Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài
thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam là 10.500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt
Nam có khoảng 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc
chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam
giai đoạn 2001-2005 của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở VN có 3.948 loài
thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm
thực vật bậc cao có mạch có 3.870 loài. Những cây thuốc có giá trị sử dụng
cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh
mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cũng như những cây
thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có
khả năng khai thác.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng dược liệu vào mục đích bảo vệ
sức khoẻ con người đang ngày một gia tăng. Xu hướng này đã tác động đến
việc sản xuất, thu hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược liệu thảo
mộc. Tài nguyên cây thuốc có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng nông
thôn miền núi, nơi có điều kiện dân sinh kinh tế còn thấp, giao thông đi lại
khó khăn, y tế chưa phát triển. Nguồn cây thuốc Thị trường nước ta đang song
song lưu hành hai loại dược liệu: Thuốc Bắc (cây thuốc đã được chế biến
thành phẩm được nhập từ Trung Quốc vào) và thuốc Nam (cây thuốc được
khai thác trong nước bằng cách khai thác tự nhiên, hoang dại và trồng trọt đại
trà ở các vùng dược liệu truyền thống).
Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng vai trò
rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn
cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại. Ngoài ra, một số vị
thuốc quí của Việt Nam như hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng
đằng… Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe…
Cây thuốc nam đã được nhân dân ta sử dụng lâu đời đặc biệt là các dân
tộc miền núi vì nó dễ sử dụng và rẽ tiền. Họ sử dụng cây thuốc từ tự nhiên
1
hay được trồng xung quanh nhà nhưng chủ yếu là thu hái từ tự nhiên. Do
không có chính sách quản lý chặt chẽ nên đối với loại khai thác tự nhiên
hoang dại thường xảy ra tình trạng khai thác ồ ạt. Vì vậy, nguồn tài nguyên
qúy giá này đang dần cạn và nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với các
vùng trồng dược liệu truyền thống, do không có sự quản lý điều tiết, người
dân trồng theo cảm nhận từ thực tế.
Bên cạnh đó chất lượng dược liệu suy giảm do nhiều khâu: Trồng trọt bị
ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật, người dân dùng nhiều thuốc kích
thích tăng trưởng cây trồng và phân vô cơ để nâng cao năng xuất.
Vấn đề quan trọng hơn là việc bảo tồn và phát triển tri thức dân gian
truyền thống trong bảo vệ sức khoẻ con người. Nước ta có nền y học cổ
truyền khá phát triển. Hiện nay, ngoài các bệnh viện, cơ sở y tế công cộng,
trong cộng đồng dân cư cả nước có đến hơn 5000 người đang học y học cổ
truyền. Phần lớn trong số này (2/3) là những người được đào tạo, bồi dưỡng ở
trường y các cấp, qua kinh nghiệm điều trị thực tế, rồi tự nghiên cứu học hỏi
để chuyển sang hành nghề y dược. Ngoài ra, còn rất nhiều người đang sử
dụng những bài thuốc gia truyền. Đó là những bài thuốc hay có tính tri thức,
kết hợp cả mưu mẹo bí truyền. Với nhiều bài thuốc hay sử dụng các loài cây
thuốc có trong thiên nhiên. Ngày nay, y học cổ truyền ngày càng phát triển
rộng rãi thì nhu cầu con người càng hướng đến việc sử dụng các sản phẩm từ
thiên nhiên ngày càng nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về các loài cây thuốc cũng
tăng lên mà hiện nay chưa có các kỹ thuật nhân giống và gây trồng nên đã gây
áp lực nặng nề lên nguồn tài nguyên rừng nói chung và cây thuốc nói riêng.
Khiến cho nguồn cây thuốc trong tự nhiên suy giảm nhanh chóng.
Với những nhu cầu cấp thiết nói trên, được sự đồng ý của khoa Lâm
nghiệp và giáo viên hướng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra
thành phần loài cây thuốc trong khuôn viên Trường Đại Học Nông Lâm
Huế và thử nghiệm khả năng nhân giống một số loài cây thuốc tại vườn
ươm khoa Lâm nghiệp.” Đề tài không chỉ thiết kế được vườn sưu tập cây
thuốc mà còn mong muốn tạo nguồn giống để sản xuất thử và cung cấp tài
liệu tham khảo và vật liệu thực hành cho sinh viên trong khoa. Bên cạnh đó
góp phần làm phong phú vườn sưu tập cây thuốc của khoa Lâm nghiệp và
bảo tồn nguồn giống.
2
Phần II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới:
Trên thế giới, nhiều nước đã xuất khẩu dược liệu và thu được nguồn
ngoại tệ đáng kể. Ví dụ ở Trung Quốc, vị thuốc Đông trùng hạ thảo
(Cordyceps sinensis) có giá tới 2000-5000 USD/Kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây
Nhân sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng
trọt và sản xuất thuốc từ cây này. Hằng năm, công ty Hồng sâm (Hàn Quốc)
đã sử dụng trên 6.000 tấn Nhân sâm, để tạo ra giá trị sản phẩm trên 460 triệu
USD.
Ngày nay, ước lượng có khoảng 35.000 -70.000 loài trong số 250.000 300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh ở khắp nơi trên thế
giới. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 loài,
Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepal có hơn
700 loài, Sri Lanka có khoảng 550-700 loài.
Tài nguyên cây cỏ là đối tượng sàng lọc để tìm các thuốc mới. Viện Ung
thư Quốc gia Mỹ đã đầu tư nhiều tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 trong số
trên 250.000 loài cây cỏ tìm thuốc chữa ung thư trên khắp thế giới. Theo bộ
dữ liệu NAPRALERT, đến nam 1985 đã có khoảng 3.500 cấu trúc hoá học
mới có nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, 2.618 trong số đó từ thực vật
bậc cao, 512 từ thực vật bậc thấp và 372 từ các nguồn khác. Rõ ràng là nguồn
tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng làm thuốc còn là một kho tàng
khổng lồ, trong đó phần khám phá còn quá ít ỏi.
Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của
châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ - Mã Lai, Tây Phi chứa đựng kho tàng cây cỏ
khổng lồ cũng như giàu có về tri thức sử dụng, có tiềm năng lớn trong nghiên
cứu và phát triển dược phẩm mới từ cây cỏ.
Ở Trung Quốc, ngoài nền y học cổ truyền chính thống của người Hán
(Trung y), các cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu
người, cũng có các nền y học riêng của mình, sử dụng khoảng 8.000 loài cây
cỏ làm thuốc, trong đó có 5 nền y học chính là nền y học của người Tây Tạng
(sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (sử dụng 1.430 loài), Ugur, Thái (sử dụng 800
3
loài) và Triều Tiên. Như vậy, cũng có thể tồn tại các nền y học dân tộc riêng,
ở mức độ phát triển nhất định ở Việt Nam, đặc biệt là của các cộng đồng dân
tộc sinh sống lâu đời hoặc có hệ thống chữ viết sớm phát triển như người
Thái, Mường, Chăm, vv...
Theo Jukovski (1971), có 12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng trên
thế giới là Trung Quốc - Nhật Bản, Đông Dương - Indonesia, Châu úc, Ân
Độ, Trung á, Cận Đông, Địa Trung hải, Châu Phi, Châu Âu - Siberi, Nam
Mehico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Nhiều loài cây thuốc đã được thuần dưỡng và
trồng trọt từ lâu đời tại các trung tâm đó như Gai dầu, Thuốc phiện, Nhân
sâm, Đinh hương, Nhục đậu khấu, Quế Xây Lan, Bạc hà, Đan sâm, Canh
kina, vv...
Trong các xã hội tối cổ bệnh tật được cho rằng là do sự trừng phạt của
trời, hoặc do các thế lực siêu tự nhiên gây ra, do đó các thầy lang đã chữa
bệnh bằng các lời cầu nguyện và nghi lễ, trong đó có sử dụng cây cỏ. Cây cỏ
làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dạng hay sự hiếm có của
chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm học tập trải qua
nhiều thế hệ.
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000
năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong
y học cổ truyền như Cỏ thi, Cúc bạc, vv...Người dân bản xứ Mehico từ nhiều
nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mexico mà ngày nay được biết
là chứa chất gây ảo giác, kháng sinh. Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây
thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600
năm trước đây với 800 bài thuốc và trên 700 thuốc trong đó có Lô hội, Kỳ
nham, Gai dầu, vv... ; người Trung Quốc cổ đại ghi chép trong bộ Thần nông
Bản thảo trong khoảng thời gian 5.000 năm trước đây với 365 vị thuốc; người
Ân Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người Hindu khoảng 2.000 năm
trước, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn, vv...
Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ,
chữa bệnh, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển và có truyền thống sử
dụng cây cỏ làm thuốc.Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày
nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với dân số khoảng 3,5
4
đến 4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc
vào nền y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu
hoặc các chất chiết suất từ dược liệu.
Ở Trung Quốc, nhu cầu thuốc cây cỏ là 1.600.000 tấn/năm và tăng
khoảng 9%/năm. Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm.
Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc từ hoá học, công nghệ
sinh học, vv... nhưng cây cỏ làm thuốc vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế
giới. Trên qui mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ
Euro. Có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc
cao được sử dụng làm thuốc trên toàn thế giới, trong đó có tới 74% chất có
mối quan hệ hay cùng được sử dụng như các cộng đồng đã sử dụng. Ví dụ
như Theophyllin từ cây Chè, Reserpin từ cây Ba gạc, Rotundin từ cây Bình
vôi, vv...Riêng Trung Quốc, trong giai đoạn từ 1979-1990 đã có 42 chế phẩm
thuốc mới từ cây thuốc đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa các
bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư và 6 chế phẩm chữa các bệnh đường
tiêu hoá. Dự đoán nếu phát triển tối đa các thuốc cây cỏ từ các nước nhiệt đới,
có thể làm ra khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế các nước thế giới
III.
Tại Trung Quốc, có khoảng 1.000 loài cây thuốc thường xuyên được sử
dụng, chiếm 80% thuốc bán trên thị trường trong nước, với tổng giá trị (1992)
là 11 tỉ Nhân dân tệ. Hồng Kông là nơi có thị trường thuốc cây cỏ lớn nhất thế
giới, hàng năm nhập lượng dược liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có 70%
được sử dụng tại địa phương và chỉ có 30% được tái xuất và trong khi đó chỉ
có 80 triệu USD thuốc tây được nhập trong cùng thời gian. Tiền sử dụng
thuốc cây cỏ của người dân Hồng Kông là 25 USD/năm.
Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt
động chữa bệnh với tổng chi tiêu cho y học cổ truyền là 150 triệu USD
(1983).
Tại Ấn Độ, có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc thường xuyên được
sử dụng với lượng lớn ở các xưởng sản xuất thuốc nhỏ.
Doanh số bán thuốc cây cỏ ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD
so với tổng doanh số buôn bán dược phẩm là 65 tỉ USD.
5
2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam:
Cho đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên
sinh vật đa dạng và phong phú, có khoảng 10% số loài đặc hữu, được xếp thứ
16 trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh vật cao nhất thế giới. Riêng thực
vật bậc cao có mạch ở Việt Nam đã thống kê được 10.386 loài, thuộc 2.257
chi, 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số
họ của thế giới. Theo các nhà phân loại thực vật, ở Việt Nam có khoảng
12.000 loài thực vật bậc cao. Trong số này có 3.948 loài được dùng làm thuốc
(Viện dược liệu, 2007), chiếm khoảng 37% số loài đã biết. Nếu so với khoảng
20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên thế giới (IUCN, 1992) thì số loài cây
thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19%.
Đó là chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 54 dân tộc thiểu số ở
Việt Nam mà cho đến nay chúng ta mới chỉ biết được một phần. Phần lớn cây
thuốc dân tộc ở Việt Nam chưa được thống kê, không có trong các sách về
cây thuốc đã xuất bản. Ngay cả các chuyên gia về cây thuốc cũng không biết
có bao nhiêu loài, nhưng chắc chắn đó là một con số không nhỏ. Ngoài thực
vật hoang dã, các nhà khoa học nông nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây
trồng, trong đó cũng có 179 loài cây làm thuốc
Với một hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc cũng rất
phong phú và đa dạng. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở các trung tâm đa
dạng sinh vật, trong đó có khu vực dãy Trường Sơn. Cho đến nay, chúng ta chưa
có danh sách đầy đủ về số loài, sự phân bố và trữ lượng của cây thuốc ở khu vực
rộng lớn này. Các số liệu điều tra thực vật suốt thời gian qua còn nằm rải rác
trong hồ sơ của các cơ quan nghiên cứu, các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn tự
nhiên. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá toàn diện giá trị của cây thuốc
trong khu vực dãy Trường Sơn, để phục vụ cho việc bảo tồn, khai thác bền vững
và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
Theo kết quả điều tra của Viện dược liệu trong thời gian 2002-2005, số
loài cây thuốc ở một số vùng núi trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy
Trường Sơn như sau: Đắc Lắk (751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (841
loài), Lâm Đồng (756 loài). Gần đây, Hội Đông y huyện M’Đrắc (tỉnh Đắc
Lắk), đã phát hiện tại vùng rừng núi của các xã Ea M’Đoan, Ea Mlay, Krông Á
6
và Ea Trang có khá nhiều loại cây thuốc phân bố khá tập trung như Thạch xương
bồ (Acorus gramineus), Thổ phục linh (Smilax glabra), Kim ngân (Lonicera
spp), Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Củ bình
vôi (Stephania spp), Cẩu tích (Cibotium barometz), Riềng rừng (Alpinia sp),
Thiên niên kiện (Homalomena occulta), vv...Ở khu vực Chư Yang Sin (huyện
Krông Bông và Lắc), người ta cũng đã phát hiện một số loài cây thuốc như Kê
huyết đằng, Nhân trần (Adenosma caeruleum), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera
spp), Sa nhân (Amomum villosum), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Ba gạc
hoa đỏ (Rauvolfia serpentina) và đặc biệt cây Ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra
sphenanthera). Trong đó, một số loài có trữ lượng khá lớn (Nhân trần).
Ví dụ là cây Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv), thuộc
họ Nhân sâm (Araliaceae). Đó là một cây thuốc nổi tiếng, một loài đặc hữu
hẹp của Việt Nam, được đoàn điều tra dược liệu K5 phát hiện ngày 18 tháng 3
năm 1973 ở núi Ngọc Linh, thuộc 2 huyện Đăk Glei (Kon Tum) và Trà My
(Quảng Nam), trên độ cao từ 1500-2100m. Trước khi được phát hiện, các dân
tộc trong khu vực núi Ngọc Linh cũng không biết giá trị của cây này. Người
Sê Đăng coi là cây thuốc giấu (giữ bí mật), chỉ những già làng mới biết dùng
để chữa bệnh và dùng khi leo núi dài ngày. Trong những năm chiến tranh
1973-1975, Ban dân y Liên khu 5 đã sử dụng cây này để làm thuốc bổ và
chữa bệnh cho cán bộ, thương bệnh binh ở chiến trường.
Sau năm 1975, khi cây sâm này được nghiên cứu, xác định tên khoa học,
thành phần hóa học và chứng minh giá trị sử dụng của nó trong chăm sóc sức
khỏe và chữa bệnh thì nó bị khai thác ồ ạt theo kiểu tận thu, một phần để
dùng, nhưng chủ yếu để bán, dẫn đến tình trạng cạn kiệt nhanh chóng.
Trước thực trạng đó, từ nhiều năm qua, Nhà nước đã và đang đầu tư kinh
phí cho một số dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen cây sâm quý này, tiến
tới trồng trên quy mô lớn, tạo nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm từ Sâm
Việt Nam. So với Nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng), Sâm Nhật (P.
japonicus), và Sâm Mỹ (P. quinquefolius) thì Sâm Việt Nam có nhiều hoạt
chất quý hơn, được đánh giá cao hơn, mặc dù rất đắt (do khan hiếm), nhưng
không có để mua. Giá hiện nay khoảng 40-50 triệu đ/Kg, trong khi Nhân sâm
chỉ khoảng trên 1 triệu đ/Kg
7
Từ trước đến nay, nhiều địa phương trong nước ta đã có truyền thống
trồng cây thuốc, như Quế (ở Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng
Ngãi…), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu), Hoè (ở Thái
Bình), vv... Có những làng chuyên trồng cây thuốc như Đại Yên (Hà Nội),
Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây, nhiều loài cây thuốc ngắn ngày
cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như Ác ti sô, Bạc hà, Cúc hoa,
Địa liền, Gấc, Hương nhu, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Sả, Thanh cao hoa
vàng, Ý dĩ, vv...
Một trong những cây thuốc đang được trồng ở miền núi phía Bắc là Thảo
quả (ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang). Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm
2002, tổng diện tích rừng có trồng Thảo quả ở Việt Nam là 1.626 ha. Trong
đó, riêng tỉnh Lào Cai có 1.500 ha. Trung bình, mỗi hecta trồng Thảo quả cho
250 Kg/năm; giá bán như hiện nay khoảng 60.000 đến 70.000 đ/Kg, thì thu
được khoảng 15 - 17,5 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập từ Thảo quả của một hộ
gia đình ở Bản Khoang vào khoảng 5.170.000 đồng/năm, tương đương 345
USD (2001). Nguồn thu nhập này chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của hộ.
Đó cũng là một khoản thu nhập đáng kể của người dân ở miền núi.
Theo kinh nghiệm ở Sa Pa, thu nhập từ trồng cây thuốc đạt 14-24 triệu
đồng/ha/năm, trong khi thu nhập từ cây lương thực chỉ đạt 2,4-4,8 triệu
đồng/ha/năm
Việc bảo tồn nguồn gen cây thuốc được tiến hành dưới hình thức bảo tồn
đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn,...
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu đã tạo nên mức độ
đa dạng sinh học về khu phân bố, chủng loại tài nguyên cây thuốc ở Việt
Nam. Theo Trung tâm tài nguyên và môi trường (Đại học quốc gia Hà Nội)
trong Tập I “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (năm 2000) đã thống kê
được 368 loài Vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo, 481 loài Rêu, 1
loài Quyết lá thông, 51 loài Thông đất, 2 loài cỏ Tháp bút, 691 loài Dương xỉ
và 69 loài Hạt trần; tập II (năm 2003) thống kê được 184 họ, 1.114 chi, và
5.523 loài Thực vật hạt kín.
Từ 1997, Bộ Y tế hàng năm cấp kinh phí cho “Dự án Bảo tồn cây thuốc
cổ truyền” trong khuôn khổ “Chương trình hỗ trợ hoạt động của ngành”. Kết
8
quả của chương trình này đã ghi nhận tại một số địa phương nhiều loài cây
thuốc mới cùng với tri thức y học cổ truyền của đồng bào dân tộc.
Trong số tài nguyên thực vật làm thuốc Việt Nam đã thống kê, có 136
loài thuộc 81 chi của 55 họ là những loài cây thuốc cần được bảo vệ. Đó là
những cây thuốc quý về giá trị sử dụng, giá trị nguồn gen do hiếm gặp hoặc
đặc hữu; giá trị sử dụng cao nên thường xuyên bị tìm kiếm khai thác; một số
loài khác tuy chưa bị khai thác nhưng thuộc nhóm có nguy cơ cao do số lượng
cá thể ít. Về tiêu chí xếp hạng nguy cấp, nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) có 18
loài như Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Hoàng liên, Thanh mộc hương,…;
nhóm đang bị nguy cấp (EN) có 42 loài như Hoàng liên gai, Hoàng tinh vòng,
Bát giác liên,… và nhóm sắp bị nguy cấp (VU) có đến 76 loài.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, kinh nghiệm dân gian về sử dụng
thuốc ở Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiệu nghiệm, gắn liền với tên
tuổi của nhiều vị danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông. Tuệ
Tĩnh đã viết nhiều sách thuốc và phương pháp chữa bệnh. Rất tiếc, nhiều công
trình quý giá của ông đã bị mai một, hiện chỉ còn sót lại hai bộ Nam dược
thần hiệu đề cập đến 496 vị thuốc nam và bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư gồm
600 vị thuốc ở Việt Nam và cách sử dụng.
Kế thừa Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh vào thế kỷ XVII Lê Hữu Trác
(Hải Thượng Lãn Ông) đã bổ sung thêm 329 vị thuốc nam nữa làm thành bộ
sách "Lĩnh nam bản thảo". Với sự nghiệp y học vĩ đại, Tuệ Tĩnh và Hải
Thượng Lãn Ông đã được người đời nay tôn vinh và những "ông tổ" của nền
y dược học Việt Nam.
Sau Hải Thượng Lãn Ông, từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, dưới triều vua
Quang Trung và triều Nguyễn cũng đã xuất hiện nhiều công trình về cây
thuốc Việt Nam, trong đó, hiện còn lưu lại được những cuốn như Nam dược
và Nam dược chỉ danh truyền của Nguyễn Quang Tuân đã ghi chép tỷ mỉ về
500 vị thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian, hoặc cuốn Nam dược tập
nghiệm quốc âm của Nguyễn Quang Lượng, hay Nam thiên đức bảo toàn thư
của Lưu Ðức Huệ, v.v...
Với chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền
của dân tộc, đặc biệt là tri thức bản địa của các cộng đồng người dân tộc trong
9
sử dụng cây cỏ làm thuốc bồi bổ cơ thể và thuốc chữa bệnh, ngay sau hòa
bình lập lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(1975), chúng ta đã có nhiều nỗ lực, đầu tư điều tra, nghiên cứu về tài nguyên
cây thuốc nhằm khai thác, sử dụng phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân.
Trước đó, vào năm 1952, các nhà thực vật học và tài nguyên thực vật học
Pháp cho biết, trên bán đảo Ðông Dương có 1.350 loài cây thuốc thuộc 160
họ. Hiện nay, theo Võ Văn Chi, con số này đã lên tới gần 3.200 loài thuộc
1.200 chi của trên 300 họ, nghĩa là hầu hết các họ trong hệ thực vật Việt Nam,
ít hoặc nhiều đều có một số loài có thể sử dụng làm thuốc. Tuyệt đại đa số các
loài là cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm lâu đời của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
Từ năm 1960 đến nay, hàng năm có tới hơn 200 loài cây thuốc được
thương mại hóa. Chúng được khai thác từ nguồn tự nhiên hay trồng trọt với
khối lượng lên tới 100.000 tấn/năm. Một số địa phương như Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, những năm trước đây thường xuyên thu mua 10 loại dược liệu là ba
kích, sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, chân chim, lạc tiên, thổ phục linh,
dạ cẩm, thảo quyết minh, ích mẫu, nhân trần, bồ bồ. Trong số các loài cây
thuốc vừa nêu, không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương, trung ương mà còn
xuất khẩu qua Trung Quốc.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu dược liệu từ nguồn cây thuốc trong nước,
hằng năm nhiều loại dược liệu và tinh dầu quý như sa nhân, thảo quả, quế,
hồi, ba kích, sả, hương nhu, bạc hà, màng tang, v.v... thường xuyên được xuất
khẩu với giá trị từ 30-50 triệu USD/năm.
Cho dù con số thống kê về số loài cây thuốc, số lượng dược liệu được
khai thác hàng năm cũng như giá trị kinh tế do nguồn cây thuốc mang lại
chưa thật chính xác, nhưng rõ ràng ở nước ta cây thuốc đã có một vị trí hết
sức quan trọng trong việc cung cấp thuốc chữa bệnh cho nhân dân (nhất là
đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa), đặc biệt là trong những
năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Hiện nay, xu hướng sử dụng cây thuốc chữa bệnh theo y học dân tộc cổ
truyền ở Việt Nam đang ngày càng được nhiều tầng lớp nhân dân tin dùng.
10
Ðảng, Nhà nước, Chính phủ cũng rất quan tâm. Mặc dù vậy, việc sưu tầm
những kinh nghiệm dân gian trong sử dụng cây thuốc phục vụ cuộc sống con
người chưa được tiến hành có hệ thống, nhiều bài thuốc hay, nhiều cây thuốc
quý có thể đã bị thất truyền. Sự thất truyền cũng dễ xảy ra khi những người
biết cây thuốc không chịu truyền cho người khác, ngay cả cho con cháu trong
dòng họ.
Hiện đã tập hợp được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền
của 12.531 lương y. Nhiều dược phẩm được phát triển gần đây dựa trên tri
thức sử dụng của cộng đồng như Ampelop, dựa trên tri thức sử dụng cây Chè
dây (Ampelopsis cantoniensis Hook. Et Arn.) để chữa bệnh của người Tày ở
Cao Bằng; cây Tật lê (Tribulus terrestris L.), dựa trên tri thức sử dụng của
người Chăm, vv. Trong các nền y học nhân dân, mỗi cộng đồng miền núi
(cấp xã) thường biết sử dụng từ 300 - 500 loài cây cỏ sẵn có trong khu vực để
làm thuốc. Mỗi gia đình biết sử dụng từ vài đến vài chục cây để chữa các
chứng bệnh thông thường ở cộng đồng đó. Mỗi cộng đồng thường có 2 - 5
thầy Lang có kinh nghiệm sử dụng và sử dụng số loài nhiều hơn.
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm gần đây, trong cơ chế thị trường,
rất nhiều loài cây thuốc quý của nước ta đã bị khai thác quá mức, bán bừa bãi
ra nước ngoài. Người dân miền núi, những chủ nhân của các nguồn tài
nguyên đó chẳng những không được hưởng lợi một cách xứng đáng, mà ngay
cả những hiểu biết có tính gia truyền - những tri thức bản địa của họ cũng bị
xâm phạm.
Nếu so với toàn bộ nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam thì cây thuốc
là nhóm bị đe dọa gay gắt nhất. Ðối chiếu với "Sách Ðỏ Việt Nam" tập II Phần thực vật, 1996, số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc sắp
bị đe dọa tuyệt chủng cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
Năm 1962, GS Đỗ Tất Lợi đã cho công bố bộ sách Những cây thuốc và
vị thuốc Việt Nam (hay Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam). Đây là một
bộ sách lớn, lần xuất bản đầu tiên (1962-1965) được in 10.000 cuốn, chia làm
6 tập, tổng cộng dày 1.494 trang và được tái bản nhiều lần. Bộ sách đã giới
thiệu hơn 750 vị thuốc, gồm 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc
khoáng vật. Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên chữ Hán,
11
những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành
phần hoá học và công dụng, liều dùng. Cuốn sách bao gồm cả những loại
thuốc mà các nhà khoa học đã xác minh cơ chế, lẫn cả những loại được kiểm
chứng hiệu nghiệm trong thực tế nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
GS.TS Võ Văn Chi là tác giả và đồng tác giả của hàng loạt tác phẩm
như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1997) giới thiệu hơn 3.000
cây thuốc, Từ điển thực vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam (NXB Y học 1998), Từ điển thực vật thông dụng (2 tập, NXB Khoa học - 2003, 2004), Cây
cỏ có ích ở Việt Nam (NXB Giáo dục, 1999 - 2001), Sách tra cứu tên cây cỏ
Việt Nam (NXB Giáo dục, 2007), Các cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (6 tập),
Phân loại thực vật, Từ điển tác giả tên thực vật, Từ điển sinh học Anh - Việt,
Từ điển thực vật học, Từ điển sinh vật Nga - Việt, Cây rừng chữa bệnh, Hệ
cây thuốc Tây Nguyên, Cây thuốc Đồng Tháp Mười và cách dùng để trị bệnh
thông thường, Cây rau làm thuốc, Rắn làm thuốc và điều trị rắn cắn, 200 cây
thuốc thông dụng, Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam ...
Xây dựng và xuất bản cuốn Dược liệu Việt Nam (1969 - 1972) gồm 341
dược liệu trong nước, 74 dược liệu nhập ngoại, 3 chuyên luận chung về trồng
cây thuốc, chế biến, bào chế, bảo quản thuốc cổ truyền dân tộc. Trong bước
này đã thống nhất chọn tên chính, tên khoa học, tên khác của cây thuốc hoặc
bộ phận dùng làm thuốc, mô tả, hình vẽ bộ phận dùng của dược liệu, tính vị,
công dụng, liều dùng, cách dùng... Cuốn Dược liệu Việt Nam đã được xuất
bản 2 lần, lần thứ nhất là 5.000 cuốn và lần thứ hai là 12.000 cuốn.
Trần Công Khánh với công trình "150 loài cây thuốc độc ở Việt Nam" đã
mô tả đặc điểm nhận biết để phân biệt các loài cây độc này cũng như đặc
điểm phân bố và khả năng sử dụng chúng trong vấn đề chữa bệnh hay làm
thuốc trừ sâu bệnh hại cho cây trồng.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp (1998) với công trình “Góp phần điều
tra cây thuốc của người Dao ở Vườn quốc gia Ba Vì” đã đưa ra được danh
lục một số loài cây thuốc chủ yếu mà người Dao thu hái, nhưng chủ yếu là tên
địa phương và tác giả đã đi sâu phân tích quy trình chế biến thuốc từ vật liệu
là cây rừng đã thu được.
12
Trần Văn Ơn (1999) đã đưa ra kết quả tổ chức chọn lọc một số hộ tham
gia sưu tầm cây hom giống từ rừng về ươm tại nhà với sự hỗ trợ của dự án
cây thuốc (Báo cáo về “Thử nghiệm nhân giống cây thuốc bằng hom tại Ba
Vì”)
Trần Khắc Bảo (1994) trong “Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà
Giang” đã đề cập đến các vấn đề về chế biến, bảo quản và phát triển cây
thuốc ở địa bàn nghiên cứu.
Mới đây tại Thừa Thiên Huế đã phát hiện 130 loài thuốc nam có giá trị.
Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Huế trong quá
trình triển khai mô hình phát triển cây thuốc nam trên đất rừng được giao tại
huyện Nam Đông, thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tuy nhiên,
người dân địa phương hiện mới chỉ biết sử dụng 62 loài làm dược liệu.Nhằm
bảo tồn và phát huy nguồn dược liệu có giá trị phục vụ chữa bệnh tại chỗ, sử
dụng làm hàng hóa và nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông - Lâm Huế
bước đầu chọn 28 hộ gia đình có vườn, rừng thuộc xã Hương Phú (Nam
Đông) để phát triển mô hình, gắn với mục đích nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống người dân vùng núi.
2.3. Một số nghiên cứu vể cây Hà thủ ô đỏ:
Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora (Thund) Haraldson,
tên đồng nghĩa Polygonum multiflora, Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Hà
thủ ô còn có tên gội khác như: Dạ giao đằng, Dị hợp, Địa tinh, Khua lình
(Thái), Mần năng ón (Tày), Sơn bá, Sơn ca, Sơn nô, Sơn tinh, Xích cát và
nhiều tên khác nữa.
*Đặc điểm sinh học: Cây Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành
củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có
vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa
mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường
kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu
trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi
ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng
13
trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng,
mỏng, nguyên.
Dược liệu: Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ
đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi
lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu
nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.
Hình 02: Hình thái cây Hà thủ ô đỏ
*Đặc điểm sinh thái: Cây thường mọc dưới tán trảng cây bụi, ven suối
hay ven đường, chỗ râm mát ở chân núi hay khe đá. Ơ nước ta, Hà thủ ô đỏ
phân bố ở các vùng miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La,
Lào Cai, Hà Giang (Phó Bảng) và một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn,
Hòa Bình...Hiện nay, Hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều nơi thuộc vùng núi các
tỉnh Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Bình Định.
Các nhà khoa học cho rằng cây Hà thủ ô đỏ thích hợp với những nơi
thung lũng, sườn dốc, độ cao từ 200-2700m.
*Bộ phận sử dụng:Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia
multiflora (Thunb.) Haraldson).
14
*Thu hái, chế biến: Thu hoạch cây mọc hoang vào mùa thu. Thu hoạch
cây trồng vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Đào về rửa sạch, củ nhỏ để
nguyên, củ to bổ ra, đồ rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng nấu với nước đậu
đen, có nhiều cách làm:
Đỗ đen giã nát cùng ngâm với hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm,
sáng ra đem đồ lên rồi phơi nắng, lại ngâm đỗ đen trong một đêm rồi lại đồ,
phơi. Làm như vậy 9 lần (đông y gọi là cửu chưng cửu sái).
Củ hà thủ ô ngâm với nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ
10kg hà thủ ô, cho 100g đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn, đảo luôn
cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước đỗ đen thì tẩm phơi
cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.
*Công dụng: Đây là cây thuốc bổ trị suy nhược thần kinh, bổ huyết,
khỏe gân cốt, suy thận, ngủ kém, thiếu máu, khí hư. Ngoài ra, Hà thủ ô có tác
dụng làm giảm lượng đường trong máu, tăng hoạt động của tim, tăng co bóp
của ruột, giúp ích cho sự tiêu hóa, chống viêm và làm đen tóc râu.
Theo y học cổ truyền thì hà thủ ô có công dụng như sau: Làm đen tóc
râu. Có lợi cho việc sinh con. Kéo dài tuổi thọ.
Kết quả nghiên cứu lý dược hiện đại đã chứng minh, Hà thủ ô có tác
dụng điều chỉnh rối loạn lipit trong máu, ngăn ngừa sơ vữa động mạch, bảo vệ
tế bào gan, thúc đẩy sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện
tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, Hà thủ ô
còn có tác dụng kháng khuẩn,nâng cao khả năng chống rét của cơ thể,nhuận
tràng, giải độc.
Theo Sách đỏ Việt Nam về cây làm thuốc thì cây hà thủ ô đỏ đang ở
nhóm nguy cấp.
*Cách dùng, liều lượng: 12-20g một ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột,
rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.
2.4. Một số nghiên cứu về cây Xạ đen:
Các nhà khoa học trước đó đã xác định tên Khoa học của cây này là
Celastrus hindssi Benth, thuộc họ Dây gối (Celastraceae). Theo các sách phân
loại thực vật, loài cây này có tên Việt Nam là “ Dây gối Ân Độ” hoặc “Dây
gối Bắc”.
15
Hình 01: Hình thái của cây Xạ đen
*Đặc điểm sinh học: Cây bụi trườn, dài 3 - 5m hoặc hơn, cành non có
lông mịn, sau nhẵn, màu nâu xám. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên, dai,
không khía răng cưa, hình bầu dục, kích thước 3 - 12 x 2 - 6 cm, chóp lá tù
hay có mũi nhọn, gốc tròn, có 4 - 6 đôi gân bên, hai mặt lá nhẵn, hay mặt dưới
có lông dọc theo gân lá. Cuống lá dài 6 - 15mm. Cụm hoa là một xim ở đầu
cành nhỏ, dài 4 - 5cm, đường kính 4 - 6cm, có lông mịn. Lá bắc hình dải đến
hình ngọn giáo, dài 3 - 10mm, tồn tại. Hoa nhỏ, có cuống dài 1,5 - 3mm. Đài
hoa màu nâu, cao 1,5 - 2,5mm, 5 thuỳ, có lông mịn. Tràng màu trắng, phần
dưới dính liền thành hình phễu, dài 3,5 - 4mm, họng rộng 5mm, 5 thuỳ hình
trứng hay tam giác, dài 2 - 2,5mm. Nhị 5, chỉ nhị dài 3,5 - 4mm, đính cách
gốc tràng khoảng 1mm. Bao phấn hình mũi tên, dài khoảng 1mm. Bầu gần
hình cầu. Vòi nhuỵ dài 3 - 4mm, xẻ nhánh dài khoảng 1mm. Quả hạch, khi
chín màu đỏ hay màu cam, đường kính 3 - 4mm, có 4 hạch, mỗi hạch chứa
một hạt. Ra hoa tháng 3-5. Ra quả tháng 8-12
*Đặc điểm sinh thái học: Cây xạ đen phân bố nhiều ở cac nước như:
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan...Ở Trung Quốc, loài cây này thường mọc ở
độ cao từ 1.000 đến 1500m. Còn ở nước ta Xạ đen phân bố chủ yếu ở các tỉnh
16
Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế... Cây mọc ở
vùng núi, nơi sáng và ẩm, rải rác dọc ven đường, ven rừng
*Công dụng: Dùng trong phạm vi nhân dân chữa ung nhọt, lở loét, chữa
các trường hợp gầy mòn, rối loạn tiêu hóa, giúp ăn ngon, mát huyết, thông
kinh lợi niệu. Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, trị mất ngủ,
vàng da, chữa chứng vô sinh. Ngoại ra Xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh
ung thư.
*Cách dùng, liều lượng: Ngày 15-20g dạng nước sắc, dùng riêng hay
phối hợp với các vị thuốc khác.
2.5. Một số đặc điểm của cây Kim ngân:
Kim ngân có Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb; Lonicera
dasystyla Rehd; Lonicera confusa DC; Lonicera cambodiana Pierre. Thuộc
Họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Tên khác là Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa,
Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái), Japanese
honeysuckle (Anh), Chèvrefeuille du Japon (Pháp),...
*Đặc điểm sinh học: Loài Lonicera japonica Thunb : Kim ngân là loại
dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu
xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5cm dài
3-8cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng do đó còn có tên là
nhẫn đông (chịu đựng mùa đông). Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá.
Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây
cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp
dài 2-3cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4
thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Quả mọng hình cầu
màu đen.
Đặc điểm hoa của 3 loài:
L. japonica có tràng dài 2-3cm, đường kính ống tràng phía trên 3mm,
đường kính phía dưới 1,5mm, nhiều lông. Bầu nhẵn.
L. confusa có tràng dài 1,6-3,5cm, đường kính ống tràng 0,5-2mm, có
nhiều lông. Bầu có lông.
17
L. dasystila có tràng dài 2,5-4cm, đường kính ống tràng 1-2,5cm, không
lông. Vòi nhuỵ có nhiều lông dài ở phần dưới.
Hình 03: Hình thái của cây Kim ngân
*Đặc điểm sinh thái học :Cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao
bằng, Hoà bình, Thanh hoá, Lào cai...
*Bộ phận dùng: Hoa sắp nở (Kim ngân hoa - Flos Lonicerae), cành nhỏ
và lá (Kim ngân cuộng - Caulis cum folium Lonicerae).
*Thu hái, chế biến: Thân mang lá thu hái quanh năm. Hoa hái lúc mới
chớm nở, màu còn trắng chưa chuyển vàng. Có thể hái hoa riêng, cành lá
riêng, nhưng có thể hái hoa kèm theo một ít cành lá, về nhà mới phân chia
cành lá riêng, hoa riêng. Nên hái vào khoảng 9-10 giờ sáng (lúc này sương đã
ráo), nhặt bỏ tạp chất, đem tãi mỏng phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ đến
khô.
*Công dụng: Kháng khuẩn, chống dị ứng. Dùng chữa mụn nhọt, lở
ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ,
thấp khớp, giang mai, rôm sảy.
Có thể chế thành trà uống mát, trị ngoại cảm phát sốt, ho và phòng bệnh
viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
18
*Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 - 16g. Dạng thuốc sắc, hãm, cao,
viên. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
2.6. Một số đặc điểm của cây Bình vôi:
Bình vôi có Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers hoặc một số
loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin. Họ: Tiết dê
(Menispermaceae). Tên khác: Củ một, Củ dòm, Dây mối trơn, Ngải tượng, Tử
nhiên, Cà tòm (Tày), Co cáy khẩu (Thái), Củ gà ấp, Tở lùng dòi (Dao).
Hình 04: Hình thái của cây Bình vôi
*Đặc điểm sinh học: Dây leo, dài 2-6m. Rễ phình to thành củ nạc bám
vào núi đá, có khi nặng tới 50kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như
hòn đá, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ
nhỏ hơn. Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá mọc so le,
có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc tam giác gần tròn, đường kính 89cm, với mép thường lượn sóng tai bèo; cuống lá dài 5-8cm. Hoa nhỏ, khác
gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Hoa đơn tính khác gốc. Hoa cái có
cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu
đỏ, có một hạt hình móng ngựa có gai. Nhiều loài có rễ củ mang tên Bình vôi
như S. sinica Diels., S. pierrei Diels., S. dielsiana Y. C. Wu… đều được dùng.
19
*Đặc điểm sinh thái học: Cây của Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang
chủ yếu ở vùng núi đá vôi các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai...
Bình vôi là cây mộc hoang dại, sống thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm
21-23oC, lượng mưa 2000-2500mm, ưa đất nhiều mùn, thoát nước, độ pH =
6,5-7.
*Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi
(Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa Ltetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).
*Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, cạo
bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
*Công dụng: Bình vôi làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt
nóng, đau dạ dày (thuộc nhiệt), ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở. Phối hợp
với các vị thuốc khác để trị ho lao, sốt rét, kiết lỵ, ngứa lở ngoài da, mụn nhọt.
Ngày dùng 3-6g dạng bột hoặc rượu thuốc.
Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng
thuốc thích hợp để làm thuốc an thần
*Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g bột củ hoặc 10-15ml rượu
thuốc 10%.
Phần III: MỤC TIÊU − ĐỐI TUỢNG − PHẠM VI − NỘI DUNG
VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
20
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1.1. Mục tiêu chung:
Góp phần xây dựng cở sở dữ liệu và thu thập vật liệu cơ bản làm cơ sở
phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Thống kê được thành phần loài cây thuốc trong khuôn viên Trường Đại
Học Nông Lâm Huế.
- Biết được khả năng nhân giống một số loài cây thuốc để từ đó cung cấp
cơ sở khoa học và vật liệu cho hoạt động nhân giống gây trồng và bảo tồn một
số cây thuốc có hiệu quả.
- Góp phần thiết kế và xây dựng vườn sưu tập cây thuốc tại vườn ươm
làm tư liệu nghiên cứu cho giáo viên và sinh viên.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài lấy các loài cây thuốc làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên
cứu là sưu tập các loài cây thuốc để tiến hành trống vào vườn sưu tập cây
thuốc và nhân giống một số loại cây thuốc có sẵn nguồn giống tại Khoa Lâm
nghiệp.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra thành phần loài cây thuốc trong khuôn viên Trường Đại Học
Nông Lâm Huế.
- Nhân giống một số loài cây thuốc tại vườn ươm Khoa Lâm Nghiệp.
+ Bố trí thí nghiệm giâm hom và gieo hạt các loài cây thuốc tại vườn
ươm Khoa Lâm Nghiệp với các công thức khác nhau.
Kỹ thuật chọn hom: Cây có khả năng tái sinh bằng hom được hay không
quyết định năng lực ra rễ của hom mạnh hay yếu, có thể chia làm 3 loại như
sau:
Loài cây dễ ra rễ: là những cây chỉ cần sử dụng kỹ thuật thông thường
trong nhân giống, hom cũng dễ ra rễ và tỉ lệ sống cao như tre, liễu, đinh
lăng...
21
Loài cây hơi khó ra rễ: là những loài cây đòi hỏi những kỹ thuật tương
đối cao, biện pháp quản lý chu đáo mới có kết quả tốt như: phi lao, bạch đàn,
samu...
Loài cây khó ra rễ: loài cây đòi hỏi phải có các biện pháp xử lý bằng các
chất kích thích mới ra rễ được như: thông,...
Cùng một loài cây, tuổi của cây mẹ và tuổi của hom khác nhau thì khả
năng ra rễ cũng khác nhau. Ở những cây mẹ còn trẻ, sức sống mạnh mẽ, có
năng lực phân sinh mạnh nên hom ra rễ dễ dàng hơn. Những cây mẹ dùng để
lấy hom phải là những cây đang ở giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh, ở
những cây gần thành thục, không nên lấy những cây sâu bệnh, già cỗi, hoặc
những cây bị chèn ép trong quá trình sinh trưởng vì khả năng tái sinh của cây
đó kém.
Dùng các hom thường là hom cành để kích thích ra rễ thông qua việc xử
lý hom bằng các hoá chất kích thích sinh trưởng và giâm hom trong điều kiện
tối thích về ẩm độ, nhiệt độ.
+ Công tác chuẩn bị:
Giá thể: Sử dụng cát mịn cho luống ươm ở nhà lưới khoa Lâm Nghiệp.
Tười nước nhiều cho cát chặt lại trước khi giâm hom.
Sử dụng hệ thống tưới của nhà lưới Khoa Lâm Nghiệp.
Thu và xử lý hom giâm:
Trên cây mẹ chọn những cành non, cành bánh tẻ, cành già tùy theo loài
mập, không cong queo, sâu bệnh và mọc trực tiếp từ thân cây mẹ, cành có
nhiều mắt. Hom càng mập chất dự trữ dinh dưỡng càng nhiều sẽ là nguồn
cung cấp năng lượng cho hom ra rễ, ra lá và giúp cho hom sinh trưởng ở giai
đoạn đầu được tốt và tỉ lệ sống cao.
Ra hom: Dùng dao sắt hoặc kềm bấm cành cắt hom ngắn dài từ 15 –
30cm tuy theo mỗi loài, ít nhất mỗi hom phải có 3 mắt mầm trở lên; mỗi hom
chừa lại 2- 3 lá, lá cắt bỏ bớt và chừa lại khoảng 1/2 - 2/3 phiến lá nhằm đảm
bảo quá trình quang hợp và hạn chế sự thoát hơi nước của hom. Khi cắt hom
chú ý phải dùng dao hoặc kềm bấm cành phải thật sắc, vết cắt ngọt, không
làm say sát hom. Đầu trên của hom thì cắt bằng để tiết diện mặt cắt bé nhất để
hạn chế sự thoát hơi nước của hom sau khi giâm; Đầu dưới có thể cắt bằng
22
hoặc cắt vát móng lợn, để tiết diện mặt cắt lớn, tiếp xúc với chất kích thích
được nhiều và tạo điều kiện cho việc hút nước song cách cắt này thường làm
cho rễ cây con mọc lệch.
Sau khi cắt hom phải bỏ hom vào nước và cắt đến đâu thì giâm hom đến
đó để tránh tình trạng thoát hơi nước của hom ảnh hưởng đến tình hình sinh
trưởng của hom sau khi giâm.
Xử lý và cắm hom:
Hom được xử lý nhanh bằng hóa chất IBA với các thang nồng độ khác
nhau. Tùy loài cây mà dùng các nồng độ khác nhau.
Sử dụng hóa chất IBA đã pha chế, xử lý nhanh hom giâm bằng cách
chấm hom vào cốc đựng chất IBA theo từng nồng độ nói trên và cắm hom
xuống luống dâm với giá thể là cát mịn đã chuẩn bị sẵn.
Cách pha thuốc kích thích sinh trưởng.
Pha 50 g IBA 100 ppm.
Dùng cân điện tử cân 0,005 g IBA nguyên chất và 49,995 g bột tan. Hòa
IBA vừa cân vào trong 150 ml cồn 900, sau đó cho bột tan vào hòa tan. Để
dung dịch nơi thoáng mát, thường xuyên dùng đũa khuấy đều đến khi khô kiệt
là được.
Pha 50g IBA 300 ppm cần 0,015g IBA nguyên chất và 49,985g bột tan.
Pha 50g IBA 500 ppm cần 0,025g IBA nguyên chất và 49,975g bột tan
Pha 50g IBA 700 ppm cần 0,035g IBA nguyên chất và 49,965g bột tan.
+ Đánh giá tỉ lệ sống, tình hình sinh trưởng của loài cây thuốc được giâm
hom và gieo hạt.
+ Tống kết kết quả gieo ươm và nhân giống.
- Tiến hành thiết kế vườn sưu tập cây thuốc.
+ Bố trí vườn sưu tập.
+ Đo đếm tỉ lệ sống và đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây
thuốc sau khi được trồng.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo cứu và kế thừa số liệu thứ cấp.
- Kế thừa tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua tham
khảo ý kiến các thầy cô.
23
- Tham khảo ý kiến của các thầy cô, anh chị trong việc lựa chọn loài cây
thuốc để tiến hành nhân giống.
- Bố trí thí nghiệm theo các công thức khác nhau.
- Đo đếm tỉ lệ sống, chết và tình hình sinh trưởng của hom được giâm
trong các công thức khác nhau.
- Quan sát tỉ lệ nảy mầm của hạt giống trong các công thức khác nhau.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố và bố trí theo
khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thí
nghiệm trong các công thức khác nhau.
+ Sử dụng các công cụ xử lý số liệu trong máy tính như MS Word, MS
Excel.
24
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế:
4.1.1. Điều kiện tự nhiên:
4.1.1.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dải đất hẹp miền Trung là một tỉnh thuộc
khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, được quy vùng sinh thái khu 4 cũ, là một
trong 7 vùng sinh thái của cả nước, là tỉnh cuối cùng của vùng địa lý Trường
Sơn Bắc. Trung tâm là Thành Phố Huế và 07 huyện cùng 09 thị trấn và 01 Thị
xã.
- Phía Bắc giáp xã tỉnh Quảng Trị.
- Phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- Phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
- Phía Đông giáp với biển Đông.
Giới hạn tọa độ địa lý của xã.
Vĩ độ: Nằm từ 16000 đến 16045’ vĩ độ Bắc.
Kinh độ: 107001’ đến 108012’ Kinh độ Đông.
4.1.1.2. Địa hình, địa thế:
Thừa Thiên Huế nằm trên một dãi đất hẹp với chiều dài 127km, chiều
rộng trung bình 60km, địa hình rất phức tạp, thay đổi từ Tây sang Đông, trong
khi phía Tây năm trong khối nâng tạo lục địa thì phía Đông nằm trong khối
sụt của đại dương. Do vậy địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và rất đa dạng
với đầy đủ các dạng địa hình, rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển...
hẹp (trong đó đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên).
Nhìn chung địa hình của Thừa Thiên Huế có thể chia thành 5 vùng như
sau:
Vùng núi: Là dải đất phía Tây của tỉnh từ A Lưới đến Hải Vân, gồm
những dãy núi cao liên tiếp, độ cao trung bình khoảng 1.000m, có đỉnh cao
lên 1.500m (đỉnh Hải Vân), độ dốc bình quân 35 0, nhiều nơi địa hình hiểm
trở. Trong đó vùng núi có 2 thung lũng là Nam Đông và A Lưới địa hình
tương đối bằng phẳng.
25