Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thưa sếp em muon hoc len nua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.08 KB, 2 trang )

Thưa sếp, em muốn học lên nữa!
Sẽ đến lúc bạn nhận ra rằng mình cần trang bị kiến thức và một tấm bằng để tiến lên
một vị trí khác cao hơn. Nhưng không phải ai cũng có “dũng khí” để tiến đến trước
mặt sếp và nói: “Sếp ơi, em muốn học lên nữa!”.
Tìm nguồn kinh phí để tiếp tục học lên cao là một kỹ năng “nâng cao” mà không phải ai
cũng có được. Bạn cần một số “bí kíp” để thu hút được “nguồn vốn ODA” quan trọng này.
Rất có thể sếp sẽ từ chối với nhiều lý do “chính đáng” như: học hành làm bạn tốn nhiều thời
gian và không còn “mặn mà” với công việc, sau khi học xong bạn sẽ “đủ lông đủ cánh” bay
khỏi công ty... Vậy làm sao thuyết phục được sếp ủng hộ việc học của bạn đây?
Phương án A: Tìm “nhà tài trợ vàng” bằng tài thuyết phục sắc bén
Hãy nhớ rằng “Đồng tiền đi liền khúc ruột”. Công ty bỏ tiền ra cho bạn làm gì nếu không
hái được quả ngọt nào từ việc học của bạn? Vậy chỉ còn một lý do duy nhất bạn có thể dùng
để thuyết phục sếp: “Kiến thức cập nhật trong lĩnh vựcCông nghệ thông tin này rất cần thiết
cho công việc của tôi/em. Vì vậy rất mong anh/chị xem xét để tôi/em theo học khóa Quản trị
mạng này.”
Hãy nắm lấy cơ hội dùng nguồn ngân sách đào tạo nhân viên của công ty. Mỗi năm các
công ty thường dành một số suất đào tạo cho nhân viên theo học các khóa học nâng cao. Dĩ
nhiên, nhân viên được công ty tài trợ đi học thường có thành tích làm việc xuất sắc và gắn
bó lâu dài với công ty.
Để được công ty hỗ trợ học phí, bạn nên đặt ra những mục tiêu phấn đấu sau khi học xong.
Ví dụ bạn có thể nêu ra 3 đóng góp chính bạn sẽ áp dụng từ việc học cho công việc thực tế.
Điều đó còn thể hiện sự gắn bó lâu dài của bạn với công ty.
Chị Minh Trung làm việc tại một công ty FMCG quốc tế ở TPHCM là một ví dụ. Năm 2006
công ty chị dành một số suất đào tạo nâng cao cho nhân viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm
làm việc và có thành tích làm việc tốt. Chị Trung đã nắm bắt ngay cơ hội này và đề đạt
nguyện vọng được học lên cao với phòng nhân sự. Với nhiều năm gắn bó với công ty và kết
quả làm việc xuất sắc, chị Trung đã được công ty tài trợ trên 15.000 đô la Mỹ theo học khóa
MBA tại trường quốc tế RMIT.


Phương án B: Bạn đi học và công ty hoàn lại tiền sau


Với quan niệm “Ăn chắc mặc bền”, một số công ty quy định nhân viên phải cầm trong tay
tấm bằng mới được hoàn tiền học phí. Đây là một giải pháp thật tốt cho bạn phải không?
Nhưng bạn làm sao tìm ra tiền để đóng cho đầu vào đây?
Các chương trình học dài hạn (như MBA – có thể kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 2 năm) thường
cho phép người học đóng tiền 2 hoặc 3 lần trong suốt thời gian học thay vì đóng ngay 100%
học phí ở đầu vào. Nếu chia chi phí tổng ra nhiều lần đóng, số tiền sẽ nhẹ đi đáng kể. Nhờ
vậy, bạn có thể tiết kiệm tiền lương hàng tháng để dành cho các lần đóng học phí này. Bạn
cũng có thể mượn tiền từ người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em) và hoàn lại sau khi
công ty hoàn tiền cho bạn.
Phương án C: Áp dụng kế hoạch “50-50”
Nếu bạn xin được 100% nguồn kinh phí từ công ty để đi học thì còn gì bằng. Trong trường
hợp bạn không được công ty tài trợ, bạn cần phát huy kỹ năng thương lượng với sếp. Chẳng
hạn bạn có thể bàn bạc với sếp để công ty hỗ trợ một phần học phí theo kế hoạch “50-50”,
nghĩa là bạn bỏ ra tiền túi 50% và công ty hỗ trợ 50% tiền học phí. Hãy khéo léo cho sếp
thấy rằng bạn luôn muốn tiếp tục đóng góp cho công ty bằng cách học lên cao nữa với một
phần tiền túi của bạn.
Bạn cũng có thể tiết kiệm đáng kể bằng việc “lùng tìm” các khóa học đang trong thời gian
khuyến mãi của các nhà đào tạo uy tín. Điều đó giúp bạn giảm thiểu chi phí tiền túi mà vẫn
theo đuổi các khóa học chất lượng hiện nay.
Bạn thấy không, dù việc học lên cao đòi hỏi bạn khá vất vả tìm kiếm nguồn tài chính, bạn
vẫn có nhiều phương án để tìm nguồn kinh phí đi học. Quan trọng là bạn có ý chí tiến thủ
hay không? Nếu có, đừng chần chừ nắm bắt thời cơ nhé!
Theo Vietnamworks



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×