Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những điều kieng noi voi sep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.88 KB, 2 trang )

Những điều “kiêng” nói với sếp
(Dân trí) - Dù vô tình hay cố ý, phàm là nhân viên văn phòng nên kiêng kị những câu
nói sau trước hoặc sau lưng sếp. Bởi đó là những điều nguy hiểm khó lường, ảnh
hưởng trực tiếp tới con đường tiến thân của bạn.
1. “Đó không phải việc của tôi”
Câu nói thể hiện rõ bản chất một nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Sự thực là bạn không muốn làm điều đó hay công việc đó vượt quá khả năng của bạn? Tuy
nhiên, nhà quản lý lại không cần xét đến nguyên do nào khác ngoài việc đánh giá thấp năng
lực và sự nhiệt tình của bạn trong công việc. Bạn mất điểm rồi đó!.
Một khi các sếp đã có ý định “nhờ vả” bạn làm việc nào đó có nghĩa là họ đang tạo cơ hội
tốt nhất cho bạn bộc lộ tài năng tháo vát, phản ứng nhanh nhạy và năng lực hợp tác của
bạn. Nếu vẻn vẹn trả lời bằng câu nói trên, chắc chắn cơ hội lần hai sẽ không bao giờ mỉm
cười với bạn.
2. “Đó không phải là lỗi của tôi”
Trốn tránh trách nhiệm không phải là việc làm thông minh nếu bạn muốn nhanh chóng
thành công trong sự nghiệp. Điều đó cũng không giúp bạn thoát khỏi tình trạng lộn xộn,
thậm chí còn khiến bạn rơi vào tình trạng rắc rối hơn: sếp không coi trọng, đồng nghiệp tỵ
lạnh…
Mọi sai lầm đều là cơ hội tốt để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Bạn sẽ mất nhiều hơn được
khi từ chối cơ hội để hiểu rõ bản thân mình, lỗi lầm của mình. Điều đó chỉ chứng tỏ bạn
sẽ chẳng bao giờ trưởng thành được mà thôi.
Do đó, hãy thẳng thắn và nghiêm khắc nhận lỗi do chính mình gây ra. Việc làm này luôn
nhận được sự đánh giá “ngầm” rất cao của sếp cũng như đồng nghiệp.
3. “Rất tiếc, tôi không thể làm được việc này”
Nguyên tắc bất khả kháng: đừng bao giờ nói “không” trước những việc sếp giao
phó. Điều đó không có nghĩa là bạn phải lừa dối sếp và chính bản thân mình trong suốt
quá trinh làm việc. Nhưng tại thời điểm nào đó, dù chỉ là cái gật đầu đồng ý còn thiếu dứt


khoát cũng phần nào mang lại cho bạn những “điểm số” cao. Bởi việc từ chối sạch trơn
một ý tưởng mới thường phản ánh sự thiếu sáng tạo của bạn.


Vì vậy, hãy luôn khám phá và thử sức chính năng lực tiềm ẩn trong chính bạn. Làm việc
không ngừng nghỉ và hăng say sẽ là động lực để bạn nhanh chóng giải mã được vấn đề.
4. “Tôi sẽ nghỉ việc nếu không tăng lương”
Đưa ra “tối hậu thư” trước khi nghỉ việc kiểu này là điều vô cùng cấm kị. Nếu bạn đã nêu ra
điều này mà vẫn chưa nhảy được việc, bạn sẽ là kẻ bại trận. Nếu bỏ đi thành công, bạn sẽ để
lại ấn tượng xấu và sự thất vọng của những người đã từng tin tưởng bạn.
Ngay khi bạn tìm được công việc mới theo đúng nguyện vọng (về mức tiền lương) thì cũng
đừng nên “qua cầu rút ván” quá vội vã kiểu đó kẻo sẽ tiến thoái lưỡng nan khi bạn lại
có tham vọng cao hơn.
Mức lương phụ thuộc vào chính năng lực của bạn. Đừng quá nôn nóng mà phạm phải
những vấn đề nhạy cảm nơi công sở. Nên nhớ rằng mọi nỗ lực của bạn đều đã được ghi
nhận, chẳng qua điều đó chưa được công khai mà thôi. Hãy kiên nhẫn làm việc và chờ đợi
nếu bạn thực sự xứng đáng.
5. “Kế hoạch này chưa xứng tầm của tôi”
Đừng vội kiêu ngạo hay phô trương thanh thế chốn công sở. Điều đó chỉ khiến mọi người
phải rè chừng và ác cảm với bạn mà thôi. Cái người ta công nhận giá trị năng lực của bạn
không phải ở số lượng công việc bạn làm là bao nhiêu mà bằng số lượng công việc bạn đã
hoàn thành.
Đừng cố gắng nuốt mẩu bánh quá khổ, bạn sẽ nghẹn và vô phương cứu chữa. Khiêm tốn là
nhân tố vàng cho sự nghiệp tiến thân của bạn. Bởi những kiểu sếp tài đức song toàn luôn
được mọi người nể trọng và ngưỡng mộ.
Phạm Hằng (Theo Iciba)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×