Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm hai đứa trẻ để hiểu thêm về tài năng truyện ngắn thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.98 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHƯ THANH II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ ĐỂ HIỂU THÊM VỀ TÀI NĂNG
TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hải
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC

Mục
1

Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1


1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2


2.1

Cơ sở lí luận của SKKN

2

2.2

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

3

2.3

Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.3.1

Thống kê và phân loại nghệ thuật xây dựng nhân vật

5

2.3.2
2.3.2.

Phân tích nhân vật theo nghệ thuật xây dựng

9


Phân tích nhân vật theo ngôn ngữ miêu tả nội tâm: chị Liên

9

Phân tích nhân vật theo ngôn ngữ đối thoại: bé An

11

Phân tích nhân vật theo ngôn ngữ giới thiệu: chị Tý, cụ

14

1
2.3.2.
2
2.3.2.
3
2.3.2.
4
2.3.3
2.3.4

Thi, bác Siêu, bác Xẩm…
Tiểu kết: nhận xét, đánh giá về NTXDNV trong tác phẩm

15

Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng, mở rộng


15

Hiệu quả của SKKN

16

3

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

3.1

Kết luận

17

3.2

Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo

18

Danh mục SKKN đã xếp loại

19



1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học là một hoạt động sáng tạo. Môn Ngữ văn trong nhà trường là một
môn học mang tính nghệ thuật nên càng đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo
những cách thức để giúp học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học một cách
hiệu quả nhất, giúp học sinh cảm nhận một cách thuyết phục nhất vẻ đẹp của từng
tác phẩm.
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông (THPT) nói chung và
chương trình Ngữ văn lớp 11 nói riêng, số lượng các tác phẩm văn xuôi tự sự (chủ
yếu là tác phẩm truyện) chiếm một số lượng đáng kể. Đó đều là những tác phẩm
xuất sắc, tiêu biểu cho mỗi chủ đề trong hiện thực đời sống được phản ánh vào
trong văn học qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của nó. Trong mỗi tác
phẩm truyện thì việc xây dựng nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhân vật là
nơi để các tác giả thể hiện sự chiếm lĩnh, khám phá cuộc sống và con người, qua đó
bộc lộ tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời. Có thể nói, xây dựng
nhân vật chính là một yếu tố then chốt của nghệ thuật truyện ngắn
Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học
Việt Nam hiện đại. Tài năng truyện ngắn Thạch Lam có lẽ là điều không cần phải
bàn cãi trong lịch sử văn học cũng như trong thực tiễn giảng dạy. Thế nhưng, nói
đến tài năng truyện ngắn Thạch Lam, phần lớn những công trình nghiên cứu cũng
như tài liệu dạy học phần lớn chưa chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có lẽ
bởi mặc định truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi tác phẩm
như một bài thơ trữ tình đượm buồn nên trong khi ai cũng ca ngợi thì hầu như
chúng ta đã bỏ quên đi một phương diện quan trọng của truyện ngắn Thạch Lam:
nghệ thuật xây dựng nhân vật mà thực tiễn sẽ chứng minh là thiếu sót.
Với những lí do cơ bản trên cùng với những kinh nghiệm của bản thân trong
quá trình nghiên cứu, giảng dạy và với mong muốn sẽ giúp học sinh cảm nhận một
1



cách sâu sắc, thuyết phục hơn về tài năng truyện ngắn Thạch Lam, tôi đã xây dựng đề
tài: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ để hiểu
thêm về tài năng truyện ngắn Thạch Lam. Đây là đề tài được khái quát từ thực tiễn
giảng dạy, nghiên cứu của bản thân tôi và đã bước đầu chứng minh được tính thuyết
phục
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là từ việc hướng dẫn học sinh phân tích
nghệ thuật xây dựng nhân vật với những thủ pháp khác nhau phù hợp với từng đối
tượng khác nhau sẽ chứng minh, làm rõ sức hấp dẫn của tác phẩm Hai đứa trẻ nói
riêng, tài năng truyện ngắn Thạch Lam nói chung.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn
Thạch Lam, có so sánh với một số nhân vật văn học khác.
Phạm vi nghiên cứu không phải là tất cả các phương diện, các khía cạnh, các
chi tiết nghệ thuật mà chúng tôi tập trung phân tích nghệ thuật xây dựng các nhân
vật với các thủ pháp khác nhau trong tác phẩm như chị Liên, bé An, chị Tý, cụ Thi,
bác Siêu, bác Xẩm…
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như:
phương pháp thống kê – phân loại; phương pháp phân tích – tổng hợp; phương
pháp so sánh - liên tưởng; phương pháp vấn đáp - gợi mở; phương pháp diễn giải...
và một số phương pháp khác.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Nhân vật là trung tâm của tác phẩm tự sự, là con người được phản ánh trong
tác phẩm qua sự nhận thức, khám phá của nhà văn. Nhân vật có thể có nhiều loại
được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau, song tựu trung lại thì đó đều là
2



những con người từ cuộc sống đi vào văn học thông qua lăng kính chủ quan của
nhà văn. Qua nhân vật, nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm cái nhìn, tình cảm, tư
tưởng và thái độ đối với con người và cuộc sống.
Việc xây dựng, khắc hoạ nhân vật trong tác phẩm tự sự được nhà văn thực
hiện bằng nhiều thủ pháp, nhiều phương tiện như: các chi tiết về ngoại hình, ngôn
ngữ, cử chỉ, hành động, mối quan hệ với các nhân vật khác và thế giới xung quanh
cũng như đời sống nội tâm. Tuỳ vào phong cách nghệ thuật của nhà văn và loại nhân
vật trong mỗi tác phẩm cụ thể sẽ có một cách thức thể hiện khác nhau. Tài năng của
nhà văn chính là với mỗi nhân vật tùy theo đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, vị trí, vai
trò …trong tác phẩm mà có những thủ pháp xây dựng khác nhau vừa để lại ấn tượng
trong bạn đọc lại vừa thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Ngay cả với những tác
phẩm được gọi là truyện ngắn trữ tình như Hai đứa trẻ cũng không là ngoại lệ.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN.
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Thạch Lam được in trong
tập Nắng trong vườn năm 1938. Giá trị của tác phẩm nói riêng cũng như toàn bộ
sáng tác của Thạch Lam đã sớm được chỉ ra với những nhận xét chuẩn xác như văn
Thạch Lam là một cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời
(Nguyễn Tuân), ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ
mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp (Vũ Ngọc Phan), sáng tác của Thạch Lam giàu chất
thơ…nhiều truyện ngắn của ông không có cốt truyện song vẫn có sức hấp dẫn riêng
(Nguyễn Hoành Khung). Đọc Hai đứa trẻ, bên cạnh ấn tượng về một văn phong tinh
tế mà sâu lắng, độc giả hẳn cũng không thể nào nguôi những ám ảnh day dứt về cuộc
sống của những cư dân phố huyện, những nhân vật trung tâm như Liên, An cho đến
chị Tý, bác Siêu, cụ Thi…sức ám ảnh mạnh mẽ của các mảnh đời phố huyện chính
là những minh chứng rõ nhất cho tài năng của Thạch Lam. Trong một câu chuyện
gần như không biến cố, với một dung lượng hạn hẹp, nhà văn vẫn có những thủ pháp
phù hợp để xây dựng thành công những nhân vật không thể nào quên. Chính vì vậy,
việc hướng dẫn học sinh khám phá những thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật
3



(NTXDNV) khác nhau của nhà văn trong tác phẩm là một nội dung quan trọng
trong việc chiếm lĩnh tác phẩm qua đó khẳng định tài năng nhà văn. Tuy vậy, trong
hầu hết tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh cũng như trong thực tiễn giảng
dạy, vấn đề này gần như chưa được lưu tâm đúng mức.
Trong các cuốn sách hướng dẫn việc dạy học môn Ngữ văn giành cho giáo
viên, mà cụ thể là cuốn Sách giáo viên phân môn Văn học 11(phần Văn học Việt
Nam) biên soạn theo chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000 và cuốn Sách giáo
viên Ngữ văn 11 (tập 1) đều có hướng dẫn về việc phân tích, đọc hiểu và cảm nhận
về truyện ngắn Hai đứa trẻ nói chung và nhân vật Liên nói riêng. Tuy nhiên, những
hướng dẫn về việc phân tích, đọc hiểu tác phẩm và nhân vật trong các cuốn sách đó
mới chủ yếu dừng lại ở sự định hướng chung về những mục tiêu cần đạt, chưa chỉ
rõ những cách thức cụ thể, nhất là đối với việc phân tích nghệ thuật xây dựng nhân
vật với những thủ pháp khác nhau.
Sách tham khảo Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11(tập 1) của tác giả Nguyễn Văn
Đường, đã có những gợi ý theo phương pháp dạy học mới, thậm chí là có sự phân
chia các hoạt động cụ thể cho việc đọc hiểu văn bản tác phẩm và nhân vật. Tuy
nhiên, việc phân tích nhân vật cũng chủ yếu thiên về diễn biến nội tâm của cô bé
Liên để khẳng định tính trữ tình hướng nội của tác phẩm mà chưa chú ý đến những
nhân vật khác như một biểu hiện của nghệ thuật truyện ngắn.
Cuốn Làm văn 11 (chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000) có bài học
“Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự” đã nêu lên những cách thức để phân
tích một nhân vật văn học với các phương diện như: ngoại hình, trang phục, cử chỉ,
hành động, nội tâm và mối quan hệ với thế giới xung quanh. Đó là một bài học rất
thiết thực mang tính lí luận chung để định hướng tiếp cận một truyện ngắn. Song
điều đáng buồn là những dẫn chứng trong bài học lại không có hình bóng của Hai
đứa trẻ. Và như vậy, hầu như chưa có tài liệu nào chuyên sâu đến nghệ thuật xây
dựng nhân vật như một phương diện quan trọng làm nên giá trị tác phẩm, như một
4



biểu hiện sống động của tài năng Thạch Lam- một cây bút có biệt tài về truyện
ngắn ( PGS Nguyễn Hoành Khung).
Thực trạng việc dạy học của giáo viên, học sinh
Xuất phát từ sự định hướng của sách giáo viên và các loại tài liệu tham khảo
nên đa phần giáo viên thường dạy học Hai đứa trẻ nói chung theo những quy
chuẩn, những mẫu số chung về kiến thức, thiên nhiều về việc dạy tác phẩm chủ yếu
theo bức tranh phố huyện, cảnh đợi tàu, văn phong … mà ít chú ý đến nghệ thuật
xây dựng các nhân vật.
Cũng xuất phát từ các loại tài liệu và cách dạy truyền thống của giáo viên
nên dẫn đến tình trạng học sinh tiếp nhận Hai đứa trẻ chủ yếu thiên về nội dung trữ
tình đượm buồn, lòng đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé, về nghệ thuật, các
em chủ yếu cảm nhận ở phương diện văn phong nhẹ nhàng tinh tế giàu chất thơ.
Hầu như các em chưa thấy được tài năng truyện ngắn Thạch Lam trong phương
diện xây dựng nhân vật.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Thống kê, phân loại nhân vật trong Hai đứa trẻ theo nghệ thuật xây dựng
Trước đây trong một số giáo trình, tài liệu tham khảo đã đề cập đến việc phân
chia hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam như Phạm Phú Phong trong
công trình Thi pháp học và thi pháp truyện ngắn, Phan Cự Đệ trong Truyện ngắn
Việt Nam- lịch sử, thi pháp, chân dung…đã đề xuất cách phân loại nhân vật theo
những lát cắt đồng đại- nghĩa là phân chia theo những giai cấp, tầng lớp. Cách phân
chia này có ưu điểm là rà soát khá kĩ hệ thống nhân vật, nhận diện được phong cách,
tư tưởng nhà văn trong toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên, trong phạm vi một tác phẩm cụ
thể như Hai đứa trẻ, cách phân chia này tỏ ra bất lực trong việc tìm ra sự liên hệ giữa
các nhân vật, đặc biệt không hữu ích trong việc khám phá tác phẩm dưới góc độ
nghệ thuật xây dựng. Với mục đích giúp học sinh thực sự cảm nhận được một
phương diện quan trọng của tài năng truyện ngắn Thạch Lam, chúng tôi chú trọng tới
5



việc phân chia hệ thống nhân vật theo các thủ pháp xây dựng, trong mối tương quan
với ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Việc xây dựng, khắc hoạ nhân vật trong tác phẩm tự sự được nhà văn thực
hiện bằng nhiều thủ pháp, nhiều phương tiện như: các chi tiết về ngoại hình, ngôn
ngữ, cử chỉ, hành động, mối quan hệ với các nhân vật khác và thế giới xung quanh
cũng như đời sống nội tâm. Trong đó, ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ đối thoại và
ngôn ngữ độc thoại) là một phương diện quan trọng để thể hiện tính cách, tâm hồn
cũng như số phận của nhân vật. Tuỳ vào phong cách nghệ thuật của nhà văn và loại
nhân vật trong mỗi tác phẩm cụ thể sẽ chi phối đến vai trò của ngôn ngữ trong việc
thể hiện nhân vật trong tác phẩm.
Do đặc thù của Hai đứa trẻ là một dạng truyện ngắn trữ tình- hầu như không
có cốt truyện- nên các nhân vật chủ yếu được tạo dựng thông qua ngôn ngữ, bao gồm
ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ miêu tả trực tiếp.
Phân loại: Để tiến hành phân loại nhân vật một cách thuyết phục, chúng tôi đã giao
nhiệm vụ khảo sát cho từng nhóm học sinh cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Xác định những đoạn đối thoại trong tác phẩm, thống kê lượt lời nhân vật
- Nhóm 2: Xác định những đoạn văn miêu tả nội tâm trong tác phẩm, định dạng nhân
vật
- Nhóm 3: Xác định những nhân vật được khắc họa bằng ngôn ngữ miêu tả trực tiếp
của tác giả.
Kết quả khảo sát sơ bộ như sau:
Về kết quả nhóm 1: Xác định những đoạn đối thoại trong tác phẩm, thống kê lượt lời nhân
vật

STT
1

NỘI DUNG
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé


NHÂN VẬT
An

2

- Hãy thong thả một lát nữa.
- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ

Liên
An

3

- Ừ, để chị bảo mẹ mua cái khác…
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

Liên
Liên
6


4

- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.
- Còn cô chưa dọn hàng à?

Chị Tý
Chị Tý


5

- Vào đóng cửa hàng thôi…
- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lộc…

Liên
Liên

- Vâng.

An

- Thôi, để mai tính một thể…
- A, cô bé làm gì thế?

Liên
Cụ Thi

6

- A, em Liên thảo nhỉ, hôm nay lại rót đầy cho chị
7
8

đây.
- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã ra đến kia rồi.
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?

An
Chị Tý


9

- Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm…
- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.

Bác Siêu
An

10

- Ừ, em cứ ngủ đi.
- Đèn ghi đã ra kia rồi

Liên
Bác Siêu

11
12

Như

Dậy đi, An, tàu đến rồi
Liên
Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ
An
Thôi, đi ngủ đi chị.
An
vậy, qua thống kê sơ bộ chúng ta thấy trong Hai đưa trẻ có 12 lần đối


thoại, trong đó có tới 4 lần mang dáng dấp của độc thoại( không có người trả lờimột của cụ Thi và ba của bé An). Số lượt lời tham gia của các nhân vật lần lượt là bé
An( 7/12, trong đó có 5 lần chủ động), Liên( 8/12 trong đó chỉ có 1 lần chủ động, 7
lần là để trả lời hoặc đáp từ câu hỏi), chị Tý 3 lượt, bác Siêu 2 và cụ Thi 2.
Về kết quả của nhóm 2: Xác định những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật:
STT
1
2

NỘI DUNG
NHÂN VẬT
Chiều, chiều rồi…Liên ngồi yên lặng bên mấy quả Liên
thuốc sơn đen…chị thấy lòng buồn man mác…
Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu…một mùi âm ẩm bốc Liên và An
lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc
quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của
7


3

quê hương này…
Trời đã bắt đầu đêm…An và Liên lặng ngước mắt lên An và Liên
nhìn các vì sao để tìm sông Ngân hà và con vịt theo

4

sau ông Thần Nông…
Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt…Liên nhớ lại khi ở Liên

5


Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon lạ…
Liên cầm tay em không đáp, chuyến tàu đêm nay Liên
không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình

6

như kém sáng hơn…
Liên vỗ vai em ngồi xuống…Liên thấy mình sống Liên
giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết…
Như vậy, sơ bộ cho thấy trong tác phẩm có 6 đoạn văn miêu tả nội tâm nhân

vật, trong đó chủ yếu để miêu tả tâm trạng Liên (6/6). Nhân vật An có được thể hiện
2 lần song chỉ trong thế cùng xuất hiện với chị ( chị em Liên, An và Liên).
Về kết quả của nhóm 3: những nhân vật được tác giả giới thiệu trực tiếp gồm
chị Tý với gánh hàng nước, ngọn đèn con, bác Siêu với gánh phở, cụ Thi với tiếng
cười và cút rượu, bác Xẩm với tiếng đàn bầu và manh chiếu rách. Những nhân vật
chỉ được nhắc đến mà không miêu tả như mấy bác lính lệ, phu xe, cụ thừa, cụ lục, lũ
trẻ con nhà nghèo …
Tổng hợp: Căn cứ vào kết quả làm việc của 3 nhóm, chúng ta dễ dàng nhận thấy
nhà văn Thạch Lam đã sử dụng 3 thủ pháp khác nhau để xây dựng các nhân vật
trong tác phẩm. Cụ thể:
- Xây dựng nhân vật chủ yếu bằng miêu tả nội tâm: chị Liên
- Xây dựng nhân vật chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại: bé An
-

Xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ miêu tả trực tiếp: chị Tý, bác Siêu, bác
Xẩm, cụ Thi…
Từ kết quả trên, giáo viên đặt vấn đề kích thích nhu cầu khám phá, lí giải của


học sinh: vì sao với mỗi nhân vật, nhà văn lại sử dụng một thủ pháp xây dựng khác

8


nhau? Phân tích sự phù hợp giữa thủ pháp xây dựng và đặc điểm nhân vật, nhận xét
về tài năng của tác giả?
2.3.2. Phân tích nhân vật theo NTXD
2.3.2.1. XDNV qua ngôn ngữ miêu tả nội tâm: chị Liên
Như chúng ta đều biết, Hai đứa trẻ là truyện ngắn được xây dựng từ hồi kí
của nhà văn về những ngày thơ ấu khi nhà văn cùng chị Nguyễn Thị Thế được mẹ
giao trông một cửa hàng nhỏ tại phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Theo hồi kí
của bà Thế, khi ấy bà mới khoảng 10 tuổi còn nhà văn khoảng 8 tuổi. Đây cũng
chính là nguyên mẫu của hai đứa trẻ Liên và An. Trong tác phẩm, nhà văn không
giới thiệu hay miêu tả cụ thể gì về các nhân vật của mình và Liên cũng vậy. Chúng
ta chỉ được biết rằng Liên và An được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng ở phố
huyện, chị đã đủ lớn để có thể trông em và sắp xếp mọi việc. Dấu hiệu định tuổi
của Liên có lẽ là ở chiếc khóa chị đeo vào dây xà tích bạc ở thắt lưng- chiếc xà tích
và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm
đang. Liên được An gọi là chị, cụ Thi gọi là em còn chị Tý gọi là cô. Như vậy có lẽ
trong tâm thức tác giả, chị Liên là một nhân vật trưởng thành nhiều hơn so với
nguyên mẫu là chị Thế chăng? Có điều nhan đề câu chuyện lại là Hai đứa trẻ - vậy
thì Liên quả thực là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ sửa soạn xuân thì. Lựa chọn
nhân vật chính trong truyện ngắn của mình là một cô gái như vậy quả là một mạo
hiểm đối với mọi nhà văn bởi ở cái độ tuổi mà người ta luôn buồn không nói- tựa
cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ấy thì mọi hành động đều chưa hẳn đã thể hiện tích cách
còn nội tâm của các cô thì xưa nay chưa ai dám khẳng định là đã thấu cảm rõ ràng.
Với một nhân vật như vậy, theo thống kê nhà văn đã lựa chọn một giải pháp
tối ưu để khắc họa - đó chính là miêu tả nội tâm - với 6 đoạn văn đã được lựa chọn,
chúng tôi đã yêu cầu học sinh phân tích không chỉ về mặt nội dung cảm giác mà

còn đánh giá về sự phù hợp với đặc điểm nhân vật và thi pháp thể loại. Cụ thể như
sau:
9


- Đoạn 1: Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru…Về nội dung, đó là tâm
trạng của cô bé Liên trước cảnh chiều tàn, có trạng thái ngồi yên lặng bên mấy quả
thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Có tâm trạng với nỗi buồn man
mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Có thể nói sự miêu tả ở đây mới chỉ những
cảm nhận về nội tâm nhân vật, cho chúng ta thấy những cảm giác buồn mơ hồ ở
một cô gái mới lớn trong cái không - thời gian đang úa tàn.
- Đoạn 2: Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu…Về nội dung, đó là những mảnh
cảm giác của Liên trước cảnh chợ tàn, thể hiện những xao động tinh tế trong tâm
hồn nhân vật khi cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương này…và cả lòng
trắc ẩn khi thấy thương những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt rác nhưng chính chị cũng
không có tiền để mà cho chúng nó. Nội tâm nhân vật trong đoạn này đã rõ nét hơn,
tinh tế hơn và đã hiện hình một chân dung nhạy cảm.
- Đoạn 3: Trời đã bắt đầu đêm…trong đoạn này, tác giả đã kết hợp cùng
miêu tả hai chị em với trạng thái lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông
Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông…Bằng sự kết hợp này, tâm trạng của
hai chị em trong đêm tối tĩnh mịch quả đúng là tâm trạng của hai đứa trẻ với những
cảm nhận rời rạc: vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí
mật, xa lạ và làm mỏi trí nghĩ.
- Đoạn 4: Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt..Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị
được hưởng những thức quà ngon lạ…Trong đoạn này, cảm nhận về gánh phở của
bác Siêu gắn liền với cả hai chị em: An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm nhưng ở
cái phố huyện này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em
không bao giờ mua được…Tuy nhiên, từ gánh phở mà nhớ về một quá khứ xa xăm
khi còn ở Hà Nội với cảnh nhà còn khá giả và những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm thì
lại là cảm xúc của riêng Liên. Đây cũng chính là tâm trạng hoài cổ điển hình của

những người thanh niên lãng mạn trước hiện thực u buồn. Họ luôn nhớ về quá khứ
như một cứu cánh thể khước từ hiện tại trong khi chưa định hình rõ con đường của
tương lai.
10


- Đoạn 5: Liên cầm tay em không đáp, chuyến tàu đêm nay không đông như
mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn…cảm xúc của Liên trong đoạn
này như là một sự tiếp nối trong mạch hồi tưởng ở trên song lại được đặt trong thế
đối lập với hiện tại bởi con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế
giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa
của bác Siêu…sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại qua hình ảnh của đoàn tàu và phố
huyện một lần nữa gợi lên sự ngậm ngùi. Đó cũng đồng thời là sự đối lập giữa ánh
sáng và bóng tối, ước mơ và thực tại mà Liên đã mơ hồ cảm nhận được sự xa vời.
- Đoạn 6: Liên vỗ vai em ngồi xuống chõng…Liên thấy mình sống giữa bao sự
xa xôi không biết…Đây cũng là đoạn văn cuối cùng, kết thúc tác phẩm. Đoạn này có
sự kết hợp giữa ngôn ngữ kể và tả. Những hành động cuối cùng của Liên trong đêm
khuya như vực em vào trong hàng, gài cửa cẩn thận, vặn nhỏ ngọn đèn đặt lên trên
cái quả thuốc sơn đen…đã được nhà văn kể lại tỉ mỉ như muốn thể hiện sự trân trọng
với từng cử chỉ của người chị nhạy cảm tinh tế này. Để rồi cuối cùng, cũng như An
và những cư dân khác, Liên đã ngập vào giấc ngủ yên tĩnh trong phố huyện tịch
mịch và đầy bóng tối. Như vậy có thể khẳng định bức chân dung nhân vật chị Liên
được định hình qua nghệ thuật miêu tả, khắc họa nội tâm của nhà văn đã để lại một
ám ảnh sâu đậm nơi bạn đọc, thể hiện được những vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh tế của
một thiếu nữ nơi phố huyện nghèo.
2.3.2.2. XDNV qua ngôn ngữ đối thoại: Bé An
Không như hệ thống các nhân vật phụ trong truyện (Chị Tý, bác Siêu, cụ Thi,
bác Xẩm …) bé An là một nhân vật chính, cùng với chị Liên để tạo nên nhan đề
cho tác phẩm Hai đứa trẻ. Hơn nữa, trong hai đứa trẻ thì chính đứa trẻ thứ hai này
mới lại là hình bóng của tác giả Thạch Lam trong những ngày ấu thơ đầy xúc cảm

của mình. Xây dựng nhân vật bé An trong một truyện ngắn trữ tình, Thạch Lam đã
phải chấp nhận khó khăn cho ngòi bút của mình. Không như chị Liên đã đủ lớn để
có những xao động tâm hồn rõ nét tạo thuận lợi cho những miêu tả tinh tế của nhà
11


văn, bé An chỉ là một đứa trẻ trai còn quá đỗi thơ ngây, em chưa đủ lớn để hiểu rõ
lòng mình nên nhà văn không thể miêu tả nội tâm, nhưng em cũng là một cư dân
của phố huyện buồn, nghĩa là em cũng mang trong mình những tâm trạng, những
khát khao. Thể hiện được điều này mà không vi phạm những nguyên tắc chân thực
trong xây dựng nhân vật chính là một bài toán khó mà bằng tài năng của mình, nhà
văn Thạch Lam đã xuất sắc vượt qua.
Quả thật đọc Hai đứa trẻ, chúng ta có cảm giác dường như nhà văn không
chú tâm xây dựng cái nhân vật đứa trẻ thứ hai này, em không được miêu tả ngoại
hình và cũng như mọi nhân vật khác trong truyện, gần như không có hành động,
chúng ta chỉ biết em là một đứa bé khoảng 7,8 tuổi, sống cùng chị trong một phố
huyện buồn và trong một ngày tàn, em đã cố cùng chị thức đợi chuyến tàu trong
đêm khuya. Thế nhưng ấn tượng của chúng ta về em luôn hiện hình rõ nét. Ấn
tượng đó được tạo nên từ những câu nói có vẻ vu vơ của em cùng chị Liên. Trong
tác phẩm, theo thống kê chúng ta dễ dàng nhận thấy An là nhân vật tham gia nhiều
nhất vào những lượt đối thoại (7/12) hơn nữa trong 7 lượt đó có tới 5 lượt do em
chủ động đặt câu hỏi để Liên tham gia trả lời. Như vậy có thể khẳng định An đã
được khắc họa dựa trên những lời thoại và điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi, giới tính của em. Việc tập trung phân tích những lời thoại này cho
chúng ta một hình dung khá rõ nét về nhân vật và qua đó, cảm nhận được tư tưởng
tác phẩm. Do trong 7 lượt thoại có tới 1 lượt mang tính đáp từ câu hỏi của chị nên
chúng ta chỉ tập trung phân tích 6 lời thoại còn lại.
- Lời thoại đầu tiên của em chính là một câu hỏi : em thắp đèn lên chị Liên
nhé? Câu hỏi của em phát sinh trong khung cảnh của một buổi chiều tàn, khi
những dãy tre làng đã bắt đầu đen lại và trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu

vo ve. Đã đành khi ngày tàn, An cũng như Liên đều thấy lòng mình buồn man mác
nhưng không phải ngẫu nhiên nhà văn lại để cho An chứ không phải Liên nói về
một ngọn đèn. Vì em chỉ là một đứa trẻ, nội tâm của em chưa rõ ràng nhưng cái ý
12


nghĩ muốn thắp đèn lên chẳng phải cho ta thấy tâm trạng của đứa trẻ mong muốn
hướng về ánh sáng hay sao?
- Lời thoại thứ hai của An cũng chỉ là một câu hỏi vu vơ về đồ vật: cái chõng
này sắp gãy rồi chị nhỉ? một câu hỏi không đâu nhưng lại thể hiện cảm nhận của
An về một cuộc sống đang úa tàn. Chẳng phải tự nhiên mà trong rất nhiều đồ vật
xung quanh, em lại chỉ chú ý tới một cái chõng sắp gãy. Cái chõng sắp gãy chẳng
phải gợi lên những điều cũ kĩ cần thay đổi hay sao? Và câu hỏi này của An sẽ là gì
nếu không phải thể hiện một mong muốn thầm kín có những điều mới lạ hơn để
thay đổi đi cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt nơi phố huyện. Đây quả là một cách thể hiện
thông điệp vừa hợp lý vừa thật tự nhiên ở một đứa trẻ.
- Lời thoại thứ ba: kìa, hàng phở của bác Siêu đã ra đến kia rồi. Đây quả
thực là một tiếng reo vui đầy tính trẻ con khi nhận ra một tín hiệu của ánh sáng và
sự sống. Tiếng reo như đã nói lên tất cả sự háo hức mong chờ của An nhằm thoát
khỏi sự bủa vây của bóng tối đã ngập đầy mà vẫn chưa đủ ý thức để hiểu rằng hàng
phở của bác Siêu cũng chỉ là một minh chứng về sự úa tàn không tránh khỏi của
phố huyện mà thôi.
- Lời thoại thứ tư chính là lời dặn của An với chị: tàu đến, chị đánh thức em
dậy nhé. Là một đứa trẻ, An không thể chống lại cơn buồn ngủ khi mí mắt đã nặng
trĩu và bóng tối đã ngập dần đầy. Thế nhưng trước khi bước vào giấc ngủ em vẫn
còn cố dặn chị đánh thức để xem chuyến tàu lúc đêm khuya. Một lời dặn vừa cho ta
thấy một cậu bé thực sự trẻ con, vừa thể hiện một mong muốn của cậu: muốn được
đợi để xem chuyến tàu - hình ảnh của một thế giới khác, rực rỡ hơn, huyên náo
hơn, nhiều âm thanh và ánh sáng. Việc thức để đợi chuyến tàu đối với An không
còn chỉ là một mong muốn mà đã trở thành một hoạt động thường xuyên, một nhu

cầu không thể thiếu để hướng về một thế giới khác ý nghĩa hơn.
- Lời thoại thứ năm của An trong tác phẩm chính lại là lời nhận xét duy nhất
của cư dân nơi đây đối với chuyến tàu đêm nay: tàu hôm nay không đông chị
Liên nhỉ? Tàu hôm nay không đông là một sự thực, theo lời tác giả: tàu hôm nay
13


không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Thế nhưng,
tại sao cảm nhận này lại đến từ một đứa trẻ là An? Phải chăng chính bởi vì là một
đứa trẻ nên An đã khao khát sự đông đúc, thích huyên náo nhiều hơn và vì vậy, em
dễ dàng nhận ra sự thưa thớt của đoàn tàu mong đợi nhanh hơn. Quả thực, An chưa
đủ lớn để mơ về một thế giới khác rõ nét như Liên. Em chỉ mong đợi sự đông đúc
của một khung cảnh đoàn tàu cụ thể. Nhận xét của An về đoàn tàu thể hiện chút hụt
hẫng của em về thực tại không như kì vọng. Song với câu chuyện này, đó không chỉ
hoàn toàn là một cảm nhận trẻ con. Đó còn là dự báo về một cuộc sống ngày càng
trở nên tẻ nhạt hơn, úa tàn hơn ngay cả với một hình ảnh trong mơ là đoàn tàu.
- Lời thoại thứ sáu: thôi đi ngủ đi chị. Lời thoại vừa có tác dụng như báo
hiệu đoạn kết của câu chuyện khi đoàn tàu đã đi qua, An, Liên cũng như mọi cư
dân phố huyện đang chìm dần vào giấc ngủ song lại cũng thể hiện đặc điểm của
nhân vật: là một trẻ trai, trí óc non nớt của An sau khi đã được thỏa mãn với đoàn
tàu đi qua thì đã trở lại với cái nhịp đập quen thuộc của cuộc sống thường ngày,
theo nhu cầu của một thằng bé.
Như vậy chỉ qua những lời thoại đầy tính trẻ con. Nhân vật bé An đã đủ để
lại ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc về một đứa trẻ chưa đủ lớn nhưng cũng
không thiếu những cảm nhận tinh tế về cuộc sống quanh mình. Sáu lời thoại đã đủ
để An cùng với Liên định hình nên một truyện ngắn trữ tình độc đáo Hai đứa trẻ.
Hai đứa trẻ nhưng lại được khắc họa với hai thủ pháp khác nhau theo đặc điểm lứa
tuổi, giới tính song đều hoàn toàn hợp lý và thuyết phục bạn đọc.
2.3.2.3. XDNV qua lời giới thiệu, miêu tả của tác giả: chị Tý, bác Siêu, cụ Thi,
bác Xẩm…

Trong tác phẩm chị Tý, bác Siêu, cụ Thi, bác Xẩm… là hệ thống những nhân
vật phụ, tạo thành bức tranh của cư dân phố huyện. Theo thống kê những nhân vật
này chủ yếu được giới thiệu qua ngôn ngữ miêu tả trực tiếp của tác giả: Chị Tý
ngày đi mò cua bắt ốc, tối đến thì dọn hàng nước dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái
mộc gạch…chị Tý chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng,
14


từ chập tối cho đến nửa đêm. Gánh hàng chị Tý để lại ám ảnh lớn trong lòng người
bởi hình ảnh ngọn đèn dầu Hoa Kỳ leo lét chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Cụ Thi
thì sơ lược hơn. Một bà già hơi điên vẫn mua rượu ở hàng Liên với tiếng cười
khanh khách để lại nỗi sợ hãi mơ hồ. Hình ảnh bác Siêu gắn liền với gánh hàng
phở- một thức quà xa xỉ đã trở nên ế ẩm bởi vượt quá khả năng của những cư dân
nơi đây và trong bóng tối, bóng bác mênh mông trải dài trên một vùng đất. Gia
đình bác Xẩm thì kiếm sống bằng tiếng đàn bầu bần bật run lên trong đêm tối tĩnh
lặng với manh chiếu rách và thằng con bò ra đất nghịch cát…Tất cả tạo thành ấn
tượng về một phố huyện nghèo xơ xác, quẩn quanh đang đi dần vào bế tắc. Việc
phác họa những gương mặt này không chỉ thể hiện lòng trắc ẩn chân thành của nhà
văn đối với những kiếp người nghèo khổ bất hạnh mà hơn thế nữa, việc khắc họa
nhân vật bằng ngôn ngữ giới thiệu trực tiếp của tác giả còn tạo nên tính chất trữ
tình độc đáo của câu chuyện, để Hai đứa trẻ thực sự trở thành một bức tranh được
dệt bằng cảm giác - cảm giác của hai nhân vật chính Liên và An và cũng là cảm
giác của chính tác giả và bạn đọc.
2.3.2.4. Tiểu kết: Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá về NTXDNV trong
tác phẩm
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá về NTXDNV trong tác
phẩm, chủ yếu ở hai phương diện: sự phù hợp của thủ pháp nghệ thuật đối với đặc
điểm nhân vật và sự phù hợp của nhân vật được xây dựng với nội dung tác phẩm.
Qua phần phân tích thảo luận ở trên chúng ta đã đủ cơ sở để chứng minh về sức ám
ảnh của hệ thống các nhân vật trong truyện và mặc dù mỗi nhân vật được xây dựng

với những thủ pháp khác nhau song đều hợp lí và tạo thành sức hấp dẫn của câu
chuyện. Cho nên có thể khẳng định: việc xây dựng nhân vật với những thủ pháp
nghệ thuật khác nhau chính là một minh chứng quan trọng thể hiện tài năng truyện
ngắn của nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm đậm tính trữ tình Hai đứa trẻ.
2.3.3. Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng, mở rộng.
15


Thay cho việc trình bày một giáo án thể nghiệm, ở đây tôi xin được trình bày
dưới dạng lược hóa hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng, mở rộng trong quá trính
hướng dẫn học sinh khám phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Hai đứa trẻ
tương ứng với chuỗi hoạt động tích cực của các em. Cụ thể:
- Từ những đặc trưng của thể loại truyện ngắn, hãy xác định kiểu thể loại của Hai
đứa trẻ, vì sao lại gọi đây là dạng truyện ngắn trữ tình?
- Xác định hệ thống nhân vật trong truyện, xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.
- Phân loại nhân vật trong tác phẩm theo nghệ thuật xây dưng theo phương pháp
thống kê.
- Phân tích nhân vật theo nghệ thuật xây dựng đã thống kê, đánh giá sự phù hợp
của nghệ thuật với đặc điểm, vị trí của nhân vật trong truyện.
- Tìm hiểu những phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm: ngôn ngữ, giọng
điệu, những bức tranh, các chi tiết, sự tương phản…qua đó khẳng định tài năng
truyện ngắn Thạch Lam.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
Chúng tôi đã thực hiện việc áp dụng cách làm này trong nhiều năm với
những mức độ khác nhau giữa các lớp trong cùng một khoá học hoặc giữa các lớp
ở các khoá học khác nhau.
- Lớp áp dụng: Học sinh nắm kiến thức về tác phẩm và nhân vật khá toàn
diện, đi vào các chi tiết cụ thể hơn là ghi nhớ chung chung. Bài kiểm tra nghị luận
nghệ thuật tác phẩm hoặc nhân vật đã khai thác khá sâu các chi tiết, ngôn ngữ;

những câu hỏi trắc nghiệm riêng về phương diện ngôn ngữ nhân vật đã cho thấy
một sự nhận thức vững chắc về NTXD nhân vật trong tác phẩm
- Lớp không áp dụng: học sinh cơ bản nắm vững nội dung tác phẩm song
chưa cảm nhận được cụ thể những đặc sắc nghệ thuật, phân tích về các nhân vật
còn khá mơ hồ.
Bảng so sánh cụ thể:
16


Kết quả bài kiểm tra nghị luận về nghệ thuật
Lớp

Sĩ số

XDNV trong HĐT
Điểm khá Điểm TB

Điểm giỏi

Điểm yếu,

Ghi chú

kém
11A2 47
15
20
7
0
Áp dụng

11A1 49
5
17
20
7
Không áp dụng
Qua những so sánh trên, ta có thể thấy rằng việc phân tích nghệ thuật xây
dựng nhân vật khi dạy học văn bản truyện ngắn Hai đứa trẻ đã góp phần rõ rệt nâng
cao chất lượng dạy học tác phẩm. Kết quả này còn được thể hiện với những mức độ
khác nhau ở hầu hết các lớp 11 mà chúng tôi đã dạy trong những năm qua, nâng
cao chất lượng học sinh giỏi môn học, kết quả trong năm học 2017-2018, đội tuyển
Văn của nhà trường do chúng tôi phụ trách đã thi đạt 5/5 giải tỉnh, được nhà trường
và các cấp ngành ghi nhận.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp, nhà trường.
Chúng tôi đã đưa đề tài này ra tổ để trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm.
Đa số các đồng nghiệp trong tổ đã đánh giá cao và vận dụng có hiệu quả, tạo được
hứng thú cho học sinh và giúp các em hiểu sâu, nắm vững hơn về các nhân vật
cũng như truyện ngắn Hai đứa trẻ. Và cho đến nay, những kinh nghiệm của tôi đã
được tổ chuyên môn thừa nhận là có tính thực tiễn và tính khả thi. Hiện nay, chúng
tôi đã vận dụng rộng rãi việc phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật vào việc đọc
hiểu đa số các văn bản tác phẩm tự sự khác trong chương trình THPT, áp dụng
trong phạm vi trường THPT Như Thanh 2 một cách hiệu quả.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những nội dung quan
trọng nhất khi đọc hiểu tác phẩm tự sự. Việc phân tích nghệ thuật xây dựng nhân
vật cần phải đáp ứng đầy đủ và nghiêm ngặt những yêu cầu về tính toàn diện,
khách quan và chính xác. Là một phương diện để đảm bảo việc tìm hiểu tác phẩm
một cách toàn diện và sâu sắc. Đối với một truyện ngắn trữ tình như Hai đứa trẻ
17



của Thạch Lam thì đây cũng không phải là một ngoại lệ nếu muốn học sinh thực sự
cảm nhận đầy đủ tài năng của nhà văn Thạch Lam
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi không khẳng định đây là
cách làm riêng, độc đáo mang tính đột phá mà chỉ đơn thuần là một kinh nghiệm
của bản thân đã được vận dụng và kiểm chứng trong thực tế dạy học. Chúng tôi rất
mong nhận được và xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp để chúng ta cùng trao đổi, học hỏi nhằm tích lũy được ngày càng nhiều
những kinh nghiệm cần thiết trong việc dạy học môn Ngữ văn trong trường phổ
thông, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng, cải thiện tình trạng học văn của
học sinh hiện nay.
3.2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường: cần đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị, tài liệu tham
khảo cho môn học, tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa dưới dạng câu lạc bộ
để giáo viên, học sinh có diễn đàn trao đổi sâu hơn các vấn đề nghệ thuật tác phẩm.
- Đối với Sở Giáo dục: Cần phổ biến rộng rãi hơn những SKKN có chất
lượng phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học, mở nhiều hơn những lớp tập huấn
về chuyên môn nhằm trao đổi sâu hơn những nội dung khó của chương trình./.
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của riêng mình, không sao
chép của bất kì ai khác.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người thực hiện

Nguyễn Văn Hải

18



Danh mục tài liệu tham khảo
- Thi pháp học và thi pháp truyện ngắn, Phạm Phú Phong. Nxb Đại học khoa
học Huế 1997
- Truyện ngắn Việt Nam- lịch sử, thi pháp, chân dung. Phan Cự Đệ, Nxb Giáo
dục- Hà Nội 2007.
- Bé An- một biểu hiện sống động của tài năng truyện ngắn Thạch LamNguyễn Văn Hải, Báo Giáo dục và thời đại. số 285 ngày 28/11/2016.
- Thạch Lam- tác phẩm, lời bình. Nguyễn Anh Vũ( biên soạn), Nxb Văn học
2012.
- Sách giáo viên Văn học 11. Nguyễn Đăng Mạnh( chủ biên), Nxb Giáo dục
2000.
19


- Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11. Nguyễn Văn Đường, Nxb Hà Nội 2009.
- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 1. Phan Trọng Luận ( chủ biên), Nxb Giáo
dục 2008…
Danh mục SKKN đã được xếp loại
Đề tài: Nâng cao sức hấp dẫn của bộ môn Ngữ Văn cho học sinh trường
THPT Như Thanh 2 qua một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- xếp loại B
năm 2013.

20



×