Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cãi lại sếp hau hoa kho luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.9 KB, 2 trang )

Cãi lại sếp - Hậu họa khó lường
(Dân trí) - Trong công việc, chuyện bạn bất đồng với đồng nghiệp xung quanh hay
thậm chí với sếp là chuyện “thường ngày ở huyện”. Nhưng cãi nhau với sếp, nhiều lúc
chẳng cần biết ai đúng ai sai và hệ quả sau cuộc đấu khẩu sẽ là quyết định bạn bị sa
thải.
Nam vừa tốt nghiệp chưa được bao lâu đã được nhận vào một công ty có tiếng ở Hà Nội. So
với bạn bè cùng trang lứa, Nam có một công việc và mức lương thật đáng để mơ ước. Thu
nhập cao ngất ngưởng, con đường thăng tiến lại rộng mở, nhưng chỉ trong một phút nóng
giận, Nam biết mình đã đánh mất tất cả.
Sếp của Nam nổi tiếng là người kỹ tính, thích phản biện, bàn cãi với bất cứ ai, bất cứ vấn đề
gì. Ngay hôm mới vào nhận việc, Nam đã bị sếp soi từ đầu đến chân và căn vặn đủ điều,
mặc dù trong lần phỏng vấn trước đó, cậu đã “được” hỏi những câu gần như tương tự. Đồng
nghiệp rỉ tai làm ở đây phải biết chịu đựng, sếp bảo gì nghe nấy, đừng “căng” với sếp,
không thì chỉ thiệt thân mà thôi. Nghe vậy, Nam động viên mình phải cố gắng, thế nhưng
vốn tính thẳng thẳn và bộc trực, không ưa bợ đỡ ai nên Nam khá căng thẳng khi giáp mặt
sếp.
Đúng như lời đồng nghiệp nói, Nam làm việc gì, nêu ý tưởng gì cũng bị sếp chê đầu tiên.
Nhiều lúc Nam bực mình lắm, vì rõ ràng cậu chẳng làm gì sai cả, thậm chí còn làm tốt hơn
hẳn những người khác. Một lần, sếp giao cho Nam tìm ý tưởng cho một dự án phim quảng
cáo. Được nhận nhiệm vụ đúng sở trường, Nam say mê thức trắng mấy đêm liền để hoàn
thành trước cả tiến độ, nhằm “ghi điểm” với sếp. Ai dè, ngày hôm sau, sếp đến quăng cả bản
kế hoạch, ý tưởng lên bàn Nam kèm theo lời bình quen thuộc “Nhảm nhí”. Bị choáng và
xấu hổ với đồng nghiệp, Nam không còn giữ được bình tĩnh nữa, cậu chạy thẳng vào phòng
sếp để hỏi cho ra lẽ. Tính sếp sẵn ngang bướng, còn Nam lại trong cơn nóng giận, chẳng
mấy chốc hai người đã to tiếng. Một lúc sau Nam bước ra, đóng cửa cái rầm. Ngày hôm sau,
Nam nghỉ việc.
Việc Nam cãi lại sếp và quyết định nghỉ việc nghe còn … có lý. Nhưng chuyện của Khánh
lại khó để người khác thông cảm cho một chút nào. Khánh tốt nghiệp bằng đỏ đại học trong
nước, đi du học mấy năm ở nước ngoài. Các công ty lớn thi nhau “rải thảm đỏ” mời cậu về



làm việc. Biết mình giỏi giang hơn người, Khánh ngày càng vênh váo, xem đồng nghiệp,
thậm chí là sếp chẳng ra gì. Khánh nghĩ sếp không có năng lực bằng cậu, hơn chăng cũng
chỉ là số năm gắn bó với công ty này. Dự án nào được giao Khánh cũng hoàn thành xuất sắc,
được đồng nghiệp ngưỡng mộ, được sếp khen, độ “vênh” của Khánh càng lên cao. Nghĩ
công ty rất cần một “nhân tài” như mình, Khánh bắt đầu đưa ra yêu sách này nọ, ban đầu
sếp còn chấp nhận, về sau, yêu cầu Khánh đưa ra càng quá quắt. Sếp không đáp ứng. Thế là
hai người cãi nhau, Khánh nhảy việc ngay vì … công ty không biết trọng nhân tài.
Đúng hôm trời nắng to, sếp sai Tuấn, nhân viên kinh doanh đi “chạy” lo dự án dưới tỉnh
nhưng bảo Tuấn tự đi xe máy vì xe cơ quan mọi người đã dùng đi dự ma chay mẹ một đồng
nghiệp. Đi được một đoạn khá xa, Tuấn sực nhớ ra để quên tập tài liệu ở nhà, bấm bụng
quay lại thật nhanh vì sợ lỡ việc, ai ngờ vừa chạy vào cơ quan đã bị sếp mắng cho một trận
té tát. Đang sẵn nắng nôi, lại bực mình trong người từ lâu, Tuấn cãi lại sếp vài câu. Sau khi
nguôi giận, Tuấn biết mình sai nhưng “cậy” mình được sếp yêu quý từ lâu nên cậu quên
nhanh mọi chuyện. Thế nhưng, Tuấn nhận thấy từ dạo đó, sếp ít hỏi han, khen ngợi cậu như
trước, khoảng cách của hai người cứ xa cách dần.
Làm một nhân viên luôn biết chịu đựng không phải là lời khuyên tốt nhưng cãi nhau với sếp
để được việc lại là cả một nghệ thuật. Sếp có thể không giỏi hơn bạn về chuyên môn nhưng
khả năng quản lý, kinh nghiệm làm việc và vốn sống thì có lẽ là hơn nhiều. Hãy tập lắng
nghe ý kiến cấp trên, biết trao đổi, phản biện cấp trên cũng là cách học hỏi và khiến công
việc đạt hiệu quả cao hơn.
Võ Hiền



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×