Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG “BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA V.I.LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108 KB, 25 trang )

PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG “BÚT KÝ TRIẾT HỌC”
CỦA V.I.LÊNIN

1


MỞ ĐẦU
Bối cảnh lịch sử nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được nhà văn
Macxim Gorki khái quát một cách đầy hình tượng trong tác phẩm “Bài ca chim
báo bão”: “Bão tố, bão tố sắp nổi lên rồi”. Bởi lẽ đây là giai đoạn trung tâm
của cách mạng thế giới đã chuyển từ nước Đức sang nước Nga. Nước Nga
không chỉ là điểm tập trung của các mâu thuẫn của thời đại mà còn là nơi có
lực lượng xã hội dùng phương pháp cách mạng để giải quyết mâu thuẫn ấy, lực
lượng đó chính là giai cấp vô sản Nga đang ngày một phát triển và quần chúng
nông dân đòi hỏi bức thiết phải tiêu diệt tàn dư của chế độ nông nô để có ruộng
đất. Cách mạng âm ỉ cháy ở nước Nga thời đó mạnh hơn bất cứ nước nào khác
và nó báo hiệu một cuộc cách vĩ đại khai sinh ra một thời đại mới đang dần
chín muồi.
Lúc này chủ nghĩa Mác đã thâm nhập sâu vào GCCN song Quốc tế II lại
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội, xét lại âm mưu đánh đổ thế giới quan
duy vật biện chứng. Các lãnh tụ của Quốc tế muốn giải quyết hòa bình, rút
khỏi chiến tranh đế quốc nhưng không gắn với cách mạng vô sản. Trước đòi
hỏi bức thiết của thực tiễn cách mạng và lý luận Lênin cần bảo vệ và phát triển
hơn nữa chủ nghĩa Mac trong tình hình mới. Trong thời gian này Người đã viết
một loạt các tác phẩm mang tính luận chiến mạnh mẽ, như: “Những người bạn
dân là như thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra
sao”, “Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”, “Chủ
nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật phê phán”,...trong đó không thể không
kể đến “Bút ký triết học”.
Mặc dù tác phẩm mới chỉ ở dạng bút ký, song nó đã đưa ra những ghi
chép xuyên suốt lịch sử triết học và các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac.


Tác phẩm được coi là một mẫu mực của chủ nghĩa Mác, không chỉ định hướng
2


cho cách mạng trong tình hình mới mà còn bảo vệ phát triển thành công chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trong thời đại Đế quốc chủ
nghĩa. Đặc biệt phép biện chứng duy vật đã được Lênin kế thừa phát triển một
cách xuất sắc. Việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong “Bút ký triết học” là
một yêu cầu cần thiết đối với môn đồ của Mác. Bởi lẽ phép biện chứng duy vật
thể hiện trong tác phẩm còn có vai trò to lớn trong việc nhận thức các vấn đề
của thời đại ngày nay.
Liên quan đến tác phẩm “Bút kí triết học”, có một số công trình nghiên
cứu đã đề cập, đó là:
- “Lịch sử phép biện chứng” tập 5 phép biện chứng Macxit (giai đoạn
V.I.Lênin Viện hàn lâm khoa học Liên Xô viện Triết học, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998.
- “Vấn đề triết học trong các tác phẩm của C.Mac – Ph. Ăngghen
V.I.Lênin” PGS.TS Doãn Chính – TS. Đinh Ngọc Thạnh (chủ biên), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Về hệ phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
“Bút ký triết học” ra đời trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động
của nước Nga nói riêng và thế giới nói chung. Do vậy để nghiên cứu vấn đề
này tác giả sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, để thấy rõ được mối quan hệ
của nó với hoàn cảnh ra đời.
- Phương pháp chung
+ Tổng hợp – phân tích.
+ Lịch sử - lôgic.
+ Diễn dịch – quy nạp
- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin

+ Đọc tài liệu và thu nhậ thông tin.
3


+ Tổng thuật và lược thuật
Về kết cấu nội dung:
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3
chương và 7 tiết.

4


CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU TÁC
PHẨM “ BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA V.I. LÊNIN
1.1.

Hoàn cảnh ra đời “ Bút ký triết học”

“Bút ký triết học” gồm 10 cuốn ghi chép tóm tắt các sách triết học và
khoa học tự nhiên. Bao gồm bản tóm tắt các tác phẩm của Mac, Ăngghen,
Hêghen, Phoiơbăc, và các tac phẩm của các nhà triết học cổ đại như Arixtôt,...
Những tài liệu chủ yếu của “Bút ký triết học” được Lênin ghi chép vào khoảng
năm 1914 đến 1916. Đây là giai đoạn cả châu Âu ngập trong khói lửa của
chiến tranh đế quốc và đang nhen nhóm một cuộc cách mạng vô sản.
Những năm 1914 – 1916 là thời đại của những chấn động và bão táp
cách mạng, những mâu thuẫn sâu sắc cảu CNTB tập trung vào nước Nga., sự
chín muồi của một cuộc cách mạng vô sản đang đến gần. Bối cảnh này đòi hỏi
một tư duy thật mềm dẻo, linh hoạt có khả năng phản ánh được những mâu
thuẫn thực tế của quá trình phát triển. Việc giải quyết các vấn đề chính trị của
thời đại, việc định ra đường lối chiến lược của Đảng vô sản trong điều kiện

mới phải dựa trên cơ sở phân tích bản chất kinh tế - xã hội của CNĐQ. Điều đó
không thể thực hiện được nếu thiếu phép biện chứng. Trong bối cảnh cấp bách
ấy Lênin đã chọn cách đọc lại các tác phẩm kinh điển.
Hơn ai hết Lênin hiểu rõ vị trí của phép biện chứng, vị trí của chủ nghĩa
Mac trong cuộc đấu tranh cách mạng của GCVS. Học thuyết Mac - một chủ
nghĩa duy vật triệt để được làm phong phú bằng phép biện chứng - là nền tảng
cho sự phê phán có tính chất cách mạng đối với toàn bộ hiện thực đang tồn tại.
Đầu thế kỷ XX đi đôi với sự thắng lợi của chủ nghĩa Mac trong phong trào
công nhân đã xuất hiện hiện tượng lý giải chủ nghĩa Mác theo quan điểm kinh
tế tầm thường. Vì vậy ngay trong buổi đầu hoạt động của mình Lênin đã chống
lại các khuynh hướng đó bằng cách đem nội dung chân chính của chủ nghĩa
5


Mác chống lại các lý luận cơ hội, xét lại, đặc biệt người nhấn mạnh phương
pháp phê phán của phép biện chứng.
Trong thời kỳ cách mạng Nga lần thứ nhất, Lênin đã đấu tranh chống lại
việc bọn Mensevich căn cứ vào tính chất chung của cách mạng dân chủ tư sản
mà suy ra rằng giai cấp nắm độc quyền cách mạng ấy phải là giai cấp tư sản.
Nhưng quan điểm này lại đi ngược lại phép biện chứng về tính tất yếu của
quan điểm lịch sử - cụ thể đối với việc phân tích bất kỳ một hiện tượng nào.
Mặt khác chiến tranh đế quốc cũng bóc trần bản chất cơ hội với tư cách
là cơ sở lý luận của hệ tư tưởng và chính sách của lãnh tụ Quốc tế II. Họ muốn
giải quyết hòa bình, chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất tách khỏi vấn đề
cách mạng XHCN. Nhưng nếu không có cách mạng của GCVS thì hòa bình
trong điều kiện đó chỉ là hòa bình đế quốc chủ nghĩa. Chỉ có cuộc đấu tranh
của GCVS và toàn thể nhân dân lao động bị áp bức nhằm lật đổ chính quyền tư
bản mới có hoà bình chân chính, mới có thể giải thoát các dân tộc ra khỏi chiến
tranh.
Lênin còn chỉ rõ CNĐQ độc quyền đã là cho sự phát triển không đều

giữa các nước trở nên đặc biệt rõ rệt và sâu sắc. Người dự báo rằng: Trong thời
đại ĐQCN cách cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước,
thậm chí ở một số nước riêng biệt. Tư tưởng đó kích thích sáng kiến cách mạng
và tính năng động cách mạng.
“Bút ký triết học” phân tích một cách khoa học thời đại ĐQCN vô cùng
phức tạp và đầy mâu thuẫn, giải quyết những vấn đề căn bản của sự phát triển
quốc tế và cuộc đấu tranh giai cấp của GCVS, quyết định nội dung và phương
hướng hoạt động của ĐCS trong điều kiện mới - tất cả điều đó chỉ có được với
điều kiện vận dụng và phát triển sáng tạo triết học Macxit nói chung, phép biện
chứng duy vật nói riêng.

6


Như vậy không thể hiểu “Bút ký triết học” nếu tách rời tác phẩm khỏi
những yêu cầu và nhiệm vụ mới trong cuộc đấu tranh cách mạng của GCVS.
1.2.

Mục đích Lênin viết tác phẩm “Bút ký triết học”

Mục đích tối cao của “Bút ký triết học” là bảo vệ và phát triển phép biện
chứng duy vật mà Mác Ăngghen đã xây dựng, chống lại mọi xu hướng xuyên
tạc và đòi xét lại chủ nghĩa Mác. Lênin đã thực hiện mục đích đó bằng cách
khẳng định phép biện chứng duy vật bằng nền tảng khoa học tự nhiên đương
đại và lịch sử phép biện chứng mà đỉnh cao nhất của phép biện chứng trước
Mác là Hêghen.
Từ đó Lênin đã làm sâu sắc thêm quan điểm vè phép biện chứng như
một khoa học về sự phát triển của thế giới khách quan, của tự nhiên, xã hội và
tư duy, xác định các yếu tố của phép biện chứng và, sự thống nhất của phép
biện chứng – lý luận nhận thức và logic học. Từ góc độ phương pháp biện

chứng tác phẩm làm sáng tỏ thêm quy luật kế thừa trong sự phát triển của tư
duy triết học qua các thời đại.
Trong đó quan niệm về sự thống nhất phép biện chứng, logic học, lý
luận nhận thức là vấn đề then chốt trong triết học Mac –Lênin. Lênin đưa ra
kết luận: “ Trong logic, lịch sử tư tưởng, nói chung và nói về toàn bộ, phải phù
hợp với những quy luật của tư duy” [ 6, 356].
Lêninn đã coi học thuyết Mác, phương pháp luận của nó như kim chỉ
nam cho hành động. Ông chỉ ra việc vận dụng phép biện chứng duy vật vào
phân tích thực tiễn xã hội, thời đại cách mạng phức tạp, sôi sục sẽ phát hiện ra
những mâu thuẫn nội tại trong nó, đây là động lực cơ bản cho sự tiến bộ của xã
hội.
1.3.

Kết cấu của tác phẩm “Bút ký triết học”

“Bút ký triết học” không phải là tác phẩm được trau chuốt về mặt văn
chương, ngôn từ để đưa ra xuất bản mà thực chất đây là những bản tóm tắt các
7


sách, các bài, những ghi chú, những tư tưởng được ghi lại khi Lênin đọc các
tác phẩm này hay tác phẩm khác. Nhiều ý kiến mới được trình bày dưới dạng
đề cương, nhiều trường hợp khác mới chỉ ở dạng hướng đề cương hay là
hướng suy nghĩ. Vì vậy khi nghiên cứu cần xuất phát từ tinh thần chung, từ
tính nhất quán bên trong của những quan điểm của Lênin thể hiện trong toàn
bộ di sản lý luận của Người.
Khi nghiên cứu tác phẩm này chúng ta cần xâu chuỗi các trích đoạn lại
với nhau để xác định nội dung cần phân tích. Để tiếp cận tác phẩm này cần dựa
vào luận điểm hết sức sâu sắc cảu Lênin: Phép biện chứng là sự khái quát lịch
sử của nhận thức (của lịch sử triết học nói riêng và những lĩnh vực tri thức mà

lý luận nhận thức phải dựa vào để khai thác là lịch sử triết học, lịch sử khoa
học riêng lẻ,...). Từ đây chúng ta có thể phân định những vấn đề cơ bản trong
tác phẩm này như sau:
- Lịch sử triết học, phép biện chứng và tư tưởng của Lênin về phép biện
chứng duy vật.
- Những vấn đề phép biện chứng, lý luận nhận thức và logic học của
Lênin.

8


CHƯƠNG 2: MẤY VẤN ĐỀ VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG
ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG “ BÚT KÝ TRIẾT HỌC”
2.1.

Khái niệm phép biện chứng

Thuật ngữ “ biện chứng” có gốc từ tiếng Hi Lạp là “dialektica” (với
nghĩa là nghệ thuật đàm thoại, tranh luận). Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ
thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát triển mâu thuẫn trong lập
luận của đối phương và bảo vệ những lập luận của mình.
Trong triết học Mác “ biện chứng” được dùng đối lập với “siêu hình”.
“Siêu hình” là phương pháp xem xét sự tồn tại cua sự vật, hiện tượng và phản
ánh chúng vào tư duy con người trong trạng thái biệt lập, tách rời với các sự
vật, hiện tượng khác, không vận động, không phát triển. Trái lại “biện chứng”
là phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình vận động, phát triển không ngừng.
Phương pháp này không chỉ thấy sự vật cá biệt mà còn thấy mối liên hệ giữa
chúng, không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật, mà còn thấy sự sinh thành và diệt
vong của chúng. Nó là một phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, thừa nhận trong

những trường hợp nhất định, bên cạnh cái “hoặc là...hoặc là”, còn có “cái này
lẫn cái kia” nữa.
2.2.

Lênin đánh giá phép biện chứng trước Mác

Lênin đã làm sáng tỏ cuộc đấu tranh về mặt thế giới quan giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và siêu hình trong lịch sử
phát triển của triết học. Từ đó đưa ra cách đánh giá của mình về quá trình hình
thành và phát triển các phạm trù của phép biện chứng, chủ nghĩa duy vật và lý
luận nhận thức. Khi nghiên cứu lịch sử triết học , tư tưởng có tính nguyên tắc
toát lên trong các ghi chép của Người là tính Đảng, tính nghiêm khắc của lịch
sử và sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức, và logic biện
9


chứng. Lênin quan niệm lịch sử triết học hiện ra như một chuỗi lớn các quá
trình của sự phát triển trở lại chính mình.
Xác định những nấc thang phát triển của tri thức triết học, Lênnin phân
tích triết học Hy Lạp cổ đại từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà tư tưởng cổ
đại tiến gần đến cách hiểu phép biện chứng như khoa học triết học. Dưới hình
thức sơ khai họ đề cập đến các phạm trù, các nguyên lý cơ bản của phép biện
chứng. Lênin đánh giá cao quan điểm của Hêraclit, quan điểm mà theo Hêghen
có “ tính khách quan...,tức là phép biện chứng, mà bản thân được hiểu như là
một nguyên tắc” [6, 276] của mọi thực tại. “Cái khác” được Hêghen phân tích
khá sâu sắc trong học thuyết về bản chất, theo Lênin chính là cách hiểu về bản
chất sự vật trên cơ sở phép biện chứng. “Cái khác” như là cái khác “của nó”,
sự phát triển thành cái đối lập “của nó”.
Tóm tắt tư tưởng triết học của trường phái Êlê (Dênông, Pacmênit)
Lênin đã dẫn ra khía cạch chủ yếu của phép biện chứng, của khái niêm. Hai

nhà triết học này đã đã phát hiện ra, phân tích mâu thuẫn của tính liên tục và
gián đoạn, duy thể và đa thể, tồn tại và hư vô. Song họ không thể hiện được
bản chất mâu thuẫn của vận động như sự thống nhất tính liên tục và tính gián
đoạn trong logic các khái niệm. Pacmênit và Dênông phủ nhận vận động vì
theo họ nếu thừa nhận vận động của tồn tại tất yếu sẽ dẫn đến những mâu
thuẫn không thể giải quyết được trong tư duy. Họ gọi những vấn đề không giải
quyết được này là các aporia (nghịch lý). Những aporia do Dênông nêu ra đã
kích thích óc tìm tòi khám phá của các nhà khoa học và triết học trong nhiều
thế kỷ. Vì thế Lênin cho rằng những người theo phái Êlê lần đầu tiên đã nêu ra
các nghịch lý của việc thể hiện vận động trong logic của các khái niệm, đó
cũng là phép biện chứng. Nhân đó Người đưa ra cách hiểu về phép biện chứng:
“ Phép biện chứng là nghiên cứu sự đối lập sự vật tự nó, của bản chất của cơ
chất, của thực thể, - từ hiện tượng “tồn tại vì một cái khác”... phép biện chứng
10


là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong ngay bản chất các đối tượng” [6, 267-268].
Đống góp của trường phái Êlê vào nền triết học Hy Lạp đã trình bày dưới hình
thức phủ định biện chứng của tính liên tục và tính gián đoạn, vô hạn và hữu
hạn, đưa đến quan niệm đúng đắn rằng “ vận động là một mâu thuẫn, là một sự
thống nhất của các mâu thuẫn”.
Khi đánh giá về thuyết nguyên tử của Đêmôcrit và Lơxip, Lênin cho
rằng việc các nhà nguyên tử cổ đại thừa nhận sự thống nhất vật chất và vận
động, tính chất khôg bị tiêu diệt của các nguyên tử vật chất đã chứa đựng hạt
nhân của chân lý. Ở họ mạc dù thiếu sự rõ ràng, đầy đủ khi bàn về vấn đề
không gian, vận động là gì, các thuộc tính của chúng liên hệ với các thuộc tính
của vật chất như thế nào, cái gì là nguồn gốc, nguyên nhân của vận động, song
họ cũng đã đến gần những điều nêu trên.
Nếu như ở Đêmôcrit những cơn lốc của nguyên tử, vận động, va chạm là
kết quả tất yếu mù quáng, thì theo quan niệm của Êpiquya thì không nên đưa

các nguyên nhân vận động của nguyên tử về điều này, bởi lẽ bản thân nguyên
tử còn có các nguyên nhân nội tại. Lênin tỏ thái độ phê phán đối với Hêghen
khi nhà duy tâm này xuyên tạc những tư tưởng duuy vật khai sáng vĩ đại của
Êpiquya.
Lênin trích dẫn và nhận xét sự phân tích của Hêghen về Anaxago,
Xôcrat, và về phái ngụy biện. Từ những chất liệu tư tưởng đã có, Hêghen trình
bày sự vận động của tư tưởng như các vòng khâu nối tiếp nhau, thay thế nhau
và mở rộng không ngừng. Nhân việc đề cậo đến quan điểm của nàh ngụy biện
Goócgiát, Lênin viết “Những vòng khâu đang mất đi” = tồn tại và không tồn
tại. Đó là một định nghĩa cực hay về phép biện chứng” [6, 289].
Đồng thời Lênin cũng đưa ra những đánh giá khách quan về chủ nghĩa
duy tâm. Người viết rằng bản thân chủ nghĩa duy tâm cũng có lịch sử lâu dài
của nó. Trong những thời điểm lịch sử nhất định, chủ nghĩa duy tâm không chỉ
11


là người phản biện đối với chủ nghĩa duy vật, mà còn góp phần phê phán
những biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa duy vật tầm thường. Hêghen đả kích
mọi chủ nghĩa duy vật trừ chủ nghĩa duy vật biện chứng. Theo Lênin: “Chủ
nghĩa duy tâm khách quan (và hơn nữa là chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối) đã tiến
gần bằng cách trải qua nhiều quanh co (và lộn nhào), sát với chủ nghĩa duy vật
và thậm chí một phần đã biến thành chủ nghĩa duy vật” [6, 296].
Về Platôn, Lênin cho rằng chủ nghĩa duy tâm khách quan đã được kết
hợp với những hình thức thô sơ của phép biện chứng. Ông viết về phép biện
chứng khách quan của các ý niệm, về các khái niệm đối lập nhau: vận động và
đứng yên, tồn tại và hư vô, những mâu thuẫn trong tư tưởng và các biện pháp
kích thích lý trí. Tuy nhiên toàn bộ triết học Platôn là sự kết hợp thần bí học và
tôn giáo.
“Bút ký triết học” còn tóm tắt phần “Siêu hình học” của Arixtốt phê
phán quan điểm của Platôn. Lênin làm nổi bật khuynh hương duy vật cuả nhà

tưu tưởng vĩ đại này. Lênin cũng vạch rõ sự lấp liếm của Hêghen đối với các
phê phán của Arixtốt đối với Platôn, Người gọi đó là “sự bỏ qua một cách hèn
nhát” của Hêghen.
Lênin cũng tìm hiểu tư tưởng của triết học Phục hưng thế kỷ XVII –
XVIII, tư tưởng biện chứng của Laibơnitxơ về nhận thức, triết học phê phán
của Cantơ, chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbăc. Trong khi tóm tắt học
thuyết về khái niệm Lênin đánh giá cao Hêghen trong việc phê phán học thuyết
của Cantơ về “vật tự nó” và “hiện tượng”, về chủ nghĩa chủ quan. Quan điểm
của Hêghen – “Chân lý thực tiễn cao hơn chân lý lý luận” - được Lênin xem
như nguyên tắc sơ khởi của nhận thức lý luận nhận thức khoa học. Dưới vỏ
bọc của chủ nghĩa duy tâm đã ẩn chứa những tư tưởng có giá trị về mặt nhận
thức luận. Phê phán học thuyết của Cantơ về “vật tự nó” và “hiện tượng”,
Hêghen đã vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, con
12


đường nhận thức biến “vật tự nó” thành “vật cho ta”. Từ cách tiếp cận này
Hêghen đi đến quan niệm về nhận thức chân lý như một quá trình. Lênin đánh
giá cao biện chứng của quá trình nhận thức do Hêghen nêu ra trong “logic
học”.
Những nhận xét trên đây cảu Lênin cho thấy tính kế thừa và phát triển
của tư duy triết học qua các thời đại. Hêghen điều chỉnh Cantơ trong lý luận
nhận thức và ông lại bị thế hệ sau điều chỉnh, đúng hơn là cải tạo để hướng nó
vào quỹ đạo của tranh luận trên cơ sở thừa nhận chân lý khách quan. “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn –
đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý. Cantơ đã hạ thấp tri thức
để dọn sạch đường cho niềm tin; Hêghen đề cao tri thức và quả quyết rằng tri
thức tức là tri thức về Thượng đế. Người duy vật đề cao tri thức về vật chất,
giới tự nhiên, tống Thượng đế và bọn triết học bảo vệ thượng đế vào hố rác”
[6, 179].

Mác đã từng nói phép biện chứng của Hêghen đã bị “đặt lộn ngược đầu
xuống đất”. Lênin một lần nữa khẳng định thế giới quan duy vật cuả phép biện
chứng Macxit: không phải tư duy là cơ sở tồn tại vậ chất, bản thân tư duy sẽ
chẳng sáng tạo ra được gì cả nếu không phản ánh thế giới ấy vào trong đầu óc
con người “Biện chứng của sự vật sản sinh ra biện chứng cảu ý niệm chứ
không phải ngược lại” [6, 209]
Trong “Bút ký triết học” Lênin còn đánh giá các tư tưởng của Phoiơbắc.
Lênin nhận xét: Nhà triết học từng coi mình là môn đệ của Hêghen giờ đây gọi
triết học của Hêghen là thứ triết học xa rời thự tiễn của con người. Phoiơbắc đã
loại Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu cua triết học. Ông đã khôi phục
được truyền thống duy vật trong bối cảnh chủ nghĩa duy tâm đang còn phổ
biến ở Đức tuy nhiên Phoiơbắc chưa vượt qua được giới hạn của chủ nghĩa duy

13


vật siêu hình vì không đánh giá đúng hạt nhân hợp lý của phép biện chứng duy
tâm của Hêghen.
Khi nghiên cứu lịch sử phép biện chứng, Lênin đã cho thấy sự thống
nhất của phép biện chứng, lý luận nhận thức và logic học. Nguyên tắc này
được người diễn đạt và tiếp cận bằng những vòng tròn triết học hay các vòng
khâu của nhận thức. Tư tưởng của Người về lịch sử triết học là một vòng tròn
của những vòng tròn trong tiến trình nhận thức khoa học với những điểm tăng
trưởng phản ánh bản chất của quá trình phát triển của nhận thức.
2.3.

Các yếu tố của phép biện chứng

Yếu tố thứ nhất, Lênin nhấn mạnh sự thống nhất không thể tách rời giữa
phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật. Đây còn là điểm xuất phát để phân biệt

phép biện chứng Macxit và phép biện chứng của Hêghen cũng như các trò
ngụy biện, chiết trung. Lê nin kiên quyết chống lại cách hiểu chủ quan về phép
biệnc chứng, chống lại cách hiểu phép biệnc chứng như “trò ảo thuật”. Người
nhấn mạnh “phép biện chứng không pahỉ ở trong lý trí con người mà ở trong
hiện thực khách quan” [6, 213]
Yếu tố thứ hai, tổng hòa những mối quan hệ của sự vật ấy với sự vật
khác. Lênin chỉ ra mối liên hệ mọi mặt của sự vật này với sự vật káhc, bởi lẽ
bất kỳ sự nào trong khi tác động với các sự vật khác cũng đều nằm trong mối
quan hệ nhất định. Muốn hiểu được bản chất sự vật hiện tượng cần tính đến các
quan hệ đa dạng của chúng. Vì thế khi nghiên cứu phân tích sự việc cần tuân
thủ nguyên tắc toàn diện. Việc xem thường nguyên tắc này sẽ dẫn đến phiến
diện, siêu hình trong nhận thức. Bên cạnh đó cần kể đến nguyên tắc lịch sử - cụ
thể. Nghĩa là phải tính đến điều kiện cụ thệ, những giới hạn khách quan mà ở
đó một số đặc tính hiện diện như các đặc tính cơ bản, một số khác lại không cơ
bản, thứ yếu.

14


Yếu tố thứ ba, nguyên lý phát triển. Cần phải xem xét các sự vật hiện
tượng trong sự vận động và phát triển của chúng. Lênin chú trọng đến tính quy
định khách quan của quá trình phát triển. Trong quá trình phát triển luôn thể
hiện các lực lượng bên trong, các khuynh hướng của sự vật. Điều quan trọng là
phải vạch ra nguồn gốc, động lực của vận động, phát triển. Sự đối lập có tính
nguyên tắc của phép biệnc chứng và phép siêu hình cũng la ở chỗ này.
Yếu tố thứ tư, những khuynh hướng (và những mặt) mâu thuẫn bên
trong của sự vật ấy. Mâu thuẫn bên trong cảu các sự vật hiện tượng – đó là đặc
tính phổ biến trong thực tiễn. Lênin dẫn lại quan điểm của Heghen, theo đó
mọi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong; mâu thuẫn là nguồn gốc của
tất cả mọi vận động và của tất cả mọi sức sống, chỉ trong chừng mực một vật

chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới có xung
lực và hoạt động [6, 147 -148]. Tiếp đó Người đánh giá cao tư tưởng của
Hêghen về sự nhận thức bản chất cảu các mâu thuẫn trong các hiện tượng tự
nhiên và xã hội.
Yếu tố thứ năm, sự thống nhất của các mặt đối lập. Sự thống nhất của
các mặt đối lập phản ánh quá trình vận động và phát triển của sự vật. Phép biện
chứng đòi hỏi xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập một cách cụ thể, xét
trong những mối quan hệ cụ thể. Đây là bản chất của sự đồng nhất mang tính
biệnc chứng, sự đồng nhất có chứa đựng nhứng yếu tố khác biệt. Từ đây Lênin
một lần nữa đưa ra định nghĩa về phép biện chứng: “Có thể định nghĩa vắn tắt
phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập” [6, 239].
Yếu tố thứ sáu, đấu tranh cũng như sự triển khai của các mặt đối lập ấy,
của những khuynh hướng mâu thuẫn. Yếu tố này chỉ ra quá trình phát triển của
các mặt đối lập, sự thâm nhập lẫm nhau giữa chúng. Nhận thức biệnc chứng
cần phản ánh sự triển khai toàn bộ các lĩnh vực của thực tiễn chứa đầy mâu
thuẫn, cùng lúc cần tạo ra sự đổi mới kịp thời về mặt lý luận, để nghiên cứu
15


mối quan hệ nhiều mặt của nó. Giải quyết mâu thuẫn là khắc phục mặt đối lập
này bằng bằng mặt đối lập khác. Một mâu thuẫn được giải quyết lại xuất hiện
những mặt đối lập mới trong quan hệ với nhau, có nghiã là xuất hiện mâu
thuẫn mới.
Yếu tố thứ bảy, sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp. Phép phân tích là
chia nhỏ các mặt của sự vật hiện tượng ra ở hình thức trừu tượng hóa, phép, thì
trong khi tổng hợp các mặt đối lập đã trừu tượng hóa của đối tượng, chúng ta
liên kết các mặt ấy với nhau phù hợp với bản chất khách thể. Phép phân tích và
tổng hợp nằm trong sự thống nhất, mặc dù phản ánh các mặt đối lập nhau của
quá trình nhận thức.
Yếu tố thứ tám, những mối quan hệ của sự vật (hiện tượng ) này với sự

vật (hiện tượng) khác không những muôn màu muôn vẻ mà còn phổ biến, toàn
diện. Yếu tố này nhấn mạnh tính phổ biến của mối quan hệ của sự vật này với
sự vật khác. Nhận thức của con người phát hiện ra mối quan hệ của các sự vật
cụ thể trong sự tác động toàn diện, đồng thời chứng minh được rằng cái chung
chỉ tồn tại thông qua cái riêng, còn cái riêng thông qua nhiều mối liên hệ mà
gắn với các hiện tượng khác, và vươn đến cái chung.
Yếu tố thứ chín của phép biện chứng chỉ ra đặc trưng của sự chuyển hóa
các mặt đối lập. Lênin gắn đặc điểm này của sự phát triển với hai yếu tố cuối
cùng của phép biện chứng - yếu tố thứ muời lăm và thứ muời sáu “đấu tranh
của nội dung với hình thức và ngược lại. Vứt bỏ hình thức, cải tạo nội dung”
và “ sự chuyển hóa lượng thành chất.
Yếu tố thứ mười, quá trình vô hạn của việc tìm ra những mặt mới, những
quan hệ mới,...Phép biện chứng thể hiện ở đây với tính cách là nhận thức sinh
động, phức tạp và đa dạng, bao hàm vô số những mặt riêng biệt trong cách
quan sát đi gần tới hiện thực.

16


Yếu tố thứ mười một và mười hai làm lộ rõ phép biện chứng với tư cách
là logic học, nhờ đó phép biệnc chứng xuất hiện với tư cách như là lý luận
ngày càng phát triển trong lịch sử được mở rộng ra theo thời gian. Yếu tố thứ
mười một khẳng định sự phát triển của nhận thức theo hướng làm sâu sắc
thêm, chuyển từ trình độ này lên trình độ khác trên cơ sở hiểu biết trực diện về
thế giới. Do đó, sự phát triển của tư duy được thực hiện không phải bằng cách
tổng cộng, mà bằng cách cụ thể hóa và làm phong phú thêm nữa trình độ trước
ở trình độ sau.
Yếu tố thứ 13 – sự lặp lại của một số đặc trưng, đặc tính của giai đoạn
thấp ở giai đoạn cao.
Yếu tố thứ 14 – sự quay trở lại dường như với cái cũ (phủ định của phủ

định).
V.I Lênin đã đưa ra khía cạnh quan trọng nhất của phát triển là lưu giữ
cái tích cực, phù hợp trong quá trình phủ định, lặp lại cái cũ ở nấc thang cao
hơn nhờ củng cố và phát huy cái tích cực. Ta thấy rằng thông thường không
phải mọi cái tích cực đều được phát huy; sự trở về không đơn giản là sự lặp lại
cái cũ, mà đó là sự lặp lại ở trình độ phát triển. Sự lặp lại cái đã qua trên cơ sở
mới, có thể diễn ra qua hai hoặc nhiều lần phủ định. Trong khi vạch ra quy luật
phủ định của phủ định, V.I Lênin nhận mạnh rằng, ngay nhận thức của con
người cũng diễn ra không theo đường thẳng, mà theo đường cong, theo đường
tiếp cận vô hạn vào tập hợp vòng tròn, vào đường xoáy ốc. Chúng ta có thể
hình dung về những đường tròn giao nhau, nối tiếp nhau, ngày càng mở rộng.
Trong những vòng tròn như thế tính biện chứng của tính liên tục và tính gián
đoạn được thể hiện ở chỗ mỗi sự chuyển tiếp, về mặt tri thức, bao giờ cũng đi
đôi với khủng hoảng và đột biến.
2.4.

Về vấn đề phép biện chứng

17


Sự phát triển của khoa học và trình độ nhận thức chung của con người
hôm nay càng khẳng định tính đúng đắn của quan điểm của V.I Lênin về các
yếu tố của phép biện chứng.
Bản chất của quan điểm biện chứng là quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập. phân đôi cái thông nhất và nhận thức các mặt đối lập của
nó cũng là đặc trưng của phép biện chứng (Heghen gọi là đặc trưng cơ bản).
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật phổ biến, toàn
diện, phán ánh bản chất của sự phát triển, nguyên nhân thay đổi của mọi sự vật,
hiện tượng, hệ thống tự phát triển. Nguồn gốc của thay đổi và phát triển nằm ở

chính các sự vật và hiện tượng. Phát triển là “đấu tranh của các mặt đối lập”.
Chúng là các khía cạnh, các đặc điểm của sự vật, hiện tượng, hệ thống vật chất
loại trừ nhau, đồng thời cần đến nhau, chế ước nhau. Quá trình thâm nhập lẫn
nhau của các khuynh hướng đối nghịch là kết quả của sự thay đổi các mối liện
hệ bên trong cơ bản, xác định hình thức thống nhất đó, cơ cấu và các quy luật
thay đổi hệ thống đó.
“Phân đôi” (Heghen gọi sự “tách mình ra khỏi mình” là “tha hóa”, nghĩa
là khách quan hóa) cái thống nhất và nhận thức các bộ phận của nó, bắt đầu từ
cái đơn giản nhất, là điều cần thiết để nắm bắt toàn bộ các đặc tính của sự vật
trong thế giới.
V.I Lênin viết: “Trong “Tư bản” Mác phân tích trước hết cái đơn giản
nhất, quen thuộc nhất, cơ bản nhất, chung nhất, thông thường nhất, cái thường
gặp đến hàng nghìn triệu lần, mối quan hệ của xã hội tư sản (xã hội hàng hóa):
sự trao đổi hàng hóa. Sự phân tích phát hiện trong cái hiện tượng đơn giản nhất
ấy (trong cái “tế bào” của xã hội tư sản) tất cả những mâu thuẫn của xã hội
hiện đại. Sự trình bày tiếp theo vạch cho chúng ta thấy sự phát triển (cả sự lớn
lên lẫn sự vận động) của các mâu thuẫn ấy và cái xã hội ấy, trong tổng số các
bộ phận của nó, từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc của xã hội đó” [6, 380].
18


Theo V.I Lênin, phương pháp nghiên cứu như thế là biểu hiện của phép biện
chứng về các quá trình xã hội.
Về mối quan hệ biện chứng cái riêng – cái chung, V.I Lênin viết “ cái
riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đứa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại
trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung. Bất
cứ cái chung nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất của cái
riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật
riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung, v.v…
Bât cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với

những cái riêng thuộc loại khác” [6, 381].
Sự phân tích như vậy tất yếu dẫn đến chỗ thừa nhận tính biện chứng là
cái cố hữu ở mọi nhận thức của con người nói chung. Quá trình nhận thức
chính là quá trình phát hiện trong “ cái ngăn tổ ong” ấy của toàn bộ nhận thế
giới các yếu tố của nó và mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau. Phép biện
chứng, do đó, “chính là lý luận nhận thức của Hêghen và của chủ nghĩa Mác”
[6, 382].
Tư tưởng của V.I Lênin về phép biện chứng như sự nhận thức sinh động,
nhiều mặt, đối lập với phép siêu hình, với chủ nghĩa duy vật siêu hình. V.I
Lênin vạch rõ, chủ nghĩa duy vật siêu hình đã không thể phân tích một cách
thuyết phục quá trình nhận thức lý luận và quá trình vật chất hóa kết quả của
nhận thức.
Tìm hiểu sự thống nhất phép biện chứng với logic học và lý luận nhận
thức, V.I Lênin nhấn mạnh rằng nhận thức không đi theo một đường thẳng, mà
là một đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng
xoáy ốc. Chính vì “con đường cong ấy” mà quá trình nhận thức cần diễn ra
một cách linh hoạt và uyển chuyển, tránh tạo nên một đường thẳng độc lập.
V.I Lênin vạch ra nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm: “ Theo
19


quan điểm của chủ nghĩa duy vật thô lỗ, đơn giản, siêu hình, thì chủ nghĩa duy
tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự
thổi phồng, bơm to) phiến diện, thái quá….của một trong những khía cạnh của
nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi thế giới tự nhiên,
thần thánh hóa” [6, 385].
V.I Lênin ví chủ nghĩa duy tâm như “một đóa hoa không kết quả”,
nhưng là “một đóa hoa không kết quả mọc trên cái cây sống của nhận thức sinh
động, phong phú, chân thực, khách quan, tuyệt đối của con người” .

Việc sử dụng các tư tưởng triết học của quá khứ một cách cắt xén, lệch
lạc, xem nhẹ giá trị đích thực của nó và quy mọi vấn đề (vốn mang tính mở) về
một hệ quy chiếu bất biến rồi phán xét chúng theo một đồ thức luận máy móc,
từng xảy ra không ít lần trong lịch sử. Từ bỏ mô-típ tư duy mang lốt khách
quan, “biện chứng” (nhưng không biện chứng) ấy chẳng phải là điều đơn giản,
dễ dàng.

20


CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA “BÚT KÝ TRIẾT HỌC”
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA DUY VẬT
BIỆN CHỨNG
Tác phẩm “Bút ký triết học” bao quát phạm vi hết sức rộng lớn những
vấn đề triết học, nó vạch ra phương hướng nghiên cứu nhiều vấn đề quan trọng
nhất của triết học Macxit, nó nêu lên những nhiệm vụ phát triển hơn nữa triết
học đó.
Những vấn đề triết học mà Lênin nghiên cứu trong tác phẩm đã thâm
nhập sâu sắc vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Nga cũng như
đội tiên phong của nó trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng tháng Mười - cuộc
cách mạng đặt điểm bắt đầu một thời đại mới: Thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH. Những tư tưởng của “Bút ký triết học” đã và đang là những định
hướng và lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản trên toàn thế giới.
“Bút ký triết học” còn là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh với chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa xét lại hiện đại. Trong triết học tư sản hiện đại tồn
tại nhiều khuynh hướng và trường phái khác nhau, trong đó có chủ nghĩa thực
chứng mới, chủ nghĩa Tôma mới, chủ nghĩa nhân cách,... Thực chất các trường
phái ấy là biến chứng của chủ nghĩa duy tâm khách quan hay chủ quan, đều là
triết học siêu hình, ngụy biện và chiết trung. Chống lại triết học duy tâm, siêu
hình là nhiệm vụ thường xuyên của những đại diện của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác phẩm còn là cơ sở tư tưởng vĩ đại nhất
của triết học Mác-Lênin, là kiểu mẫu đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, phép
siêu hình, thuật ngụy biện.
Ngày nay, khi mà nội dung cơ bản của thời đại là sự quá độ từ CNTB lên
CNXH trên phạm vi toàn thế giới, sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa vì
CNXH càng đòi hỏi các Đảng Cộng sản và GCCN phải vận dụng sáng tạo các
21


nguyên tắc phổ biến của cách mạng XHCN và xây dựng CNXH phù hợp với
điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước, không cho phép một sự sao chép máy
móc đường lối và sách lược của các Đảng khác. Đảng nào coi thường đặc điểm
dân tộc sẽ dẫn đến xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, sẽ nảy sinh chủ nghĩa
giáo điều và bè phái nguy hiểm cho sự nghiệp cách mạng.
Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến tính phổ biến của các quy luật chung
chủ yếu của cách mạng XHCN và xây dựng CNXH. “Bút ký triết học” đã
nghiên cứu một cách sâu sắc những vấn đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những ghi chép của tác phẩm trở thành sợi chỉ đỏ
xuyên suốt chủ nghĩa Mac-Lênin.
Có thể nói Bút ký triết học của Lênin chưa phải là một bộ sách hoàn chỉnh
và chỉ được xuất bản sau khi Lênin mất, nhưng đây là một tác phẩm có ý nghĩa to
lớn về nhiều mặt.
Trước hết, tác phẩm Bút ký triết học cùng với tác phẩm Chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) đã đặt cơ sở lý luận về mặt triết
học cho giai đoạn Lênin trong chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này, trọng tâm
chú ý của Lênin là phép biện chứng duy vật, ông đã kế thừa và cải tạo tư tưởng
biện chứng trong lịch sử và đặc biệt là tư tưởng biện chứng của Hêghen. Học
tập Mác trong việc phê phán và cải tạo phép biện chứng của Hêghen, từ đó
phát triển phép biện chứng duy vật lên một trình độ cao mới, một giai đoạn
mới.

Bút ký triết học đặt cơ sở lý luận cho việc phê phán những tư tưởng duy
tâm, siêu hình của các học giả tư sản, đặc biệt là chủ nghĩa chiết trung và
thuyết ngụy biện của các lãnh tụ trong Quốc tế II.
Bút ký triết học đem lại phương pháp luận khoa học để Lênin và Đảng
Cộng sản phân tích những đặc điểm của thời đại, của tình hình thế giới, đề ra
22


những đường lối chiến lược cho cách mạng vô sản trong bước ngoặt của lịch
sử đầu thế kỷ XX.
Ngoài ra, phép biện chứng với tư cách là phương pháp luận khoa học
được Lênin trình bày trong Bút ký triết học cũng có ý nghĩa rất to lớn trong
việc nghiên cứu các khoa học trong lĩnh vực lịch sử - xã hội và trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên.

23


KẾT LUẬN
Trong các học thuyết duy vật trước Mác đã chứa đựng không ít các tư
tưởng biện chứng, song do hạn chế của diều kiện xã hội và trình độ phát triển
của khoa học nên tính siêu hình vẫn là đặc điểm chung của chủ nghĩa duy vật
trước Mác. Đến thế kỷ XVIII, phép biệnc chứng lại phát triển trong cái vỏ duy
tâm huyền bí của triết học Hêghen. Chỉ đến khi triết học Mac ra đời mới khắc
phục được sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng. Sau này được
Lênin kế thừa và phát triển một cách xuất sắc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
“Bút ký triết học” là một trong số nhiều tác phẩm thực hiện thành công nhiệm
vụ lịch sử đó. Không chỉ vậy tác phẩm còn xây dựng phương pháp luận khoa
học trong việc nhận thức các vấn đề thực tiễn, định hướng cho phong trào cách
mạng của GCCN và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống CNTB.

“Bút ký triết học” là một mẫu mực của chủ nghĩa Mac-Lênin, chẳng những thế
nó còn có ý nghĩa to lớn đối với ngày nay.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ giáo dục và đào tạo : Giáo trình triết học Mac-Lênin, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006.

2.

PGS.TS Doãn Chính – TS. Đinh Ngọc Thạnh (chủ biên) : Vấn
đề triết học trong các tác phẩm của C.Mac – Ph. Ăngghen
V.I.Lênin Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

3.

Trần Đăng Sinh – Lê Văn Đoán (đồng chủ biên) : Chuyên đề
triết học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009.

4.

Viện hàn lâm khoa học Liên Xô viện Triết học : Lịch sử phép
biện chứng tập 5 phép biện chứng Macxit (giai đoạn V.I.Lênin)
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

5.


GS.TS Nguyễn Hữu Vui : Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc
gia, 2007.

6.

V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va,
1981, t.29.

25


×