Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bai oxi mới dạy theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.09 KB, 12 trang )

Sinh viên: Phạm Thị Diệu
Lớp: Sư phạm Hóa K39

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Chương 6: OXI-LƯU HUỲNH
CHỦ ĐỀ: OXI – OZON (tiết 1)
Giới thiệu chung:
Trong chương trình lớp 8 các em đã biết đến tính chất hóa học của oxi. Do đó, giáo
viên tổ chức hoạt động để huy động những kiến thức mà các em đã được học, đồng
thời lồng ghép những kiến thức mà các em chưa biết tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức
mới cho học sinh.
- Tình huống xuất phát (Hoạt động trải nghiệm kết nối): huy động kiến thức đã học
đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Hoạt động hình thành kiến thức: PPDH chủ yếu: phương pháp dạy học theo góc;
đàm thoại nêu vấn đề; làm việc nhóm
- Hoạt động luyện tập, củng cố: sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố lại kiến thức
- Hoạt động tìm tòi mở rộng: được thiết kế cho học sinh nhằm mục đích giúp cho
học sinh vận dụng kiến thức đã học trong bài giải quyết các câu hỏi thực tiễn và thực
nghiệm.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết
I. Mục tiêu
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức
- Biết được:
+Oxi: Vị trí, cấu hình e lớp ngoai cùng của oxi, cấu tạo của phân tử oxi, tính chất vật
lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của oxi.
- Hiểu được:
+Tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.
+Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là phân hủy các hợp chất giàu oxi
và kém bền với nhiệt.
Kĩ năng


-Dự đoán, kiểm tra, kết luận tính chất.
-Quan sát thí nghiệm, nhận xét, giải thích hiện tượng.
-Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất và điều chế.


Thái độ
-Kích thích hứng thú học tập, hứng thú bộ môn.
-Có thái độ học tập tích cực, nghiên cứu tìm tòi.
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
2. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
-Năng lực hình thành thí nghiệm: dự đoán tính chất, thực hành thí nghiệm, quan sát
hiện tượng, nhận xét, giải thích, kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết đọc tên nguyên tố và hợp chất, sử dụng
ngôn ngữ hóa học để giải thích các tinh chất, hiện tượng.
-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: giải thích các hiện tượng
thực tế.
-Năng lực hợp tác, hoạt động nhóm giải quyết nội dung học tập, các phiếu học tập.
-Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên
-Dụng cụ: bình tam giác có nút, muỗng sắt, đũa thủy tinh , bật quẹt, đèn cồn.
-Hóa chất: 3 bình chứa khí oxi đã điều chế sẵn, bột Al, bột S.
-Phiếu học tập, nhiệm vụ các nhóm.
-giấy, phấn.
-Máy tính, giáo án, sách giáo khoa.
2.Học sinh
-Ôn lại kiến thức về oxi đã được học ở lớp 8.
-Tìm hiểu những kiến thức thực tế có liên quan đến oxi.
-Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học

1.Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
-Huy động kiến thức cũ đã được học của học sinh tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới
của học sinh.
-Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về ứng dụng của oxi.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
-HĐ đôi: Nghiên cứu SGK, bẳng những kiến thức thực tiễn trả lời câu hỏi.
-GV quan sát hoạt động của HS, kịp thời phát hiện những khó khăn để kịp thời hỗ
trợ.


c)Sản phẩm đánh giá kết quả của hoạt động:
-Sản phẩm: một vài ứng dụng của oxi trong đời sống.
-Đánh giá kết quả hoạt động:
+Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động đôi của HS, GV cần quan sát, kịp
thời phát hiện những khó khăn ,vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+Thông qua câu trả lời GV biết được các em HS có những kiến thức thực tế nào.
2.Hoạt động hình thành kiến thức (31 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
-Từ công thức cấu tạo suy ra được vị trí, tính chất vật lí,tính chất hóa học.
-Kiểm chứng tính chất hóa học của oxi.
-Rèn luyện năng lực thực hành, kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc nhóm.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động góc: Tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hóa học.
-GV: phát cho cả lớp phiếu tóm tắt bài học. (để HS trong quá trình học có thể dễ ghi
bài học).

PHIẾU TÓM TẮT BÀI HỌC
Bài 29: OXI – OZON
A.OXI

Một vài ứng dụng của oxi trong đời sống hằng ngày:
-……………………………………………………………………………..
-……………………………………………………………………………..
-……………………………………………………………………………..
I.Vị trí và cấu tạo:
Cấu hình e: …………………………….
Vị trí:…………………………………...


CTCT:…………………………………
CTPT: …………….
II.Tính chất vật lí
-……………………………………………………………………………….
-……………………………………………………………………………….
III.Tính chất hóa học
-Nguyên tử oxi có …… e ngoài cùng
0

O2 + 2e

…….

=>Số oxi hóa :………………………………………..
-ꭕO (=……..) ……. ꭕ F (=……)
=>…………………………………………………….
1.Tác dụng với kim loại
to

Al + O2


……………
to

Mg + O2

……………

=>…………………………………………………………………………….
2.Tác dụng với phi kim(trừ halogen)
S + O2

……………

C + O2

…………..

P + O2

…………..

to

to

to

=>…………………………………………………………………………….
3.Tác dụng với hợp chất
to



C2H5OH+ O2
CO + O2

………………

to

……………….

=>……………………………………………………………………………..
III.Điều chế
1.Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: …………………………………………………………………
Phương pháp: ……………………………………………………………...
PTPƯ
KMnO4

……………………………………………………………..

KClO3

………………………………………………………….

H2O2

…………………………………………………………..

to

MnO2
to,MnO2

2.Trong công nghiệp
-Từ nước: ………………………………
-Từ không khí: ……………………………………………………………..

-GV: nêu nhiệm vụ và cách làm việc theo góc: Gồm có góc phân tích, góc quan sát,
góc thực nghiệm.
-Sau đó chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chọn một góc theo sở thích và năng lực
của mình.
-GV: hướng dẫn HS về các góc xuất phát. Nhóm 1 sẽ tương ứng với góc xuất phát là
góc phân tích, nhóm 2 sẽ tương ứng vói góc quan sát, nhóm 3 tương ứng với góc thực
nghiệm.
-HS thực hiện nhiệm vụ theo góc: yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1,
số 2, số 3 ở mỗi góc, mỗi góc trong thời gian tối đa 7 phút rồi luân chuyển đến góc
khác.( theo chiều kim đồng hồ).
-GV: Quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm HS và hỗ trợ HS, nhắc nhở HS luân
phiên thay đổi góc theo nhóm.
-GV: cho học sinh hoàn thành nhiện vụ ở 3 góc: phân tích, quan sát, trải nghiệm.
-GV: yêu cầu mỗi nhóm dán kết quả ở góc cuối cùng lên bảng, yêu cầu mỗi nhóm
báo cáo kết quả ở góc cuối, các nhóm khác theo dõi kết quả rồi đưa ra nhận xét, góp
ý, chiếu kết quả trên bảng.
GÓC PHÂN TÍCH:


Mục tiêu: Nghiên cứu SGK rút ra đặc điểm cấu tạo phân tử oxi, tính chất vật lí, tính
chất hóa học.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1(7 phút)

Câu 1: Viết cấu hình electron nguyên tử oxi, xác định vị trí của nguyên tố oxi?
Viết công thức cấu tạo của phân tử oxi, từ đó cho biết hai nguyên tử oxi liên kết
với nhau bằng liên kết gì?
Câu 2: Trình bày tính chất vật lí của oxi?
Câu 3: Dựa vào đặc điểm cấu tạo hãy dự đoán tính chất hóa học của oxi?

GÓC QUAN SÁT:
Mục tiêu: + Quan sát hình ảnh cấu trúc không gian của phân tử oxi từ đó biết được
CTCT và CTPT .
+ Quan sát bình đựng khí oxi rút ra tính chất vật lí.
+ Xem video thí nghiệm và rút ra được tính chất hóa học của oxi.
Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh và bình đựng khí oxi, xem video thí nghiệm, hoàn
thành phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2(7 phút)
Câu 1: Quan sát hình ảnh cấu trúc không gian của phân tử oxi, cho biết CTCT và
CTPT của oxi?

Câu 2: Quan sát bình đựng khí oxi, cho biết trạng thái màu sắc của oxi?
Câu 3: Quan sát video thí nghiệm, sau đó hoàn thành bảng dưới đây:


STT

Tên thí nghiệm

1

Oxi tác dụng
với nhôm


2

Oxi tác dụng
với lưu huỳnh

3

Oxi tác dụng
với C2H5OH

Hiện tượng

Viết PTHH, xác định số
oxi hóa

Vai trò của
Oxi

GÓC THỰC NGHIỆM:
Mục tiêu: Tiến hành thí nghiệm, rút ra các tính chất hóa học của oxi.
Nhiệm vụ: Thực hiện các thí nghiệm, quan sát hiện tượng và hoàn thành phiếu học
tập số 3.
TN1: Oxi tác dụng với lưu huỳnh.
- Cho một ít bột lưu huỳnh vào muôi sắt.
- Đưa muôi sắt vào ngọn lửa, lưu huỳn sẽ cháy ngay trong không khí với ngọn lửa
xanh mơ. Đưa nhanh muôi sắt vào bình tam giác đã thu sẵn oxi. Quan sát hiện tượng.
TN2: Oxi không khí tác dụng với nhôm.
-Cho một ít bột nhôm vào muôi sắt.
-Dùng đũa thủy tinh vỗ nhẹ muôi sắt đựng bột nhôm, sao cho bột nhôm rơi vào ngọn

lửa đèn cồn đang cháy. Quan sát hiện tượng.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3(7 phút)
Câu hỏi: Hoàn thành bảng dưới đây:
STT

Tên thí nghiệm

1

Oxi tác dụng
với nhôm

2

Oxi tác dụng
với lưu huỳnh

Hiện tượng

Viết PTHH, xác định số
oxi hóa

Vai trò của
Oxi

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm công nghiệp.
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, đặt câu hỏi:
Câu 1: Cho biết oxi trong phòng thí nghiệm được điều chế bằng cách nào?

Câu 2: Trong CN thì oxi được điều chế như thế nào?
c) Sản phẩm đánh giá kết quả của hoạt động:
-Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1, 2, 3.
-Đánh giá:
+Thông qua quan sát: Trong quá trình hoạt động của HS ở các góc, GV cần quan sát
tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn ,vướng mắc của HS và có giải
pháp hỗ trợ hợp lí.
+Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung.

Nội dung bài học:
I.Vị trí và cấu tạo:
Cấu hình e: 1s22s22p4
Vị trí:ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA
CTCT:O=O(liên kết cộng hóa trị không cực)

0

0

+4 -2


CTPT: O2
II.Tính chất vật lí
-Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí(d=1,1)
-Hóa lỏng (ở -1830C), ít tan trong nước.
III.Tính chất hóa học
-Nguyên tử oxi có 6 e ngoài cùng
0


-2

O2 + 2e

2O

=>Số oxi hóa :-2 ( trừ các hợp chất flo và peoxit)
-ꭕO (=3,44) < ꭕ F (=3,98)
=>Oxi là phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh.
1.Tác dụng với kim loại
0

0

to

4Al + 3O2
0

2Al2O3
to

0

2Mg+O2

+3 -2

+2 -2


2 MgO

=>Tác dụng với hầu hết các kim loại ( trừ Au, Ag, Pt,…)
2.Tác dụng với phi kim(trừ halogen)
0

0

+4 -2

S + O2

SO2

0

+4 -2

0

C + O2

0

0

4P + 5O2

CO2


+5 -2

2P2O5

to

to

to


=>Tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen).
3.Tác dụng với hợp chất
0

C2H5OH+3O2
+2

0

2CO + O2

-2

to

2CO2+3H2O
+4 -2


to

2CO2

=>Oxi tác dụng vói nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
III.Điều chế
1.Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: Phân hủy những hợp chất giàu oxi và kém bền nhiệt.
Phương pháp: Đẩy nước, đẩy không khí.
PTPƯ
2KMnO4

to

K2MnO4 + MnO2 + O2

to,MnO2

2KClO3

2KCl + 3O2
MnO2

2H2O2

2 H2O + O2

2.Trong công nghiệp
-Từ nước: điện phân nước
đp


2H2O

2H2 +O2

-Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng

3. Luyện tập (5 phút)
a)Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học trong bài về vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí, tính
chất hóa học ứng dụng điều chế oxi.


-Nội dung hoạt động: sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố lại kiến thức.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
-GV đặt ra một vài câu hỏi:
Câu 1: Hai nguyên tử oxi trong phân tử liên kết bằng liên kết gì?
Câu 2: Cho biết trạng thái tự nhiên của oxi?
Câu 3: Vai trò của oxi trong các phản ứng hóa học là gì?
-GV cho HS hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
-Hoạt động chung của cả lớp: chú ý quan sát, hệ thống lại kiến thức.
c) Sản phẩm đánh giá kết quả của hoạt động:
-Sản phẩm: sơ đồ tư duy.
-Đánh giá:
+Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn ,vướng
mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+Thông qua sản phẩm: GV biết được HS có nắm được bài hay không.

SƠ ĐỒ TƯ
DUY



4.Vận dụng và tìm tòi mở rộng (3 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
-Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà, nhằm mục
đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi,
bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
-Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi.
Câu 1: Tại sao khi lên núi cao người ta lại bị mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khó thở?
Câu 2: Trời lạnh, khi ngủ có nên đóng cửa, đốt than sưởi ấm trong phòng hay không?
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
-GV hướng dẫn HS về nhà làm
c) Sản phẩm đánh giá kết quả của hoạt động:
-Sản phẩm: kết quả câu hỏi.
-Đánh giá: GV có thể trả lời câu hỏi vào đầu giờ của tiết học hôm sau, GV biết được
HS có biết vận dụng những kiến thức vào giải thích những hiện tượng trong đời sống
hằng ngày hay không.



×