TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
LƯU HÀNH NỘI BỘ
1
MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn
hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các
nội dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên
mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi
mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung
trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và
lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể
được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và
đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình
dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
2
Phần 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG.
Nắm được các hoạt động kinh doanh ngân hàng chủ yếu và
đối tượng kế toán ngân hàng.
Phân tích được các quan hệ đối ứng kế toán và vận dụng hệ
thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Tổ chức tín dụng
Chương 2: KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
Phân biệt được các nguồn vốn huy động.
Kế toán tiền gửi & tiền gửi tiết kiệm.
Kế toán phát hành giấy tờ có giá.
Chương 3: KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
Các hình thức & phương thức thanh toán qua ngân hàng.
Kế toán thanh toán qua ngân hàng.
Chương 4: KẾ TOÁN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Kế toán cho vay khách hàng (giải ngân, thu nợ, chuyển nợ,
dự phòng nợ khó đòi).
Kế toán chiết khấu giấy tờ có giá và bảo lãnh.
3
Chương 5: KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Kế toán kinh doanh ngoại tệ giao ngay.
Kế toán thanh toán quốc tế (Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng
chứng từ).
Chương 6: KẾ TOÁN KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kế toán chứng khoán kinh doanh và đầu tư.
Chương 7: KẾ TOÁN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH
Kế toán thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Tài liệu học tập:
1. PGS.TS.Trương Thị Hồng, Lý thuyết – Bài tập & Câu hỏi trắc
nghiệm Kế toán ngân hàng, Nhà xuất bản Kinh tế 2015
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập và kiểm tra Kế toán ngân hang
4
Phần 2
CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG.
Nắm được các hoạt động kinh doanh ngân hàng chủ yếu và
đối tượng kế toán ngân hàng.
Nhận diện các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân
hàng: huy động vốn, tín dụng ngân hàng, kinh doanh
ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và dịch vụ thanh toán.
Nhận biết được từng loại tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu, thu nhập, chi phí của ngân hàng thương mại.
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục IV: Hệ thống tài khoản, bảng cân đối tài
khoản và bảng cân đối kế toán
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
Chương I
Phân tích được các quan hệ đối ứng kế toán và vận dụng hệ
thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Tổ chức tín dụng:
Vận dụng 4 quan hệ đối ứng kế toán (tài sản tăng & tài
sản giảm; tài sản tăng & nguồn vốn tăng; Tài sản giảm &
nguồn vốn giảm; Nguồn vốn tăng & nguồn vốn giảm)
trong các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
Nắm được các tài khoản kế toán cơ bản áp dụng cho các
TCTD.
5
Lập được bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập đơn
giản.
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục IV Chương I: Hệ thống tài khoản, bảng
cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
Chương I
Chương 2: KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
Phân biệt được các nguồn vốn huy động:
Nắm được nội dung, đặc điểm về điều kiện huy động, tính
và hạch toán lãi của từng loại nguồn vốn huy động thường
xuyên (tiền gửi & tiền gửi tiết kiệm) và nguồn vốn huy động
không thường xuyên (phát hành giấy tờ có giá)
Đọc tài liệu học tập :
Nội dung: Mục II Chương II: Nguồn vốn huy động
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
Chương II
Kế toán tiền gửi & tiền gửi tiết kiệm:
Nắm được phương pháp tính, trả lãi & nguyên tắc kế
toán đối với tiền gửi & tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Vận dụng tài khoản trong các giao dịch nhận tiền gửi, rút
tiền gửi và tính trả lãi định kỳ đối với tiền gửi & tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn.
Nắm được phương pháp tính, trả lãi & nguyên tắc kế
toán đối với tiền gửi & tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
6
Vận dụng tài khoản trong các giao dịch nhận tiền gửi, rút
tiền gửi và tính trả lãi và rút tiền trước, sau đáo hạn.
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục III Chương II: Phương pháp huy động
vốn bằng Việt Nam đồng
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
Chương II
Kế toán phát hành giấy tờ có giá:
Phân biệt được việc tính trả lãi giấy tờ có giá theo cam kết
và nguyên tắc kế toán chi phí lãi.
Vận dụng tài khoản trong các giao dịch phát hành, trả lãi,
gốc giấy tờ có giá.
Đọc tài liệu học tập
Nội dung: Mục III Chương II: Phương pháp huy động
vốn bằng Việt Nam đồng
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
Chương II
Chương 3: KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
Các hình thức và phương thức thanh toán qua ngân hàng:
Nắm được nội dung, đặc điểm và phân biệt giữa các hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu qua ngân
hàng (bao gồm Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc & Thẻ
ngân hàng)
Nắm được quy trình thanh toán của từng phương thức
thanh toán giữa các ngân hàng (Thanh toán liên hàng;
7
Thanh toán bù trừ liên ngân hàng và Thanh toán qua tài
khoản tiền gửi tại NHNN.
Đọc tài liệu học tập
Nội dung: Mục III Chương IV: Phương pháp hạch toán
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
chương IV
Kế toán thanh toán qua ngân hàng.
Xử lý được các tình huống thanh toán bằng Ủy nhiệm chi,
Séc, Ủy nhiệm thu giữa các khách hàng gửi tiền trong
cùng một hệ thống ngân hàng (thanh toán liên hàng).
Xử lý được các tình huống thanh toán bằng Ủy nhiệm chi,
Séc, Ủy nhiệm thu giữa các khách hàng gửi tiền khác hệ
thống ngân hàng (thanh toán bù trừ liên ngân hàng).
Xử lý được các tình huống thanh toán bằng Ủy nhiệm chi,
Séc, Ủy nhiệm thu giữa các khách hàng gửi tiền khác hệ
thống ngân hang (thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại
NHNN).
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục III Chương IV: Phương pháp hạch toán
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
chương IV
Chương 4: KẾ TOÁN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Kế toán cho vay khách hàng, chiết khấu giấy tờ có giá và bảo
lãnh:
8
Vận dụng được tài khoản kế toán xử lý các nghiệp vụ cho
vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay
theo dự án đầu tư: giải ngân, thu nợ gốc & thu lãi
Xử lý kế toán các khoản cho vay không đủ tiêu chuẩn:
Phân loại nợ theo chất lượng tín dụng, lập dự phòng rủi
ro tín dụng.
Xử lý kế toán nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá: Khi
khách hàng chiết khấu và khi thanh toán giấy tờ có giá
thu hồi nợ cho vay, bao gồm giải ngân, ghi nhận thu nhập
lãi, thu nhập phí và thu nợ.
Xử lý nghiệp vụ bảo lãnh: thu nhập phí bảo lãnh, cam kết
bảo lãnh, trả thay khách hàng.
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục III Chương III: Cho vay ngắn hạn từng lần
Mục IV Chương III: Chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá
Mục V Chương III: Cho vay trả góp
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
chương III.
Chương 5: KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Kế toán kinh doanh ngoại tệ giao ngay
Nắm được phương pháp tính kết quả mua, bán ngoại tệ
giao ngay
9
Vận dụng được các tài khoản trong ghi nhận mua, bán,
ngoại tệ, đánh giá lại chênh lệch tỷ giá và kết quả kinh
doanh ngoại tệ.
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục I Chương VII: Tổng quát về kế toán ngoại tệ
Mục II Chương VII: Phương pháp hạch toán
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ va dịch vụ khác
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
chương VII
Kế toán thanh toán quốc tế (Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng
chứng từ):
Nắm được xử lý kế toán thanh toán chuyển tiền ra nước
ngoài và ngược lại theo phương thức chuyển tiền.
Nắm được xử lý kế toán thanh toán chuyển tiền ra nước
ngoài và ngược lại theo phương thức nhờ thu.
Nắm được xử lý kế toán thanh toán chuyển tiền ra nước
ngoài và ngược lại theo phương thức tín dụng chứng từ,
bao gồm cả nghiệp vụ chiết khấu chứng từ.
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục IV Chương VII: Kế toán nghiệp vụ thanh
toán quốc tế
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
chương VII
Chương 6: KẾ TOÁN KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Kế toán chứng khoán kinh doanh và đầu tư:
10
phân biệt chứng khoán kinh doanh & đầu tư
Xử lý kế toán các nghiệp vụ mua, bán chứng khoán kinh doanh
Xử lý kế toán các nghiệp vụ đầu tư chứng khoán nợ
Xử lý kế toán các nghiệp vụ đầu tư chứng khoán vốn
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục XI Chương III: kế toán nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán và đầu tư
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
chương III.
Chương 7: KẾ TOÁN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH
Kế toán thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
phân biệt thu nhập, chi phí
Xử lý nghiệp vụ ghi nhận thu nhập, chi phí trong ngân hàng
Xử lý nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh
Đọc tài liệu học tập:
Nội dung: Mục II Chương VIII: Kế toán thu nhập
Mục III Chương VIII: Kế toán chi phí
Mục IV Chương VIII: Kế toán thuế giá trị gia tăng
Mục V Chương VIII: Kế toán kết quả kinh
doanh và phân phối lợi nhuận
Làm câu hỏi trắc nghiệm & bài tập: Bài tập ứng dụng
chương VIII
11
Phần 3
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
- Hình thức kiểm tra là tự luận
- Kết cấu đề thi: đề thi có từ 3 – 4 câu. Mỗi câu được chọn từ
một trong các dạng bài như sau:
o Dạng bài nhận diện đối tượng kế toán ngân hàng và lập
bảng cân đối kế toán đơn giản: sắp xếp các yếu tố kế toán
cho sẵn để lập Bảng cân đối kế toán của NHTM.
o Cho sẵn nghiệp vụ, nêu ảnh hưởng của nghiệp vụ lên
phương trình kế toán (phương trình kế toán gồm tài sản,
nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí) nhằm
vận dụng phân tích quan hệ đối ứng kế toán trong
NHTM và nắm được các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
của NHTM.
o Đọc tình huống cho sẵn trong đề và dựa vào quy trình
nghiệp vụ & các nguyên tắc kế toán để xử lý và hạch toán
các nghiệp vụ về huy động vốn;
o Đọc tình huống cho sẵn trong đề và dựa vào quy trình
nghiệp vụ & các nguyên tắc kế toán để xử lý và hạch toán
các nghiệp vụ - Thanh toán qua ngân hàng,
o Đọc tình huống cho sẵn trong đề và dựa vào quy trình
nghiệp vụ & các nguyên tắc kế toán để xử lý và hạch toán
các nghiệp - Tín dụng ngân hàng,
12
o Đọc tình huống cho sẵn trong đề và dựa vào quy trình
nghiệp vụ & các nguyên tắc kế toán để xử lý và hạch toán
các nghiệp - Kinh doanh ngoại tệ
o Đọc tình huống cho sẵn trong đề và dựa vào quy trình
nghiệp vụ & các nguyên tắc kế toán để xử lý và hạch toán
các nghiệp - Thanh toán quốc tế.
o Đọc tình huống cho sẵn trong đề và dựa vào quy trình
nghiệp vụ & các nguyên tắc kế toán để xử lý và hạch toán
các nghiệp - Chứng khoán kinh doanh & đầu tư.
o Đọc tình huống cho sẵn trong đề và dựa vào quy trình
nghiệp vụ & các nguyên tắc kế toán để xử lý và hạch toán
các nghiệp – Xác định kết quả kinh doanh tại ngân hàng
thương mại
b. Hướng dẫn làm bài:
Trước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ
để làm đúng và vừa đủ theo yêu cầu của bài. Làm thừa so
với yêu cầu sẽ không được tính điểm, mất thời gian vô ích.
Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
Các yêu cầu tính toán cần làm cẩn thận ở ngoài và chép vào
theo một thứ tự để tránh bỏ sót.
Chú ý đơn vị tiền tệ thống nhất để tránh nhầm lẫn, chọn
một đơn vị phù hợp tùy theo số tiền (ví dụ nếu tất cả đều lớn
hơn 1 triệu, dùng đơn vị là triệu)
Chú ý các thông tin bổ sung để xử lý các tình huống liên
quan đến các quy trình nghiệp vụ trong ngân hàng về tiền
gửi không kỳ hạn, thanh toán, tín dụng ngân hàng...
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.
13
Phần 4
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MẪU
ĐỀ THI MẪU
Bài 1: (3đ)
Ngân hàng TMCP Phương Nam có số dư của các tài khoản vào
đầu tháng 4/20X1 như sau: (đơn vị: tỷ đồng)
Tài khoản
Số tiền
Tài khoản
Số
tiền
400
Các khoản phải
trả khác
400
Cho vay khách hàng
1.500
Đầu tư vào trái
phiếu kho bạc
400
Tiền gửi của khách hàng
1.000 Tài sản cố định
800
Tiền mặt
Tiền gửi tại ngân hàng nhà
nước
400
Tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng khác
500 Vốn điều lệ
Tiền gửi của các tổ chức tín
dụng khác
600
Các khoản phải
thu khác
300
Đầu tư liên doanh
400
Quỹ dự phòng tài
chính
100
Cho vay các tổ chức tín
dụng khác
800
Lợi nhuận chưa
phân phối
x=
???
14
Hao mòn tài sản
cố định
100
3.000
Trong tháng 4/20X1 có các nghiệp vụ phát sinh sau đây:
a. Cho khách hàng A vay ngắn hạn 20 tỷ đồng tiền mặt
b. Khách hàng B gửi tiền gửi thanh toán 10 tỷ đồng
c. Mua tài sản cố định 20 tỷ đồng bằng tiền mặt
d. Thu lãi tiền vay 2 tỷ đồng bằng tiền mặt
e. Trả lãi tiền gửi khách hàng 1 tỷ đồng bằng tiền mặt
Yêu cầu:
1. Tìm x? (0.5đ)
2. Lập Bảng cân đối kế toán vào đầu tháng 4/20X1. (0.5đ)
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng
4/20X1. (1đ)
4. Lập Bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 4/20X1. (1đ)
Bài 2: (4đ)
Tại NH TMCP Việt Nam có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong tháng 11/20X1 như sau (đơn vị: 1 triệu đồng).
1. Nhận tiền gửi thanh toán của khách hàng 4.000, tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn 6 tháng là 3.000 bằng tiền mặt.
2. Cho vay ngắn hạn 6.000, trong đó 50% giải ngân bằng tiền
mặt, 20% bằng cách ghi tăng tài khoản thanh toán của khách
hàng, 30% chuyển trả cho đối tác của khách hàng có tài
khoản tại một NH khác hệ thống.
3. Mua một tài sản cố định (TSCĐ) bằng tiền mặt để về cho thuê
tài chính trị giá 500.
15
4. Nhận chứng từ của khách hàng yêu cầu trích tài khoản để trả
cho người thụ hưởng tại NH khác hệ thống số tiền là 400,
phí chuyển tiền là 0.2 chưa bao gồm thuế GTGT là 10%.
5. Ủy nhiệm thu do công ty X nộp đòi tiền công ty Y có tài
khoản tại NH cùng hệ thống, số tiền là 600.
6. Nhận séc và bảng kê nộp séc của khách hàng, số tiền là 800,
trong đó:
- Séc của NH cùng hệ thống bảo chi số tiền là 200.
- Séc lĩnh tiền mặt số tiền 100 do công ty K phát hành có tài
khoản tại NH.
- Séc trị giá 300 do công ty N phát hành có tài khoản tại NH B.
7. Chi lương cho nhân viên số tiền là 45 bằng tiền mặt và các
khoản trích theo lương là 4,8 bằng tiền gửi NHNN.
8. Chi trả lãi tiền gửi số tiền là 180 bằng cách chuyển khoản vào
tài khoản thanh toán cho khách hàng.
9. Thu lãi cho vay số tiền là 280, trong đó tiền mặt là 205, tiền
gửi thanh toán của khách hàng là 75.
10. Thu phí dịch vụ thanh toán số tiền là 10, dịch vụ ngân quỹ
số tiền là 20 từ tài khoản tiền gửi khách hàng chưa bao gồm
10% thuế GTGT.
Yêu cầu:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự trên
theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Biết rằng:
- Các TK liên quan khác có đủ số dư để hạch toán
- Các NH khác hệ thống tham gia thanh toán bù trừ.
16
Bài 3: (3đ)
Tình hình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng ABC trong tháng
5 năm 20X1 như sau:
NGÀY
DIỄN GIẢI
Số
lượng TỶ GIÁ
ngoại tệ
Tồn quỹ
Số dư đầu kỳ
500
20,000
500
03/05
Mua USD của
ngân hàng A
300
21,000
800
07/05
Bán USD cho
khách hàng B
300
22,000
500
15/05
Mua USD của
khách hàng C
200
20,000
700
26/05
Bán USD cho
ngân hàng D
100
21,000
600
21,000
600
Tỷ giá liên ngân hàng cuối
tháng 5
Yêu cầu:
1. Định khoản nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của ngân hàng. Vẽ
sơ đồ chữ T của tài khoản 4711 và 4712. (1đ)
2. Trong tháng 5, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ lời hay lỗ, số
tiền
lời/lỗ
là
bao
nhiêu?
Định
khoản.
(1đ)
3. Định khoản nghiệp vụ điều chỉnh tỷ giá vào cuối tháng 5.
(0.5đ)
4. Số dư cuối kỳ của các tài khoản 4711 và 4712 sau khi điều
chỉnh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tỷ giá cuối tháng là
bao nhiêu? (Thể hiện bằng sơ đồ chữ T tài khoản 1711 và
4712). (0.5đ)
17
ĐÁP ÁN
Bài 1:
1. Giải phương trình: Tài Sản = Nợ + Vốn ==> x = 300 tỷ
2. Lập Bảng cân đối kế toán vào đầu tháng 4/20X1.
Ngân hàng TMCP Phương Nam
Bảng Cân Đối Kế Toán
31/03/20X1
TÀI SẢN
NỢ
Tiền mặt
Tiền gửi của khách
400 hàng
1,000
Tiền gửi tại ngân
hàng nhà nước
Tiền gửi của các tổ
400 chức tín dụng khác
600
Tiền gửi tại các tổ
chức tín dụng khác
Các khoản phải trả
500 khác
400
Đầu tư liên doanh
400 TỔNG NỢ
Đầu tư vào trái
phiếu kho bạc
400
Cho vay khách hàng
2,000
1,500 VỐN
Cho vay các tổ chức
tín dụng khác
800 Vốn điều lệ
Các khoản phải thu
khác
300
Lợi nhuận chưa phân
phối
300
Tài sản cố định
800
Quỹ dự phòng tài
chính
100
Hao mòn tài sản cố
định
(100) TỔNG VỐN
TỔNG TÀI SẢN
5,400
TỔNG NGUỒN
VỐN
18
3,000
3,400
5,400
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng
4/20X1.
a. Nợ 2111
20
Có 1011
20
b. Nợ 1011
Có 4211
10
10
c. Nợ 301
Có 1011
20
20
d. Nợ 1011
Có 701
2
2
e. Nợ 801
Có 1011
1
1
4. Lập Bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 4/20X1.
Ngân hàng TMCP Nam Sài Gòn
Bảng Cân Đối Kế Toán
29/04/20X1
TÀI SẢN
NỢ
Tiền mặt
371
Tiền gửi của khách
hàng
1,010
Tiền gửi tại ngân
hàng nhà nước
400
Tiền gửi của các tổ
chức tín dụng khác
600
Tiền gửi tại các tổ
chức tín dụng khác
500
Các khoản phải trả
khác
400
Đầu tư liên doanh
400
TỔNG NỢ
19
2,010
Đầu tư vào trái
phiếu kho bạc
400
Cho vay khách hàng
Cho vay các tổ chức
tín dụng khác
1,520 VỐN
Vốn điều lệ
800
3,000
Các khoản phải thu
khác
300
Lợi nhuận chưa phân
phối
301
Tài sản cố định
820
Quỹ dự phòng tài
chính
100
Hao mòn tài sản cố
định
(100) TỔNG VỐN
TỔNG TÀI SẢN
5,411
3,401
TỔNG NGUỒN
VỐN
5,411
Bài 1:
1) Nợ
1011
Có
4211
Có
4232
6,000
3) Nợ
385
500
4,000
Có
1011
3,000
Có
1011
500
3,000
Có
4211
1,200
Có
5012
1,800
7,000
2) Nợ 2111
20
4) Nợ
4211
Có
5012
Có
711
Có
4531
400.22
5) Chuyển
UNT đi
6a) Nợ
5191
Có
4211
6b) Nợ
4211-K
Có
1011
400
0.20
0.02
200
200
100
100
6c) Chuyển séc đi
để ghi Nợ trước
7a) Nợ
8511
Có
1011
45
45
8) Nợ 801
Có
4211
180
180
7b) Nợ
853
4.80
Có
1113
4.80
9) Nợ
1011
Nợ
4211
Có
702
205
75
280
10) Nợ
4211
Có
711
Có
713
33
10
20
Có
4531
3
21
Bài 1:
1. Định khoản mua bán ngoại tệ:
Ngày 03/05 - Mua $ NH A
Nợ 1123
300
300
Có 4711
Nợ 4712
6,300,000
Có 1113
Nợ 1011
6,300,000
Nợ 4712
200
4,000,000
Có 1011
4,000,000
Nợ 4711
100
Có 123
100
Nợ 1113
2,100,000
Có 4712
4711
300
100
6,600,000
Ngày 26/05 - Bán $ cho
NH D
200
Có 4711
6,600,000
Có 4712
Ngày 15/05 - Mua $ KH C
Nợ 1031
Ngày 07/05 - Bán $ cho
KH B
Nợ 4711
300
Có
300
1031
2,100,000
4712
500
300
200
10,000,000
6,300,000
4,000,000
600
580,000
420,000
12,600,000
22
6,600,000
2,100,000
2. Tính lời lỗ
NH đã bán: $
400
Tỷ giá mua bình quân =
Tổng số tiền bán =
Tổng số tiền mua =
20,300.00
8,700,000
8,120,000
Lời =
Nợ 4721
Có 721
580,000
580,000
580,000
3. Đánh giá lại theo tỷ giá cuối tháng
Số tiền ngoại tệ tồn quỹ
600
=
Tỷ giá mua =
12,180,000
Tỷ giá cuối tháng =
Có Lợi =
Nợ 4712
Có 6311
12,600,000
420,000
420,000
420,000
4. Số dư cuối kỳ của TK 4711
=
Số dư cuối kỳ của TK 4712
=
600
12,600,000
23
MỤC LỤC
Phần 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM .................................... 3
Phần 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP ..................................................... 5
Phần 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA.......................... 12
Phần 4. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MẪU ........................................... 14
24