Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài thảo luận môn giáo dục học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.83 KB, 4 trang )

Bài thảo luận môn giáo dục học đại cương
Nhóm 2:

Phan Yến Trang
Lã Thu Hiền
Đào Thị Ngọc
Nguyễn Văn Toàn
Hoàng Vũ Trung
Luyện Thanh Sơn
Thaythavi

Câu hỏi thảo luận : Phân tích quan điểm của Đảng ta về vị trí của giáo dục- đào tạo

Trước đây, khi xác định vị trí của giáo dục – đào tạo chúng ta chỉ thường coi đó
là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tức chỉ nhìn giáo dục như là một hiện tượng xã
hội có mục đích và mang tính riêng biệt của xã hội loài người. Không ít quan điểm
cho rằng giáo duc - đào tạo chỉ là vấn đề phúc lợi xã hội, thậm chí cho rằng nó là
gánh nặng của nền kinh tế. Do đó dẫn đến tình trạng chưa quan tâm đúng mức đến
giáo dục – đào tạo, chính sách đầu tư cho giáo dục còn thấp…Tuy nhiên trước sự
thay đổi của tình hình trong nước cũng như thế giới, Đảng ta đã có những điều
chỉnh đúng đắn trong cách nhìn nhận về vị trí của giáo dục đối với đất nước.
 Cơ sở để Đảng ta xác định vị trí của giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện
nay:
Trước hết là xuất phát từ nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn hiện nay
đó là phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo an ninh quốc
phòng đồng thời nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất
lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học - kỹ thuật và kinh tế tri thức
cũng được đặt lên hang đầu. Điều đó cho thấy sự thay đổi lớn trong nhận
thức của Đảng về giáo dục, đặt việc phát triển giáo dục ngang hàng với các
mục tiêu kinh tế - xã hội khác.



Thứ hai, đó là xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước: tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế sâu rộng hơn để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để phát triển kinh tế tri thức
thì không thể thiếu được vai trò to lớn của giáo dục. Vì thế phát triển giáo
dục trở thành trọng tâm trong chiến lược này.
Thứ ba, đó là xuất phát từ xu thế của thời đại. Qúa trình toàn cầu hóa và
cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy quá trình
hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Giáo dục - đào tạo ngày càng
nắm vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự phát triển hay tụt hậu
của một quốc gia.
 Dựa trên những cơ sở trên, Đảng ta đã nhận thức được đầy đủ tầm quan
trọng vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo – nguyên nhân cơ bản để phát
triển sức mạnh nội sinh của từng con người và của cả dân tộc. Tại Đại hội
VII cũng như Nghị quyết Đại hội lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã chỉ rõ:‟ giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại
hóa”. Đến đại hội XI, một lần nữa vị trí quan trọng của giáo dục lại nhấn
mạnh hơn nữa.Đại hội khẳng định:‟phát triển giáo dục là quốc sách hành
đầu. Đổi mới về căn bản nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới
cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là
khâu then chốt”; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực nhất là nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phts triển công nghệ là một
trong 3 khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2011-2020 . Điều đó được thể hiện qua các nội dung:
• Đảng nhấn mạnh vị trí hàng đầu, đi đầu, đầu tư chiều sâu, đầu tư
cơ bản của giáo dục đào tạo trong mối quan hệ chiến lược phát

triển kinh tế- văn hóa- xã hội, khẳng định chính sách của nhà nước
đối với giáo dục đào tạo là tiền đề, nền tảng cho sự phát triển đất
nước. Giáo dục thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đặc biệt là thay
đổi cấu trúc xã hội, làm cho xã hội ngày một phát triển và thuần
khiết hơn, trong đó xã hội tạo mọi điều kiện cho cá nhân tự do


phát triển tài năng của mình, mỗi cá nhân tự giác đem tài năng
phục vụ xã hội.
• Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ có mối quan hệ biện
chứng với nhau, trong đó giáo dục phải đi trước một bước nhưng
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy
lẫn nhau, tạo điều kiện cho con người thông qua giáo dục đào tạo
có khả năng hoạt động tự tin và sáng tạo. Giáo dục sinh ra công
nghệ , nhờ có giáo dục mới có sự chuyển giao công nghệ đặc biệt
là của các nước phát triển với các nước đang phát triển nhằm rut
ngắn con đường đi lên của các quốc gia. Nhờ có giáo dục mới có
sự ứng dụng công nghệ một cách rộng rãi ở mọi ngành nghề.
• Đảng ta coi giáo dục là điều kiện, tiền đề, cơ sở, động lực cho sự
phát triển đất nước, suy cho cùng là xoay quanh phát triển nhân tố
con người vì con người là gốc của sự phát triển. Giáo dục là nhu
cầu sống còn của bất kì xã hội nào trong quá trình tái sản xuất sức
lao động xã hội ngày một cao hơn để thay thế cho lực lưỡng lao
động xã hội đã già cỗi.
Trong bất cứ giai đoạn nào của sự phát triển đất nước, giáo dục đào tạo đều
được đưa lên hàng đầu. Đối với nước ta hiện nay, phát triển giáo dục đào tạo để
phát huy nguồn nhân lực con người là động lực để tăng trưởng nhanh và bền vững.
Đại hội VII Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh:‟ Khoa học và giáo dục
đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn lên trình

độ tiên tiến của thế giới”
 Xuất phát từ vị trí vô cùng quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng ta đã đưa
ra một số giải pháp để góp phần cải thiện và phát triển nền giáo dục của
nước nhà:
• Đổi mới quản lý giáo dục
• Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục
• Tăng nguồn lực cho giáo dục
• Xây dựng đội ngũ giáo viên với năng lực chuyên môn cao, nhiệt
huyết và có trách nhiệm với nghề.




×