Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số giải pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học vật lí ở trường trung học phổ thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 22 trang )

Mục lục
1. Mở đầu………………………………………………………...………...1
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………...…1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………....2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………………..3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………………….3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...…4
2.2.1. Thực trạng học sinh………………………………………………..4
2.2.2. Thực trạng giáo viên……………………………….………….…...4
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề………………….…...6
2.3.1. Giải pháp 1: Làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng, sự cần
thiết của kiến thức vật lí đối với mỗi người thông qua các câu hỏi và các
tình huống thực tiễn trong quá trình dạy học…………………………….6
2.3.2. Giải pháp 2: Vào bài bằng những câu hỏi mở hấp dẫn, kích thích trí
tò mò và mong muốn tìm hiểu bài của học sinh……………………….…7
2.3.3. Giải pháp 3: Khi tổ chức các hoạt động học tập, cần đảm bảo để
mọi học sinh đều phải tham gia thực hiện và cho điểm hợp lí……………9
2.3.4. Giải pháp 4: Luôn khen ngợi, khích lệ học sinh sau khi hoàn thành
nhiệm vụ học tập.......................................................................................11
2.3.5. Giải pháp 5: Lập nhóm học tương hỗ, chia sẻ kinh nghiệm và tài
liệu cùng nhau thông qua mạng xã hội………………………………......12
2.3.6. Giải pháp 6: Phát huy tối đa việc sử dụng đồ dùng trực quan, thực
tiễn, thiết bị thí nghiệm trong dạy học…………………….……….……13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………18
3. Kết luận, Kiến nghị…………………………………………………….19
3.1. Kết luận……………………………………………………………..19
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………....19



1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.

1

Kiến thức vật lí có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng
như trong khoa học kỹ thuật. Với mỗi cá nhân, vật lí trang bị và bước đầu hoàn
chỉnh những kiến thức thực tiễn, kiến thức khoa học. Học vật lí, học sinh được
bồi dưỡng về thế giới quan duy vật biện chứng, tư duy khoa học, mở rộng tầm
hiểu biết về vạn vật và thế giới xung quanh. Trên cơ sở đó mỗi người trang bị
cho mình những hiểu biết để phòng tránh những rủi ro không đáng có trong cuộc
sống như: không nên trú mưa dưới gốc cây cổ thụ, cây to, gò đất cao; phải giảm
tốc độ khi đi xe qua các khúc cua, đường vòng... Vật lí là cơ sở của nhiều ngành
kỹ thuật: sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị rất
lớn trong đời sống và sản xuất cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước.
Là một giáo viên dạy học vật lí, nhận thức được tầm quan trọng của kiến
thức vật lí đối với mỗi người trong cuộc sống và đối với sự phát triển của xã hội
nên tôi luôn mong muốn học sinh có những hiểu biết cơ bản nhất về vật lí và có
nền tảng kiến thức vững chắc để các em bước vào cuộc sống, các ngành kỹ
thuật, các trường đại học, cao đẳng... Tuy nhiên, dạy học là quá trình tương tác
hai chiều giữa thầy và trò. Vì thế, không phải muốn “nhồi nhét” cho học sinh
bao nhiêu kiến thức cũng được.
Để có một giờ dạy thật sự thành công và chất lượng thì nhất thiết phải có
sự tích cực hoạt động học tập của học sinh. Tích cực hoạt động là một đức tính
cần thiết, then chốt, quyết định việc học sinh đó lĩnh hội kiến thức như thế nào.
Tính tích cực hoạt động trong học tập giống như một con ngựa khát nước, chỉ
cần thấy nước là lao đến để uống thậm chí còn tìm kiếm để uống hoặc vượt qua
những gian nan thử thách để được uống nước, bằng không cũng như chúng ta

dắt một con ngựa không muốn uống nước đến bên bờ suối đầy nước trong xanh
nhưng lại không thể bắt nó uống nước được. Tính tích cực học tập phải xuất phát
từ bên trong từ những động cơ chính đáng của người học trên cơ sở nhận thức
đúng đắn được ý nghĩa, mục tiêu học tập.
“Nếu như tính tích cực là một phẩm chất của nhân cách, tính tích cực
nhận thức liên quan đến sự nỗ lực hoạt động của học sinh thì tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh lại là việc làm của ngươi thầy.” [1]
Nếu học sinh không tích cực hứng khởi trong các hoạt động nhận thức của
mình thì dù sách giáo khoa đổi mới nội dung có hay, giáo viên chuẩn bị bài và
giáo án có tốt, có chu đáo thì kết quả học tập cũng không thể phát huy hiệu quả
tốt nhất. Chúng ta đã có rất nhiều sáng kiến hay cho các phương pháp làm bài
tập, cách giải bài tập các dạng bài nhưng hiệu quả sẽ không cao nếu như học
sinh của chúng ta thờ ơ, vô cảm với chúng. Làm thế nào để lôi kéo được học
sinh tích cực, hứng khởi tham gia vào các hoạt động dạy học là vấn đề mà bản
thân tôi luôn trăn trở để có những giờ dạy thật sự hiệu quả đạt chất lượng và có ý
nghĩa đối với mỗi học sinh. Trên cơ sở này, tôi có đưa ra một số giải pháp và
thấy học sinh đã tích cực hơn trong các hoạt động học tập. Vì vậy, tôi nghiên


cứu đề tài: “Một số giải pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
trong giờ học vật lí ở trường trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm
trong năm học 2018-2019 với mục đích được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp
phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng rất có hiệu quả tại trường tôi công tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động của học
sinh trong giờ học vật lí.
Tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp làm tăng tính tích cực hoạt động
trong giờ học vật lí cho học sinh trung học phổ thông.
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, môn vật lí nói riêng.
Trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các học sinh lớp10A2, 11B1 trường
trung học phổ thông Nguyễn quán Nho. Từ việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động của học sinh là do có động cơ và mục
tiêu học tập chưa đứng đắn, phương pháp dạy học chưa phù hợp để đề ra các
biện pháp khắc phục, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng
cao chất lượng học tập cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu,
phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó
xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để
xử lí số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động.

2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Do đó, học sinh càng được tham gia tích cực chủ động vào các hoạt động học
tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân càng được hình thành và hoàn thiện.
Hơn nữa, một giờ học muốn đạt chất lượng tốt thì yếu tố đóng một vai trò vô
cùng quan trọng là học sinh có thực sự tích cực, hứng khởi trong các hoạt động
để chiếm lĩnh tri thức hay không? Thế mới nói “bạn có thể dắt một con ngựa đến
nơi có nước nhưng bạn không thể bắt nó uống nước được”.
Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất quan trọng trong cuộc
sống hiện đại. Từ những yêu cầu trên, sách giáo khoa đã rất chú trọng đến việc
đổi mới phương pháp và nội dung dạy học, rèn luyện cho học sinh tính tích cực,

sáng tạo nhằm phát triển tối đa năng lực nhận thức của học sinh. Điều này cũng
được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn…”. Tác dụng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họ
sinh. [2]
Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế, đặc biệt hơn nước ta đã chính thức là thành viên của WTO. Nhân
tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn
lực người lao động Việt Nam, được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ
sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy, nền giáo dục và đào tạo của nước ta
cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy
và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của
đất nước. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình thay sách giáo khoa
giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp
dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự
tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy
độc lập sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng
hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Aristot... đã
đề cập đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
J.A.Komenxki (1592-1670), nhà sư phạm Tiệp Khắc lỗi lạc cho rằng:
“Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, khả năng phán đoán
đúng đắn, phát triển nhân cách người học.” [3] Ông cũng đưa ra những biện
pháp dạy học bắt học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm được bản chất của sự
vật.
Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế.
3


Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2018-2019 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường
THPT Nguyễn Quán Nho.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng học sinh.
Học sinh thường trú trọng việc học để thi hơn là học để biết. Vì vậy,
những học sinh đã lựa chọn thi trung học phổ thông Quốc Gia là các môn xã hội
gần như mất hẳn động cơ và mục đích học tập môn vật lí. Do đó, các em sao
nhãng, thờ ơ với môn học. Sự tích cực trong các hoạt động học tập môn vật lí
của học sinh giảm hẳn, việc học lúc này mang tính đối phó, học cho qua môn.
Hơn nữa, học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho là con em vùng nông
thôn, kinh tế khó khăn, có bố mẹ chủ yếu làm nông nghiệp muốn cho con đi học
là mong sau này “kiếm cái nghề”. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, do lượng sinh
viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường thất nghiệp nhiều, phải cất bằng đi
làm công nhân. Từ đó, hình thành tư tưởng: chỉ học hết cấp ba để lấy bằng tốt
nghiệp rồi đi làm công nhân. Chính những tư tưởng đó đã làm thui nhụt ý chí
phấn đấu, động lực cố gắng và sự tích cực của các em trong các hoạt động nhận
thức nói chung, môn vật lí nói riêng. Khi mục đích và tinh thần học tập không
đúng, không ổn định thì hành động cũng theo đó mà thụ động, thờ ơ, thiếu đi sự
nhiệt huyết, hăng hái, tích cực.
Thụ động vốn dĩ đã là một thói quen do việc học tập phần nào đó vẫn
chưa thoát ra khỏi cách dạy truyền thống: thầy đọc trò ghi, thầy giảng trò nghe,
thầy giao trò mới làm...
Nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kiến
thức vật lí đối với bản thân. Vì vậy, nếu môn vật lí không phải môn thi thì học

vật lí làm gì? Vật lí còn được coi là môn “khó như lí”. Cũng chính những định
kiến, suy nghĩ đó, nên khi không hiểu kiến thức vật lí thì học sinh coi đó là điều
đương nhiên, bình thường. Từ đó, học sinh bắt đầu thờ ơ với môn vật lí, không
tích cực trong xây dựng bài học cũng như việc chiếm lĩnh tri thức. Mọi hoạt
động của học sinh trong giờ học gần như là đối phó, gượng gạo, học cho qua
môn và dẫn đến mất gốc, chán nản.
2.2.2. Thực trạng giáo viên.

4

Với giáo viên đứng lớp, động lực và nhiệt huyết dạy học phụ thuộc rất
nhiều ở thái độ học tập của học trò. Trước tình hình học sinh thờ ơ, xem nhẹ
môn học thì tinh thần và nhiệt huyết của người giáo viên cũng giảm sút và bị
ảnh hưởng đáng kể. Làm sao có thể tiếp tục say sưa với bài dạy nếu học trò thiếu
tập trung, không hợp tác trong các hoạt động học tập. Nhiều giáo viên vì thế mà
bất lực, buông lỏng học trò, dạy cho hết bài, hết tiết. Những sáng kiến, cách làm
hay cho các dạng bài tập chỉ phát huy tác dụng khi học trò để tâm học bài.
Trước tình hình học sinh không còn hào hứng, tích cực tham gia các hoạt
động học tập môn vật lí, chất lượng học tập từ đó mà giảm sút đáng kể. Là một
giáo viên tâm huyết với nghề, với học sinh đã thôi thúc tôi không ngừng tìm


hiểu cách để khắc phục tình trạng trên nhằm phát huy tính tích cực hoạt động
của học sinh trong các giờ học vật lí, nâng cao hiệu quả học tập cho các em.
Vật lí học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lí học là
những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó cắt nghĩa về màu sắc
cầu vồng, về ánh sáng lung linh và tính cứng rắn của viên kim cương. Nó có liên
quan đến việc đi bộ, chạy, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu
vũ trụ...[4] Nhưng, có lẽ do chương trình thi cử hiện nay quá nặng nề về các bài
tập áp dụng tính toán nên bản thân giáo viên cũng trú trọng hơn đến các loại bài

tập vận dụng tính toán và có rất ít các câu hỏi thực tiễn, giải thích thực tiễn bằng
kiến thức vật lí để các em có những trải nghiệm, nhận thức đúng về lợi ích thiết
thực, ý nghĩa của môn học. Học trước tiên là để hiểu biết và nhận thức cơ bản về
thế giới xung quanh sau đó mới học để “làm nghề”.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập và rèn
luyện cho học sinh ngoài sự nổ lực giảng dạy kiến thức, giáo viên phải phát hiện
được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập và sự tích cực của
các em trong giờ học. Từ đó, có biện pháp khắc phục phù hợp, nhằm nâng cao
chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh, giúp các em có nền tảng kiến thức
vật lí vững chắc để bước vào cuộc sống, học nghề và học chuyên nghiệp đáp
ứng được yêu cầu về lao động có trình độ cao cho xã hội.

5


2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Ngay sau khi nhận lớp mới, trong các tiết đầu tiên tôi phân loại và đánh
giá chung về học sinh mình dạy để có cách tác động và soạn bài sao cho phù
hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. Đây là việc làm mà tôi
cho là vô cùng quan trọng vì nó quyết định cách soạn bài, phương pháp tổ chức
học tập, ra đề, ra câu hỏi để tác động lên chủ thể học sinh. Với mỗi đối tượng
học sinh thì cách tác động, giáo dục cũng sẽ khác nhau.
Sau khi phân tích nguyên nhân và tình hình thiếu tích cực hoạt động của
học sinh trong giờ học vật lí của các lớp mình đang phụ trách giảng dạy, tôi đã
đưa ra một số phương pháp để tăng tính tích cực hoạt động của học sinh trong
giờ học vật lí nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Hai lớp tôi thực
nghiệm là 11B1 so sánh năm áp dụng 2018-2019 với năm học trước 2017-2018
và lớp 10A2 năm học 2018-2019 với lớp đối chứng có học lực tương đương là
10A5 năm học 2018-2019 trường THPT Nguyễn Quán Nho.
2.3.1. Giải pháp 1: Làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng, sự cần

thiết của kiến thức vật lí đối với mỗi người thông qua các câu hỏi và các
tình huống thực tiễn trong quá trình dạy học.
Một trong những nhiệm vụ của dạy học trong nhà trường là trang bị cho
học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc, hình thành kỹ năng và giúp các em
vận dụng vào thực tiễn và đời sống. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với môn
vật lí, bởi vật lí là một trong số ít môn học có mối quan hệ rất chặt chẽ với kỹ
thuật, tự nhiện và đời sống. Tuy vậy, việc dạy học vật lí hiện nay vẫn mang nặng
tính lí thuyết, đôi khi còn “giáo điều - sách vở”, xa rời thực tiễn cuộc sống. Bởi
vậy, người thầy cần phải cố gắng tìm tòi gắn kết được những kiến thức của bài
học với thực tiễn; hình thành động cơ, kích thích hứng thú thông qua những ứng
dụng hữu ích của bài học. [5]
Để thay đổi nhận thức của học sinh: “học để thi”, thì giáo viên cần phải
thông qua việc học sinh nhận thức được thực tiễn, giải thích được nhiều hiện
tượng trong đời sống bằng kiến thức mình đã học trong môn vật lí. Có như thế
hoc sinh mới ngộ ra: học không chỉ để thi mà còn biết rất nhiều, hiểu rất nhiều
rồi từ đó đam mê, tìm kiếm và hình thành động cơ học tập đúng đắn. Do đó, khi
dạy tôi thường thông qua các câu hỏi và tình huống thực tiễn để cho học sinh
thấy được sự lí thú, kì diệu của vật lí, thấy được những hữu ích, sự cần thiết của
kiến thức vật lí đối mỗi cá nhân ngay trong đời sống thường nhật chứ không
phải chỉ cần thiết khi đi thi, đi làm thầy, làm thợ.
*Giúp học sinh hiểu được bản chất vật lí của các hiện tượng xung
quanh.
Ví dụ khi dạy một số bài:
Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng.
Để học sinh hiểu rõ về quá trình truyền nhiệt tôi hỏi học sinh một số câu
hỏi:
6


7


Câu 1: Tại sao chúng ta lại thấy ấm (nóng) khi ngồi cạnh bếp lửa? (bếp
lửa có nhiệt độ cao hơn cơ thể chúng ta nên bếp lửa truyền nhiệt (hơi ấm) cho
chúng ta)
Câu 2: vào mùa đông chúng ta thường đắp chăn cho ấm. Trong trường
hợp này, chăn truyền nhiệt cho chúng ta hay chúng ta truyền nhiệt cho chăn? Tại
sao chúng ta lại thấy ấm? (Nhiệt độ của chăn bằng nhiệt độ của môi trường,
nhiệt độ của chúng ta cao hơn của môi trường. Do vậy, lúc mới đắp chăn chúng
ta truyền nhiệt cho chăn nên thấy lạnh nhưng sau đó chăn sẽ giữ không cho nhiệt
lượng của chúng ta truyền ra ngoài môi trường nữa nên ta thấy ấm.)
Câu 3: Vào mùa đông chúng ta thường chọn cách ngồi cạnh một bạn nào
đó cho ấm thay vì ngồi một mình. Chúng ta cảm thấy ấm có phải do được người
kia truyền nhiệt không? Tại sao? (Không. Tại vì hai người cùng có nhiệt độ bằng
37 độ. Mùa đông, môi trường xung quanh có nhiệt độ rất thấp, khi ngồi cạnh
người khác cùng nhiệt độ sẽ giảm sự truyền nhiệt của cơ thể chúng ta cho môi
trường xung quanh.)
Bài 55: Sự chuyển thể của các chất (Vật lí 10 nâng cao)
Câu 1: Tại sao khi thoa hay đổ cồn vào tay ta lại thấy mát? (khi đổ cồn
vào tay, cồn sẽ lấy nhiệt từ tay ta để hóa hơi, tay ta mất nhiệt nên thấy mát)
Câu 2: một cốc đựng nước đá (rắn) ở 0 độ C và một cốc đựng nước
(lỏng) cũng ở 0 độ C cùng để trong phòng có nhiệt độ 0 độ C. Sau 1 tháng hai
cốc nước kia có thay đổi trạng thái không? Tại sao? (Không có hiện tượng gì
xảy ra với hai cốc nước. Vì không có sự chệnh lệch nhiệt độ nên không có quá
trình trao đổi nhiệt lượng để dẫn đến sự biến đổi trạng thái.)
*Giúp học sinh có kinh nghiệm, kỹ năng sống, phòng tránh những rủi
ro trong cuộc sống, khi dạy một số bài tôi có đưa ra những câu hỏi cho các
em thảo luận và trả lời:
Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn (Vật lí 10 nâng cao)
Câu 1: Có một cốc thủy tinh dày và một cốc thủy tinh mỏng, em chọn cốc
nào để rót nước nóng? Tại sao? (Nên rót nước nóng vào cốc mỏng. Khi rót nước

nóng vào cốc dày, thành cốc phía trong, tiếp xúc trực tiếp với nước nóng có
nhiệt độ cao hơn nên nở vì nhiệt nhiều hơn so với lớp thủy tinh bên ngoài do đó
cốc dễ bị nứt.)
- Làm thế nào để hạn chế cốc thủy tinh nứt khi phải rót nước nóng vào
cốc? (Ta bỏ vào cốc một chiếc thìa nhôm, thìa nhôm dẫn nhiệt tốt và hấp thụ
nhiệt nhanh làm giảm độ nóng của nước trong cốc)
Câu 2: Ở 15 độ C mỗi thanh ray của đường sắt dài 12,5 m. Hỏi khe hở
giữa hai thanh ray phải có độ rộng tối thiểu bằng bao nhiêu để các thanh ray
không bị cong khi nhiệt độ tăng tới 50 độ C? (4,81mm)
Bài 20: Lực ma sát (Vật lí 10 nâng cao)
Câu 1: Cần phải di chuyển một cái tủ lớn và nặng từ góc này đến góc kia
của căn phòng, các em hãy nghĩ cách để ít tốn sức nhất? (Đặt các con lăn dưới
chân tủ, làm giảm đáng kể lực ma sát khi đó di chuyển tủ rất dễ dàng.)
Không khí của lớp học sôi nổi hẳn khi tôi cho học sinh xem thêm đoạn
video về “thần đèn” di chuyển tòa nhà bằng các thanh gỗ khiến cả thế giới nể
phục.


Bài 48: Thấu kính mỏng (Vật lí 11 nâng cao)
Câu 1: Em đang cầm trên tay một thấu kính mỏng. Hãy đưa ra các phương án để
nhận ra loại thấu kính mà mình đang cầm trên tay?
(Cách 1: Nhìn hình dạng của thấu kính:
- Rìa mỏng (lồi ở giữa) là thấu kính hội tụ
- Rìa dày (lõm ở giữa) là thấu kính phân kỳ
Cách 2: Dùng kính hứng chùm sáng mặt trời (chùm sáng song song) rồi điều
chỉnh nếu thấy nó hội tụ lại tại một điểm là thấu kính hội tụ còn không là thấu
kính phân kỳ.
Cách 3: Ghé sát kính đến các chữ số, nếu các chữ to hơn thì là thấu kính hội tụ,
ngược lại nếu thấy chữ nhỏ đi thì hẳn đó là thấu kính phân kỳ.)
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 1: Trong quá trình dạy học tôi đặc

biệt chú trọng hơn đến những câu hỏi chứa đựng những tình huống thực tiễn cho
các em thảo luận và trả lời. Tiết học do đó mà sôi nổi hơn hẳn, bằng những hiểu
biết của mình các em muốn thử sức trả lời. Ngay cả các em thường ngày rất thờ
ơ, mất tập trung cũng giơ tay phát biểu ý kiến. Thậm chí có hôm hết giờ mà vẫn
có câu hỏi chưa được giải đáp, hôm sau đã có vài cánh tay đòi giải thích khi tôi
chưa kịp nhắc lại. Điều đó cho thấy các em bắt đầu có tâm thế chờ đợi tiết học,
chờ đợi để tìm hiểu và thể hiện hiểu biết của mình. Các em về nhà tìm hiểu thêm
trên internet và các nguồn thông tin khác. Tính tự giác, tích cực học tập của các
em đã bắt đầu manh nha.
Học sinh khi có nhận thức đúng đắn về môn học các em sẽ có động cơ
học tập từ đó tích cực hơn trong việc phát biểu, xây dựng bài và tìm kiếm tri
thức
2.3.2. Giải pháp 2: Vào bài bằng những câu hỏi mở hấp dẫn, kích thích trí
tò mò và mong muốn tìm hiểu bài của học sinh.

8

Về lí thuyết, trước khi vào bài giảng chúng ta thường thực hiện bước “vào
bài”. Song cách đặt vấn đề thường khô cứng, máy móc. Hầu hết chỉ đơn thuần là
liệt kê những nội dung hay những công việc chính của bài học sắp tiến hành. Kỹ
năng khơi dậy hứng thú học tập tạo sự hào hứng thông qua việc gắn lí thuyết với
thực hành, ứng dụng kiến thức sách vở phục vụ thực tiễn cuộc sống, cần tránh
mang tính công thức: nêu ra trong phần vào bài hay liệt kê khi kết thức bài học
mà nên vận dụng xuyên suốt trong tiến trình bài học, ở bất cứ thời điểm nào, nội
dung nào có thể [6].
Những câu vào bài là những câu hỏi về những vấn đề còn chưa biết, và để
trả lời được học sinh cần phải nắm được kiến thức của bài mới sẽ học. Nhưng
câu hỏi phải khơi gợi được ở học sinh tính tò mò, nóng lòng muốn biết câu trả
lời. Từ đó, kích thích các em tìm kiến thức mới và cuối cùng là các em phát hiện
ra đáp án cho câu hỏi vào bài của thầy cô.

Sau đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ vào bài mà tôi đã áp dụng:
Bài 45: Phản xạ toàn phần (Vật lí 11 nâng cao)
Theo các em chúng ta có thể dẫn ánh sáng đi theo những ống cong, như
dẫn nước, được không? (Hoàn toàn có thể dẫn được nhờ vào những sợi dây cáp
quang có khả năng phản xạ toàn phần. Ánh sáng chiếu vào đầu này của sợi


quang, sau nhiều lần phản xạ toàn phần trong sợi quang sẽ ló ra ở đầu kia của
sợi quang.) (Học sinh sẽ rất tò mò muốn biết liệu có thể dẫn ánh sáng bằng dây
như dẫn nước được không, nếu có thì bằng cách nào? Chính điều đó sẽ thôi thúc
các em tìm hiểu bài học để trả lời câu hỏi trên.)
Bài 44: Khúc xạ ánh sáng (Vật lí 11 nâng cao)
Em đến bên bờ một con suối, nước rất trong và nhìn rõ đáy cát, em cảm
thấy đáy cát không sâu lắm. Nếu không biết bơi, em có nên nhảy xuống tắm
không?( Không. Do ánh sáng đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường truyền
sáng thì bị khúc xạ (bẻ gãy). Chùm tia xuất phát từ đáy cát của con suối ló ra
ngoài không khí chiếu đến mắt, có đường kéo dài cắt nhau tại vị trí ảo (chính là
ảnh của đáy cát) ở vị trí cao hơn so với đáy suối nước thực. Kết quả, ta nhìn thấy
đáy cát như được nâng lên cho ta cảm giác đáy cát không sâu lắm và có thế đuối
nước nếu không biết bơi)
Bài 50: Mắt (Vật lí 11 nâng cao)
Em có biết vì sao ban ngày nhìn ngọn đèn điện ngoài phố (còn thắp sáng)
ta không thấy lóa mắt như về ban đêm, mặc dầu cường độ sáng của đèn không
thay đổi? (Ban ngày, cường độ sáng cao, con ngươi mắt thu nhỏ để giảm cường
độ sáng đến mắt, các tế bào nón (kém nhạy với ánh sáng) hoạt động vì thế ta
không thấy lóa mắt. Ban đêm, mọi thứ đều tối, con ngươi mắt phải tăng kích
thước để tăng cường độ sáng đến mắt, các tế bào que (nhạy với ánh sáng) hoạt
động, vì thế khi nhìn bóng điện sáng mắt thấy chói)
Bài 17: Lực hấp dẫn (Vật lí 10 nâng cao)
Trái đất hình cầu và luôn quay quanh trục của nó. Tại sao mọi vật trên

trên trái đất không bị văng ra ngoài, trái cây chín rụng không rơi lên trời? (Do
trái đất có lực hấp dẫn lên mọi vật đặt trong trường hấp dẫn của nó)
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 2: Với việc vào bài bằng những tình
huống có vấn đề, việc đầu tiên tôi nhận thấy là có thế thu hút được sự chú ý của
học sinh vào bài học. Sự tò mò hiện rõ trên gương mặt các em, thậm chí các em
còn tranh luận rất sôi nổi bằng những hiểu biết của mình. Và bài học sẽ cho các
em đáp án mà em muốn biết.
2.3.3. Giải pháp 3: Khi tổ chức các hoạt động học tập cần đảm bảo để mọi
học sinh đều phải tham gia thực hiện và cho điểm hợp lí.

9

Lớp học mấy chục học sinh, để tránh tình trạng một số học sinh sao
nhãng, mất tập trung, ỉ vào các bạn khác hoạt động, làm bài tập trên bảng để chỉ
ngồi “chép bài” cho đầy vở rồi làm việc riêng, không động não tôi đã áp dụng
những biện pháp sau:
*Trong giờ bài tập
- Tôi phát phiếu học tập (chuẩn bị ở nhà) gồm nhiều bài từ rất dễ đến khó
đảm bảo mọi đối tượng học sinh nắm được kiến thức đều có thể làm được những
bài dễ nhất. Phiếu học tập phải có một vài bài cuối ở mức độ áp dụng mang tính
tư duy và sáng tạo để học sinh khá giỏi làm, vừa không bị chán vừa tránh tình
trạng xong sớm phải ngồi chờ đợi khiến những học sinh còn lại chưa làm xong
đã làm cho các em rối và cuống lên (nếu có một bài tập thì bài đó phải có nhiều
ý nhỏ, các ý cũng có độ khó tăng dần hoặc có một ý khó)


- Trong quá trình học sinh làm bài nếu nghi ngờ hoặc thấy có học sinh nào
không làm bài, thiếu tập trung thì tôi gọi vài em đó mang vở hoặc nháp lên kiểm
tra việc hoàn thành nhiệm vụ học tập, để kịp thời nhắc nhở các em tập trung vào
hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năm học sinh làm xong sớm nhất mang bài làm cho giáo viên kiểm tra,
góp ý sau đó tùy vào bài mà về sửa lại cho hoàn chỉnh.
- Sau khi cho học sinh một khoảng thời gian nhất định để làm bài tôi gọi 4
học sinh (bài dễ có thể gọi bất kỳ còn ở mức độ khó hơn có thể gọi dựa vào các
em giơ tay) lần lượt lên bảng làm các bài tập theo thứ tự, sau đó gọi học sinh
khác lên nhận xét, góp ý. Cuối cùng tôi mới đưa ra nhận xét và kết luận. Khi gọi
học sinh lên bảng, tôi khéo léo để một số học sinh có học lực yếu làm các bài rất
dễ rồi dựa vào sự tiến bộ của các em mà cho các em lên làm các bài tăng dần độ
khó.
- Các học sinh còn lại dưới lớp có thể đổi chéo bài làm cho nhau để kiểm
tra kết quả của nhau, rồi góp ý, chỉ bảo giúp nhau và quan sát các bạn làm bài
trên bảng.
* Cho điểm học sinh
Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, một điều vô cùng quan
trọng đó là khuyến khích các em bằng điểm số hợp lí tương ứng với kết quả làm
bài của các em. Với những bài làm chưa đạt, có sự nhầm lẫn, sai sót tôi vẫn cho
điểm thấp vào sổ điểm cá nhân nhưng thường tạo điều kiện cho các em được gỡ
điểm trong các nhiệm vụ học tập hoặc bài tập tiếp theo. Đối với học sinh, điểm
số rất quan trọng, nó là thước đo thành quả học tập của các em. Vì thế, điểm cao
sẽ là động lực, là niềm vui và hứng khởi để các em cố gắng hơn nữa, Nhưng cho
điểm kém thì cho như thế nào để khiến các em phải tìm cách để loại bỏ nó và
tích cực hoạt động hơn? Tôi cho học sinh cơ hội để sửa sai, sửa điểm thấp và các
em lại phải càng cố gắng học tập để lên bảng sửa sai. Thời hạn được gỡ điểm chỉ
sau khi bị điểm kém một đến hai tuần. Đó cũng là cách để các em tích cực hoạt
động hơn.
Với những học sinh đã có điểm miệng, đôi khi các em cho rằng có điểm
miệng rồi thì có thể lơ là việc học bài cũ và việc tham gia các hoạt động học tập.
Những trường hợp này, tôi gọi lên bảng và cho điểm kém để kịp thời nhắc nhở
và làm gương cho những học sinh có tư tưởng này.
*Trong giờ hoạt động theo nhóm.

Việc chia lớp thành các nhóm học tập cần phải thay đổi thường xuyên. Có
thể chia các nhóm sao cho mỗi nhóm đều có các học sinh ở các mức độ khác
nhau để việc hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng ngang nhau. Khi quan sát các nhóm
hoạt động, những học sinh có tính ỷ lại, mất tập trung tôi liệt vào một nhóm
trong những hoạt động tiếp theo để các em phải tự vận động không còn dựa
dẫm, ỉ vào những học sinh khác.

10


Học sinh 11B1 lên trình bày sản phẩm của nhóm mình trong một hoạt động học tập: vẽ đường đi của
tia sáng qua thấu kính

Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 3: Sau khi thực hiện giải pháp này
các em đã tự lập, chủ động hơn trong các hoạt động của mình, không còn tính ỉ
lại, thiếu tập trung. Những học sinh yếu như các em: Đạt, Thịnh, Thành,
Quân...đã siêng năng hơn, chú tâm vào làm bài khi được giao thậm chí còn xung
phong lên bảng sửa bài.
2.3.4. Giải pháp 4: Luôn khen ngợi, khích lệ học sinh sau khi hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
Theo tâm lí học thì con người ai cũng thích được khen, ghét bị chê.
Những lời khen hợp lí thường đem lại nhiều lợi ích tích cực cho người được
khen, nó khiến tinh thần người đó phấn trấn hơn, vui vẻ hơn và tất nhiên sẽ tích
cực hơn trong cuộc sống. Tổng thống Clinton(Mỹ) từng nói: “Người người, ai
cũng thích được tán dương.” Cũng như vậy, học sinh sau khi đã trả lời một câu
hỏi, làm xong một bài tập hay hoàn thành một nhiệm vụ học tập nào đó rất cần
những lời khen hoặc những lời động viên khích lệ. Cho dù đó là một bài tập dễ,
một câu hỏi đơn giản thì những lời khen hợp lí như một sự ghi nhận của thầy cô
đối với sự tiến bộ của các em. Khen ngợi đem lại cho học sinh cái cảm giác
được nhìn nhận, được coi trọng kết quả mà các em đã làm đã cố gắng để từ đó

các em cố gắng hơn nữa. Điều này càng có ý nghĩa đối với những học sinh có
học lực chưa tốt, rụt dè, ít lên bảng. Việc khen ngợi và cho điểm hợp lí sẽ giúp
cho học sinh tăng thêm hứng thú trong học tập. Nó khích lệ sự tích cực của các
em trong các hoạt động học tập.
Khen và góp ý như thế nào?
Những bài tập khó mà học sinh làm được thì được khen là điều đương
nhiên, chúng ta không nên tiết kiệm lời khen. Thế nhưng, cũng tránh tình trạng
khen quá đà, không đúng sự thật, làm học sinh ảo tưởng quá mức về khả năng
11


của mình hoặc thấy vô cảm với lời khen khi thầy cô lạm dụng lời khen quá đà.
Khen chê đúng mực và hợp lí là cả một nghệ thuật của người làm giáo viên. Bởi,
bên cạnh khen, người giáo viên còn phải chỉ ra những chỗ sai sót, chưa hoàn hảo
trong bài làm của học sinh, để các em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn. Làm
sao để chê, góp ý không làm các em trở nên rụt dè, nhút nhát trong những lần
phát biểu hay lên làm bài lần sau. Do đó, nếu muốn “chê” học sinh cũng cần
thực hiện một cách khéo léo, tế nhị: tìm những ưu điểm trong bài làm hoặc câu
trả lời của học sinh mà khen trước và chê sau, tránh làm học sinh bị tổn thương
và tuyệt đối không được mạt sát học sinh bởi điều này có thể dập tắt ngay hứng
thú của học sinh đối với môn học. Chê trách còn khiến học sinh không mạnh dạn
phát biểu ý kiến của mình, ngại giơ tay, nhút nhát rụt dè hơn, mất tự tin vào bản
thân và sợ bị cười nhạo chê bai.
Chúng ta phải thực sự quan tâm và để ý đến những tiến bộ, những điều
tích cực thực sự của các em để mà khen. Những lời khen như thế mới thực sự có
giá trị và làm cho các em nghĩ rằng: thầy, cô thực sự quan tâm và để ý đến
chúng, nhìn ra được những tiến bộ, đổi thay của chúng như: “bạn Đông hôm nay
rất tích cực xây dựng bài, chắc chắn ở nhà bạn có chuẩn bị bài chu đáo!” Khen
quá trình và khen cái mà học sinh làm được, thể hiện được trong bài làm chứ
không nên khen chung chung, đại trà kiểu như: tốt lắm, rất tốt, giỏi, đúng rồi...

Những bài tập, câu hỏi dễ, ở mức trung bình chúng ta vẫn nên khen ngợi
ở những góc độ khác như: “Bạn trình bày rất tốt, lập luận chặt chẽ, logic, các em
có thể tham khảo cách trình bày của bạn”; “Em vẽ hình đúng và đẹp, trình bày
ngắn gọn, dễ hiểu”...Với những bài làm sai, câu trả lời chưa đúng, cách làm
chưa hay chúng ta có thể dùng các câu như: “Hướng làm của em như thế là đúng
rồi nhưng em bị nhầm ở chỗ....” ; “ Bài làm của em đúng rồi nhưng sẽ nhanh
hơn nếu như em sử dụng công thức....”; Hoặc “Sẽ tốt hơn nếu như em dùng
cách...”, “Em trình bày rất tốt nhưng...” “Em đã có tinh thần xung phong và định
hướng đúng nhưng...”, “Em đã có ý tưởng rất tốt nhưng em cần lưu ý là...” là
những câu mà tôi dùng để khen ngợi và góp ý sau khi học sinh hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 4:
Có nhiều học sinh nhút nhát, rụt dè đã mạnh dạn và tự tin hơn vào bản
thân. Các em giơ tay phát biểu ý kiến và bày tỏ quan điểm các nhân nhiều hơn.
2.3.5. Giải pháp 5: Lập nhóm học tương hỗ cho nhau, chia sẻ kinh nghiệm
và tài liệu cùng nhau thông qua mạng xã hội.
Mạng xã hội và internet nếu như biết cách sử dụng thì đó là một nguồn tài
nguyên tri thức vô cùng lớn. Ngày nay, học sinh do không được định hướng
thường vào mạng chơi game, tán chuyện, đăng ảnh tự sướng...Học sinh chưa
biết dùng mạng phục vụ cho việc học tập hoặc không biết phải vào đâu để lấy tài
liệu. Thay vì để cho các em tốn thời gian vô ích lên facebook tán gẫu, bình luận
lung tung, không cần thiết, tôi đã lập trang “Cùng học vật lí” để các em tham gia
vào giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau, hoặc trao đổi tài liệu với
nhau. Trang này tôi giao cho lớp phó học tập của lớp 10A2 làm quản trị.
12


Trên trang tôi cũng thường xuyên cập nhật các dạng bài tập, các phương
pháp giải hay, các tài liệu học tập, các đề thi của các trường, các đường linh tải
tài liệu... để các em làm tài liệu tham khảo, hay bài tập ở nhà.

Thông qua trang, các em đã trao đổi, học hỏi lẫn nhau và có thể hỏi tôi về
những khúc mắc, băn khoăn về vấn đề nào đó của bài tập hay bài giảng trên lớp.
Ngoài việc hỏi thầy cô, các em cũng có thể hỏi nhau, hỗ trợ cho nhau khi tôi
không kịp trả lời. Nhờ đó mà các em nắm được bài tốt hơn, những chỗ chưa hiểu
hoặc còn băn khoăn kịp thời được tháo gỡ.
Bên cạnh đó trong trường có rất nhiều thầy cô giáo sử dụng mạng
Facebook làm phương tiện để tương tác với học sinh ví dụ: Facebook Vinh
Hoàng, Thương Trần, Châu Nguyễn, Nguyễn Quốc Vang, Thăng Nguyễn, Tiến
Trần… Thông qua mạng này nhiều thầy cô giáo đã chia sẻ những bài tập cho
học sinh của mình. Vì vậy, rất nhiều học sinh có tham gia kết bạn với các thầy
cô đều tiếp cận được các đề thi, có những thắc mắc gì thì có thể hỏi thầy cô một
cách trực tiếp thông qua mạng xã hội với mức chi phí vô cùng rẻ so với sử dụng
điện thoại.
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 5:
Nhiều học sinh đã biết dùng mạng internet để phục vụ nhu cầu học tập và
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết cùng nhau, giúp nhau tiến bộ. Hạn chế
thời gian học sinh vào mạng làm những việc vô bổ, vô ích.
Nhờ có trang kết nối này mà những vấn đề, những khúc mắc hay những
bài tập còn chưa rõ sẽ được thầy cô hoặc bạn bè giải đáp ngay sau đó. Đó có thể
là những lỗ hổng kiến thức từ trước khiến cho các em không hiểu, được kịp thời
bù đắp. Vì thế, các em tiếp thu và hiểu bài tốt hơn. Hiểu rõ bài cũ là tiền đề cho
các em nắm bắt và tiếp thu bài mới.
Em Lê Thị Oanh là một học sinh đạt nhiều thành tích trong học tập của
lớp 11B1 chia sẻ với tôi: “Em không có nhiều thời gian lên mạng để tìm tài liệu
nhưng thông qua các chia sẻ của thầy cô em đã lựa chọn được tài liệu phù hợp
trong chương trình học.”
2.3.6. Giải pháp 6: Phát huy tối đa việc sử dụng đồ dùng trực quan, thực
tiễn, thiết bị thí nghiệm trong dạy học.
Một đặc điểm nổi bật là phần lớn kiến thức vật lí trong chương trình trung
học phổ thông đều có liên hệ với thực tế cuộc sống và là cơ sở vận dụng cho

nhiều ngành kĩ thuật. Sự phong phú về kiến thức, sự đa dạng về các loại hình thí
nghiệm và mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức vật lí với thực tế đời sống là
những lợi thế không nhỏ đối với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn, đặc biệt là đổi mới theo hướng tăng cường tính thực tiễn của bài học. Vì
vậy, trong dạy học vật lí cần phải áp dụng những biện pháp sư phạm thích hợp
nhằm tăng cường tính thực tiễn của bài học. Theo hướng đó, việc sử dụng đồ
dùng, thí nghiệm trực quan là rất cần thiết để tạo hứng thú học tập và thể hiện
tính thực tiễn.[7]
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, mọi lí thuyết gần như được hình
thành từ thực nghiệm. Vì vậy trong dạy học, Ngoài những thí nghiệm có trong
phòng thí nghiệm tôi luôn tận dụng tối đa những thiết bị thí nghiệm, đồ dùng
13


trực quan để học sinh được quan sát. Có những đồ dùng, hiện tượng mặc dầu nó
rất quen thuộc mà trước kia tôi cho rằng chỉ cần mô tả cho học sinh hình dung là
được thì nay tôi vẫn cùng học sinh làm. Ví dụ như hiện tượng khúc xạ ánh sáng
khi bỏ chiếc đũa vào cốc nước thủy tinh hay hiện tượng nước không dính ướt lá
khoai mùng và dính ướt thủy tinh. Có thiết bị, mọi ánh nhìn của học sinh đã
hướng về phía tôi và quan tâm xem cô đang chuẩn bị làm gì cho chúng được
xem. Đấy cũng đã là một thành công trong việc lôi kéo sự chú ý của học sinh tới
bài học, sau nữa học sinh bắt đầu nhìn thấy thực tiễn, được giải thích thực tiễn,
được cắt nghĩa hiện tượng thực tiễn bằng ngôn ngữ của khoa học vật lí. Chính
những điều ấy là thứ gia vị làm tăng hứng thú và sự yêu thích đối với môn học
của học sinh. Giờ học sẽ không còn chỉ là những con số, phép tính hay lí thuyết
đơn điệu.
Chẳng hạn khi dạy một số bài quang hình lớp 11 tôi luôn chuẩn bị dụng
cụ và thiết bị thực nghiệm:
Bài 46: Khúc xạ ánh sáng (Vật lí 11 nâng cao)
Tôi mang lên lớp một chai nước, một cốc thủy tinh và một chiếc đũa, một

đèn laze (đỏ) và 1 bản mặt song song rồi làm thí nghiệm cho học sinh được tận
mắt nhìn hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ánh sáng bị bẻ gãy ở mặt phân cách hai
môi trường)
Tôi đổ nước vào cốc và bỏ chiếc đũa vào cho học sinh quan sát chỗ mặt
phân cách.
Tôi chiếu laze xiên góc vào bản mặt song song cho học sinh quan sát hai
chỗ gãy của tia sáng.(hiện tượng này khó quan sát hơn hiện tượng trên).

Tiết học vật lí - thực nghiệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở lớp 11B1

Mặc dù hằng ngày, học sinh có thể đã được nhìn thấy hiện tượng này
nhưng không để tâm thì nay các em thấy nó thú vị và đáng quan tâm hơn.
Bài 47: Lăng kính (Vật lí 11 nâng cao)
Khi hình thành định nghĩa về lăng kính tôi cho học sinh quan sát lăng
kính thật để các em đưa ra định nghĩa và từ đó chỉ ra cấu tạo của lăng kính: Lăng
kính là khối chất trong suốt, đồng chất, giới hạn bởi hai mặt phẳng không song
song...
14


Nhưng để các em hiểu rõ và sâu hơn tôi đưa ra hình lăng trụ tam giác
rỗng phía trong để hỏi: Nếu cô bỏ đầy chất lỏng vào phía trong hình lăng trụ tam
giác này thì có thể coi đây là lăng kính được không? Vì sao? (Không, vì nó
không đồng chất giữa vỏ meca bên ngoài và khối nước bên trong).
Làm thí nghiệm để học sinh quan sát hiện tượng tán sắc ánh sáng, hình
ảnh tia sáng bị lăng kính bẻ gãy về phía đáy lăng kính.

Thí nghiệm đường đi của tia sáng qua lắng kính trong giờ vật lí

Một số thí nghiệm về đường đi của tia sáng qua lăng kính phản xạ toàn phần trong giờ vật lí


Bài 48: Thấu kính mỏng (Vật lí 11 nâng cao)
Tôi lấy bộ thấu kính mỏng trên phòng thí nghiệm và tới tiệm kính thuốc
mua thêm 2 mắt kính: 1 mắt cận -8dp có một mặt phẳng và một mặt lõm, 1 mắt
15


lão +3dp hai mặt lồi. Tôi mua mắt có độ cao để khi quan sát học sinh thấy rìa
(độ lồi, độ lõm) của thấu kính rõ hơn.

Các loại thấu kính mỏng để học sinh quan sát và hình thành các định nghĩa

Học sinh 11B1 hỗ trợ cô giáo lắp thí nghiệm quang hình trong giờ họcvật lí

16


Làm thí nghiệm với thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, đường đi của tia sáng qua thấu kính

Bài 50: Mắt (Vật lí 11 nâng cao)
Để dạy phần sự lưu ảnh của mắt tôi có dùng một tấm bìa cứng có trục
quay ở chính giữa là que sắt buộc hai đầu sao cho tầm bìa có thể quay quanh que
sắt. Một mặt tấm bìa tôi dán ảnh con chim, một mặt tấm bìa tôi dán ảnh cái lồng
chim. Sau đó, tôi quay tấm bìa thật nhanh quanh trục của nó cho học sinh quan
sát và hỏi học sinh:
- Các em thấy gì trên tấm bìa? (Thấy con chim ở trong cái lồng chim)
- Tại sao lại có hiện tượng này? (Mắt có khả năng lưu giữ hình ảnh sau khi hình
ảnh đó ngừng kích thích trên võng mạc một thời gian ngắn, cho nên khi tấm bìa
quay phía lồng chim vào mắt thì hình ảnh con chim vẫn còn lưu giữ trong
mắt=>Kết quả: ta thấy con chim, nằm trong lồng chim).

Chú ý: Để thành công trong thí nghiệm này chúng ta cần quay thật nhanh tấm
bìa quanh trục của nó để đảm bảo hình ảnh còn lưu giữ.

Học sinh lớp 11B1 đang làm thí nghiệm về hiện tượng lưu ảnh của mắt trong giờ vật lí.

17


Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 6: Học sinh thật sự quan tâm và
thích thú với việc được tiếp xúc, được nhìn thấy hiện tượng và thí nghiệm thực
tiễn. Tiết học vì thế mà trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn với các em. Các em chú ý
tới bài học một cách chủ động,tự nhiên, tích cực mà không cần phải gò ép,
không cần phải dùng đến những tài chế.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học vật lí ở trường trung học
phổ thông” vào giảng dạy tôi nhận thấy sáng kiến đã mang lại hiệu quả tích cực,
khắc phục được tình trạng học sinh thờ ơ, thiếu tập trung, không tích cực tham
gia các hoạt động động học tập trong giờ học vật lí. Thời gian của tiết học vì thế
mà trôi qua rất nhanh đối với cả thầy và cả trò. Học sinh tích cực hoạt động
trong học tập tạo một động lực to lớn để giáo viên tiếp tục say sưa với nghề, với
bài dạy.
Các em đã có những nhận thức đúng đắn về môn học: học không phải chỉ
để thi mà còn giúp chúng ta nhận thức về vạn vật, về thế giới xung quanh và có
những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trong giờ học các em đã tích cực hơn trong việc phát biểu và xây dựng
bài. Chất lượng học tập được cải thiện hơn hẳn so với năm học trước cũng như
so với lớp đối chứng.
Kết quả học tập được cải thiện đáng kể so với năm học trước. Sau đây
là kết quả học tập môn vật lí lớp 10B1 năm học 2017-2018 và năm học 20182019

Kết quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 10B1 năm học 2017- 2018.
Số lượng
Tỉ lệ %

Giỏi
1
2,5%

Khá
15
37,5%

Trung bình
21
52,5%

Yếu
3
7,5%

Kém
0
0

Kết quả học tập của học sinh năm lớp 11B1 năm học 2018-2019.
Số lượng
Tỉ lệ %

Giỏi
2

5%

Khá
25
62,5%

Trung bình
13
32,5%

Yếu
0
0

Kém
0
0

Kết quả học tập có sự khác biệt rõ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng có học lực tượng đương
Lớp thực nghiệm
Kết quả xếp loại học tập môn vật lí của học sinh lớp 10A2 năm học 2018-2019.
Số lượng
Tỉ lệ %

Giỏi
3
7,7%

Khá

24
61,54%

Trung bình
12
30,76%

Yếu
0
0

Kém
0
0

Lớp đối chứng
Kết quả xếp loại học tập môn vật lí của học sinh lớp 10A5 năm học 2018-2019.
18


Số lượng
Tỉ lệ %

Giỏi
1
2,4%

Khá
15
35,7%


Trung bình
26
61,9%

Yếu
0
0

Kém
0
0

Quan trọng hơn, tinh thần và thái độ học tập của các em đã thay đổi hoàn
toàn. Từ chỗ thụ động, dửng dưng, thờ ơ với môn học thì nay các em đã chú ý
hơn đến bài giảng, tích cực suy nghĩ, tìm kiếm thông tin và hăng hái xung phong
trả lời, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của cá nhân về vấn đề nêu ra trước tập thể
cùng tranh luận và đi đến kết luận cuối cùng.
Các lớp tôi áp dụng sáng kiến tuy không phải là lớp chọn của trường, có
những học sinh có điểm đầu vào rất thấp nhưng kết quả điểm thi học kỳ hai môn
vật lí trong năm học 2018 – 2019 cũng đã cải thiện đáng kể.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết Luận.
Việc áp dụng các giải pháp của sáng kiến vào dạy học đã giúp cho học
sinh có một nhìn nhận đúng đắn hơn về môn vật lí. Học là để hiểu biết, để có kĩ
năng sống, hình thành thế giới quan khoa học biện chứng chứ không hẳn học chỉ
để đi thi. Từ đó, học sinh có được động cơ và động lực học tập đúng đắn. Các
em tìm thấy niềm vui và hứng thú trong học tập thông qua những tiết học hoạt
động hết mình, thể hiện bản thân hết mình để khám phá về thế giới xung quanh.
Học sinh khi có thái độ, động cơ học tập đúng đắn sẽ tích cực hơn. Người

giáo viên nào khi bước vào lớp học mà cảm nhận được sự chờ đợi, hứng khởi ấy
của học sinh giống như ngọn lửa được bồi thêm dầu mà cháy hết mình. Dạy học
phải gắn liền với thực tiễn, phải kích thích được hứng thú của người học mới lôi
kéo được người học tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
Chúng ta đã có rất nhiều các sáng kiến hay về cách giải các dạng bài tập
nhưng sẽ vô nghĩa với những học sinh thờ ơ, vô cảm với môn học. Vì thế, theo
tôi đây là vấn đề đáng được quan tâm và trú trọng nhiều hơn nữa trong các năm
học tiếp theo. Nếu có điều kiện, tôi nhất định sẽ tiếp tục phát triển đề tài này với
mong muốn nâng cao chất lượng dạy học và trao đổi cùng đồng nghiệp các giải
pháp thúc đẩy tính tích cực hoạt động học tập môn vật lí cho học sinh.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng sáng kiến này chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Tôi rất mong quí thầy cô trong hội đồng khoa học góp ý, bổ sung để sáng
kiến này thật sự có hiệu quả trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3.2. Kiến nghị.
Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để có hiểu biết
vững vàng về chuyên môn. Không những thế, người giáo viên còn phải kịp thời
nắm bắt được tâm lí của các em, từ đó phân tích nguyên nhân và tìm ra những
giải pháp phù hợp để điều chỉnh hành vi và nâng cao chất lượng học tập của học
sinh. Phải biết nhiều hơn về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên
mạng Internet phục vụ cho công tác của mình. Không ngừng tìm hiểu các
phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh tạo
19


hứng thú, niềm vui, niềm say mê và sự tích cực học tập của các em. Phải chuẩn
bị bài dạy chu đáo, phù hợp và phát huy tối đa những câu hỏi thực tiễn, những
thí nghiệm thực cho tiết dạy của mình.
Đối với nhà trường, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thường xuyên thay
mới thiết bị thí nghiệm, có phòng thí nghiệm riêng để thuận tiện cho việc học

tập, thực hành môn vật lí.
Đối với Sở GD&ĐT nên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng thêm cho các
giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
nhận thức của học sinh, tăng cường tính thực tiễn trong dạy học nhất là dạy học
vật lí. Đồng thời, cũng thay đổi hình thức ra đề thi: Tăng cường các câu hỏi có
tính thực tiễn, tính vận dụng thực tiễn, thực tế thì việc học mới thực sự phát huy
được tính hiệu quả của nó.
Với kết quả của đề tài này, tôi thiết nghĩ những giải pháp mà đề tài đã đưa
ra có thể là những gợi ý tốt để các thầy cô giáo cùng chuyên môn trong và ngoài
nhà trường áp dụng trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong
giờ học vật lí ở trường.
Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía các đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Hiệu trưởng.

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Hoàng Thị Thuận

20


Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thanh Hải (2012), Sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế

trong dạy học vật lí, NXB Đại học sư phạm.
[2].Cổng thông tin điện tử, phòng GD-ĐT Quận Thanh Xuân, Đổi mới dạy học
và kiểm tra, đánh giá ở trường trung học theo định hướng tiếp cận năng lực học
sinh
/>[6]. Nguyễn Minh Tân (2012), Kích thích hứng thú và sáng tạo trong học tập
môn vật lí bằng việc gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống,
Nguyễn Văn Hoành
[3]. Lê Văn Giáo (2004), Nghiên cứu tự tạo, khai thác và sử dụng thí nghiệm
đơn giản, rẻ tiền nhằm góp phần đổi mới PPDH vật lí theo hướng tích cực hóa
HĐNT của HS, B2004-09-09, Đề tài cấp bộ, Trường ĐHSP Huế.
[4] Nguồn : internet
[5]. />
21



×