Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Sử dụng kiến thức lịch sử để trình bày và giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của nhật bản qua các giai đoạn ở bài 9 nhật bản tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ ĐỂ TRÌNH BÀY VÀ GIẢI
THÍCH NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
NHẬT BẢN QUA CÁC GIAI ĐOẠN Ở BÀI 9: NHẬT BẢNTIẾT 1: TỰ NHIÊ, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 11-THPT

Người thực hiện: Vũ Thị Loan
Chức vụ:
Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn : Địa Lí

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
Trang
3
1. Mở đầu
3
1.1. Lí do chọn đề tài
4
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu


4
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chung
5
2.3.2. Thiết kế tiến trình: Sử dụng kiến thức Lịch sử để trình bày và giải 6
thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn ở Bài
9: Nhật Bản- Tiết 1 : Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tếchương trình Địa lí lớp 11- THPT.
2.3.3. Thiết kế giáo án minh hoạ
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
17
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.1.1. Những bài học kinh nghiệm:
18
3.1.2. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến kinh nghiệm
18
3.2. Kiến nghị
18



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc
truyền thụ kiến thức đặc trưng của bộ môn cho học sinh người giáo viên còn
phaỉ sử dụng kiến thức liên môn có liên quan góp phần gây hứng thú cho học
sinh trong từng tiết học, hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh. Dạy học liên môn Văn học, Lịch sử, Giáo dục
công dân trong dạy học Địa Lí làm cho học sinh có khả năng tư duy lô gíc, khắc
phục tình trạng nắm kiến thức một cách rời rạc. Khoa học hiện nay coi trọng
tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể
chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình dạy học các môn học.
Với quan điểm chung là giáo dục học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt và
các hướng dẫn chương trình bộ môn Địa lý và Lịch sử ở bậc trung học phổ thông.
Việc dạy học Địa lý và Lịch sử nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo
dục, đây là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân
thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
- Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng kiến khức liên môn
trong môn địa lý đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc bảo
đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Do đó việc xây dựng chủ đề này sẽ là tạo điều kiện cho giáo viên :
+ Hiểu và làm đúng mục đích của dạy liên môn , nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm và xa hơn nữa là đáp ứng mục tiêu giáo dục
trong hiện tại cũng như trong thời gian tới.
+ Giáo viên tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các
hình thức tổ chức dạy học .
+ Giúp học sinh có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng

dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Học sinh sẽ thấy được ý nghĩa thực tiễn và tính ứng dụng của các kiến
thức lí thuyết vào thực tế cuộc sống.
- Học sinh nhận thức thế giới một cách tổng thể và toàn diện hơn để từ đó
hình thành năng lực một cách hiệu quả.
+ Học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu trên lớp, ở nhà
thông qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho học
sinh.
+ Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phát huy sở trường tư duy cho từng học sinh.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy đồng thời là tổ trưởng chuyên môn
có nhiều môn học liên quan (Sử - Địa – Giáo dục công dân), tôi thấy việc cần
phải biết và hướng tới là làm tốt việc xây dựng các chủ đề trong dạy học tích
hợp liên môn là rất cần thiết.
1


Xuất phát từ hoàn cảnh trên mà tôi đã xây dựng sáng kiến: Sử dụng kiến
thức Lịch sử để trình bày và giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của
Nhật Bản qua các giai đoạn ở Bài 9: Nhật Bản- Tiết 1 : Tự nhiên, dân cư và
tình hình phát triển kinh tế- chương trình Địa lí lớp 11- THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong
việc trang bị kiến thức cần thiết, liên kết hệ thống kiến thức giữa các môn học
với nhau, đặc biệt là kiến thức lịch sử với địa lí để các em mở rộng vốn hiểu biết
để phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, yêu cầu đặt ra là: Giáo viên
nên kết hợp phương pháp dạy học liên môn Văn - Sử - Địa trong một bài học sẽ
phối kết hợp một cách lôgic những bộ phận kiến thức khác nhau về độ sâu, độ
rộng nhưng giống nhau về hướng phản ánh: làm bài học sinh động, hấp dẫn hơn
mà vẫn đảm bảo đặc tính bộ môn và trọng tâm bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên
cứu áp dụng: Sử dụng kiến thức Lịch sử để trình bày và giải thích nguyên
nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn ở Bài 9: Nhật BảnTiết 1 : Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế- chương trình Địa lí
lớp 11- THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết thông qua việc thu thập, sưu tầm tài liệu, giáo trình
liên quan đến đề tài.
Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin thông qua tìm hiểu tâm lí học sinh.
Phương pháp thống kê, xử lý thông tin thông qua việc kiểm tra kiến thức Địa Lí
ở học sinh.
Lập dàn ý, bố cục đề tài và chọn lọc các phương pháp thực hiện phù hợp.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu
tư cho giáo dục là dầu tư cho sự phát triển. Giáo dục có nhiệm vụ rất quan trọng
là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để thực hiện tốt
được những nhiệm vụ trên thì nền giáo dục của nước ta phải không ngừng đổi
mới và hoàn thiện. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”
2



Như vậy theo quan điểm của Đảng thì một trong những nội dung quan
trọng của đổi mới giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh có
thể phát huy tính tích cực của mình.
Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, có tính thực tiễn nên sinh
động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học
sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề liên môn giúp cho
học sinh có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến
thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ
là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình
dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến
thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những
kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay,
vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ
chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp
học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong
sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên
môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn
trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và
kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn
hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn,
tích hợp. Việc lựa chọn nội dung dạy học để xây dựng các chủ đề tích hợp liên
môn phù hợp nhằm khắc phục những khó khăn đó.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống
giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương
diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.

- Môn Địa lý và Lịch sử những năm gần đây, HS không thực sự hứng thú, ít
quan tâm và không nhiều HS lựa chọn môn Địa và Lịch sử để thi THPTQG.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu
của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ
thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa
các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và
các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức Địa lý, Lịch sử vào cuộc sống.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
- Hình thành và phát triển năng lực học sinh, nhất là năng lực giải quyết các vấn
đề thực tiễn.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chung
3


Bước 1: Các giáo viên những bộ môn có liên quan cần:
Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần
giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình,
sách giáo khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa
phương, đất nước để xây dựng bài học.
Bước 2: Xác định chủ đề, nội dung liên môn, bao gồm tên bài học và thuộc
lĩnh vực môn học nào, đóng góp của các môn vào bài học .
Cần xác định tên chủ đề dạy học sao cho phù hợp nhất với nội dung được lồng
ghép, xác định được phương án dạy ghép nội dung . Đồng thời, xác định được ý
nghĩa của dạy chủ đề đó.
Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho chủ đề , nội dung lồng ghép.
Từ số tiết của các bài trước khi lồng ghép ,giáo viên dự kiến số tiết cho liên
môn.
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức,

kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành.
Chú ý, khi xây dựng chủ đề, giáo viên dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng trong
chương trình giáo dục phổ thông của các môn học được sử dụng kiến thức liên
môn để xác định mục tiêu bài học trên cơ sở cấu trúc lại (nhưng không thay
đổi ).
Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học , phần học liên môn. Căn
cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố
vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.
Quy trình này có thể được khái quát thành bảng sau:
Tên bài học
(nội
dung
Thời lượng
Đóng góp của các môn
phần
đưa
Mục tiêu Nội dung
dự kiến (tiết)
vào bài học
kiến
thức
liên môn)
2.3.2. Thiết kế tiến trình: Sử dụng kiến thức Lịch sử để trình bày và giải
thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn ở Bài
9: Nhật Bản- Tiết 1 : Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tếchương trình Địa lí lớp 11- THPT.
Bước 1: Từ các nội dung chính đã xác định trong chủ đề liên môn, giáo viên xác
định các nội dung chi tiết tương ứng với các nội dung chính.
Bước 2: Lập bảng mô tả mức độ nhận thức và năng lực được hình thành:
Nội
dung/

Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng cao
Chủ đề/
chuẩn
Bước 3: Xây dựng kế hoạch dạy học.
+ Thứ nhất, phải xác định học liệu cần thiết, phù hợp với chủ đề dạy học, từ đó
phân công chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
4


+ Thứ hai, phải xác định phương pháp dạy học: Tiến trình dạy học phải thể hiện
chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với phương pháp dạy học tích cực
được vận dụng.
+ Thứ ba, phải xác định kỹ thuật dạy hoc cho chủ đề:
Mỗi hoạt động học của học sinh phải thể hiện rõ mục đích, nội dung, phương
thức và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Phương thức hoạt động
của học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng. Có nhiều kĩ
thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện các kĩ năng
khác nhau cho học sinh. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc
tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện theo các bước sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh
phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản
phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ, hình thức giao
nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh;
đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác với
nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó
khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra
tình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù

hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên
cần khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập;
xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức cho học
sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ và những ớ kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các
kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Mỗi chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có
thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ
thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy
học được sử dụng.
+ Thứ tư, xác định kế hoạch dạy học: chủ đề gồm mấy hoạt động, tên gọi của
từng hoạt động,…
Kết quả/sản
phẩm
dự
kiến (tên và
Thời
Tiến trình Hoạt
động Hỗ trợ của giáo
yêu cầu của
gian
dạy học
học sinh
viên
sản phẩm;
tiêu chí đánh
giá)
Hoạt động:

5


2.3.3. Thiết kế giáo án minh hoạ
Tên bài học:
Bài 9: Nhật Bản- Tiết 1 : Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tếchương trình Địa lí lớp 11- THPT.
a) Các môn/Bài học được lồng ghép.
Phần III: Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản Bài 9: Nhật Bản môn Địa
Lí 11- Học kì II sẽ vận dụng kiến thức Lịch Sử lớp 12 - Bài 8 - Học kỳ 1: Nhật Bản
để trình bày và giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản. qua các
giai đoạn.
Vận dụng kiến thức Tin học để soạn thảo văn bản báo cáo, xây dựng sản
phẩm báo cáo Powerponit.
b) Thời lượng dạy học: 1 tiết
c) Đối tượng học sinh lớp 11.
* Đối tượng dạy học là học sinh khối 11
- Số lượng học sinh: 120 em
- Số lớp thực hiện: 03 lớp (11B2, 11B6, 11B7)
Thời điểm dạy học: Học kỳ II
g) Ý nghĩa của việc tích hợp trong bài học.
(1) Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học.
* Đối với giáo viên (GV):
+ Hiểu và làm đúng mục đích của dạy học liên môn , “ tập làm” để rồi phải “
biết làm’’nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ nhóm và xa hơn
nữa là đáp ứng mục tiêu giáo dục trong hiện tại cũng như trong thời gian tới.
+ Giáo viên Tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình
thức tổ chức dạy học .
* Đối với học sinh (HS):
+ Học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu trên lớp, ở nhà thông
qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho HS.

+ Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phát huy sở trường tư duy cho từng học sinh.
à Nguyên nhân là do dạy học tích hợp đã phối kết hợp một cách lôgic những bộ
phận kiến thức khác nhau về độ sâu, độ rộng nhưng giống nhau về hướng phản
ánh: làm bài học sinh động, hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo đặc tính bộ môn và
trọng tâm bài học.
(2) Ý nghĩa của bài học đối với thực tế cuộc sống.
- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực, so sánh được các nguồn lực của Việt
Nam với Nhật Bản để biết phát huy thế mạnh của Việt Nam trong việc phát triển
kinh tế.
- Học sinh học tập một số đức tính tốt đẹp của người lao động Nhật Bản, từ đó
có thể gián tiếp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam
- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân giúp đỡ Nhật bản (đặc biệt về
tinh thần) khi nước này gặp thiên tai. Đồng thời có ý thức tham gia xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản.
2.3.3.1. Mục tiêu dạy học:
6


a. Về kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản qua một số giai đoạn.
b. Về kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và trình bày được một số đặc điểm địa
hình, tài nguyên khoáng sản và dân cư của Nhật Bản.
- Nhận xét được các số liệu, tư liệu về dân cư, các giai đoạn phát triển kinh tế
của Nhật Bản.
c. Định hướng phát triển năng lực

Các năng lực chính được hướng tới:
- Năng lực hợp tác, năng lực phân tích số liệu thống kê sơ đồ, biểu đồ, hình
ảnh...
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
2.3.3.2- BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH.
Khi xây dựng chủ đề, giáo viên dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng trong
chương trình giáo dục phổ thông của 2 môn học (Lịch sử - Địa lý ) được tích hợp
để lập bảng mô tả các mức độ nhận thức đồng thời định hướng các năng lực được
hình thành cho học sinh trên cơ sở cấu trúc lại (nhưng không thay đồi) :
Nội
dung/
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng cao
Chủ đề/
chuẩn
Đất nước -Xác định vị - Phân tích - Sử dụng -So sánh khái quát

con trí địa lí của được các đặc bản đồ tự tự nhiên Nhật Bản
người
Nhật
Bản điểm dân cư, nhiên trình với tự nhiên Việt
Nhật Bản trên bản đồ; xã hội Nhật bày
được Nam
trình
bày Bản
đặc

điểm - Phân tích được
được
đặc - Phân tích của vị trí địa ảnh hưởng của
điểm của vị được
những lí, phạm vi đặc điểm dân cư, xã
trí địa lí, thuận lợi, khó lãnh
thổ hội
phạm
vi khăn của tụ Nhật Bản. tới kinh tế.
lãnh
thổ nhiên,
tài
- Liên hệ đặc điểm
Nhật Bản. nguyên đối với
dân số Việt nam và
-Trình bày sự phát triển
rút ra bàì học về đức
đặc điểm tự kinh tế.
tính của con người
nhiên,
tài .
Nhật Bản
7


nguyên
thiên nhiên
-Kể tên một
số địa danh.


Các giai
đoạn
phát triển
của kinh
tế

- Vận dụng giải thích
năng suất lao động
của Việt Nam.
- Hiểu được
tình hình kinh
tế Nhật Bản
qua một số thời
kì từ 1945 đến
nay.


giải
được
sự
phát
triển
kinh tế Nhật
Bản qua một
số thời kì từ
1945
đến
nay.

- Khai thác được các

số liệu, tư liệu về
các giai đoạn phát
triển kinh tế của Nhật
Bản.
-Rút ra bài học
cho Việt Nam.
-Tham khảo và
dự đoán sự phát triển
kinh tế Nhật Bản đến
năm 2050.

2.3.3.3. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG, TÌM HIỂU KHÁI QUÁT NỘI DUNG
CỦA CHỦ ĐỀ BÀI HỌC VÀ GIAO NHIỆM VỤ.
Giáo viên giới thiệu chủ đề:
Giáo viên trình chiếu một vài hình ảnh về đất nước Nhật Bản rồi yêu cầu mỗi
học sinh nêu một khó khăn nổi bật về tự nhiên và dân cư, xã hội hoặc kinh tế chính trị Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay?
Giáo viên gọi vài học sinh trả lời rồi liệt kê ý kiến các em lên bảng rồi đặt vấn
đề “ Vì sao một đất nước bị tàn phá nghiêm trọng sau chiến tranh, điều kiện tự
nhiên khó khăn và nghèo tài nguyên mà vẫn vươn lên trở thành cường quốc kinh
tế số 2 thế giới?”
Để góp phần lý giải vấn đề này chúng ta tìm hiểu chủ đề : “Nhật Bản: Tiết 1:
Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế” ở cả 2 phương diện địa lí
và lịch sử trong đó kiến thức lịch sử được sử dụng để làm rõ hơn tình hình
và các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Nhật bản qua các giai
đoạn.
Bước 1 : Tìm hiểu khái quát bài học.
Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của bài học.
Mục đích của bước này là giúp tất cả các em học sinh trong lớp phải nắm
được nội dung cần nghiên cứu những gì, nội dung cơ bản của bài học. Tránh

việc học sinh nhóm nào chỉ biết nội dung của nhóm ấy, như thế sẽ không hiểu gì
về nội dung của các nhóm còn lại đồng thời gây lúng túng trong phần đặt câu
hỏi cho nhóm khác và quan trọng hơn là mục tiêu của chủ đề sẽ không đến được
với tất cả người học.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (Phụ lục A1) mỗi bàn 1 phiếu
sau đó học sinh làm việc nhóm theo bàn, thảo luận rồi điền nội dung vào phiếu.
8


Sau 5 phút, giáo viên tập hợp kết quả làm việc của học sinh
Cuối cùng, giáo viên cùng học sinh tổng hợp các một số nội dung trùng
hợp mà nhiều nhóm lựa chọn rồi thảo luận và thống nhất nội dung của chủ đề.
Nội dung 1: Đất nước và con người Nhật Bản.
Nội dung 2: Các giai đoạn phát triển.
Giáo viên dẫn dắt: Trong các vai khác nhau, với các hình thức khác nhau,
các em hãy tìm hiểu về Nhật Bản, xây dựng các sản phẩm, báo cáo về tự nhiên,
dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản để giới thiệu với các bạn trẻ Việt
Nam.
Bước 2: Thành lập nhóm
- Giáo viên phát phiếu thăm dò sở thích nhóm và phiếu điều tra nhu cầu học
sinh (Phụ lục A7)
HS điền phiếu số 1
Giáo viên thu thập phiếu điều tra làm cơ sở phân chia nhóm .
- GV điều chỉnh và công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích
Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí
Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch
nhóm:
Nhóm
Nội dung nhiệm vụ
1,2 -Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm

các thành phần tự nhiên, đánh giá thuận lợi và khó khăn của tự nhiên).
- So sánh khái quát với điều kiện tự nhiên của nước ta
3,4 - Tìm hiểu về dân cư (quy mô dân số và gia tăng dân số, cơ cấu dân số,
phân bố dân cư, con người).
- Rút ra những bài học đối với Việt Nam.
Tổ chức “ Khám phá văn hoá Nhật Bản”
5,6
Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển kinh tế (thời gian, đặc điểm, nguyên
nhân).
- Rút ra những bài học đối với Việt Nam.
Bước 4: Phát phiếu học tập định hướng cho học sinh (Phụ lục A2- A6) và
giáo viên gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn
thành nhiệm vụ.
- Học sinh nghiên cứu phiếu học tập định hướng.
- Học sinh lắng nghe, ghi chép, hỏi giáo viên những nội dung chưa hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HIỆN BÀI HỌC
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm
mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ
đề
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có
thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm
HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ
9


Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và
tự đánh giá sản phẩm của các nhóm ( Phụ lục A10 - A12).
- GV nhắc lại về phiếu đánh giá cá nhân và nhóm cũng như các tiêu chí đánh giá
đã hướng dẫn trong các phiếu ở Phụ Lục, đồng thời mỗi nhóm lưu ý thời gian
báo cáo sản phẩm từ 07 -10 phút .

Bước 2: Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân
công.
Nhóm 1,2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên Nhật Bản.
+ Hình thức báo cáo : thuyết trình, thảo luận
+ Sản phẩm : Power point, Word.
Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình.
(1)
HS các nhóm cử người trình bày, người trả lời câu hỏi của nhóm khác,
người đánh giá nhóm khác)
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi
nhận thông tin, phiếu đánh giá nhóm vừa trình bày …
(3)
Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu Hs các nhóm khác đưa ra
câu hỏi về tự nhiên Nhật Bản.
(4) HS nhóm vừa báo cáo ghi nhận câu hỏi và đưa ra phương án trả lời (khi
cần, GV có thể trợ giúp).
(5) GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm :
+ Về nội dung.
+ Về hình thức.
+ Về cách trình bày và câu trả lời của các nhóm khác.
GV đặt thêm câu hỏi:
1. Hãy so sánh khái quát điều kiện tự nhiên của Nhật Bản với Việt Nam?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án => Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi
hơn Nhật Bản rất nhiều
Dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản và thông tin dưới đây, trả lời các câu hỏi:
CƯỜNG QUỐC NGHÈO KHOÁNG SẢN
Nhật Bản là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản. Khu vực
khai thác dầu ở phía bắc đảo Hôcaiđô và đảo Hônsu chỉ đáp ứng được khoảng
1% nhu cầu của đất nước. Khí tự nhiên cũng không đáng kể. Than đá có ở miền

bắc đảo Kiuxiu và đảo Hônsu nhưng có giá trị không lớn. Nhờ có mạng lưới
sông suối dày đặc mà Nhật Bản có nguồn thủy điện phong phú và ngày nay đã
trở thành một trong những quốc gia có sản lượng thủy điện lớn vào bậc nhất thế
giới. Nguồn khoáng sản kim loại cũng không đáng kể.
Câu hỏi: Khó khăn chủ yếu nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của Nhật Bản là:
A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.B. Trữ lượng các loại khoáng sản không đáng
kể.
C. Nhiều núi lửa, động đất.
D. Nhiều đảo lớn, đảo nhỏ cách xa nhau.
HS : Trả lời
10


GV: Đáp án B.
SẢN PHẨM MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC.
- Nhật Bản là đất nước quần đảo, nằm ở phía Đông châu Á, dài trên 3800km.
Gồm 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Xicôcư, Hôccaiđô và hàng nghìn hòn đảo nhỏ.
- Dòng biền nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn
- Khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Thay đổi theo chiều Bắc Nam
+ Bắc: ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi
+ Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và
bão.
- Sông ngòi, rừng.
- Nghèo khóang sản, chỉ có than, đồng, trữ lượng không đáng kể.
=> Ảnh hưởng:
Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, phát triển kinh tế biển, du lịch, thủy
điện…..
Khó khăn: động đất, núi lửa, sóng thần, thiếu khoáng sản….
Nhóm 3,4: Tìm hiểu dân cư Nhật bản.

+ Hình thức báo cáo: thuyết trình, đóng vai phỏng vấn, tổ chức trải nghiệm.
+ Sản phẩm : Power point, Poste, Word.
(1). Đại diện nhóm 1 hoặc nhóm 2 trình bày bài thuyết trình. (HS các nhóm cử
người trình bày, người trả lời câu hỏi của nhóm khác, người đánh giá nhóm
khác)
(2). HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận
thông tin, phiếu đánh giá nhóm vừa trình bày …
(3). Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu HS các nhóm khác đưa ra câu
hỏi về dân cư Nhật Bản, đặc biệt là nhóm có cùng nội dung.
(4). HS nhóm vừa báo cáo ghi nhận câu hỏi và đưa ra phương án trả lời (khi
cần, GV có thể trợ giúp).
(5). GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm :
+ Về nội dung.
+ Về hình thức.
+ Về cách trình bày và câu trả lời của các nhóm khác.
Gv đưa một số câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận thêm.
1, Theo em, người Việt Nam nên học tập đức tính gì của người Nhật Bản?
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án:
+ Học cách tổ chức một xã hội nề nếp.
+ Học sự kiên nhẫn và ý chí.
+ Sự trung thực, lịch sự, đúng giờ.
+ Tinh thần tập thể.
+ Luôn tôn trọng người khác….
2, Em có đánh giá như thế nào về yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế
Nhật Bản?
HS : Trả lời.
11



GV: Nhận xét và đưa ra đáp án => Đó là nhân tố quyết định đưa đến thành
công về kinh tế của nước Nhật qua các giai đoạn phát triển.
3. Tỉ lệ người già ở Nhật đông thì điều đó có nên coi là gánh nặng đối với quốc
gia này không?
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án: Không phải! đồng thời giải thích vì sao
không nên coi như vây và giáo dục học sinh cũng không thể coi điều đó là
đúng đối với người già ở Việt Nam.
4. Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh: “năng suất lao
động của Việt Nam năm 2013 thấp hơn In – đô – nê – xi –a 10 lần, Ma – lay – xi
–a 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản 135 lần”.
a. Hãy liệt kê những đức tính của người Nhật Bản và liên hệ với Việt Nam để
giải thích cho kết quả trên?
b. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em cần có những hành động nào để nâng
cao năng suất lao động của Việt Nam trong tương lai?
Một số câu hỏi khác nếu còn thời gian (Để dành 05 phút cho phần GV phản hồi
kiến thức)
GV chốt kiến thức bằng hộp thông tin phản hồi. Đồng thời, sử dụng một số
hình ảnh minh họa và phân tích cho nội dung này của chủ đề.
SẢN PHẨM MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC.
1. Dân cư
- Dân số đông
- Tỉ lệ gia tăng (%) rất thấp và đang giảm dần (0,1% -2005).
- Tỉ lệ người già ngày càng lớn.
- Mật độ dân số cao (338 người/km2-2005), xuất hiện ngày càng nhiều các siêu
đô thị.
=> Thiếu ngồn lao động, chi phí cho phúc lợi xã hội lớn.
2. Xã hội
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao => năng suất
lao động cao.

- Mức sống của người dân cao
- Tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
- Coi trọng giáo dục.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển kinh tế Nhật Bản
+ Hình thức báo cáo : thuyết trình, thảo luận
+ Sản phẩm : Poste, Word.
(1) Đại diện nhóm 5 và 6 trình bày bài thuyết trình. (HS các nhóm cử người
trình bày, người trả lời câu hỏi của nhóm khác, người đánh giá nhóm khác)
(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận
thông tin, phiếu đánh giá nhóm vừa trình bày …
(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu Hs các nhóm khác đưa ra câu
hỏi về về các giai đoạn phát triển kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là nhóm có cùng
nội dung.
12


( 4) HS nhóm vừa báo cáo ghi nhận câu hỏi và đưa ra phương án trả lời (khi
cần, GV có thể trợ giúp).
(5) GV nhận xét về bài báo cáo của nhóm :
+ Về nội dung.
+ Về hình thức.
+ Về cách trình bày và câu trả lời của các nhóm khác.
GV đưa ra một vài tình huống và câu hỏi để thảo luận thêm
1. Lí do nào khiến Nhật Bản chỉ phải đầu tư 1 khoản rất ít GDP cho quốc phòng
(chiếm khoảng 1%?
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
- Do liên minh với Mĩ qua hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (tháng 9/1951).Vì vậy
được Mĩ bảo hộ về hạt nhân.
2. Rút ra bài học cho quá trình phát triển của Việt Nam?

HS : Trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
- Có chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp.
- Đầu tư cho giáo dục, KH –KT.
- Chú trọng yếu tố con người.
3. Tại sao Nhật Bản lại duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng?
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
- Giải quyết việc làm, tận dụng nguồn lao động và thị trường trong nước.
Dễ
chuyển
giao
công
nghệ
giữa
các

nghiệp.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế, giảm phụ
thuộc vào bên ngoài.
4. Giải thích vì sao con người lại là nhân tố quyết định hàng đầu trong sự phát
triển kinh tế?
5. Dự đoán kinh tế Nhật Bản đến khoảng 2050?
Sau đó, GV chốt kiến thức bằng hộp thông tin phản hồi. Đồng thời, sử dụng một
số hình ảnh minh họa và phân tích cho nội dung này của chủ đề. (Ví dụ như hình
ảnh ở phụ lục C).
SẢN PHẨM MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC.
Giai đoạn
Tình hình kinh tế
Nguyên nhân

1945- 1952 - Kinh tế kiệt quệ, suy yếu trầm trọng .
- Bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh.
- Từ 1950- 1951, kinh tế Nhật Bản phục hồi và đạt mức trước chiến tranh
SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
- Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.
- Dân chủ hóa lao động.
1952- 1973 - 1952 - 1960: phát triển nhanh.
13


- 1960 – 1973: phát triển thần kỳ. Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư
bản
- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính
thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.
- Khoa học kỹ thuật:
+ Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế
+ Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân
dụng. - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
- Các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao
năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều
Tiên, Việt Nam…)
1973- 1991 - Từ 1973 – 1980, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái
ngắn.
- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới,

trở thành chủ nợ lớn nhất thế gi - Do khủng hoảng năng lượng.
- Những chính sách biện pháp phù hợp của nhà nước ( ngăn chặn lạm phát kịp
thời, phát triển kĩ thuật, tiết kiệm năng lượng, chuyển trọng tâm sản xuất...)
- Hạn chế chi phí cho quốc phòng
1991- nay - Vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
- Hiện nay là nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới sau Mĩ và Trung Quốc
- Khoa học- kỹ thuật phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân
tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế. - Chính sách
hợp lí của nhà nước.
- Tinh thần kiên cường của người Nhật đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn thử
thách
Bước 3: Đánh giá, tổng kết bài học
Giáo viên Địa lý tổng kết bài học , chốt lại những điểm chính của nội dung (có
thể dựng một bản đồ tư duy chi tiết để tổng kết), tổng hợp các phiếu đánh giá và
tự đánh giá của các nhóm; đánh giá quá trình làm việc thực hiện của từng nhóm,
đánh giá kết quả học tập theo các sản phẩm .
Sau đó GV có thể cho cả lớp làm một bài kiểm tra trắc nghiệm nhỏ ( Phụ lục)
Giáo viên rút kinh nghiệm.
Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng góp
tích cực.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kiến thức:
14


- Đạt được các mục tiêu kiến thức đã đề ra ban đầu thể hiện qua kết quả học tập
của HS ở bài kiểm tra.
+ Các báo cáo không chỉ nêu được hiểu biết của Hs về đất nước Nhật Bản mà
còn thể hiện sự logic khi phân tích các nội dung bài học.

+ Bài kiểm tra của Hs đạt kết quả tôt:
2.4.2. Kết quả thực nghiệm
- Hình thức đối chiếu: làm bài kiểm tra một tiết trên lớp và kiểm tra online
Kết quả thu được như sau:
Lớp thực nghiệm
Lớp đỗi chứng
Lớp 11B2
Lớp 11B6
Lớp 11B7
G
K
TB
G
K
TB
G
K
TB
45%
50% 5%
46.4% 47.8% 6.8% 18%
54.5% 23.5%
Hình thức tổng hợp phiếu đánh giá và tự đánh giá của các nhóm đã thu
được kết quả sau:
Lớp Sĩ số
(HS) Sáng tạo, rất tích cực –(Tương ứng 10đ)
( Đơn vị :%)Tích cực, hiệu quả ( Tương ứng 8 - 9đ)
( Đơn vị :%)Khá tích cực, khá hiêu quả ,(Tương ứng 6-7đ)
( Đơn vị
%) Chưa tích cực, thiếu hiệu quả (Tương ứng 5đ)

( Đơn vị :%)Không tích cực,ỷlại (Tương ứng < 5đ)
( Đơn vị :%)
Thực
nghiệm 1 41
13,3
63.2
20.3
3,2
Thực nghiệm 2
40
11,9
63.3
18.2
Đối chứng 39
3,5
25,9
35,2
25,1

0
4,5
10,3

0

Từ những kết quả đạt được tôi nhận thấy rằng: không phải học sinh không thích
thú với môn Địa lý và Lịch sử, mà là do quá trình tiếp cận bài học học sinh
chưa đúng cách, không được định hướng ngay từ đầu.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

3.1.1. Những bài học kinh nghiệm:
- Việc đưa sáng kiến vào áp dụng thực tế trong dạy học giúp HS hình thành và
phát triển năng lực học, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- HS rất hứng thú trong khi thực hiện nhiệm vụ, “Thức tỉnh” được nhiều năng
lực mà các em còn tiềm ẩn.
- Có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
- Mối quan hệ giữa GV và HS trở nên gần gũi, cởi mở và thân thiện hơn.
15


Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế nên tôi chưa xây dựng được
nhiều hoạt động và phương pháp dạy học mới, đặc biệt chưa xây dựng được
hoạt động trải nghiệm cho học sinh. đó cũng là hướng nghiên cứu để xây dựng
những chủ đề dạy liên môn sau.
- Phần trình bày văn bản còn hạn chế, bố cục đôi khi chưa khoa học.
3.1.2. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến kinh nghiệm:
- Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình
dạy học 2 năm qua đạt kết quả tổt.
3.2. Kiến nghị
Về phía giáo viên:
- Giáo viên cần trang bị cho mình kiến thức và phương pháp, kỹ thuật dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh..
- GV phải chủ động xây dựng và giám sát các kế hoạch thật chi tiết, nếu
không sẽ có tác dụng ngược lại. Hơn nữa với những chủ đề lớn thì hậu quả là
không hề nhỏ.
- Thông thường, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn với những tình huống gắn
với thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế, trong khi xây dựng thiết kế nhiệm vụ học
tập của học sinh, giáo viên cần phải đầu tư thời gian để thiết kế những nhiệm vụ

vừa hấp dẫn lại vừa phù hợp với đối tượng học sinh.
- Quá trình học tập theo hướng đổi mới đòi hỏi tính tự lập cao ở học sinh, điều
này có thể gây khó khăn cho những học sinh vẫn có thói quen học thụ động.
Giáo viên có thể sử dụng một số công cụ trợ giúp trên Internet như: email,
facebook…, quan tâm, sát sao nắm bắt tình hình học tập của các em và từ đó có
những động viên, tư vấn và điều chỉnh kip thời.
- Trong quá trình dạy – học, học sinh phải làm việc với nguồn tư liệu trên
Internet, vì vậy giáo viên cần lựa chọn những bài viết chính thống có chất lượng,
nên sắp xếp tư liệu theo từng chủ để nhỏ trong bài học, kết hợp với các câu hỏi
có liên quan để định hướng cho học sinh trong việc đọc và khai thác thông tin.
Về phía nhà trường:
- Lắp đặt thêm các phòng chức năng có kết nối Internet để học sinh và giáo viên
có thể dễ dàng truy cập đăng kí và sử dụng mạng Internet.
- Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, học hỏi để Dạy học liên môn có hiệu quả.
- Tạo điều kiện về thủ tục, thời gian, nhân lực, kinh phí cần thiết khi GV tổ
chức cho HS thực hiện trải nghiệm ở thực tế, ở ngoài trời….
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc sử dụng kiến thức Lịch sử để
làm sinh động bài dạy phần III tiết 1- Nhật bản bài 9 chương trình 11, rất mong
nhận được sự chia sẻ, trao đổi, góp ý của các đồng nghiệp việc dạy và học địa lý
ngày càng có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn!

16


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Loan

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn (lĩnh vực khoa học xã hội).
2. Giáo trình Lịch sử thế giới.
3. Địa lý kinh tế- xã hội Châu Á.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩ năng môn địa lí khối 11và
Lịch sử khối 12 THPT, nxb Giáo dục.
4. Sách giáo khoa Lịch sử 12 và Địa lí 11, nxb Giáo dục.
5. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
6. Một số trang web:
-
-
-


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Loan.
Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn tổ Sử-Địa- Giáo dục công dân
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 1


TT

1.

2.

3.

Tên đề tài SKKN
“ Sử dụng phương tiện dạy
học và phần mềm Microsoft
Powerpoint để dạy thực
hành địa lí lớp 12 THPT
Sử dụng công nghệ thông
tin như một phương tiện dạy
học Địa lí ở trường THPT
Phương pháp hướng dẫn
học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ
năng vẽ, nhận xét biểu đồ
nhằm đạt kết quả cao trong
các kì thi

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)

hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD&ĐT

C

2010-2011

Sở GD&ĐT

C

2013-2014

Sở GD&ĐT

C

2014-2015


PHỤ LỤC A
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG
(Trong khi thực hiện dự án và hoàn tất công việc )
( Nhóm 1,2)
PHIẾU III.A: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ

NHIÊN
Nhiệm vụ : Sưu tầm tài liệu, tư liệu, phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu
kết hợp với sách giáo khoa Địa lí 11 và những hiểu biết của bản thân trả lời
các câu hỏi dưới đây:
Yêu cầu về nội dung:
Bài trình bày phải thể hiện được các nội dung sau:
1. Hãy xác định vị trí địa lý của Nhật Bản trên bản đồ.
Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với kinh tế Nhật Bản.
2. Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đánh giá những
thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
3. So sánh khái quát với điều kiện tự nhiên của Việt Nam.
Yêu cầu về sản phẩm:
- Trình bày bằng kênh chữ, kênh hình...
( Trình bày trên bản Word, Power Point - không quá 20 sile )
Tài liệu hỗ trợ hoạt động nhóm:
Sưu tầm tài liệu, tư liệu, phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu kết hợp với
sách giáo khoa Địa lí 11 và tạp chí, giáo trình địa lý kinh tế thế giưới,... học sinh
có thể tham khảo và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet:
https//viki.m.wikipedia.org >wiki và các nguồn khác.
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG
(Trong khi thực hiện dự án và hoàn tất công việc )
( Nhóm 3,4)
PHIẾU III.B: TÌM HIỂU VỀ CON NGƯỜI ( Dân cư và Xã hội)
Yêu cầu về nội dung:
Bài trình bày phải thể hiện được các nội dung sau:
1.Nêu đặc điểm dân cư- xã hội Nhật Bản và tác động của chúng đến nền
kinh tế - xã hội.
2. Người Việt Nam nên học tập những đức tính gì của người Nhật Bản?
3. SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI
Năm

Nhóm dưới 15 tuổi (%)
Nhóm từ 15 – 64 tuổi (%)
Nhóm 65 tuổi trở lên (%)

1950
35,4
59,6
5,0

1970
23,9
69,0
7,1

2005
13,9
66,9
19,2

a. Ý kiến “Dân số Nhật Bản đang già hóa” có đúng không?


b. Em hãy đưa ra những lí do để chứng minh cho câu trả lời của mình?
c. Tác động của sự biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội?
4.Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh: “năng suất lao
động của Việt Nam năm 2013 thấp hơn In – đô – nê – xi –a 10 lần, Ma – lay – xi
–a 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản 135 lần”.
a. Hãy liệt kê những đức tính của người Nhật Bản và liên hệ với Việt Nam để
giải thích cho kết quả trên?

b. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em cần có những hành động nào để nâng
cao năng suất lao động của Việt Nam trong tương lai?
Yêu cầu về sản phẩm:
Trình bày bằng kênh chữ, kênh hình., thuyết trình ... (Có thể trình bày trên
bản Word, báo ảnh, phân vai - không quá 20 sile hoặc Poster trên giấy Ao )
Tài liệu hỗ trợ hoạt động nhóm:
Sưu tầm tài liệu, tư liệu, phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu kết hợp với sách
giáo khoa Địa lí 11 và tạp chí, giáo trình địa lý dân cư thế giới,... học sinh có
thể tham khảo và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet:
https//viki.m.wikipedia.org >wiki và các nguồn khác.
PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG
(Trong khi thực hiện dự án và hoàn tất công việc )
( Nhóm 5,6)
PHIẾU III.C: TÌM HIỂU VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
Yêu cầu về nội dung:
Bài trình bày phải thể hiện được các nội dung sau:
+ Các giai đoạn phát triển của kinh tế Nhật Bản
+ Trình bày nguyên nhân của sự phát triển đó.
Giai đoạn
Tình hình kinh tế
Nguyên nhân
1945- 1952
1952- 1973
1973- 1991
1991- nay
* Yêu cầu về sản phẩm:
+ Trình bày bằng kênh chữ, báo ảnh, thuyết trình
* Tài liệu hỗ trợ hoạt động nhóm:
SGK Lịch sử 12, SGK Địa lí 11, Tạp chí thế giới, Giáo trình Lịch sử thế
giới hiện đại, báo, mạng, internet....

* Hệ thống câu hỏi nâng cao:
1. Giải thich vì sao con người lại là nhân tố quyết định hàng đầu trong sự phát
triển kinh tế?


2. Lí do nào khiến Nhật Bản chỉ phải đầu tư 1 khoản rất ít GDP cho quốc phòng
(chiếm khoảng 1%)
3. Rút ra bài học cho quá trình phát triển của Việt Nam?
PHỤ LỤC B
MỘT SỐ SẢN PHẨM MINH CHỨNG CỦA HỌC SINH

Nhóm 1
( Thuyết trình cùng hình ảnh bài Power Point và video)
1. Thành viên – Lớp 11B2
STT

Họ và Tên

Nhiệm vụ

1
2
3
4
5

Bùi việt Anh
Phạm Thị Duyên
Nguyễn Thị Giang
Bùi Tuấn Linh

Lê Thị Quỳnh

Nhóm trưởng + XD bài Power Point
Thư ký
Sưu tầm hình ảnh
Biên tập và viết bài thuyết trình
Thuyết trình

2. Nội dung thuyết trình

* Mở đầu: đưa ra hình ảnh của cây hoa anh đào và một địa danh của Nhật Bản,
từ đó vào bài.

Begin
Qua những hình ảnh đẹp mà các bạn đang được chiêm ngưỡng trên màn
ảnh nhỏ chắc hẳn ai cũng biết đây chính là Nhật Bản - đất nước quen thuộc với
những tên gọi: đất nước mặt trời mọc, xứ sở hoa anh đào. Và đó cũng chính là
bài học của cta ngày hôm nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều kiện tự
nhiên của đất nước Nhật Bản nhé !!!
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
Nhật Bản là quốc gia quần đảo hình vòng cung, nằm ở phía đông châu Á, dài
trên 3800 km (đưa bản đồ tự nhiên )
 Tiếp giáp: (sử dụng bản dồ)
+ Phía bắc : Ôkhot
+ Phía đông: Thái Bình Dương
+ Phía nam: Hoa Đông
+ Phía tây: biển Nhật Bản
 Nhật bản có nhiều đảo và quần đảo. Toàn bộ quần đảo có khoảng 1040
đảo lớn nhỏ tạo thành một vòng cung với 4 đảo lớn : Hokkaiđo, Hôn su
( chiếm 61% diện tích ), Si-kô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ

 Lãnh thổ của Nhật Bản nằm trên các vĩ độ 20 độ 25ph đến 45 độ 33ph kéo
dài theo hướng Bắc Nam ( khoanh vào các vĩ độ )
+ Đường bờ biển dài, vùng biển rộng. tuy nhiên đường bờ biển bị chia cắt mạnh
==>> *Thuận lợi:


+ Vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho việc đánh bắt nuôi
trồng thủy hản sải đặc biệt là cá ( cá ngừ, cá hồi, cá thu,.. ) - có thể đưa hình ảnh
về đánh bắt cá.
+Thuận lợi cho giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới bằng
đường biển và phát triển du lịch biển
+ Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam
Á, giàu tài nguyên và đông dân, thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu và
buôn bán, trao đổi hàng hóa.
* Khó khăn: nằm trong vòng đai lửa Thái Bình Dương nên có nhiều thiên tai:
động đất, núi lửa, sóng thần...
II. Điều kiện tự nhiên
1. Địa hình
- Chủ yếu là đồi núi, chiếm 80% diện tích ( so sánh vs Việt Nam cũng chiếm ¾
là đồi núi )
- Là khu vực mà các hoạt động kiến tạo vẫn còn tiếp diễn.
* Động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra ở trên cả đất liền và dưới biển : có
khoảng 150 núi lửa, trong đó có khoảng 80 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động, Do
quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là
vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình
Dương nên lớp vỏ địa chấn phía dưới không bền vững khiến cho Nhật Bản có
nhiều trận động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Hiện nay tại Nhật Bản có
khoảng 80 núi lửa đang hoạt động. Nhiều ngọn núi lửa đang được theo dõi sát
sao để tránh hiểm hoạ, rủi ro. Đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ cũng là
ngọn núi lửa đang hoạt động có khả năng phun trào và đang được kiểm soát.

Những trận động đất đi kèm với hoạt động của núi lửa thường rất nhẹ ở mức con
người không cảm nhận được, hoặc là những chấn động vừa và nhỏ không gây
hại cho con người, nhưng là dấu hiệu quan trọng nói lên hoạt động của núi
lửa.Hàng năm chỉ riêng ở khu vực Tokyo xảy ra từ 40 đến 50 trận động đất mà
con người có thể cảm nhận được, trong khi trung bình trên toàn quốc cứ 2 năm
lại có một trận động đất mạnh gây tổn thất. Trên cả nước và các vùng lân cận
hàng năm có khoảng 7.500 chấn động địa chấn, bao gồm cả những chấn động
chỉ đo được bằng các phương tiện tinh vi nhất. ( đưa hình ảnh núi lửa dang hđ
ngọn núi lửa đang hoạt động cao nhất cũng là đỉnh nhật bản là núi phú sĩ vs độ
cao 3776 km. trên đỉnh quanh năm tuyết phủ, phong cảnh đẹp,hùng vĩ đã trở
thành biểu trượng của nhật bản, thu hút nhiều khách du lịch )
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Canto trên đảo Honshu.
( đưa hình đồng bằng ) hình ảnh
- Bờ biển khúc khuỷu nhưng rất đa dạng, có vô số vịnh và bán đảo
==>> *Thuận lợi :
- Nhiều cảnh quan đẹp thuận lợi cho pt du lịch.
- Xây dựng các hải cảng do có nhiểu vũng vịnh, và tàu bè trú ngụ nhiều .
* Khó khăn: hạn chế đất canh tác, giao thông...
2. Khí hậu


×