Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT quốc gia năm 2019 tại trường THPT cầm bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.64 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển
và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định “Giáo dục và
đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu”, có nhiệm vụ : nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho
đất nước nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Điều 23- Luật Giáo dục năm 2005 cũng xác định: “ Mục tiêu của giáo dục
trung học phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”.
Nghị quyết hội nghị TW2 Khoá VIII đã đề ra: “ Tăng cường Giáo dục
công dân, giáo dục đạo đức, tư tưởng, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa
việc giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và
từng bậc học”.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Giáo dục Công dân
( GDCD) là môn học rất quan trọng trong việc hình thành nên những thế hệ
công dân tương lai. Thông qua đó, không chỉ trang bị cho các em tri thức đạo
đức, khoa học, pháp luật mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen,
kĩ năng thực hiện quan hệ hành vi, quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn
mực đạo đức của xã hội.
Những năm trước đây, môn GDCD được coi là một môn học phụ, không
liên quan đến kì thi tốt nghiệp hay thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học , do vậy
học sinh khối 12 dường như rất thờ ơ, học theo kiểu đối phó, dành sự quan tâm
cho các môn học chính và môn khối thi đại học của mình. Năm học 2016- 2017
, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thay đổi hình thức thi THPT Quốc gia, trong đó có
điểm mới là thi trắc nghiệm các môn trừ môn Ngữ văn, môn GDCD đã được
đưa vào tổ hợp xã hội để cho học sinh lựa chọn. Kể từ đó đến nay, vị thế của bộ
môn trong chương trình giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi và dành được sự


quan tâm nhiều hơn từ phía xã hội, thầy cô và các em học sinh.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng đại trà cho môn học này trong kì thi
THPT Quốc gia là một trong những băn khoăn, trăn trở của các thầy cô bộ môn
GDCD nói chung và của các giáo viên dạy môn GDCD trường THPT Cầm Bá
Thước nói riêng. Xuất phát từ những trăn trở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi
THPT Quốc gia năm 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước” làm đề tài
nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đánh giá được thực trạng chất lượng của công tác giáo dục đạo đức,
tri thức. Qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD
giúp học sinh có kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia .
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh lớp 12 trường THPT Cầm Bá Thước năm học 2018- 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát sự chú ý của học sinh trong các tiết học
GDCD lớp 12, đồng thời nhìn nhận lại thực trạng cũng như chất lượng dạy học
bộ môn. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh
khối 12 trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng để thu thập ý kiến của
học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện với học sinh nhằm đánh
giá định tính học sinh.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Dùng để phân tích các dữ liệu có trong
đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Điều 2, Luật Giáo dục có ghi: “ Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, hình thành, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. Do vậy
môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh- của con người Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóaHiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy môn GDCD là
yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Ngày 28/09/2016, sau một thời gian lầy ý kiến, kì thi THPT Quốc gia
2017 chính thức được công bố bởi Bộ GD& ĐT và có nhiều điểm mới thay đổi
so với các kì thi trước đó. Điểm nổi bật trong kì thi 2017 là thay đổi hình thức
thi và đưa môn GDCD vào môn thi tổ hợp xã hội. Thông tư 04/2017-BGDĐT
ngày 25/01/2017 đã ban hành quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt
nghiệp. Kể từ đó đến nay, môn GDCD được dư luân xã hội, thầy, cô giáo , phụ
huynh học sinh và các em quan tâm nhiều hơn.
Ở trường THPT, môn GDCD góp phần cho học sinh có được những kiến
thức phổ thông cơ bản, hình thành cho các em thế giới quan khoa học và
phương pháp luận biện chứng. Các em được trang bị những kiến thức cơ bản
của Triết học, đạo đức, kinh tế , chính sách xã hội và đặc biệt là giáo dục pháp
luật cho các em ở chương trình 12. Từ đó mà nó hình thành cho các em những
phẩm chất, năng lực và tình cảm để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Về tư tưởng: Có tư tưởng và lập trường vững vàng , đúng đắn, có ý thức
tự chủ, độc lập trong quan hệ giao tiếp.
Về tình cảm, đạo đức: Có lòng khoan dung , độ lượng, tương thân, tương
ái, có lòng tin yêu vào con người.
2


Về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng ứng xử khôn khéo, năng động, hòa nhập.

Từ đó góp phần xây dựng một con người mới phát triển toàn diện về trí tuệ,
nhân cách, đạo đức.
Đối với học sinh lớp 12, các em được trang bị kiến thức cơ bản của pháp
luật, biết được nội dung cơ bản của một số luật, quyền và nghĩa vụ của một
người công dân, có kiến thức để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm
hại…Khi đã có kiến thức, các em sẽ trở thành một công dân sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội theo mục tiêu: “Sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật”.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Thuận lợi.
- Trường THPT Cầm Bá Thước là một trong những trường có quy mô lớn
của cụm Miền núi Tỉnh Thanh Hoá, nhà trường có bề dày lịch sử dạy và học hơn
50 năm, một ngôi trường ghi nhận sự nỗ lực và cố gắng của biết bao thế hệ thầy
và trò. Hơn nữa, trường THPT Cầm Bá Thước lại nằm ở trung tâm kinh tế, chính
trị văn hoá và là ngôi trường có quy mô lớn nhất của huyện Thường Xuân. Vì
vậy, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện cũng
như từ phía phụ huynh học sinh.
- Trong thời gian gần đây, môn GDCD đã nhận được sự quan tâm của dư
luận xã hội, của cơ quan ban ngành và của các cấp chính quyền. Đặc biệt, Bộ
giáo dục đã có văn bản chỉ đạo các trường quan tâm và có giải pháp hữu hiệu
trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, đồng thời đã đưa môn GDCD
vào môn thi tổ hợp xã hội trong kì thi THPT Quốc gia. Đây là một bước ngoặt
lớn, một tin vui đối với các giáo viên dạy bộ môn GDCD.
- Đa phần học sinh trường THPT Cầm Bá Thước thích học bộ môn
GDCD vì nó trang bị kiến thức tổng quát của đời sống, giáo dục cho các em
hành vi, thái độ, việc làm đúng đắn. Đây là những trang bị cơ bản cho các em
bước vào cuộc sống để trở thành những công dân tốt cho xã hội. Qua kì thi
THPT quốc gia các năm, đa phần học sinh chọn tổ hợp xã hội để thi, riêng năm
học 2018- 2019 có 8/ 10 lớp của nhà trường chọn tổ hợp này ( tổng số học sinh
tham gia thi tổ hợp xã hội là 309 học sinh/ 374 học sinh toàn khối).

- Mặc dù nhóm giáo viên trong trường môn GDCD có 3 người nhưng tất
cả đều yêu nghề, quan tâm tới việc hình thành nhân cách , giáo dục tri thức, đạo
đức của học sinh, các giáo viên đều không ngừng tự học để nâng cao trình độ.
Hơn nữa, nhóm chuyên môn luôn có sự thống nhất cao về phương pháp đến
cách thức giáo dục học sinh cũng như nhận được sự quan tâm, tin tưởng của Ban
giám hiệu nhà trường. Đây là một trong những nhân tố cơ bản để nâng cao chất
lượng bộ môn của nhà trường.
Nhìn lại những chặng đường lịch sử mà nhà trường đã đi qua, có biết bao
sự nỗ lực của thầy và trò được đền đáp bằng những minh chứng cụ thể qua kết
quả của các kì thi HSG cấp Tỉnh, kết quả thi THPT Quốc gia, thi đại học và tỉ lệ
tốt nghiệp của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn.
Mặc dù thuận lợi là tương đối nhiều nhưng do đặc thù là trường THPT
3


của huyện miền núi, phần lớn học sinh xa nhà, phải đi học trọ nên sự sát xao,
quan tâm đến việc học của phụ huynh dành cho học sinh còn chưa thường
xuyên và chưa có hiệu quả.
Quan niệm của xã hội, của phụ huynh và học sinh đối với môn học này
còn lệch lạc, chưa quan tâm, thậm chí là thờ ơ, coi là môn học phụ.
Một số học sinh chưa đủ bản lĩnh để không bị ảnh hưởng bởi các trò
chơi trên internet, các quán game… nên ý thức tự giác trong học tập của các
em chưa cao.
Số tiết phân phối chương trình cho bộ môn ít ( 1tiết/ tuần) nên việc giáo dục
học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng và giáo dục đạo đức học sinh gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa, số buổi dành cho việc ôn luyên thi THPT Quốc gia chưa nhiều ( chỉ
0,5 buổi / tuần) nên việc ôn luyện lại kiến thức cho học sinh là điều không dễ dàng.
Tài liệu tham khảo đặc thù dành cho bộ môn chưa nhiều, chưa phong phú, chưa
phổ biến thậm chí chưa thay đổi kịp với xu hướng của xã hội.

Chương trình lớp 12 chủ yếu là phần pháp luật, các bài học thường dài và
khó, nội dung luật thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống, hầu hết các em đều thiếu
kiến thức về pháp luật.
Đa phần học sinh các lớp thi tổ hợp xã hội là lớp có học lực trung bình,
chủ yếu các em thi tốt nghiệp nên quyết tâm trong học tập chưa cao.
Trong quá trình giảng dạy, thuận lợi và khó khăn luôn đan xen, đòi hỏi
người giáo viên phải linh hoạt và tìm ra các giải pháp phù hợp để khắc phục mọi
khó khăn trong giảng dạy. Với kinh nghiệm dạy học hơn mười năm, tôi xin đưa
ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh khối 12 ở bộ môn
GDCD trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới..
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn GDCD trong kì thi THPT
Quốc gia năm học 2018- 2019 tại trường THPT Cầm Bá Thước.
Năm học 2018- 2019, khối 12 có 10 lớp với 374 học sinh, có 02 lớp thi
khoa học tự nhiên còn 08( với 309 em) lớp thi tổ hợp khoa học xã hội, bản thân
tôi dạy 5 lớp 12( 12A1, A2, A6, C1, C2) chủ yếu là các lớp đại trà và lớp yếu.
Môn GDCD ở các lớp tôi dạy là môn các em lựa chọn tổ hợp thi tốt nghiệp ( tỉ lệ
100%). Từ thực tế kinh nghiệm ôn luyện của các kì thi THPT Quốc gia của hai
năm trước, trong quá trình giảng dạy chính khoá và ôn luyện cho học sinh, bản
thân tôi đã sử dụng một số các giải pháp cụ thể sau:
2.3.1. Xây dựng bầu không khí học tập tích cực.
Môn GDCD thường bị coi là môn học phụ, đặc biệt với học sinh lớp 12
với tâm lí “ học gì thi nấy” và chỉ thi tốt nghiệp, các em ít dành sự quan tâm cho
bộ môn GDCD, nếu trong quá trình giảng dạy người giáo viên không biết linh
hoạt khi sử dụng các phương pháp sẽ dễ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Xây
dựng một bầu không khí học tập tốt có nghĩa trạng thái tinh thần của cô- trò đều
hưng phấn, hứng khởi thì mọi người làm việc sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.Vì vậy,
tạo hứng thú cho học sinh để các em thích học bộ môn là việc làm khó, không
4



phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Với đặc thù những lớp tôi dạy chủ yếu
là lớp đại trà thì lại càng khó khăn hơn.

Không khí tại lớp 12A1 trước giờ GDCD
Trong quá trình giảng dạy chính khoá trên lớp, để tạo hứng thú cho các
em, bản thân tôi đã thường xuyên sử dụng một số biện pháp như sau:
+ Thứ nhất: Nghiên cứu kĩ bài học và thiết kế các phương pháp và kĩ
thuật dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp. Điều này
đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm, nắm bắt được đặc thù của từng đối
tượng học sinh ở các lớp dạy.
5


Ví dụ: Lớp 12A6 của trường Cầm Bá Thước là lớp tập trung học sinh có
lực học yếu nhất của cả khối, đối tượng học sinh có 30/36 em là người dân tộc
vùng cao, nhận thức cũng như hiểu biết xã hội, pháp luật của các em còn hạn
chế. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải hướng dẫn từ những bài tập
nhỏ nhất, dạy có trọng tâm nhất cho các em dễ nhớ đồng thời phải luôn quan
tâm và động viên các em. Hơn nữa, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm của lớp
12A6 nên tôi thường tận dụng mọi thời gian rãnh ở lớp nếu có thể để dạy, theo
phương châm “mưa dầm thấm lâu” và khuyến khích các em học bài tự giác bằng
điểm số phù hợp.
+ Thứ hai: Phân công nhiệm vụ cho học sinh trong tiết học. Do đặc thù
chương trình lớp 12 là phần pháp luật rất gần gủi với thực tế cuộc sống nên có
thể đưa tình huống cho học sinh nhập vai.
Ví dụ 1: Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của
đời sống xã hội. Phần 1b. nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Giáo viên xây dựng tình huống về bình đẳng giữa vợ và chồng: Người
chồng bán chiếc xe ô tô là tài sản chung của vợ và chồng đang làm ăn mà không
bàn với người vợ. Học sinh tự viết lời thoại, diễn trước lớp và đưa ra câu hỏi

cuối của tình huống (Thời gian 3 phút diễn)
Học sinh tự nêu câu hỏi: Theo các bạn, người vợ có quyền gì trong việc
bán xe không? Vì sao? .
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào nội dung bài học.

Hình ảnh lớp 12C1 xây dựng tình huống cho bài số 4
6


Ví dụ 2: Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Trong phần 2a. Nội dung pháp luật dung cơ bản của pháp luật về kinh tế
khi nói về phần quyền tự do kinh doanh của công dân.
Giáo viên có thể đưa ra tình huống sau:
Bạn Nam rủ bạn Anh mang sim thẻ đến trường bán vì nhà bạn Anh kinh
doanh mặt hàng điện thoại, nhưng bạn Anh không đồng ý vì cho rằng mình chưa
đủ tuổi theo quy định để kinh doanh.
Học sinh tự xây dựng lời thoại và diễn trước lớp trong vòng 3 phút. Yêu
cầu lời thoại có tính hài hước nhưng phải mang nội dung trọng tâm vào bài học.
Kết thúc vai diễn bạn Anh đặt ra câu hỏi cho lớp như sau: Theo các bạn, tôi chưa
có quyền quyền kinh doanh là đúng hay sai? Vì sao?
Ví dụ 3: Khi dạy bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật.
Giáo viên đưa ra tình huống: Nga và Kiều là đôi bạn thân cùng thi vào một
khoa của trường đại học Sư phạm. Hai bạn có điểm số thi bằng nhau nhưng do
Kiều là người dân tộc thiểu số nên đã đậu nguyện vọng 1 còn Nga thì không đậu.
Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc : Mọi Công dân đều bình đẳng
trước pháp luật không? Vì sao?
GV sử dụng quy chế tuyển sinh Đại học để giải thích cho học sinh.
Điều 7, quy chế tuyển sinh Đại học và cao đẳng có quy định riêng đối với
con em dân tộc thiểu số và theo đó nếu học sinh là người dân tộc thiểu số sẽ
được cộng điểm ưu tiên vùng và con em dân tộc.

Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Con em dân tộc thiểu số có điều
kiện, hoàn cảnh khó khăn hơn, cư trú ở vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục sự
chênh lệch, rút ngắn khoảng cách tạo điều kiện để phát triển nên nhà nước có
những chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc. Mục đích tạo nên khối đoàn
kết thống nhất, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ và đây chính là bình
đẳng giữa các dân tộc về cơ hội học tập trong giáo dục.
+ Thứ ba: Vì chương trình lớp 12 chủ yếu là phần pháp luật, để tránh
nhàm chán trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật và tạo hứng thú cho các em
tiếp cận luật nên giáo viên có thể sử dụng chuyện kể pháp luật để đưa học sinh
vào nội dung bài học. Hơn nữa, pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống và
quay trở về phục vụ thực tiễn đời sống xã hội nên phải có minh chứng rõ ràng.
Sử dụng các câu chuyện pháp luật ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu
quả để tạo được ở các em ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng
thú trong học tập. Muốn tạo sự hấp dẫn trong tiết học bằng các câu chuyện pháp
luật, đòi hỏi người giáo viên cần:
Một là: Chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với bài
học. Sau đó giáo viên phải tóm tắt được nội dung các câu chuyện đó sao cho
ngắn gọn, dễ hiểu để dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hai là : Sau cuối mỗi câu chuyện, giáo viên nên đưa câu hỏi gắn liền với
nội dung của bài học.
Ba là : Giáo viên phải lắng nghe, phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh
và đưa ra kết luận nội dung có liên quan đến bài học.
7


Sau đây là một số ví dụ mà tôi đã vận dụng các câu chuyện pháp luật
trong các bài dạy của mình.
Ví dụ 1 : Dạy bài 2: Thực hiện pháp luật trong phần 2c. Các loại vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Giáo viên có thể kể mẫu chuyện có thật về vụ án Lê Văn Luyện cướp

tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang gây trấn động dư luận năm 2011.
“Không có tiền chuộc xe máy mượn của ông chủ đã đem cầm cố, Luyện
mua hung khí tìm cơ hội ăn trộm. Rạng sáng ngày 24/08/2011, Luyện đột nhập
tiệm vàng Ngọc Bích (Phố Sàn). Vô hiệu hệ thống camera và chuông báo động,
hắn leo lên tầng đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Hai đứa trẻ trong nhà hắn cũng
không tha vì muốn diệt khẩu. Bé gái lớp 3 bị hắn chém đứt lìa tay. Tưởng nạn
nhân đã tử vong hắn quay sang cướp đi mạng sống của em bé 18 tháng tuổi
đang ngủ say trên giường. Vơ 200 chỉ vàng ta, 153 chỉ vàng tây trong tủ trưng
bày tầng 1(tổng giá trị 1,27 tỉ đồng), Luyện chui qua song cửa rồi bỏ trốn. Sau 6
ngày lẫn trốn, Luyện bị bắt tại Lạng Sơn. Tang vật được tìm thấy trong hố sau
vườn nhà hắn. Hơn 4 tháng sau, Luyện bị đưa ra xét xử. Dù tội ác quá dã man,
giết nhiều người nhưng do chưa đủ 18 tuổi, Luyện bị phạt tối đa 18 năm tù ”.
(Trích báo Pháp luật, Thứ 6, ngày 21/12/2012.)
Giáo viên đặt câu hỏi:
Hành vi của Luyện là vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp
lí như thế nào? Việc tòa án xét xử mức án 18 năm tù giam dành cho Luyện có
thỏa đáng không? Vì sao?
Giáo viên giải thích hành vi của Luyện là vi phạm pháp luật hình sự ở
mức độ đặc biệt nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm hình sự. Tòa án xét xử
với mức án 18 năm tù giam đối với Lê Văn Luyện là hoàn toàn thỏa đáng vì
theo quy định của pháp luật, khung hình phạt cao nhất dành cho người chưa
thành niên phạm tội là 18 năm tù giam, không kết án chung thân hoặc tử hình
bởi Lê Văn Luyện phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi.
Qua câu chuyện trên, học sinh sẽ nhận thấy được thế nào là vi phạm hình
sự và trách nhiệm pháp lí mà công dân phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật( độ
tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí). Vì vậy, việc tiếp cận phần nội dung kiến
thức này sẽ dễ dàng và tạo hứng thú hơn với học sinh. Tùy vào nội dung từng
bài học mà giáo viên tìm, đọc và đưa ra các dẫn chứng có thật cho học sinh được
biết. Kiến thức sách vở được vận dụng vào thực tiễn sẽ trở nên sinh động, có sức
hút và không còn khô khan nữa.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 4, mục 1b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và
gia đình, với phần bình đẳng giữa vợ và chồng, giáo viên có thể đưa ra câu
chuyện pháp luật “Trần Thị Thúy Liễu đốt chồng”.
“Bà Liễu bị cáo buộc có quan hệ tình cảm với ông Nguyễn Văn Tâm
( nguyên đội trưởng đội quản lí thị trường số 5 thuộc Chi cục Quản lí thị trường
Long An) nên cuộc sống vợ chồng rạn nứt. Năm 2010, bà thường xuyên cùng
người tình sang Campuchia đánh bài và thua nợ dẫn tới mâu thuẫn gia đình
căng thẳng. Bà nhiều lần đòi chồng bán nhà trả nợ không được nên kiếm chuyện
8


gây gỗ. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, bà mua xăng đốt chồng. Rạng sáng ngày
19/01/2011, lợi dụng lúc chồng ngủ say tại phòng làm việc ở lầu 1, bà đã quăng
can xăng và phóng hỏa. Ông Hùng chồng bà tử vong sau 10 ngày do bị thương
nặng. Tháng 3, TAND Tỉnh Long An tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân do
bà đã ra đầu thú và các con xin giảm án cho mẹ”. (Trích báo Pháp luật, Thứ 6,
ngày 21/12/2012.)
Hành vi của bà Liễu đã vi phạm nội dung nào trong quan hệ giữa vợ và
chồng? Theo em, việc tòa án xét xử với mức án chung thân cho bà Liễu có thỏa
đáng không? Vì sao?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên co thể đưa ra kết luận giải thích:
Hành vi của bà Liễu đã vi phạm quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng( vì bà
không chung thủy với chồng, không chăm lo cho gia đình…), ngoài ra bà còn vi
phạm vào pháp luật hình sự về tội cố ý giết người. Mức án chung thân là hình
phạt phù hợp mà tòa án xét xử dành cho bà bởi bà đã ra đầu thú và có đơn xin
giảm án của các con.
Sau khi đưa các câu chuyện pháp luật vào bài học, giáo viên có thể phát
phiếu thăm dò xem thái độ của học sinh như thế nào ( đồng tình hay phản đối)
để kịp thời uốn nắn các em về kiến thức cũng như hành vi, thái độ và có cách
dạy phù hợp với đối tượng học sinh hơn.

2.3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập.
Kì thi THPT Quốc gia hiện nay, với tổ hợp xã hội hoàn toàn thi trắc
nghiệm, để có kết quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi cho
các em ôn tập. Trong hệ thống câu hỏi đó phải đảm bảo cả 4 mức độ kiến thức
( Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng và Vận dụng cao). Muốn xây dựng được hệ
thống câu hỏi chuẩn thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thứ nhất: Đảm bảo 100% học sinh phải có đủ sách giáo khoa.
Sách giáo khoa là tài liệu chuần về kiến thức đã được Bộ Giáo dục và
Đào tạo thẩm định đưa vào áp dụng trên phạm vi cả nước và là căn cứ để người
giáo viên truyền đạt tri thức cho học sinh. Do vậy, hiệu quả giảng dạy sẽ cao khi
các em có đủ sách giáo khoa để chủ động nghiên cứu và chuẩn bị trước bài học
ở nhà (nên sử dụng sách giáo khoa mới xuất bản 2018). Trong quá trình giảng
dạy, nội dung nào trọng tâm giáo viên nên cho học sinh ghi nhớ ngay tại lớp
bằng cách gạch chân phần quan trọng vào sách giáo khoa.
Sau mỗi bài học, tùy từng lớp và đối tượng học sinh mà giáo viên yêu cầu
theo tổ nhóm, hoặc cá nhân về việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài theo 4 mức
độ. Phần này sẽ được học sinh tự sửa và giáo viên nhận xét, đưa ra kết luận.
Ví dụ : Dạy bài 2: Thực hiện pháp luật.
Trong phần 1b. Các hình thức thực hiện pháp luật, giáo viên giao cho
mỗi tổ chuẩn bị 5 câu về các hình thức thực hiện pháp luật. ( Lấy các ví dụ cụ
thể để phân biệt 4 hình thức: Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ
pháp luật và áp dụng pháp luật). Sau thời gian quy định, học sinh nộp về cho
giáo viên và có thể trình bày vào phần kiểm tra bài cũ tiết tiếp theo. Đây là nội
dung khó của bài số 2, học sinh dễ nhầm lẫn 4 hình thức này, vì vậy ngoài bám
9


kiến thức lí thuyết trong sách giáo khoa, học sinh phải lấy được các ví dụ thực
tiễn để phân biệt.
+ Thứ hai: Giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng

dạy, làm đề tổng hợp và chấm bài thi trắc nghiệm.
Cho đến nay, công nghệ thông tin là một trong những công cụ vô cùng
quan trọng của người lao động. Trong thời đại công nghệ 4.0, nếu không biết
ứng dụng những thành quả này thì bản thân mỗi người sẽ trở nên lạc hậu và tự
đào thải mình ra khỏi xã hội. Trong giáo dục cũng vậy, những tác dụng của công
nghệ thông tin mang đến thật kì diệu, không một ai có thể phủ nhận được. Vì
thế, giáo viên phải thường xuyên khai thác, sử dụng, cập nhật, trao đổi thông
tin. Việc khai thác mạng giúp giáo viên tránh được tình trạng dạy chay một cách
thiết thực đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và
hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với giáo viên
dạy GDCD bởi môn học này rất nhạy bén đối với những vấn đề của xã hội, việc
cung cấp thông tin, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng xuất
phát từ đặc trưng của bộ môn. Giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin tốt
sẽ giúp việc soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả; việc ra
đề, làm đề thi, chấm bài sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trong quá trình làm đề tổng hợp cho học sinh, giáo viên có thể cập nhật
thêm hệ thống câu hỏi trên Internet .Tuy nhiên, giáo viên phải biết lựa chọn hợp
lí câu hỏi chuẩn và phù hợp để kho đề cũng như kiến thức được phong phú
hơn, học sinh được tiếp xúc nhiều đề hơn. Khi giáo viên tham khảo hệ thống câu
hỏi trên mạng thì đòi hỏi giáo viên phải giải đề , tìm ra đáp án đúng và giải chi
tiết cho học sinh dễ hiểu. Giáo viên có thể đăng nhập vào trang Wed như
https://thi 247.com/ để tìm các tài liệu. Với trang Wed này hệ thống câu hỏi của
các trường nhiều, phong phú về giữ liệu để giáo viên và học sinh tham khảo.
Hiện nay, các môn đều thi trắc nghiệm nên đòi hỏi hệ thống câu hỏi phải
nhiều, phong phú, mức độ kiến thức phủ rộng. Trong phòng thi, các thí sinh
không làm trùng đề nhau để kết quả được chính xác và khách quan hơn. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể trộn nhiều mã đề, các đáp án
khác nhau từ đề gốc; ứng dụng các phần mềm chấm bài qua điện thoại thông
minh sẽ giảm đi áp lực chấm bài và hiệu quả chính xác cao.
+ Thứ ba: Giáo viên nghiên cứu kĩ đề minh họa của Bộ giáo dục và đào

tạo ra cho bộ môn mình, sau đó lên đáp án và phân rõ cấp độ nhận thức; tìm ra
điểm mới và khó của đề so với năm học trước. Đây là căn cứ quan trọng định
hướng, dẫn đường cho giáo viên trong quá trình ôn luyện học sinh thi THPT
Quốc gia. Khi đã có những nhận biết cấu trúc của đề minh họa, giáo viên có thể
tự xây dựng các đề tổng hợp cho các em ôn tập.
+ Thứ tư: Xây dựng câu hỏi theo chuyên đề hoặc theo bài.
Dù giáo viên xây dựng câu hỏi ôn tập theo bài hay chuyên đề vẫn phải
đảm bảo cả 4 mức độ của đề thi yêu cầu. Trong đó mức độ nhận biết và thông
hiểu chiếm 60%; vận dụng và vận dụng cao là 40%. Giáo viên tổng hợp các loại
câu hỏi thành các chuyên đề lớn ôn tập.
10


Môn GDCD 12 giáo viên có thể hình thành nên các chuyên đề cụ thể như sau:
Chuyên đề 1: Pháp luật đại cương (Bài 1, 2,3)
Chuyên đề 2: Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực xã hội
(với 3 quyền bình đẳng của bài 4)
Chuyên đề 3: Công dân với các quyền tự do cơ bản (gồm 5 quyền tự do
của bài 6)
Chuyên đề 4: Công dân với các quyền dân chủ cơ bản (gồm 3 quyền dân
chủ của bài 7)
Chuyên đề 5: Pháp luật với sự phát triển của Công dân và đất nước ( gồm
3 quyền của bài 8 và 5 lĩnh vực của bài 9)
Cuối các chuyên đề hoặc bài học nên cho học sinh làm đề tổng hợp, chấm
và chữa đề và nhận xét cụ thể, theo dõi sự tiến bộ với từng học sinh.
2.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình ôn tập.
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là mind map là một trong những phương pháp ôn
tập bài cũ hiệu quả. Có nhiều cách để chúng ta vẽ vơ đồ tư duy; tuy nhiên nếu vẽ
càng chi tiết và có các từ khóa quan trọng thì bài học càng trở nên dễ dàng hơn.
Trong quá trình ôn tập, sử dụng sơ đồ tư duy là một trong những phương

pháp mới và có nhiều ưu điểm rõ rệt hơn so với các phương pháp ôn tập khác.
Đây là một trong những phương pháp ôn tập khoa học, ngắn gọn, cô đọng, dễ
nhớ, dễ thuộc và trọng tâm (ghi nhớ được các ý chính và khái quát hóa nội dung
bài học). Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng linh hoạt sao cho
có hiệu quả nhất. Đối với học sinh có học lực trung bình yếu thì khi sử dụng
phương pháp này giáo viên phải hướng dẫn chi tiết, kĩ càng cho các em, học
theo nhánh nhỏ , học đến đâu chắc kiến thức đến đó. Với các đối tượng học sinh
khá, giỏi thì phương pháp sử dung sơ đồ tư duy giúp các em ghi nhớ ý chính và
khái quát được bài ngay tại lớp mà không mất quá nhiều thời gian.
Trong quá trình ôn tập, giao việc chuẩn bị sơ đồ tư duy cho từng bài vào
giấy A3 và hướng dẫn mẫu là việc mà bản thân tôi đã làm . Sau khi các em làm
xong, nạp cho giáo viên, giáo viên phải xem lại sản phẩm của học sinh để xem
mức độ kiến thức mà các em khái quát là gì và rút ra nội dung chính chi tiết cho
từng bài. Đây là căn cứ các em ôn và học phần lí thuyết. Khi áp dụng phương
pháp này, bản thân tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt; các em nhớ bài nhanh hơn và
có trọng tâm hơn, tích cực hơn trong việc chuẩn bị bài mặc dù các sơ đồ mà các
em chuẩn bị còn chưa thực sự khoa học nhưng đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng
của học trò mà giáo viên phải ghi nhận và sửa lỗi cho các em. Qua đó, thời gian
ôn thi đã phần nào giảm đi sự căng thẳng của cô và trò trong những ngày hè
nóng nực.

11


Hình ảnh sử dụng sơ đồ tư duy do học sinh chuẩn bị
2.3.4. Nâng cao kĩ năng làm bài cho học sinh.
Trong quá trình ôn tập, giáo viên không chỉ trang bị cho các em kiến thức
mà phải đồng thời nâng cao kĩ năng làm bài thi cho các em. Để các em làm bài
thi hiệu quả thì giáo viên phải cho học sinh được tiếp xúc nhiều với đề tổng
hợp. Bản thân tôi trong quá trình ôn tập thì sau khi dạy ôn tập lí thuyết tôi

thường cho học sinh làm đề tổng hợp và chữa đề chi tiết, học sinh được rèn kĩ
năng làm bài thì kết quả mới được nâng lên. Kĩ năng làm bài là một trong những
yếu tố quyết định đến kết quả của các em. Kĩ năng này phải được rèn luyện qua
nhiều lần làm đề tổng hợp và thi thử. Kĩ năng làm bài thi theo tôi gồm:
Thứ nhất: Kĩ năng đọc đề.
Yêu cầu của kĩ năng này là đọc nhanh, đúng và chính xác đề thi.
Đề thi THPT Quốc gia với môn GDCD thường gồm có 4 trang. Hơn nữa,
phần kiến thức Vận dụng và Vận dụng cao thường có nhiều nhân vật được kí
hiệu bằng các chữ cái ví dụ như M, N, P, L, H, Q, G… nên rất khó nhớ. Trong
các tình huống đó, ngoài các nhân vật vi phạm còn có các nhân vật gây nhiễu
12


hoặc các nhân vật vi phạm các quyền khác. Do vậy , trong quá trình đọc đề nếu
cứ đọc tuần tự từ trên xuống dưới trong phần vận dụng cao sẽ rất khó nhớ. Khi
làm các tình huống Vận dụng cao, học sinh phải đọc câu hỏi cuối trước, tránh
gây loạn, khó nhớ. Câu hỏi cuối hỏi gì thì mới bắt đầu đọc tình huống, nhân vật
nào vi phạm theo nội dung câu hỏi ghi thì gạch chân trong đề với nhân vật đó
hoặc khoanh tròn nhân vật để đánh dấu. Sau đó mới dò đến đáp án tìm nhân vật
mình đánh dấu. Tỉ lệ chính xác của cách làm này rất cao.
Đọc đề thi ngoài việc các em phải đọc nhanh thì đòi hỏi phải đọc chính
xác , không được phép xót từ, đặc biệt đối với những câu hỏi có tính phủ định.
Ví dụ như không vi phạm, thực hiện chưa đúng…tránh tình trạng theo thói quen
học sinh cứ đi tìm nhân vật vi phạm.
Ví dụ: Nghi ngờ anh K là cán bộ phòng bảo hiểm huyện X đã làm hồ sơ
giả giúp chị M vợ anh được thanh toán bảo hiểm thất nghiệp nên ông C giám
đốc cơ quan bảo hiểm huyện X đã yêu cầu vợ chồng anh K chia cho ông một
nửa số tiền đó. Anh K không đồng ý nên bị ông C ra quyết định kỉ luật. Vì anh D
là kế toán đã trì hoãn thanh toán các khoản tiền trợ cấp mà anh K được hưởng
theo chế độ nên hai bên đã xảy ra xô xát. Do sơ ý, anh D đã đẩy anh K ngã trấn

thương sọ não. Những ai dưới đây vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông C, chị M và ông K.
B. Anh K và anh D.
C. Ông C và anh D.
D. Anh K, chị M và anh D.
Trong ví dụ trên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi cuối, sau
đó gạch chân nội dung mà câu hỏi yêu cầu (Những ai dưới đây vừa bị khiếu nại
vừa bị tố cáo?) để tránh nhầm nội dung. Khi đã xác định được nội dung câu hỏi,
bắt đầu đọc tình huống và gạch chân nhân vật vi phạm. Cuối cùng đối chiếu với
đáp án của đề ra và chọn đáp án phù hợp. Khi mới làm thì kĩ năng này học sinh
còn có phần lúng túng nhưng nếu được làm và rèn luyện thường xuyên thì đây
được coi là kĩ năng có nhiều lợi thế và đưa ra đáp án nhanh, chính xác hơn cả.
Đối với các câu hỏi phần lí thuyết thì đọc mệnh đề và xác định đúng nội
dung trọng tâm mà câu hỏi yêu cầu, việc tìm đáp án sẽ dễ dàng hơn.

13


Hình ảnh làm bài ôn tập buổi
Thứ hai: Kĩ năng tô và điền thông số vào bài thi.
Yêu cầu kĩ năng này là nhanh và chính xác vào phiếu làm bài thi.
Vào phòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải
điền toàn bộ các thông số từ mục 1 đến mục 9 vào phiếu trả lời trắc nghiệm
bằng bút bi hoặc bút mực trừ mực đỏ. Sau khi nhận được đề thi, thí sinh phải
ghi mã đề thi vào mục 10 và khoanh vào các ô có số tương ứng. Đây là yêu
cầu bắt buộc, nếu thí sinh thiếu bất cứ thông tin nào đều bị xem là không hợp
lệ. Việc lựa chọ các đáp án trên phiếu trả lời trắc nghiệm yêu cầu phải tô đen
và kín vòng đáp án mà mình lựa chọn, thí sinh nên chọn loại chì 2B hoặc 6B
tô sẽ đậm và dễ hơn.
Thực tế cho thấy, thực hiện kĩ năng này là điều không dễ dàng. Khi vào

phòng thi, nhiều em bị áp lực tâm lí nên căng thẳng, lo sợ, dễ sinh ra việc tô mã
đề, số báo danh… Hơn nữa, môn GDCD nằm trong tổ hợp xã hội, nếu tô nhầm
hoặc sai mã đề thi thì kết quả ảnh hưởng tới cả ba môn. Do vậy, yêu cầu tô chính
xác các thông số và đáp án là việc làm bắt buộc với các em.
Hiện nay, trường THPT Cầm Bá Thước rất quan tâm việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc giảng dạy cũng như chấm bài , làm đề thi. Trong ba
năm gần đây, các kì thi khảo sát do nhà trường tổ chức, học sinh đã được làm bài
trên phiếu trả lời trắc nghiệm và chấm bằng máy. Việc chấm bài này đã giảm bớt
đi áp lực, thời gian chấm bài và kết quả nhanh, chính xác. Tuy nhiên không ít
trường hợp các em tô nhầm hoặc không tô mã đề vào bài thi, đáp án tô nhầm
hoặc tô bằng chì mờ không đạt yêu cầu; cẩu thả trong việc giữ phiếu bài thi…
Đây là một trong những vấn đề mà các thầy cô và các em băn khoăn. Do vậy,
rèn kĩ năng và tính cẩn thận trong quá trình làm bài cho học sinh là điều không
hề dễ dàng.
Kĩ năng đọc đề và kĩ năng tô bài thi có mối quan hệ mật thiết và đòi hỏi
thí sinh phải kết hợp hài hòa cả hai kĩ năng này. Khi làm bài thi, thí sinh nên
chia câu hỏi thành các nhóm: Các câu hỏi có thể trả lời ngay; các câu cần suy
luận; các câu vượt quá khả năng của bản thân. Đối với các câu hỏi dễ có thể làm
ngay và khoanh vào bài thi, câu nào dễ hơn làm trước, câu khó làm sau…tránh
hiện tượng tập trung vào câu khó, mất nhiều thời gian để ảnh hưởng đến các câu
hỏi khác. Thông thường, các em thường khoanh đáp án vào đề thi và sau đó mới
tô. Cho nên, sau khi tô xong đáp án, giáo viên phải yêu cầu học sinh kiểm tra lại
các đáp án đã thực hiện xem có trùng với đáp án mình đã khoanh không; đọc
soát bài thi và kiểm tra cẩn thận trước khi nạp cho giám thị.
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình
ôn tập cho học sinh để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Các giải pháp này mang tính
chủ quan của cá nhân, được rút ra từ bản thân . Đặc biệt khi ôn tập, dù giáo
viên có sử dụng giải pháp nào đi chăng nữa cũng nên lựa chọn cho mình cách
14



dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, tức là phải dạy từ dễ đến khó, tránh
hiện tượng học sinh nản chí. Đối với các giải pháp này khi tôi đưa vào vận dụng
đã có những kết quả khả quan qua các lần các em thi khảo sát ở các lớp tôi dạy
so với mức chung của toàn khối 12.
Kết quả khảo sát tháng 3/ 2019 môn GDCD của trường năm học 2018- 2019.
Lớp
Điểm từ Điểm từ Điểm từ Điểm từ Điểm từ
Điểm
TBC
Khối
0≤ 5
<5≤ 7
<7≤ 8
<8≤ 9
<9≤ 10
Khối 12
60
144
75
29
01
6,34
309 HS
19,4%
46,6%
24,3%
9,3%
0,03%
12A1

04
16
12
05
0
6,35
37 HS
10,8%
43,2%
32,4%
13,5%
%
12A2
06
20
07
02
0
6,31
35 HS
17,2%
57,1%
20,0%
5,7%
%
12A6
07
17
04
08

0
6,51
36 HS
19,4%
47,3%
11,1%
22,2%
%
12C1
01
12
17
07
01
7,32
38 HS
2,6%
32,4%
44,7%
18,4%
2,6%
12C2
03
17
17
5
0
6,82
42 HS
7,1%

40,5%
40,5%
11,9%
%
Tổng
21
82
57
27
01
6.66
HS 5 lớp
35%
56,9%
76%
93%
100%
Kết quả khảo sát tháng 4/2019 đề của Sở GD& ĐT Thanh Hóa
Môn GDCD Trường Cầm Bá Thước-Năm học 2018-2019.
Lớp
Khối
Khối 12
308 HS
12A1
37 HS
12A2
34 HS
12A6
36 HS
12C1

38 HS

Điểm từ
0≤ 5
24
7,8%
02
5,4%
03
8,8%
03
8,3%
0
%

Điểm từ
<5≤ 7
104
33,8%
12
32,4%
08
23,6%
10
27,8%
04
10,5%

Điểm từ
<7≤ 8

107
34,7%
11
29,7%
17
50%
14
38,8%
17
44,8%

Điểm từ
<8≤ 9
59
19,2%
09
24,3%
06
17,6%
04
11,1%
13
34,2%

Điểm từ
<9≤ 10
14
4,5%
03
8,2%

0
%
05
13,9%
04
10,5%

Điểm
TBC
7,12
7,33
7,05
7,27
8,04

15


12C2
42HS
Tổng HS
5 lớp

02
12
17
11
0
7,31
4,8%

28,6%
40,5%
26,1%
%
10
46
76
43
12
7,40
41,6%
44,2%
71%
72,8%
85,7%
Qua hai lần khảo sát, chất lượng đại trà môn GDCD của toàn khối đã
được nâng lên thể hiện rõ ở điểm thi TBC của toàn khối. Đối với 5 lớp tôi dạy,
bản thân mỗi học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Kết quả tổng hợp, so sánh 2 lần khảo sát gần nhất của
trường(Tháng 3 và tháng 4 năm 2019) môn GDCD
TBC 5 TBC cả
Lớp
12A1
12A2
12A6
12C1
12C2
Lớp
khối
Tháng 3

6,35
6,31
6,51
7,32
6,82
6,66
6,34
Tháng 4
7,33
7,05
7,27
8,04
7,31
7.40
7,12
Thời gian còn lại để ôn tập cho các em không nhiều, với sự nỗ lực cố
gắng của cô và trò hi vọng các em ẽ đạt kết quả bằng hoặc cao hơn so với các kì
thi năm trước.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi áp dụng những biện pháp nghiên cứu đã trình bày vào thực tiễn
giảng dạy và ôn tập cho học sinh khối 12 trường THPT Cầm Bá Thước, chúng
tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ như sau:
+ Tạo không khí học tập vui vẻ, phấn khởi, phát huy tính chủ động, tích
cực của học sinh. Học sinh đã nâng cao được ý thức tự giác trong giờ học,
chuyển từ chỗ học tập thụ động sang học tập chủ động đồng thời biết vận dụng
những kiến thức được trang bị từ sách vở vào thực tế cuộc sống; biết sống đúng
chuẩn mực và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
+ Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học một cách nhanh nhất, chắc chắn và
nhớ lâu kiến thức đã học.

+ Đối với giáo viên đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người giáo
viên trong việc sử dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với mục tiêu đổi
mới giáo dục và đối tượng học sinh hơn. Từ đó tạo ra sự gần gủi, thân thiện giữa
thầy cô giáo và các em học sinh.
+ Góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường,
nâng cao tỷ lệ đậu tốt nghiệp bởi môn GDCD cùng với tổ hợp xã hội từ lâu đã
được coi là các môn cứu cánh cho các em trong kì thi THPT Quốc gia. Điều này
đã được minh chứng bằng kết quả thi của học sinh trong hai năm qua.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Sáng kiến kinh nghiệm này là kết quả mà bản thân tôi trong quá trình
giảng dạy chính khóa và ôn tập cho các em học sinh lớp 12 rút ra. Thiết nghĩ,
quá trình ôn tập của các em học sinh lớp 12 ở phạm vi trường THPT Cầm Bá
Thước nói riêng và cả tỉnh nói chung đều cần những giải pháp thiết thực và có
16


thể xem đây là một trong những kênh thông tin để quý thầy cô cùng tham khảo
và vận dụng vào đặc thù trường mình sao cho phù hợp.
Từ kết quả nghiên cứu trình bày ở trên, có thể rút ra một số kết luận sau:
+ Đề tài đã trình bày được những vấn đề cơ bản về lí luận đồng thời đã
phân tích, đánh giá được thực trạng, tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao
chất lượng đại trà môn GDCD tại trường THPT Cầm Bá Thước trong kì thi
Quốc gia sắp tới.
+ Trong quá trình sử dụng các giải pháp, người giáo viên phải biết vận
dụng hài hòa, kết hợp khéo léo, phù hợp với đối tượng học sinh mà mình giảng
dạy. Tuy nhiên, giảng dạy và tiếp thu kiến thức là một quá trình nên không được
nôn nóng mà phải kết hợp theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với Tổ nhóm chuyên môn.

- Cần tạo điều kiện hơn nữa trong các giờ sinh hoạt chuyên môn để nhóm
chuyên môn được trao đổi, tìm ra các giải pháp hợp lí trong giáo dục ý thức tự
học của học sinh.
- Tăng cường phối hợp trong nhóm chuyên môn hơn nữa.
- Tổ chức các giờ dạy theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực của học sinh.
3.2.2. Đối với nhà trường THPT Cầm Bá Thước.
- Trang bị , bổ sung tủ sách pháp luật tại thư viện nhà trường
- Tổ các hội thi “học đi đôi với hành” như cuộc thi tìm hiểu về “an toàn
giao thông”, “luật gia tương lai”… cho học sinh toàn trường cùng tham gia để
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
- Tăng số buổi ôn tập buổi chiều cho học sinh 12 và quan tâm với lịch ôn
tập tại các lớp 12C trong năm học.
- Phối hợp với các trường bạn cho học sinh thi giao lưu các bộ môn thi
THPT ( mở rộng hình thức thi liên trường).
- Có hình thức đổi mới trong các kì thi khảo sát theo sát với kì thi THPT
Quốc gia.
3.3.3. Đối với Sở GD& ĐT Thanh Hóa.
- Rà soát chương trình nhà trường trên phạm vi toàn tỉnh để có kế hoạch
thống nhất chung.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề , hội thảo về chuyên môn, kiểm tra
đánh giá; cập nhật vấn đề ôn thi THPT Quốc gia cho tất cả các giáo viên cùng
tham gia.
- Tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật cho cán bộ giáo viên và học
sinh cùng tham gia.
- Có kế hoạch cụ thể và dự giờ kiểm tra công tác ôn thi tốt
nghiệp tại các trường phổ thông sớm để giáo viên có các định
hướng rõ ràng hơn.
XÁC NHẬN CỦA
Thường Xuân, ngày 20 tháng 5 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi
tự viết ra, không sao chép nội dung của người khác.

17


Người viết

Phạm Thị Hoa

18



×