho là chứa đựng sự chuyển biến
+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải

15


nhận thức của nhân vật và cũng hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong
bộc lộ tư tưởng của tác giả? Phân một thân xác phàm tục, tội lỗi.
tích sự chuyển biến nhận thức đó
+ Là tôi toàn vẹn là dám là mình, dám chịu trách
và nêu tư tưởng của tác giả?
nhiệm về mình, từ bỏ những sự ngụy biện giả tạo...
+ Cuộc sống là đáng yêu, đáng quý, đáng trân trọng
Hs làm việc nhóm theo kỹ thuật vô cùng. Ham sống, muốn được sống là ước muốn tự
cặp đôi.
nhiên của mỗi con người. Nhưng nếu cái giá phải trả
quá đắt, nếu người ta phải trả giá cho sự tồn tại bằng
cước phí tâm hồn thì nhất định không thể sống như
- GV: Gặp lại Đế Thích, hồn vậy được.
Trương Ba kiên quyết từ chối

- Lúc đầu, Đế Thích ngạc nhiên, nhưng khi hiểu ra
không chấp nhận cảnh phải sống thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn
bên trong một đằng, bên ngoài không tròn vẹn. Nhưng Trương Ba không chấp nhận
một nẻo, Đế Thích đã khuyên bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, muốn là tôi
Trương Ba điều gi? So sánh quan toàn vẹn.
niệm về sự sống của hồn Trương
-> Đế Thích có quan niệm quan liêu, hời hợt về cuộc
Ba với Đế Thích?
sống con người nói chung và với Trương Ba nói riêng.
- GV: Hồn Trương Ba trách Đế
- Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình
Thích, người đem lại cho mình sự sự sống “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống còn
sống ‘’Ông chỉ nghĩ đơn giản là sống như thế nào thì ông chẳng cần biết” là rất thẳng
cho tôi sống còn sống như thế nào thắn và hoàn toàn đúng đắn.
thì ông chẳng cần biết” có đúng
- Đế Thích định tiếp tục sửa sai bằng giải pháp ít tệ
không?
hại hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.
- GV: Đế Thích định tiếp tục sửa
- Nhưng Trương Ba kiên quyết chối từ vì:
sai bằng cách nào?
+ Là kết quả của những trải nghiệm thấm thía từ một
đoạn đời bi hài hồn này, xác nọ.
- GV: Khi Trương Ba kiên quyết
+ Là kết quả của việc thử hình dung khi mình nhập
đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích vào xác cu Tị thì sẽ gặp phải những rắc rối gì.
định cho hồn Trương Ba nhập vào + Không chấp nhận cảnh sống giả tạo, cuộc sống mà
cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì “khổ hơn là cái chết”, chỉ có lợi cho đám chức sắc.
sao?
-> Sự lựa chọn của Trương Ba là tất yếu, đó là sự lựa

- GV: Đặt mình vào hoàn cảnh chọn dũng cảm. Dũng cảm vì đã chấp nhận cái chết,
của Trương Ba. Nếu là Trương Ba chấp nhận sự hư vô để được là tôi trọn vẹn. Tất yếu
em có làm như vậy không?
bởi Trương Ba đã thấm thía cái bi kịch đau đớn của
HS trả lời, GV gợi mở.
cảnh không được là mình, ngộ ra nhận thức về lẽ sống
- GV: Em có đánh giá gì về sự và đó là kết quả của sự đấu tranh ở một tâm hồn thanh
lựa chọn của Trương Ba?
cao, trong sáng vượt lên nghịch cảnh.
- Trương Ba đề nghị Đế Thích hãy sửa sai bằng một
việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại, còn mình
được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai
nữa. Đế Thích cuối cùng thuận theo lời đề nghị của
Trương Ba.
4. Nhân vật Trương Ba ở đoạn kết
- GV: Ở màn kết hồn Trương Ba - Hồn Trương Ba trả xác cho hàng thịt, chấp nhận cái
đã quyết định điều gì?
chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các
sự vật yêu thương, tồn tại vĩnh viễn bên người thân
yêu.

16


- Ý nghĩa của hình ảnh màu xanh cây vườn và lời nói
- GV: Nêu ý nghĩa của hình ảnh của mọi người( lời của Trương Ba, lời của cái Gái..)
màu xanh cây vườn và lời nói của + Cuộc sống tuần hoàn theo quy luật của muôn đời.
mọi người ( lời của Trương Ba, lời + Sự bất tử của linh hồn là ở trong sự sống và trong
của cái Gái..)
lòng người, là sự hóa thân vào những điều tốt đẹp.

- Ngôn ngữ nhân vật nhẹ nhàng sâu lắng giàu chất trữ
tình đằm thắm bay bổng.
* Bước 3 : Tổng kết
- Phương pháp: GV nêu vấn đề, phát vấn, HS trả lời, GV chốt...
- Hình thức tổ chức
- Nhiệm vụ 1: Tổng kết nội dung III. TỔNG KẾT
đoạn trích.
1. Chủ đề: Qua đoạn trích và vở kịch, tác giả muốn
- GV: Cảm nhận về chủ đề sau gửi gắm: triết lí về cuộc đời nhân sinh, về hạnh phúc
khi đọc - hiểu đoạn trích?
con người.
2. Tính thời sự và thông điệp của vở kịch: Trong vở
kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ
muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực
trong lối sống lúc bấy giờ: chạy theo những ham muốn
tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở
nên phàm phu, thô thiển; lấy cớ tâm hồn là quý, đời
- GV: Kịch của Lưu Quang Vũ là sống tinh thần mới là đáng trọng mà chẳng chăm lo
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính thích đáng để nâng cao đời sống vật chất của con
thời sự và những vấn đề muôn người, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn; tình
thuở. Vậy đâu là tính thời sự của trạng con người phải sống giả, không dám và cũng
vở kịch? Đâu là những thông điệp không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ
muôn thuở mà Lưu Quang Vũ hi đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
vọng được gởi ra, dâng hiến tới
2. Nghệ thuật
cuộc đời?
- Phát triển truyện dân gian: đầy sáng tạo
- HS: Bàn luận, tranh luận và
- Dựng cảnh, dựng đối thoại: giàu kịch tính, đậm
phát biểu.

chất triết lí, tạo chiều sâu cho vở kịch.
-> GV chốt lại:
- Hành động, tính cách của nhân vật phù hợp với
hoàn cảnh, góp phần phát triển tình huống truyện.
- Nghệ thuật độc thoại nội tâm: góp phần thể hiện rõ
tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
- Ngôn ngữ: đa nghĩa, giàu chất triết lí, có kịch tính
cao.
- Nhiệm vụ 2: Tổng kết về nghệ
- Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân
thuật đoạn trích.
khấu.
- GV: Cách viết kịch của Lưu
- Sự kết hợp giữa tính hiện đại và các giá trị truyền
Quang Vũ có những nét đặc sắc thống.
nào?
- Sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình
- HS: Phát biểu
đằm thắm, bay bổng.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát vấn, trả lời...
- Hình thức tổ chức hoạt động: Câu hỏi trắc nghiệm, động não (Phần Phụ lục).

17


Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: Giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị bài học mới: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc - Trần Đình Hượu.

4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn
4.1. Chất lượng kiểm tra tự luận của học sinh năm học 2017-2018
Sau khi tiến hành dạy học theo hai cách khác nhau ở hai lớp: 12C3 (theo phương
pháp dạy học cũ) và 12C4 (theo phương pháp dạy học mới) với học sinh có sự tương
đồng về lứa tuổi, trình độ, tâm lí, đề kiểm tra phù hợp và bám sát nội dung, tôi nhận
thấy kết quả có sự khác biệt như sau:

Lớp

Lớp 12C3

Lớp 12C4

(Theo phương pháp dạy cũ)
Số HS
43
Điểm
Khá giỏi Trung bình Yếu kém
Số lượng
16
18
9
%
37%
41%
22%

(Theo phương pháp dạy mới)
44
Khá giỏi Trung bình Yếu kém

22
20
2
50%
44%
6%

4.2. Kết luận chung về giáo án thực nghiệm
Dạy Đọc - hiểu văn bản nói chung và dạy văn bản kịch trong nhà trường THPT
nói riêng luôn đòi hỏi giáo viên sự đầu tư trong quá trình soạn giảng và thực hiện tốt
các bước lên lớp... Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số các văn bản
kịch được lựa chọn dạy trong chương trình Ngữ văn 12. Việc nghiên cứu và soạn
giảng, tôi luôn bám sát các tài liệu giảng dạy theo quy định bộ môn của Bộ Giáo dục &
Đào tạo. Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt được phân bố dạy trong thời lượng 2
tiết. Số giờ dạy kịch bản văn học chiếm một tỷ lệ chưa nhiều so với các văn bản thuộc
các thể loại khác trong chương trình, tôi hy vọng quá trình nghiên cứu đề tài và dạy thể
nghiệm văn bản trên giúp tôi có định hướng cụ thể hơn trong quá trình dạy tác phẩm
kịch theo đặc trưng thể loại.
Từ việc dạy Đọc - hiểu văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt đối với hai lớp
12A6 và 12A9, tôi nhận thấy - về phía giáo viên đã chú ý đến đặc điểm của thể loại
kịch; nội dung bài soạn khá chi tiết, đầy đủ, đảm bảo thời gian lên lớp. Sự phối hợp
tương đối nhịp nhàng giữa giáo viên với học sinh đồng thời tạo động lực học tập với
đa số các em. Về học sinh, phần đông các em có những hiểu biết khá sâu sắc về tác
giả, bối cảnh lịch sử liên quan tới việc hình thành tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ
thuật. Nhiều học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức và vận dụng sáng tạo.
Bảng thống kê kết quả dạy Đọc - hiểu văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt áp
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trên cho thấy tỷ lệ học sinh có kết
quả học tập thông qua giờ học đạt từ khá trở lên tương đối cao. Thông qua giờ dạy,
giúp tôi tích lũy được những yêu cầu cần thiết nhất trong việc giảng dạy học sinh học
tập văn bản theo đặc trưng thể loại. Song Học văn - Dạy văn luôn đòi hỏi sự nhiệt


18


huyết của cả giáo viên và học sinh. Để giờ học đạt hiệu quả tốt, bên cạnh sự đầu tư tri
thức người giáo viên còn vận dụng tối ưu các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học
sinh có phương hướng đúng trong việc học tập bộ môn Ngữ văn nói chung và văn bản
kịch nói riêng trong chương trình THPT.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình dạy học nói chung và dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng luôn đòi hỏi sự
tâm huyết nhiệt tình của giáo viên, nhằm đem đến cho học sinh những hiểu biết về
kiến thức liên môn và chuyên môn cùng những khám phá bất ngờ và thú vị. Văn học
phong phú như cuộc sống. Vậy cách tiếp nhận tác phẩm văn học cũng đòi hỏi nhiều
công phu. Học văn - Dạy văn ngoài tiếp thu tri thức khoa học, còn có giá trị giáo dục
rất lớn. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên không ngừng nghiên cứu, học
hỏi đồng nghiệp, chủ động và vận dụng sáng tạo đề ra những phương pháp cụ thể,
thích hợp khi dạy tác phẩm văn chương đạt kết quả tốt.
Trong cuốn " Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể" Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1971, PGS Trần Thanh Đạm có viết: " Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống
nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất
của văn học, đồng thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất".
Sáng kiến kinh nghiệm - tôi thực hiện trên cơ sở của sự nhận thức đúng đắn về
việc vận dụng đặc trưng thể loại vào dạy tác phẩm văn chương nói chung, dạy tác
phẩm kịch nói riêng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giờ dạy; đồng thời góp
phần định hướng, phát huy khả năng tích cực học tập của học sinh, để học sinh tiếp
nhận và chiếm lĩnh chiều sâu tác phẩm và yêu thích môn học cũng như thể loại kịch một trong ba thể loại chính của văn học.
Từ việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn
bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt bằng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực

đã giúp tôi chủ động hơn trong việc dạy tác phẩm kịch trong nhà trường phổ thông.
Tuy nhiên, phần trình bày những nội dung được rút ra từ kinh nghiệm chưa nhiều nên
có những phần không tránh khỏi sự thiếu sâu sắc về tri thức cũng như phương pháp
dạy học. Rất mong sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng
nghiệp của Hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm để tôi được trưởng thành hơn
trong công tác. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
2. Kiến nghị
Quá trình dạy học luôn đòi hỏi người giáo viên nỗ lực, tâm huyết với công việc
để mỗi giờ học học sinh được tiếp thu tri thức khoa học đồng thời qua dạy học giúp
các em bồi dưỡng những giá trị Chân - Thiện - Mĩ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cũng như những giáo viên của các bộ môn khác, giáo viên dạy
bộ môn Ngữ văn không những luôn học tập, không ngừng tích lũy tri thức mà còn cần
có sự cập nhật thông tin về tri thức, đời sống - xã hội nhằm thúc đẩy những nhận thức
xã hội tích cực cho các em. Bản thân tôi cũng là một trong số giáo viên Ngữ văn luôn
trăn trở và quyết tâm thực hiện tốt hơn công việc giảng dạy mà tổ chuyên môn và các
cấp giao phó. Song tôi luôn mong muốn được sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh
đạo để có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp xúc, học tập và nâng cao trình độ chuyên

19


môn nghiệp vụ để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu dạy học trong thời kỳ mới của đất
nước.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Quế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


1. Vũ Quốc Anh cùng nhiều tác giả (2010) Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội
2. Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề phương pháp dạy học văn trong nhà
trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
4. Hà Minh Đức cùng nhiều tác giả (2007), Lí luận văn học , Nxb Giáo dục.
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( 1997) Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Hoàng Ngọc Hiến (1996), Năm tập bài giảng nghiên cứu văn học, Nxb Giáo
dục.
7. Đỗ Đức Hiểu cùng nhiều tác giả (2004) , Từ điển văn học, Nxb Thế giới.
8. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc tiếp nhận tác phẩm văn chương, Nxb Giáo
dục.
9. Phan Trọng Luận (1996) Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
10. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, Tập 2,
Nxb Giáo dục, 2008
11. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 12, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2011
12. Lưu Khánh Thơ (2009) Lưu Quang Vũ - Tác phẩm chọn lọc, Nhà xb Giáo
dục.

13. Lưu Khánh Thơ - Lý Hoài Thu (2007) Lưu Quang Vũ về tác gia và tác phẩm,
Nhà xb Giáo dục.
14. Phan Trọng Luận (chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn
Ngữ văn 12, Nxb Đại học Sư phạm, 2010.

Câu hỏi trắc nghiệm, động não
21


(Hoạt động 3: Luyện tập – Trang 16)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của kịch Lưu Quang Câu 1:
Vũ là gì?
A. Kịch Lưu Quang Vũ chủ yếu là hài kịch:
Tình huống, tình cảm của nhân vật được thể
hiện dưới dạng buồn cười nhằm hướng tới giễu
cợt, phê phán cái xấu, cái lạc hậu, lỗi thời, cái C. Kịch Lưu Quang Vũ thường xd
lố bịch trong xã hội.
những tình huống độc đáo với ngôn ngữ
B. Kịch Lưu Quang Vũ ngắn gọn, kiệm lời, gợi cảm, giàu chất thơ, nội dung có sự
thường được xây dựng trong 1 không gian hẹp, kết hợp giữa tính thời sự (đề cập đến
1 thời gian ngắn và giới hạn trong 1 hành động những vấn đề nổi cộm của cuộc sống
trước mắt) và tính muôn thưở (nói
kịch.
những vấn đề muôn đời trong cuộc sống
C. Kịch Lưu Quang Vũ thường xây dựng nhân sinh).
những tình huống độc đáo với ngôn ngữ gợi

cảm, giàu chất thơ, nội dung có sự kết hợp giữa
tính thời sự (đề cập đến những vấn đề nổi cộm
của cuộc sống trước mắt) và tính muôn thưở
(nói những vấn đề muôn đời trong cuộc sống
nhân sinh).
D. Kịch Lưu Quang Vũ thường hướng tới cái
phi lí, bất thường của cuộc sống.
Câu 2: Nỗi đau khổ của nhân vật Trương Ba
khi phải mang thân xác người khác là gì?
A. Trở thành xa lạ với những người thân xung
Câu 2:
quanh.
B. Trở nên thô lỗ, vụng về, không thể làm
những việc mình ưa thích.
D. Cả 3 ý trên.
C. Không làm chủ được cuộc sống của mình,
trở thành người khác với chính bản thân mình.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Linh hồn Trương Ba đã giải thoát mình
khỏi cảm giác khó chịu khi sống trong thân xác
người khác như thế nào?
A. Chấp nhận thỏa hiệp, sống hòa thuận với
thân xác anh hàng thịt.
B. Nhập vào xác em bé hàng xóm để tái sinh Câu 3:
trong 1 hình hài khác, gần gũi và dễ được

22


những người thân trong gia đình chấp nhận

hơn.
C. Dũng cảm chấp nhận cái chết, từ bỏ
C. Dũng cảm chấp nhận cái chết, từ bỏ thân xác thân xác không phải của mình.
không phải của mình.
D. Cầu cứu sự giúp đỡ của Đế Thích để được
thay đổi sang 1 hình hài đẹp đẽ hơn.
Câu 4: Ý nghĩa của mối quan hệ giữa 2 hình
tượng Hồn Trương Ba và da hàng thịt.
A. Ẩn dụ về mối quan hệ giữa bản chất và hiện
tượng.
B. Ẩn dụ về mối quan hệ giữa tính cách và số
phận.
C. Ẩn dụ về mối quan hệ giữa linh hồn và thể
xác.
D. Ẩn dụ về mối quan hệ giữa khát vọng và Câu 4:
hiện thực.
C. Ẩn dụ về mối quan hệ giữa linh hồn
Câu 5: Tại sao kết thúc vở kịch nhân vật hồn và thể xác.
Trương Ba lại không chấp nhận sống trong thân
xác anh hàng thịt mà xin chết vĩnh viễn?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát vấn, phân tích, thuyết giảng, thảo luận...

- Hình thức tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Giả định em trong hoàn cảnh của Hs trả lời
hồn Trương Ba gặp phải những rắc Gv nhận xét, góp ý, định hướng.

rối khi nhập vào xác hàng thịt. Nếu
là em, em có chấp nhận đề nghị của
Đế Thích nhập vào xác cu Tị hay
không? Vì sao? Nêu bài học học
sâu sắc mà em rút ra được cho
mình từ văn bản?

23


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp, Trường:
Bài học: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Các phương diện

Hồn Trương Ba

Cử chỉ

Xưng hô

Giọng điệu

Vị thế

Lượt lời

Mục đích


Ý nghĩa cuộc đối thoại giữa hồn và xác

24

Xác hàng thịt


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp, Trường:
Bài học: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
NGƯỜI THÂN
Mối quan hệ

Phản ứng

TRƯƠNG BA
Nguyên nhân

Vợ

Con dâu

Cháu gái

25

Tâm trạng

Nguyên nhân



×