Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Nhóm 20 ô nhiễm và phương pháp xử lý nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

TIỂU LUẬN MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: “Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚCVÀ BIỆN PHÁP
XỬ LÝ ”
GVHD: TS.Lê Quốc Tuấn
Nhóm:
Võ Minh Trí

13149444

Lê Phúc Nguyên

13149270

Nguyễn Ngọc Ti

13149403

Nông Thị Hoài

13149136

Phan Thị Thảo

13127246

Bùi Thị Ngọc Hân



13114345

Phạm Minh Trường

13127312

Tp.HCM, tháng 4 năm 2014


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................Trang 4
I. TỐNG QUAN VỀ NƯỚC..............................................................................Trang 5
I.1 Nước ngọt ..................................................................................................Trang 6
I.2 Nước mặn ..................................................................................................Trang 6
I.3 Nước mặt....................................................................................................Trang 7
I.4 Nước ngầm ................................................................................................Trang 7
II. VAI TRÒ CỦA NƯỚC..................................................................................Trang 8
II.1. Đối với con người.....................................................................................Trang 8
II.2. Nước đối với các ngành nông – lâm - ngư nghiệp..................................Trang 9
II.3. Nước đối với các ngành công nghiệp......................................................Trang 11
III. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC ....................................Trang 11
III.1. Tiêu thụ nước trong nông nghiệp..........................................................Trang 12
III.2. Tiêu thụ nước trong công nghiệp...........................................................Trang 14
III.4. Dùng nước trong thuỷ điện....................................................................Trang 16
III.5. Dùng nước trong giao thông thuỷ..........................................................Trang 17
III.3. Tiêu thụ nước trong sinh hoạt...............................................................Trang 18
III.6. Dùng nước trong thuỷ sản.....................................................................Trang 19

IV. Ô NHIỄM NƯỚC........................................................................................Trang 19
IV.1. Ô nhiễm nước là gì.................................................................................Trang 19
IV.2.CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC..............................................Trang 20
IV.2.1. Các ion vô cơ hòa tan:........................................................................Trang 20
IV.2.2. Các chất hữu cơ..................................................................................Trang 20
IV.2.3. Dầu mỡ...............................................................................................Trang 21
IV.2.4. Các chất có màu.................................................................................Trang 21
IV.2.5. Các vi sinh vật gây bệnh.....................................................................Trang 22
IV.3. Phân loại ô nhiễm nước..........................................................................Trang 22
IV.3.1. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị................................Trang 22
IV.3.2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ......................................................Trang 23
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 1


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

IV.3.3. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon ........................................................Trang 24
IV.3.4. Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông........................................Trang 25
IV.3.5. Nông dược (Pesticides).......................................................................Trang 27
IV.3.6. Ô nhiễm vật lý.....................................................................................Trang 29
V. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC...........................Trang 29
V.1. Ảnh hưởng tới môi trường.......................................................................Trang 29
V.1.1. Nước và sinh vật nước:........................................................................Trang 29
V.1.2. Đất và sinh vật đất:..............................................................................Trang 31
V.1.3. Không khí: ...........................................................................................Trang 32
V.2. Ảnh hưởng tới con người:.......................................................................Trang 32
V.2.1. Sức khỏe con người:.............................................................................Trang 33
V.2.2. Hoạt động của con người:....................................................................Trang 37
VI. TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...................................................................Trang 40
VI.1.Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới:................................................... Trang 40
VI.2.Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam.....................................................Trang 41
VI.2.1.Tình hình chung:................................................................................Trang 41
VI.2.2.Ở đồng bằng sông Cửu Long:.............................................................Trang 42
VI.2.3.Ở An Giang:........................................................................................Trang 43
VI.2.4. Hiệntrạng chấtlượng nước khu vực làng bè Châu Đốc:.....................Trang 45
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC Ô NHIỄM.................................Trang 46
VII.1.Các phương pháp sinh học:...................................................................Trang 46
VII.1.1 Các phương pháp hiếu khí:................................................................Trang 47
VII.1.1.1. Kỹ thuật bùn hoạt tính: ..............................................................Trang 47
VII.1.1.2.ổn định nước thải:........................................................................Trang 47
VII.1.2. Các phương pháp thiếu khí ( anoxic ):..............................................Trang 48
VII.1.3. Các phương pháp kỵ khí: .................................................................Trang 48
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 2


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

VII.2. Các phương pháp hóa lý:......................................................................Trang 48
VII.2.1. Lọc qua song chắn rác ( xử lý sơ bộ ):..............................................Trang 49
VII.2.2. Lắng tụ:.............................................................................................Trang 49
VII.2.3. Lọc:...................................................................................................Trang 50
VII.2.4. Đông tụ và keo tụ:.............................................................................Trang 50
VII.2.4.1. Đông tụ:.....................................................................................Trang 50
VII.2.4.2. Keo tụ: ........................................................................................Trang 51
VII.2.5. Tuyển nổi: ........................................................................................Trang 51
VII.2.6. Hấp phụ:...........................................................................................Trang 51
VII.2.7. Trao đổi ion:.....................................................................................Trang 52

VII.2.8. Thẩm thấu ngược:.............................................................................Trang 52
VII.3. Các phương pháp hóa học: ..................................................................Trang 53
VII.4. Phương pháp hóa sinh:.........................................................................Trang 53
VIII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC
QUẢN LÍ VÀ BÀO VỆ NƯỚC........................................................................Trang 54
VIII.1. Giải pháp kỹ thuật................................................................................Trang 54
VIII.1.1. Thực hiện quy hoạch chất lượng nước.............................................Trang 54
VIII.1.2. Xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước:................................Trang 54
VIII.2. Các biện pháp tài chính.......................................................................Trang 55
VIII.2.2.Phí xả nước thải vào nguồn nước.....................................................Trang 55
VIII.2.1. Thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước.................................Trang 56
VIII.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật.....................................Trang 56

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 3


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

LỜI MỞ ĐẦU
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những
mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng
nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng
được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong
không khí.
Hiện nay nguồn tài nguyên nước đang bị con người làm ô nhiễm nặng nề qua các hoạt động
của con người như sàn xuất nông nghiệp, công nghiệp, đời sống hàng ngày… Việc làm ô
nhiễm nguồn nước đã ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống của các loài sinh vật và đặc

biệt nhất là ảnh hưởng tới chính con người.
Vấn đề được đặt ra là “Làm sao để bảo vệ nguồn nước tránh khỏi ô nhiễm ?” để trả lời được
câu hỏi làm sao ấy thì đề tài “Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lí” sẽ đưa ra những
hiện trạng ô nhiễm và các phương pháp xử lí đang được áp dụng.

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 4


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

I.

TỐNG QUAN VỀ NƯỚC

Nước trên trái đất phát sinh từ 3 nguồn: từ bên trong lòng đất, từ các thiên thạch đưa
lại và từ lớp trên khí quyển Trái Đất. Khối lượng nước chủ yếu trên trái đất (nước mặn,
nước ngọt, hơi nước) đều bắt nguồn tử lòng đất (Lớp vỏ giữa) trong quá trình phân hóa các
lớp đá ở nhiệt độ cao. Nước hình thành trong quá trình này và khi thoát dần ra lớp vỏ ngoài
thì biến thành chất khí, bốc hơi, cuối cùng ngưng tụ lại thành nước. Các khối nước ban đầu
khi thoát ra ngoài ngưng tụ lại đã làm tràng ngập những vùng trũng, tạo nên các đại dương
mênh mông và song hồ nguyên thủy. Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự
do phủ lên Trái Đất là 1,4 tỉ Km3 nhưng so với trữ lượng ở lớp vỏ giữa (khoảng 200 tỉ Km3)
thì nó chỉ chiếm khoảng 1%.
Nước ngọt có thể sử dụng được chiếm không đầy 1% toàn bộ khối lượng của thủy
quyển. Nhưng nhờ quá trình khổng lồ là “sự tuần hoàn nước” mà trữ lượng nước ngọt được
phục hồi liên tục. Sự trao đổi nước ngọt trong sông hồ diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều so với
nước mặn và nước băng hà.
Tài nguyên nước trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tì Km3 , tập trung trong
thủy quyển 97,2% (1,35 tỉ Km3 ), phần còn lại chứa trong khí quyển và thạch quyển. 97%

lượng nước của trái đất là nước mặn, 3% là nước ngọt, trong đó có khoảng hơn ¾ lượng
nước con người không thể sử dụng vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng
hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trong lục địa. Chỉ có khoảng 0,5% nước ngọt hiện diện
trong sông, hồ, suối, ao … mà con người đã và đang sử dụng. Lượng nước trong khí quyển
chiếm khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông, suối 0,00007% tổng lượng
nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng thường có nguồn gốc ban đầu là
nước mưa và tổng khối lượng mưa trên toàn bộ diện tích trái đất là 105.000 Km3 / 1năm.
Lượng nước con người sử dụng trong 1 năm khoảng 35.000 Km3 ,trong đó 8% cho các hoạt
động sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp.
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có
lượng mưa trung bình vào loại cao, khoàng 2000m3 /1 năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung
bình của vùng lục địa trên thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650Km3 / năm,
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 5


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324 Km3 / năm. Ngoài dòng chảy phát sinh
trong vùng nội địa hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận nguồn nước ngoại lai từ Trung Quốc,
Lào và Campuchia là 132,8 tỉ m3 /năm. So với nhiều nước, Việt Nam có nguồn nước khá
dồi dào.
Lượng nước bình quân đầu người đạt tới 17.000m3/năm. Hệ số bảo đảm nước là 68,
lớn gấp 3 lần hệ số bảo đảm nước trung bình trên thế giới. Do nền kinh tế chưa phát triển
nên nhu cầu dùng nước hiện nay chưa cao, khai thác chủ yếu nước các dòng sông chính để
phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
I.1 Nước ngọt
Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan,
đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong
khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ

hay các loại nước mặn và nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ
các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống
ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của
băng hay tuyết. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt
và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên
thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng.
Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ
mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên
thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái
nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái
biển và đất liền.
I.2 Nước mặn
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối
hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần
nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l. Các mức hàm lượng muối
được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành ba thể loại. Nước hơi mặn chứa
muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải chứa khoảng
3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt). Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm
(10 tới 35 ppt) muối. Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ
biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 6


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự nhiên
cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%.
I.3 Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước

mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại
dương, bốc hơi và thấm xuống đất.Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng
lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác.
Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo,
độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu
vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh
hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước
ở thực vật và động vật..., hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể
lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi
thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở
những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp
nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng
trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo
dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một
thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn.
Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn
hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
I.4 Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng
của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước
ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
"Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như
cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho
các hoạt động sống của con người". Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước
mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do
tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm
nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung cấp nước
cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và
thấm vào các đại dương. Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý

Trang 7


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển
nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt
thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến
đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô
nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và
phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng
sâu thường có ba vùng chức năng:
• Vùng thu nhận nước.
• Vùng chuyển tải nước.
• Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục
đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Ðây là loại nước
ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat
thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn
cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển. Có hai loại
nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực. Nước ngầm không có áp
lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp
đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm nầy có áp suất rất
yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm
hút nước lên. Nước ngầm loại này thường ở không sâu dưới mặt đất vì có nhiều trong mùa
mưa và ít dần trong mùa khô.
II.

VAI TRÒ CỦA NƯỚC


II.1. Đối với con người.
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Nước
chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55%-60% cơ thể Nam trưởng thành, 50% cơ thể Nữ
trưởng thành. Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều
quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thưc phẩm…
đều cần có nước.
Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể
sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút.
Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thu hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ,
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 8


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

môt nửa lượng protein để duy trì sư sống. Ngưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là
đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia: Khoảng 80% thành phần mô não được
cấu tạo bởi nước, viêc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tâp trung
kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa protein và enzyner để đưa chất
dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, nước còn có nhiệm
vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp
một cách hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy: nước là thành phần chủ yếu của lớp
sụn và chất hoat dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủ nước, sư va chạm trực tiếp sẽ giảm
đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp. Uống đủ nước sẽ làm cho hệ thống bài tiết được hoạt
động thường xuyên, bài thải những độc tố gây bệnh ung thư: uống nước nhiều hang ngày
giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu
thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành các loại sỏi: đường tiết niệu, bàng quang,
niệu quản,… Nước cũng được dùng làm giảm cân hữu hiệu và đơn giản.


Hình 1: Trẻ em Châu Phi quý trọng từng giọt nước

II.2. Nước đối với các ngành nông – lâm - ngư nghiệp
Nhìn lại nông nghiệp thế kỷ XX, theo một đánh giá của Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của LHQ (FAO), tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu lànhu cầu
thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi
sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ
tăng dân số thế giới .

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 9


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Hình 2: sử dụng nước để tưới tiêu

II.3. Nước đối với các ngành công nghiệp.

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 10


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người ta ước tính
rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng
nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước
trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.


Hình 3: nồi hơi công nghiệp
Tóm lại: Nước có vai trò cực kỳ quan trọng, nước phục vụ cho muc đích sinh hoạt,
nâng cao đời sống tinh thần cho dân (một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ
thể không có máu), do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết. Bước quan trọng nhất trong sự
chỉ đạo của việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề nước và bảo vệ môi trườngsống là để thay
đổi thái độ và thói quen của người dân này bao gồm mỗi người chúng tagiữ gìn nước bởi vì
nó là điều phải làm cho cuộc sống nhân loại hôm nay và mai sau.

III.

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC

Nhu cầu, phương thức khai thác nước và hệ quả:
Toàn thế giới hiện tiêu thụ 3.500 km3 nước một năm, tăng 35 lần trong 300 năm gần
đây.
Thế kỷ trước, lượng nước dùng của Mỹ tăng gấp bốn, châu Âu tăng gấp đôi.Lượng
nướcdùng của các quốc gia đang phát triển trong những năm 50 tăng 4 - 8%/năm, còn trong
nhữngnăm 80, 90 tăng chậm hơn, chỉ khoảng 2 - 3%/năm.
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 11


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Nhu cầu nước dùng của nhân loại tăng do:
 Gia tăng dân số và đô thị hoá.
 Tăng nhu cầu lương thực và hàng hoá công nghiệp.
 Ô nhiễm nước.
Tại Mỹ, ước tính trong 30% gia tăng lượng nước dùng những năm 70 thì 19% do tăng
dân số trực tiếp, còn 11% do tăng nhu cầu dùng nước của các cư dân cũ.

III.1. Tiêu thụ nước trong nông nghiệp
Trước đây, hiện nay và trong tương lai gần, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu
thụnướclớn nhất.
Tưới tạo ra hàng loạt hiệu quả trực tiếp như:
 Cải tạo đất và vi khí hậu (tạo độ ẩm, giữ ấm, rửa trôi muối và các chất có hại…).
 Giảm thiệt hại do thiên tai.
 Tăng thời vụ và hệ số sử dụng đất.
 Thay đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá nông sản.
 Tăng năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm.
 Tạo việc làm, thu nhập, xoá đói giảm nghèo và làm giàu.
 Đảm bảo an ninh lương thực
Theo FAO (1988) 17% diện tích đất canh tác đã được thuỷ lợi hoá, cung cấp cho
nhânloại 36% sản lượng lương thực có mức đảm bảo ổn định cao. Do đó tưới là giải pháp
chính đểgiải quyết vấn đề lương thực trong điều kiện dân số gia tăng và nguy cơ đất canh
tác giảmhiện nay.Diện tích đất được tưới tăng rất nhanh, năm 1800 là 8 triệu ha, 1900 là 48
triệu ha và1990 là 220 triệu ha. 3/4 đất được tưới nằm ở các nước đang phát triển, nơi sản
xuất ra 60%lượng gạo và 40% lượng lúa mì của các nước này. Nước cấp cho nông nghiệp
hiện chiếm>1/2 tổng lượng tiêu thụ, trong đó 30% lấy từ dưới đất.Nhu cầu lượng nước tưới
phụ thuộc vào độ thiếu ẩm thực tế của đất, điều kiện thời tiết,loại cây và giai đoạn sinh
trưởng của cây. Lượng cần tưới biến đổi theo thời gian và dao độngnhu cầu thường không
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 12


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

trùng pha với biến động nước tự nhiên.
Đơn vị: %
Vùng


Công Nghiệp

Nông Nghiệp

Sinh Hoạt

Bắc và Trung Mỹ

42

49

9

Nam Mỹ

22

59

19

Châu Âu

54

33

13


Châu Phi

5

88

7

Châu Á

8

86

6

Châu Đại Dương

2

34

64

Toàn Thế Giới

23

69


8

Mỗi loại cây có những yêu cầu riêng về nước, thích hợp với một phương pháp tưới
nhấtđịnh. Nhu cầu nước tưới phụ thuộc loại cây, tuổi cây, điều kiện khí hậu. Ví dụ như: cây
ngôthời kỳ nảy mầm và ra lá sử dụng 19%, thời kỳ trổ bông 32%, thời kỳ ra bắp đến khi
thuhoạch 49% tổng lượng nước cần. Đối với cây lúa, 3 tuần đầu cần duy trì mức ngập
25mm đểchống cỏ dại và giữ đất trong điều kiện khử. Khi ngừng cấp nước vào ruộng thời
kỳ ngày thứ43 - 81, năng suất giảm từ 6,2tấn/ha xuống 4,4 tấn/ha, ngừng cấp nước muộn
hơn, từ ngày thứ63 - 102, năng suất giảm nặng, còn 2,2 tấn/ha. Đáng lưu ý là việc ngừng
đưa nước vào ruộngkhông đồng nghĩa với giảm lượng tưới, vì sau thời kỳ hạn phải tưới một
lượng nước lớn hơnđể đưa ruộng về trạng thái bình thường và khi có nước, tốc độ thấm rỉ
tăng mạnh. Nghiêmtrọng hơn nữa là khi ruộng khô, nitơ sẽ bị ôxy hoá và bay đi.
Các phương pháp tưới phổ biến hiện nay là:
Tưới mặt ngập tạo ra lớp nước ngập tĩnh hoặc chuyển động trên mặt ruộng. Đây là
phương pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng làm tăng thấm, tăng bốc hơi lãng phí nước, tạo nguy
cơ mặn hoá thứ sinh, rửa trôi màu, giảm tính cấu tượng của đất. Tổn thất hệ thống do ngấm
ước tính bằng 40%, bốc hơi 20% lượng nước tưới. Chúng thường được biểu thị bằng hệ số
lợi dụng kênh mương, là tỷ số giữa nhu cầu tưới của cây (lượng tưới hữu ích hay tưới tinh)
và nhu cầu tưới ở công trình đầu mối (nhu cầu tưới thô), biến đổi trung bình từ 0,5 - 0,9.
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 13


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Tưới ngầm là tưới bằng hệ thống đường ống đặt ngầm cung cấp nước vào đất theo mao dẫn.
Ưu điểm của phương pháp là bảo vệ cấu tượng đất, tiết kiệm nước, phù hợp nhu cầu cây
trồng, cho phép kết hợp tưới bón không gây ô nhiễm. Nhược điểm là giá thành đắt, hệ thống
dễ bị tắc, lớp đất trên mặt bị khô, bất lợi cho cây thời kỳ mọc mầm và còn non. Tưới phun
được thực hiện bằng giàn phun mưa tạo ra sự phân phối nước đều với mức tưới chủ động,

tạo vi khí hậu, rửa sạch không khí, tiết kiệm nước tưới.
Chất lượng nước tưới được đánh giá bằng tổ hợp các chỉ tiêu có tính tới đặc điểm
mỗi loại cây, đáng chú ý là các chỉ tiêu sau: 1- Độ khoáng hóa thông thường cho phép ở
mức <1g/l (một số cây chịu mặn cao 2 - 3 g/l); 2- Kích thước phù sa lơ lửng: thích hợp nhất
˜ 0,15mm, lớn hơn gây bồi lắng kênh, nhỏ hơn sinh màng bít lỗ rỗng của đất.
Hàm lượng ion natri và pH có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng nước tưới: Khi
dung dịch đất có tỷ lệ ion natri cao hơn các ion hoá trị hai thì các khoáng sét trong đất có
khuynh hướng nở ra và phân tán, đoàn lạp vỡ ra, nhất là khi tổng nồng độ muối thấp và pH
cao, dẫn đến khả năng thấm nước của đất giảm, mặt đất trở nên chai cứng và rắn chắc hơn.
Để xác định nguy cơ nhiễm natri của đất và nước, người ta thường dùng tỉ số hấp phụ natri
của dịch chiết bão hoà SAR, được tính như sau:
SAR = Na+/ [(Ca2+ + Mg2+) / 2]1/2
Giá trị SAR cao hiển thị khả năng Na+ trong nước tưới có thể thay thế Ca2+ và
Mg2+ trong đất gây hủy hoại cấu trúc của đất. Nước tưới thường chứa từ 0,1 - 4 kg
muối/m3, nên mỗi ha được tưới có nguy cơ phải nhận từ 1 - 60 tấn muối/năm, gây nên hiện
tượng mặn hoá thứ sinh, do muối bị tích luỹ lại trong đất trong quá trình bốc hơi. Tưới có
thể dẫn đến làm tăng mực nước ngầm lên, cao tới mức trực tiếp bị bốc hơi do bức xạ, gây
nguy cơ mặn hoá, chua hoá đất thứ sinh. Trên thế giớicó khoảng 1/4 diện tích đất được tưới
đã bị mặn hoá.Quá trình tưới lãng phí cuốn nước tiêu có nồng độ muối cao xuống sâu, hoà
tan các muốicó trong đất rồi đổ vào thuỷ vực mặt, đã gây nguy cơ mặn hoá các nguồn nước
này. Nướcthải từ đất canh tác nông nghiệp thường có chất lượng kém, chứa nhiều chất hữu
cơ, phù sa lơlửng, dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật các loại,là nguồn thải vừa
lớn về lượng,vừa mang tính diện rộng nên dễ gây ô nhiễm thuỷ vực và khó kiểm soát.
Ngoài việc trực tiếp tiêu thụ tài nguyên nước, nông nghiệp còn là một ngành tác
động rấtlớn tới điều kiện hình thành dòng chảy trên lưu vực. Canh tác nông nghiệp làm thay
đổi mạnhđặc điểm lớp phủ thực vật, như độ dày tán, thời gian che phủ..., thay đổi đặc
điểmsườn dốc,như độ dốc, độ dài sườn dốc, độ thấm, thay đổi cấu tạo đất... dẫn đến làm
thay đổi chế độnước cả về lượng và về chất.
III.2. Tiêu thụ nước trong công nghiệp
Trên thế giới, nhu cầu nước cấp cho công nghiệp đứng thứ hai sau nông nghiệp và ước

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 14


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

tính bằng >1/4 tổng lượng nước tiêu thụ. Riêng ở châu Âu tỷ lệ này bị đảo ngược, với
việccác ngành công nghiệp dùng lượng nước lớn gấp 2 lần nông nghiệp và bằng 1/2 tổng
lượngnước tiêu thụ chung.
Nhìn chung nhu cầu nước cho công nghiệp thường rất lớn so với nhu cầu sinh hoạt
củadân cư. Ví dụ: một nhà máy sản xuất 1,5 triệu tấn thép/năm cần 1 - 1,2 triệu m3/ngày,
trongkhi đó một đô thị 1 triệu dân, với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 150 - 200l/ngày chỉcần
cấp0,15 - 0,20 triệu m3/ngày. Nhưng cấp nước phục vụ dân sinh thường xen kẽ với cấp
nướccông nghiệp, các hệ thống cấp nước qua đường ống thường được thiết kế phụcvụ
chung chocả hai đối tượng. Điều đó đồng nghĩa với việc đẩy tiêu chuẩn chất lượngnước cấp
cho côngnghiệp lên ngang tầm chất lượng nước sinh hoạt, làm tăng giá thànhxử lý nước đơn
vị, nhưnglại tiết kiệm được kinh phí xây dựng hệ thống phân phối.
Yêu cầu về chất lượng nước cấp cho công nghiệp đa dạng và phân hoá, tăng giảm
phứctạp tuỳ thuộc đối tượng và mục đích dùng nước. Tiêu chuẩn nước dùng cho công
nghiệpthựcphẩm là cao nhất và rất gần với nước sinh hoạt. Nước làm nguội có yêu cầu về
chất lượngthuộc loại thấp nhất. Lượng nước cấp trên một đơn vị sản phẩm công nghiệp
phụthuộc vào sơđồ quy trình công nghệ, loại thiết bị, điều kiện tự nhiên và nhiều yếu
tốkhác. Do vậy các cơsở sản xuất cùng một mặt hàng cũng có thể tiêu thụ nước khônggiống
nhau, còn nhu cầu chocác ngành khác nhau là hoàn toàn khác nhau.Chế độ cấpnước công
nghiệp biến động theothời gian giờ, ngày, mùa, liên quan tới thời gian sảnxuất và nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm.Những ngành công nghiệp có nhu cầu tiêu thụ nướclớn hiện nay là luyện
kim, hoá chất, giấyvà xenluylô, sợi tổng hợp.Tác động của các hoạt động công nghiệp tới
tài nguyên nước diễn ra theo hai xu thế:
 Tiêu thụ nhiều và tập trung nguồn nước chất lượng cao.
 Xả thải nhiều và tập trung chất độc hại cho môi trường.

Nhu cầu tập trung loại nước chất lượng cao là một trong những nguyên nhân dẫn
đếntăng khai thác nước ngầm tại chỗ quá mức, gây sụt lún, tai biến địa chất trong vùng
cácđô thị.Đây cũng là bài toán nan giải về nước cấp cho tương lai, với việc mở rộng và nâng
cấp đô thịngày càng mạnh.
Xả thải tập trung trực tiếp vào môi trường nước ở mức lớn hơn khả năng tự làm sạch
củathuỷ vực sẽ làm suy thoái chức năng quý giá này của nó, dẫn đến gây suy thoái và ô
nhiễmthuỷ vực. Xả thải chất độc hại vào thuỷ vực sẽ phá huỷ các chức năng duy trì sựsống
và làmô nhiễm nước. Xả thải chất ô nhiễm vào môi trường không khí và đất cùngvới các
hoạt độngcông nghiệp gây biến đổi hai thành tố này sẽ là tiền đề cho sự ô nhiễmnguồn
nước, vì trong quá trình tuần hoàn, nước chuyển qua và hoà tan rửa trôi, cuốn theo nhiều
loại vật chất khácnhau. Có thể lấy hiện tượng mưa axit làm một ví dụ, trong đónền công
nghiệp phát triển caocủa các nước Tây Âu đã tạo ra cả một vùng mưa axit tạicác nước Bắc
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 15


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Âu, làm axit hoá nướccủa phần lớn các hồ trong khu vực.
Dùng nước hợp lí trong công nghiệp, do vậy cũng bao gồm các tiếp cận sử dụng
khácnhau như: Tiết kiệm nước dùng nhờ thay đổi công nghệ, làm sạch, quay vòng, tái
sửdụng(sử dụng nối tiếp); Giảm xả thải chất ô nhiễm vào nước.
III.3. Tiêu thụ nước trong sinh hoạt
Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít nước/ngày. Trung bình nhu cầu
nướcsinhhoạt của một người trong một ngày là 10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20 - 200 lít
cho tắm, 20- 50 lít cho làm cơm, 40 - 80 lít cho giặt bằng máy…
Trung bình mỗi cư dân nông thôn tiêu thụ 50 l/ngày, vùng nông thôn châu Phi, Á và
MỹLatinh tiêu thụ khoảng 20 - 30 l/ngày/người. Trong những năm 80 của thế kỷ XX chỉ có
4%dân số toàn cầu tiêu thụ nước ở mức lớn hơn 300 l/người/ngày cho các nhu cầusinh hoạt
vàcông cộng.

Nhu cầu nước cho sinh hoạt ít về lượng nhưng lại rất cao về chất. Đối tượng dung
nướcphân hoá, phân bố rộng khó kiểm soát, yêu cầu về nước và khả năng đáp ứng yêu cầu
củangành nước rất khác nhau. Định mức cấp nước sinh hoạt theo đầu người ở mức thấp là
30l/ngày, cao là 300 - 400l/ngày, phụ thuộc chủ yếu vào mức sống và khả năngcấp nước của
hệthống. Chế độ cấp nước biến động theo thời gian tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên và nhu
cầudùng nước thực tế.
Trong lịch sử, các đô thị cổ từng đã xây dựng được những hệ thống cấp nước
hoànhảotới khó tưởng tượng nổi. Ví dụ như ở thành Roma vẫn còn dấu tích của một hệ
thốngống dẫnnước cổ, dài >80km, được đặt ngầm dưới đất, xuyên qua núi theo một
tuyếnthẳng, đưa nướcvề một kênh dẫn lớn trên cao, từ đó phân phối cho toàn thành phố
(dân số 1 triệu người) vớimức bình quân 1.000m3/người/ngày. Toàn bộ các đài phun nước
của thành phố cũng hoạtđộng nhờ nguồn nước tự chảy này.
Những thành phố lớn trên thế giới tiêu thụ nước tương đương dòng chảy của một
consông. Ví dụ như Luân Đôn, 8 triệu dân dùng nước với mức bình quân 400l/người/ngày,
cầnlượng nước cấp là 37 m3/s, tương đương dòng chảy sông Thêm tựnhiên trước đây và 2
lầndòng chảy bị điều tiết hiện nay. Năm 1950 có dưới 30% dân sốsống ở đô thị, hiện nay là
46%và tới năm 2025 ước tính sẽ đạt 60%. Nhu cầu ngày càng nhiều về loại nước này sẽ gây
quátải cấp nước chất lượng cao. Mặt khác nước thải từnguồn này chứa nhiều chất hữu cơ sẽ
tăngmạnh, do 70 - 80% lượng nước cấp cho sinhhoạt và công cộng trở thành nước thải.Tiêu
chuẩn nước sinh hoạt được các quốc gia và tổ chức liên quan quy định tuỳ thuộcyêu cầu về
vệ sinh dịch tễ, nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của tài chính, khoa học,công nghệ tại
chỗ.

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 16


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Nước thải sinh hoạt, bao gồm cả nước thải từ khu nhà bếp và nhà vệ sinh, nênchứa

rấtnhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều
loạihoá chất khác nhau, đặc biệt là các chất tẩy rửa. Nước thải thường ứ đọngtrong các hệ
thốngcống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối. Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng
chú ý đốivới các thuỷ vực tiếp nhận. Trong đó nguy hiểm hơn cả là sự ônhiễm gây ra cho
các tầngnước ngầm bởi các dòng thấm không kiểm soát được từ nguồnô nhiễm hoặc bị
nhiễm bẩn dothấm qua tầng đất đá ô nhiễm.

Tại Anh, 1/3 nước dùng gia đình là để xả hố xí tự hoại. Việc chuyển từ bình xả 13,5 lít sang
bình 4,5 lít giúpgiảm 2/3 lượng nước xả. Đồng hồ nước giúp giảm 20 - 40% lượng nước tiêu
thụ. Ví dụ: việc trang bị đồng hồnước hết 30 - 40 triệu đô la cho dân vùng Kent Trung đã
giúp vùng vượt qua được cơn hạn hán năm 93 – 94với mức rẻ và hợp lý hơn là đầu tư 70
triệu đô la cho xây dựng kho nước Broad Oak, một công trình phản môitrường.Một phương
thức tiết kiệm nữa là gom riêng nước thải để làm nước tưới, như hiện nay một số thành phố
ởTrung Quốc đang làm. Quay vòng nước quy mô thành phố hiện mới chỉ được thực hiện ở
một số nơi nhưNamibia, Windhoek. Khó khăn của vấn đề hiện nay chủ yếu liên quan tới
kinh tế chứ không phải công nghệ.

III.4. Dùng nước trong thuỷ điện
Trong các dạng điện năng, thuỷ điện có giá thành rẻ hơn các loại điện năng khác và
đượcưu tiên lựa chọn hơn do có lợi thế là: Không gây ô nhiễm khí, nhiệt như trong nhiệt
điện,phóng xạ trong điện nguyên tử; Sử dụng năng lượng tự tái tạo, nên tiết kiệm tiêu thụ
các tàinguyên không tái tạo khác; Chi phí quản lý vận hành thấp; Có thể kết hợp phòng lũ
và cấpnước cho các đối tượng khác. Trong tổng sản lượng điện toàn thế giới năm 1973 là
6.147 tỷKWh thì thuỷ điện có 1.275 tỷ KWh, còn lại là nhiệt điện và điện nguyên tử.
Thuỷ điện từng được coi là ngành dùng nước sạch vì nó không gây ô nhiễm trực tiếp
môitrường. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ điện năng biến động theo các quy luật xã hội,
trong khiphân phối nước tự nhiên có chu kỳ mùa và nhiều năm, thường không đồng pha với
biến độngnhu cầu điện. Nhà máy thuỷ điện luôn song hành với kho chứa nước dung tích
lớn, gây ra mộtloạt các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội phức tạp cho vùng lòng
hồ, vùng lân cậnvà hạ lưu. Ngoài ra, do diện tích mặt nước lớn, ước tính khoảng 0,5% dung

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 17


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

tích hữu ích củacác kho nước bị tổn thất vào bốc hơi. Tổn thất nước vào thấm cũng không
nhỏ và phụ thuộcvào điều kiện địa chất vùng đáy cũng như cao độ cột nước dâng.
Các kho nước lớn đều được thiết kế và điều tiết đa mục đích, ví dụ như phát điện,
phònglũ, giao thông thuỷ, tưới... Chế độ dùng nước của thuỷ điện phụ thuộc vào nhu cầu
tiêu thụđiện thực tế nên biến động theo thời gian không trùng pha với nhu cầu của các
ngành dungnước khác, dẫn đến làm phức tạp công tác điều tiết và làm giảm hiệu quả điều
tiết đa mụcđích. Ví dụ, mục tiêu của thuỷ điện và các ngành tiêu thụ nước khác là có đủ
nước dùng, dovậy, để đảm bảo an toàn, họ muốn quá trình tích nước sẽ được thực hiện ngay
từ đầu mùa lũvà tích đầy càng sớm càng tốt. Trong khi đó để phục vụ mục tiêu cắt lũ, phòng
lũ thì phải đểtrống dung tích phòng lũ trong suốt mùa lũ, đề phòng khi có lũ lớn về thì có
chỗ chứa. Hơn nữa độ bền vững của công trình có thể bị thử thách do phải chịu đựng những
áp lực nước lớnlâu dài. Do vậy để điều tiết nước đa mục đích cần tiến hành quá trình tích
nước sao cho nódiễn ra càng muộn càng tốt, nhưng vẫn đảm bảo tích đầy vào cuối mùa lũ.
Các kho nước không phải là vĩnh cửu. Tuổi thọ của chúng được thiết kế căn cứ vào
kíchthước của dung tích chết. Khi dung tích chết bị lấp đầy, kho nước mất đi các chức năng
cơbản của chúng. Người ta không thể xây dựng một kho nước mới ngay trên kho nước đã
chết.Còn trên các dòng sông không phải chỗ nào cũng thuận lợi cho việc xây dựng kho
nước.Những nơi phù hợp nhất thường dễ bị khai thác sớm nhất.
III.5. Dùng nước trong giao thông thuỷ
Giao thông thuỷ là ngành lợi dụng nước. Yêu cầu chính của ngành là đảm bảo độ
sâu,chiều rộng, bán kính cong và mức độ ổn định của tuyến đường thuỷ. Chiều sâu đảm bảo
đượctính từ mực nước sông thấp nhất ứng tần suất tính toán 90 - 99% và được Bộ Giao
thông vậntải quy định, tuỳ theo phương tiện và yêu cầu vận tải đối với mỗi tuyến. Khi mực
nước thiếtkế không đảm bảo yêu cầu khai thác giao thông thuỷ, có thể điều chỉnh bằng các

biện phápcông trình như: 1- Điều tiết dòng chảy bằng kho nước hoặc chuyển dòng; 2- Nắn
bờ tăng độcong, nạo vét luồng; 3- Kênh hoá bằng đập dâng và âu tàu.
Độ ổn định của tuyến sông phụ thuộc vào cấu tạo địa chất bờ đáy, chế độ nước sông
vàđặc điểm tương tác dòng nước - lòng sông. Gia cố bờ cần thiết cho việc bảo vệ các công
trìnhcảng ven bờ, nhưng không phải là bắt buộc đối với việc bảo đảm độ sâu tuyến. Trong
cácsông chảy trên nền đáy bở rời, quá trình bồi xói diễn ra theo quy luật tự nhiên, mọi giải
phápcông trình cản trở quy luật này tại một đoạn sông sẽ có tác dụng dây chuyền lên các
đoạn kếtiếp, vừa phá vỡ quy luật tự nhiên, vừa tạo nên rủi ro bất thường mang tính nhân tác,
mà mộtsố người vẫn nhầm tưởng là tai biến thiên nhiên. Đây là điều cần phải tính đến trong
côngcuộc chinh phục các dòng sông vì mục đích sử dụng tổng hợp và hiệu quả tài nguyên.
Ngoài ra, giao thông thuỷ cũng là một ngành thải chất độc hại (dầu mỡ...) và khi
có sự cốthì lượng hàng hoá vận chuyển có thể sẽ phát tán toàn bộ vào khối nước, gây nguy
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 18


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

cơ ô nhiễmcao hoặc tạo chướng ngại vật cản trở dòng chảy.
III.6. Dùng nước trong thuỷ sản
Thuỷ sản là ngành lợi dụng nước, dùng nước làm môi trường sống cho thuỷ sinh vật
hữuích. Nhu cầu nước của ngành thuỷ sản có nhiều điểm khác biệt so với các ngành khác.
Đó là:yêu cầu chế độ mực nước, nhiệt độ tương đối ổn định, điều kiện môi trường sống phù
hợp,không độc hại cho sinh vật, thức ăn được cung cấp thường xuyên và đầy đủ. Biến động
nhiệtđộ nước là yếu tố giới hạn đối với ngành thuỷ sản. Theo quy định của Liên Xô (cũ),
biên độdao động nhiệt cho phép không quá 3-5oC và nhiệt độ nước tối đa không quá 3032oC ở vùngnhiệt đới.
Yêu cầu dùng nước cho thuỷ sản có thể mâu thuẫn với các ngành dùng nước khác.
Khaithác thuỷ sản tự nhiên cần sự lưu thông dòng chảy từ thượng tới hạ nguồn, vì một số
loài thuỷsinh có nhu cầu sống ở mỗi thời kỳ sinh trưởng trong một môi trường (đoạn sông)
khác nhau,do đó mâu thuẫn với nhu cầu đắp đập ngăn sông. Nuôi thuỷ sản nhân tạo cần hạn

chế lưuthông tự nhiên giữa các thuỷ vực để bảo vệ nguồn lợi và hạn chế dao động của chế
độ nước,do đó mâu thuẫn với các đối tượng có nhu cầu tiêu thụ nước cao, hoặc nhu cầu tích
nước đểkiểm soát lũ và cấp nước vào mùa kiệt. Nuôi trồng thuỷ sản có thể sử dụng nước
thải đô thị vàphân tươi, nên một mặt nó là tác nhân làm sạch môi trường rẻ tiền và hiệu quả,
mặt khác nó tạo nguy cơ lan truyền ô nhiễm tới các thuỷ vực cấp nước chất lượng cao, nhất
là nước dướiđất và tạo ra sản phẩm sinh học ô nhiễm.

IV.

Ô NHIỄM NƯỚC
IV.1. Ô nhiễm nước là gì

Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường
nước.

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 19


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô
nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân

vật lý.

IV.2.CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
IV.2.1. Các ion vô cơ hòa tan:
Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trongnước
biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43-,
Na+, K+. Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất
vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...
IV.2.2. Các chất hữu cơ
Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt,
nước thải đô thị , nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị
phân huỷ sinh học. Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ
thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh
hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm
oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá.
Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh
vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài
trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả năng tích luỹ
sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con
người.
Các chất polychlorophenol(PCPs),polychlorobiphenyl(PCBs:polychlorinated
biphenyls), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ(PAHs: polycyclic
aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các hợp chất hữu cơ bền
vững. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng
ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thoích sinh trưởng…). Các hợp
chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 20



Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

nồng độ rất nhỏ trong môi trường.
IV.2.3. Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu
cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thô có chứa hàng ngàn các
phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ 2 đến 26.
Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại. Các loại dầu nhiên liệu
sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc
như PAHs, PCBs,…Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong
môi trường nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không
giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ.
Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu mỡ. Các loại động thực
vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung
cấp năng lượng. Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với dầu mỡ, do đó
trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại phát triển mạnh.
Giao thông thủy, khai thác và đặc biệt vận chuyển dầu thô là nguồn gây ô
nhiễm dầu mỡ chủ yếu đối với môi trường nước.
IV.2.4. Các chất có màu
Nước nguyên chất không có màu, nhưng nước trong tự nhiên thường có màu
do các chất có mặt trong nước như:
 Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo hoặc
dạng hòa tan, các chất thải công nghiệp.
 Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…)
Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan hoặc chất keo có trong nước.
 Màu biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra.
 Ngoài các tác hại có thể có của các chất gây màu trong nước, nước có màu
còn được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan, gây trở ngại cho
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 21



Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

nhiều mục đích khác nhau.
IV.2.5. Các vi sinh vật gây bệnh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử
dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người.
Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để
sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một
thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này
là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán.

IV.3. Phân loại ô nhiễm nước
IV.3.1. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các
chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn
đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm
gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự
nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm
ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát
sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong 1cm 3
nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh( Plancho in Furon,1962).
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy trung
bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải
chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid
amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý

Trang 22


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

Hình 4: rác được thải ra từ các nhà máy gây ô nhiễm
IV.3.2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải
do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho
thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat
và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và
các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy
sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh
Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây
nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động
vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra.

Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi
phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của
Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 23


Trường Đai Học Nông Lâm TP.HCM

sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây
hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.


Hình 5: dòng sông Nậm Tôm ở Nghệ An bị ô nhiễm do khai thác khoáng sản

IV.3.3. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ
dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.
Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của
khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự
rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã
có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade,
1989).
Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một
tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên
mặt (Furon,1962).
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà
máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm
của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu
tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.

Ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý
Trang 24


×