Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài báo cáo: khách thể Mặt khách quan của tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.18 KB, 15 trang )

BÀI TẬP NHÓM:
KHÁCH
THỂ - MẶT KHÁCH QUAN
Giảng viên:Lê Quỳnh Phương Thanh
CỦA TỘI PHẠM
Danh sách Nhóm:
1. Lâm Vĩ

Khang

2. Nguyễn

Mạnh Huỳnh

3. Đặng Thị

Nga

4. Trần Thị

Diễm Em

5. Lê Thị

Quyền Châu

6. Huỳnh Thị
7. Phạm Thị

Ngọc Diễm


Xuân Mai

8. Phạm Thị Tuyết
9. Trần

Phương

Ngọc Trâm

10. Nguyễn Thu Ngân

Cần Thơ, ngày 14 tháng 02 năm 2019
20192018


KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
n Khái niệm tội phạm:
(Theo Đều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,

do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
I.


KHÁI NIỆM
1. Sơ

lược về khách thể của tội phạm

Khái niệm Khách thể: Khách thể của một quan hệ pháp luật Là những là
những lợi ích vật chất , tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn
những như cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân
Khách thể tội phạm: hệ thống các quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất,
trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại của các giai cấp thống trị
Tính nguy hiểm của từng hành vi sẽ phụ thuộc vào hành vi đó xâm phạm đến
những mối quan hệ XH nào và quan hệ xã hội đó ảnh hưởng ở mức độ nào đối
với lợi ích và tồn tại của giap cấp thống trị
Ví Dụ : Tội phạm ăn cắp vặt sẽ khác với tội phạm giết người
2. Khách

thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành

Theo luật hình sự Việt Nam, hệ thống cán quan hệ trên được ghi nhận trong
khoản 1 điều 85 Bộ luật hình sự : độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa , quốc phòng , an


ninh , trật tự, an toàn xã hội, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức , quyền cong
người, quyền , lợi ích của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
xã hội chủ nghĩa..
Bộ luật hiên hành cũng ghi nhận , bổ sung “quyền con người” vào hệ thống
khách thể tội phạm nhằm thừa nhận một nhóm quan hệ xã hội xuất phát từ
nhân thân của con người vốn có mà hiến pháp 2013 đã ghi nhận

Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu
không thể hưởng không được gọi là một con người
Ví dụ : Quyền được sống , quyền tự do , quyền học tập …v.v.v.
Quyền Công dân chính là những quyền con người được nhà nước thừa
nhận và áp dụng cho công dân của mình
Bộ luật hình sự 2015 đã đưa cả 2 nhóm “ quyền con người ” và “ quyền công
dân” vào khách thể của tội phamju là đúng đắn vì hai nhóm quyền này không


hoàn toàn thống nhất
Tuy nhiên các quy phạm pháp luật hình sự không chịu thiệt hại hết từ hành vi
phạm tội , vì nó không phải là khách thể của tội phạm

II.

PHÂN LOẠI KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
1. Khách

thể chung của tội phạm

Là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo
vệ. Khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây phương hại đến khách thể chung là một
trong những quan hệ xã hội được xác định tại khỏan 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự. Vì
vậy, thông qua khách thể chung, chúng ta có thể thấy được nhiệm vụ của Bộ luật hình
sự và bản chất giai cấp của nó. Hay nói đúng hơn là thấy được chính sách hình sự của
một quốc gia.
2. Khách


thể loại của tội phạm

Là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật
hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. Khách thể loại có vai trò quan
trọng về mặt lập pháp. Nó là cơ sở để Bộ luật Hình sự xây dựng các chương trong
phần các tội phạm.


Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan
nhưng nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung vào
một chương. Thông qua việc xem xét các nhóm khách thể nhất định, chúng ta có thể
đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi trực tiếp
xâm hại đến một trong số các khách thể của nhóm.
Nếu sắp xếp theo các cơ sở khác ( chủ quan, chủ thể…) thì sẽ dẫn đến tình trạng
nhiều tội phạm có bản chất rất khác nhau lại nằm cùng một chương. Gây khó khăn rất
lớn trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm và việc xử lý
chúng.
Các tội phạm được quy định trong cùng một chương phần các tội phạm (có cùng
khách thể loại) bao giờ cũng xâm hại đến khách thể loại của chúng. Tuy nhiên, từng
tội phạm trong một chương đó không phải luôn xâm hại cùng khách thể trực tiếp.
Điều đó có nghĩa là mỗi tội phạm có khách thể trực tiếp riêng của nó.
3. Khách

thể trực tiếp của tội phạm

Là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. Thông
qua việc gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại (xâm hại) đối với khách thể trực tiếp
mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại của tội phạm.
Một tội phạm có thể xâm hại đến nhiều khách thể nhưng không phải lúc nào tất cả
các khách thể đó đều được xem là khách thể trực tiếp. Khách thể trực tiếp khi đó là

quan hệ xã hội mà tội phạm gây thiệt hại thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm.
Trong nhiều trường hợp, nếu một tội phạm xâm phạm đến nhiều khách thể mà xâm
phạm đến khách thể nào cũng thể hiện được bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, chúng ta cần xem xét dấu hiệu thứ hai để xác định khách thể loại.
Đó là: khách thể đó phải luôn bị tội phạm cụ thể đó xâm hại trong mọi trường hợp,
hoặc

người

phạm

tội

muốn

xâm

hại

khách

thể

nào

(lỗi)….

Ví dụ: Hành vi giật túi xách của người đi đường làm cho chủ sở hữu ngã dẫn đến
thương tích. Ở đây có hai khách thể bị xâm hại là quyền sở hữu và sức khoẻ. Tuy

nhiên, quyền sở hữu mới là khách thể trực tiếp của hành vi “cướp giật tài sản”, sức
khoẻ không là khách thể trực tiếp của hành vi này.


Một tội phạm có thể có một khách thể trực tiếp hoặc nhiều khách thể trực tiếp. Tội
phạm có nhiều khách thể trực tiếp khi hành vi phạm tội xâm hại đến nhiều quan hệ xã
hội mà việc xem xét sự gây thiệt hại đối với bất cứ một quan hệ xã hội nào cũng
không thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và nhiều khách
thể đó luôn bị xâm hại ở mọi trường hợp phạm tội.
Ví dụ: hành vi cướp tài sản vừa xâm hại đến quan hệ nhân thân vừa xâm hại đến
quan hệ sở hữu.
Khách thể trực tiếp là cơ sở thể hiện rõ nhất bản chất của tội phạm cụ thể. Nó giúp
xác định đúng tội danh và đánh giá đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội cụ thể.
III.

Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ TỘI PHẠM



căn

cứ

để

định

tội


Là căn cứ quan trọng để phân biệt tội phạm với các quy phạm pháp luật khác
Là căn cứ quan trọng để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm cho xã
hội
Thông qua khách thể của tội phạmcó thể thấy bản chất giai cấp của luật hình sự Việt
Nam
IV.

ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM

v Khái niệm : Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận hợp thành khách thể của

tội phạm mà chỉ có thông qua việc tác dộng đến nó của tội phạm mới có thể xâm hại
đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ . Đối tượng tác động của tội phạm
còn được biết là đối tượng chịu sự tác động của hành vi phạm tội
Ví dụ : A gây thương tích B thì B là đối tượng tác động của tội phạm mà A gây ra và
“tính mạng, sức khỏe của con người” là khách thể của tội phạm “ cố ý gây thương
tích”.
Tội phạm thông thường tác động đến các đối tượng sau :
-

Chủ thể của các quan hệ xã hội


-

Nội dung của các quan hệ xã hội

-

Đối tượng của các quan hệ xã hội


1.

Con người với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội có thể là đối tượng

tác động của tội phạm
Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội, là chủ thể của nhiều quan
hệ xã hội, trong đó có những quan hệ xã hội chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự biến
đổi tình trạng bình thường của chính con người - quan hệ nhân thân. Như vậy, đối
tượng tác động của tội phạm có thể là con người đối với tội phạm xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
Ví dụ: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự... là khách thể đại
diện cho những đối tượng bị tác động thuộc loại này.
2. Nội dung của các quan hệ xã hội là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cũng có
thể là đối tượng tác động của tội phạm
Chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội là nhằm đạt tới những quyền và lợi ích
nhất định đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ để đem lại quyền lợi cho các chủ
thể khác được thể hiện thông qua hoạt động bình thường của các chủ thể. Tác động
đến nội dung của các quan hệ xã hội là làm biến đổi tình trạng bình thường của các
hoạt động của chủ thể.
Ví dụ: hành vi đưa hối lộ (Điều 354) làm biến đổi xử sự của người có chức vụ, quyền
hạn, hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 332) là hành vi làm mất tình trạng
bình thường của chính mình…
3. Đối tượng của các quan hệ xã hội (vật thể) có thể là đối tượng tác động của
tội phạm


Là vật thể, biểu hiện cụ thể của các quyền và lợi ích của các chủ thể. Tác động đến
đối tượng các quan hệ là tác động đến các vật thể cụ thể tồn tại trong thế giới khách
quan .

Ví dụ: Quyền sở hữu là khách thể bị xâm hại khi tác động đến các đối tượng thuộc
loại này. Tác động đến các đối tượng vật chất không phải lúc nào hành vi phạm tội
cũng chỉ gây ra hậu quả tiêu cực đối với vật chất đó mà có khi tạo biến đổi tích cực.
Chẳng hạn, hành vi trộm cắp tài sản, kẻ trộm thường không gây hư hỏng cho đối
tượng mà muốn làm tăng giá trị của vật chất đó lên.
Cần phân biệt đối tượng tác động với khái niệm công cụ, phương tiện phạm tội. Công
cụ, phương tiện phạm tội là những đối tượng mà kẻ phạm tội dùng để tác động đến
đối tượng phạm tội, gây thiệt hại cho khách thể.
Đối tượng tác động trong nhiều trường hợp là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
phạm cơ bản.
Ví dụ: Điều 85 Bộ luật hình sự, đối tượng bắt buộc là cơ sở vật chất – kỹ thuật…
Trường hợp này, đối tượng tác động có ý nghĩa đối với việc định tội. Khi đó, đối
tượng tác động đóng vai trò như khách thể của tội phạm nhưng bản chất, chúng
không phải là khách thể của tội phạm

MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁI
1. Cơ

NIỆM

sở lý luận của việc quy định mặt khách quan là yếu tố cấu thành tội

phạm.
→ Khách quan: Là những gì tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí

của con người. Pháp luật hình sự chỉ điều chỉnh đối với những hành vi cụ thể của con
người được thể ra ngoài thế giới khách quan, không điều chỉnh những gì thuộc về ý
nghĩ, tư tưởng của con người.
Ví dụ: Anh A có ý định sẽ đi trộm tiền của nhà hàng xóm vì gia đình quá nghèo. Anh

B đang thực hiện hành vi trộm tài sản của gia đình ông H.


Phân Tích VD: “ Đối với anh A thì chỉ là ý định chưa thể hiện ra bên ngoài nên
pháp luật hình sự không thể điều chỉnh được, chỉ có thể điều chỉnh nhận thức của
anh A thông qua giáo dục. Còn anh B đã thực hiện hành vi cụ thể là trộm tài sản của
nhà ông H nên sẽ được pháp luật hình sự điều chỉnh với khung hình phạt phù hợp.”
Pháp luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng nhất, nhằm duy trì trật tự và
sự ổn định của xã hội. Các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ chỉ có thể bị
xâm hại khi có một” lực lượng vật chất” tác động vào nó.
2. Mặt khách quan của tội phạm theo lý luận luật hình sự Việt Nam hiện hành.

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngaoì thế giới
khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ ohương tiện, phương pháp, thủ đoạn,
hoàn cảnh, địa điểm phạm tội
Nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, khoa học luật hình sự nêu ra các
biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm :
 Hành vi nguy hiểm cho xã hội
 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
 Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm( công cụ, phương pháp, phương tiện,

thời gian, địa điểm, thủ đoạn… phạm tội)
Trong số các dấu hiệu của mặt khách quan thì dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội
là dấu hiệu bắt buộc phải có ở tội phạm . Nếu không có hành vi nguy hiểm cho xã hội
thì không có tội phạm. Vì vậy, theo Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội .



Ví Dụ: hành vi xâm phạm quyền ứng cử của công dân là hành vi nguy hiểm cho xã
hội
Hậu quả tác hại của tội phạm là một trong các dấu hiện khách quan của cấu thành tội
phạm , là thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra cho quan hệ xã hội được
Luật hình sự bảo vệ gồm : thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Hậu quả có ý
nghĩa quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm .
Ví Dụ : Khoản 3 Điều 136 phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc
gây tổn hại sức khỏe cho 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
61% trở lên thì bị phạt tù từ 01 đến 03 năm .
Dấu hiệu thời gian ,địa điểm trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm chỉ ra rằng
tội phạm có thật ở thời gian ,địa điểm nhất định. Đây là một trong những vấn đề buộc
phải chứng minh trong luật hình sự.
Phương pháp, công cụ thực hiện không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên trong bộ
luật có một số tội phạm tuy định phương pháp ,công cụ là dấu hiệu đặc trưng để định
tội như điểm a, Khoản 1 Điều 104: dùng hung khí nguy hiểm gây thiệt hại cho nhiều
người. Điểm a, Khoản 1 Điều 93 quy định giết người bằng phương pháp có khả năng
làm chết nhiều người.
→ Như vậy, có thể kết luận rằng mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả
những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Không phải lúc nào các biểu hiện của cấu thành tội phạm cũng đc thể hiện trong cấu
thành tội phạm mang tính bắt buộc. Mặt khách quan của tội phạm là yếu tố cấu thành
nên tội phạm, không có mặt khách quan thì không có tội phạm xảy ra, dù có thể các
mặt khác của tội phạm đã hội tụ đủ.
Ví Dụ: Trong suy nghĩ của anh M rất mong anh T chết nhưng trong thực tế anh T
chết do bị bệnh chứ không phải do anh M giết.


Ở đây không có tội phạm xảy ra trong trường hợp này.
3. Ý nghĩa mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan với tư cách là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của

mặt khách quan của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nó là cơ
sở để xác định tội danh.
Việc quy định tội phạm của bộ luật hình sự dựa vào đặc điểm của hành vi khách quan
để định cho nó là tên gọi gì. Chúng ta xác định được dặc điểm của hành vi ( phạm tội)
thì có thể dễ dàng xác định hành vi đó phạm tội gì.
Ví dụ: Anh A lén lút lấy tài sản của anh T thì anh A đã phạm tội trộm cắp tài sản
( Điều 138 bộ luật hình sự).
Mặt khách quan của tội phạm còn được thể hiện trong cấu thành tôi phạm tăng nặng,
là tình tiết định khung hình phạt.
Trong tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có nhiều biểu hiện thuộc
mặt khách quan.
Mặt khách quan của tội phạm còn có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, cơ sở để xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội.
Xác định nội dung bên trong tâm lý của người phạm tội qua việc xác định lỗi và mức
độ lỗi của người phạm tội.
Ví dụ: Ông A xung đột với ông M sau đó ông A bỏ về nhà lấy dao sang đâm chết ông
M. Cho thấy ông A cố ý thực hiện hành vi phạm tội và hành vi rất dứt khoát, cương
quyết, chuẩn bị mọi phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
II.Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
1. Hành vi khách quan của tội phạm


a.

Khái niệm:

Là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới
những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra các thiệt hại cho các quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Để trở thành một hành vi khách quan của tội phạm cần có 3 đặc điểm:


Phải có tính nguy hiểm đáng kể

cho xã hội.
Ví dụ: giết người, trộm cắp tài sản gây thiệt hại lớn,…


Là hoạt động có ý thức và ý chí



Là hành vi trái pháp luật hình sự

b.

Các dạng biểu hiện của hành vi khách quan

Hành vi khách quan có thể được biểu hiện thông qua hành động hoặc không hành
động:
4Hành vi khách quan thông qua hành động: là hình thức của hành vi khách quan làm
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể
của nó bằng cách chủ thể phạm tội thực hiện một việc mà pháp luật hình sự
cấm.
Ví dụ: Giết người bằng cách bóp cổ, cắt cổ, dùng vật sắt nhọn sát thương
người khác,..
4Hành động phạm tội có thể là một hành vi đơn giản diễn ra trong thời gian
ngắn.
Ví Dụ: Dùng gậy gọc đánh người khác gây thương tích, cướp ngân hàng,…

4Hành động phạm tội có thể tổng hợp từ nhiều hành vi khác nhau, lặp đi lặp lại
nhiều lần trong thời gian dài.
Ví Dụ: Tham nhũng,..
4Hành động phạm tội dùng trực tiếp bằng các bộ phận của cơ thể người.
Ví Dụ: dùng tay, chân, đánh người khác, hiếp dâm,..
4Hành động phạm tội thông qua các phương tiện công cụ.
Ví Dụ: Dùng các chất nổ để phá hoại nhà người khác, phá hoại các công trình,..
4Hành động phạm tội thông qua việc làm bằng tay, chân hoặc lời nói.


Ví Dụ: Vu khống người khác, tố cáo sự thật, tuyên truyền, truyền bá những thông tin
làm sai lệch, chống phá đường lối cách mạng,…
Hành vi khách quan biểu hiện thông qua hành động là hình thức của hành vi khách
quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng hành động, gây thiệt hại
cho khách thể của nó bằng việc chủ thể không thực hiện một việc mà pháp luật
yêu cầu dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện các nghĩa vụ pháp lí
Do luật định: chủ thể phải thực hiện hành vi cần thiết đối với xã hội.
Ví Dụ: Cứu người trong trường hợp nguy hiểm tính mạng(điều 132), tố cáo tội phạm
( điều390).
 Do quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: không chấp hành bản án
của tòa án, không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ.
 Do nghề nghiệp: là nghĩa vụ phát sinh khi làm một nghề nhất định.
Ví Dụ: Bác sĩ bảo vệ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân , cảnh sát giao thông tuần tra bảo
đảm sự an toàn
cho người tham gia giao thông, nhân viên bảo vệ bảo vệ tài sản của cơ quan,…
 Do hợp đồng
Ví Dụ:: Hợp đồng gữi tài sản làm phát sinh thêm nghĩa vụ trong gữi tài sản.
 Do xử sự trước đó của chủ thể
Ví Dụ: Hành vi sử dụng tài sản vay vào mục đích khác, bất hợp pháp dẫn đến mất
khả năng hoàn trả(Điều 175).

 Có 2 điều kiện cần và đủ để 1 người phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường
hợp không hành động phạm tội là:
 Người đó phải có nghĩa vụ hành động
 Người đó có đủ khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ này.
c.

Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan:

→Dạng hành vi khách quan ghép tội
→Dạng hành vi khách quan kéo dài
→Dạng hành vi khách quan liên tục


3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

a. Khái niệm:
Là những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội - khách thể của
tội phạm.
- Thiệt hại gây ra đối với khách thể của tội phạm thể hiện qua sự làm biến đổi tình
trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của luật
hình sự.
Ví dụ: người chết, người bị thương tật, giá trị tài sản bị mất,... là những hậu quả của
tội phạm.
b. Các loại hậu quả của tội phạm.
> Gồm 2 loại:
- Hậu quả vật chất: là những thiệt hại mà con người trực tiếp hoặc thông qua các
phương tiện kĩ thuật có thể xác định được một cách chính xác mức độ của nó. Gồm
thiệt hại về vật chất hoặc thể chất.
Ví dụ: •Thiệt hại về vật chất, như: tài sản bị phá hủy, bị chiếm giữ hoặc bị người
khác sử dụng trái phép ( mất xe, nhà bị ng khác cố tình đốt,…

- Hậu quả phi vật chất: là những thiệt hại không thể tính toán được một cách chính
xác bằng các phương tiện đo lường. Gồm các thiệt hại về nhân phẩm, danh dự, đạo
đức và sự tự do của con người,...
Ví dụ: Đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội xâm phạm đến danh dự nhân phẩm
của người khác, bắt giữ người trái pháp luật, bắt cóc,...)
c. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả của tội phạm.
Về mặt lý luận:
Có vai trò trong việc xây dựng cấu thành tội phạm trong phần các tội phạm Bộ luật
hình sự. Trên thực tế, các trường hợp phạm tội của cùng một loại tội rất khác nhau,
phần lớn phụ thuộc vào hậu quả của tội phạm xảy ra ở mức độ nào. Vì vậy, hậu quả
của tội phạm trong nhiều trường hợp được phản ánh trong cấu thành tội phạm, tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể, hậu quả có thể thuộc cấu thành tội phạm cơ bản, cấu
thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ.


Là cơ sở để đánh giá tính nguy hiểm về mặt chính trị - xã hội của tội phạm. Từ cơ sở
đó, nó trở thành căn cứ để thực hiện nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự. Trên
cơ sở hậu quả của tội phạm, nhà làm luật xây dựng các cấu thành tội phạm (cơ bản,
tăng nặng, giảm nhẹ) tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Về mặt thực tiễn:
Là cơ sở rất quan trọng để xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa đối với tội
phạm có cấu thành vật chất. Bởi vì, các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, luật
đòi hỏi phải có dấu hiệu hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 yêu cầu mức độ thương tích phải đạt từ 11%
trở lên ( trừ những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm o khoản 1). Trong nhiều
trường hợp, dấu hiệu hậu quả đóng vai trò là tình tiết định khung hình phạt. Nhiều
trường hợp khác, hậu quả có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội, là cơ

sở để quyết định hình phạt.


3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm là dấu hiệu
bắt buộc phải có để cấu thành tội phạm.
- Một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và có thể một nguyên
nhân sinh ra nhiều sự vật hiện tượng.
- Một nguyên nhân cũng có thể gây ra nhiều hậu quả mà mỗi hậu quả đều có quan hệ
nhân quả với nguyên nhân ấy.
Ví dụ: A đổ dầu đốt nhà B ( vì mâu thuẫn ) và thực tế là nhà B cháy và các người
sống trong gia đình B chết và bị thương. Như vậy, hành vi đổ dầu của A là nguyên
nhân gây ra hậu quả nhà B bị phá hủy và gây chết người, gây thương tích cho người
khác.
- Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, dựa vào cơ sở sau:
+ Hành vi được coi là nguyên nhân phải là hành vi trái pháp luật hình sự và xảy ra
trước hậu quả về mặt thời gian.


Ví dụ: A bị phát hiện là treo cổ chết. Tuy nhiên, qua khám nghiệm tử thi thì ko có
dấu vết của chết treo cổ. Mặt khác, trong dạ dày A có 1 loại chất độc và kết luận, A
chết vì loại chất độc đó. Nên hành vi treo cổ xảy ra sau hậu quả chết người và không
có mối quan hệ nhân quả với hậu quả này.
+ Giữa nguyên nhân và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu.
☆ Các dạng tồn tại của mối quan hệ nhân quả:
• Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp.
• Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp.
4. Những biểu hiện khác của mặt khác quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm còn được biểu hiện qua các nội dung như: phương
pháp, phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội,...
- Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của hành vi. Hành vi thực hiện trong
hoàn cảnh khác nhau, sử dụng công cụ phương tiện khác nhau sẽ có bản chất khác

nhau.
Ví dụ: Cùng là hành vi gây thương tích, nhưng nếu như cố ý thực hiện hành vi thì bị
xét vào tội cố ý gây thương tích, còn nếu thực hiện trong trường hợp phòng vệ chính
đáng thì được xem xét là một căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự./.



×