Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ cảnh quan và ý nghĩa thực
tiễn của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Khái niệm về lớp vỏ cảnh quan
2. Quy luật về tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ cảnh quan
2.1. Khái niệm
2.2. Nguyên nhân
2.3. Biểu hiện
3. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường
4. Tài liệu tham khảo
1. KHÁI NIỆM VỀ LỚP VỎ CẢNH QUAN
•
Theo nghĩa rộng: lớp vỏ cảnh quan đồng nghĩa với lớp vỏ địa lý. Đó là khoảng không gian bao bọc
xung quanh trái đất có bề dày khoảng 35-40km, giới hạn trên là tầng ozon và giới hạn dưới là vực
thẳm của đại dương.
•
Theo nghĩa hẹp: Lớp vỏ cảnh quan là bộ phận của lớp vỏ địa lý ở gần mặt đất, nơi xảy ra sự xâm
nhập trực tiếp và tác động mạnh nhất của các thành phần như: thạch quyển, khí quyển, thổ
nhưỡng quyển và sinh vật quyển
1. KHÁI NIỆM VỀ LỚP VỎ CẢNH QUAN
Sơ đồ cấu tạo lớp vỏ cảnh quan trái đất.
2. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ cảnh quan
2.1 Khái niệm
Là quy luật về mối quan hệ quy định
lẫn nhau giữa các thành phần cũng
như mỗi bộ phận của lãnh thổ trong
lớp vỏ địa lý.
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa
các thành phần của lớp vỏ địa lý
2. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ cảnh quan
2.2 Nguyên nhân
•
Do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lý đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của
ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập.
•
Những thành phần này xâm nhập vào nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể
thống nhất và toàn diện
•
Sự trao đổi không ngừng vật chất và năng lượng giữa các bộ phận cấu thành riêng lẻ quy định tính
hoàn chỉnh của vỏ cảnh quan.
2. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ cảnh quan
2.3 Biểu hiện
•
Vỏ cảnh quan Trái đất là một thể thống nhất và hoàn chỉnh về mặt cấu trúc thành phần, nhưng không đồng
nhất về mặt lãnh thổ, có sự phân dị thành các địa tổng thể với qui mô khác nhau.
•
Mỗi thành phần của vỏ cảnh quan (nền đá, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thế giới hữu cơ, v.v…) tồn tại và
phát triển theo những qui luật riêng của nó.
•
Từng thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập, mà chúng chịu ảnh hưởng của các thành
phần khác và tác động ảnh hưởng của mình tới các thành phần khác.
2. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ cảnh quan
2.3. Biểu hiện
•
Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ thống vật liệu thống nhất.
•
Các thành phần của lớp vỏ địa lý cũng phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau và theo cùng một hướng làm cho tính
thống nhất của lớp vỏ mang tính của một hệ thống hoàn chỉnh.
•
Tính hoàn chỉnh của hệ thống mang đặc tính chung tới mức chỉ một khâu trong vỏ cảnh quan thay đổi thì tất cả các khâu còn lại
cũng thay đổi theo.
•
Con người cũng tham gia vào các mối liên hệ phổ biến này. Bằng hoạt động sản xuất của mình con người đã tạo ra áp lực lớn lên
tự nhiên đến mức có thể làm thay đổi môi trường tự nhiên.
2. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ cảnh quan
2.3 Biểu hiện
•
Quy mô thay đổi của toàn bộ hệ thống, về căn bản phụ thuôc vào qui mô thay đổi của các bộ phận cấu thành riêng
biệt. Có thể sắp xếp tính bảo thủ của các thành phần theo thứ tự giảm dần như sau: cơ sở nham thạch - địa hình các hiện tượng khí hậu - nước - thổ nhưỡng - thực vật - động vật. (Xooltxev, 1960).
•
Trong vỏ cảnh quan thành phần này có thể kìm hãm bước tiến hóa của các thành phần khác hoặc ngược lại có tác
dụng thúc đẩy nhanh lên. Giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của một sự vật, hiện
tượng có sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau.
Ví dụ 1
Phá rừng
Mất nơi nghỉ ngơi,
Tăng lượng
Tăng xói mòn,
Dòng chảy kém
Tổn thất nguồn
giải trí
CO2
Rửa trôi đất
điều hòa
gien ĐTV
Khí hậu
Tăng diện tích đất
Gây ngập lụt,
nóng lên
hoang, đồi núi trọc
khô hạn
Tăng mực
Giảm diện tích
nước biển
đất nông nghiệp
Ngập diện tích
ven biển
Thiếu LT-TP
Phá vỡ cân bằng sinh thái
Ví dụ 2
Ảnh hưởng đến
sinh kế
người dân
Mất đất, mất rừng
Người dân phải di dời
Làm chậm tốc độ
dòng chảy tự nhiên
Xây dựng đập
Làm thay đổi chế
thủy điện
độ dòng chảy
của sông
Làm tăng lượng
phù sa tại các hồ
Làm thay đổi chế độ
Môi trường sinh thái
phù du, dinh dưỡng sông
Chặn đường đi của chu
trình sinh sản và sinh
trưởng của các loài cá
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
•
Trong thiên nhiên, các hợp phần tự nhiên luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành các tổng thể địa lý tự nhiên thống
nhất. Mỗi khu vực chỉ thích hợp với một số loại hình sử dụng nhất định và ngược lại.
•
Vận dụng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của tự nhiên chúng ta có thể đưa ra được những hướng sử dụng phù hợp trong phát
triển của mỗi đơn vị lãnh thổ cũng như cho quá trình quy hoạch lãnh thổ. Nhờ đó, chúng ta khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên phục vụ phát triển mà không gây tác động xấu đến tự nhiên, môi trường.
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
•
Cảnh quan của một lãnh thổ luôn có những thay đổi và phân hóa phức tạp. Các thành phần cấu tạo cảnh quan có
tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống đó tồn
tại trong trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệ thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi
của các thành phần khác và phá vỡ hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới.
•
Nếu khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc
điểm, quy luật phát sinh, phát triển và thống nhất của chúng thì sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tài nguyên thiên
nhiên và đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ. Ngược lại, nếu con người khai thác, sử dụng tự nhiên
không tuân theo những quy luật thì sẽ mang lại những hậu quả lâu dài và không lường trước được.
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
•
Mọi hoạt động kinh tế của xã hội loài người thực tế là sự can thiệp vào bước tiến triển xác định của quá trình tự nhiên trong Vỏ
cảnh quan. Việc thay thế thực vật hoang dại bằng thực vật gieo trồng, việc xây dựng các đập trên sông, việc dẫn nước tới các
miền hạn hán, việc làm khô các đầm lầy vv…nhất định sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ tổng thể tự nhiên của cảnh quan và trải qua
một thời gian có thể dẫn đến những kết quả bất ngờ, trong đó có cả các kết quả trái với ý muốn của con người.
•
Như vậy, với quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của tự nhiên chúng ta có thể dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự
nhiên khi chúng ta sử dụng một thành phần nào đó vào mục đích kinh tế-xã hội.
•
Từ đó, con người có thể điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho hợp lý để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
•
Trong nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
phần lớn vào tự nhiên (đất, khí hậu, nước, sinh vật…).
•
Ở miền núi, hoạt động sản xuất du canh du cư đã tàn
phá diện tích rừng, mất lớp phủ thực vật, khả năng đất
bị xói mòn tang nhanh (nhất là những vùng địa hình
dốc);nguồn nước chảy tràn nhưng thấm đất ít, đất bị
mất dinh dưỡng trở nên bạc màu.
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
•
Để khắc phục, cần trồng trọt theo phương thức ruộng bậc thang (hay đường đồng mức) để hạn chế xói
mòn gây mất nước, mất đất, biến đổi địa hình và phòng tránh một số thiên tai có thể xảy ra ở miền núi.
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
•
Trong công nghiệp
Việc xây dựng đập nước lớn, cần chú ý đến yếu tố nền móng địa chất vững chắc, vì nếu nền móng không vững
chắc sẽ dẫn đến vỡ đập nước.
Công trường thuỷ
điện Chiêm Hoá
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Việc xây dựng đập làm thay đổi cảnh quan, làm xuất hiện cảnh quan hồ nước, thay đổi môi trường sinh thái
quanh hồ. Các yếu tố vi khí hậu, nguồn nước, thảm thực vật rừng cũng thay đổi theo.
Cần nghiên cứu tổng hợp tự nhiên khu vực trước khi quyết định có hay không thành lập một công trình nhà
máy thủy điện nào đó.
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
•Trong xây dựng đường giao thông
Khi xây dựng một tuyến đường giao thông thường gắn với việc làm thoải độ dốc của địa hình, xuất
hiện các vệt lộ taluy và tàn phá một diện tích lớn rừng.
Việc làm thay đổi các yếu tố địa hình, thảm thực vật sẽ dẫn đến trượt lở đất nếu như không có biện
pháp kĩ thuật công trình phòng tránh (mưa nhiều, đất nhiều sét hoặc bở rời…)
3. Ý nghĩa của quy luật trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tóm lại: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý
•
•
Đòi hỏi mọi người phải nâng cao nhận thức của mình về việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
•
“Nói một cách đơn giản, việc cải tạo tự nhiên hợp lý không thể không tính đến quy luật về tính hoàn chỉnh của
vỏ cảnh quan. Sự can thiệp của những người không hiểu biết về lĩnh vực các mối liên hệ nhân quả tinh tế tự
nhiên chẳng khác gì sự can thiệp của những con ong vào mạng nhện” (Armand, 1966).
Báo trước sự cần thiết đầu tiên phải đánh giá tác động môi trường, cũng như nghiên cứu tỉ mỉ cấu trúc địa lí của
bất kì lãnh thổ nào trước khi khai thác chúng vì mục đích kinh tế.
Kết luận
•
Mọi sự vật hiện tượng trên Trái đất không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà nó chịu sự chi phối
của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
•
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định
lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
•
Từ quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí với mối liên hệ phổ biến, con
người rút ra những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn.
•
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan hướng công tác quản lý, khai
thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường tới công tác phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo
1.
Nguyễn Vi Dân (2005), Cơ sở địa lý tự nhiên, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
2.
SGK, Địa lý 10, NXB Giáo Dục Việt Nam
3.
Một số trang web