BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG CẨN
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI
ĐỊNH CƯ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực do chính bản thân tôi nghiên cứu và trình bày. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu.
TP.HCM, ngày
tháng
năm 2019
Người thực hiện luận văn
Lương Cẩn
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................ix
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.5. Hệ thống các khái niệm dùng trong nghiên cứu .................................................. 6
1.6. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 8
1.7. Các gia đoạn nghiên cứu ...................................................................................... 9
1.8. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ
TÁI ĐỊNH CƯ ......................................................................................................... 11
1.1. Những vấn đề cơ bản về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. ............................. 11
1.2. Sự cần thiết phải bồi thường, hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng. .......................... 15
1.3. Hướng tiếp cận. .................................................................................................. 16
1.4. Các bước hoạch định và thi hành dự án ............................................................. 17
1.5. Các thủ tục và hướng xử lý việc quy hoạch đất ................................................. 17
1.6. Chế định luật pháp quy hoạch đất và chính sách tái định cư ............................. 18
1.7. Khoản bồi thường............................................................................................... 19
1.8. Phương pháp định giá .........................................................................................20
1.9. Sự chung tay góp sức từ cộng đồng ...................................................................22
1.10. Các tác động kinh tế – xã hội của việc quy hoạch đất. ....................................23
1.11. Thực tiễn quy hoạch đất ở các nước khác trên thế giới. ..................................24
1.12. Các tiêu chí đánh giá thành công của dự án quy hoạch đất .............................26
1.12.1. Tiêu chí thi hành ............................................................................................26
1.12.2. Tiêu chí đánh giá ...........................................................................................28
1.13. Tóm tắt .............................................................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG. ............................................................................................................31
2.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ ...........................................................................37
2.2. Quy trình thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng ...........................................................................................................................31
2.3. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại TP. HCM ...................................37
2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan...........................................43
2.5. Tóm tắt. .............................................................................................................46
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................47
3.1. Khu vực nghiên cứu ...........................................................................................47
3.2. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................50
3.2.1. Hướng tiếp cận ................................................................................................50
3.2.2. Cấu trúc bảng hỏi ............................................................................................50
3.3. Chuẩn bị thu thập và tiếp cận dữ liệu .................................................................52
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................52
3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp ...........................................................52
3.4.2. Thu thập dữ liệu gián tiếp ...............................................................................53
3.5. Các khó khăn trong công đoạn thu thập dữ liệu thực tế .....................................53
3.6. Xử lý dữ liệu .......................................................................................................54
3.7. Các nguyên tắc đạo đức và giám sát chất lượng dữ liệu ....................................54
3.8. Phương pháp phân tích và đánh giá dữ liệu .......................................................54
3.8.1. Các tiêu chí đánh giá ....................................................................................... 54
3.8.2. Hệ thống đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 55
3.9. Tóm tắt ............................................................................................................... 58
CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .................................... 59
4.1. Các yếu tố hoạch định và thực hiện dự án ......................................................... 59
4.2. Yếu tố cộng đồng ............................................................................................... 61
4.3. Yếu tố quy hoạch đất.......................................................................................... 63
4.4 Yếu tố bồi thường ............................................................................................... 65
4.5. Yếu tố tái định cư ............................................................................................... 67
4.6. Tác động của dự án ............................................................................................ 69
4.7. Tóm tắt ............................................................................................................... 71
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 72
5.1. Sự tham gia của người dân vào việc hoạch định và thi hành dự án ................... 72
5.2. Quy hoạch đất .................................................................................................... 73
5.3. Bồi thường .......................................................................................................... 73
5.4. Chương trình tái định cư .................................................................................... 74
5.5. Tác động của dự án ............................................................................................ 74
5.6. Tóm tắt ............................................................................................................... 74
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
World Bank (WB): Ngân hàng thế giới.
Asian Development Bank (ADB): Ngân hàng phát triển Châu Á.
BTHT và TĐC: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
BT-GPMB: Bồi thường, giải phóng mặt bằng.
LGAF: Cơ chế đánh giá việc quản lý đất đai từ World Bank.
FAO: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực.
RAP: Kế hoạch tái định cư.
RPF: Cơ cấu chính sách tái định cư.
ULG (s): Chính quyền thành phố.
ULGDP: Dự án phát triển của chính quyền thành phố.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-5: Hệ thống các khái niệm .............................................................................. 7
Hình 1-6: Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 8
Hình 1-9: Quá trình tham gia của cộng đồng ............................................................ 23
Hình 2-1: Biểu đồ kết quả thực hiện công tác bồi thường từ năm 2010 đến 2017: ......... 42
Hình 3-1: Bản đồ hành chính Quận 2 ....................................................................... 47
Hình 3-2: Biểu đồ diện tích 11 phường: ................................................................... 48
Hình 3-3: Biểu đồ các loại đất của Quận 2: .............................................................. 49
Hình 4-3: Quy trình và thủ tục quy hoạch đất........................................................... 64
Hình 4-6: Biểu hiện phát triển môi trường sau khi đường Lương Định Của hoàn
thành .......................................................................................................................... 69
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-4: Ma trận nghiên cứu.....................................................................................5
Bảng 1-12.1: Tóm tắt các chuẩn thi hành dự án ở nhiều nước khác nhau ................26
Bảng 1-12.2: Các tiêu chuẩn của LGAF trong đánh giá quá trình thu hồi đất .........29
Bảng 2-1. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn
Quận 2 từ năm 2010 – 2017 ......................................................................................41
Bảng 3-1. Các đơn vị hành chính cấp phường tại Quận 2 ........................................48
Bảng 3-2. Thống kê các loại đất của Quận 2 ............................................................49
Bảng 3-8: Hệ thống đánh giá các yếu tố, các biểu hiện và các tiêu chí ....................55
Bảng 4-1: Tóm tắt kết quả việc hoạch định và thi hành dự án..................................60
Bảng 4-2: Tóm tắt các kết quả tham gia từ phía cộng đồng .....................................62
Bảng 4-3: Tóm tắt kết quả thủ tục quy hoạch đất .....................................................65
Bảng 4-4: Tóm tắt kết quả về khoản bồi thường và phương pháp định giá ..............67
Bảng 4-5: Tóm tắt kết quả tái định cư .......................................................................68
Bảng 4-6: Tóm tắt các tác động của dự án ................................................................70
Bảng 5-6: Bảng đánh giá tổng kết .............................................................................75
TÓM TẮT
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một trong những vấn đề nóng bỏng ở
Việt Nam nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, xã hội và người dân
luôn quan tâm vì vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Tuy nhiên,
làm thế nào để người dân bị thu hồi đất hài lòng với chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư của Nhà nước là một việc làm rất khó thực hiện ngay cả khi nhiều
quyết định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được ban hành nhằm
mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân bị thu hồi đất.
Đề tài "Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Nghiên cứu trường hợp
của một số dự án đầu tư tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh". Bài viết này nhằm
đánh giá quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án vốn dựa trên các tiêu chí và chuẩn
thi hành của một dự án thành công.
Dữ liệu cần thiết được thu thập về các khía cạnh của quy trình thực hiện và
lập kế hoạch dự án, tham gia cộng đồng, thu hồi đất (quy trình và thủ tục), bồi
thường, tái định cư và tác động của dự án. Các dữ liệu thu thập được phân tích dựa
trên các chỉ số. Sau đó, kết quả được đánh giá dựa trên tiêu chí thực hiện tốt của
từng khía cạnh.
Từ kết quả, thấy rằng lập kế hoạch và thực hiện dự án, tham gia cộng đồng
tuân thủ đúng các tiêu chí. Các dự án các thủ tục thu hồi đất cần rõ ràng và minh
bạch do đó khía cạnh này không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chí. Khía cạnh bồi
thường cũng được phát hiện là không tuân thủ đầy đủ các tiêu chí thực hiện đúng
mặc dù có một thực tế bồi thường cho tất cả các dân tộc bị ảnh hưởng có quyền sở
hữu hợp pháp đối với đất đai. Các khía cạnh tái định cư và tác động của dự án cũng
không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chí thực hành tốt trong Quận 2; vì việc hỗ trợ cho
các hộ dân bị ảnh hưởng có phần hạn chế.
Nhìn chung, dựa trên kết quả của nghiên cứu này, kết luận rằng quá trình thu
hồi đất cho các dự án vốn thực hiện ở Quận 2 không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chí.
Mặc dù có những hạn chế trong thực hiện các dự án, chính quyền địa phương cũng
đang dần cải thiện hiệu quả của nó và phần lớn các mục tiêu dự án đã đạt được.
Từ khóa: Bồi thường, Hỗ trợ, Tái định cư, Thu hồi đất, Người bị ảnh hưởng,
Sự tham gia.
ABSTRACT
Compensation, support, and resettlement are the emerging issues in Vietnam
in general and Ho Chi Minh City in particular. Those of the matters are interesting
because of the direct effects on local people lives. However, it is really difficult to
make the local people satisfied with the compensation, support, and resettlement
policies even though a lot of decisions have been issued to make the better life for
the people, whose land was recovered.
The thesis on “Compensation, support and resettlement policy: Research case of a
number of investment project in Distric 2, Ho Chi Minh City.” This paper aimed at
evaluating the process of land acquisition for capital project implementation based
on good practice criteria and indicators of Distric 2.
The required data were collected on the aspects of project planning and
implementation processes, public participation, land acquisition (processes and
procedures), compensation, resettlement, and project impacts. The collected data are
analysed based on indicators. Then the results are assessed based on good practice
criteria of each aspect.
From the results, it is found that project planning and implementation, and
public participation practices are in adherence to the good practice criteria. Projects
lack clear and transparent land accquisition procedures and hence this aspect is not
fully in adherence to the good practice critaeria. The compensation aspect is also
found to be not fully in adherence to the good practice criteria though there is a
practice of compensating all affected peoples despite of their legal title of
ownership to land. The resettlement and project impact aspects are not also fully in
adherence to the good practice criteria in Distric 2; since there is limited
rehabilitation assistance to the affected peoples.
Generally, based on the results and the findings of this research, it is
concluded that the land acquisition process for the implementation capital projects
in Distric 2 is not fully in adherence to the good practice criteria in general terms.
Despite of the drawbacks of the projects activities, the local government is in a
better position of improving its performance and the majority of project objectives
are achieved.
Key Words: Compensation, Support, Resettlement, Land Acquisition, Affected
Peoples, Participation.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Khi quy mô dân số của khu vực đô thị tăng, cần có thêm đất đai cho nhà ở,
cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng (Viitanen, Vo, Plimmer, & Wallace, 2010). Cơ
quan chính quyền trung ương và địa phương có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ
và cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cống rãnh thoát nước, cung cấp
nước, điện cho các cư dân để điều chỉnh lại sự phát triển và quản lý đất đai (Kitay,
1985; Kombe, 2010; Williamson, Enemark, Wallace, & Rajabifard, 2010). Do đó,
Chính phủ phải thực thi các quyết định minh bạch và kịp thời nhằm xác định các
thủ tục thu hồi đất và bồi thường công bằng cho người dân bị ảnh hưởng trong suất
quá trình thực hiện dự án (Burns, Deininger, Selod, & Dalrymple, 2010). Ngoài ra,
các quy trình và thủ tục thu hồi đất phải đảm bảo cho việc đáp ứng các phúc lợi xã
hội (Burns cùng cộng sự, 2010).
Quyền thu hồi đất có thể được thực hiện hoặc trực tiếp vận hành theo hiến
pháp hoặc được pháp luật ban hành, thông qua bồi thường và thanh toán cho các
chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản (Mahalingam & Vyas, 2011). Việc thu hồi đất
nhằm đáp ứng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng cũng cần các cơ chế chính
sách phục hồi và các chế định về việc tái định cư phù hợp (Upadhyay & Sinha,
2009).
Việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng công cộng có thể gây ra nhiều tác
động khác nhau, cả tích cực và tiêu cực (Li, Ng, & Skitmore, 2012; Mahalingam
& Vyas, 2011). Việc đầu tư khiến một địa phương trở nên dễ tiếp cận hơn, từ đó sẽ
thu hút nhiều đầu tư khác (Carvallo Salas, 2006). Nói các khác, các dự án phát
triển nhằm vào lợi ích kinh tế chung cho mọi người dân, kể cả những người bị di
dời do tác động của dự án. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để mở rộng hệ thống đường
cần thực hiện song hành với việc tái định cư. Các chế định luật pháp và chính sách
rõ ràng nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình tái định cư. Tuy
nhiên, nguyên tắc cơ bản vẫn là việc cam kết minh bạch, có trách nhiệm và công
bằng trong các thủ tục thu hồi đất, đảm bảo bồi thường đầy đủ và kế hoạch tái định
2
cư hợp lý nhằm tránh thiệt hại của người dân (Li cùng cộng sự, 2012). Việc thiết
lập các thủ tục rõ ràng để quản lý quá trình quy hoạch đất như hoạch định, minh
bạch các quyết định, hệ thống định giá và quy trình tiếp nhận phản hồi, bồi thường
công bằng, quyền sở hữu đất, các khiếu nại và hoàn trả đất là những yếu tố cần
được xem xét (FAO, 2008, p. 15).
Theo Điều 54, Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28 tháng 11 năm
2013 có nêu: “1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng
phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.”. Do đó, công tác thu hồi đất cần
được thực hiện chặc chẽ đúng quy định pháp luật.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn với quy mô và mật độ dân số
cao nhất nước, là trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học kĩ thuật hàng đầu và có vị
trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt đối với Quận 2
được thành lập ngày 01/4/1997 trên cơ sở 5 xã nông nghiệp của huyện Thủ Đức cũ,
với quỹ đất khá lớn, đặc điểm điều kiện tự nhiên đa dạng có bán đảo Thủ Thiêm đầy
đủ điều kiện và tiềm năng trở thành một trong những đô thị sầm uất, năng động và
hiện đại bậc nhất Việt Nam và mang tầm cỡ Đông Nam Á. Bên cạnh nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm, quận còn phải tập trung tổ chức thực hiện công tác
thu hồi đất cho khoảng hơn 45 dự án, trong đó có các dự án, công trình trọng điểm
của Thành phố đã, đang và sẽ được triển khai trên địa bàn quận, như: Khu đô thị
mới Thủ Thiêm; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị
Nghè; Dự án xa lộ Hà Nội – giai đoạn 2, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên; dự án
Khu đô thị An Phú – An Khánh và một số dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường
như dự án Xây dựng trục đường số 1, số 2 vào khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh;
dự án mở rộng đường Lương Định Của và Nút giao thông đường Trần Não – Lương
Định Của ... Vì vậy, đây chính là một địa điểm giàu tiềm năng thu hút các nhà đầu
tư khai thác và xây dựng. Nhiều dự án đã, đang và sẽ được xây dựng nhằm tạo động
lực cho sự phát triển về mọi mặt của Quận 2. Các khu công nghiệp, khu chung cư,
trung tâm thương mại, các công trình giao thông ... đang được đầu tư xây dựng
3
nhằm đáp ứng cho quy luật phát triển tất yếu.
Tuy nhiên, song song đó là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các
hộ dân bị giải tỏa đang được triển khai trên địa bàn quận. Từ trước đến nay, đối với
bất cứ dự án nào, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn tốn rất nhiều thời
gian để giải quyết xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.
Ngoài ra, chính sách chăm lo giải quyết các vấn đề về cuộc sống của người dân để
họ có thể ổn định cuộc sống sau khi chuyển đến nơi ở mới cũng đang là vấn đề nan
giải đối với các cấp chính quyền Thành phố.
Vì vậy, nghiên cứu này đánh giá về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư: Nghiên cứu trường hợp một số dự án đầu tư trên địa bàn Quận 2. Sự đánh giá
dựa trên các lý thuyết của tiêu chuẩn và các chỉ số từ Cơ chế Đánh giá Quản lý Đất
đai từ World Bank (LGAF), một số nước khác, cũng như quy định pháp luật và
chính sách hiện hành tại Việt Nam. Xác định các thủ tục quy hoạch đất, sự tham gia
của cộng đồng trong việc hoạch định và thực hiện dự án cũng như vai trò của họ,
chính sách bồi thường, hỗ trợ và kế hoạch tái định cư.
Từ những nội dung trên và bản thân đã công tác hơn 16 năm tại Ban Bồi
thường giải phóng mặt bằng, là nơi trực tiếp thực hiện công tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, tiếp cận trực tiếp với chính sách của từng dự án và
được sự đồng ý của thầy hướng dẫn, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư: Nghiên cứu trường hợp một số dự án đầu tư trên địa
bàn Quận 2”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Nghiên cứu trường hợp một số
dự án đầu tư trên địa bàn Quận 2.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Lương Định Của và Nút giao thông
đường Trần Não – Lương Định Của; Dự án đầu tư xây dựng trục đường số 1, số 2
kết nối giao thông và khu 1,36ha lân cận khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh trên
4
địa bàn Quận 2.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với một số dự án phát triển
cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Lương Định Của và nút giao
thông Trần Não - Lương Định Của; Dự án đầu tư xây dựng trục đường số 1, số 2
kết nối giao thông và khu 1,36ha lân cận khu tái định cư 38,4ha Bình Khánh; dựa
theo các tiêu chí đánh giá một dự án thành công.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi chính dành cho nghiên cứu là chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cho dự án đầu tư ở Quận 2 được thực hiện như thế nào?
Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bên dưới cần được trả lời, dựa theo các tham
khảo tài liệu, cũng như các dữ liệu trực tiếp và gián tiếp.
1. Trình bày thực tiễn thu hồi đất trong việc thực hiện dự án đầu tư;
Các quy trình và thủ tục thu hồi đất trong thực tiễn ra sao và chúng ăn
khớp với việc thực hiện dự án đầu tư như thế nào?
2. Đánh giá vai trò của cộng đồng;
Cộng đồng đóng góp gì trong việc hoạch định và thực hiện dự án?
3. Đánh giá cách giải quyết vấn đề tái định cư cho người bị ảnh hưởng;
Ảnh hưởng việc tái định cư được giải quyết như thế nào?
5
Bảng 1-4: Ma trận nghiên cứu
Nhiệm vụ
nghiên cứu
Dữ liệu cần
Câu hỏi nghiên cứu
thu thập
Các quy trình và thủ tục thu Các nghiên cứu
1. Trình bày thực tiễn hồi đất trong thực tiễn ra trước về thu hồi đất,
thu hồi đất trong việc sao và chúng ăn khớp với tài liệu dự án, báo
thực hiện dự án đầu tư;
việc thực hiện dự án đầu tư cáo và phỏng vấn về
như thế nào?
2. Đánh giá vai trò của
cộng đồng;
Cộng đồng đóng góp gì
trong việc hoạch định và
thực hiện dự án?
3. Đánh giá cách giải
quyết vấn đề tái định cư Ảnh hưởng việc tái định cư
cho người bị ảnh
được giải quyết như thế nào?
hưởng;
quy hoạch đất.
Các
nghiên
cứu
trước về thu hồi đất,
chính sách và tài liệu
dự án, báo cáo và
phỏng vấn về quy
hoạch đất.
Dữ liệu trực tiếp và gián tiếp; phỏng vấn các
Nguồn dữ liệu
bên liên quan.
Phương pháp thu thập dữ Các bài báo khoa học, tư liệu báo cáo về dự
án, phỏng vấn các bên liên quan.
liệu
Phương pháp phân tích
Phân tích định tính, định lượng của các dữ
liệu và đồ thị.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Hệ thống và xây dựng các tiêu chí đánh giá cho một dự án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư thành công, làm cơ sở tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách,
nhà quản lý, xây dựng quy trình, chính sách thực hiện công tác quy hoạch, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu quả, đồng thời cân nhắc để hoàn thiện những
quy định pháp luật, chủ trương, chính sách, khi Nhà nước thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, thu hồi đất cho các dự án đang thực hiện và các dự án
6
triển khai trong thời gian tới.
Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ góp phần bổ
sung vào cơ sở thực tiễn, để cùng hoàn thiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư cho các đối tượng có đất bị thu hồi khoa học hơn nhằm đẩy nhanh tiến
độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, không để dự án treo, giảm
tình trạng khiếu nại, bức xúc của người dân bị giải tỏa, tạo quỹ đất trống để các dự
án đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội thực hiện thuận lợi.
Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả của đề tài nghiên cứu, đầu tiên giúp cho bản thân tôi nhận
thức sâu sắc hơn về công tác quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của mình
đang thực hiện, các tiêu chí đánh giá và chuẩn thi hành cho một dự án thực hiện
thành công ở nhiều nước trên thế giới, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính
sách, các đồng nghiệp, các lãnh đạo thực hiện công tác bồi thường nhìn nhận rõ hơn
về thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, từ đó tham khảo để xây
dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đúng quy định pháp luật, phù hợp
thực tiễn tại mỗi địa phương có dự án triển khai, nhằm hướng đến mục đích cuối
cùng là phải hợp lòng dân, phục vụ lợi ích của người dân; đưa giải pháp thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dần dần đi vào chuẩn quốc tế, khoa học,
hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng khiếu nại, nhất là khiếu nại đông người.
1.5. Hệ thống các khái niệm dùng trong nghiên cứu
Hệ thống các khái niệm nghiên cứu được thiết lập nhằm định hướng cho
nghiên cứu và giải thích các câu hỏi một cách rõ ràng. Việc tiến hành các dự án đầu
tư cần có các thủ tục quy hoạch đất rõ ràng, bên cạnh khoản bồi thường, chương
trình tái định cư minh bạch, cũng như các tác động của dự án và sự tham gia của
người dân để có được sự đồng thuận cao.
7
Hình 1-5: Hệ thống các khái niệm
Cần
Dự án đầu tư
Cộng đồng góp sức
Cần
Chưa hẳn cần
Quy hoạch đất
(Các quy trình, thủ tục, bồi
thường & tái định cư)
Đánh giá
Tiêu chí đánh giá
(LGAF, báo cáo dự án,
Thực tiễn)
●
●
●
●
●
●
Các yếu tố
Hoạch định & thực hiện dự án
Sự tham gia của cộng đồng
Quy hoạch đất
Bồi thường
Tái định cư
Tác động của dự án
Theo Hình 1-5, sự góp sức từ phía cộng đồng đóng vai trò khá quan trọng
trong việc triển khai dự án. Tuy nhiên, việc thu hồi đất cho các dự án phát triển
cũng cần nên tránh, chỉ trừ trường hợp cấp bách như dự án nằm ngay trên khu vực
đã có dân cư sinh sống. Trong trường hợp đó, chính quyền cần có các quy trình và
thủ tục dự án rõ ràng, cũng như các khoản bồi thường và chương trình tái định cư
minh bạch dành cho những cá nhân bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người dân cũng cần
được có ý kiến trong quá trình quy hoạch đất nhằm ngăn chặn các xung đột cũng
8
như tiến hành các dự án được tốt. Theo cơ cấu này, nghiên cứu chỉ chú trọng vào
các yếu tố hoặc các hoạt động quan trọng nhất trong dự án dựa theo các tiêu chí
đánh giá từ Cơ chế Đánh giá Quản lý Đất đai từ World Bank (LGAF), các bản báo
cáo các dự án hoặc thực trạng tại các quốc gia nhằm đào sâu vấn đề nghiên cứu. Kết
quả đánh giá sẽ cho ta biết liệu các quy trình quy hoạch đất cho dự án đầu tư ở có
tuân thủ các tiêu chí đánh giá một dự án thành công hay không. Cơ cấu đánh giá dự
án được thiết lập và tóm tắt ở Bảng 3-8.
1.6. Thiết kế nghiên cứu
Hình 1-6: Thiết kế nghiên cứu
Trước khi nghiên cứu thực tế
/nghiên cứu bản giấy
Tham khảo
Định hình vấn đề, mục đích và câu
hỏi nghiên cứu
Xác định các dữ liệu cần
thu thập
DL trực tiếp
- Dự án quy hoạch đất
- Ghi nhận đóng góp từ cộng đồng
- Các tài liệu về dự án
- Phỏng vấn chính quyền đô thị
- Phỏng vấn các hộ bị ảnh hưởng
- Phỏng vấn người đại diện công dân
- Hình ảnh
Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi nghiên cứu thực tế
Nghiên cứu thực tế
DL gián tiếp
Phân tích và đánh giá dữ liệu
Thảo luận
Báo cáo đề tài
Kết luận & kiến nghị
9
Thiết kế nghiên cứu là cầu nối giữa các dữ liệu cần được thu thập và quá
trình phân tích dữ liệu nghiên cứu. Chức năng chính của thiết kế nghiên cứu là
nhằm định hướng cách thức trả lời các câu hỏi nghiên cứu (Kumar, 2010). Dựa theo
định nghĩa trên, ta có thể thiết lập các nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu để giải quyết
vấn đề nghiên cứu. Các yếu tố và tiêu chí đánh giá cũng được xác lập để kiểm định
quy trình thu hồi đất. Có nhiều cách khác nhau để thu thập các dữ liệu cho nghiên
cứu. Sau khi tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu, việc đánh giá quy trình thu hồi
đất được tiến hành. Sau khi thảo luận về kết quả nghiên cứu, các kết luận và kiến
nghị được đưa ra nhằm gợi ý các nghiên cứu chuyên sâu hơn.
1.7. Các gia đoạn nghiên cứu
Nghiên cứu này gồm ba giai đoạn: Tiền thực địa, thực địa và hậu thực địa.
Giai đoạn tiền thực địa (nghiên cứu trên giấy) bắt đầu với việc tra cứu các tài liệu
liên quan. Sau khi tham khảo các tài liệu liên quan, một bộ các tiêu chí đánh giá
được thiết lập nhằm hình thành vấn đề và câu hỏi nghiên cứu. Cũng trong giai đoạn
này, bảng hỏi được chuẩn bị nhằm thu thập cả dữ liệu định lượng lẫn định tính và
phương thức thu thập thông tin trong các chuyến thực địa được xác định.
Trong giai đoạn thực địa, ta có thể thu thập dữ liệu từ hai nguồn: Nguồn trực
tiếp và gián tiếp. Dữ liệu trực tiếp là các văn bản và dữ kiện được chính nhà nghiên
cứu thu thập được. Để có thể làm được điều này, các câu hỏi cố định và bán cố định
được sử dụng trong các buổi phỏng vấn chuyên sâu với các hộ gia đình và nhóm am
hiểu. Quan sát thực địa cũng là một phương thức khác nhằm thu thập dữ liệu trực
tiếp. Chúng được nhà nghiên cứu trực tiếp thu thập trong quá trình thực địa. Nguồn
dữ liệu gián tiếp đến từ các ấn phẩm và tiền ấn phẩm có sẵn như các tài liệu và báo
cáo về dự án. Phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp là thông qua việc tra cứu các
tài liệu về dự án như kế hoạch thường niên và các báo cáo nhằm có được các dữ liệu
thực nghiệm. Bên cạnh đó, các bài báo khoa học liên quan, sách, cũng như các
chính sách về quy hoạch đất, bồi thường và tái định cư cũng là các nguồn dữ liệu
gián tiếp.
Giai đoạn hậu thực địa gồm các bước làm việc với dữ liệu từ thông tin thô
10
thu thập trong quá trình thực địa. Sau khi phân loại, phần lớn dữ liệu sẽ được phân
tích theo hướng định tính và các kết quả sẽ là thước đo đánh giá nghiên cứu.
1.8. Kết cấu của đề tài
Bao gồm, phần mở đầu và nội dung luận văn 6 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận cơ bản về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Chương II: Thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Trình bày và đánh giá kết quả.
Chương V: Kết quả nghiên cứu.
Chương VI: Kết luận và gợi ý chính sách.
11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
1.1. Những vấn đề cơ bản về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 2 nói riêng đều thực hiện theo quy định
của Hiến pháp, Luật, Nghị định, thông tư hướng dẫn và các Văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan … đã ban hành và có hiệu lực thi hành (Phụ lục 1).
Các khái niệm và định nghĩa
Theo Williamson cùng cộng sự (2010), phát triển đất đai “ Là quá trình thi
hành các kế hoạch sử dụng đất hoặc các đề án phát triển nhằm phát triển cơ sở hạ
tầng và quản lý những thay đổi tình trạng đất đai ở thành thị hoặc nông thôn thông
qua việc cấp phép dự án và cấp giấy sử dụng đất. ” Cũng theo đó, quy trình phát
triển đất đai cũng bao gồm các hoạt động thu hồi đất cùng các tài sản khác và ảnh
hưởng đến chủ đất (Williamson cùng cộng sự, 2010). Các hoạt động khác trong
khuôn khổ quản lý đất bao gồm “Các đề án phát triển đất, việc thay đổi mục đích sử
dụng đất theo luật và quy định, bao hàm cả việc phân lô theo mục đích của dự án”
(Syagga & Olima, 1996; Williamson cùng cộng sự, 2010). Giá trị đất sẽ tăng lên
sau khi được phát triển (Syagga & Olima, 1996; Williamson cùng cộng sự, 2010).
Vì thế, thi hành các dự án đầu tư vốn làm tăng giá trị và hiệu suất sử dụng đất.
Một thuật ngữ khác cũng cần được quan tâm không kém đó là quy hoạch đất.
FAO (2008), định nghĩa việc thu hồi đất bắt buộc là “ Hành động trưng thu của
chính phủ đối với các quyền về đất đai từ chủ đất mà không cần có sự đồng ý từ bên
chủ đất cũng như những người cư ngụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. ” Theo
Azuela và Herrera (2009): “ Mọi hiến pháp đều công nhận bất động sản tư và đất
chỉ bị tịch thu khi có hai điều kiện: khoản bồi thường phải hợp lý và mục đích quy
hoạch nhằm vào lợi ích chung của cộng đồng. ”, “ Quyền trưng thu ” cũng là một
thuật ngữ quan trọng được Ngân hàng Thế giới định nghĩa là “ Quy trình thực hiện
các quyền của Liên bang, với tư cách là người sở hữu đất tối cao, khi nó trưng thu
12
đất và bất động sản. ” (Ngân hàng Thế giới, 2010).
Trưng dụng cũng là một hình thức quy hoạch đất, được World Bank định
nghĩa là “ Hành động tịch thu đất của cá nhân nhằm phục vụ lợi ích chung trước
khi có sự công nhận của luật pháp cũng như trước khi người bị ảnh hưởng được bồi
thường công bằng ” (WB, 2010). Việc trưng dụng đất cho các dự án hạ tầng công
cộng khiến rất nhiều người bị chuyển chỗ ở và được xem là “ Nguyên nhân chính
gây ra bất đồng giữa chính quyền và chủ sở hữu đất ” trong các tình huống khoản
bồi thường thực sự chưa hợp lý (Deininger, Selod, & Burns, 2011; Kusiluka,
Kongela, Kusiluka, Karimuribo, & Kusiluka, 2011).
Có nhiều định nghĩa cho “ Lợi ích chung ”, Viitanen cùng cộng sự (2010)
cho rằng việc “ Xây dựng đường, công viên, cũng như cung cấp các dịch vụ và tiện
ích. ” là lợi ích chung. World Bank cũng có thuật ngữ tương tự, “ Phúc lợi xã hội ”:
“ Các dịch vụ, trang thiết bị, tài nguyên hoặc cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ xã hội. ”
(WB, 2010). Tất cả những định nghĩa và nguyên tắc trên đều xuất hiện trong các
quy định về đất đai hoặc trong các đề án, kế hoạch thi hành dự án đầu tư vốn.
Nhà nước thu hồi đất là “ Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất
vi phạm pháp luật về đất đai ” (khoản 11, Điều 3 - Luật Đất đai năm 2013).
Về bản chất, thu hồi đất chính là việc chuyển quyền sử dụng đất theo một cơ
chế bắt buộc thông qua biện pháp hành chính. Việc thu hồi đất có những đặc điểm
sau đây:
Xảy ra theo một yêu cầu cụ thể (thu hồi đất do nhu cầu vì lợi ích chung) hoặc
trong một hoàn cảnh cụ thể (do vi phạm pháp luật về đất đai; do không còn nhu cầu
sử dụng đất).
Việc thu hồi đất phải bằng một quyết định hành chính cụ thể, trong đó phải
thể hiện rõ vị trí, diện tích, loại đất bị thu hồi; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có
đất bị thu hồi. Quyết định thu hồi đất được ban hành bởi một cơ quan hành chính có
thẩm quyền theo luật định (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện).
13
Được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ và được quy định riêng
đối với từng trường hợp.
Mỗi trường hợp thu hồi đất có sự khác nhau về căn cứ để thu hồi, về trình tự,
thủ tục thu hồi, về chính sách bồi thường khi thu hồi đất:
Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án đầu tư
đã được chấp thuận, cấp phép đầu tư, quyết định đầu tư; Thu hồi đất trong trường
hợp người được trao quyền sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (để đất hoang
hóa, hủy hoại đất, không thực hiện nghĩa vụ tài chính, ... ) phải trên cơ sở kết luận
thanh tra; Thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu sử dụng đất (tổ chức bị
giải thể, cá nhân bị chết, tự nguyện trả lại đất) phải trên cơ sở quyết định giải thể
của cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng tử, đơn trả lại đất, ...
Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng được thực hiện theo một trình tự, thủ tục với thời gian tương đối
dài, bao gồm các bước thông báo thu hồi đất, đo đạc diện tích, kiểm đếm tài sản,
phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất và bàn giao đất
trên thực địa; Thu hồi đất trong trường hợp người được trao quyền sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai gắn liền với thủ tục thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai; Thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu
cầu sử dụng đất có trình tự thủ tục đơn giản hơn.
Tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất mà người
bị thu hồi đất được bồi thường hoặc không được bồi thường thiệt hại về đất, về tài
sản gắn liền với đất: Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi đất đối với trường hợp không còn nhu cầu
sử dụng đất và đất có nguồn gốc được giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng
đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thu hồi đất nông nghiệp giao
cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được bồi thường, do tự
nguyện trả lại đất thì được bồi thường; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai thì
không được bồi thường nhưng được xem xét trả lại giá trị đã đầu tư vào đất (tiền sử