Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho học sinh lớp 10 trường THPT quan sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.08 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU

2

I. Lí do chọn đề tài

2

II. Mục đích nghiên cứu

2

III. Đối tượng nghiên cứu

3

IV. Phương pháp nghiên cứu

3

PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG

4

I. Cơ sở lí luận


4

1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục
2. Vai trò của môn Ngữ văn trong giáo dục đạo đức,
hình thành phẩm chất cho học sinh
II. Cơ sở thực tiễn

4

III. Các giải pháp giải quyết vấn đề

7

1. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh
qua phần Tìm hiểu chung

8

2. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh
qua phân tích nhân vật An Dương Vương

10

3. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh
qua phân tích nhân vật Mị Châu

12

4. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân qua phân tích
cặp hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước


14

5. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh
qua phần củng cố bài học

15

III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường

16

PHẦN C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5
6

18

I. Kết luận

18

II. Kiến nghị

19

1



PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngữ Văn là một môn học có tính đặc thù riêng. Bằng những hình tượng
và ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những
tri thức về hiện thực khách quan cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn
con người; khơi gợi lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu
bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó nó tác
động tới tâm tư tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển
nhân cách cho con người. Hơn nữa lứa tuổi THPT là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ
rung động trước cái đẹp. Nếu được thầy cô dẫn dắt, định hướng thì sự yêu
thích cái chân – thiện – mĩ (những giá trị mà văn học đang hàm chứa) nhất
định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn. Mặt khác, mục đích của môn Ngữ
văn là hình thành nên những phẩm chất, kĩ năng để các em học sinh có thể
vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Dạy học Ngữ văn là dạy học làm người.
Qua môn học, học sinh học “để biết”, “để làm” và “để chung sống”. Đặc biệt
là biết ứng xử trước những tình huống liên quan đến vận mệnh chung của đất
nước.
Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
vốn là một trong những tác phẩm tự sự dân gian có sức sống lâu bền. Từ bao
đời, tác phẩm đã là dòng suối trong mát tưới tắm, nuôi dưỡng bao tâm hồn
người Việt. Qua cốt truyện, hình tượng nghệ thuật đặc sắc, người đọc không
chỉ yêu mến một An Dương Vương kiên trì xây thành dựng nước, mà còn cảm
thông trước những sai lầm dẫn đến cơ đồ đắm biển sâu và bi kịch nước mất
nhà tan. Nhưng trên hết người đọc được bồi đắp lòng yêu nước và ý thức
trách nhiệm công dân. Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và đời sống xã
hội; gắn kiến thức sách vở với thực tế đời sống, đó là vấn đề bức thiết đặt ra
hiện nay. Để thỏa mãn những yêu cầu đó, tôi lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng ý
thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cho học
sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương Vương

và Mị Châu – Trọng Thủy”.
II. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi hướng tới những mục đích sau:
- Xác định những nội dung kiến thức có thể lồng ghép bồi dưỡng ý thức
trách nhiệm công dân cho học sinh.
- Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh
trường THPT Quan Sơn.
- Định hướng để học sinh hiểu được ý thức trách nhiệm công dân và
thấm nhuần, vận dụng vào bản thân để sống có trách nhiệm với bản thân, gia
đình và quê hương đất nước.
III. Đối tượng nghiên cứu
2


Đề tài hướng đến văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy” theo chương trình Ngữ văn 10 Ban cơ bản. Trong đó tập trung
vào vấn đề bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh thông qua bài
học.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã áp dụng các phương pháp sau để thực hiện đề tài:
- Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu.
- Phân tích, tổng hợp.
- Kiểm tra, đánh giá.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Dự giờ các giáo viên cùng chuyên môn.

3


PHẦN B. PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận
1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là
một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học
Ngữ Văn nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư
phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã
khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung
ương.
Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy
học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động
sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp
dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng
lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”[7].
Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”[7].
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội, môn Ngữ Văn trong
nhà trường nói chung và môn Ngữ Văn 10 nói riêng không ngừng cải tiến
chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục tiêu
của giáo dục thế kỉ XXI là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống với
nhau, học để tự khẳng định mình”. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng
khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn

bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục
của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục
tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho
người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống.
Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI cũng chỉ ra: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
4


Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[7].
Hiện nay trong nhà trường luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn
diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức
là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng
ta phải nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ
với phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.
Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: “Giáo dục
thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức
làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu
khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà,
khiêm tốn, dũng cảm…”[7].
Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền
thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ
và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước
rất hào hùng, oanh liệt. Giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân

tộc ta tựu chung lại có những nội dung cơ bản:
- Sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương
người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ.
Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng
đồng của người Việt Nam.
- Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc.
- Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa
sĩ có công đức với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai
nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn, bội nghĩa. Từ
ngàn đời nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “Uống nước
nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
2. Vai trò của môn Ngữ văn trong giáo dục đạo đức, hình thành phẩm chất
cho học sinh
Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm
giáo dục đạo đức cho học sinh như môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch
sử,… tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì
thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức
cho học sinh. ”Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào
mà cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một
mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện
nhân cách cho học sinh”[1]. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề
cập đến vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua
hoạt động dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường.

5


Môn Ngữ văn có giá trị giáo dục rất to lớn như M.goorki đã nói Văn
học là nhân học. Học văn chính là học cách làm người đồng thời môn Ngữ

văn làm cho con người phát triển toàn diện.
Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình
thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện
nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người
Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự
thông minh sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. Đây là việc làm vừa
mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước
những làn sóng nhiễu của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng
với sự chung tay của cả cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào
tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên. Và đây đã được xác định
là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung
lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào
của xã hội) nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục,
hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân từng học sinh phải tự xác định trách
nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục
trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích xứng đáng với lòng tin của Đảng,
Nhà nước và toàn dân.
II. Cơ sở thực tiễn
Quan Sơn là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở cửa ngõ phía Tây
tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 150 km, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp huyện Bá Thước và huyện Lang Chánh;
Phía Tây và phía Nam, giáp nước Cộng hòa DCND Lào;
Phía Bắc giáp huyện Quan Hóa1.
Quan Sơn có diện tích chiếm 8,35 % diện tích tự nhiên của tỉnh Thanh
Hóa và là huyện có diện tích rộng thứ 3 của tỉnh sau các huyện Thường Xuân
và Quan Hóa2. Chiều dài huyện Quan Sơn gần 80 km, rộng gần 40 km, đường
quốc lộ 217 chạy xuyên suốt từ đầu huyện đến cuối huyện qua cửa khẩu Quốc
tế Na Mèo thông với nước Lào. Huyện có 64 km đường biên giới Việt- Lào,
giáp địa phận với hai huyện Viêng Xay và Sầm Tớ của tỉnh Hủa Phăn .

“Chính nhờ vị trí địa lý đặc biệt đó mà trong suốt chiều dài lịch sử, lãnh
thổ này đã trở thành điểm hẹn của cộng đồng người Thái, Mường, Mông,
Kinh từ các vùng đất khác nhau mang theo những săc thái văn hóa, những
kinh nghiệm sản xuất đa dạng hội tụ về đây khai phá thiên nhiên, lập nghiệp,
sinh sống và cùng tạo nên tính phong phú và độc đáo của văn hóa Quan Sơn.
Trong lịch sử, Quan Sơn là hậu phương quan trọng của Mặt trận
Thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ, là địa bàn quan trọng về quốc
phòng, an ninh của tỉnh, của Quân khu IV và cả nước, là đầu mối giao thương
chính giữa hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và Hủa Phăn (Lào). Hiện nay, vị trí
1
2

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, năm 2015
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2013

6


địa lý này đang mở ra nhiều cơ hội để huyện khai thác những tiềm năng, lợi
thế giúp cho Quan Sơn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập và phát triển”[5].
Tuy nhiên vị trí địa lí như trên cũng mang lại cho Quan Sơn không ít
những khó khăn thách thức. Là một trong những huyện “phên giậu” của Tổ
quốc, lại là cửa ngõ tiếp giáp giữa các vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Trung du
miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và hướng ra biển Đông nên tình
hình trật tự xã hội, an ninh quốc phòng ở Quan Sơn rất nhạy cảm. Nếu không
được giác ngộ sâu sắc và nâng cao tinh thần cảnh giác, không được tuyên
truyền giáo dục ý thức trách nhiệm công dân thì đồng bào các dân tộc huyện
Quan Sơn - trong đó có cả các em học sinh, những chủ nhân tương lai của
huyện nhà – rất dễ bị mua chuộc, lôi kéo tham gia vào tệ nạn xã hội, các tổ

chức chống phá nhà nước… Hiện nay, âm mưu “Diễn biến hòa bình, bạo loạn
lật đổ” của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi.
Do công nghệ thông tin phát triển mang đến nhiều tiện ích cho cuộc
sống hàng ngày, mạng xã hội và các tính năng dịch tiếng nước ngoài trên
Internet ngày càng phổ biến mà việc kết hôn có yếu tố nước ngoài không còn
là hiếm ở Quan Sơn. Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do hôn nhân của
công dân nhưng việc giáo dục ý thức trách nhiệm công dân trong các cuộc
hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng cần được chú trọng. Đối với học sinh
trường THPT Quan Sơn, đây cũng là việc làm cần thiết.
Thực trạng trên đòi hỏi các thầy cô giáo ở Quan Sơn không chỉ đơn
thuần truyền tải kiến thức khoa học mà qua bài học còn thực hiện nhiệm vụ
chính trị. Với môn Ngữ văn, dạy học văn bản “Truyện An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thủy” là một phương tiện tuyệt vời.
Qua thực tiễn dự giờ các đồng nghiệp trường THPT Quan Sơn, tôi nhận
thấy: hầu hết các giáo viên khi giảng dạy “Truyện An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy” đều bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng; làm rõ trọng tâm
bài học, sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt. Tuy nhiên phần liên hệ thực
tiễn để rút ra bài học nhận thức còn chung chung, chưa gắn trực tiếp với thực
tiễn địa phương để cụ thể hóa kiến thức bài học.
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh thông qua
bài học là một yêu cầu tưởng chừng đơn giản mà khó thực hiện bởi lẽ nếu
không vận dụng phương pháp linh hoạt dễ dẫn đến sự khô cứng, rời rạc. Vì
vậy giáo viên cần tích hợp một cách hợp lí trong quá trình triển khai bài
giảng.
Trong xã hội, con người tồn tại trong các mối quan hệ. Trong tổng hoà
các mối quan hệ đó và qua các mối quan hệ đó, nó thể hiện vai trò, vị thế, bản
chất… của con người, mỗi cá nhân cụ thể. Cộng đồng là hình thức thể hiện
mối liên hệ, quan hệ giữa con người với con người. Để bảo đảm cho cộng
đồng được phát triển lành mạnh cũng như bảo đảm quyền lợi, lợi ích, nghĩa

vụ cho cá nhân thì cộng đồng giải quyết hợp lý quan hệ lợi ích riêng và
7


chung, quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân, nhờ đó cá nhân được phát
triển và cùng với nó là cộng đồng sẽ phát triển trở nên lớn mạnh và vững
chắc.
“Trong một cộng đồng, ý thức trách nhiệm của cá nhân chính là sống
nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác”[4].
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” là câu chuyện
phảng phất bóng dáng lịch sử dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước, chứa đựng
nụ cười và nước mắt để đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý báu về dựng
nước và giữ nước, về gia đình và Tổ quốc, về chiến tranh và hòa bình.
1. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phần Tìm hiểu
chung
Ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm những nội dung về đặc điểm của
truyền thuyết, giáo viên nên tích hợp với kiến thức Lịch sử lớp 10 bài 23 về
nước Văn Lang – Âu Lạc để các em học sinh có thêm hiểu biết về thời đại
Vua Hùng, Vua Thục. Đồng thời dùng hình ảnh sinh động qua phương tiện
trình chiếu để học sinh có hiểu biết nhất định về cụm di tích Thành Cổ Loa.
Học sinh sẽ có cảm nhận về một câu chuyện gần gũi với cuộc sống bởi những
dấu tích còn hiện hữu trong thực tế từ đó tạo tâm thế chủ động lĩnh hội tri
thức ở các em.

Đền thờ An Dương Vương

Giếng Ngọc nhìn từ trên cao

8



Bức tượng không đầu
trong am thờ Mị Châu

Lẫy nỏ Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa

Những mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa

Ca dao Việt Nam có câu:
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương.”
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng những địa danh, những di tích đó
vẫn trường tồn và đọng mãi trong tâm trí chúng ta, bởi nó gắn liền với một
truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam ai cũng biết đến. Đó là truyền
thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy. Đây là một trong những
truyền thuyết tiêu biểu hấp dẫn và có ý nghĩa nhất trong chuỗi truyền thuyết
về Âu Lạc và An Dương Vương trong kho tàng văn học dân gian phong phú
của dân tộc ta. Khi tìm hiểu về khu di tích Thành Cổ Loa, các em học sinh sẽ
thêm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam, có ý thức giữ gìn những di sản mà
ông cha ta để lại. Đó chính là ý thức trách nhiệm công dân.
9


2. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phân tích
nhân vật An Dương Vương
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật ở hai khía
cạnh: An Dương Vương – người có công xây thành, dựng nước và An Dương
Vương – sai lầm nên cơ đồ đắm biển sâu.

Trong những năm đầu của triều đại, vua An Dương Vương đã làm được
những công việc trọng đại để xây dựng và bảo vệ triều đại và đất nước. Giáo
viên nên cho học sinh tìm hiểu những chi tiết: An Dương Vương cho xây
thành “nhưng thành cứ xây xong là đổ”, “vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo
bách thần” là minh chứng về một ông vua kiên trì, quyết tâm, không nản chí
trước thất bại tạm thời, hết lòng vì dân vì nước. Ông đã thu được thành công
lớn, xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc xâm lược của vua Triệu Đà. Được sự
giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là
thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa
đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành
cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc chống lại được kẻ thù nếu như
không có vũ khí lợi hại. Đó cũng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi
xây được Loa Thành. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua,
Rùa Vàng đã tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ. Vua lại
sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm.
Nhờ có Loa Thành - một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang
Kim Quy thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương
Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến
chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin
hoà”.
Những việc làm của An Dương Vương chứng tỏ ông là nhà vua anh
hùng, là thủ lĩnh bộ lạc anh minh, có trách nhiệm với dân với nước, được
nhân dân và thần linh ủng hộ nên đã thành công lớn. Sự nghiệp của An Dương
Vương là chính nghĩa, hợp lòng người nên được thần linh ủng hộ. Ta liên
tưởng đến nhân vật Đăm Săn – vì chính nghĩa nên được Ông Trời bày kế giúp
chiến thắng M’tao M’xây hay hình ảnh cô Tấm – thảo hiền nên được Ông Bụt
hiện lên giúp đỡ mỗi lần bị mẹ con Cám ức hiếp trước khi cô Tấm vào cung.
Mặc dù đạt được thành công lớn được người đời ghi nhận như vậy,
nhưng cuối cùng An Dương Vương lại để cơ đồ đắm biển sâu vì vô tình gả
con gái Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy đặc biệt là cho phép

Trọng Thuỷ ở rể ngay trong Loa Thành 3 năm. Hành động của nhà vua là
rước rắn vào nhà, nuôi ong tay áo vô cùng nguy hiểm. Nhà vua còn để Trọng
Thuỷ đi lại tự do, không giám sát đề phòng hắn, để cho Mị Châu dẫn chồng đi
khắp Âu Lạc. Thậm chí, khi Trọng Thủy về nước, An Dương Vương không
chút nghi ngờ. Nhà vua đã mất cảnh giác, thiếu sáng suốt không nhận ra mưu
đồ và bản chất ngoan cố của kẻ thù.
Hơn nữa, khi nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An
Dương Vương cậy có nỏ thần vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng:
10


“Đà không sợ nỏ thần sao?”. Thái độ chủ quan khinh địch đó đã dẫn An
Dương Vương nhanh chóng đến thất bại thảm hại. Tới khi giặc đã tiến sát
chân thành, An Dường Vương mới cầm nỏ, thấy lẫy thần đã mất. Trong cơn
cùng quẫn, An Dương Vương chỉ còn cách đem theo con gái lên ngựa, bỏ
thành mà chạy về phương Nam.
Cha con An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo dấu
lông ngỗng của Mị Châu rắc dọc đường truy đuổi sát sau lưng. Quả là cha con
An Dương Vương đã mất thế trời che, đất chở.
Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa
chính là giặc đó” thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh
thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị Châu.
Nhà vua tự tay chém chết cô con gái yêu dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm
khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân.
Để kích thích tư duy của học sinh, giáo viên có thể đưa ra vấn đề thảo
luận: Nhận xét về hành động An Dương Vương chém đầu Mị Châu, có ý
kiến cho rằng đây là hành động tàn ác nhưng ý kiến khác lại cho rằng đây
là hành động trừng trị thích đáng. Ý kiến của em về vấn đề này như thế
nào?
Khi đánh giá về hành động của An Dương Vương, học sinh sẽ đánh giá

được nhân cách An Dương Vương để có thái độ đúng đắn với nhân vật này.
Giáo viên định hướng căn cứ để đưa ra đánh giá: “Xét trên phương diện gia
đình, cha chém đầu con gái là hành động tàn ác. Nhưng xét trên phương diện
quốc gia dân tộc, một vị vua chém đầu kẻ có tội với đất nước là hành động
đúng đắn. Rút gươm chém con gái là hành động trừng phạt nghiêm khắc, đích
đáng và vô cùng đau đớn của nhà vua. Hành động đó chứng tỏ nhà vua đặt
quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của gia đình. Và đó là lòng yêu nước
của An Dương Vương, trước sau vẫn vậy. Trong phút thử thách quyết liệt này
lòng yêu nước của nhà vua được bộc lộ rõ”[2].
An Dương Vương công lớn nhưng để mất nước, với vai trò thủ lĩnh tối
cao ông phải gánh trách nhiệm không nhỏ. Tỉnh ngộ sự thật thì đã quá muộn,
nhà vua đã cùng với cơ đồ chìm đắm biển sâu nhưng trong lòng nhân dân Việt
Nam, An Dương Vương không chết mà cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ
nước về thuỷ phủ bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh.
Hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật An Dương Vương, giáo viên sẽ
đem lại bài học quý giá cho các em. Đối với người lãnh đạo, có tầm nhìn xa
trông rộng, có quyết sách đúng đắn sẽ có ý nghĩa trọng đại với vận mệnh dân
tộc. Dựng nước phải đi đôi với giữ nước, dựng nước đã khó, giữ nước càng
khó hơn. Trong mọi hoàn cảnh, không được chủ quan, lơ là mất cảnh giác với
giặc. Đó cũng là một phương diện của ý thức trách nhiệm công dân.
3. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phân tích
nhân vật Mị Châu
Cả ba nhân vật chính trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy” cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có
11


lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu. Truyện có thể
chia thành hai phần. Phần thứ nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành
công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ

nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ
nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải
quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân với quyền lợi của dân tộc, đất
nước. Cả hai bài học đều quan trọng như nhau.
Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
An Dương Vương quá mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác nham hiểm của kẻ
thù nên đã nhận lời kết tình hòa hiếu, giặc kéo vào lại chủ quan không có
phòng bị gì nên bị thua chạy thảm hại. Sau nữa, nó lại được tạo điều kiện từ
sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích
kĩ sự ngây thơ, cả tin trong các chi tiết tiêu biểu:
+ Khi Trọng Thủy hỏi “Sau này hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt
ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?” Mị Châu đã không mảy may nghĩ rằng đó là
một dự báo chẳng lành.
+ Nàng vô tư chỉ dấu cho Trọng Thủy: “Thiếp có cái áo lông ngỗng…,
hễ chạy đến đâu sẽ rắc ở ngã ba đường. Chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà
tìm”.
+ Lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần, làm lộ bí mật quốc gia. Trọng
Thủy đánh tráo nỏ thần. Bảo vật quốc gia bị mất.
Câu hỏi thảo luận dành cho học sinh để “phán xử” Mị Châu là: Việc Mị
Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần là việc làm thường tình khi người vợ
chia sẻ thông tin với chồng hay đó là hành động tội lỗi khi một thần dân
làm lộ bí mật quốc gia? Em có thái độ gì với nhân vật và rút ra bài học gì
cho bản thân? Giáo viên có thể định hướng, dẫn dắt để các em hiểu được:
“Vô tình tiếp tay cho hành động xâm lược của kẻ thù, Mị Châu vừa
đáng giận, đáng trách vừa đáng thương. Mị Châu đáng giận vì nàng phạm
phải những sai lầm lẽ ra không thể có ở một nàng công chúa. Nỏ thần là bí
mật quốc gia, là sức mạnh bí ẩn làm nên sự bách chiến bách thắng của nước
Âu Lạc, vậy mà, vì thứ tình cảm vợ chồng cá nhân, riêng tư, để thỏa mãn điều
mà nàng cho là trí tò mò của chồng đã lén lấy nỏ thần cho chồng xem, để đến
nỗi nỏ thần bị đánh tráo mà không biết. Làm lộ bí mật quốc gia cho một kẻ

sẵn có âm mưu xâm lược, Mị Châu đã không thể ngờ hậu quả những hành
động của mình nghiêm trọng đến nhường nào”[6].
Hành động rắc lông ngỗng khi ngồi sau yên ngựa của cha để chạy thoát
thân cũng chỉ là một hành động vô tình, bởi: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp
cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có tấm áo lông ngỗng thường được
mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như
vậy có thể cứu được nhau”. Chỉ đơn thuần là nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân
mình nhưng cuối cùng không thể cứu nhau mà lại còn là dấu cho quân giặc
đuổi theo, nàng phải chịu cái chết như một kẻ “giặc trong”. Sai lầm và tội lỗi
của Mị Châu là không thể chối cãi và nàng bị kết tội hoàn toàn đích đáng.
12


Cũng nhờ thế mà bài học về tinh thần cảnh giác càng trở nên thấm thía và sâu
sắc.
Tuy vậy, dân gian vẫn luôn rất công bằng và đầy lòng nhân ái. Người
xưa chỉ ra lỗi lầm của Mị Châu nhưng cũng tìm thấy ở đó những căn nguyên
sâu xa khiến cho ta thấy thực ra nàng cũng chỉ là một nạn nhân, một nạn nhân
đáng thương. Sai lầm của nàng xuất phát đầu tiên từ sai lầm của An Dương
Vương. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy cũng đồng nghĩa với
việc nhà vua giao cho nàng nghĩa vụ trách nhiệm của một người vợ là cũng
phải theo chồng. Đấy là chưa kể đến việc tình yêu và nghĩa vợ chồng có thể
làm lu mờ nghĩa vụ và trách nhiệm.
Mị Châu vì quá cả tin mà đã không thể ngờ được người chồng của
mình lại là một tên “gián điệp”; thế nên mới mang bí mật nước mình mà san
sẻ với Trọng Thủy như một câu chuyện san sẻ thường hay gặp ở những cặp
vợ chồng. Cũng giống như việc tiết lộ bí mật làm cho quân nước nhà bại trận,
việc rắc lông ngỗng một lần nữa lại vô tình chỉ lối cho kẻ thù đuổi theo hai
cha con. Hai lần nàng liên tiếp phạm lỗi mà không hề ý thức được lỗi lầm
mình mắc phải. Tội lỗi được gây nên từ sự ngây thơ, cả tin. Việc Rùa Vàng

kết tội Mị Châu làm giặc tuy đẩy nhân vật đến số phận bi thảm nhưng lại là
một kết thúc cần thiết theo quan niệm của nhân dân.
Rõ ràng Mị Châu có tội. Tội trực tiếp gây mất nước ấy của nàng xứng
đáng nhận lấy cái chết. Đây là bài học trực tiếp để răn dạy học sinh tinh thần
đề cao cảnh giác trong sự nghiệp giữ gìn đất nước. Phê phán Mị Châu bằng
“bản án tử hình” nhân dân cũng thấu hiểu rằng nàng mắc tội do ngây thơ nhẹ
dạ và cả tin. Bởi thế, họ đã xếp cho nàng được biến thành ngọc trai đúng như
lời nguyền trên bờ biển. Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn được thì
đều biến thành ngọc châu, xác đem về táng ở Loa Thành thì biến thành ngọc
thạch. Mị Châu bị trừng phạt cho những tội lỗi nhưng cũng đã được chiêu
tuyết cho tâm hồn trong sáng và ngây thơ của mình.
Ngoài đưa ra những thông điệp trên, học sinh cũng cần được giác ngộ:
Ngày nay, khi sự giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội mở rộng thì hôn nhân
không còn bị giới hạn bởi biên giới lãnh thổ. Các em cần tự nhắc nhở mình
không để những thế lực thù địch lợi dụng quan hệ hôn nhân để chống phá nhà
nước ta.
4. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân qua phân tích cặp hình ảnh
Ngọc trai – Giếng nước
Tác phẩm tự sự chuyển tải nội dung tư tưởng không chỉ qua cốt truyện,
nhân vật mà còn qua nhiều phương tiện nghệ thuật khác, trong đó có hình
ảnh. Với “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, cặp hình ảnh
Ngọc trai – Giếng nước là một sự sáng tạo độc đáo của nhân dân. Giáo viên
cần khai thác cặp hình ảnh này để không những đảm bảo trọng tâm kiến thức
bài học mà qua đó còn bồi dưỡng cho học sinh những nét đẹp tâm hồn, nhận
ra đâu là chân – thiện – mĩ.
13


Về phương pháp, giáo viên có thể nêu vấn đề để phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh:

- Có ý kiến cho rằng Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu
chung thủy và hình ảnh “Ngọc trai – Giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó.
Suy nghĩ của em về vấn đề này như thế nào?
- Qua cặp hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước, nhân dân ta đã thể hiện
thái độ gì với Mị Châu – Trọng Thủy?
Từ đó định hướng để học sinh nắm được:
Ngọc trai - Giếng nước là cặp hình ảnh rất đẹp đẽ nhưng cũng đầy bi
kịch. Mị Châu là nàng công chúa đất Việt, Trọng Thủy là chàng hoàng tử đất
Bắc; tình yêu của hai người chỉ nảy nở khi Trọng Thủy về nước Nam ở rể và
đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng có lẽ tình yêu với Tổ quốc quá
lớn, nhiệm vụ vua cha giao quá lớn nên khi cân nhắc giữa tình và hiếu, Trọng
Thủy đã chọn chữ hiếu. Vả lại, tình cảm với Mị Châu cũng là đến sau lời hứa
với vua cha. Vào vai một tên gián điệp, Trọng Thủy đã hoàn thành nhiệm vụ
một cách xuất sắc nhưng hạnh phúc gia đình tan vỡ. Cuối cùng, Trọng Thủy
cũng không thể bảo vệ tình yêu của mình, bảo vệ người vợ đã hết mực thương
yêu và tin tưởng y. Trước cảnh nước mất nhà tan, “kẻ sau lưng chính là giặc”,
An Dương Vương đã tự tay giết chết đứa con gái mà mình yêu thương nhất.
Trước khi chết, Mị Châu đã khấn nguyền và hình ảnh ngọc trai ứng với lời
nàng khấn nhằm thanh minh cho danh dự và tấm lòng trong sáng của nàng.
Còn Trọng Thủy, trước cái chết của Mị Châu, vì quá đau xót, ân hận,
ám ảnh đã nhảy xuống giếng tự vẫn. Có lẽ sự cắn rứt lương tâm không cho
phép hắn tha thứ cho bản thân mình. Cái chết của Trọng Thủy vừa như một sự
chuộc tội vừa là sự giải thoát cho chính y. Hình ảnh giếng nước có hồn Trọng
Thủy hòa cùng nỗi hối hận là sự chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi
của hắn.
Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng càng trở nên sáng đẹp hơn cho
thấy dường như Trọng Thủy đã tìm thấy sự hóa giải tội lỗi trong tình cảm của
Mị Châu. Nếu Ngọc trai - Giếng nước tượng trưng cho sự gặp lại của hai
người ở kiếp sau thì đó cũng chỉ là hình ảnh mối oan tình được hóa giải.
Ngọc trai - Giếng nước là một sáng tạo nghệ thuật mang vẻ đẹp hoàn

mĩ. Song vẻ đẹp ấy không phải là dành cho mối tình Mị Châu - Trọng Thủy.
Nếu cho rằng hình ảnh này được sáng tạo để ca ngợi cho tình yêu chung thủy,
đẹp đẽ thì không phù hợp với sự thức tỉnh của Mị Châu bởi đến lúc chết nàng
không còn mù quáng nữa. Thêm vào đó, truyền thuyết phản ánh lịch sử theo
quan niệm của nhân dân, nhằm đề cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ Tổ
quốc. Do vậy, không bao giờ nhân dân lại sáng tạo ra một câu chuyện với
những chi tiết ca ngợi những người đã đưa họ đến bi kịch mất nước. Nhân dân
không thể nào ca ngợi một nàng công chúa chỉ biết nghe lời chồng mà bỏ
quên bổn phận đối với đất nước.
Trong khi phê phán Mị Châu, nhân dân cũng thể hiện thái độ thông cảm
và thấu hiểu với sự vô tình, ngây thơ, cả tin của nàng; vì vậy nhân dân đã biến
14


ước muốn của nàng thành hiện thực: để máu nàng biến thành ngọc trai chứng minh cho tấm lòng trong sáng. Còn đối với Trọng Thủy, có lẽ nhân dân
ta chỉ có thể thông cảm chứ không thể tha thứ và càng không thể ngợi ca. Vậy
nên sự sáng tạo hình ảnh Ngọc trai- Giếng nước vừa thể hiện thái độ nghiêm
khắc vừa cho thấy cái nhìn nhân ái và sự thấu tình đạt lí của nhân dân ta.
Ngọc trai - Giếng nước không chỉ là một hình tượng nghệ thuật mà còn minh
chứng cho nỗi đau của toàn dân tộc - nỗi đau mất nước. Trên hết, cặp hình
ảnh này chính là biểu hện cao độ của truyền thống nhân ái, vị tha của dân tộc
Việt Nam - độ lượng ngay cả với kẻ thù.
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân
tộc Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng. Trong tiến trình lịch sử của
dân tộc đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam với các giá trị đạo đức vô
cùng phong phú. Cùng với thời gian, các giá trị đạo đức này được lưu truyền
qua các thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh và động lực của
dân tộc. Khoan dung, độ lượng, nhân ái, vị tha là những giá trị đạo đức nhân
văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các cuộc
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông

nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Khoan dung và tha thứ để hướng
đến một tương lai tươi sáng – đó là bài học mà giáo viên có thể truyền tải đến
học sinh.
5. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua phần củng cố
bài học
Trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu văn bản, giáo viên định hướng để
học sinh nắm bắt kiến thức bài học. Nhưng để kiến thức khoa học không chỉ
là những điều mông lung trừu tượng, để rút ngắn khoảng cách giữa sách vở và
thực tiễn đời sống thì giáo viên cần định hướng cho học sinh liên hệ thực tiễn,
rút ra bài học cho bản thân. Có như vậy môn học mới phát triển được năng
lực, hình thành được phẩm chất ở học sinh, để “Văn học là nhân học” như M.
Gorki từng nói.
Với “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” việc liên hệ
thực tiễn địa phương và bản thân học sinh sẽ khiến bài học sinh động, hấp
dẫn. Giáo viên có thể dẫn dắt để học sinh thảo luận:
Sau khi học “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”,
em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với quê
hương đất nước?
Học sinh có thể có nhiều câu trả lời, nhiều cách trả lời khác nhau nhưng
giáo viên nên định hướng để chốt lại vấn đề:
- Thường xuyên cảnh giác với những âm mưu nham hiểm thâm độc của
kẻ thù. Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương,
góp phần bảo vệ an ninh biên giới. Hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp
nghĩa do nhà trường và địa phương tổ chức.
- Luôn đặt lợi ích của quê hương đất nước lên trên lợi ích của bản thân,
gia đình để ứng xử, hành động phù hợp trong từng hoàn cảnh.
15


- Nếu có yêu hoặc kết hôn với người nước ngoài thì phải thận trọng,

tránh bị lợi dụng để chống phá nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
- Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi (chủ yếu với học sinh
nam). Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Sống bao dung, nhân ái. Sẵn sàng tha thứ cho những người có lỗi lầm.
- Muốn vậy em cần chăm chỉ học tập, rèn luyện để trang bị tri thức xây
dựng quê hương ngày càng giàu đẹp; tôi luyện để có ý chí vững vàng, lập
trường kiên định để không bị dụ dỗ, mua chuộc, không tham gia các tệ nạn xã
hội.
- Những việc làm và nhận thức trên có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối
với những địa phương có vị trí địa lí trọng yếu như Quan Sơn – một huyện
biên giới.
Liên hệ thực tiễn nhưng không xa rời nội dung bài học. Qua giờ dạy
học Ngữ văn mà thực hiện nhiệm vụ chính trị nhưng không khô khan. Giáo
viên không làm tăng thêm nội dung, thời lượng dạy học, không phải đưa thêm
thông tin kiến thức làm nặng thêm nội dung mà vẫn đảm bảo nội dung và yêu
cầu dạy học của môn Ngữ văn. Dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học
với biểu hiện của lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân; dựa trên hiểu
biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học, sự tương tác giữa giáo viên
và học sinh để vận dụng kiến thức bài học vào các tình huống khác nhau trong
thực tiễn đời sống.
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường
Để đánh giá hiệu quả của sáng kiến, tôi đã thực nghiệm sư phạm và
khảo sát, thống kê, đánh giá.
Bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm ở hai lớp 10A3 và 10A4 (sĩ
số bằng nhau, chất lượng học sinh như nhau).

Lớp 10A3 – không áp dụng các phương pháp đã nêu:
Nội dung
Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học

Tham gia thảo luận tích cực
Tóm tắt truyện sau khi học
Kể lại câu chuyện một cách sáng tạo
Vận dụng tốt kiến thức viết bài văn nghị luận văn học
Lớp 10A4 – áp dụng các phương pháp đã nêu:
Nội dung
Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học
Tham gia thảo luận tích cực

Tỉ lệ (%)
38
47
65
12
30
Tỉ lệ (%)
55
87
16


Tóm tắt truyện sau khi học
Kể lại câu chuyện một cách sáng tạo
Vận dụng tốt kiến thức viết bài văn nghị luận văn học

92
53
85

Tôi nhận thấy khi gắn kiến thức bài học với việc bồi dưỡng ý thức trách

nhiệm công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, học sinh có hứng thú hơn
với giờ học, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập như: tóm tắt văn
bản, kể lại câu chuyện một cách sáng tạo, thảo luận nhóm, mạnh dạn trình bày
quan điểm cá nhân, sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học. Các em nắm bắt
kiến thức nhanh hơn, khái quát hơn, có chiều sâu hơn. Đặc biệt là học sinh
thấy các tác phẩm văn học gần gũi hơn với cuộc sống.
Không thể đánh giá ý thức trách nhiệm công dân của học sinh qua điểm
số và cũng không thể đo đếm được nó một cách trực quan. Nhưng tôi thấy
rằng những kiến thức bài học về “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy” đã thấm nhuần và chuyển hóa, biểu hiện ở nhận thức, hành động
của học sinh. Bài học về ý thức trách nhiệm công dân đã giúp các em học sinh
chăm chỉ học tập hơn, hăng say lao động hơn, sống nhân ái bao dung hơn.
Thực tế cho thấy nhiều năm qua tại huyện Quan Sơn, không có học
sinh bậc THPT tham gia vào các tệ nạn xã hội như sử dụng và buôn bán ma
túy hay lô đề, cờ bạc. Không có học sinh nào tham gia các hoạt động chống
phá nhà nước hay gây rối trật tự an toàn xã hội. Khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, các em học sinh trường THPT Quan Sơn đều tích cực hưởng ứng các
phong trào đền ơn đáp nghĩa, “Uống nước nhớ nguồn” như giúp đỡ những gia
đình có công với cách mạng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, quét dọn
nghĩa trang liệt sĩ… Sau khi tốt nghiệp THPT, nhiều em học sinh đăng kí
tham gia nghĩa vụ quân sự, nhiều em học sinh ở các xã biên giới như Tam
Thanh, Tam Lư tích cực bảo vệ chủ quyền biên giới, tố giác tội phạm góp
phần giữ vững bình yên cho quê hương. Đó là minh chứng sống động về
những con người có ý thức trách nhiệm công dân, là thành quả của quá trình
giáo dục giữa gia đình – nhà trường – xã hội mà những bài học như “Truyện
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” cũng góp một phần ít ỏi.

17



PHẦN C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài “Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong
sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan
Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, tôi
nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi: Giáo dục ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh qua
việc đọc hiểu văn bản là việc làm quan trọng và không khó thực hiện. Ứng
dụng các phương pháp dạy học hiện đại và lồng ghép hiểu biết về lịch sử dân
tộc, hiểu biết về chính trị - xã hội địa phương là một phương pháp khoa học,
hiệu quả trong giáo dục ý thức trách nhiệm công dân, nâng cao năng lực và
hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Phát huy được tính tích cực chủ động
của học sinh trong khám phá tri thức, có quan điểm cá nhân và mạnh dạn
trình bày quan điểm trước tập thể lớp. Bài học đạo đức mang màu sắc chính
trị trở nên sinh động, dễ chuyển tải.
- Khó khăn:
+ Cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại
như mạng Internet, hệ thống máy chiếu để có thể trình chiếu hình ảnh hoặc hỗ
trợ trình chiếu sơ đồ tư duy để bài học thêm sinh động hấp dẫn, giảm thiểu
thời gian viết bảng của giáo viên để tập trung vào các khâu khác của tiết học.
+ Các lớp 10 ở trường THPT Quan Sơn có sĩ số đông, khi tổ chức thảo
luận nhóm thường gặp khó khăn nhất định nên cần có phòng học bộ môn để
giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn.
+Việc dạy học văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy” có nhiều vấn đề để thảo luận hoặc yêu cầu học sinh trình bày quan
điểm, chính kiến – mà đó là những vấn đề hay nhưng khó như đánh giá về
hành động An Dương Vương chém đầu con gái là tàn ác hay thích đáng; Mị
Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần là hành động thường tình khi vợ
chồng chia sẻ thông tin – đúng hay sai; cặp hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước
có phải để ngợi ca mối tình chung thủy của Mị Châu – Trọng Thủy… sẽ khó

áp dụng đối với những nhóm học sinh học yếu hoặc rụt dè không dám bày tỏ
quan điểm của mình. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học,
tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh để kịp thời gợi ý, dẫn dắt.
+Với phần rút ra bài học hoặc liên hệ thực tiễn – phần kiến thức trực
tiếp đóng vai trò bồi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh – thì
giáo viên cần khéo léo liên hệ sao cho phần kiến thức đó hình thành một cách
tự nhiên tránh khô khan giáo điều, tránh rời rạc thành hai môn học: Ngữ văn
và Giáo dục công dân trong một giờ Đọc – hiểu văn bản. Mặt khác giáo viên
cần tìm hiểu và cập nhật tình hình chính trị xã hội địa phương để có thể liên
hệ thực tiễn sinh động nhất.
- Khả năng ứng dụng của đề tài: Tôi nhận thấy đề tài này có tính thực
tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi cho các lớp 10 ở trường THPT Quan Sơn nói
18


riêng, cho các lớp 10 ở cả nước nói chung. Vấn đề bồi dưỡng ý thức trách
nhiệm công dân là vấn đề cần thiết cho mọi thời đại. Có thể vận dụng cho cả
những giờ đọc hiểu Ngữ văn khác. Chẳng hạn với các văn bản: “Chiến thắng
Mtao Mxây”, “Tỏ lòng”, “Phú sông Bạch Đằng”, “Đại cáo bình Ngô”...
II. Kiến nghị
- Về phía nhà trường:
+Cần đầu tư thêm hệ thống trang thiết bị, xây dựng phòng học bộ môn
phục vụ cho dạy học.
+Thường xuyên hơn nữa trong việc cập nhật tình hình chính trị - xã hội
địa phương đến cán bộ giáo viên.
- Về phía giáo viên:
+Tìm hiểu và cập nhật thông tin về văn hóa – xã hội – an ninh - quốc
phòng của huyện Quan Sơn.
+ Nâng cao năng lực tích hợp liên môn trong giảng dạy và thực hiện
nhuần nhuyễn, linh hoạt.

+ Phân loại học sinh theo năng lực tiếp nhận, năng lực trình bày, khả
năng tự tin… để ra câu hỏi phù hợp.
Trên đây là những kinh nghiệm ít ỏi của người viết về vấn đề “Bồi
dưỡng ý thức trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc
cho học sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn qua tác phẩm Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Đề tài không tránh khỏi những hạn chế
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý của hội đồng sáng kiến
kinh nghiệm và các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành
cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phương pháp dạy học Văn, Phan Trọng Luận, NXB Giáo dục, 2006
[2]. Đi tìm vẻ đẹp văn chương tập 2, NXB Giáo dục, 2008
[3]. Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục, 2010
[4]. Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục, 2012
[5]. Địa chí huyện Quan Sơn, NXB Thanh Hóa, 2017
[6].
[7].


20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ tên tác giả: Hà Thị Khuyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quan Sơn
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Đánh
giá xếp
loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

1

Một vài kinh nghiệm giảng dạy
Sở GD&ĐT
văn học nước ngoài cho học sinh
lớp 10 trường THPT Quan Sơn


C

2009-2010

2

Hướng dẫn học sinh lớp 10
Sở GD&ĐT
trường THPT Quan Sơn học tốt
môn Ngữ văn bằng phương pháp
song ngữ

C

2013-2014

21



×