Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

04 ngôn ngữ gia đình tràn ngập công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.42 KB, 2 trang )

Ngôn ngữ gia đình tràn ngập công sở
"Mẹ ơi, cho con tạm ứng mấy lít tiền công tác phí". "Chồng ơi, đi ăn trưa cùng vợ nhé"...
Những kiểu xưng hô thân mật trong gia đình giờ đây được vận dụng triệt để nơi công sở.
Không biết từ bao giờ, chị Hằng - một kế toán luống tuổi, dáng người hơi đậm trở thành
"mẹ" của một loạt nhân viên “choai choai” trong công ty. Người này xưng mẹ, người kia gọi
u, cứ như giữa họ có mối quan hệ ruột thịt vậy. Hễ có việc động đến kế toán, mọi người đều
chăm chăm sang nhờ mẹ Hằng. Lâu dần thành thân, có chuyện gì khúc mắc, nhiều người
cũng chạy vào tỉ tê với mẹ. Hồi mới vào công ty, Trang cũng "choáng" với cách xưng hô
thân mật ấy nhưng rồi chính cô cũng gọi chị Hằng là mẹ từ lúc nào không hay. Trang kể:
“Gọi như thế cũng thân thiết hơn và chị em làm việc với nhau trong công ty cảm giác ấm áp
hơn”.
Điều đặc biệt là chị Hằng dường như cũng thấy vui với cách gọi ấy và tự xác định phải có
trách nhiệm với “các con”. Mỗi khi công ty có dịp liên hoan, chị Hằng đều đứng ra lo liệu,
từ việc chọn quán ăn, chọn món đến đặt chỗ, fix số người tham gia… sao cho đúng sở thích
của mọi người. Chẳng ai chê trách mẹ Hằng mà ngược lại, mỗi khi mẹ khuyên, mẹ nhắc nhở
hay phê bình khi chưa hoàn thành công việc, mọi người luôn vui vẻ nhận lỗi mà không hề
cảm thấy khó chịu.
Là lái xe cho công ty nhiều năm, cũng lớn tuổi
so với các anh em đồng nghiệp nên anh Quý
được mọi người tôn làm “bố”. Nhất là mấy cậu
trẻ trẻ, đi đâu cần đến xe là lại nhấc điện thoại
gọi cho bố Quý. Mỗi lần công ty có dịp tụ tập
ăn uống, cậu nào cũng tranh thủ “con mời bố
một chén”. Lâu dần thành quen, trong công ty,
tính sơ sơ Quý đã có đến vài chục người con.
Nếu như với những người lớn tuổi, cách xưng hô “bố” “mẹ” vừa thể hiện sự thân thiết
nhưng cũng không kém phần tôn trọng thì giữa lớp trẻ với nhau, ngoài cách xưng hô anh,
chị em đơn thuần, họ còn có những cách gọi mới. Tiêu biểu cho xu hướng này là kiểu gọi
“vợ - chồng” thân mật ở công ty Nga. Công ty có bao nhiêu nam thanh nữ tú thì có bấy
nhiêu cặp “vợ chồng” tương xứng, cứ như kiểu đã hẹn nhau từ kiếp trước để hôm nay làm
nên những cặp đôi lứa xứng đôi.


Cứ nhìn Linh và Huy, nghe họ gọi nhau thì không ai nhịn được cười nếu biết rằng trên thực
tế họ chỉ đơn thuẩn 100% là đồng nghiệp không hơn. Lúc thì Linh lên tiếng “Chồng ơi, đi


ăn sáng với vợ”, “chồng hôm nay mệt hay sao mà mặt mày ỉu xìu thế”… Khi khác lại nghe
tiếng Huy “vợ ơi, đi ăn không”… cứ như họ là một gia đình thực thụ.
Vào công ty chưa đầy 5 tháng nhưng Nga cũng nhanh chóng bị ghép đôi với một anh chàng
cao lêu đêu ở phòng công nghệ, theo chủ trương các chị cùng phòng đưa ra: “Có đôi có cặp
cho vui”. Vốn chẳng có tình ý gì nên Nga cũng gọi cho vui miệng. Được cái, công ty tổ
chức đi ăn uống, chơi bời ở đâu, Nga cũng yên tâm là có “xe ôm” đèo. Gọi nhau nhiều rồi
thành thân, có lúc vào họp hành, không ít người vẫn lỡ miệng “thằng chồng em”, khiến sếp
cũng phá lên cười.
Thế nhưng, với nhiều bạn trẻ lần đầu tiên đi làm, lần đầu tiếp xúc với đời sống công sở, họ
lại gặp không ít khó khăn về cách xưng hô. Sinh năm 87 lại là nhân viên mới toanh, Hương
không biết phải xưng hô thế nào với trưởng phòng hơn cô hẳn 2 giáp. Ban đầu tính gọi chú,
xưng cháu nhưng chưa kịp mở miệng, Hương đã thấy cô lễ tân cũng trẻ chẳng kém gì mình
vào nhờ sếp ký lại xưng anh em ngọt xớt. Thế là Hương cũng đành xưng anh với người đàn
ông chỉ kém bố mình có vài tuổi. Cũng may là hiểu được ý Hương, trưởng phòng lên tiếng
trước: “Tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều nhưng là nơi công sở, để tiện cho công việc, bạn cứ gọi
tôi là anh, không có gì phải ngại”. Sau này quen rồi, các chị cùng phòng giải thích với
Hương rằng “Cứ anh em mà xưng hô, trong công việc ai cũng như ai, anh em, họ hàng gì
mà đòi chú với cháu”. Buồn cười với câu nói tếu táo ấy nhưng Hương cũng nhận thấy, gọi là
anh em có nhiều cái tiện hơn.
Hằng rất giỏi ngoại ngữ. Mỗi lần đi phỏng vấn, cô bé chỉ mong sao nhà tuyển dụng phỏng
vấn bằng Tiếng Anh, mà được người nước ngoài phỏng vấn thì… càng tốt. Hễ biết người
Việt phỏng vấn là cô bé lại nhăn nhó, chỉ muốn bỏ không apply vào công ty đó nữa. Hỏi ra
mới biết, cô ngại không biết phải xưng hô thế nào cho phải vì đa phần những người phỏng
vấn cô từng gặp đều lớn tuổi, xưng chú, bác cũng dở mà gọi anh cũng không xong. “Như
tiếng Anh thật tiện, dù già hay trẻ, cũng chỉ xưng hô “I” và “you”, không phải lo vấn đề tuổi
tác”.

Theo Zing



×