Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Gt duyênđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.65 KB, 6 trang )

Câu 36: Hình thể nấm nhị độ trong môi trường nuôi cấy có thể là:
A. Nấm men
B. Nấm sợi
C. Nấm men có sợi giả
D. Nấm sợi có bào đốt
E. Nấm men hoặc sợi tuỳ theo điều kiện nuôi cấy @
Đáp án E
Giải thích:
Những nấm thuộc nấm nhị độ: Sporothrix schenskii (chắc chắn), Histoplasma capsulatum và Penicillium
(có nghe cô giảng nhưng cô nói nhanh quá ko biết có ghi đúng ko nữa)
Xét nấm Sporothrix schenskii: Khi nuôi cấy
- Trên mt nuôi cấy Sabouraud: Thấy sợi tơ nấm mảnh, thanh tú màu nâu, có bài đài ngắn, trên đầu có bào
tử đính
- Trên mt tim óc hầm hoặc thạch máu: Thấy tế bào hạt men dài, đôi khi hình tròn hoặc hình trứng

Câu 37: Những KST nào sau đây lây nhiễm qua da:
A. Trichuiris trichuira, Strongyloides stercoralis
B. Necator americanus, Trichuiris trichuira
C. Trichobilharzia, Necator americanus @
D. Ascarid lumbricoides, Ancylostoma duodenale
E. Strongyloides stercoralis, Ascarid lumbricoides
Đáp án C
Giải thích:
- Necator americanus (giun mỏ), Ancylostoma duodenale (giun móc), Strongyloides stercoralis (giun
lươn), Trichobilharzia (1 loại sán ở vịt): đường da
- Trichuiris trichuira (giun tóc), Ascarid lumbricoides (giun đũa): đường tiêu hoá => loại A, B, D, E
Xem chi tiết về Trichobilharzia: />
Câu 38: Loại KST có thể tự hoàn thành chu kỳ trong cơ thể người:
A. Trichuiris trichuira
B. Toxoplasma gondii



C. Pnemocystis carinii @
D. Ascarid lumbricoides
E. Fasciola hepatica
Đáp án C
Giải thích:
- Pnemocystis carinii có chu trình hoàn tất trong 1 ký chủ
- Trichuiris trichuira (giun tóc), Ascarid lumbricoides (giun đũa): Chu trình đơn giản: Trứng (người) ->
ngoại cảnh -> Người (trứng có ấu trùng)
- Toxoplasma gondii: mèo (trứng nang) -> ngoại cảnh -> mèo (trứng nang hoặc bào nang chứa nang giả
T.gondii)
- Fasciola hepatica (sán lá gan lớn): Trứng (người) ->ngoại cảnh (ốc, thực vật thuỷ sinh) -> người (hậu ấu
trùng)

Câu 39: Bệnh do vi nấm nào sau đây lây nhiễm qua đường hô hấp:
A. Cryptococcus sp, Aspergillus sp @
B. Trichophyton sp, Microsporum sp
C. Candida sp, Aspergillus sp
D. Trichophyton sp, Candida sp
E. Aspergillus sp, Microsporum sp
Đáp án A
Giải thích:
- Cryptococcus sp, Aspergillus sp: đường hô hấp
- Trichophyton sp, Microsporum sp: vi nấm da truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người với
người hoặc động vật sang người
- Candida sp: gây bệnh khi nấm chuyển từ hoại sinh sang kí sinh gây bệnh

Câu 40: Vi nấm nào sau đây là vi nấm nhị độ:
A. Trichophyton rubrum
B. Sporpthrix schenskii @

C. Aspergillus flavus
D. Epidermophyton floccosum
E. Candida albicans


Đáp án B

Câu 41: Nếu người ăn thịt đông vật có chứa nang giả Toxoplasm gondii, người sẽ là vật chủ:
A. Chính
B. Phụ @
C. Trung gian
D. Môi giới truyền bệnh
E. Vecteur truyền bệnh
Đáp án B
Giải thích:
Mèo: Vật chủ chính
Người, động vật ăn cỏ, ăn tạp: Vật chủ phụ

Câu 42: Về phương diện ….(A)….: Người ta còn dùng khải niệm vật chủ trung gian để chỉ …(B)…hoặc
…(C)…. Làm trung gian truyền bệnh.
Đáp án: A: bệnh tật, B: Những vật chủ chính, C: phụ
Giải thích: Giáo trình bài Đại cương KST y học mục Khái niệm vật chủ

Câu 43: Để thực hiện chức năng sống kí sinh, trong cấu tạo của …(A)… có thể mất đi những …(B)…
không cần thiết và …(C)… những …(D)… cần thiết, giúp cho KST thực hiện …(E)… dễ dàng.
Đáp án: A: KST, B: bộ phận, C: phát triển, D: bộ phận, E: ký sinh
Giải thích: Định nghĩa KST

Câu 44: Yếu tố dịch tễ thuận lợi cho sự gia tăng tỉ lệ nhiễm giun móc:
A. Sự phóng uế bừa bãi của người mang bệnh

B. Thói quen đi chân đất của người dân @
C. Tỷ lệ nhiễm giun móc cao
D. Vùng đất xốp
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Đáp án B
Giải thích: Giun móc, giun mỏ, giun lươn, sán máng vịt chui qua đường da


Ngoài ra, có nấm Sporothrix schenskii chui qua vết trầy xước trên da

Câu 45: Ấu trùng thực quản phình của giun móc được hình thành:
A. Ở ruột non từ trứng do giun cái đẻ ra trong ruột
B. Do giun cái đẻ ra ấu trùng ở ruột non
C. Từ trứng giun móc ở ngoại cảnh @
D. Ở ruột non, từ trứng do người nuốt vào
E. Từ ấu trùng thực quản hình ống ở ngoại cảnh
Đáp án C

Câu 46: Các KST thuộc Lớp trùng roi (Flagellata) gây bệnh ở cơ quan nào sau đây:
A. Tiêu hoá, sinh dục, tiết niệu
B. Máu
C. Tổ chức mô bào
D. Câu A, B đúng
E. Câu A, B và C đúng @
Đáp án E
Giải thích: Trùng roi ký sinh ở người chia làm 3 nhóm:
- Ký sinh ở miệng và ruột: G.lamblia, T. tenax, …
- Ký sinh đường niệu sinh dục: T. vaginalis
- Ký sinh trong máu và mô: Trypanosoma sp, Leshmania, …


Câu 47: Xét nghiệm nước đàm có thể tìm thấy KST sau: ….(A)…., ….(B)…. và ….(C)….
Đáp án: A: Cryptococcus, B: Candida, C: Aspergillus
Câu 48: Trong chu kì của Fasciola hepatica, vật chủ phụ thứ I là:
A. Các loài ốc thuộc giống Bythinia, Bulimus
B. Các loài ốc thuộc giống Melania
C. Các loài ốc thuộc giống Plenorbus
D. Limnea @
E. Aperta


Đáp án D
Giải thích:
- Ốc Limnea: Fasciola hepatica (sán lá gan lớn)
- Ốc Bythinia, Bulimus: Sán lá gan nhỏ
- Ốc Melania: sán lá phổi
- Ốc Plenorbus (ko rõ là ốc gì, search mạng ko có) nhưng chắc là một với Ốc Planorbis: Sán lá ruột
- Ốc Aperta: sán máng: />%E1%BB%8Dt

Câu 49: Tên kỹ thuật xét nghiệm tìm ấu trùng giun lươn là:
A. Willis
B. Kato
C. Baerman @
D. Graham
E. Formalin ether
Đáp án C
Giải thích: Bình thường ấu trùng giun lươn nở rất ít trong ruột lý chủ nên Baerman là kỹ thuật đặc biệt thu
hồi trứng giun lươn trong phân, dựa trên đặc tính ưa nước và nhiệt độ của ấu trùng.
- A sai vì Willis là kỹ thuật phát hiện trứng giun sán với độ tập trung cao
- B sai vì kỹ thuật Kato tìm trứng giun sán, đặc biệt là giun móc
- D sai và kỹ thuật Graham (dùng giấy bóng kính) để tìm giun kim

- E ko rõ

Câu 50: Loài sán nào sau đây gây bệnh ở hệ tiết niệu sinh dục người:
A. Schitosoma haematobium @
B. Schitosoma mansoni
C. Schitosoma japonnicum
D. Schitosoma mekongi
E. Schitosoma intercalatum
Đáp án A:
Giải thích: Schitosoma là sán máng, vị trí kí sinh:


- S. haematobium: bàng quang
- S. mansoni, S. chitosoma japonnicum, S. mekongi, S. intercalatum: tạng rỗng, như lòng ruột



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×