Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

XÂY DỰNG và sử DỤNG đề tài KHOA học TRONG dạy học CHƯƠNG v “ DI TRUYỀN học NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.03 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG V “DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI” –
SINH HỌC 12 ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC

Trang


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ở Việt Nam, định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta
trong giai đoạn hiện nay là “… Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn…”. Điều này đã được chỉ rõ
trong Nghị quyết 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng


sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát
triển năng lực… tập trung phát triển … năng lực và kĩ năng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn”
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện tư duy,
tác phong làm việc khoa học của học sinh (HS), gắn liền kiến thức nhà trường
với thực tiễn đời sống, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra,
hoạt động này còn góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp
dạy học và đánh giá kết quả học tập.
Dạy học bằng nghiên cứu khoa học là một phương pháp dạy học (PPDH)
mà HS học khoa học bằng cách sử dụng các phương pháp, thái độ và kĩ năng
tương tự như các nhà khoa học khi tiến hành nghiên cứu khoa học. Đó là một
trong những PPDH định hướng hành động, có khả năng phát huy cao nhất
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học tự
nghiên cứu của HS, đáp ứng với yêu cầu dạy học hiện nay.
Tuy nhiên, qua thực tiễn giảng dạy tại một số trường THPT ở Thanh Hóa
đã cho thấy việc áp dụng phương pháp dạy học thông qua NCKH để hình
thành kiến thức mới và phát triển năng lực cho HS còn hạn chế.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu:
“Xây dựng và sử dụng đề tài khoa học trong dạy học chương V “Di truyền
người” – Sinh học 12 để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh
trung học phổ thông”
1.2. Mục đích nghiên cứu.

Xây dựng và sử dụng được các đề tài khoa học để dạy học chương V “Di
truyền người” – Sinh học 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Hình thành kiến thức mới bằng phương pháp NCKH;
Nội dung chương V “Di truyền học người” – Sinh học 12
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hình thành kiến thức mới bằng phương
pháp NCKH làm cơ sở để đề xuất quy trình thiết kế đề tài khoa học và quy trình
dạy học bằng đề tài khoa học;
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung kiến thức, logic phát triển nội dung chương
V “Di truyền học người” – Sinh học 12 làm cơ sở thiết kế giáo án dạy học theo
hướng phát triển năng lực, trong đó có NCKH, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay.
* Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến các nhà nghiên cứu, chuyên gia về phương pháp xây
dựng đề tài khoa học và sử dụng các đề tài để tiến hành dạy học bài mới.
* Phương pháp thực tế
Phỏng vấn trao đổi (chuyên gia, cán bộ quản lý, GV); Nghiên cứu sản
phẩm (bài làm, bài nghiên cứu,... của HS) để xác định được thực trạng xây dựng
và sử dụng đề tài khoa học trong dạy học kiến thức mới trong dạy học.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề tài đã tiến hành triển khai thực nghiệm sư phạm trong năm học
2017-2018 tại lớp 12A5 trường THPT Đông Sơn I, nhằm xác định chất lượng
dạy học và tính khả thi của phương pháp đề xuất.
* Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu thập được, trong
thực nghiệm sư phạm bằng phần mềm Excel với các tham số thống kê đặc trưng:

+ Giá trị trung bình ( ): nhằm xác định điểm trung bình về kiến thức, kĩ
X

năng trong quá trình thực nghiệm.
+ Độ lệch chuẩn (SD): nhằm xác định mức độ phân tán của số liệu quanh
giá trị trung bình.
2. Nội dung
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hình thành kiến thức mới bằng phương
pháp NCKH làm cơ sở để đề xuất quy trình thiết kế đề tài khoa học và quy trình
dạy học bằng đề tài khoa học.
Nghiên cứu mục tiêu, nội dung kiến thức, logic phát triển nội dung chương
V “Di truyền học người” – Sinh học 12 làm cơ sở thiết kế giáo án dạy học theo
hướng phát triển năng lực, trong đó có NCKH.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Đề tài khoa học
Trong Từ điển Tiếng Việt (Khang Việt, 2015) thì đề tài là tư liệu để

4


bàn. Đề tài khoa học là một vấn đề khoa học nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị
về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn và tất cả các đề tài khoa học đều ra đi từ giả
thuyết nghiên cứu.
Trong quá trình dạy học, từ các kiến thức trong SGK đã được tổng kết
dựa trên những thành tựu NCKH của các nhà khoa học mà các nhà sư phạm đã
chế tác thành vấn đề khoa học để HS tìm hiểu dựa theo quy trình nghiên cứu
khoa học chứ không đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức trong SGK. Vì vậy,
đề tài khoa học vừa là đối tượng, vừa là phương pháp, vừa là phương tiện để
người học lĩnh hội một cách tường minh tri thức khoa học, đồng thời hình thành
phương pháp tư duy giống như cách thức mà các nhà khoa học trước đây đã đi

tìm tri thức đó nhưng ngắn gọn hơn. Những tri thức mà HS thu nhận là mới với
chính người học nhưng chưa chắc đã mới so với nhân loại.
2.1.2. Quy trình thiết kế các đề tài khoa học:
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Xuân (2017), Dạy học khám
phá phần Cơ sở di truyền học ở lớp chuyên Sinh trung học phổ thông, LATS
KHGD, ĐHSP Hà Nội, để xây dựng quy trình thiết kế các đề tài khoa học
gồm 7 bước:
Bước 1: Chọn nội dung để xây dựng đề tài khoa học.
Trước hết phải phân tích nội dung chương trình, SGK, xác định những nội
dung kiến thức nào có thể xây dựng thành đề tài khoa học.
Bước 2: Xác định bối cảnh từ nội dung đã lựa chọn.
Nội dung đã lựa chọn cần được đưa vào một bối cảnh cụ thể. Các bối cảnh
có thể xuất phát từ lý thuyết hoặc thực tiễn. Ví dụ: bệnh AIDS, bệnh ung thư,
bệnh Đao, các bệnh di truyền ở địa phương như câm điếc bẩm sinh;... Khi đưa
nội dung vào bối cảnh cụ thể, HS sẽ vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để
giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
Bước 3: Xác định tên đề tài khoa học
Mỗi đề tài khoa học sẽ được xác định bởi tên đề tài và thường được bắt
đầu bằng các động từ như: Nghiên cứu, Tìm hiểu, Điều tra, Đánh giá… Tên
đề tài khoa học phải ngắn gọn, súc tích nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất.
Bước 4. Xác định mục tiêu của đề tài khoa học
Khi xây dựng đề tài khoa học, cần phải xác định rõ mục tiêu của đề tài
khoa học phải giúp HS đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng, đồng thời giải
quyết vấn đề về lý luận hay thực tiễn.
Bước 5. Xác định giả thuyết khoa học.
Để hình thành giả thuyết khoa học, cần xem xét mối quan hệ nhân –
quả giữa những vấn đề đã biết với những vấn đề cần tìm hiểu để đưa ra
những nhận định sơ bộ và phán đoán về vấn đề nghiên cứu, tri thức mà HS sẽ
thu nhận được.
Bước 6. Dự kiến phương pháp nghiên cứu và tiến độ thực hiện.


5


Cần phải xác định những nội dung chính nào cần nghiên cứu, sử dụng
phương pháp nào để nghiên cứu mỗi nội dung đó (phương pháp khoa học giáo
dục: điều tra, nghiên cứu lý thuyết...; phương pháp thực nghiệm), tiến trình và
thời gian thực hiện mỗi nội dung đó.
Quá trình thực hiện nghiên cứu thực chất là quá trình thu thập tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu tạo cơ sở lý luận cho đề tài khoa học; đồng thời đề
xuất và thực hiện giải pháp hiệu quả để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu thu
được nhằm chứng minh cho giả thuyết của đề tài khoa học và đưa ra kết luận
khoa học.
Bước 7. Dự kiến kết quả đạt được.
Trước khi tiến hành thực hiện đề tài khoa học, người nghiên cứu phải dự
kiến kết quả đạt được của mỗi nội dung nghiên cứu, đánh giá sơ bộ về sự phù
hợp giữa kết quả nghiên cứu và giả thuyết khoa học; từ đó giúp người nghiên
cứu tự đánh giá và có những điều chỉnh hợp lí trong quá trình thực hiện.
2.1.3. Quy trình dạy học bằng đề tài khoa học
Quy trình dạy học thông qua đề tài khoa học thực chất là quy trình giáo
viên tổ chức học sinh NCKH, nghĩa là rèn luyện HS theo quy trình
NCKH nhưng được triển khai theo các mức độ tự định hướng khác nhau của
HS.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Xuân (2017), Dạy học khám
phá phần Cơ sở di truyền học ở lớp chuyên Sinh trung học phổ thông, LATS
KHGD, ĐHSP Hà Nội, để dạy học bằng đề tài khoa học gồm 8 bước:
*Bước 1: Hình thành ý tưởng nghiên cứu
- Hoạt động của GV:
+ Phân tích nội dung chương trình, xác định các đơn vị kiến thức có thể
xây dựng thành ý tưởng nghiên cứu.

+ Lựa chọn bối cảnh phù hợp để HS trải nghiệm.
- Hoạt động của HS:
Trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
*Bước 2: Xác định tên đề tài khoa học
Mục đích của bước này là HS phải chỉ ra nội dung nghiên cứu được thể
hiện bằng tên đề tài khoa học
- Hoạt động của GV:
Hướng dẫn HS huy động những kiến thức đã biết về sự vật hiện tượng để
tìm mối quan hệ giữa chúng, xác định mục tiêu cần nghiên cứu, chỉ ra phương
tiện để đạt mục tiêu đó và khái quát hóa toàn bộ thông tin trên thành tên đề tài
khoa học.
- Hoạt động của HS:
Huy động kiến thức, phân tích, kết nối và khái quát thành tên đề tài khoa
học.
6


*Bước 3: Xác định mục tiêu của đề tài khoa học
Mục đích: HS phải xác định được mục tiêu của đề tài khoa học.
- Hoạt động của GV:
Định hướng bằng câu hỏi sau: Mục đích và đối tượng nghiên cứu là gì?
- Hoạt động của HS:
+ Thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Xác định mục tiêu của đề tài khoa học.
*Bước 4: Hình thành giả thuyết khoa học
Mục đích: HS phải đưa ra được nhận định sơ bộ về bản chất của sự vật
hiện tượng, đưa ra những câu trả lời hoặc giải thích về vấn đề nghiên cứu, từ đó
sẽ lĩnh hội được những kiến thức mới.
- Hoạt động của GV:
Yêu cầu HS xem xét bản chất của sự vật hiện tượng dựa trên những tri

thức đã biết về sự vật hiện tượng đó.
Đưa ra những nhận định sơ bộ hoặc những phán đoán về vấn đề nghiên cứu.
- Hoạt động của HS:
Thảo luận trong nhóm để đưa ra giả thuyết khoa học.
* Bước 5: Lập kế hoạch nghiên cứu
Trong bước này, HS phải xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu, dự
kiến thời gian hoàn thành một nội dung nghiên cứu, lập thời gian biểu chi tiết,
phân chia công việc trong nhóm, dự kiến địa điểm thực hiện.
Để định hướng cho việc lập kế hoạch nghiên cứu của HS, GV có thể
đưa ra câu hỏi: Nội dung nghiên cứu chính là gì? Sử dụng phương pháp,
phương tiện và công cụ nào để nghiên cứu? Thời gian thực hiện mỗi nội dung
như thế nào? Thứ tự thực hiện? Khi nào hoàn thành? Sử dụng nguồn tài liệu
tham khảo nào?... HS thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi và dựa vào đó
để xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
* Bước 6: Thực hiện nghiên cứu
Mục đích: Tiến hành thu thập dữ liệu hoặc tiến hành thiết kế mô hình, thử
nghiệm, điều chỉnh để chứng minh cho giả thuyết khoa học. Đồng thời, phải xử
lý được các dữ liệu nghiên cứu thu được, trình bày được mối quan hệ giữa các
dữ liệu, phân tích mối quan hệ nhân quả để rút ra tính quy luật, giải thích và
tổng hợp các mô hình trong dữ liệu bằng cách sử dụng các khái niệm khoa học
chuyên sâu, đưa ra những kết luận có giá trị từ kết quả nghiên cứu thu được.
- Hoạt động của GV:
Định hướng và tổ chức các hoạt động cho HS.
- Hoạt động của HS:
Thực hiện nghiên cứu trong nhóm.
* Báo cáo kết quả:
7


Mục đích: HS trình bày toàn bộ hoạt động, kết quả thu được trong quá

trình NCKH thành một bản báo cáo theo phương pháp NCKH hoàn chỉnh.
- Hoạt động của GV và HS: HS lập dàn ý của một báo cáo khoa học →
Sắp xếp các dữ liệu thu được và sử dụng ngôn ngữ, văn phong khoa học để viết
thành bản báo cáo hoàn chỉnh → Thuyết trình bài báo cáo → Trao đổi, thảo
luận → GV tổng kết, rút kinh nghiệm.
* Bước 8: Đánh giá
Mục đích: Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng của năng lực NCKH với
mục đích điều chỉnh quá trình dạy của Thầy và học của Trò.
- Hoạt động của GV và HS:
GV và HS đánh giá lại quá trình rèn năng lực NCKH, phân tích được
những điểm đạt được và chưa đạt được khi thực hiện quy trình
NCKH.
GV có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc câu hỏi, bài
tập tự luận để kiểm tra kiến thức thu được, đồng thời xây dựng các phiếu
chấm (kế hoạch, hồ sơ nghiên cứu) kèm theo để đánh giá kĩ năng của HS.
GV tổng kết, rút kinh nghiệm để rèn luyện năng lực NCKH qua những đề
tài khoa học sau. Ngoài ra, HS có thể tự xây dựng thang chuẩn để đánh giá kết
quả mà bản thân mình đạt được so với dự kiến.
Tùy vào mức độ tham gia của GV và mức độ tự định hướng của HS trong
quá trình dạy học, có thể có 4 mức độ dạy học khám phá như sau:
- Mức 1: GV thực hiện 5 bước đầu tiên của quy trình NCKH, xây
dựng kế hoạch nghiên cứu chi tiết còn HS quan sát và thực hiện
nghiên cứu,báo cáo kết quả, đánh giá. Đây là mức độ đòi hỏi tính tự định
hướng của HS ít nhất còn mức trợ giúp của GV nhiều nhất.
- Mức 2: GV xác định tên đề tài khoa học và mục tiêu nghiên cứu, HS
thực hiện các bước còn lại.
- Mức 3: GV hình thành ý tưởng nghiên cứu, HS xác định tên đề tài và
thực hiện các bước còn lại.
- Mức 4: GV tạo bối cảnh, HS đề xuất ý tưởng nghiên cứu và thực hiện
Với cùng một nội dung kiến thức, cùng một đề tài khoa học nhưng tùy

vào trình độ nhận thức của HS có thể thiết kế ở các mức độ dạy học khác nhau.
2.1.4. Vị trí, nhiệm vụ, cấu trúc chương V “Di truyền học người” trong
chương trình Sinh học 12
* Vị trí: Chương V “Di truyền học người” trong chương trình Sinh học 12,
sau khi HS đã học toàn bộ 4 chương phần 5 “Di truyền học”, gồm các chương:
- Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.
- Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
- Chương 3: Di truyền học quần thể.

8


- Chương 4: Ứng dụng di truyền học.
- Chương 5: Di truyền học người.
Như vậy, sau khi các em đã có kiến thức về nguyên nhân, cơ chế phát sinh,
di truyền các biến dị nói chung và tính quy luật của hiện tượng di truyền, các em
đã biết 1 số bệnh tật di truyền ở người (Tơcno, Claiphento, Đao, mù màu, máu khó
đông, pheninketo niệu…) đây chính là những kiến thức nền tảng, làm cơ sở
lĩnh hội các nội dung về di truyền học người. Đây cũng là một điểm thuận lợi
để tiến hành tổ chức dạy học thông qua NCKH để HS lĩnh hội những đơn vị
kiến thức nâng cao dựa trên sự liên hệ, kết nối với những kiến thức cơ bản đã
được trang bị.
Chương V “Di truyền học người” gồm 3 bài:
Bài 21: Di truyền y học
Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di
truyền học
Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.
* Về cấu trúc: Bắt đầu tìm hiểu về Di truyền y học, Di truyền y học tư
vấn, liệu pháp gen. Nêu được nguyên nhân, hậu quả của một số tật và bệnh di
truyền ở người (Di truyền học với ung thư và bệnh AIDS...) từ đó nêu được

biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người.
* Về nhiệm vụ:
Kiến thức:
- Hiểu được sơ lược về Di truyền y học, Di truyền y học tư vấn, liệu pháp
gen. - Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người.
- Nêu được việc bảo vệ vốn gen của loài người liên quan tới một số vấn
đề: Di truyền học với ung thư và bệnh AIDS, di truyền trí năng.
Kĩ năng:
- Biết phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong
sơ đồ ấy.
- Sưu tầm tư liệu về tật, bệnh di truyền và thành tựu trong việc hạn chế,
điều trị bệnh hoặc tật di truyền.
- Rèn luyện kĩ năng và phát triển được các kĩ năng:
+ Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề.
+ Kĩ năng khoa học: quan sát, phân loại, định nghĩa.
+ Kĩ năng học tập: Tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp.
Thái độ:
- Nhận thức đúng vai trò của chương V “Di truyền học người” để có thái độ
học tập nghiêm túc, hứng thú.
- Có những biện pháp tuyên truyền, tư vấn để hạn chế các bệnh tật di
truyền ở người, từ đó góp phần bảo vệ vốn gen di truyền của loài người.

9


Các năng lực hướng tới
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

- Năng lực hợp tác
- Năng lực tính toán
- Năng lực nghiên cứu
2.1.5. Đặc điểm về tâm lý lứa tuổi của học sinh trung học phổ thông
- Học sinh trung học phổ thông ở lứa tuổi 16-18 đang ở giai đoạn phát triển
cả về thể chất và tâm hồn có khả năng tự ý thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh trong
hoạt động học tập.
- Tri giác có chủ định chiếm ưu thế, năng lực ghi nhớ tăng lên rõ rệt, sự tập
trung chú ý cao hơn và có khả năng di chuyển, chú ý tốt: hoạt động học tập dần
dần hướng vào thoả mãn nhu cầu nhận thức,…
- Mặt khác, do tiếp xúc với nhiều môn học, nhiều phương pháp dạy học
của các thầy cô,… nên đòi hỏi các em phải có những biến chuyển lớn về năng
lực quan sát, ghi nhớ, tư duy lôgic, tính độc lập, kiên trì, tư duy phê phán,…
Vì vậy để dạy học đạt kết quả cao thì phải có PPDH phù hợp. Nghiên cứu
khoa học là một hoạt động dạy học nhằm rèn luyện tư duy, tác phong làm
việc khoa học của học sinh, gắn liền kiến thức nhà trường với thực tiễn đời
sống, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Xác định được vai trò to lớn của Giáo dục đối với vận mệnh và phát triển
đất nước, Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành rất quan tâm đến giáo dục. Nên
trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đã có chuyển biến đáng kể. Tuy
nhiên:
+ Giáo viên đã từng bước sử dụng công nghệ thông tin, các phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, nhưng vẫn
mang tính tự phát, chưa thường xuyên, chưa khoa học; Nên chưa gây được
nhiều hứng thú và hiệu quả học ở HS.
+ Nhiều giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học tích
cực như dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề,… trong quá trình giảng
dạy; trong khi đó, nhiều giáo viên chưa biết đến phương pháp dạy học bằng
nghiên cứu khoa học.

+ Ngày 09/9/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra công văn 6003/BGDĐTGDTrH và Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 nhằm khuyến
khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật,
vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, đối với cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật thì sản phẩm của
10


hoạt động NCKH có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn cho cuộc sống. Nghiên
cứu khoa học trong dạy học thì sản phẩm của hoạt động NCKH là việc lĩnh hội
những tri thức của nhân loại đã được đúc kết trong chương trình, SGK. Những
tri thức mà HS lĩnh hội được là mới so với chính chủ thể nhận thức. Hơn nữa,
trong quá trình NCKH, người học còn rèn luyện các kĩ năng để tìm ra những tri
thức đó.
+ Học sinh ít tự lực tìm tòi nghiên cứu, kỹ năng tự học còn yếu.
Từ những lí do trên, dẫn đến kết quả học tập môn sinh học 12 chưa cao, HS
ít hứng thú. Thể hiện, chất lượng học tập môn sinh học lớp 12 A2, 12 A5 tại
trường THPT Đông Sơn I qua bài kiểm tra ở học kì 1 năm học 2017-2018 thu
được kết quả như sau:
Xi
<3
<4
<5 <6
<7
<8
<9
<10
10
Xếp loại
Yếu - Kém
TB-TB khá Khá

Giỏi
SL
0
0
2
15
15
8
3
0
0
12 A2
43
4,6%
70%
18,6% 7%
SL
0
0
1
14
13
10
2
0
0
12 A5
40
2,5%
67,5%

25%
5%
Kết quả trên cho thấy:
- Học lực của HS lớp 12 A2 và lớp 12A5 là tương đương.
- Tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, học sinh trung bình nhiều chưa đáp ứng
yêu cầu giáo dục.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên đây, việc Xây dựng và sử dụng đề tài khoa
học trong dạy học là rất cần thiết
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Thiết kế các đề tài khoa học thuộc chương V “Di truyền học
người”
Nội dung của chương:
- Khái niệm và vai trò của di truyền y học, di truyền y học tư vấn, liệu
pháp gen, một số bệnh, tật di truyền ở người.
- Các phương pháp nghiên cứu di truyền người và các ứng dụng thực
tiễn của các phương pháp này.
- Bảo vệ vốn gen của loài người liên quan tới một số vấn đề: di truyền học
với ung thư, bệnh AIDS, di truyền trí năng.
Có thể xây dựng những đề tài:
- Tìm hiểu về các bệnh di truyền phân tử ở người qua điều tra thực tế ở
địa phương em.
- Xác định thực trạng về nguyên nhân, hậu quả các hội chứng bệnh ở
người qua điều tra thực tế ở địa phương em.
- Đánh giá tác động của chất độc màu da cam đến vốn gen loài người.

11


- Đánh giá sự hiểu biết, thái độ và các biện pháp phòng chống
HIV/AIDS của học sinh THPT.

- Tìm hiểu bệnh ung thư qua điều tra ở địa phương.
2.3.2 . Quy trình dạy học bằng đề tài khoa học
Ví dụ về quy trình dạy học bằng đề tài khoa học “Tìm hiểu về bệnh ung
thư qua điều tra ở địa phương em”
* Giai đoạn 1: Để chuẩn bị cho phương pháp dạy học này, trước đó giáo
viên GV tập huấn, hướng dẫn cho HS các bước thực hiện tiến trình xây dựng
và triển khai một đề tài khoa học.
Mục đích: Nhằm giúp HS có những kiến thức cơ bản về phương
pháp NCKH.
- Hoạt động của GV:
+ Giới thiệu vai trò của nghiên cứu khoa học.
+ Giới thiệu các bước của quy trình nghiên cứu khoa học.
+ Giải thích mỗi bước của quy trình nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động của HS:
+ Lắng nghe GV giới thiệu về vai trò của nghiên cứu khoa học và hướng
dẫn thực hiện quy trình NCKH.
- Hoạt động của GV:
+ Giới thiệu một đề tài khoa học.
+ Thực hiện đề tài khoa học và phân tích các bước tiến hành.
* Hoạt động của HS:
+ Quan sát GV thực hiện các bước của quy trình NCKH thông qua một đề
tài khoa học cụ thể.
+ Thảo luận để hiểu ý nghĩa của mỗi bước trong quy trình NCKH.
+ HS nêu được các bước thực hiện tiến trình xây dựng và triển khai một đề
tài khoa học gồm các nội dung:
(I. Mở đầu: Tên đề tài, Lí do chọn đề tài, Mục đích nghiên cứu, Phương
pháp nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu.
II. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.2. Nội dung nghiên cứu

III. Kết luận)
* Giai đoạn 2: Tiến hành dạy dạy học bằng đề tài khoa học “Tìm hiểu
về bệnh ung thư qua điều tra ở địa phương em”
Như nội dung mục 2.1.3 đã đề cập, tùy vào mức độ tự định hướng của
HS trong quá trình dạy học, có thể có các mức độ dạy học bằng NCKH khác
nhau. Với đối tượng học sinh lớp thực nghiệm (12 A5) tôi sử dụng ở mức độ 3 để
12


tiến hành dạy học:
GV hình thành ý tưởng nghiên cứu, HS xác định tên đề tài và thực hiện
các bước còn lại.
Bước 1: Giáo viên hình thành ý tưởng nghiên cứu
Xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu: Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh ung thư
ngày một gia tăng, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc mới
ung thư cao nhất thế giới. Hàng năm tỉ lệ người chết vì ung thư nước ta cao
gấp hơn 9 lần người chết vì tai nạn giao thông (số liệu năm 2017). Trong
chương Di truyền người có nội dung về di truyền học với bệnh ung thư, ngoài
1 số kiến thức các em đã biết, đa số các em chưa có một kiến thức tổng quát
về nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách điều trị và phòng tránh ung thư, đặc
biệt ngay ở địa phương mình ở các em cũng chưa biết thực trạng ung thư ra
sao.
- GV tạo bối cảnh: cho HS xem 1 bài báo về thực trạng ung thư ở nước ta
( ) hoặc xem phóng sự ngắn về 1 trường hợp ung
thư ở Việt Nam.
- HS quan sát, theo dõi.
- GV đưa ra câu hỏi: vậy ung thư là gì? nguyên nhân, cơ chế và cách
phòng ngừa như thế nào để giảm bớt tỉ lệ này? Thực trạng ung thư ở địa
phương em?
- HS suy nghĩ và có thể trả lời 1 số ý nhưng chưa đầy đủ, hệ thống.

- GV: Nếu xây dựng đề tài khoa học làm rõ nội dung cô vừa nêu thì nên
chọn tên đề tài như thế nào? (chuyển sang bước 2, 3)
Bước 2,3: HS xác định tên đề tài khoa học và mục tiêu của đề tài
khoa học.
- GV tổ chức cho HS thảo luận và xác định tên đề tài khoa học: “Tìm hiểu
về bệnh ung thư qua điều tra ở địa phương em”
- Sau khi đặt tên đề tài, GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận để xác định
mục tiêu chi tiết của đề tài khoa học: Vậy mục tiêu của đề tài là gì?
- HS thảo luận, đi đến thống nhất mục tiêu của đề tài:
+ Phân biệt khái niệm ung thư và khối u.
+ Kể tên các loại ung thư thường gặp.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện, điều trị bệnh ung thư
hiện nay.
+ Điều tra và phân loại các bệnh ung thư ở địa phương.
+ Từ đó đưa ra lời khuyên phòng tránh ung thư.
- GV chuyển tiếp sang bước 4
Bước 4: HS hình thành giả thuyết khoa học.

13


- GV tổ chức cho các em HS thảo luận để xác định kiến thức đã biết, kiến
thức cần tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Cụ thể như
sau:
+ Xác định kiến thức đã biết: ung thư máu do đột biến mất đoạn NST 21
hoặc 22, cơ chế điều hòa hoạt động của gen, các tác nhân gây đột biến, khái niệm
ung thư, kể tên được một số loại ung thư, hậu quả, cách điều trị (có thể chưa đầy
đủ).
+ Xác định kiến thức cần tìm hiểu:
Kiến thức đầy đủ hệ thống về khái niệm ung thư, kể tên được một số loại ung

thư, nguyên nhân, hậu quả, cách điều trị, cách phát hiện sớm, phòng ngừa bệnh ung
thư.
Ở địa phương, tỉ lệ người mắc ung thư, gồm những loại nào, phát hiện bệnh
ở giai đoạn nào, có tham gia điều trị hay không?
+ Từ đó HS sẽ xây dựng được mối quan hệ nhân quả giữa kiến thức đã biết
với những vấn đề cần tìm hiểu để hình thành giả thiết: Nếu tìm hiểu được các
loại bệnh ung thư, nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, cách điều trị… thì sẽ đưa
ra nhận xét được về thực tế bệnh ung thư ở địa phương và đưa ra lời khuyên để
phòng ngừa, chữa trị.
Bước 5 : HS lập kế hoạch nghiên cứu và thực hiện.
- GV phân chia lớp thành 4 nhóm. GV điều chỉnh để mỗi nhóm có sự
đồng đều về trình độ học sinh và năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Yêu
cầu các nhóm lập kế hoạch và thực hiện trong 2 tuần.

Thảo luận nhóm
- HS thảo luận để xác định nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
thời gian thực hiện và người thực hiện nội dung cụ thể để lập kế hoạch nghiên
cứu. Cụ thể như sau:
+ Xác định những nội dung cần nghiên cứu:
Xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho đề tài.

14


Thu thập tài liệu về khái niệm, nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh ung
thư; Tìm hiểu về triệu chứng, cách phát hiện, điều trị ung thư; Điều tra ở địa
phương…
+ Xác định phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện những nội dung nghiên
cứu trên, cần phải sử dụng phương pháp điều tra thực trạng về bệnh ung thư ở
một số xã trong huyện ; lý thuyết: tài liệu về ung thư, tư vấn di truyền, bảo

vệ vốn gen di truyền của loài người.
+ Xác định tiến trình, thời lượng thực hiện và người thực hiện mỗi nội
dung
- GV: Trong quá trình HS lập kế hoạch nghiên cứu giáo viên quan sát, hỗ
trợ các em nếu cần, yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- HS: Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên:
STT
Nội dung
Người thực hiện Thời gian thực
hiện
1 Phụ trách chung
……….
2

Thư kí

………

3

Điều tra thực trạng ung thư ở xã A:
- Họ tên, giới tính, loại ung thư, tuổi, phát
hiện ở giai đoạn nào, có chữa trị không

………

- Tìm hiểu về khái niệm, phân loại, nguyên
nhân, cơ chế, cách phát hiện bệnh, cách
điều trị bệnh ung thư…


………

5

Thảo luận, thống nhất đưa ra kết luận.

………

6

Viết báo cáo, PowerPoint

………

4

- GV: Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm HS nộp lại một bản kế hoạch
nghiên cứu để theo dõi, giám sát và điều chỉnh.
- HS: Sau khi hoàn thành kế hoạch, HS có thể chuyển bản in cho GV hoặc
đưa lên nhóm Zalo hoặc Messenger để GV góp ý, giám sát việc thực hiện.
- Ngoài ra, GV chỉ rõ nguồn tài liệu cần sử dụng để thực hiện đề tài
khoa học này gồm cuốn Sinh học 12, địa chỉ một số trang Web:
/>Bước 6: HS thực hiện kế hoạch nghiên cứu.
Sau khoảng 2-3 ngày, các nhóm HS đã thu thập dữ liệu cho nhiệm vụ
nghiên cứu, GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo kết quả thực hiện. Hoặc giáo
viên có thể tạo nhóm Zalo hoặc Messenger cho mỗi nhóm để các nhóm cập
nhật những dữ liệu đã thu thập, nhờ đó mà GV dễ dàng theo dõi tiến độ và
hiệu quả làm việc của mỗi nhóm. Căn cứ vào kết quả thực tế của mỗi nhóm,

15



GV yêu cầu các nhóm triển khai tiếp các nhiệm vụ nghiên cứu còn lại; trong
trường hợp nếu có nhóm chưa hoàn thành, GV yêu cầu thực hiện lại nhiệm vụ.

Điều tra thực tế ở địa phương
Bước 7: Giáo viên tổ chức cho HS báo cáo kết quả.

Các nhóm báo cáo
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị tài liệu báo cáo, bao gồm: phân công
nhiệm vụ, triển khai thực hiện, biên bản họp nhóm, sổ làm việc, sổ tay lưu trữ
dữ liệu thu thập (có thể là sổ trực tuyến) và kết quả thực hiện nhiệm vụ dưới
hình thức PowerPoint để trình bày và bản đề tài khoa học dưới dạng Word để
nộp.

16


- Giáo viên gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- HS: trình bày.
- GV yêu cầu sau đó học sinh các nhóm khác trao đổi, góp ý, đặt câu hỏi.
Bước 8: GV hướng dẫn HS đánh giá kết quả.
- GV cung cấp tiêu chí đánh giá cho mỗi nhóm, các nhóm thảo luận để
chấm chéo các nhóm còn lại.
- Phiếu đánh giá của HS được thiết kế với các tiêu chí cụ thể như sau:
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm
Nhận xét
(thang điểm 10)

1 Phân công nhiệm vụ trong nhóm
2 Tiến độ thực hiện công việc
3 Ý thức, thái độ làm việc
4 Kết quả thực hiện mỗi nhiệm vụ
Cấu trúc, văn phong khoa học
5 của bài báo cáo
Khả năng thuyết trình và trả lời
6 câu hỏi đặt ra
7
Tổng điểm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Năm học 2017-1018 tôi đã tiến hành dạy học tại lớp 12 A5 (lớp thực
nghiệm) nội dung chương V di truyền học người, biện pháp tôi đã đề xuất (mục
2.3), còn lớp12 A2 (lớp đối chứng) dạy theo phương pháp truyền thống (tổ chức
hoạt động dạy học theo tiết) và xác định chất lượng lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ
năng.
2.4.1. Kết quả định lượng:
Tôi tiến hành kiểm tra 15 phút, ngay sau khi kết thúc bài Di truyền y học và
Bài bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học ở
cả lớp thực nghiệm và đối chứng với cùng 1 đề kiểm 15 phút, có nội dung:
I. TRẮC NGIỆM KHÁCH QUAN:
Câu 1. Ung thư là bệnh
A. Đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình
thành khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
B. lành tính, không di truyền do tế bào ung thư phân chia vô hạn tạo ra khối
u, nhưng ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể.
C. Do tác nhân môi trường tạo ra: khí độc hại, hoá chất, virut gây ung thư.
D. Ác tính và lành tính khi các tế bào khối u di căn vào máu và các nơi


17


khác trong cơ thể, gây chết cho bệnh nhân.
Câu 2. Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng:
A. Nguyên phân, tăng số tế bào trong khối u
B. Bị đột biến tạo các alen khác nhau
C. Tách khỏi mô ban đầu đi vào máu và tạo khối u ở nhiều nơi
D. Kháng lại các loại thuốc kháng sinh
Câu 3: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có
hại.
B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến
nhiễm sắc thể.
C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền
được qua sinh sản hữu tính.
D. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối
u ác tính
Câu 4: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến
chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo
ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá
mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh
dưỡng.
C. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
D. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
Câu 5: Bệnh ung thư có thể do các tác nhân:
A. tia phóng xạ.

B. hóa chất.
C. virut.
D. tác nhân vật lí, hóa học, sinh học
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư ở
người?
A. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không liên
quan đến môi trường.
B. Ung thư là bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được
của một số tế bào trong cơ thể.
C. Có nhiều nguyên nhân gây ung thư, nhìn chung các trường hợp ung thư
đều liên quan đến gen hoặc NST.

18


D. Ung thư đã đến giai đoạn di căn thì các tế bào ung thư sẽ tách khỏi khối
u để vào máu, tái lập khối u ở nhiều nơi khác.
Câu 7: Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền
của loài người là
A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư.
B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh
hóa của cơ thể.
C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột
biến gây ung thư.
D. Tất cả các giải pháp nêu trên.
II.TỰ LUẬN:
Câu 8: Kể tên các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay.
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………..………………..
Câu 9: Nêu các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư.

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 10: Kể tên các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Đáp án:
I. TRẮC NGIỆM KHÁCH QUAN: 1A, 2C, 3B, 4B, 5D, 6A, 7D
II.TỰ LUẬN:
Câu 8: Kể tên các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay.
có 4 phương pháp trị bệnh ung thư chính là: phẫu thuât, hóa trị, xạ trị, điều
trị nội tiết và điều trị miễn dịch.
Câu 9: Nêu các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư:
(HS nêu được từ 5 ý trở lên cho điểm tối đa)
- Sụt cân bất thường, mệt mỏi vô cớ
- Ho kéo dài
- Khó tiêu hoặc khó nuốt thức ăn
- Sốt kéo dài
- Chảy máu bất thường
- Những thay đổi ở da
- Sưng hạch bạch huyết
- Viêm loét lâu khỏi
- Sờ thấy u, cục…
Câu 10: Kể tên các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư:
19


(HS nêu được từ 5 ý trở lên cho điểm tối đa)
- Hút thuốc lá
- Lạm dụng bia rượu
- Dinh dưỡng độc hại (thịt nướng, ăn đồ nấm mốc…)

- Ô nhiễm môi trường
- Các tác nhân vật lý
- Tác nhân vi-rút: viêm gan B, virut HPV…
- Lối sống lười vận động...
Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10, thống kê, phân loại và so sánh
kết quả đạt được của từng lớp ở trước và sau quá trình thực nghiệm, đồng thời
so sánh kết quả đạt được giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau quá trình
thực nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 1; 2; 3 và đồ thị 1, 2 và bảng 3.
Bảng 1. Số lượng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%) mỗi loại HS đạt được
trước và sau quá trình thực nghiệm của lớp đối chứng
Xi
<3
<4
<5 <6
<7
<8
<9
<10
10
Xếp loại
Yếu - Kém
TB-TB khá Khá
Giỏi
SL
0
0
2
15
15
8

3
0
0
Ban
18,6
đầu
4,6%
70%
7%
%
Sau
SL
0
0
1
14
17
9
2
0
0
thực
2,3%
72,1%
21%
4,6%
nghiệm
Bảng 2. Số lượng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%) mỗi loại HS đạt được
trước và sau quá trình thực nghiệm ở lớp thực nghiệm
Xi

<3
<4
<5 <6
<7
<8
<9
<10
10
Xếp loại
Yếu - Kém
TB-TB khá Khá
Giỏi
SL
0
0
1
14
13
10
2
0
0
Ban
đầu
2,5%
67,5%
25%
5%
Sau
SL

0
0
0
5
12
13
8
2
0
thực
0%
42,5%
32,5% 25%
nghiệm

20


Đồ thị 1. Phân bố tần suất điểm trước và sau quá trình thực nghiệm
của lớp đối chứng.

Đồ thị 2. Phân bố tần suất điểm trước và sau quá trình thực nghiệm
của lớp thực nghiệm.
Bảng 3. Số liệu thống kê trước và sau quá trình thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Ban đầu Sau thực nghiệm
Ban đầu
Sau thực nghiệm
Số lượng

43
43
40
40
Mean
5,88
5,93
5,95
6,75
( , giá trị
X

trung bình)
SD (độ lệch
1,005
0,910
chuẩn)
Từ kết quả định tính thu được:

0,959

1,080

21


Thể hiện ở bảng 1, 2, 3 và đồ thị 1, 2: kết quả ban đầu và kết quả sau quá
trình thực nghiệm của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều có sự thay đổi. Tuy
nhiên ở lớp đối chứng thay đổi rất ít (5,93 – 5,83 = 0,05) và sự thay đổi này
không có ý nghĩa thống kê, còn lớp thực nghiệm có sự thay đổi nhiều (6,75 –

5,95 = 0,8) và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê.
2.4.2. Kết quả định tính
Trực tiếp tham gia dạy thực nghiệm, tôi đã dựa vào kết quả phân tích sản
phẩm viết thực hiện nhiệm vụ ngoài lớp học, phân tích một số câu trả lời trong
các bài kiểm tra, quan sát theo dõi ghi chép sự biểu hiện của HS trong quá trình
tổ chức hoạt động dạy học để định tính về lĩnh hội tri thức và sự tiến bộ các kĩ
năng NCKH mà HS được rèn luyện trong khi học.
Kết quả, sau một thời gian, vận dụng những giải pháp trên vào quá trình
dạy học, chúng tôi nhận thấy: HS có sự chuyển biến tích cực. HS ở lớp thực
nghiệm đã thể hiện được tư duy sáng tạo trong quá trình thực hiện các yêu
cầu của các đề tài khoa học. HS đã chủ động thực hiện một số đề tài nghiên
cứu, làm báo cáo thu hoạch và báo cáo sản phẩm trước tập thể. Phần lớn các
nhóm HS thực hiện đầy đủ các mục tiêu của đề tài khoa học đặt ra, các em đã
phát triển rất nhiều năng lực: làm việc nhóm, thuyết trình, điều tra, xử lí số
liệu...; càng về sau thì tính hợp tác, tính chủ động và hiệu quả thực hiện các
yêu cầu của đề tài khoa học ngày càng cao. HS luôn có ý thức và khả năng
học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức và luôn có
niềm tin về khoa học.
Từ kết quả ban đầu về định tính và định lượng thể hiện ở trên, chứng tỏ
biện pháp tôi đề xuất là khả thi và có khả năng góp phần nâng cao chất lượng
dạy học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đề ra cho nền giáo dục.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Xây dựng và sử dụng đề tài khoa học trong dạy học, HS được trải
nghiệm, tự thực hiện các hoạt động khám phá tri thức mới và đồng thời hình
thành phương pháp tư duy giống như cách thức mà các nhà khoa học trước đây
đã đi tìm tri thức đó nhưng ngắn gọn hơn, qua đó phát triển được năng lực
NCKH cho HS.
Từ kết quả thực nghiệm có thể khẳng định dạy học qua đề tài khoa học đã
mang lại hiệu quả trong việc phát triển năng lực NCKH cho HS và có hiệu quả

trong việc hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên, với chỉ một số ít đề tài thì
chưa đủ để HS có được KN này một cách vững chắc mà cần phải qua nhiều
đề tài, liên tục rèn luyện trong thời gian dài thì các kĩ năng này mới thành thạo.
3.2. Kiến nghị.
Sau thời gian nghiên cứu SKKN tôi có một số kiến nghị sau:
- Nên triển khai phương pháp dạy học thông qua đề tài khoa học nhiều

22


hơn, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm dạy học qua
đề tài khoa học sao cho có hiệu quả cao.
- Cần có những nghiên cứu để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, cũng như
các công cụ đánh giá năng lực NCKH của học sinh phổ thông.
Sáng kiến của tôi trên đây có thể còn mang màu sắc chủ quan, chưa hoàn
thiện, vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các bạn đồng
nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Minh Nguyệt (2015), “Dạy học khoa học qua khám phá nhằm
hình thành và phát triển năng lực học sinh”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số
120.
2. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng

hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông Nxb Đại
học Sư phạm.
3. Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ Hải Hà (2015), Pisa và những vấn đề giáo
dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Trần Thị Thanh Xuân (2017), Dạy học khám phá phần Cơ sở di truyền học ở
lớp chuyên Sinh trung học phổ thông, LATS KHGD, ĐHSP Hà Nội.
5. />6. />
23


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường THPT Đông Sơn I
TT Tên đề tài SKKN
1

2

3

Ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy một số bài
thực hành trong chương
trình Sinh học 11
Nhận dạng nhanh và
phương pháp giải bài tập
tương tác gen nhằm nâng
cao hiệu quả giảng dạy Sinh

học 12.
Xây dựng chuyên đề “Giáo
dục học sinh ý thức bảo vệ
môi trường qua việc hạn chế
và tái sử dụng túi nilon”

Kết quả Năm học
Cấp đánh giá
đánh giá đánh giá
xếp loại
xếp loại xếp loại
QĐ SỐ 12/ QĐ
–SGD&ĐT ngày
05/1/2010

B

2010

QĐ số 743/QĐ –
SGD&ĐT ngày
04/11/2013

C

2013

QĐ số 988/QĐ –
SGD&ĐT ngày
03/11/2015


C

2015

24



×