1
TÀI LIỆU YÊU CẦU BÁO CÁO DỰ ÁN TỐT NGHIỆP
I.
HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC, KẾT CẤU BÁO CÁO DỰ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Yêu cầu chung
Báo cáo dự án tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên
Báo cáo dự án tốt nghiệp là cơ sở để hội đồng đánh giá chất lượng chuyên đề Dự án tốt
nghiệp của sinh viên.
2. Hình thức của Báo cáo
Báo cáo dự án tốt nghiệp phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không tẩy
xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
Tổng số trang của báo cáo không quá 30 trang; không kể bảng biểu, hình vẽ, đồ
thị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Báo cáo phải đánh máy vi tính, in trên một mặt giấy khổ A4 (210x297mm), cỡ
chữ Times New Roman 13-14, dãn dòng1,3 - 1,5 lines, lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm; lề
trái 3,5cm, lề phải 2cm, các trang được đánh số từ 1 đến hết (bắt đầu từ phần Mở đầu) ở
góc bên phải phía trên đầu mỗi trang giấy. Thứ tự trang của các thông tin trước phần
Mở đầu (lời cam đoan, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình
vẽ…) đánh theo số trang theo ki hiệu bằng chữ I (i, ii,iii, iv,…) Nếu có bảng, biểu, hình
vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.
Các tiểu mục của Báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều
nhất gồm 4 chữa số, với số thứ nhất chỉ số phần. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất
2 tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
Ví dụ:
Phần 1: Tổng quan giới thiệu đề tài
Được đánh số thứ tự các mục lục như sau
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2
2
Báo cáo dự án tốt nghiệp được đóng thành quyển, có đóng bìa mềm (không yêu
cầu bìa cứng, bìa mạ vàng,…).
Mỗi nhóm sinh viên phải nộp 2 quyển khi tham gia bảo vệ dự án tốt nghiệp
3. Cấu trúc của Báo cáo
Báo cáo được trình bày theo trình tự sau
1. Trang bìa (Mẫu 1)
2. Trang bìa phụ (Mẫu 2)
3. Trang lời cam đoan
4. Mục lục
5. Danh mục các chữ viết tắt (lập danh mục các từ viết tắt theo thứ tự ABC)
6. Danh mục bảng biểu, hình vẽ (lập danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ theo trình tự
xuất hiện trong Báo cáo)
7. Mở đầu: Tính cấp thiết của chuyên đề, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
nội dung khái quát của chuyên đề.
8. Các phần 1,2, 3… trình bày kết quả nghiên cứu đã đạt được của chuyên đề.
Lưu ý: số phần của Báo cáo do người hướng dẫn và sinh viên quyết định căn cứ vào
tên đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp, kết quả nghiên cứu.
Trong nội dung trình bày các phần, sinh viên có thể trích dẫn từ các nguồn tài liệu.
Cách thức trình bày trích dẫn như sau:
•
Trích dẫn bảng biểu hay biểu đồ (đồ thị): Tên bảng biểu được đặt trên đầu
mỗi bảng, tên biểu đồ (đồ thị) được đặt phía dưới mỗi biểu đồ (đồ thị)
Ví dụ:
Bảng 2.8: Trích lập và xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
DPRR đầu kỳ
6.904
10.856
34.502
DPRR trích trong kỳ
6.204
23.646
57.598
Xử lý nợ xấu bằng DPRR
2.252
0
58.251
10.856
34.502
33.849
DPRR cuối kỳ
(Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2010 – 2012 của NHNo&PTNT Trung Yên)
Đơn vị: Triệu đồng
3
Biểu đồ 2.2: Nợ xấu phân theo điều 6 –QĐ 493 giai đoạn 2010 – 2012
•
Đối với trích nguyên văn: Thông tin trích dẫn (họ của tác giả, năm xuất bản và
số trang/ vị trí chính xác trong văn bản gốc) được đặt trong ngoặc đơn
Ví dụ: Nguyễn Văn A cho rằng “kinh tế ” (Nguyễn, 2001, tr. 22)
•
Đối với diễn giải: Sử dụng họ của tác giả và năm xuất bản.
Lưu ý: Chỉ cung cấp năm xuất bản khi trích dẫn lần đầu tiên trong đoạn văn
bản
Ví dụ: Kessler (2003) nhận thấy rằng những thương tổn vĩnh viễn... Kessler
cũng phát hiện thấy...
•
Đối với tài liệu được viết bởi hai tác giả
Dùng từ và nếu đặt trích dẫn trong câu
Ví dụ: Khi Glick và Metah (1991) báo cáo kết quả nghiên cứu...
Dùng dấu & nếu đặt trích dẫn trong dấu ngoặc đơn
Ví dụ: ...tương tự (Grimm & Tolman) đã đưa ra các số liệu...
•
Đối với trường hợp không có tác giả cụ thể: thường sử dụng nhan đề tài liệu
và năm xuất bản
Ví dụ: ...đối với sản xuất (“Kinh tế học”, 2007)
4
•
Đối với ý tưởng tổng hợp từ nhiều tác giả: tất cả các thông tin trích dẫn được
đặt trong cùng một dấu ngoặc đơn và sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong danh
mục tài liệu trích dẫn.
Ví dụ: Qua nhiều nghiên cứu (Canin, 1989; Duniere, 1987; Perman &
Chu,1991)…
•
Đối với tài liệu dựa trên một nguồn khác: Bổ sung thêm thông tin trích dẫn
tài liệu gốc
Ví dụ: Nghiên cứu của Seidenberg và McClelland (được trích dẫn
Coltheart, Curtis, Atkins & Haller, 1993) cho rằng...
bởi
9. Kết luận: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện, những định hướng
nghiên cứu có thể tiếp tục trong tương lai nhằm phát triển và hoàn thiện đề tài
nghiên cứu.
10. Tài liệu tham khảo: sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp…). Các tài
liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, phiên dịch. Danh mục tài
liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC… họ tên tác giả (tên tác giả Việt Nam
được viết đầy đủ không đảo họ tên) Cách trình bày cụ thể như sau:
• Đối với sách tham khảo:
Tên tác giả (năm). Tên sách tham khảo. Nơi xuất bản: Tên nhà xuất bản.
Ví dụ:
Calfee, R. C. and Valencia, R. R. (1991). APA guide to preparing manuscripts
for journal publication. Washington, DC: American Psychological
Association.
• Đối với tạp chí, báo cáo khoa học:
Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên tạp chí, Tập (số tạp chí): từ trang - đến
trang.
Ví dụ:
Scruton, R. (1996). The eclipse of listening. The New Criterion 15 (30): 5-13.
•
Đối với bài báo đăng trên 01 tờ báo, tạp chí
Tên tác giả (ngày tháng, năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo, tạp chí,
trang
5
Ví dụ:
Schultz, S. (2005, December 28). Calls made to strengthen state energy
policies. The Country Today, pp. 1A, 2A.
• Có thể ghi tên của hai tác giả nếu tài liệu tham khảo có hai tác giả; nếu tài
liệu tham khảo có nhiều hơn hai tác giả thì chỉ ghi tác giả đầu tiên của tài
liệu.
ví dụ: Rudiger Wolfrum et al. WTO – Trade Remedies, Publisher
Martinus Nijhoff, Boston 2009
•
Đối với website
Tổng cục thủy sản (2012), Những thách thức đối với xuất khẩu thủy sản
Việt nam,
11. Phụ lục: Đưa vào phần phụ lục các nội dung chi tiết hoặc bổ trợ thêm cho nội dung
nghiên cứu của chuyên đề do tác giả thực hiện như: Mẫu phiếu điều tra, bảng tổng
hợp kết quả điều tra…số trang của phụ lục không được nhiều hơn số trang phần
chính của Báo cáo.
4. Các biểu mẫu
6
Mẫu 1- Trang bìa Báo cáo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT
------
BÁO CÁO DỰ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN DỰ ÁN
Họ và tên sinh viên thực hiện
Hà Nội – 20…
7
Mẫu 2- Trang bìa phụ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT
------
BÁO CÁO DỰ ÁN TỐT NGHIỆP
DỰ ÁN
(Ghi tên chuyên đề)
Giáo viên hướng dẫn : …
Sinh viên thực hiện : …
Chuyên ngành:
Mã SV : …
Hà Nội – 20…
8
LỜI CAM ĐOAN (Mẫu đề xuất)
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Báo cáo là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
......, ngày ... tháng ... năm 20...
Người cam đoan
9
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
DANH
MỤC
CÁC
TỪ
VIẾT
TẮT
10
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Tên bảng biểu, hình vẽ
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Trang
11
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Phần 1 – Tổng quan giới thiệu dự án
I.1 –
……
…
…
1.1.11.1.1.11.1.1.21.1.21.2 –
Phần 2: - Phân tích hoạt động dự án
….
…
2.1 –
…
2.2 –
…
Phần 3 – Kết quả hoạt động của dự án
…
3.1 –
…
3.2 –
…
….
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
12
Phụ lục 1
Phụ lục 2
….
….
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ghi chú:
Sinh viên trình bày những nội dung, tài liệu đã tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn A, Bàn về chính sách cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số … tháng
…/2009, tr. 55 – 60; (trích dẫn Nguyễn Văn A 2009, tr….).
2. VIETTRADE(2005), Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt nam, www.viettrade.gov.vn.
Tiếng Anh
1. Calfee, R. C. and Valencia, R. R. (1991). APA guide to preparing manuscripts for journal
publication. Washington, DC: American Psychological Association.
2. ITC, Mac Map,
14
NHẬN XÉT
(Của giáo viên hướng dẫn)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………
Giáo viên hướng dẫn ký, ghi rõ họ tên
Ghi chú:
- Phần này bắt buộc với tất cả đề tài
15
NHẬN XÉT
(Của hội đồng phản biện)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………
HĐ phản biện ký, ghi rõ họ tên
Ghi chú:
- Phần này bắt buộc với tất cả đề tài
II.
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
16
1. Vị trí, tính chất của Dự án tốt nghiệp
•
Dự án tốt nghiệp được thực hiện ở học kỳ cuối của chương trình học (cụ
thể theo lịch học của Ban đào tạo). Điểm học phần Dự án tốt nghiệp là
điểm Báo cáo dự án tốt nghiệp và được đánh giá theo 3 giai đoạn đã được
mô tả ở syllabus.
•
Điểm bảo vệ và điểm tổng kết phải >= 5 điểm thì sinh viên mới đủ điều
kiện để xét dự thi tốt nghiệp.
•
Trường hợp điểm bảo vệ và điểm tổng kết dưới 5 điểm; và trường hợp
phát hiện sinh viên sao chép thì sinh viên phải thực tập lại.
2.
Cách thức triển khai
•
Dự án tốt nghiệp chuyên ngành quản trị khách sạn khuyến khích sinh
viên làm việc theo nhóm và có hoạt động thực tiễn trong dự án. Sinh viên
được phép sử dụng phòng thực hành để phục vụ cho hoạt động của dự án
tốt nghiệp.
•
Để đăng ký thực hiện dự án theo nhóm, sinh viên cần trao đổi trước với
giảng viên hướng dẫn cụ thể về hướng nghiên cứu của mình. Giảng viên
căn cứ vào ý tưởng của sinh viên để xem xét và đánh giá cả về mặt định
tính lẫn định lượng để quyết định có đồng ý cho sinh viên thực hiện theo
nhóm hay không?
•
Nếu giảng viên đồng ý thì lập danh sách những sinh viên thực hiện nhóm
và tên đề tài, lý do thực hiện nhóm để báo cáo với trưởng ban cơ sở duyệt.
3. Hướng dẫn thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên chọn ý tưởng về một dự án hoạt động
trong kinh doanh khách sạn nhà hang dựa trên các kiến thức, nghiệp vụ sinh
viên đã được học tập thực hành và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp.
Giảng viên triển khai cho sinh viên làm dự án theo hình thức nhóm thì giảng
viên có thể tham khảo cách thức như sau:
Nhóm 4-6 người
17
Phần bảo vệ cuối môn: mỗi sinh viên báo cáo 1 phần sinh viên được chon
phần báo cáo hoặc giáo viên chỉ định.
Phần Q&A thì giảng viên nên hỏi chéo các phần sinh viên được chọn báo cáo
có trong bài Dự án tốt nghiệp để đảm bảo các thành viên trong nhóm có thể
hiểu toàn bộ dự án của mình
Phần điểm báo cáo thì giảng viên có thể tuỳ chọn cách đánh giá như sau: nhân
hệ số khác nhau cho mỗi sinh viên dựa vào phần phản hồi của các thành viên
trong nhóm trong quá trình làm dự án.
Giảng viên có thể gợi ý cho sinh viên những ý tưởng sau:
Sinh viên thực hiện dự án về tổ chức sự kiện: sinh viên sẽ phải tổ
chức 1 sự kiện theo chủ đề nhóm chọn. Nhóm này phải chuẩn bị từ
những việc cấp quản lí như thiết kế y tưởng, cân đối chi tiêu, phân
chia nhân sự, đến khâu hậu cần như trang trí nhà hàng, thiết kế thiệp
mời, pr quảng cáo event. Sinh viên có thể sử dụng phòng thực hành
để mô phỏng thực tế cho sự kiện này
Sinh viên thực hiện dự án về kinh doanh nhà hàng: Nhóm nhà hàng sẽ
phụ trách lên kế hoạch dự án kinh doanh hoạt động nhà hang tiêu
chuẩn 2-5 sao hoặc kinh doanh thức uống. Nhóm này phải chuẩn bị từ
những việc cấp quản lí như thiết kế y tưởng, cân đối chi tiêu, phân
chia nhân sự, đến khâu hậu cần. Ví du như: kinh doanh phở đạt tiêu
chuẩn nhà hàng 3 sao, kinh doanh trà sữa, kinh doanh quán sinh tố,…
hoặc kinh doanh nhà hàng trong khách sạn 3-5 sao. Sinh viên có thể
sử dụng phòng thực hành để thực hiện mô phỏng dự án thực tế. Từ
cách trang trí, thiết kế nhà hàng, thiết kế bàn tiệc theo phong cách chủ
đề chọn sẵn, các hoạt động quảng cáo, PR, marketing, … lễ tân đến
tiếp đón , chuẩn bị lên kế hoạch về thực đơn , chi phí kinh doanh, chi
phí dự trù,…Sinh viên có thể mời giảng viên hướng dẫn hoặc hội
đồng chấm dự án tốt nghiệp cùng tham gia những hoạt động này.
Tương tự cho nhóm sinh viên chọn dự án hoạt động kinh doanh khách sạn từ
1-5 sao.
4. Biện pháp thực hiện
•
Phòng đào tạo đầu mối thực hiện việc lập kế hoạch Dự án tốt nghiệp.
18
•
Bộ môn chuyên ngành có trách nhiệm phân công giảng viên hướng dẫn,
chấm điểm và kết hợp cùng phòng đào tạo giải quyết các công việc liên
quan.