Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HƯỚNG dẫn TRÌNH bày đồ án môn học LOGISTICS vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.46 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
ĐỒ ÁN MÔN HỌC LOGISTICS VẬN TẢI
I. Kết cấu của Đồ án môn học (ĐAMH)
- ĐAMH phải được trình bày rõ ràng, sạch đẹp theo thứ tự sau:
1. Bìa chính: bìa cứng màu xanh dương, có bóng kính, xem Phụ lục 1
2. Bìa phụ: giống với bìa chính nhưng in trên giấy thường.
3. Tờ giao nhiệm vụ đồ án môn học: ghi đầy đủ các thông tin của sinh viên, ngày
tháng được giao và hoàn thành ĐAMH, phải có chữ ký duyệt của Giảng viên hướng dẫn
(GVHD).
4. Mục lục
5. Danh mục các chữ viết tắt, nếu có
6. Danh mục các bảng biểu, hình vẽ nếu có
7. Lời mở đầu:
- “Lời mở đầu” viết chữ in hoa, đậm, căn giữa, cỡ chữ: 16
- Viết ngắn gọn (khoảng 1 trang), nói rõ lý do chọn đề tài (có thể nêu tầm quan trọng
của vận tải biển, của việc lựa chọn tàu biển và tuyến đường chở hàng…), mục đích nghiên
cứu, tình hình nghiên cứu (nghiên cứu được những gì, đề cập đến những phần kiến thức
có trong đề bài như hình thức thuê tàu, điều chỉnh mối quan hệ giữa ai với ai, đã nghiên
cứu về các cảng nào, các tuyến đường nào, những chi phí nào…), phạm vi và phương
pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài…
8. Phần nội dung
- Nên có các chương lớn như:
+ Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trình bày về: Hình thức thuê tàu gồm: khái niệm, ưu nhược điểm, đội tàu chuyên
chở, có các dạng hợp đồng hoặc hình thức tổ chức vận tải nào…, các chi phí mà chủ tàu/


người thuê tàu phải quan tâm/ phải chịu.
+ Chương 2: Phân tích số liệu ban đầu


Phân tích, diễn giải về Đơn chào hàng, Đặc điểm hàng hóa vận chuyển, Đặc điểm
của tàu, Đặc điểm của tuyến đường- bến cảng…có trong đề bài.
Bổ sung hình vẽ về tàu, cảng, tuyến đường…nếu thấy cần thiết.
+ Chương 3: Giải quyết yêu cầu đồ án
Sinh viên giải quyết các phần tính toán lần lượt theo yêu cầu của đồ án. Đến mỗi
phần tính toán nếu thấy có đề cập đến loại chi phí nào thì diễn giải về loại chi phí đó,
(phần này là bắt buộc đối với các đề): trả lời các câu hỏi như: là gì? được tính và áp
dụng như thế nào? hiện nay ở Việt Nam có những quy định nào? chỉ nêu tên và một số
điều khoản nổi bật (nếu thấy cần)- sau đó viết công thức, kẻ bảng tính toán (nếu dữ liệu
có cho bảng), thay số để cho ra kết quả cuối cùng.
Lưu ý: Sinh viên không nên viết công thức và thay số quá tắt, nên lý giải trước
khi ra quyết định lựa chọn phương án.
Đối với những đề có phần tính toán dài và không yêu cầu trình bày lý thuyết
trong phần Yêu cầu đồ án, sinh viên tự cân đối để đưa lý thuyết vào trong đồ án của
mình, tránh để phần lý thuyết quá dài dòng gây mất cân đối đồ án (đồ án chỉ từ 20-25
trang). Sinh viên được khuyến khích tìm hiểu và viết vào đồ án các phần lý thuyết có
liên quan đến đề bài.
9. Kết luận
- “Kết luận” viết chữ in hoa, đậm, căn giữa, cỡ chữ: 16
- Viết ngắn gọn (khoảng 1trang), nói rõ sau khi thực hiện đồ án, sinh viên đã tính
toán và tìm hiểu được những phần kiến thức nào, mong muốn và dự định sẽ tìm hiểu thêm
các phần kiến thức có liên quan nào khác, còn những thiếu sót gì trong quá trình thực
hiện, lời cảm ơn đến Bộ môn và GVHD…
10. Danh mục tài liệu tham khảo: xem Phụ lục 2
11. Phụ lục, nếu có: đưa vào sau phần Tài liệu tham khảo.
II. Những lưu ý về hình thức và nội dung trình bày ĐAMH

1. ĐAMH được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297mm, in một mặt bằng mực
đen), có số lượng khoảng 20-25 trang kể từ lời mở đầu đến hết phần phụ lục.
2. Phần nội dung:
2


a. Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 13, cách dòng 1.5 lines (không dùng After,
Before), lùi đầu dòng 1 tab khi sang paragraph mới, căn đều hai bên.
Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa
ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê để đưa vào Danh mục chữ viết tắt.
b. Cách lề: trên 3 cm; dưới 3 cm; trái 3.5 cm; phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa,
phía cuối mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy
thì đánh số trang ở giữa, phía bên phải.
c. Chương và Đề mục
+ Tên chương: Viết chữ in hoa, đậm, căn giữa, cỡ chữ: 16
+ Đề mục: Các tiểu mục của ĐAMH được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số,
nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 1.1.1.2. chỉ tiểu mục 2,
nhóm tiểu mục 1, mục 1, chương 1); không có chấm sau khi kết thúc số thứ tự đề mục và
không có dấu hai chấm sau khi kết thúc tên đề mục:
 Mục cấp 1 ( ví dụ 1.1) được viết thường, đậm
 Mục cấp 2 (ví dụ 1.1.1) được viết đậm, nghiêng
 Mục cấp 3 (1.1.1.2) được viết nghiêng
Không lùi tab đối với các đề mục
d. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo: Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được thực
hiện theo hình thức ghi tên tác giả và năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo (cung
cấp thông tin số trang nếu trích dẫn từ sách).
Ví dụ: Krugman (1999) đã cho rằng kinh tế học quốc tế có thể được chia ra thành
hai nhóm chính: nghiên cứu thương mại quốc tế và tiền tệ quốc tế (Krugman và Obstfeld,
2006, tr. 8).
Lưu ý: Cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo dựa trên hệ thống trích nguồn của

Đại

học

Harvard.

Sinh

viên



thể

tham

khảo

chi

tiết

tại

địa

chỉ:

/>e. Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ, ...: phải được đánh số theo từng loại và bao gồm
luôn cả thứ tự của chương. Số đầu tiên là số thứ tự của chương, số tiếp theo là số thứ tự

hình trong chương đó. Ví dụ: Hình 2.1 (Hình vẽ thứ nhất trong chương 2); Bảng 1.2
(Bảng thứ 2 trong chương 1).
3


Bảng biểu, hình, đồ thị… phải có tên, đơn vị tính, nguồn (tên ở phía trên, căn giữa,
không bôi đậm; đơn vị tính nằm ngay dưới tên, căn lề phải; bôi đậm số thứ tự của bảng
biểu… ; nguồn ở phía dưới bảng biểu, hình, đồ thị, căn giữa và in nghiêng...).
Số liệu phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập phân
bằng dấu phẩy, ví dụ: 1.025.845,26.
Không để bảng, biểu, đồ thị… bị cắt thành hai trang. Sinh viên trình bày chữ liền
các trang, nếu đến phần cần hướng người đọc tham khảo đến các bảng biểu hoặc đồ thị thì
mở ngoặc bên cạnh đoạn văn và ghi như sau: (xem Bảng 1). Có thể dùng footnote để giải
thích (hạn chế trích nguồn), cỡ chữ 10.
3. Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo
a. Tài liệu tham khảo tách riêng phần tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh và Website
b. Thứ tự trình bày 01 tài liệu tham khảo:
- Giáo trình, sách tham khảo, bài báo: Tên tác giả, Năm xuất bản, Tên tác phẩm, Nhà
xuất bản, số trang.
- Website: Tên website, tên tác giả, tên bài báo, ngày truy cập, đường link
c. Thứ tự sắp xếp các tài liệu tham khảo: Theo thứ tự ABC (Tên tác giả người Việt
Nam: viết theo thứ tự Họ- Tên đệm- Tên, người nước ngoài: Tên- Họ)
Chi tiết xem Phụ lục hướng dẫn.
III. Phụ lục
1. Phụ lục 1: Bìa ngoài đồ án

4


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
LOGISTICS VẬN TẢI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

:

SINH VIÊN

:

LỚP

:

MÃ SINH VIÊN

:

NHÓM

:

Hải Phòng, năm 2016


2. Phụ lục 2: Danh mục tài liệu tham khảo


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Hoàng Nguyên Duy (2005), Toàn cầu hóa vận tải hàng không và vấn đề độc lập,
tự chủ trong hội nhập quốc tế, Tạp chí Giao thông vận tải, (08), tr.24,
2. …
Tiếng Anh:
3. Regas Doganis (2001), The Airline Business in the 21st Century, tr.66,
4. …
Websites:
5. Báo Thanh Niên: Mai Vọng, “Hàng không Việt Nam cất cánh”, truy cập ngày
18/03/2011,
canh.aspx>,
6. ….

< />


×