TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PHAN TRỌNG NGỌC
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TẠI BHXH TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và Chính sách
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn thạc sỹ: “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Bảo hiểm
xã hội tỉnh Điện Biên” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô PGS.TS Nguyễn
Thị Ngọc Huyền, là đề tài nghiên cứu riêng của tôi. Tôi đã đọc và hiểu về các hành
vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng
nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong
học thuật.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Học viên
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Phan Trọng Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Sau khi thực hiện xong bản luận văn thạc sỹ này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa Khoa học quản lý trường
Đại học Kinh tế quốc dân đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi
có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của
Viện Đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn và hỗ
trợ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp đang làm việc tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Điện Biên, Ban QLDA chuyên ngành đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ
ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.................................................7
1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước.................7
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách
nhà nước...............................................................................................................7
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. .
8
1.1.3. Chu trình của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản........................................9
1.2. Quản lý của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn
ngân sách nhà nước...............................................................................................11
1.2.1. Khái niệm về quản lý của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản
sử dụng vốn ngân sách nhà nước.........................................................................11
1.2.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân
sách nhà nước......................................................................................................11
1.2.3. Yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.............................13
1.2.4. Bộ máy quản lý của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn
ngân sách nhà nước.............................................................................................14
1.2.5. Nội dung quản lý dự án của chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng cơ bản sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.............................................................................16
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng
vốn ngân sách nhà nước......................................................................................20
1.3. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân
sách nhà nước tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương và bài học cho Bảo hiểm xã
hội tỉnh Điện Biên..................................................................................................23
1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân
sách nhà nước tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương............................................23
1.3.2. Bài học cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên.............................................25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2012 – 2016......27
2.1. Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Điện Biên................................................................................................................. 27
2.1.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên...........................................27
2.1.2. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2012-2016...................................................................................................32
2.2. Thực trạng quản lý dự án của chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng cơ bản
tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên.......................................................................36
2.2.1. Bộ máy quản lý dự án................................................................................36
2.2.2. Thực trạng quản lý trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư của BHXH tỉnh
Điện Biên ............................................................................................................37
2.2.3. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách
nhà nước tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên......................................................38
2.2.4. Thực trạng ở giai đoạn kết thúc dự án đầu tư XDCB tại BHXH tỉnh Điện Biên. .41
2.3. Đánh giá quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của chủ đầu tư tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Điện Biên....................................................................................42
2.3.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý dự án của chủ đầu tư tại Bảo hiểm xã
hội tỉnh Điện Biên...............................................................................................42
2.3.2. Những điểm mạnh trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của chủ
đầu tư tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên..........................................................42
2.3.3. Những hạn chế trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của chủ đầu tư
tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên.....................................................................44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020................................................................................47
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý dự án của chủ đầu tư trong đầu tư xây
dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ
bản đến năm 2020..................................................................................................47
3.1.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên đến
năm 2020.............................................................................................................47
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý dự án của chủ đầu tư trong đầu tư xây
dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên.................................................50
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án của chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng
cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên...........................................................50
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý........................................................50
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý trong chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng cơ bản
51
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây
dựng cơ bản.........................................................................................................52
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý trong kết thúc dự án đầu tư xây dựng cơ bản.57
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................................60
3.3.1. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên..........................................60
3.3.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam..................................................60
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước..................................................61
KẾT LUẬN.............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................64
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- Xây dựng cơ bản
- Chủ đầu tư
- Giải phóng mặt bằng
- Ngân sách nhà nước
- Quyết toán
- Quản lý dự án
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thất nghiệp
:
:
:
:
:
:
:
:
:
XDCB
CĐT
GPMB
NSNN
QT
QLDA
BHXH
BHYT
BHTN
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1:
QLDA của chủ đầu tư theo từng bước của dự án...............................16
Bảng 2.2:
Tổng mức đầu tư và tổng dự toán xây dựng trụ sở BHXH tỉnh Hải Dương.....24
Bảng 2.3:
Các dự án đầu tư XDCB triển khai tại BHXH tỉnh Điện Biên giai đoạn
2012-2016..........................................................................................32
Bảng 2.4:
Cơ cấu nhân sự Ban quản lý dự án BHXH tỉnh Điện Biên.................37
Bảng 2.5:
Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB hàng năm giai đoạn 2012-2016. .40
Bảng 2.6:
Các dự án được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành giai đoạn
2012-2016..........................................................................................41
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:
Chu trình của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản.................................9
Sơ đồ 1.2:
Mô hình thuê ban QLDA....................................................................15
Sơ đồ 1.2:
Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Điện Biên.....................................31
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vốn NSNN trong đầu tư XDCB là nguồn lực tài chính đặc biệt quan trọng của
quốc gia đối với phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như từng địa phương.
Nguồn vốn này có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện
những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Do có vai trò quan trọng như vậy nên từ lâu,
quản lý dự án sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB đặc biệt được chú trọng.
Nhiều nội dung quản lý nguồn vốn này được hình thành: từ việc ban hành pháp luật,
xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đến việc hình thành xây dựng quy
trình thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn.
CĐT và vấn đề quản lý dự án luôn là những nội dung được đặt ra trong quá
trình đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn
NSNN. Một số các dự án đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đầu tư từ khâu lập dự
án đến khi kết thúc dự án. Một số đơn vị tư vấn chưa có trách nhiệm cao trong công tác
lập quy hoạch, một số quy hoạch mới lập đã phải bổ sung, điều chỉnh; quy trình công
tác chuẩn bị đầu tư còn chưa được quản lý một cách chặt chẽ; công tác giải phóng mặt
bằng gặp khó khăn do một số chính sách của Chính phủ về đất trồng lúa; ý thức, trách
nhiệm của một số CĐT còn hạn chế, không chủ động thực hiện đúng các quy định về
đầu tư xây dựng của Nhà nước, các hướng dẫn của cấp trên. Kết quả thanh tra, kiểm
tra cho thấy các công trình, dự án đều có sai phạm trong khâu lập thủ tục đầu tư, thiết
kế, đấu thầu, sử dụng vốn có đầu tư sai mục đích, nghiệm thu, thanh toán khống, quyết
toán sai so với khối lượng thực tế đã thi công, đơn giá, định mức… gây thất thoát, lãng
phí. Việc xử lý các sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa kịp thời, nghiêm
minh. Việc quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quá trình đầu tư dự án
không rõ ràng, cụ thể, không đủ sức răn đe nên chưa có tác động tích cực trong việc
hạn chế, đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát trong đầu tư, xây dựng. Vì vậy,
đã làm xói mòn lòng tin của người dân vào các bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực quản lý
đầu tư công.
2
Việc phân cấp QLDA cho CĐT hiện nay là - CĐT được quyền tổ chức thẩm
định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh hợp đồng và các thay đổi của dự án trong
khuôn khổ tổng mức đầu tư và thiết kế cơ sở. Dù rằng việc phân cấp nêu trên là phù
hợp với thông lệ quốc tế và ở các nước phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam, do năng lực
của chủ đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý; thị trường tư vấn quản
lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí dự án mới hình thành, cho nên chưa đáp ứng
được yêu cầu cả về quy mô và chất lượng, đặc biệt là đối với các dự án ở vùng núi,
biên giới, dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, dự án áp dụng công nghệ mới. Dẫn
đến, nhiều dự án bị vỡ thầu, chậm tiến độ, vượt chi phí, gây thất thoát lãng phí vốn đầu
tư do năng lực của chủ đầu tư và tư vấn yếu kém, bên cạnh đó chế tài của pháp luật đối
với các vi phạm trong quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng chưa đủ mạnh để
hạn chế tiêu cực trong lĩnh vực này. Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB sử
dụng vốn NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi
địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng như quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN trong cả nước, việc
quản lý dự án sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB tại BHXH tỉnh Điện Biên đặc
biệt được chú trọng. Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vào
việc quản lý dự án sử dụng vốn NSNN có những kết quả nhất định, hạn chế tối đa
những vi phạm về quy trình QLDA đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Tuy nhiên, trong quá trình QLDA tại BHXH tỉnh Điện Biên còn tồn tại những bất
cập ở tất cả các khâu từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khâu quyết toán vốn, như:
Lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu mà năng lực còn hạn chế; Dự án thực hiện
điều chỉnh liên tục chưa đáp ứng tiêu chí được điều chỉnh dự án trong quy định của
pháp luật; Nợ đọng XDCB kéo dài; Công tác quyết toán dự án hoàn thành không
đúng kỳ hạn. Nhận thấy tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên” là đề tài
nghiên cứu luận văn.
3
2. Tổng quan nghiên cứu
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động sử dụng vốn đầu
tư từ ngân sách chủ yếu trong quản lý đầu tư XDCB, như:
Luận văn “Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án
Quận Hoàng Mai – Hà Nội” của Nguyễn Đình Huỳnh – Học viện Chính sách và
Phát triển.
Luận văn “Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản nội ngành tại
hệ thống Kho bạc nhà nước Việt Nam” của Trương Phác Quân – Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 5” của Phạm Hữu Vinh – Trường Đại học Đà Nẵng (năm
2011).
Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của ban quản lý
dự án huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thị Phương Trà – Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội ( năm 2015)
Quá trình quản lý là quá trình tác động một chiều của Nhà nước lên đối tượng
quản lý là dự án đầu tư. Việc tìm kiếm giải pháp cho quản lý chủ yếu là trong mối
quan hệ Nhà nước, và mới chỉ mang tính hành chính và mới chỉ giải quyết được là
làm sao để vốn NSNN không bị thất thoát, lãng phí; Về cơ bản các công trình
XDCB đã thực hiện dựa trên giả định Nhà nước đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư.
Đồng thời, vấn đề nghiên cứu không chỉ dừng lại ở khía cạnh làm thế nào để không
lãng phí. Bối cảnh nghiên cứu hiện nay có nhiều thay đổi căn bản, nhiều vấn đề
nghiên cứu không còn phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển, chưa kể các
công trình nghiên cứu khi một số văn bản pháp lý chuyên ngành chưa ra đời. Tại
BHXH tỉnh Điện Biên từ khi thành lập đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nhằm
hoàn thiện quản lý dự án của CĐT tại BHXH tỉnh Điện Biên. Chính vì vậy, tác giả
lựa chọn đề tài: “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội
tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu.
4
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
Xác định được khung nghiên cứu quản lý dự án của CĐT trong đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN.
Phân tích được thực trạng quá trình quản lý dự án của CĐT trong đầu tư
XDCB tại BHXH tỉnh Điện Biên. Làm rõ điểm mạnh, chỉ rõ hạn chế của BHXH
tỉnh Điện Biên trong QLDA đầu tư XDCB và nguyên nhân của các hạn chế.
Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý dự án cho BHXH tỉnh
Điện Biên trong quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN đến năm 2020.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
– Mục tiêu quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN là gì?
– Nội dung của quản lý dự án trong đầu tư XDCB? Quản lý dự án đầu tư
XDCB chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
– Quản lý dự án đầu tư tại BHXH tỉnh Điện Biên có những điểm mạnh và hạn
chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế?
– Giải pháp hoàn thiện những hạn chế trong quản lý dự án đầu tư XDCB tại
BHXH tỉnh Điện Biên?
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại BHXH tỉnh
Điện Biên.
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý dự án đầu tư
XDCB tại BHXH tỉnh Điện Biên theo cách tiếp cận chu trình dự án: Quản lý trong
chuẩn bị dự án, quản lý trong thực hiện dự án, quản lý trong kết thúc dự án.
Phạm vi về không gian: Quản lý dự án của CĐT trong đầu tư XDCB tại
BHXH tỉnh Điện Biên.
Phạm vi về thời gian: dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2012-2016; Giải pháp đề
xuất đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5
a.
Khung nghiên cứu
Hình 1.1: Khung nghiên cứu về quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơ bản sử dụng vốn NSNN
b. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận để xác định khung nghiên cứu về quy trình
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN. Những phương pháp
được sử dụng là phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp và mô
hình hóa.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua số liệu các dự án đã triển khai tại
BHXH tỉnh giai đoạn 2012-2016 tại BHXH tỉnh Điện Biên nhằm đánh giá thực
trạng quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN. Các phương pháp thực hiện
là phương pháp thống kê, so sánh số liệu giữa các dự án.
6
Bước 3: Đánh giá quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN thông qua
việc thực hiện các mục tiêu; phân tích điểm mạnh và điểm yếu quản lý dự án của
CĐT trong đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN. Phương pháp đánh giá là phương
pháp so sánh, đối chiếu dựa trên mục tiêu đã xây dựng.
Bước 4: Phân tích nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế của việc quản lý dự
án đầu tư XDCB tại BHXH tỉnh đối với các dự án đã triển khai. Phương pháp phân
tích dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án.
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý dự án
đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BHXH tỉnh Điện Biên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản của chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn
2012 – 2016.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA CHỦ
ĐẦU TƯ
ĐỐI VỚI DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách
nhà nước
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình
xây dựng nhằm phát triển, duy trì nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định”. [1]
Dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN là dự án đầu tư xây dựng công trình
sử dụng vốn đầu tư do ngân sách Nhà nước cấp cho chủ đầu tư thông qua Kho bạc
nhà nước để thực hiện dự án nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của
người đầu tư phục vụ sự phát triển của xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc lĩnh
vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho
toàn xã hội.
Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào, một dự án đầu tư XDCB đều bao gồm
các vấn đề chính sau đây:
Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu được trình bày một
cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động, chi phí một cách kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính trong một thời gian dài
Trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, làm
tiển đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Trong quản lý vĩ mô, dự án đầu tư là
1
Luật xây dựng số 50/2014/QH13
8
hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế.
Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết
quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua các nguồn lực xác định.
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản sư
dụng vốn ngân sách nhà nước
Với khái niệm về dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN như trên, thì việc
phân loại dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN có ý nghĩa rất quan trọng trong
quản lý dự án. Dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN phân loại theo quy mô, tính
chất, loại công trình chính của dự án bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án
nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
Đối với dự án quan trọng quốc gia
Dự án quan trọng quốc gia được phân loại theo hai tiêu chí sau:
Theo tổng mức đầu tư: Các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN có tổng
mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên được xếp vào dự án quan trọng quốc gia.
Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường (không phân biệt tổng mức đầu tư), dự án quan
trọng quốc gia bao gồm những dự án như sau: Nhà máy điện hạt nhân; Khu bảo tồn
thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan; Dự án đòi hỏi phải có áp dụng cơ chế, chính
sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Đối với dự án nhóm A
Dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN thuộc nhóm A gồm các dự án sau:
Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án được thực hiện tại địa
bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của
pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng an ninh
có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Các dự
án này không phân biệt tổng mức đầu tư đều được xếp vào dự án nhóm A.
Dự án thủy lợi, cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư từ
1.500 tỷ đồng trở lên.
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị mới có tổng mức đầu tư từ
1.000 tỷ đồng trở lên.
9
Dự án xây dựng dân dụng có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.
Đối với dự án nhóm B
Các dự án được phân loại theo tổng mức đầu tư và đặc điểm của dự án như sau
được phân loại vào dự án nhóm B, bao gồm:
Các dự án thuộc các lĩnh vực xây dựng: cầu, cảng biển, sân bay, xây dựng
khu nhà ở và có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến 2.300 tỷ đồng.
Các dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật có tổng mức đầu từ 80 đến 1.500 tỷ đồng.
Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới có tổng mức đầu tư từ
60 đến 1000 tỷ đồng.
Các dự án xây dựng dân dụng có tổng mức đầu tư từ 45 đến 800 tỷ đồng
Đối với dự án nhóm C
Các dự án thuộc lĩnh vực giao thông về xây dựng cảng biển, sân bay, đường
sắt, xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
Các dự án thuộc các lĩnh vực sau: thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạ
tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
Các dự án thuộc các lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới có
tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
Các dự án xây dựng dân dụng có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
1.1.3. Chu trình của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Chu trình của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản là tất cả những bước công
việc mà một dự án phải trải qua kể từ khi mới chỉ là ý định đầu tư đến khi thực hiện
được ý định và kết thúc ý định đó, được thể hiện trong sơ đồ sau:
CHUẨN BỊ
DỰ ÁN
THỰC HIỆN
DỰ ÁN
KẾT THÚC
DỰ ÁN
10
Sơ đồ 1.1: Chu trình của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ
ràng. Quy trình cụ thể được thể hiện qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn chuẩn bị dự án
Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);
Lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật
đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc
cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
Giai đoạn thực hiện dự án
Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có)
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)
Khảo sát xây dựng;
Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
Xin cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải cấp phép
xây dựng);
Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
Thi công xây dựng công trình;
Giám sát thi công xây dựng công trình;
Tạm ứng, thanh toán khối lượng đã nghiệm thu;
Nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
Bàn giao công trình vào sử dụng;
Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc khác.
Quản lý trong kết thúc dự án và khai thác sử dụng
Quyết toán hợp đồng xây dựng;
Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
Các thành phần tham gia dự án là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan, hoặc
11
là những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: chủ
đầu tư, Ban quản lý dự án, Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, Các nhà cung ứng,
quản lý nhà nước, Nhân dân địa phương.
Như vậy thực hiện nghiêm túc trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng là đặc
trưng cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng có tác động trực tiếp và gián tiếp như
những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong hoạt
động đầu tư XDCB. Vì vậy mỗi giai đoạn thực hiện trong quản lý dự án đầu tư cần
có giải pháp thích hợp để ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực gây ra lãng phí, thất
thoát, tham nhũng có thể xảy ra.
1.2. Quản lý của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử
dụng vốn ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm về quản lý của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng
cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Khái niệm chung về quản lý dự án đầu tư XDCB:
Quản lý dự án đầu tư XDCB là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác
hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích
thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự
án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói
một cách khác, quản lý dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của
quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
Khái niệm về quản lý dự án của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ
bản sử dụng vốn NSNN:
QLDA của chủ đầu tư là việc chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao
đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án
và tuân thủ các quy định của pháp luật.
1.2.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách
nhà nước
QLDA đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN cần đạt được ba mục tiêu
12
chung như sau:
Phù hợp với quy hoạch tổng thể: Dự án đầu tư XDCB thực hiện theo đúng
quy hoạch , thiết kế được duyệt, bảo vệ cảnh quan, môi trường; Phù hợp với điều
kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; Kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện:
Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng
vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn
cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao
tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong
hoạt động đầu tư xây dựng.
Quản lý dự án đầu tư XDCB thực hiện trong dự toán ngân sách được duyệt:
Sử dụng hợp lý nguồn lực, nguồn tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm
đúng mục đích, đối tượng và trình tự trong đầu tư xây dựng.
+ Nói chung, chi phí của dự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc
tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian
thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát
sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài
dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và
thời gian máy chết tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí.
Thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, bộ phận chi phí
gián tiếp (chi phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều
trường hợp, phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi
trong hợp đồng.
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối
với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình
13
quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án
là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều
kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu
dài hạn của quá trình quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá
trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn của quá trình
quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải
tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu
đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
1.2.3. Yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Yêu cầu chung:
Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án đầu tư
xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ, chính xác các
nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các phương án thực
hiện và giải pháp thiết kế,..) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số liệu đầy đủ và chính
xác. Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự án khác, phù hợp với quy hoạch.
Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xây dựng và
quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp luật
của Nhà nước.
Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các chức năng
và tổ chức quốc tế.
Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự phân tích
đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.
Yêu cầu cụ thể:
Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;
Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của
quản lý nhà nước;
14
Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật vể quản
lý đầu tư;
Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể
trong từng khâu của quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB.
1.2.4. Bộ máy quản lý của chủ đầu tư đối với dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn
ngân sách nhà nước
1.2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng
vốn ngân sách nhà nước
Trong thực hiện quản lý dự án đầu tư XDCB có rất nhiều mô hình tổ chức
QLDA, tùy thuộc vào tình hình thực tế từng dự án mà người quyết định đầu tư
quyết định mô hình quản lý dự án. Để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy QLDA phù
hợp, cần dựa vào những nhân tố cơ bản như: Quy mô dự án, thời gian thực hiện, độ
bất định và rủi ro của dự án, địa điểm thực hiện dự án, nguồn lực và chi phí cho dự
án. Dưới đây là hai mô hình tiêu biểu trong quản lý dự án của CĐT đối với dự án sử
dụng vốn NSNN.
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
Mô hình CĐT trực tiếp QLDA là hình thức tổ chức quản lý mà CĐT tự thực
hiện hoặc thành lập ban QLDA để quản lý thực hiện các công việc dự án theo sự ủy
quyền. CĐT thành lập ra ban QLDA để quản lý thì ban QLDA phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và CĐT về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Trường hợp áp dụng: được áp dụng cho các dự án đầu tư XDCB có tổng mức
đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CĐT có đủ năng lực chuyên môn cũng như
kinh nghiệm, kĩ năng phù hợp để tự tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư. Trường
hợp CĐT không đủ điều kiện năng lực để thực hiện, thì thuê tổ chức, cá nhân có
năng lực để quản lý dự án.
Mô hình thuê ban quản lý dự án:
Mô hình thuê ban QLDA là mô hình tổ chức quản lý trong đó CĐT giao cho ban
QLDA chuyên ngành, khu vực hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực
chuyên môn phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Mọi quyết định của CĐT liên quan
15
đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức tư vấn QLDA.
Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp
đồng thoả thuận giữa hai bên. Trong trường hợp tư vấn quản lý dự án thuê tổ chức,
cá nhân tư vấn tham gia quản lý một phần việc phải được CĐT chấp thuận và phù
hợp với hợp đồng đã ký với CĐT.
Mô hình thuê ban QLDA được mô tả trong sơ đồ 1.2.
Chủ đầu tư
Ban QLDA
Nhà thầu tư vấn 1
Nhà thầu tư vấn 2
Nhà thầu tư
vấn .......
Nhà thầu xây
dựng
Sơ đồ 1.2: Mô hình thuê ban QLDA
1.2.4.2. Nhân sự quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân
sách nhà nước
Chức năng của cán bộ quản lý dự án:
Cán bộ QLDA có một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức dự án, những
chức năng cơ bản của nhà QLDA là:
Lập kế hoạch dự án: Mục đích của lập kế hoạch là bảo đảm thực hiện đúng
mục tiêu của dự án và chỉ ra phương pháp phù hợp để đạt được mục tiêu đó một
cách nhanh nhất.
Tổ chức thực hiện dự án: Cán bộ QLDA có nhiệm vụ quyết định thực hiện
công việc như thế nào. Tổ chức thực hiện dự án nhằm phối hợp hiệu quả giữa các
bên tham gia, phân định rõ vai trò và trách nhiệm cho những người tham gia dự án.
Chỉ đạo hướng dẫn: Sau khi nhận nhiệm vụ, cán bộ QLDA chỉ đạo và hướng
dẫn, khuyến khích động viên, phối hợp các lực lượng từ nhà thầu, đơn vị tư vấn đến
16
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhằm bảo đảm thành công của dự án.
Kiểm tra giám sát: Kiểm tra giám sát là một quá trình bao gồm việc đo
lường, đánh giá và sửa chữa. Cần xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện, các mốc thời
gian và dựa vào đó để đánh giá tình hình thực hiện dự án.
Trách nhiệm của giám đốc ban QLDA:
Đối với cấp trên: Giám đốc ban QLDA phải đảm bảo mọi nguồn lực và quản
lý hiệu quả dự án được giao.
Đối với dự án đầu tư XDCB: Giám đốc ban QLDA phải thực hiện những nhiệm
vụ sau: điều hành quản lý thời gian, chi phí, nhân lực; Đảm bảo hoàn thành dự án đúng
mục tiêu, thời hạn đã quy định trong phạm vi nguồn lực và chi phí được duyệt. Phối
hợp nỗ lực của mọi thành viên theo hướng phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tính
chủ động của từng thành viên nhằm thực hiện thành công mục tiêu của dự án.
1.2.5. Nội dung quản lý dự án của chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng cơ bản sử
dụng vốn ngân sách nhà nước
Nội dung QLDA đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công
việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư
xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa
chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin
công trình và các nội dung cần thiết khác.
Bảng 2.1: QLDA của chủ đầu tư theo từng bước của dự án
Nội dung QLDA đầu
tư XDCB của chủ đầu tư
1. Giai đoạn chuẩn bị
dự án
Nội dung quản lý cụ thể của CĐT theo từng
bước của chu trình dự án
1.1. Quản lý lập báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi
1.2. Quản lý lập báo cáo nghiên cứu khả thi
1.3. Trình thẩm định dự án và thiết kế cơ sở
1.4. Tổ chức quản lý dự án
17
2.1. Quản lý lập dự toán và thiết kế xây dựng
2.2. Phê duyệt thiết kế và dự toán (nếu có)
2.3. Làm thủ tục xin cấp đất
2.4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp
đồng xây dựng
2. Giai đoạn thực hiện
2.5. Xin cấp phép xây dựng (nếu có)
dự án
2.6. Quản lý thi công xây dựng công trình
2.7. Tạm ứng, thanh toán khối lượng nghiệm
thu
2.8. Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng
3. Giai đoạn kết thúc
dự án
3.1. Thanh lý và quyết toán vốn NSNN
3.2. Quản lý bảo trì công trình
a. Giai đoạn chuẩn bị dự án
Trong giai đoạn đầu của dự án, CĐT thực hiện các công việc sau:
Quản lý trong lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Bước này chỉ áp dụng đối
với dự án quan quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, lúc này CĐT được giao
nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trong
trường hợp dự án nhóm A đã có quy hoạch được duyệt thì không phải lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi. Trong giai đoạn này, căn cứ quy mô và tính chất của dự án
CĐT giao bộ phận chuyên môn tại đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc lựa
chọn đơn vị tư vấn có năng lực lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình và báo cáo
chủ đầu tư. Sau khi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được lập, người đại diện của
CĐT ký báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình người quyết định đầu tư dự án phê
duyệt chấp thuận báo cáo.
Quản lý trong lập báo cáo nghiên cứu khả thi: CĐT tổ chức lựa chọn đơn vị
tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho CĐT, trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả
thi được lập CĐT trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định, quyết định phê
duyệt dự án đầu tư.
Trình thẩm định phê duyệt dự án và thiết kế cơ sở: CĐT chuẩn bị hồ sơ dự