Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sử dụng kỹ thuật mãnh ghép cho bài vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ (địa lí 12) nhằm nâng cao hiệu quả tiết học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.92 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh của thời kì đổi mới, giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng
nhu cầu của xã hội, tiêu chí quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và học như
sau:
Tiêu chí hàng đầu của dạy và học là dạy cách học.
Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của học sinh.
Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện
Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích
cực hóa các hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó
hoạt động học tập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụ
động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát
hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh
hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo.
Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp
tác và giao tiếp ở mức độ cao. Phương pháp dạy và học không phải là một phương
pháp cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật cụ thể
khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường tham gia của người học tạo điều kiện cho
người học phát triển tối đa khả năng học tập, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Một trong số các kĩ thuật dạy và học có tính năng cao đó là “kĩ thuật mảnh
ghép”. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học tập, nó phù hợp với
đặc tính ưa hoạt động của trẻ em. Việc học đối với học sinh khi đã trở thành niềm
hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng
tạo. Bản chất của nó là khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính
họ. Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thích ứng với
đời sống xã hội.

1


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề


Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức
bất ngờ và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Theo đó hệ thống giao dục cũng
đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng
những tri thức “uyên thâm” , quan điểm chuẩn mực của người giỏi là “thông kinh
bác cổ”, hiểu biết “ thiên kinh vạn quyển” đã dần được thay đổi bằng năng lực
chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại
hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội.
Trước những đòi hỏi thực tiễn trong quá trình hội nhập và phát triển, thì đổi
mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Luật giáo dục
công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “ Phương pháp dạy học phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng vận dụng vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống/ hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ/
nội dung cụ thể.
Để áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học đạt hiệu quả, tích cực hóa học
sinh, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của phương pháp kĩ
thuật dạy học còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạ và nghệ thuật sư phạm của giáo viên.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thực trạng chung
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương
trình, sách giao khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học các môn
trong nhiều trường phổ thông nói chung và môn dịa lý nói riêng vẫn còn một số vấn
đề sau:
- Đối với GV:
+ Truyền thụ một chiều, giáo viên là người cung cấp và định chuẩn kiến thức
cho học sinh.
+ Việc ứng dụng kĩ thuật dạy học chưa rõ ràng, đầy đủ trong quá trình tổ chức
dạy học và tiến hành không theo đặc trưng của kĩ thuật, mới chỉ dừng lại ở mức độ

hợp tác theo nhóm.
- Đối với HS:
+ Cố gắng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức, kĩ năng càng nhiều càng tốt mà ít chú ý
đến làm cách nào để giải quyết được vấn đề và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

2


+ Trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà, các em ít trao đổi thông tin
với nhau về phương pháp, cách thức, kết quả của bản thân. Vì vậy kết quả thường
rơi vào tình trạng thiếu hoặc không tối ưu.
2.2. Thực trạng ở trường THPT Thường Xuân 2
- Đối với GV:
+ Vẫn còn tình trạng giáo viên đọc cho học sinh chép, đặc biệt là các buổi ôn
thi hoặc các buổi phụ đạo, bồi dưỡng.
+ Trong một số tiết dự giờ thao giảng, trong đó có cả những giờ thao giảng
giáo viên giỏi cấp trường vẫn còn trường hợp giáo viên tổ chức hoạt động cho học
sinh nhưng rất chung chung, không trúng vào kĩ thuật dạy học cụ thể nào.
- Đối với HS:
+ Hiện tượng chờ đợi, lười suy nghĩ, ít tìm tòi còn phổ biến, đa số học sinh
chỉ chờ giáo viên ghi bảng hoặc đọc để ghi vào vở.
+ Khi giáo viên tổ chức các hoạt động học tập thì ít học sinh tham gia hoặc
tham gia cho có lệ, mang tính đối phó.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
- Chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, học để thi, dạy để thi, ngành giáo
dục đang đổi mới phương pháp dạy và học tích cực nhưng chậm đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá. Các đề thi còn đòi hỏi nhiều kiến thức uyên thâm, phần hệ
quả, kĩ năng và phần phương hướng giải quyết ít được chú trọng. Do đó việc dạy
học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt,
thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng thi cử, chưa

thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát
huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.
- Việc ứng dụng các kĩ thuật mất thời gian và phức tạp ảnh hưởng đến việc
đảm bảo nội dung bài dạy theo giáo trình nên ít giáo viên thực hiện.
- Việc nắm bắt, hiểu tính năng, cách thức tiến hành và ứng dụng kĩ thuât dạy
học vào các bài hoặc các mục nhỏ của giáo viên cũng còn hạn chế.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp thực hiện kĩ thuật mảnh ghép
3.1.1. Mục tiêu
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt dộng nhóm.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức
hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn trình bày truyền đạt lại kết quả thực
hiện và thực hiện nhiệm vụ ở mức độ cao hơn)
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân..
3


3.1.2. Tác dụng đối với học sinh
- Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.
- Học sinh được phát triể kĩ năng trình bày, hợp tác.
- Thể hiện khả năng/ năng lực cá nhân.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
3.1.3. Cách tiến hành
* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
- Lớp chia thành các nhóm (khoảng từ 3 – 6 học sinh). Mỗi nhóm giao một
nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu sâu một nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liện
quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên
trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong

nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “ chuyên sâu”
của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm
“chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh
ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng
thể.
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt
trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong
nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được được toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu
giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này
mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung được tìm hiểu các nhóm “ chuyên
sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ
để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự lf những nội dung học tập quan trọng.
3.1.4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kỹ thuạt mảnh ghép
- Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thường bao gồm trong đó các phần
nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung/ chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dựng
thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu? Nghiên cứu. Cần
lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau.
- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu
rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ ở các nhóm “chuyên sâu”, giáo viên cần
quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời

4


gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của
nhóm.

- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của
nhóm “chuyên sâu”.
- Khi các nhóm “ mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm
bảo các thành viên nắm đầy đủ các nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo
viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức
trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm được từ các
nhóm “chuyên sâu”.
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần
được phân công các nhiệm vụ như sau:
Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Phân công nghiệm vụ
Hậu cần
Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản viên
Ghi chép các câu hỏi phản biện
Liên lạc với nhóm khác
Liên hệ với nhóm khác
Liên lạc với giáo viên
Liên lạc với giáo viên xin để xin trợ giúp
BẢNG TÓM TẮT CÁCH TIẾN HÀNH KĨ THUẬT MẢNH GHÉP
Cách tiến hành kĩ thuật “Mảnh ghép”
VÒNG 1
VÒNG 2
Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người.. Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người (1 người
từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người
từ nhóm 3....,)

Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ Các câu trả lời và thông tin của vòng 1
(Ví dụ: Nhóm 1: nhiệm vụ A, nhóm 2 được các thành viện nhóm mới chia sẻ đầy
nhiệm vụ B....)
đủ với nhau.
Đảm bảo tất cả các thành viên trong Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ
nhóm đều trả lời được tất cả các câu mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập
hỏi trong nhiệm vụ được giao.
để giải quyết.
Mỗi thành viên đều trình bày được kết Các nhóm trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm
quả câu trả lời của nhóm.
vụ ở vòng 2
3.2. Biện pháp thực hiện
3.2.1. Giáo viên ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép đối với cả một bài.
3.2.1.1. Yêu cầu.
Bài gồm có nhiều mục lớn, nhưng các mục kiến thức phải tương đương nhau
và gắn kết với nhau tạo ra nội dung hoàn chỉnh.
5


Vì vậy tôi ứng dụng kĩ thuật này vào các bài: địa lí tự nhiên chương trình lớp
12, địa lí các vùng kinh tế ở lớp 12 trong quá dạy học.
3.2.1.2. Cách tiến hành
Giai đoạn 1
Nhóm
chuyên sâu

1 1 1

2 2 2


3 3 3

1 2 3

1 2 3

1 2 3

Giai đoạn 2

Nhóm
mảnh
ghép

Bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bước 1: Sau khi giáo viên nêu khái quát về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm (được gọi
là nhóm chuyên sâu)
Hoạt
động
Hoạt động của học sinh
Phương tiện
của giáo
viên
Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả Sách giáo khoa, Át lát
Nhóm 1: lời các câu hỏi sau:
Địa lí Việt Nam
Tìm hiểu - Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh
vấn đề gì về khoáng sản và tiềm năng về thủy điện?
khai

- Tình hình khai thác, chế biến tài nguyên
thác, chế khoáng sản và thủy điện ở Trung du và miền
biến
núi Bắc Bộ hiện nay như thế nào?
khoáng
- Trong quá trình khai thác và chế biến tài
sản và nguyên khoán sản và thủy điện, Trung du và
thủy
miền núi Bắc Bộ cần khắc phục những vấn
điện.
đề gì?

6


Nhóm 2:
Tìm hiểu
vấn đề
trồng và
chế biến
cây công
nghiệp,
cây dược
liệu, rau
quả cận
nhiệt và
ôn đới.
Nhóm 3:
Tìm hiểu
vấn đề

chăn
nuôi gia
súc.

Nhóm 4:
Tìm hiểu
vấn đề
kinh tế
biển.

Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả
lời các câu hỏi sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh
gì đối với việc trồng cây công nghiệp, cây
dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới?
- Tình hình trồng, chế biến cây công nghiệp,
cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay như
thế nào?
- Trong quá trình trồng và chế cây công
nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và
ôn đới, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần
khắc phục những vấn đề gì?
Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả
lời các câu hỏi sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh
gì về chăn nuôi đại gia súc?
- Tình hình chăn nuôi Trâu, Bò ở Trung du
và miền núi Bắc Bộ hiện nay như thế nào?
- Trong quá trình chăn nuôi Trung du và

miền núi Bắc Bộ cần khắc phục những vấn
đề gì?
Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả
lời các câu hỏi sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh
gì khai thác tổng hợp kinh tế biển?
- Tình hình khai thác khai thác tổng hợp
kinh tế biển hiện nay diễn ra như thế nào?

Sách giáo khoa, Át lát
Địa lí Việt Nam

Sách giáo khoa, Át lát
Địa lí Việt Nam

Sách giáo khoa, Át lát
Địa lí Việt Nam

- Trong quá trình khai thác tổng hợp kinh tế
biển, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần khắc
phục những vấn đề gì?
Các nhóm chuyên sâu sẽ làm việc theo mô hình sau:
Các thành viên
Nhiệm vụ
7


Trưởng nhóm
Hậu cần
Thư kí

Phản viên
Liên lạc với nhóm khác
Liên lạc với giáo viên

Nhận nhiệm vụ, phân công nghiệm vụ cho các thành
viên, điều khiển, kết luận chung.
Chuẩn bị sách giáo khoa địa lí 12, Át lát địa lí Việt
Nam.
Ghi chép kết quả
Ghi chép các câu hỏi phản biện
Liên hệ với nhóm khác
Liên lạc với giáo viên xin để xin trợ giúp

Ví dụ nhóm 1 sẽ làm như sau:
Các thành viên
Nhiệm vụ
- Nhận nhiệm vụ: Tìm hiểu vấn đề khai thác, chế biến
khoáng sản và thủy điện.
- Phân công nghiệm vụ cho các thành viên: Bạn A tìm tên
các loại khoáng sản có ở vùng, bạn B kể tên các dòng
sông có trong vùng, bạn C kể tên, sản lương, công suất
Trưởng nhóm
các nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản và nhà máy
thủy điện trong vùng, bạn D nêu các vấn đề khó khăn
trong quá trình khai thác và chế biến, bạn E tìm biện
pháp khắc phục các khó khăn trên.
- Điều khiển và kết luận chung
Hậu cần
Chuẩn bị sách giáo khoa địa lí 12, Át lát địa lí Việt Nam.
Thư kí

Ghi chép kết quả:
a. Khoáng sản:
- Tiềm năng, tình hình khai thác và chế biến: Giàu
khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều
loại:
+ Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái
Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng
lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng
thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai
thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho
các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150
MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương
(110MW), Cẩm Phả (600MW)…
+ Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào
Cai, bô-xit ở Cao Bằng.

8


+ Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/năm tiêu dùng trong
nước & xuất khẩu.
+ Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để
sản xuất phân bón.
+ Đồng-niken ở Sơn La.
 giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ
cấu công nghiệp đa ngành.
- Vấn đề khó khăn:
+ Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương
tiện khai thác hiện đại & chi phí cao.
+ Cơ sỏ hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành

nghề…
+ Ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
- Biện pháp giải quyết
+ Đầu tư mua sắm thiết bị và thay đổi công nghệ tiên tiện
để khai thác có hiệu quả và tránh lãng phí.
+ Xây dựng hệ thống giao thông phù hợp phục vụ cho
quá trình vận chuyển.
+ Có hệ thống xử lí chất thải tránh ô nhiễm môi trường.
b. Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.
- Tiềm năng, tình hình khai thác :
+ Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước
(11.000MW), trên sông Đà 6.000MW.
+ Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông
Đà (1.900MW), Thác Bà trên sông Chảy 110MW.
+ Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà
(2.400MW), Tuyên Quang trên sông Gâm 342MW.
Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai
thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay
đổi môi trường.
- Vấn đề khó khăn:
+ Thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa.
Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai
thác thủy điện.
+ Nguy cơ làm thay đổi điều kiện sinh thái và cảnh quan
vùng lòng hồ.

9


- Biện pháp giải quyết

+ Xây dựng nhiều hồ chứa nước trên các bậc địa hình để
tận dụng tối đa lợi thế địa hình nhiều bậc, tầng.
+ Xây dựng các đập không quá cao tránh làm thay đổi
môi sinh thái trên diện rộng.
+ Kết hợp khai thác thủy điện với thủy lợi.
Ghi chép các câu hỏi phản biện:
- Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn và có ý nghĩa đối
với phát triển kinh tế của vùng.
Phản viên
- Có thể xây dựng nhà máy thủy điện ở đâu.
- Có nên khai thác phục vụ lợi ích kinh tế mà ảnh hưởng
xấu đến môi trường và làm thay đổi sinh thái của vùng...
Liên hệ với nhóm khác:
Liên lạc với nhóm khác - Tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
- Vấn đề khó khăn gặp phải cần giải quyết.
Liên lạc với giáo viên xin để xin trợ giúp:
Liên lạc với giáo viên - Vấn đề khó khăn trong quá trình khai thác chế biến.
- Biện pháp khắc phục và phát triển.
Bước 2: Giáo viên sẽ lập 4 nhóm mảnh ghép, bảo đảm mỗi nhóm mảnh ghép có ít
nhất 1 thành viên của nhóm chuyên sâu. Cách thành viên trình bày và trao đổi để đi
đến thống nhất nội dung của cả bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ với câu hỏi của giáo viên như sau: Qua trao đổi các em hãy trình bày
tiềm năng, hiện trạng khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? Trong quá
trình khai thác và chế biến, Trung du miền núi Bắc Bộ gặp vấn đề gì và nêu hướng
giải quyết?
Từ hoạt động trên học sinh sẽ nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.
1. Khai quát
- Diện tích: 102 nghìn km2.
- Dân số: 12 triệu người năm 2006.
- Gồm các tỉnh, thành: Điện Biên, lai Châu, Sơn l, Hòa Bình, Lào cai, Yên bái, Phú

Thọ, hà giang, Tuyên Quang, Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái nguyên, Bắc
Giang và Quảng Ninh.
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Phía bắc: Trung Quốc
+ Phía nam: Bắc trung bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
+ Phía tây: lào.
+ Phía đông: Biển đông
10


- Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa chính trị, an ninh- quốc
phòng , nhưng cũng không ít khó khăn.
2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
a. Khoáng sản:
- Tiềm năng, tình hình khai thác và chế biến: Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất
phong phú, gồm nhiều loại:
+ Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than
Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng
thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm.
Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí
(150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả
(600MW)…
-Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.
-Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/năm tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
-Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
-Đồng-niken ở Sơn La.
 giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Vấn đề khó khăn:
+ Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại &
chi phí cao.

+Cơ sỏ hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…
+ Ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
- Biện pháp giải quyết
+ Đầu tư mua sắm thiết bị và thay đổi công nghệ tiên tiện để khai thác có hiệu quả
và tránh lãng phí.
+ Xây dựng hệ thống giao thông phù hợp phục vụ cho quá trình vận chuyển.
+ Có hệ thống xử lí chất thải tránh ô nhiễm môi trường.
b. Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.
- Tiềm năng, tình hình khai thác:
+ Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên sông Đà
6.000MW.
+ Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác Bà
trên sông Chảy 110MW.
+ Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang trên
sông Gâm 342MW.
Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản,

11


tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.
- Vấn đề khó khăn:
+ Thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra những khó
khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.
+ Nguy cơ làm thay đổi điều kiện sinh thái và cảnh quan vùng lòng hồ.
- Biện pháp giải quyết
+ Xây dựng nhiều hồ chứa nước trên các bậc địa hình để tận dụng tối đa lợi thế địa
hình nhiều bậc, tầng.
+ Xây dựng các đập không quá cao tránh làm thay đổi môi sinh thái trên diện rộng.
+ Kết hợp khai thác thủy điện với thủy lợi.

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn
đới.
- Thế mạnh
+Phần lớn là đất feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du…
+ Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh: Đông Bắc do ảnh hưởng gió
mùa ĐB nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao.
 thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
+ Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.
- Hiện trạng
+ Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả
nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.
+ Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng và cây ăn quả: mận, đào, lê…trồng ở
Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Ở Sapa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống quanh năm.
- Vấn đề khó khăn
+ Thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông ở Tây Bắc.
+ Cơ sở chế biến chưa cân xứng thế mạnh của vùng, khả năng mở rộng diện tích &
nâng cao năng suất còn rất lớn.
- Hướng giải quyết
+ Mở rộng quy mô trồng cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền
nông nghiệp hàng hoá đem lại hiệu quả cao.
+ Hạn chế nạn du canh, du cư.
+ Xây dựng mạng lưới giao thông tiện lợi cho vận chuyển tiêu thụ.
4. Chăn nuôi gia súc
- Thế mạnh
+ Vùng có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên cao 600-700m. Các đồng cỏ thường

12



không lớn.
 thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò sữa, bò thịt).
+ Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhu cầu tiêu thụ trong vùng và các vùng lân
cận.
- Tình hình chăn nuôi
+ Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16%
đàn bò cả nước
+ Trâu được nuôi rộng rải trong vùng, nhất là ở Đông Bắc. Trâu 1,7 triệu con,
chiếm 1/2 đàn trâu cả nước.
- Vấn đề cần giải quyết
+ Giao thông vận tải chưa phát triển gây khó khăn cho vận chuyển sản phẩm tới
nơi tiêu thụ.
+ Các đồng cỏ cằn cỗi, năng suất thấp.
- Giải pháp phát triển:
+ Xây dựng mạng lưới giao thông tiện lợi cho vận chuyển tiêu thụ.
+ Xây dựng nhà máy chế biến thị, sữa, da.
+ Cải tạo đồng cỏ và tìm nguồn thức ăn thay thế.
5. Kinh tế biển
- Thế mạnh và tình hình khai thác
+ Giao thông vận tải đường biển được vùng khai thác hiệu quả cảng nước sâu Cái
Lân phục vụ đắc lực cho khu công nghiệp Cái Lân và vùng.
+ Du lịch biển: Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước
với các khu vực vịnh Hạ Long, huyện Vân đồn, bãi biển Trà cổ. Góp phần đáng kể
vào cơ cấu kinh tế của vùng.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản: Vùng có một trong bốn ngư trường lớn của cả
nước là Quảng Ninh- Hải phòng. Cùng với việc nuôi ngọc trai ở vịnh Hạ Long là
nguồn thu quan trọng của nhân dân.
+ Khai thác khoáng sản của vùng chủ yếu là Cát phục vụ cho xây dựng.
- Vấn đề cần lưu ý trong quá trình khai thác
+ Cần khai thác tổng hợp kinh tế biển.

+ Tránh ô nhiễm môi trường biển, đảo vì môi trường nước rất dễ lan rộng trên diện
rộng và đảo thì rất nhạy cảm.
3.2.2. Giáo viên ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép đối với một mục trong một bài.
3.2.2.1. Yêu cầu.
Đối với một mục lớn phải gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ, trong mỗi đơn vị
kiến thức nhỏ còn có nhiều ý nhỏ nữa, vì vậy ta có thể ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép
cho nhiều bài.
13


3.2.2.2. Cách tiến hành.
Giai đoạn 1
Nhóm
chuyên sâu
1 1 1

2 2 2

3 3 3

1 2 3

1 2 3

1 2 3

Giai đoạn 2

Nhóm
mảnh

ghép

4. Kiểm nghiệm
Việc ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép trong quá trình dạy học sẽ đạt được thành
tựu đáng kể:
Bảng so sánh hiệu quả trước và sau khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép ở lớp 12 A1

Tiêu chí

Thời gian
Trước
Sau

Học sinh tham
gia hoạt động

Học sinh tìm
kiếm được
kiến thức

Số
Tỷ lệ
lượng (%)
33
100,0
33
100,0

Số
Tỷ lệ

lượng (%)
28
84,8
32
96,9

Học sinh trình
Học sinh trình
bày được nội
bày và giải
dung của
thích được
mình
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng (%) lượng
(%)
20
60,6
5
15,2
25
75,7
12
36,4

Bảng so sánh hiệu quả giữa lớp12A1 được ứng dụng nhiều lần với lớp ít ứng
dụng hơn

Học sinh tham Học sinh tìm Học sinh trình Học sinh trình
Tiêu chí gia hoạt động
kiếm được
bày được nội
bày và giải
kiến thức
dung của
thích được
mình
14


Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
Lớp
lượng (%)
lượng (%)
lượng (%)
lượng (%)
12 A1
33
100,0 32
96,9
25
75,7
12
36,4

12 A3
35
100,0 25
71,4
15
42,8
3
8,6
- Học sinh chủ động tìm kiếm kiến thức, nâng cao tính tự lực và thể hiện vai
trò trách nhiệm của mình.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp của học sinh trong quá trình hợp tác nhóm.

III. Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động phong phú, học sinh được tham gia vào
các hoạt động với các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong
kĩ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút
vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua
hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo
15


và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp.
Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết
vấn đề.
Tuy nhiên, để hoạt động đạt hiệu quả giáo viên cần hình thành ở học sinh thói
quen học tập hợp tác và những kĩ năng xã hội, tính chủ động, tinh thần trác nhiệm
trong học tập. Đồng thời giáo viên cần theo dõi quá trình hoạt động của các nhóm để
đảm bảo tất cả học sinh ở các nhóm đều hiểu nhiệm vụ và hhoanf thành nhiệm vụ
được giao. Đặc biệt trong giai đoạn hai, mọi thông tin từ nhóm “chuyên sâu” đều

phải được trình bày, cung cấp đầy đủ. Nêu thành viên nào đó trình bày không rõ
ràng, đầy đủ thì phần thông tin đó bị khiếm khuyết, điều đó ảnh hưởng tới kết quả
hoạt động của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ tiếp theo và chắc chắn rằng hoạt động
không hiệu quả nếu giáo viên không can thiệp kịp thời.
2. Đề xuất
Sở giáo dục và đào tạo cần có cách đánh giá, kiểm tra và thi cử phù hợp với
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Sở giáo dục và đào tạo nên công bố các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải hàng
năm của giáo viên và cán bộ quản lí trong tỉnh lên trang Wed của mình để chúng tôi
tham khảo học tập.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

LA THẾ HIẾU

Thanh Hóa,ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác

Nguyễn Văn Hùng

16



×