Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

CAP CUU KHI CONG y DAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 32 trang )

PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU
KHÍ CÔNG Y ĐẠO
Biên soạn: Nguyễn Xuân Đăng Huy

05/2019

Lưu hành nội bộ


TÓM LƯỢC VỀ
KHÍ CÔNG Y ĐẠO

05/2019

Lưu hành nội bộ


1. Nguồn gốc của Khí Công Y Đạo
Thầy Đỗ Đức Ngọc là người sáng lập ra môn khí công tự chữa bệnh riêng của người Việt Nam lấy tên là Khí Công Y
Đạo Việt Nam và đã dạy môn này ở Saigon, từ năm 1980 và đã truyền bá môn học này từ năm 1993 khi sang định cư
tại Canada.
2. Khí Công Y Đạo là gì?
Khí Công Y Đạo là một phương pháp tổng hợp của Đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống
thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh
bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần.
Khí Công Y Đạo là phương pháp do Thầy Đỗ Đức Ngọc sáng tạo ra, sử dụng máy móc Tây y để chứng minh lý luận
Đông y (thực chứng), hướng dẫn để 1 người có thể tự phòng bệnh và chữa bệnh cho chính mình và những người xung
quanh.
05/2019

Lưu hành nội bộ




3. Định nghĩa chữ Khí Công Y Đạo:
⚫ Khí là hơi thở, là sự khí hoá, sinh hóa và chuyển hóa tinh thành khí, chuyển khí hóa thần.
⚫ Chữ Công là công phu luyện tập hơi thở, công phu học hỏi để hiểu lý thuyết, biết thực hành cách chuyển tinh hoá
khí, chuyển khí hóa thần.
⚫ Chữ Y là tìm hiểu y lý nguyên nhân gây bệnh và cách điều chỉnh cho khỏi bệnh.
⚫ Chữ Đạo là con đường hướng dẫn y lý Đông phương và là con đường tu tâm dưỡng tánh nhu hòa để bảo tồn nội
lực của tinh khí thần, nội lực của tinh là tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là thần lực.
4. Mục đích của Khí Công Y Đạo:
Là muốn truyền bá phương pháp tự chữa bệnh giúp mọi người biết cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần hòa hợp để có
tinh lực, khí lực, thần lực, vừa giúp mình khỏe mạnh không bệnh tật vừa giúp được tha nhân là những người bệnh
khác với tinh thần nhẫn nhục, từ bi, bác ái, vị tha, không vụ lợi .
5. Nội dung cốt lõi của Khí Công Y Đạo:
Điều chỉnh Tinh, điều chỉnh Khí, điều chỉnh Thần để luôn luôn duy trì sự cân bằng trong cơ thể con người.

05/2019

Lưu hành nội bộ


DẤU HIỆU SINH TỒN

05/2019

Lưu hành nội bộ





Là một nhóm gồm 6 dấu hiệu quan trọng nhất cho biết trạng thái sống còn (duy trì sự sống) của cơ thể.



Gồm có: Huyết áp, Mạch (nhịp tim), Đường huyết, Thân nhiệt, Nhịp thở (tần số hô hấp), Độ bão hoà oxy máu



Những dấu hiệu này có thể quan sát, đo đạc, và theo dõi bằng các thiết bị, kỹ thuật khác nhau để đánh giá tình
trạng sức khỏe



Các dấu hiệu này thay đổi theo tuổi, giới, cân nặng, tập thể dục và các điều kiện ngoại cảnh



Nên làm các đo đạc thông số khi bệnh nhân ở tư thế ngồi chuẩn hoặc nằm



Trước khi đo các thông số, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tối thiểu 5 phút

1. Huyết áp: là lực của máu đẩy lên trên thành ống mạch
Đối với 01 người còn sống, sức khỏe bình thường thì trái tim sẽ co bóp đẩy máu từ tim đi qua động mạch để nuôi
cơ thể và rút máu về tim qua tĩnh mạch. Tim bơm máu vào động mạch từng đợt gây ra huyết áp tâm thu và huyết
áp tâm trương.
- Huyết áp động mạch cao nhất khi tim co bóp trong thì tâm thất thu. Áp suất tại thời điểm này gọi là huyết áp tối đa
hay huyết áp tâm thu (số thứ 1 trong máy đo HA).
- Huyết áp trong thì tâm thất dãn là huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương (số thứ 2 trong máy đo HA).


05/2019

Lưu hành nội bộ


2. Nhịp tim: là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt (nhịp đập) của tim mỗi phút (bpm - beat per minute). Nhịp
tim có thể thay đổi theo nhu cầu thể chất của cơ thể.
-Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết nhịp tim người lớn nghỉ ngơi bình thường là 60–100 bpm. Nhịp tim
nhanh là nhịp tim được xác định là trên 100 bpm lúc nghỉ ngơi. Nhịp tim chậm là nhịp tim được định nghĩa là dưới
60 bpm khi nghỉ ngơi. Trong giấc ngủ, nhịp tim chậm đi với tốc độ khoảng 40-50 bpm là phổ biến và được coi là
bình thường.
-Nhịp tim tăng khi hoạt động thể lực, các bệnh lý, chấn thương, và cảm xúc.

Theo KCYĐ, trong con người mình có 3 yếu tố quan trọng nhất điều khiển hoạt động cơ thể qua đó ảnh hưởng
đến sức khỏe. Ba yếu tố này cũng chính là 3 chỉ số sinh tồn quan trọng nhất trong các chỉ số sinh tồn mà Tây Y
đo được thông qua máy đo áp huyết. Theo thứ tự của máy đo áp huyết đó là:


Khí Lực (Tây Y gọi là Huyết Áp Tâm Thu): Theo KCYĐ chỉ số này thể hiện sức lực vô hình trong cơ thể điều
khiển hoạt động của các cơ quan. VD chỉ số này cao hơn tiêu chuẩn là huyết áp cao tức là lực đẩy máu lưu
thông mạnh quá ép lên thành mạch máu.



Huyết (Tây Y gọi là Huyết áp Tâm Trương): Theo KCYĐ chỉ số này thể hiện số lượng và chất lượng máu trong
cơ thể đủ hay thiếu, tốt hay không. VD chỉ số này thấp hơn tiêu chuẩn là thiếu máu.




Thần (Tây Y gọi là Nhịp Tim):

05/2019

Lưu hành nội bộ


-Theo KCYĐ trên nguyên tắc cơ bản chỉ số này thể hiện Nồng Độ Đường trong máu. VD chỉ số này cao hơn
tiêu chuẩn về cơ bản là nồng độ đường trong máu cao (ngoại lệ vẫn có trường hợp nhịp tim cao hơn tiêu chuẩn mà
nồng độ đường thấp. Trường hợp này gọi là nghịch biến, vấn đề này phức tạp sẽ đề cập sau).
-Cũng theo KCYĐ chỉ số này trên nguyên tắc cơ bản cũng thể hiện tính hàn hay nhiệt của cơ thể. VD như chỉ
số này cao hơn tiêu chuẩn về cơ bản là cơ thể nhiệt, thấp là hàn (ngoại lệ vẫn có trường hợp nhịp tim cao hơn tiêu
chuẩn mà tay chân lạnh. Trường hợp này gọi là nghịch biến, vấn đề này phức tạp sẽ đề cập sau).
Như vậy để 1 người khỏe mạnh các chỉ số này cần nằm trong tiêu chuẩn của độ tuổi đó (Lưu ý là theo KCYĐ mỗi
độ tuổi có tiêu chuẩn khác nhau chứ không phải cố định như Tây Y).

Tiêu chuẩn huyết áp theo KCYĐ:
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của KCYĐ:
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-140 là áp huyết ở tuổithiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg,mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg,mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg,mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
05/2019

Lưu hành nội bộ


3. Đường huyết:
-Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng và

nhiệt lượng chính cho toàn bộ hoạt động của toàn cơ thể. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu
lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với tiêu chuẩn thì đều không tốt cho cơ thể.
-Đo đường huyết bằng cách lấy 01 giọt máu trong người ra và đo bằng máy đo đường huyết.
-Tiêu chuẩn theo KCYĐ:
Tình trạng

Lúc đói
(trước khi ăn hoặc sau bữa ăn

Chỉ số đường huyết
(1mmol/l # 18mg/dl)

Ghi chú

6 - 8 mmol/l

Dưới 6 mmol/l trong thời gian dài thì sẽ
dẫn đến nhiều bệnh: rối loạn tiền đình, đau
cột sống, chóng mặt nhức đầu, suy tim,
suy thận,…

# 108-144 mg/dl

trước trên 4 giờ)

Lúc no (sau khi ăn 30 phút):

Nguy hiểm
05/2019


8 -12 mmol/l
# 144-216 mg/dl
<4 mmol/l
# 72mg/dl

Sẽ có triệu chứng mệt, hoa mắt, chóng
mặt, run tay, vã mồ hôi lạnh thậm chí là
hôn mê ngất xỉu

Lưu hành nội bộ




Tiêu chuẩn này đúng với quy định của Hiệp Hôi Dược Thế Giới có ghi trên hộp que thử tiểu đường tuy nhiên
khác hoàn toàn với tiêu chuẩn mà hiện nay Bác sĩ đang áp dụng. Bác sĩ áp dụng tiêu chuẩn thấp hơn nhiều và
đó cũng là 1 trong những nguyên nhân làm nhiều người vì nghe theo lời Bác sĩ sợ bị đường cao nên cuối cùng
kết quả là đường thấp dẫn đến nhiều bệnh lý. (Vấn đề này phức tạp khi cần thiết sẽ đính kèm tài liệu riêng để
tham khảo vì rất dài)



Thời gian giữa 02 bữa ăn (04 tiếng) thì cơ thể sẽ tiêu hao trung bình khoảng 4mmol/l đường, nên mỗi buổi ăn
phải bổ sung thêm lượng đường tối thiểu 4mmol/l đường . Sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn sẽ
khác nhau ở từng người tùy vào khả năng hấp thụ.

05/2019

Lưu hành nội bộ



4. Nhịp thở :
Là số lần bệnh nhân thở trong vòng 1 phút. Người lớn đặng nghỉ ngơi nhịp thở khoảng 12-20 nhịp 1
phút.
Nhịp thở có thể tăng trong trường hợp: sốt, bệnh nặng,…
5. Độ bão hòa Oxy trong máu (SPO2): là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng
lượng hemoglobin trong máu (hemoglobin oxy hóa và không oxy hóa).

- Nếu SPO2: ≥ 90%: oxy trong máu tốt, máu có màu đỏ
- Nếu SPO2: < 90%: oxy trong máu thiếu, máu có màu đen, cần tăng cường thêm Oxy
6. Thân nhiệt: là nhiệt độ của cơ thể
-Thân nhiệt trung bình có thể dao động từ 36.5°C – 37.5°C (chuẩn là 36.8°C). Thân nhiệt ở các bộ phận
cơ thể khác nhau có thể khác nhau.
- Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ ở trẻ em hơi cao hơn người lớn, nữ giới thấp
hơn nam giới
- Thân nhiệt thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, thấp nhất vào sáng sớm khi đang ngủ và cao nhất
vào nửa buổi chiều.

05/2019

Lưu hành nội bộ


CẤP CỨU

05/2019


A. Các trường hợp phải cấp cứu là khi bệnh nặng hiểm nghèo đe dọa tính mạng bệnh nhân hay ảnh
hưởng đến chức năng sống của cơ thể.

B. Các trường hợp sau đây cần phải cấp cứu ngay:

1. Tim (Heart Attack): những vấn đề khẩn cấp liên quan đến tim như ngưng thở, đau thắt tim ngực,…
2. Não (Stroke): những vấn đề liên quan đến não như mất nhận thức, có dấu hiệu méo miệng, méo mặt, dơ
tay không được, đi đứng mất thăng bằng, nói chuyện lắp bắp,…
3. Hô hấp: khó thở/không thở được,…
4. Xỉu/hôn mê
5. Chấn thương hạ bộ
6. Nuốt/cắn lưỡi
7. Dị vật vào đường thở
8. Suyễn đàm ngộp thở
9. Đuối nước
10. Say nắng
11. Điện giật
05/2019

Lưu hành nội bộ


C. HƯỚNG DẪN CẤP CỨU
NGUYÊN TẮC CHUNG CẤP CỨU LÀ HỒI PHỤC HOẠT ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN QUAN TRỌNG NHƯ
NÃO,TIM, PHỔI, … VÀ ĐƯA CÁC CHỈ SỐ SINH TỒN VỀ TIÊU CHUẨN.

I. CHƯA RÕ BỆNH LÝ => Cần phải xác định bệnh nhân gặp phải bệnh lý gì để có phương án cấp cứu đúng.
Bước 1: Để BN nằm nghiêng (để khai thông đường thở) ở nơi thông thoáng tránh di chuyển nhiều, nới lỏng quần áo.
Bước 2: Đăt ngón tay vào huyệt Nhân Trung ấn thật mạnh (2/3 đường rãnh giữa môi và mũi)
mục đích đưa Oxi lên não để giữ không bị chết não (giữ liên tục cho đến khi người bệnh tỉnh táo
& qua cơn nguy hiểm), đồng thời dùng tay còn lại hoặc nhờ người khác gãi khắp đầu bệnh nhân để
giữ oxy trong não.
Bước 3: Xác định các chỉ số sinh tồn quan trọng tại thời điểm cấp cứu

1. Đo đường huyết: bằng máy đo đường huyết. Nếu không có máy đo đường huyết thì dùng nhiệt kế hoặc dùng bàn
tay (sử dụng mu bàn tay – đặt lên trán, lòng bàn tay, …) thông qua thân nhiệt xác định đường huyết (Lạnh là hạ đường
huyết) hoặc quan sát thấy mặt tái xanh, đổ mồ hôi lạnh,… là hạ đường huyết.
(- Đường huyết thấp: gây tình trạng hôn mê sâu, cần cấp cứu ngay
- Đường huyết cao: cơ thể bị ngâm trong đường âm thì cơ thể bị hủy hoại về lâu dài. Trường hợp đường quá cao
trong thời gian dài làm máu đặc không lưu thông được cũng có thể dẫn đến hôn mê -> cần đưa nước vào cơ thể ngay)
05/2019

Lưu hành nội bộ


2. Đo huyết áp: bằng máy đo HA. Trường hợp không có máy đo HA thì dùng quy kinh chẩn pháp như sau: Bẻ lóng ngón
tay giữa và ngón danh (áp út) thấy cứng gập vào chưa đến 90 độ bị đau và bật ra là huyết áp cao. Còn nếu ngón tay mềm
bẻ qua 90 độ mà không thấy phản lực là huyết áp thấp. Bẻ đến 90 độ vừa hơi đau và có phản lực là huyết áp chuẩn. Bình
thường một người khỏe mạnh các ngón tay được bẻ vào vuông góc dễ dàng, có lực, không đau.

 > 90 độ

Â= 90 độ

 < 90 độ

HA cao

Bình thường

HA thấp

- Trên tay trái tình trạng khi gập ngón giữa tương đương số thứ 1 trên máy đo HA (khí), ngón danh tương đương số
thứ 2 (huyết) của tay trái.

- Trên tay phải tình trạng khi gập ngón danh tương đương số thứ 1 trên máy đo HA (khí), ngón giữa tương đương số
thứ 2 (huyết) của tay phải.
- Lưu ý: khi quan sát thì HA cao mặt đỏ, mắt có tia đỏ; HA thấp mặt xanh, mắt trắng.
3. Đo nhịp tim: đo theo đồng hồ có giây, bắt vào mạch ở tay hoặc động mạch cổ, đếm 1 phút bao nhiêu lần mạch đập
(Chỉ cần đếm trong 10 giây sau đó nhân lên 6 ra 1 phút).
Trường hợp không có đồng hồ: đếm số lần mạch đập trong khi hít sâu & thở ra tương đương 10 giây nhân cho 6 ra số lần
mạch đập trong 1 phút). Vì trong lúc cấp cứu thời gian rất cấp bách không thể phí phạm.
4. Đo nhịp thở bằng cách quan sát hoặc đếm số hơi thở trong 10 giây nhân với 6 ra 1 phút; thân nhiệt bằng nhiệt kế hoặc
mu bàn tay, độ bão hòa oxy bằng máy đo SPO2 kẹp vào ngón tay hoặc quan sát mặt tím tái là thiếu Oxy.
05/2019

Đến đây kết hợp với việc quan sát và hỏi đã xác định được bệnh nhân đang rơi vào tình trạng bệnh lý gì: tim, não,…

Lưu hành nội bộ


Bước 4:
1. Đa số tình trạng cần cấp cứu đều thiếu đường, cần cho người bệnh uống đường ngay và đủ nhiều cho đến khi
khỏe lại (nếu đủ vẫn phải uống vì khi bấm huyệt sẽ làm hạ đường). Sử dụng đường glucose hoặc đường vàng thô, kẹt
lắm mới dùng đường trắng, nếu không có đường thì uống nước ngọt, (Coca làm tăng đường và tăng HA tâm thu,
Pepsi làm tăng đường và hạ HA tâm thu)
2. Người cấp cứu cũng phải uống đường để tránh bị mất sức nhiễm trượt khí từ BN (sẽ đề cập đến phần xả trượt
ở phần cuối)
3. Làm ấm lòng bàn chân đặc biệt huyệt Dũng Tuyền (tay vẫn đồng thời ấn huyệt Nhân Trung và
gãi đầu giữ oxy trên não)
Bước 5:

1. TIM (HEART ATTACK):
a. Nếu HA cao, đau thắt ngực, khó chịu ở vùng ngực và thân trên, đó có thể là dấu hiệu khởi phát của một cơn nhồi
máu cơ tim. Thông thường bệnh nhân sẽ ôm ngực, cảm thấy khó thở và vã mồ hôi lạnh.

Hai tay người cấp cứu đồng thời bấm vào hai huyệt Hạ Quan của BN: mục đích đưa oxi vào tim (cũng đồng thời nhờ
người vẫn ấn huyệt Nhân Trung và gãi đầu)
Kêu BN hít sâu vào rồi ho ra (ho càng mạnh càng tốt để đẩy cục huyết khối bật ra không còn chặn tim) lặp lại nhiều lần.

05/2019

Lưu hành nội bộ


Đến khi sắc mặt đã hồng hào hơn
Chích & nặn hết máu đen cho đến khi ra máu đỏ ở thập nhị tĩnh huyệt tay
(ngón út tay trái bên trong trước đến bên ngoài rồi đến ngón út tay phải bên trong bên ngoài rồi đến các ngón còn
lại). Nếu không nhớ thì chích thập tuyên tay (đầu ngón tay). Mục đích làm giảm HA, thông thoáng và giảm áp
lực cho tim .

Nếu HA còn cao thì vuốt động mạch cảnh theo chiều từ tai xuống cổ để giảm HA mỗi lần vuốt 18
cái mỗi bên (Nếu chỉ 1 bên cao thì vuốt 1 bên thôi). Vuốt cho đến khi đo HA thấy đã giảm.
Nếu tim ngừng đập, mất mạch hoặc đập yếu thì hỗ trợ tim bằng cách bóp mạnh & giựt ngón út tay
trái trước rồi đến ngón út tay phải sau đó day đầu các ngón còn lại: giúp cho tim đập trở lại/đập
mạnh hơn (Giống như xốc điện tim).
Nếu thở yếu hoặc mệt thì hỗ trợ thở đưa oxy vào phổi bằng
cách bấm huyệt Trung Phủ và Vân Môn.

05/2019

Lưu hành nội bộ


b. Nếu HA thấp, tim đập yếu, không thở nổi:
Bấm huyệt Hạ Quan và kêu BN hít sâu thở chậm (không ho, không chích máu)

Bấm huyệt Ế Phong 2 bên giữ 30 giây tăng HA (Nếu chỉ 1 bên thấp thì bấm 1 bên thôi).
Vuốt động mạch cảnh theo chiều đi lên từ cổ lên tai để tăng HA mỗi lần vuốt 18 cái mỗi bên (Nếu chỉ 1 bên
thấp thì vuốt 1 bên thôi). Vuốt cho đến khi đo HA thấy đã đủ
Thực hiện trợ tim và trợ thở như trên

c. Thực hiện đến đây trong cả 2 trường hợp thường thì cơn nguy kịch đã qua. Kiểm tra chỉ số sinh tồn, tiếp
tục cho uống thêm đường nếu cần, hít thở sâu, nghỉ ngơi nơi thoáng mát bệnh nhận sẽ dần hồi phục.
d. Trường hợp đến đây người bệnh vẫn chưa tỉnh và hồi phục, tim chưa đập lại, chưa có mạch thì phải thực
hiện kỹ thuật hồi sức tim phổi:
*Cách 1: Để BN nằm ngữa tay thuận đặt dưới xương ức , tay còn lại giữ sau cổ ngữa cổ BN lên cùng lúc
đẩy xương ức và bóp gáy BN với tốc độ 1 phút 80-100 lần.
05/2019

Lưu hành nội bộ


*Cách 2 (CPR thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực): để BN nằm ngữa nghiêng đầu BN móc cho ra hết đờm trong miệng
sau đó đặt đầu thẳng hơi ngữa lên ức bàn tay thuận người cấp cứu đặt chổ giữa ngực (huyệt Đản Trung) tay kia đè lên.
Người cấp cứu sẽ bắt đầu bằng cách ép nén ngực nạn nhân 30 lần ngay tức thời rồi sau đó mới bịt mũi BN hít sâu tiếp
hơi thở bằng miệng 2 lần và cứ như thế mà tiếp tục thực hiện xen kẻ với nhau. Người cấp cứu phải ép nén ngực nạn nhân
mạnh hơn chừng hai inch cho người lớn và động tác ép nén ngực phải có nhịp độ tối thiểu là 100 lẩn ép nén trong một
phút.

*Cách 3: Dùng tay phải nắm vào cổ tay trái của bệnh nhân, dơ cánh tay trái trên tới góc độ tựa như thẳng mà không phải
phải thẳng. Khi dơ cao sẽ xuất hiện vùng cơ ngực bé, đặt 4 đầu ngón tay trái vào vùng đó, ngón cái đặt vào chính giữa
nách và tập trung lực vào năm đầu ngón tay bóp chặt và kéo thật mạnh hướng ra ngoài thân của bệnh nhân. Dùng lực bóp
chặt và tiếp tục động tác kéo này 2 hoặc 3 lần, người bệnh sẽ dần dần hồi tỉnh. (Khi thực hiện thao tác cũng cần chú ý
điều chỉnh lực kéo, căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà thay đổi, nếu là trẻ con, người già, người gầy yếu không nên
dùng lực quá mạnh). cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại
/>05/2019


Lưu hành nội bộ


2. NÃO (STROKE):
Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng

-Đau đầu dữ dội: đau đầu đột ngột và dữ dội là biểu hiện nổi bật của tai biến mạch máu não.
-Chóng mặt, ù tai và choáng váng, ngoài ra một số người còn có biểu hiện yếu một bên chân hoặc đứng không vững.
-Cầm nắm khó khăn: tay chân trở nên không linh hoạt, khó khăn trong việc cầm, nắm, nhặt hoặc điều khiển đồ vật.
-Rối loạn ngôn ngữ: bệnh nhân đột ngột bị rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp khiến cho bệnh nhân không còn
khả năng ngôn ngữ.
-Có cảm giác tê: tay chân bệnh nhân có cảm giác tê, như bị kim châm, kiến đốt.
-Rối loạn tri thức: bệnh nhân đột ngột bị mất định hướng, quên, không nghe rõ trong một khoảng thời gian.
Để xác định nhanh hãy làm theo thứ tự các bước sau:

F - Face (mặt): yêu cầu người bệnh thử cười xem có bị sụp 1 bên mặt không.
A - Arms (tay): yêu cầu người bệnh giơ cả 2 tay xem có bị rơi 1 tay không hay có tay nào yếu hơn tay còn lại không.
S - Speech (lời nói): yêu cầu người bệnh lặp lại các câu đơn giản xem họ có gặp vấn đề hay khó khăn gì không, có nói
rõ chữ không.
T - Time (thời gian): rất cấp bách phải cấp cứu càng sớm càng tốt.
05/2019

Lưu hành nội bộ


a. Cứng (HA cao): HA tăng cao hoặc do chấn thương, xúc động mạnh tạo áp lực lớn lên thành mạch, làm lượng máu
bơm lên não quá mạnh sẽ khiến bị phình hoặc vỡ mạch máu não gây xuất huyết não (trường hợp nặng nhất). Cách
nhận biết: chân tay liệt căng cứng, sờ vào da đầu cảm giác bên dưới da đầu lùng nhùng tụ máu
Ngay tức khắc chích & nặn hết máu đen cho đến khi ra máu đỏ thập nhị tĩnh huyệt chân (Ngoài rìa ngón chân út chân

trái trước đến ngón út chân phải và các ngón còn lại. Nếu không nhớ thì chích thập tuyên chân (đầu ngón chân). Mục
đích làm hạ HA tức thời giảm áp lực cho não.

Chích máu ở đây

Nếu mồm BN bị méo, thì chúng ta phải nắm hai tai của bệnh nhân vuốt mạnh xuống cho đến khi hai tai đều ửng màu
đỏ sau đó chích nặn máu ở dái tai và đo lại huyết áp (hoặc gập ngón tay lại để kiểm tra).

05/2019

Chích máu ở đây

Lưu hành nội bộ


(Nếu đủ tự tin thì chích nặn máu trên đầu, chỗ da lùng nhùng tụ máu).
Nếu HA còn cao thì vuốt động mạch cảnh theo chiều đi xuống từ tai xuống cổ để giảm HA mỗi lần
vuốt 18 cái mỗi bên (Nếu chỉ 1 bên cao thì vuốt 1 bên thôi). Vuốt cho đến khi đo HA thấy đã giảm.
Sau khi HA đã ổn định cho người bệnh nghỉ ngơi, uống tiếp đường, giữ ấm cơ thể và bàn chân,
không di chuyển cho đến khi khỏe hẳn, sắc mặt hồng hào trở lại.
b) Mềm (HA thấp): HA đột ngột tuột xuống quá thấp làm máu không lên được não hoặc thiếu máu não nặng và
thường xuyên đến lúc nào đó không đủ máu để nuôi nào dẫn đến 01 số tế bão nào bị chết đi gây ra những triệu
chứng như stroke cứng nhưng nguyên nhân chính do không đủ máu bơm lên. Cách nhận biết: chân tay liệt mềm
yếu không có sức, sờ vào da đầu thấy da và xương sát nhau.
Không được chích nặn máu vì lúc này cơ thể đang thiếu máu áp huyết thấp
Bấm huyệt Ế Phong 2 bên giữ 30 giây tăng HA (Nếu chỉ 1 bên thấp thì bấm 1 bên thôi) để
bơm máu lên não.
Vuốt động mạch cảnh theo chiều đi lên từ cổ lên tai để tăng HA mỗi lần vuốt 18 cái mỗi bên
(Nếu chỉ 1 bên thấp thì vuốt 1 bên thôi). Vuốt cho đến khi đo HA thấy đã đủ.
Day thật mạnh 10 đầu ngón tay rồi thực hiện trợ tim và trợ thở như trên

Sau khi HA đã ổn định cho người bệnh nghỉ ngơi, uống tiếp đường, giữ ấm cơ thể và bàn chân,
05/2019

không di chuyển cho đến khi khỏe hẳn, sắc mặt hồng hào trở lại.

Lưu hành nội bộ


c) Nhồi máu não: Nhồi máu não xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho não bộ bị hẹp hay bị tắc nghẽn, làm giảm
dòng máu lên não. Hai dạng nhồi máu não thường gặp nhất là:
-Huyết khối tại chỗ: là loại đột quỵ xảy ra do một cục huyết khối hình thành tại chỗ trên mạch máu cung cấp máu
cho não. Huyết khối này được tạo nên bởi các mảng xơ vữa trong mạch máu và gây nên tắc nghẽn hoặc giảm lưu thông
máu (còn gọi là xơ vữa mạch máu)
-Huyết tắc (Thuyên tắc): thuyên tắc xảy ra do một cục máu đông hoặc huyết khối hình thành từ nơi khác đến não
(thường là từ tim), cục huyết khối này theo dòng máu đi đến các động mạch não gây ra thuyên tắc mạch máu tại não.
Phải xem HA cao hay thấp, tình trạng cơ thể cứng hay mềm để biết cách xử lý đúng như trường hợp a) hay b) ở trên.
Song song đó, để xử lý tình trạng tắc đường dẫn máu từ tim lên não (thường tắc ở cổ) xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và vai
Xử lý cục máu động ở khu vực tim: bấm huyệt Hạ Quan – hít sâu – ho ra
Xử lý cục máu động và tình trạng tay chân bị liệt cứng: chích và dùng ống hút chân không hút máu ngay khu vực đó và
thập nhị tĩnh huyệt hoặc thập tuyên tay chân và các huyệt quan trọng ảnh hưởng đến khu vực bị liệt cứng
Xử lý cục máu động và tình trạng tay chân bị liệt mềm yếu không có sức: xoa bóp khu vực đó; day 10 đầu ngón tay chân
và các huyệt quan trọng ảnh hưởng đến khu vực bị liệt mềm; vuốt với dầu nóng rồi hơ nóng bằng máy sấy tóc trên xương
sống (mạch Đốc), kinh Hoa Đà Giáp Tích (cách xương sống 0,5 thốn) và kinh Bàng Quang (cách xương sống 1,5 thốn)
theo chiều từ xương cụt đến cổ. Mỗi lần vuốt/sấy 18 cái.
Bấm huyệt Phục Lưu làn tan máu bầm trong não

Sau khi HA đã ổn định cho người bệnh nghỉ ngơi, uống tiếp đường, giữ ấm cơ thể và bàn chân, không di chuyển cho đến
Lưu hành nội bộ
khi khỏe hẳn, sắc mặt hồng hào trở lại.



3. HÔ HẤP:
Dựa vào số đo HA và thực hiện các thao tác để ổn định lại HA

-Nếu thở không được vì HA cao: vuốt động mạch cảnh hướng đi xuống (18 cái mỗi lần) và chích máu. Đo lại xem HA
giảm đủ chưa nếu chưa vuốt giảm HA tiếp hoặc kêu BN hít sâu bụng phồng lên sau đó hóp bụng thổi ra mạnh xa bằng
miệng như thổi lửa giữa 2 hơi thở nghỉ để tự động hít vào cho đến khi HA hạ đúng tiêu chuẩn (Động tác thổi lửa hạ HA
này chỉ thực hiện được khi BN tỉnh táo). Trường hợp BN thở gấp và hổn hển thì bịt mũi kêu BN thở bằng miệng và
bấm huyệt Đản Trung để BN thở bụng.
-Nếu thở không được vì HA thấp: bấm giữ huyệt Ế Phong 30 giây, vuốt động mạch cảnh hướng đi lên (18 cái mỗi lần).
Vuốt cho đến khi đo HA thấy đã đủ
Hỗ trợ phổi: bấm vào Huyệt Trung Phủ - hít thở sâu (tác dụng thông đường thở). Sau đó bấm Huyệt Vân Môn
Hỗ trợ tim: bấm huyệt Hạ Quan đưa oxy vào tim kêu BN hít thở sâu và giật ngón út và day các đầu ngón tay

-Trường hợp thuyên tắc phổi (động mạch phổi hoặc nhánh của nó bị tắc nghẽn) do cục máu đông thì xử lý giống như xử
lý cục máu động ở khu vực tim: bấm huyệt Hạ Quan – hít sâu – ho ra
Lưu ý tay vẫn bấm huyệt Nhân Trung và cho uống đường liên tục

05/2019

Lưu hành nội bộ


4. XỈU/ HÔN MÊ:
Kiểm tra tim còn đập hay không thao tác cho tim đập trở lại.
Kiểm tra BN còn thở được không bấm Trung Phủ & Vân Môn để hỗ trợ thở.
Thao tác điều chỉnh HA về tiêu chuẩn như trên.

Trường hợp đến đây người bệnh vẫn chưa tỉnh và hồi phục, tim chưa đập lại, chưa có mạch thì phải
thực hiện kỹ thuật CPR hồi sức tim phổi như trên.

II. ĐÃ RÕ BỆNH LÝ KHẨN CẤP

5. CHẤN THƯƠNG HẠ BỘ: đau đớn và nguy hiểm cần thực hiện như sau; (Xem clip Y Khoa Judo)
Để BN nằm xuống ngay tại chổ, nới lỏng quần áo
Kéo chân BN lên đấm vào ức bàn chân huyệt Dũng Tuyền (lần lượt từng chân)
Chân người cấp cứu xoay ngang đè dưới rốn BN lực vừa phải
Đỡ BN ngồi dậy đứng sau vòng tay xốc nách BN lên thả xuống 5 lần
Tay vịn vai dùng ức bàn chân đá vào dưới thắt lưng BN 5 cái
Nếu còn đau xòe bàn tay ngón cái và ngón trỏ đặt vào dưới rốn BN đẩy theo chiều xuống nhiều lần
05/2019

Sau đó nếu cần áp dụng từ Bước 1 như hướng dẫn tùy vào tình trạng BN lúc đó.

Lưu hành nội bộ


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×