Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học mác lê nin trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.13 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN

Tên đề tài: Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học mác lê nin trong thời đại cách mạng
công nghiệp 4.0 hiện nay

Tên sinh viên:
Mã Sinh viên
Lớp


LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Một thời đại cơng nghiệp cách mạng 4.0 đã và đang bùng nổ, là cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh
tế, văn hóa- xã hội, khoa học, giáo dục, … nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. ở bất kể lĩnh vực nào,
muốn đồng hành cùng sự phát triển buộc phải có những chiến lược, hướng đi đúng đắn phù hợp để
thích nghi với nó, sự đi ngược với sự phát triển và tiến bộ chính là kết cục cho sự tụt hậu hoặc bị đào thải
khỏi thị trường đầy cam go và thách thức. Vật đòi hỏi các nhà triết học và cách nhà khoa học chuyên
môn phải giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này
chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan
và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác Lê nin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối
quan hệ giữa triết học và khoa học chụ thể. Vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với
các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Và việc phát triển công nghiệp 4.0 là rất quan trọng trong nền
kinh tế nói riêng và đất nước nói chung, để hiểu được cốt lõi vấn đề phát triển ấy, chúng em chọn đề tài
Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học mác lê nin trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay.

Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trong thời đại ngày nay do sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 khoa học – công nghệ,


tồn cầu hóa và kinh tế tri thức nên có sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Bối cảnh đó cũng mang đến cả thời cơ và thách thức cho sự phát triển của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ
nghĩa Mác – Lênin để bảo vệ, bổ sung, phát triển nó lên một trình độ mới có một tầm quan trọng đặc
biệt và có ý nghĩa sống cịn đối nền kinh tế đất nước trong q trình tồn cầu hóa, hội nhập để đất nước
khơng bị lạc hậu nghèo đói.

Phạm vi nghiên cứu đề tài
Triết học tác động vào nền cách mạng công nghiệp 4.0 trước tiên là thông qua thế giới quan và phương
pháp luận khoa học. Như chúng ra đã biết Lê nin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác đối với khoa học kinh tế. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với phương diện là
phương pháp luận của triết học. giúp cho việc khái quát và giải thích tính đúng đắn những thành tựu mới
của khao học. Trong những điều kiện ngày nay khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển thì việc
chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát
triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chru yếu của nó đối với cách mạng cơng
nghiệp 4.0.
Ngồi lời mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của thế giới quan và phương pháp luận trong triết học


Chương II: Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học mác lê nin trong thời đại cách mạng
công nghiệp 4.0 hiện nay


NỘI DUNG

Chương I Cơ sở lý luận của thế giới quan và phương pháp luận trong triết học
1. Triết học là gì
Triết học ra đời ở cả phương Đơng và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ
thức VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại

như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.
Triết học, theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con
người, đi đến đạo lý của sự vật,
Theo người ấn độ, triết học là darshana. Điều đó có nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con
đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Theo chữ Hy lạp, triết học là philosophia, có nghĩa là sự u thích thơng thái. Nhà triết học được coi
là nhà thơng thái, có khả năng nhận thức được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất của sự vật.
Như vậy dù là ở phương đông hay phương tây, khi triết học mới ra đười đều coi triết học là đỉnh cao
của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý, được quy luật, được
bản chất của sự vật.
Ngay từ buổi bình minh của nhân loại, để tồn tại, con người đã phải tiến hành hoạt động lao động
sản xuất và những hoạt động khác. Điều này đã đem lại cho con người những tri thức nhất định về
thế giới xung quanh và về bản thân mình, nhưng đây mới chỉ là những tri thức rời rạc, phản ánh bề
ngoài của đối tượng. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện
nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng trừu tượng hóa, khái quát
hóa, hệ thống hóa để rút ra được cái chung xây dựng nên các học thuyết, lý luận. Đây là điều kiện về
mặt nhận thức.
Trình độ của nền sản xuất phát triển tới mức có sự phân chia lao động thành lao động chân tay và
lao động trí óc. Đó cũng là khi có một bộ phận người có điều kiện suy nghĩ và chuyên tâm vào các
hoạt động nhận thức. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm rời rạc thành các
học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều kiện trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó nó
nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Sự ra đời của triết học đánh dấu bước phát triển vượt bậc
của tư duy con người, làm một cuộc cách mạng vĩ đại trong nhận thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.
Để có khái niệm triết học ta xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, con người cần tìm hiểu thế giới để có tri
thức. Tri thức cụ thể sẽ hình thành nên khoa học cụ thể. Những tri thức chung nếu bao trùm cả 3
lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy thì được gọi là tri thức triết học. Tri thức triết học được liên kết lại
theo cách thức tương ứng sẽ tạo nên triết học
Trải qua q trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác nhau về triết học. Trong các quan điểm

khác nhau đó vẫn có những điểm chung. Đó là tất cả các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức
có tính khái quát, xem xét thế giới trong tính chỉnh thể của nó, tìm ra các quy luật chi phối trong
chỉnh thể đó, trong tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Khái quát lại có thể cho rằng:




Quan niệm đương đại về triết học và triết lý.
-Quan niệm đương đại về triết học:
Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về bản thân
con người và vị trí, vai trị của con người trong thế giới đó.
- Quan niệm đương đại về triết lý:
Triết lý là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên
cơ sở nhìn nhận điều gì là nguồn cội tâm thế, giá trị tinh thần hoặc sức mạnh ứng xử, được
phát biểu ngắn gọn, xúc tích. Triết lý như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế,
hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng.

2. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học.
Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho việc nhân thức và
hoạt động cải tạo thế giới. Triết học Mác dựa vào những thành quả của các khoa học cụ thể,
nhưng nó khơng lấy phương pháp của các ngành khoa học cụ thể để làm phương pháp cho
mình. Phương pháp biện chứng duy vật đối lập với phương pháp siêu hình.
Phương pháp biện chứng và siêu hình xuất hiện từ sớm, từ thời cổ đại. Phương pháp biện chứng
là phương pháp nhận thức sự vật và hiện tượng trong sự liên hệ, tác động qua lại, vận động cà
phát triển. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét suwjw vật, hiện tượng trong tách rời,
không vận động và không phát triển. Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương
pháp siêu hình cũng là một nội dung cơ bản của lịch sử triết học.
Phương pháp biện chứng duy vật xuất hiện từ thời kỳ cổ đại( biện chứng duy vât thô sơ , mộc
mạc tự phát ) chỉ đến khi triết học Mác ra đời, phương pháp này mới thực sự trở thành phương
pháp triết học khoa học. Phương pháp này giúp con người khả năng nhận thức một cách đúng

đắn, khách quan về thế giới tự nhiên, xã hội va tư duy và giúp con người đạt được hiệu quả
trong hoạt động thực tiễn.
3. Thế giới quan và phương pháp luận của triết học và vai trò của chúng
Những vấn đề triêt học đặt ra và giải quyết trước hết là những vấn đề thế giới quan. Đòa là một
trong những chức năng cơ bản của triết học
 Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản
thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng
vai trị định hướng cho tồn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn đến hoạt động nhận
thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân để từ đó xác định lý tưởng, hệ giá lối sống,
nếp sống của mình. Như vậy, thế giới quan đúng đắn, khoa học là tiền đề để xác lập nhân
sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là một trong những tiêu chí cơ
bản để đánh giá sự trưởng thành của mỗi cánhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội.
Thế giới quan được hình thành, phát triển trong quá trình sinh sống và nhận thức của con
người, đến lượt mình, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho con người tiếp tục
quá trình nhận thức thế giới xung quanh, cũng như tự nhận thức bản thân mình, và đặc biêtj
là, từ đó con người xác định thái độ, cách thức hoạt động và sinh sống của mình. Thế giới
quan đúng đắn là tiền đề hình thành nhân singh quan tích cực, tiến bộ.
Thế giới quan có nhiều trình độ khác nhau: thế giới quan huyền thoại thoại, thế giới quan
tôn giáo, thế giới quan triết học. Triết học ra đời với tư cách là hệ thống lý luận chung nhất
về thế giới quan, là hạt nhân lý luận của thế giới quan, đã làm cho thế giới quan phát triển
lên một trình độ tự giác dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức khoa học
mang lại. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ


bản đối lập nhau: thế giới quan duy vật, khoa học và thế giới quan duy tâm, tôn giáo. Cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng này
hay cách khác cuộc đấu trnah giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội đối lập nhau. Chủ nghĩa
duy vật là thế giới quan của giai cấp, của lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng, góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của xa hội. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm được sử dụng
làm công cụ biện hộ về lý luận cho giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu, phản động.

Tồn tại trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, dù muốn hay không con người cũng phải
nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này cùng với niềm tin vào nó
dần dần hình thành nên thế giới quan.
Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Thế giới
quan như một “thấu kính” qua đó con người xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa
chọn cách thức đạt mục đích đó.
Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá
nhân cũng như mỗi cộng đồng nhất định.
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát
triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các
khoa học đưa lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết học.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập
nhau. Chính vì vậy chúng đóng vai trị là nền tảng thế giới quan của các hệ tư tưởng đối lập.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng
cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập
nhau.
Do vậy:
+ Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho con người
sáng tạo trong hoạt động.
+ Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động.
+ Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan.



Cùng với chức năng thế giới quan, triết học cịn có chức năng phương pháp luận.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo
con người tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực
tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ; trong đó, phuơng pháp luận triết học là phương
pháp luận chung nhất. Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu,
phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác

dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp
luận. Mọi nguyên lý thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của phương
pháp luận.
Phương pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau: phương pháp luận ngành, phương pháp luận
chung, phương pháp luận chung nhất. Trong triết học, thế giới quan và phương pháp luận
không tách rời nhau. Bất cứ lý luận triết học nào, khi lý giải về thế giới xung quan và bản
thân cobn người, đồng thời cũng thể hiện một phương pháp luận nhát định, chỉ đạo cho việc
xây dựng và vận dụng phương pháp. Mỗi hệ thống triết học không chỉ là một thế giới quan
nhất định, mà con là phương pháp luận chung nhât trobng việc xem xét thế giới. Mỗi quan
điểm triết học đòng thời là một nguyên tắc phương pháp luận, là lý luận về phương pháp.
Với tư cách là phương pháp lý luận chung nhất, triết học đóng vai trị định hướng cho con


người trong q trình tìm tịi, xây dựng, lực chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận
thwucs và hoạt động thực tiễn, và do đó, nó có ý nghĩa quyết định đối với thành vài trong
haotj động nhận thức va thực tiễn con người.
Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất
+ Tri thức triết học là hệ thống tri thức chung nhất về thế giới và vai trò con người trong thế
giới, nghiên cứu các qui luật chung nhất chi phối cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Mỗi luận điểm triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là
lý luận về phương pháp.
Việc nghiên cứu triết học giúp ta có được phương pháp luận chung nhất, trở nên năng động
sáng tạo trong hoạt động phù hợp với xu thế phát triển chung.
Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trị
của con người trong thế giới đó, triết học đóng vai trị là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá
nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của
triết học Mác - Lênin. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới
và vai trò của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận
chung nhất. Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan trọng chỉ đạo,

định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Qua phân tích các khái niệm, phương pháp chính là cách thức con người sử dụng để đạt
được những mục đích đặt ra; phương pháp hệ là nhóm các cách thức con người sử dụng để
hoàn thành những nhiệm vụ, thơng thường nó liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa
học. Phương pháp và phương pháp hệ gắn trực tiếp với q trình hoạt động thực tiễn. Cịn
phương pháp luận là lý luận về phương pháp, nghĩa là nó gắn liền với q trình tư duy,
khơng trực tiếp đến hoạt động thực tiễn được đề ra. Điểm phân biệt giữa phương pháp luận
và phương pháp luận triết học chính là phân loại cấp độ.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin: là sự
kế thừa, phát triển tinh hoa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của
nhân loại. Trong triết học mác xít, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất chặt chẽ với
nhau: chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng, còn phép biện chứng là phép biện
chứng duy vật. Sự thống nhất đó đã làm cho triết học mác xít trở thành thế giới quan và phương
pháp luận thật sự khoa học trong nhận thức và thực tiễn hiện nay vì sự tiến bộ của xã hội cũng
như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Chương II Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học mác lê nin trong
thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
Thế giới hiện đang đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) làm thay đổi căn bản cách
thức con người sống, làm việc, quan hệ và hợp tác cùng nhau. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng, độ phức tạp
và sự chuyển dịch của xã hội từ cuộc cách mạng này rất to lớn, tạo ra cho mỗi quốc gia cơ hội và thách
thức mang tính tích hợp, tồn diện, khác hẳn các cuộc cách mạng khoa học trước đó
Ngày nay, ứng dụng những thành tựu của cuộc CM KH-CN đang là xu thế chung và tất yếu đối với cả các
nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, CM KH-CN được gắn
chặt với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là q trình làm cho xã hội chuyển biến từ


xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực:
kinh tế chính trị, xã hội...
Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Do đó, để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, văn minh, chúng ta khơng có con đường nào khác là phải tiếp thu vận dụng cuộc CM KHCN. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định: Đây là nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời

gian tới. Để thực hiện được nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu đó, chúng ta không thể không sử
dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ. Nói cách khác khoa học, kỹ thuật và cơng
nghệ có vai trị hết sức to lớn trong công cuộc CNH - HĐH đất nước.
Vậy đứng trước sự phát triển như vũ bảo của cuộc cách mạng khoa công nghệ hiện nay, triết học Mác –
Lê nin với tư cách là một khoa học cơ bản có vai trị to lớn với cách mạng cơng nghiệp 4.0
1. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì?
Cụ thể cho đến nay, thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bước sang cuộc
cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách
mạng này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu
phát triển mới của thế giới, đánh dấu bằng việc thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng
máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX kéo dài tới đầu thế kỷ XX,
với sự ra đời của máy phát điện, đèn điện, động cơ điện, mở rộng việc sử dụng điện năng trong sản
xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào thập niên 1960. Đặc điểm của cuộc cách
mạng này là lần đầu tiên con người đã sáng tạo ra một loại máy có thể thay thế một phần quan trọng
của lao động trí óc - đó là máy tính (chứ khơng như các loại máy cơ khí và điện khí chỉ thay thế lao
động cơ bắp). Sự ra đời của chất bán dẫn đã dẫn tới việc sáng chế ra các siêu máy tính (thập niên
1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) .
Khái niệm “công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các
dựkiến của chương trình cơng nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm thay đổi và nâng cao giá trị của nền
công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức. Có thể xem cuốn sách “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư” (The Fourth Industrial Revolution) của giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và điều hành
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) là tuyên ngôn về cuộcCMCN 4.0 [1]. Một số quan điểm cho rằng,
hình ảnh của CMCN 4.0 vẫn cịn khá mờ và khó có thể dự đốn chính xác những gì đang ở phía
trước, nhưng đều thống nhất ở chỗ, giống như các cuộc CMCN trong quá khứ, CMCN 4.0 sẽ tạo ra
việc làm mới và cũng sẽloại bỏmột sốcông việc hiện tại. Theo David Lamotte, Phó Giám đốc Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) khu vực châu Á -Thái Bình Dương: đó là những cơng việc đơn giản, khơng địi
hỏi nhiều KN và mang tính lặp đi, lặp lại. Kỉ nguyên số, tự động hóa, sốhóa sẽ xóa bỏ những cơng việc

này nhưng ngược lại, sẽ có những cơng việc mới được tạo ra. Trước sự thay đổi chóng mặt của công
nghệ số, ngành nghề nào cũng đứng trước nguy cơ bịthay thế, vì vậy nhu cầu nhân lực trong tương
lai đòi hỏi người làm việc phải đa dạng cả vềKN và kiến thức. Chúng ta thấy phía nào cũng cần thay
đổi KN, những người làm về cơng nghệ thì cần KN xã hội, những người làm về lĩnh vực xã hội thì cần
bổsung những KN vềcơng nghệđểđối mặt với một môi trường mà thông tin và công nghệ phổ biến
cho tất cảmọi người. Bởi vậy, đúng như Phó Thủtướng Vũ Đức Đam khẳng định trong Đối thoại cao
cấp APEC 2017 vềPhát triển nguồn nhân lực trong kỉ nguyên số ngày 15/05/2017 tại Hà Nội: Vấn đề
đặt ra hiện nay là cần phải thay đổi căn bản, không chỉ đổi mới trên phương diện ĐT ngành nghề hay


giáo dục ở bậc đại học, mà cần thay đổi từ giáo dục bậc phổthông, mẫu giáo; yêu cầu đặc biệt hiện
nay là giáo dục ý thức và KN của một cơng dân tồn cầu. Từ đó, ơng đưa ra chiến lược phát triển
nguồn nhân lực trong kỉ nguyên số.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 cịn có tên gọi khác là Industry 4.0 hay cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4. Cụm từ này có từ đầu thế kỷ 21 tại Đức. Lúc đó, việc thơng minh hóa nhà máy sản
xuất tại Đức đã được đặt ra. Tập đồn cơng nghệ Siemens đã có nhà máy hồn tồn tự động đã khá
lâu. Từ ngày 20 đến 23 tháng 01 năm 2016 tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 tổ chức tại Thụy Sĩ,
Giáo sư Klaus Schwab – Chủ tịch Diễn đàn, một lần nữa đề cập và nêu lên định nghĩa về Industry 4.0
hay Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR). Trong khoảng thời gian hơn một năm trở lại đây,
thuật ngữ này được phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Theo đó, FIR là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ
liệu và chế tạo. FIR được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ
chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet của vạn vật và
Internet của các dịch vụ .
So sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc CMCN lần thứ tư phát triển với tốc
độ ở cấp số nhân chứ khơng phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp
ở mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ
thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Cuộc CMCN thứ 4 được mở đường bằng những đột phá khoa học vào thế giới vi mô và khám phá ra
những quy luật mới của thế giới này, từ đó hình thành những cơng nghệ mới như công nghệ na-nô,

in 3D, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền, công nghệ của trí tuệ nhân tạo, internet của
vạn vật…
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khoa học, các xu thế lớn
của cơng nghệ mới có thể được chia thành 3 nhóm: vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cả ba đều liên
quan chặt chẽ và thâm nhập vào nhau, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, rất thích dụng và có giá trị sử
dụng cao, thậm chí có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Đó là các loại xe ô tô
tự lái và nhiều loại phương tiện tự lái khác... Cùng với quá trình phát triển của cảm biến và trí tuệ
nhân tạo, khả năng của các phương tiện tự hành này cũng được cải thiện với tốc độ nhanh chóng.
Người ta dự báo trong khoảng mười năm tới, 10% xe chạy trên đường ở Mỹ sẽ là xe không người lái.
“Cuộc cách mạng công nghiệp” ở đây dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để
trong lĩnh vực công nghiệp. Nhiều cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong suốt lịch sử thế
giới khi các công nghệ mới và phương pháp mới, tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong các hệ
thống kinh tế và kết cấu xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ năm 1760 đến
khoảng năm 1840, được bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động
cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Tiếp
theo, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX, với sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 và thường được gọi
là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất
bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet
(thập niên 1990). Ngày nay, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
FIR đã bắt đầu vào thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này và xây dựng dựa trên cuộc cách mạng
số, đặc trưng bởi internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn
với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo và “học máy”. Các cơng nghệ số với phần cứng máy


tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều
hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 đó là những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá
công nghệ trên nhiều lĩnh vực nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng

tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn; tốc độ khơng có tiền lệ trong lịch sử, theo hàm cấp số mũ. FIR làm
thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên “cách mạng” về tổ chức
các chuỗi sản xuất - giá trị. Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 nổi lên ba xu hướng lớn, bao
gồm vật lý (xe tự lái, công nghệ in 3D, rô bốt cao cấp, vật liệu mới); kỹ thuật số (sự xuất hiện
internet của vạn vật - Internet of Things, IoT) và sinh học (giải trình, kích hoạt, chỉnh sửa gen,
DNA). So sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản
lý và quản trị; làm thay đổi mạnh mẽ, toàn diện nền kinh tế mỗi quốc gia về cấu trúc, trình độ
phát triển, tốc độ tăng trưởng, mơ hình kinh doanh, thị trường lao động,… Nói một cách tổng
qt, thực chất cách mạng cơng nghiệp 4.0 chính là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất
ở trình độ cao dựa trên KH&CN. Nói cách khác, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự xâm
nhập trực tiếp và nhanh chóng của tri thức khoa học vào tất cả các bộ phận trong kết cấu lực
lượng sản xuất, mà trước hết là người lao động và công cụ lao động, sẽ tạo ra những công nghệ
tiên tiến, hiện đại, mang tính cách mạng - những biểu hiện của cách mạng công nghiệp 4.0. Cách
mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu vàtạo ra cơ hội, độnglựcthúcđẩyKH&CN pháttriển. Đó chính
là biện chứng giữa khoa học, cơng nghệ với cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, cách mạng
công nghiệp 4.0 chính là minh chứng sinh động cho luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp” của C.Mác trong thời đại hiện nay, và triết học Mác Lê nin cũng là nền tảng của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2. Vai trò của triết học với cách mạng công nghiệp 4.0
Triết học Mác - Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân
loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ
nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy
con người.
Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp:
triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa duy vật triết học hồn bị” và “là một cơng cụ
nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định
hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.
Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. Chủ nghĩa duy vật là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Sự thống nhất giữa chủ

nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở
thành lý luận khoa học; nhờ đó triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng
như đời sống xã hội và tư duy con người.
nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác
định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân
tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận
dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn.
Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, mối quan hệ giữa triết học Mác- Lênin và các khoa học cụ thể là
mối quan hệ biện chứng, cụ thể là: các khoa học cụ thể là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết
học. Đến lượt mình, triết học Mác- Lênin cung cấp những cơng cụ phương pháp luận phổ biến, định


hướng sự phát triển của các khoa học cụ thể. Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ ngun
cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ.
Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển cách mạng cơng nghiệp 4.0 cũng như bản thân triết học, sự hợp tác
chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa học khác là hết sức cần thiết.
Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát triển của khoa học và bản thân triết học. Ngày nay trong kỷ
nguyên cách mạng khoa học công nghệ, sự gắn bó càng trở nên đặc biệt quan trọng. Trong kỷ nguyên
này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với
những nội dung và hình thức biểu hiện mới. Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và
lạc hậu, nếu không được phát triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao của khoa học
chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện
chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai
lầm về triết học.
3. Thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng đối với nền công nghiệp 4.0
Ngày nay, nền công nghiệp 4.0 đang là xu thế chung và tất yếu đối với cả các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, cuộc cách mạng công nghiệp được gắn chặt với
quá trình cơng nghiệp hóa đất nước. Đó là q trình làm cho xã hội chuyển biến từ xã hội truyền thống
sang xã hội hiện đại, làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã
hội... Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Do đó, để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, văn minh, chúng ta khơng có con đường nào khác là phải cách mạng cơng
nghiệp 4.0. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định: "Đây là nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng hàng đầu
trong thời gian tới". Nhưng để thực hiện được nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu đó, chúng ta khơng
thể khơng sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nói cách khác khoa học, kỹ
thuật và cơng nghệ có vai trò hết sức to lớn trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đất nước. Tuy
nhiên, trong bài báo này, chúng tơi khơng có tham vọng làm sáng tỏ vai trị của khoa học, kỹ thuật và
cơng nghệ mà chỉ muốn nêu lên một số suy nghĩ về vai trò của triết học với tư cách là một khoa học đối
với công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta.
Trước hết, khi nói đến vai trị của triết học chúng ta thường nói đến vai trị thế giới quan và phương
pháp luận của nó. Vai trị thế giới quan của triết học được thể hiện ở chỗ nó cung cấp cho chúng ta cách
lí giải về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Như vậy, triết học sẽ cung cấp cho chúng ta
cách nhìn tổng qt về thế giới nói chung và về xã hội lồi người nói riêng.
Tuy nhiên, cũng như mọi lí luận, triết học khơng chỉ làm nhiệm vụ lý giải những vấn đề của thế giới nói
chung và của xã hội lồi người nói riêng, mà cịn trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng
cho con người trong hành động. Vì vậy, một triết học khoa học sẽ giúp con người có sự định hướng đúng
đắn trong hành động. Lịch sử phát triển của khoa học đã chỉ ra rằng mỗi nhà khoa học, dù có tun bố
hay khơng tun bố, đều chịu chi phối bởi một loại thế giới quan hay một hệ thống các quan điểm triết
học nhất định. Nhờ đứng trên quan điểm triết học đúng đắn, nhiều nhà khoa học đã đưa ra những
phỏng đoán thiên tài mà sau nhiều năm đã được khoa học xác nhận. Chẳng hạn, nhờ có quan điểm duy
vật biện chứng, F.Engen đã đưa ra nhiều phỏng đốn có giá trị trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên"
và cho đến nay hầu hết các phỏng đốn đó đã được khoa học tự nhiên xác nhận. Hoặc vào cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX những thành tựu nổi bật của vật lý học đã dẫn đến cái gọi là "cuộc khủng hoảng trong
khoa học tự nhiên" và là nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm "vật lý học". Nhưng nhờ có


thế giới quan duy vật biện chứng mà Lênin đã vạch ra thực chất của cuộc khủng hoảng trong khoa học tự
nhiên, đồng thời vạch ra cho các nhà khoa học tự nhiên con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó.
Trong thực tiễn xã hội, chúng ta khó có thể kể hết vai trò thế giới quan và phương pháp luận to lớn của
triết học đối với xã hội. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng nhiều hệ thống triết học đã từng đóng vai
trị thế giới quan và phương pháp luận cho những cuộc cách mạng vĩ đại. Từ kinh nghiệm lịch sử và thực

tế cuộc sống hiện tại chúng ta có thể khẳng định rằng nếu có một hệ thống các quan điểm triết học đúng
đắn làm cơ sở thì bản thân sự nghiệp cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ được tiến hành một cách vững chắc
hơn và ổn định hơn.
Cũng như mọi giai đoạn lịch sử, trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 , vai trò của triết học
được thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận của nó. Nhưng bản thân chức năng thế
giới quan và phương pháp luận của triết học không được biểu hiện một cách chung chung thông qua
quần chúng nhân dân lao động mà được thể hiện một cách tập trung nhất thông qua những người làm
nhiệm vụ hạch định chính sách và những người chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Bởi vì cơng cuộc cơng
nghiệp hóa và hiện đại hố đất nước được tiến hành như thế nào, cách thức và những bước đi của nó ra
sao trước hết là do những người làm cơng tác hoạch định chính sách và những người chỉ đạo hoạt động
thực tiễn quyết định. Mặt khác, bản thân triết học lại là loại lí luận tổng quát nhất, cho nên vai trị của nó
cũng chủ yếu được thể hiện ở tầm đường lối, quan điểm khi hoạch định chính sách. Do vậy, nếu có tư
duy triết học đúng đắn thì những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực
tiễn mới có thể đưa ra được những quan điểm, những bước đi và những biện pháp phù hợp trong q
trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hố, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương đó một cách có
hiệu quả.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng bất kỳ một chủ thể, một chính sách nào đem áp dụng trong thực tế đều có hai
mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực: vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng tốt mặt tích cực đồng thời phải hạn
chế mọt cách tối đa để chấp nhận những hậu quả tiêu cực ở mức thấp nhất. Để làm được điều đó cần có
một loạt các chính sách đi kèm. Vì vậy, muốn đưa ra được những chính sách hữu hiệu địi hỏi những
người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách phải có cách nhìn tồn diện và lịch sử cụ thể mà muốn cách
nhìn tồn diện và lịch sử cụ thể thì cần có tư duy triết học đúng đắn.
Tuy nhiên, nói như vậy hồn tồn khơng có nghĩa rằng đã có tư duy triết học đúng đắn những người làm
nhiệm vụ hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn có thể đưa ra những chính sách hữu
hiệu. Trái lại, tư duy triết học chỉ là điều kiện cần và để có những chính sách hữu hiệu ngồi việc nắm
vững các quan điểm triết học, những người làm công tác hoạch định chính sách và chỉ đạo hoạt động
thực tiễn cần có sự tinh thơng về nghề nghiệp, am hiểu thực tiễn, đồng thời phải biết vận dụng một cách
nhuần nhuyễn các quan điểm triết học vào công việc cụ thể của mình.
Như vậy, vai trị tất yếu của triết học được thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận duy
vật biện chứng của nó đối, với cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện đại hóa- cơng nghiệp hóa đất nước.

Với việc vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu các lĩnh vực xã hội (nhất là nền sản xuất
xã hội), Các Mác dự báo: Khi hàm lượng khoa học ngày càng gia tăng trong trình độ người lao động và
cơng cụ lao động sẽ làm cho tư bản cố định chuyển hóa đến mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay là minh
chứng thuyết phục cho dự báo thiên tài của C.Mác cách đây 160 năm. Làm rõ luận điểm “khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 có ý nghĩa đặc


biệt quan trọng để luận chứng một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của khoa học và công nghệ
(KH&CN) đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
Cách đây khoảng 160 năm, trong “Phê phán khoa kinh tế chính trị”, bản sơ thảo đầu tiên của bộ “Tư
bản” (1857-1858), C.Mác (1857, tr.372) đã đưa ra nhận định về xu thế nhất thể hóa giữa khoa học và sản
xuất bằng luận điểm nổi tiếng: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ
biến [Wissen, knowledge] đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Theo
C.Mác, khoa học sẽ trực tiếp tham gia vào việc sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, bởi vì khoa học là
sản phẩm sáng tạo của tư duy con người, khi được chuyển hóa, được “vật chất hóa” thành cơng cụ sản
xuất và được con người sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất thì nó trở thành “lực
lượng sản xuất trực tiếp”. Điều này đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu trong sự
phát triển của nền sản xuất hiện đại trên thế giới. Với sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay, luận điểm trên của C.Mác đang dần trở thành hiện thực, chứng minh dự báo thiên tài của C.Mác
một cách đầy thuyết phục.
Công lao vĩ đại của C.Mác là áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu đời sống xã hội và đã
chỉ ra tính quy luật của các biến đổi xã hội như là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đi sâu nghiên cứu nền
sản xuất xã hội, C.Mác phát hiện ra quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực
lượng sản xuất. Trong lực lượng sản xuất, vai trò của khoa học được thể hiện ở trình độ của người lao
động và trình độ của cơng cụ lao động, là sức mạnh của tri thức đã được “vật thể hóa”. Khi hàm lượng
khoa học ngày càng gia tăng trong hai yếu tố này sẽ tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất và
do đó thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển phù hợp. Những quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng
xã hội và đóng vai trị quyết định sự tồn tại, biến đổi của kiến trúc thượng tầng xã hội. Theo C.Mác, tri
thức (khoa học) đã làm cho tư bản cố định (nhà máy, máy móc, cơng cụ,… được dùng trong sản xuất)

chuyển hóa đến mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. “Mức độ nhất định
nào đó” - đó là khi khoa học phát triển mạnh mẽ và ở trình độ cao, tri thức khoa học được ứng dụng
trực tiếp và nhanh chóng, được “vật hóa” thành tư bản cố định, được người lao động sử dụng trong quá
trình sản xuất. Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động giữ vị trí quan trọng nhất
(sau đó là cơng cụ lao động), có vai trị quyết định đối với sự phát triển lực lượng sản xuất cũng như
phương thức sản xuất. C.Mác chỉ rõ (1897, tr.269): “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ
chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. Như
vậy, C.Mác với bộ óc thiên tài đã khẳng định, cùng với sự phát triển của khoa học cũng như sản xuất, xu
thế nhất thể hóa giữa khoa học với sản xuất sẽ trở thành tất yếu. Trong các tác phẩm của mình, C.Mác
đã nhiều lần khẳng định vai trị và sức mạnh cải tạo thế giới của tri thức khoa học khi nó trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Đồng thời, C.Mác (1844, tr.580) cũng chỉ rõ rằng, tự bản thân khoa học không
thể gây ra bất kỳ một tác động tích cực hay tiêu cực nào đối với thế giới, mà phải thông qua sự vận dụng
vào hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới phát sinh tác dụng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên
khơng thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng
vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”. Từ
chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bước chuyển
này không phải là ngẫu nhiên, mà chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện nhất định hay “một trình độ
phát triển nào đó” như C.Mác đã từng dự đoán. Theo C.Mác, những điều kiện để “khoa học trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp” đó là: Nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ phát triển cao, tạo cơ
hội và địa bàn để KH&CN phát huy vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp của mình. Khoa học phải đạt
đến một trình độ phát triển cao đến mức đủ sức giải quyết những vấn đề cấp thiết do thực tiễn xã hội


đặt ra. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội và xu thế tồn cầu hóa kinh tế. Sự thấm nhuần sâu sắc
nguyên lý triết học Mácxít về sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Các hình thức biểu hiện
của quá trình “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, trước hết đó làtri thức khoa học được
“vật hóa” thành các cơng cụ sản xuất ngày càng tinh xảo hơn, hoàn thiện hơn và nhanh hơn (vật liệu
mới, 3D, nano,…). Đồng thời, khoa học cùng với quá trình giáo dục - đào tạo đã và đang tạo ra những con
người lao động mới -có trí tuệ sáng tạo, có tri thức chun mơn sâu, có hiểu biết rộng, có tầm nhìn xa.
Việc quản lý, điều hành trong sản xuất cũng như trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhanh

nhạy, chính xác, kịp thời nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Như vậy, quan niệm của C.Mác về vai
trò của khoa học trong sự phát triển lực lượng sản xuất hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển nền
kinh tế tri thức, có ý nghĩa phương pháp luận cho nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay.
4. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng 4.0 từ phương pháp luận duy vật biện chứng
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là những tính năng xử lý thơng tin sẽ được
nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di
động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn; tốc độ khơng có tiền lệ trong lịch sử, theo hàm cấp số
mũ. FIR làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên “cách mạng” về tổ
chức các chuỗi sản xuất - giá trị. Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 nổi lên ba xu hướng lớn, bao gồm
vật lý (xe tự lái, công nghệ in 3D, rô bốt cao cấp, vật liệu mới); kỹ thuật số (sự xuất hiện internet của vạn
vật - Internet of Things, IoT) và sinh học (giải trình, kích hoạt, chỉnh sửa gen, DNA). So sánh với các cuộc
cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ ở cấp số nhân,
tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị; làm thay đổi mạnh mẽ, toàn
diện nền kinh tế mỗi quốc gia về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mơ hình kinh doanh,
thị trường lao động,… Nói một cách tổng quát, thực chất cách mạng cơng nghiệp 4.0 chính là kết quả của
sự phát triển lực lượng sản xuất ở trình độ cao dựa trên KH&CN. Nói cách khác, sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, sự xâm nhập trực tiếp và nhanh chóng của tri thức khoa học vào tất cả các bộ phận trong
kết cấu lực lượng sản xuất, mà trước hết là người lao động và công cụ lao động, sẽ tạo ra những công
nghệ tiên tiến, hiện đại, mang tính cách mạng - những biểu hiện của cách mạng công nghiệp 4.0. Cách
mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu vàtạo ra cơ hội, độnglựcthúcđẩyKH&CN pháttriển. Đó chính là biện
chứng giữa khoa học, công nghệ với cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, cách mạng cơng nghiệp 4.0
chính là minh chứng sinh động cho luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của
C.Mác trongthờiđạihiệnnay.
5. Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cơ hội cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển
như Việt Nam có thể phát triển nhanh bằng cách đi tắt, đón đầu. Nó đã, đang và sẽ tác động mạnh
mẽ, làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực KH&CN; mang đến những
cơ hội, động lực, cùng những đòi hỏi, thách thức lớn hơn đối với sự phát triển KH&CN.Điều này địi

hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược phát triển khoa học, công nghệ phù hợp với xu thế trên thế giới
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhận thức rõ vấn đề này, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016, tr.119-120) đã tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của KH&CN và
nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động
lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại…”, “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


trong giai đoạn tới... lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động
lực chủ yếu”. Nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN đã được ban hành
như Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI (năm 2012) “Về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”, Luật KH&CN (năm 2013), Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2020,…
Có thể nói, trong những năm qua, KH&CN đã có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội trên
tất cả các lĩnh vực. KH&CN góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của
nền kinh tế. Một số ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực
trong phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh. Hiệu quả hoạt động khoa học,
cơng nghệ có chuyển biến tích cực; tiềm lực khoa học, công nghệ được nâng lên. Quản lý nhà nước
về khoa học, công nghệ được tăng cường. Hợp tác quốc tế về khoa học, cơng nghệ có bước tiến bộ.
Thị trường khoa học, cơng nghệ đã hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Các thành tựu của
KH&CN được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong lao động sản xuất và đời sống của người dân Việt
Nam, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên,
KH&CN chưa thực sự gắn kết và trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Việc huy động nguồn
lực của xã hội cho KH&CN chưa được chú trọng. Khơng hồn thành mục tiêu xây dựng các trung tâm
khoa học lớn đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đầu
tư cho khoa học, công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Cơ chế quản lý khoa học, cơng
nghệ cịn nhiều bất cập. Thị trường KH&CN phát triển chậm. Công tác quy hoạch, phát triển KH&CN
chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hợp tác
quốc tế về KH&CN còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp. Đây thực sự là những nguy cơ
cản trở sự phát triển bền vững của nền KH&CN đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay. Để phát triển KH&CN Việt Nam tương xứng với vị thế, vai trị trong q trình

đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, tận dụng có hiệu quả những
thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra, địi hỏi phải tiến hành tồn diện, đồng bộ nhiều
giải pháp cụ thể, trong đó cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số biện pháp cốt lõi sau đây: Một
là, chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư và thực hiện xã hội hóa lĩnh vực KH&CN. Huy động
mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KH&CN. Rà sốt, ban
hành cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư, khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực này.
Tăng cường nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong nước từ hoạt động hợp tác nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân... Chú ý
huy động nguồn vốn của tổ chức, cá nhân ngoài nước, chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp thành lập cơ
sở KH&CN 100% vốn nước ngoài; vốn liên doanh, liên kết giữa các cơ sở trong nước và ngoài nước;
vốn khơng hồn lại, vốn qun góp, cho tặng dưới các hình thức khác nhau của các tổ chức quốc tế,
của chính phủ, phi chính phủ hoặc các cơng ty, tập đoàn kinh tế và các cá nhân nước ngoài,... cho
hoạt động KH&CN. Hình thành các tổ chức nghiên cứu KH&CN tập trung để hỗ trợ giải quyết các nhu
cầu về cơng nghệ của doanh nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết đào tạo
nguồn nhân lực KH&CN cũng như thu hút nhân lực kỹ thuật cao từ nước ngoài. Tiếp tục chuyển đổi
các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học theo mơ hình tổ chức KH&CN công lập, quy định cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN
quốc gia. Tập trung đầu tư phát triển một số viện KH&CN, trường đại học cấp quốc gia và một số khu
công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm theo mơ hình tiên tiến của thế giới. Chú ý phát triển KH&CN,
nâng cao hiệu quả thực tiễn của nó trong phát triển lực lượng sản xuất, để khoa học thực sự trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đápứng yêucầu củacuộccáchmạngcôngnghiệp 4.0. Hai là, tiếp tục


đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, mở rộng thị trường hoạt động KH&CN. Chú
trọng đổi mới, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính. Có cơ
chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Quy
hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức KH&CN; xây dựng một số trung tâm nghiên cứu hiện đại. Phát
triển, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ KH&CN, phát triển thị trường KH&CN. Thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Tăng cường liên kết giữa các tổ
chức KH&CN với doanh nghiệp; mở rộng hình thức liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh

nghiệp, nhà nơng. Xóa bỏ cơ chế quan liêu, độc quyền trong khoa học để tạo điều kiện, mơi trường
cho cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực này. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham
gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Đổi mới chiến
lược công nghiệp Việt Nam, ưu tiên thúc đẩy phát triển KH&CN mũi nhọn, như công nghệ nano, in
3D, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền, công nghệ của trí tuệ nhân tạo,… Tận dụng tốt
các cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại để phát triển KH&CN, qua
đópháttriểnnhanhlựclượngsảnxuất. Ba là, đổi mới căn bản, tồn diện, đồng bộ giáo dục, nâng cao
chất lượng đào tạo và hợp tác quốc tế về nguồn nhân lực. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo,
bảo đảm trung thực, khách quan. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo
dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục,
đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ vàtrách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo
dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia
đóng góp của tồn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa
học quản lý. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Tiếp
tục đổi mới công tác lý luận trong lĩnh vực KH&CN, nhất là đối với những vấn đề mang tính chiến
lược và tính dự báo, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển KH&CN. Chú
trọng đào tạo nhân lực về mặt công nghệ và tri thức mới cũng như xây dựng một mơi trường hỗ trợ
sáng tạo. Đầu tư có chiều sâu và hiệu quả để các trường đại học trọng điểm đi đầu trong nghiên cứu
khoa học, công nghệ mới, tiên phong trong khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ và tri thức. Đa dạng
hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật theo hướng
thích ứng với nhu cầu thị trường (kể cả với những thị trường công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu quy mô lớn) và phục vụ trực tiếp nhu cầu của doanhnghiệp. Bốn là,
xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ
KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo mơi trường thuận lợi, điều kiện vật chất
để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo

của họ. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng
tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy và đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước về KH&CN. Các bộ, ngành, tỉnh, thành phố rà soát, đánh giá, đồng thời ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí cụ thể nhằm thu hút, trọng dụng, đãi ngộ và tôn
vinh cán bộ KH&CN. Tạo cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích và bảo đảm
quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các
chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế-xã hội.Có kế hoạch bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ


KH&CN một cách hợp lý. Đề ra cơ chế, chính sách thu hút, tập hợp cán bộ KH&CN là người Việt Nam
ở nước ngồi tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ mới. Các bộ, ngành Trung ương, cũng như các tỉnh, thành phố chú trọng công tác thi đua khen
thưởng hằng năm, nhằm khuyến khích, tơn vinh cán bộ KH&CN có thành tích trong hoạt động khoa
học và phát triển công nghệ, thông qua việc tổ chức trao tặng các giải thưởng về sáng tạo KH&CN.

Kết luận
Tóm lại, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta, triết học cũng có vai trị nhất định của mình.
Sự nghiệp cơng nghiệp 4.0 ở nước ta được tiến hành như thế nào, quy mơ và nhịp độ của nó ra sao điều
đó một phần tuỳ thuộc vào đóng góp của triết học.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thực sự làm cho KH&CN trở thành động lực phát triển hàng
đầu của lực lượng sản xuất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Luận điểm nổi tiếng “khoa học trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác đã và đang trở thành hiện thực. Có được điều đó,một mặt, nhờ
logic phát triển nội tại của tri thức khoa học trải qua hàng chục thế kỷ, mặt khác, nhờ những điều kiện
kinh tế-xã hội đã phát triển đến độ chín muồi. Đến lượt mình, việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp đã có tác động mạnh mẽ, đem lại hiệu quả cao không chỉ đối với lĩnh vực sản xuất mà còn đến
tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức là những
biểu hiện rõ ràng nhất, toàn diện và sâu sắc nhất của quá trình khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, đồng thời, cũng khẳng định tính đúng đắn, khoa học trong luận điểm này của C.Mác. Việt Nam
đang từng bước phát triển kinh tế tri thức, cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết về con người, về
KH&CN, về định hướng đầu tư và huy động nguồn lực tài chính vào phát triển KH&CN cũng như sự hợp

tác quốc tế trong lĩnh vực này để phát triển nhanh và bền vững






×