Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SẢN XUẤT ẤN PHẨM BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 13 trang )

BÀI TẬP MÔN: SẢN XUẤT ẤN PHẨM BÁO CHÍ
CHỦ ĐỀ: VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Thị Huyền Trang
Quách Đắc Thành
Nguyễn Phan Thanh Huyền
Hoàng Dương Mỹ
Cao Thị Khánh

Bài 1:

50 CÂU THƠ ĐƯỢC THẢ LÊN BẦU TRỜI TRONG
NGÀY HỘI THƠ VIỆT NAM
Huyền Trang

Ngày hội thơ Việt Nam lần thứ XVII trong dịp Nguyên Tiêu Kỷ Hợi là sự kiện
văn hóa đặc biệt quan trọng mở đầu năm mới 2019 của Hội Nhà văn Việt Nam.
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động: Hội nghị quốc tế quảng bá văn
học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt
Nam lần thứ XVII
Cơ hội quảng bá văn chương Việt Nam
Ngày hội thơ được tổ chức từ ngày 16-21/2/2019 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
với sự tham gia của 200 đại biểu quốc tế đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ,
bao gồm: Những nhà thơ, nhà văn, nhà xuất bản, nhà nghiên cứu văn hóa tiêu
biểu cho nền văn học đương đại của các nước cùng hơn 2000 người yêu thơ


tham dự. Sự kiện đã gây được tiếng vang lớn trong việc góp phần đưa văn hóa
Việt hòa cùng dòng chảy thế giới..


Sân khấu chính của ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII – 2019 với chủ đề
“Sông núi trên vai “ (Ảnh: Sưu tầm)
Hội thơ năm nay được tổ chức với chủ đề “Sông núi trên vai” với thông điệp
“các nhà thơ luôn đặt lợi ích của tổ quốc, của dân tộc lên trên hết”. Tổ quốc và
nhân dân Việt Nam luôn là cảm hứng sáng tạo, niềm say đắm, tình yêu, sự thăng
hoa để cho các nhà thơ sáng tạo ra những đứa con tinh thần của mình. Cùng với
đó là chuỗi các hoạt động như: Dạ hội thơ quốc tế; lãnh đạo Đảng, Nhà nước
gặp gỡ các nhà thơ quốc tế và Việt Nam, ...
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã đọc diễn văn khai mạc
hội thơ và nhiệt liệt chào mừng các đại biểu quốc tế đã có mặt tại Việt Nam và
tham dự ngày thơ này. Đây là một niềm vui, niềm hạnh phúc và là vinh dự to
lớn đối với Hội Nhà văn Việt Nam cũng như tất cả những người yêu thơ Việt
Nam.
Nhà thơ Fernando Rendon, Chủ tịch Liên hoan thơ Quốc tế Medelin
(Colombia), Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Á - Phi và Mỹ Latinh cho biết:
“Phong trào thi ca quốc tế với hàng nghìn các nhà thơ trên thế giới đã làm nên
nhiều kỳ tích trong 2 năm qua tại 410 thành phố ở 150 quốc gia với mục tiêu vì
một thế giới không ngăn cách qua hàng nghìn hoạt động thi ca. Phong trào thi
ca quốc tế là “dòng sông đầy nước”, luôn chảy với các “vụ mùa bội thu” bằng
các đợt liên hoan và nhiều hoạt động tích cực khác. Ngôn ngữ thi ca bắt đầu từ


chiều sâu lịch sử của nhân loại sẽ trở thành điều kỳ diệu nhất, trường tồn mãi
mãi. “
Ngày Thơ Việt Nam năm nay diễn ra sớm hơn hai ngày so với mọi năm (thường
diễn ra đúng rằm Tháng Giêng). Ban tổ chức cho biết việc tổ chức sớm hơn vào

ngày Chủ nhật là để mọi người có thể tham gia sự kiện một cách trọn vẹn.

Những hoạt động thú vị diễn ra trong Hội thơ (Ảnh – Huyền Trang)
Sự kiện giao lưu văn hóa lớn
Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019 được tổ chức từ ngày 16 -21/2, kết
hợp với Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ
quốc tế lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội và 2 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang. Hoạt
động thi ca đặc biệt này ngày càng có nhiều bước tiến, góp phần đưa thơ văn
Việt hòa chung dòng chảy của văn hóa thế giới.
Ðặc biệt, đêm ngày 17/2/2019 chương trình còn tiếp tục với"Dạ hội thơ quốc tế"
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đây là điểm nhấn quan trọng, giúp các nghệ sĩ
quốc tế cảm nhận không khí truyền thống, văn hóa đậm đà bản sắc Việt thông
qua thơ ca.
Trong không khí hừng hực của những ngày đầ năm mới và ngày lễ tết truyền
thống về văn thơ Việt Nam, hội Nhà văn Việt Nam cho biết trong dịp này sẽ


biên soạn 3 ấn phẩm: Khái quát 10 thế kỷ văn học Việt Nam, Tuyển tập thơ Việt
Nam và Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Ngày thơ năm nay có nhiều hoạt động sôi nổi như: trưng bày, giới thiệu một số
tác phẩm VHNT địa phương, viết thư pháp, tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về thơ
ca Việt Nam qua hình thức đố vui có thưởng tại chỗ” dành cho các em học sinh,
sinh viên, tổ chức cuộc thi sáng tác theo ngẫu hứng dành cho các thi hữu và hội
viên Hội VHNT.

Các nữ sinh duyên dáng bên những câu thơ được tuyển chọn để thả trong hội
thơ năm nay (Ảnh: sưu tầm)
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong Ngày thơ Việt Nam năm nay, việc quảng
bá văn học Việt Nam với quốc tế sẽ được thực hiện một cách bài bản và kỹ
lưỡng hơn để thế giới biết đến nhiều hơn về Việt Nam thông qua hoạt động thơ

ca, qua đó quảng bá văn chương Việt Nam tới bạn bè thế giới
Tôn vinh thơ ca cũng có nghĩa là tôn vinh đất nước, tôn vinh văn hóa, tôn vinh
con người Việt Nam. Đây cũng là dịp các nhà thơ quốc tế mở lòng và giao hòa
với nhau để hiểu hơn về các quốc gia các dân tộc và đặc biệt là đất nước và con
người Việt Nam. Ngày Thơ Việt Nam dịp rằm tháng giêng đang dần trở thành
nơi giao lưu, gặp gỡ của những người yêu thơ.
Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII khép lại bằng nghi thức thả thơ trong sự hân
hoan của công chúng khi dõi theo 50 quả bóng đỏ mang thơ bay lên trời cao và
đi bốn phương với nhiều hy vọng.


Các hoạt động trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII-2019

Ngày 16-2 tại Hà Nội: Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ
IV về sự phát triển chung của văn học thế giới và quảng bá văn học Việt
Nam ra nước ngoài. Chương trình giao lưu , với chủ đề “Trên đôi cánh thơ
ca” giữa các nhà thơ quốc tế và Việt Nam với sinh viên Việt Nam diễn ra
chiều cùng ngày.
Ngày 17-2 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội): Lễ khai mạc Ngày thơ
Việt Nam lần thứ XVII-2019 với chủ đề “Sông núi trên vai”. Dạ hội thơ quốc
tế diễn ra tối cùng ngày.
Tối 18-2 tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh): Đêm thơ quốc tế với sự tham
gia của nhiều nhà thơ trong nước và quốc tế.
Ngày 19-2 tại TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang): Khai mạc Ngày thơ Việt
Nam lần thứ XVII-2019 với sự tham gia của nhiều CLB thơ và đoàn nghệ
thuật dân gian đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

Infogarphic:




Bài 2:
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
VIỆT NAM

Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu
như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt.

(Ảnh: )
Có thể nói múa rối nước sánh ngang với Tuồng, Chèo là những bộ môn nghệ
thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc Việt Nam. Tuy vậy do xuất hiện
sau so với những môn nghệ thuật khác nên múa rối nước không tránh khỏi
những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật
này ngày càng mai một và bị lãng quên. Nhà thơ Hữu Thỉnh có nói: “Văn học
nghệ thuật là nòng cốt xây dựng nền văn hóa mới”. Văn học nghệ thuật đã góp
phần giúp người dân thế giới hiểu rõ về đất nước, con người và văn hóa Việt
Nam; xây dựng nhịp cầu hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế
giới. Vì thế vấn đề đặt ra là làm thế nào để từng bước khắc phục những tồn tại,
giúp bảo tồn và phát triển múa rối nước dân gian.
Múa rối nước với lịch sử ra đời
Qua một số những công trình nghiên cứu của những người nghệ sĩ, nhà nghiên
cứu về nghệ thuật thì múa rối ở Việt Nam đã có từ lâu đời trong lịch sử, gắn liền


với nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ đây nghệ thuật Múa rối đã
trở thành thú chơi tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng và đến nay đã trở
thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian được gìn giữ, bảo
tồn và phát huy.

Tấm bia đá khắc chứng cứ duy nhất về sự ra đời của môn rối nước

(Ảnh: Q.Vượng)
Theo những nguồn tư liệu khác nhau về nghệ thuật Múa rối ở Việt Nam cho
thấy: năm 1121 Múa rối nước đã được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua, mà
minh chứng đó là những dòng chữ Hán được khắc trên tấm bia đá cổ có từ triều
đại nhà Lý mà hiện nay đang được đặt tại chùa Long Đọi, xã Đội Sơn, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Như vậy có thể nói, Nghệ thuật Múa rối truyền thống của dân tộc Việt Nam ra
đời vào khoảng thế kỷ XI – XII khi phật giáo bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta
gắn liền với những điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt của người nông dân
nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ. Với một trí tưởng tượng


phong phú và óc sáng tạo thông minh của cha ông ta đã góp phần hình thành
nên nghệ thuật Múa rối. Đây là một nét văn hóa truyền thống riêng biệt của dân
tộc Việt Nam so với nền nghệ thuật Múa rối của các quốc gia trên toàn thế giới.
Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển Múa rối nước dân gian.
Múa rối nước dân gian ở khu vực đồng bằng Bắc bộ đang tồn tại và phát triển
nhưng cũng gặp phải những điều bất cập. Trên thực tế vẫn tồn tại những phường
Rối tuy vẫn duy trì hoạt động, nhưng thực chất lại là dập khuôn. Gần như hầu
hết các phường Múa rối nước trên toàn miền Bắc đều diễn một chương trình gần
giống nhau, đó là 16 trò Múa rối nước dân gian được rút ra từ phường Nguyên
Xá ở Thái Bình và phường Nam Chấn ở Nam Đinh. Trong khi đó hàng trăm trò
diễn độc đáo do nghệ sĩ dân gian sáng tạo trong hàng trăm năm qua, vẫn còn
nằm im trong ký ức của những người có nghề ở nông thôn, bởi những nghệ sĩ
cao niên không thể diễn được nữa, việc tạo hình con rối hiện nay cũng không
nhất quán về phong cách. Sự tản mạn, manh mún của phong trào Múa rối nước
dân gian là nguyên nhân chính của sự mai một và mất bản sắc dân gian trong
môn nghệ thuật đặc sắc này.
Do vậy, giải pháp đầu tiên đặt ra để bảo tồn và phát triển Múa rối nước dân gian
là phải tiến hành việc sưu tầm sân khấu Múa rối nước.

Những năm gần đây, công tác sưu tầm sân khấu Múa rối nước đã được quan tâm
hơn, nhưng thực chất vẫn chưa đáp ứng được tầm quan trọng của nó. Sưu tầm
còn mang tính tự phát của một số cá nhân hay của một vài cơ quan chức năng
mang tính hình thức chủ nghĩa. Có một nghịch lý: Chúng ta bỏ không biết bao
nhiêu công sức, của cải, thời gian khai quật, tìm tòi những di vật cổ trong lòng
đất, trong đáy đại dương nhưng lại bỏ quên những di tích, những cổ vật quý
hiếm nằm rải rác ngay xung quanh chúng ta, trong đó có múa rối nước.


(Ảnh: )
Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, nghệ thuật múa rối (Bunraku) đã tồn tại 6, 7
trăm năm mà vẫn còn giữ được nguyên xi như thời mới ra đời. Bunraku không
phát triển tràn lan như Múa rối nước ở Việt Nam ta, mà biết tập trung vào một
số địa phương tiêu biểu và được nhà nước và các tổ chức xã hội chăm lo bảo tồn
như báu vật quốc gia. Ở những nơi đó đều có sân khấu riêng của Bunraku với
lịch biểu diễn định kỳ. Mỗi lần biểu diễn được ban quản lý Hiệp hội tổ chức hết
sức chu đáo, từ việc tuyên truyền, tổ chức sân khấu đến việc biểu diễn, bán vé
thu tiền và cuối cùng là trả lương cho nghệ sĩ. Đặc biệt nghệ sĩ múa rối Bunraku
không sống tập trung trong một đoàn, một đội, mà sống tự do, khi cần biểu diễn,
ban quản trị của Hiệp hội thông báo tập hợp lại và có thể biểu diễn ngay không
phải qua tập luyện vì họ đã quá thuần thục. Nếu ai không đảm bảo kỷ luật và kỹ


thuật biểu diễn sẽ bị loại ra khỏi Hiệp hội, ngược lại, những người giỏi nghề và
hoạt động theo tổ chức thì lương được duy trì lâu dài. Các hình thức sân khấu
truyền thống ở Nhật hoạt động hoàn toàn theo xã hội hóa, mỗi loại hình đều có
Hiệp hội riêng để chịu trách nhiệm về ngành nghề của mình. Nhờ có Hiệp hội,
các loại hình nghệ thuật truyền thống luôn luôn được đề cao, người nghệ sĩ
được tôn trọng và mức sống của họ khá cao. Vì thế mà không ai bỏ nghề, hoặc
làm nghề có tính chất tay trái như tình trạng Múa rối nước dân gian ở Việt Nam:

chỉ biểu diễn xuân thu nhị kỳ, còn lại là làm nghề khác, nên vẫn mang tính
nghiệp dư hơn là chuyên nghiệp.
Giải pháp thứ hai đó chính là công tác đào tạo.
Từ trước tới nay, việc đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Múa rối nói
chung
tồn
tại
hai
hình
thức.
Đào tạo theo lối truyền nghề, đó là cách đào tạo truyền thống. Tất cả các
phường Rối cạn cũng như Rối nước tồn tại như một hình thức văn nghệ dân
gian. Nó có nhiều ưu điểm là người học nghề có khả năng bắt chước nhanh,
thuần thục những gì được học, nhưng khả năng tư duy, sáng tạo độc lập lại hạn
chế, bởi chỉ được truyền những kinh nghiệm và thủ thuật diễn một cách máy
móc

dập
khuôn.
Hình thức đào tạo theo trường lớp, học theo khung chương trình, có giáo án,
giáo trình, ngoài môn chuyên ngành còn phải học nhiều môn kiến thức cơ bản
và liên ngành khác. Vì vậy, học viên khi tốt nghiệp có khả năng tư duy và sáng
tạo độc lập theo ý đồ của đạo diễn cũng như của tập thể. Hình thức theo kiểu
trường lớp này có tính khoa học nhưng thực chất không có hiệu quả bằng lối
đào tạo truyền nghề như ở mô hình đào tạo truyền thống ở một số địa phương;
cũng như Tuồng, Chèo phương pháp đào tạo tại chỗ, cha truyền con nối là có
hiệu quả hơn. Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, từ
xưa tới nay vẫn là truyền nghề là chính, vì thế mà vai trò của nghệ nhân rất quan
trọng: Nghệ nhân tạo hình con rối, làm máy móc điều khiển con rối và biểu
diễn.Vì thế phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc sử dụng nghệ nhân, trong

việc đào tạo lực lượng diễn viên Múa rối nước trẻ. Đào tạo phải gắn với thực
hành, nghĩa là phải tổ chức hoạt động biểu diễn thường xuyên để diễn viên trẻ
được thực hành, được nâng cao kỹ năng, được tiếp cận thường xuyên với công
chúng. Thực tế có một số phường Múa rối nước đào tạo xong một lớp diễn viên
rồi chỉ cho biểu diễn mấy buổi báo cáo rồi nghỉ kéo dài vì không tổ chức biểu


diễn được, trong khi sân khấu Múa rối nước phải thường xuyên đến với quần
chúng, vì đối tượng mà nó phục vụ cũng là nguồn động viên cho nghệ thuật
phát triển.

(Ảnh: )
Để nghệ thuật Múa rối nước dân gian có thể tồn tại và phát triển theo định
hướng mà Nghị quyết 05 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nhà nước cần quan tâm và đầu tư thêm tài chính để
nghệ thuật Múa rối nước có sức tồn tại tự thân ngay ở trong làng, xã. Cuộc sống
của những người hoạt động Múa rối nước dân gian ở tình trạng bấp bênh thì họ
không thể yên tâm ngồi cạnh những cái ao làng lạnh lẽo với những con rối vô
hồn mà họ phải bươn chải, phải tự vận động theo cơ chế thị trường để tồn tại.
Bên cạnh sự quan tâm, tài trợ của Nhà nước, chúng ta phải thực hiện chính sách
xã hội hóa đối với Múa rối nước, để phục hồi những trò diễn cổ - vốn quý do
nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa sáng tạo ra và tiếp tục cho xây thêm một số Thủy
đình biểu diễn Rối nước ở địa phương.


Cùng với việc khai thác, phục hồi và biểu diễn những tích trò cổ, ngành Múa rối
nước cũng cần đẩy mạnh quá trình xây dựng những tiết mục biểu diễn hoàn toàn
mới. Hai quá trình này nên tiến hành song song, đồng thời. Kinh nghiệm rút ra
từ lịch sử nghệ thuật trong nước cũng như trên thế giới đã cho thấy rằng, sức
sống của một bộ môn nghệ thuật không chỉ thu lại ở phương diện bảo tồn và

tiếp thu tinh hoa của quá khứ mà còn thể hiện ở phương diện phát huy và phát
triển loại hình nghệ thuật đó trong thời đại mới. Nếu chỉ khoanh việc biểu diễn
Múa rối nước trong 16 trò quen thuộc thì đến một lúc nào đó sẽ trở nên nhàm
chán cho người xem và cả cho người tổ chức. Và như thế, vô tình trong ta làm
xơ cứng, nghèo nàn một di sản nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Làm mới nghệ
thuật Múa rối nước đòi hỏi một tinh thần sáng tạo nghiêm túc và kiên trì. Mới
nhưng vẫn mang đặc trưng nghệ thuật Múa rối nước và phong cách dân gian
truyền thống. Công việc này trước tiên đặt lên vai các đoàn nghệ thuật múa rối
chuyên nghiệp như là bước đột phá mở đường để các phường rối dân gian học
tập.
Múa rối nước không những là một bộ môn nghệ thuật mang tính tập thể cao, mà
còn thể hiện cái độc đáo trong cái độc đáo của bản sắc dân tộc. Nó là sản phẩm
của văn hóa nước vùng châu thổ Bắc Bộ, không thể lẫn vào đâu được. Vì thế
việc bảo tồn và phát triển Múa rối nước dân gian đòi hỏi sự chung tay góp sức
của toàn xã hội. Có như vậy Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại
hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh
hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.
Thành Quách



×