Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một vài chuẩn bị ban đầu để nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học 12 các lớp đại trà trường THPT cầm bá th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.23 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Những giải pháp chủ yếu trong nghiên cứu.
2.3.1. Xác định lại tầm quan trọng của việc thành thạo các kĩ
năng cơ bản trong Tin học cho học sinh.
2.3.2. Tiến hành khảo sát chất lượng thực hành bộ môn.
2.3.3. Chuẩn bị mô hình lớp học.
2.3.4. Thiết kế CSDL quản lí học sinh của mỗi lớp.
2.3.5. Thiết kế giờ học phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
2.3.6. Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy và học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

TRANG
02
03
03
03
04


05
06
06
06
10
12
13
15
15
17
17


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc sử dụng các ứng dụng Cơ sở dữ liệu phục vụ quản lí, truy cập, khai
thác thông tin từ quy mô nhỏ (trường học) tới lớn (Quốc gia) hay rất lớn (Thế
giới) là phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và sự thuận tiện.
Hệ thống các bài giảng, các bài hướng dẫn học, các đề thi, ... cho phép học
sinh tra cứu, tự học trực tuyến trên Internet đa số được tổ chức dưới dạng cơ sở
dữ liệu. [6]
Về mặt tri thức và kĩ năng, môn Tin học trong nhà trường cần làm cho tất
cả mọi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đều nắm được những yếu tố cơ
bản của Tin học, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập
và hoạt động, có thể nhanh chóng bước vào những ngành nghề đòi hỏi sử dụng
công nghệ này. [5]
Do đó, với học sinh, việc thành thạo các kĩ năng Tin học, đặc biệt là kĩ
năng khai thác cơ sở dữ liệu đang ngày càng được chú trọng nhằm nâng cao cơ
hội học hỏi và hội nhập với thế giới. [6]
Phần thực hành ở môn Tin học 12 mong muốn giúp học sinh hiểu được tính

ứng dụng của CSDL và biết cách thao tác để khai thác thông tin từ những CSDL
thực tế phục vụ cho công việc cá nhân.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy Tin học nói chung, môn Tin học 12 nói
riêng, tôi nhận thấy rằng:
- Tỉ lệ học sinh có điện thoại thông minh (Smartphone) hiện nay là cao.
Cứ khoảng 3 em lại có 1 em có Smartphone. Khả năng sử dụng các ứng dụng
trên Smartphone của các em khá tốt, nhưng chỉ dừng ở các kĩ năng sử dụng ứng
dụng giải trí (Facebook, Zalo, Messenger, 360, ....). Hơn nữa Smartphone ngoài
chức năng là điện thoại thì chỉ là thiết bị chủ yếu dành cho giải trí và lướt web.
[6]
- Ở các lớp đại trà nhiều học sinh rất yếu về kỹ năng thực hành trên máy vi
tính. Các em ngại ngần khi thực hiện thao tác mà chủ yếu quan sát các em khác
(Hs khá – giỏi) trong nhóm thực hành nên giờ thực hành kết quả không như
mong muốn. Thậm chí có em không thực hành được 1 thao tác nào, có em quên
cả bật/tắt máy tính, không biết sử dụng chuột, thao tác trên bàn phím chậm chạp,
lóng ngóng. Từ đó, các em càng ngại thực hành và cuối cùng không hiểu mình
đang học cái gì, học để làm gì.
Từ thực tế trên, tôi luôn băn khoăn và mong muốn tìm ra biện pháp khắc
phục, nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành ở các lớp đại trà. Giúp các
em sau những giờ thực hành có kỹ năng đạt được yêu cầu đề ra. Quan trọng hơn,
giúp các em sau khi tốt nghiệp, có những kĩ năng cơ bản trên máy tính, kĩ năng
cơ bản khi sử dụng các phần mềm ứng dụng để làm việc. Có khả năng tự học, tự
khai thác thông tin cơ bản phục vụ cho công việc của cá nhân.
Bên cạnh đó, hiện nay tại trường tôi chưa có tài liệu nào nghiên cứu, đi
sâu về vấn đề này, đồng nghiệp và nhà trường chưa có kinh nghiệm giải quyết,
khắc phục. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra "Một vài chuẩn bị ban dầu để nâng
[5]- Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Tin học - Bộ Giáo dục.
[6]- Tài liệu trên Internet.

2



cao chất lượng giờ thực hành Tin học 12 các lớp đại trà trường THPT Cầm
Bá Thước" để đồng nghiệp tham khảo, góp ý cùng nâng cao chất lượng thực
hành môn Tin học.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nhằm đánh giá lại chất lượng thực hành môn Tin học của học sinh lớp 12
ở các lớp đại trà; phương pháp quản lí, hướng dẫn học sinh khi thực hành.
- Tìm ra những học sinh có thao tác thực hành tốt, những học sinh kĩ năng
thực hành yếu kém và nguyên nhân của tình trạng này.
- Đưa ra các giải pháp giúp học sinh có kĩ năng thực hành tốt cố gắng hơn
nữa; học sinh có kĩ năng thực hành yếu kém, học sinh ngại thực hành cố gắng
hơn, mạnh dạn hơn và cuối cùng để tất cả học sinh đạt được yêu cầu giáo dục ở
mỗi tiết học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Tôi đã nghiên cứu và ứng dụng trên các lớp 12 đại trà của trường THPT
Cầm Bá Thước trong những năm học 2015-2016, 2016-2017 và 2017-2018. Để
tổng kết vấn đề: Vì sao ở các lớp đại trà một bộ phận không nhỏ học sinh ngại
thực hành, chỉ lên phòng thực hành ngồi im từ đầu buổi đến cuối buổi dù giáo
viên hướng dẫn tận tình qua hệ thống máy chiếu. Để từ đó đưa ra các biện pháp
hỗ trợ, động viên các em thực hành từ đó nâng cao chất lượng thực hành ở từng
lớp.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu tôi đã sử dụng trong đề tài này là:
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết .
- Một là nghiên cứu kĩ lý thuyết trong nội dung chương trình Tin học 12;
Nghiên cứu mục tiêu từng bài dạy, từng tiết dạy.
- Hai là tìm tòi tài liệu, mở rộng kiến thức lý thuyết trên internet.
- Ba là sưu tầm các ứng dụng về CSDL trong thực tế tại địa phương, của
quốc gia và thế giới.

b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Một là tìm hiểu khả năng thực hành thực tế của từng học sinh, điều kiện
thực hành tại nhà của học sinh qua phiếu khảo sát.
- Hai là nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh các lớp đại trà trường
THPT Cầm Bá Thước để có những cách trình bày giảng dạy thật dễ hiểu, phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng hứng thú học của học sinh.
- Ba là tiến hành làm bài kiểm tra kiến thức ở các lớp giảng dạy.
- Bốn là lưu kết quả thực hành từng buổi của học sinh để cô trò cùng rút
kinh nghiệm.
c. Phương pháp thống kê sử lí số liệu.
Từ việc điều tra khảo sát thực tế, lập phiếu thống kê số học sinh theo các khả
năng thực hành: Tốt, khá, trung bình, yếu.
3


d. Phương pháp thu thập thông tin.
Thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sửa
chữa bổ sung, hoàn thiện hơn.
Vấn đáp tìm hiểu các giáo viên cùng bộ môn Tin học.
2. NỘI DUNG
2.1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt
quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. [7]
Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng
tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối
và toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở
vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, phục vụ phát triển nội dung
kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các
môn học. [5]

Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục
góp phần hình thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông
qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng
lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực
tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. [4]
Như vậy, năng lực Tin học và năng lực Công nghệ là 2 trong 10 năng lực
cốt lõi cần hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông trong thời kỳ công
nghiệp 4.0.
Vì vậy, học sinh có kĩ năng thao tác tốt trên máy tính nói chung , kĩ năng
thực hành tốt nội dung thực hành CSDL trên hệ QTCSDL Access nói riêng thì
các em có tiền đề tốt để làm việc sau này. Các em hoàn toàn có thể tự tin, chủ
động tự học, tự tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn trên Internet.
Để làm được điều đó, giáo viên cần tâm niệm rằng không có học sinh nào
kém, chỉ là các em chưa cố gắng hết mình và chưa được dành nhiều thời gian chỉ
dẫn. Giáo viên phải khéo léo với từng học sinh sao cho vừa đảm bảo mục đích
của bài học nhưng cũng để ý đến tâm lí mỗi em .Tạo cho các em 1 tâm thế tốt,
chuẩn bị sẵn sàng cho giờ thực hành. Khuyến khích các em có kĩ năng tốt chịu
khó tìm hiểu thêm những nội dung nâng cao, nhiệt tình hướng dẫn các bạn yếu
kém. Động viên các em chưa có kĩ năng tốt cố gắng thực hành để đạt được mục
tiêu của bài học. Bên cạnh đó, do các em sử dụng Smartphone rất nhiều, nên
giáo viên cần tận dụng điều kiện tốt này hướng dẫn các em tìm hiểu thêm các
kiến thức của bài học thông qua Internet, tạo tâm lí hào hứng cho các em khi tìm
hiểu bài học. Có như vậy, các em mới có nhiều cố gắng và đạt được những mục
tiêu đặt ra. Từ đó có những kĩ năng Tin học cơ bản để bước vào công việc cũng
như cuộc sống sau này.
[4]- Chương trình GD phổ thông tổng thể thông qua ngày 27/7/2017.
[5]- Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Tin học - Bộ Giáo dục.
[7]- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT.


4


2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
Trường THPT Cầm Bá Thước nằm trên địa bàn thị trấn Thường Xuân
Tỉnh Thanh Hóa. Trường được đặt ở huyện thuộc một trong 62 huyện nghèo
nhất đất nước Việt Nam (Theo nghị quyết 30a/CP).
Theo tình hình thực tế hiện nay, ở các lớp đại trà, bố mẹ các em chủ yếu
làm nông lâm nghiệp, rất ít gia đình học sinh có máy vi tính. Hầu như các em
học sinh ham chơi thì chỉ chơi điện tử, các em ngoan hơn thì ngoài lên phòng
thực hành ở trường ít có điều kiện tiếp xúc với máy vi tính.
Trên thực tế qua những năm giảng dạy bộ môn Tin học, thông qua học sinh,
phụ huynh và qua trao đổi với các đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như học sinh
đều yêu thích và hứng thú với môn tin học. Tuy nhiên chất lượng bộ môn qua
các năm học chưa cao, đặc biệt là kỹ năng thực hành trên máy tính còn hạn chế.
Nhiều học sinh còn chưa có thái độ tích cực trong giờ thực hành để rèn kỹ năng.
*) Về phía nhà trường:
- Nhà trường có 2 phòng thực hành. Chỉ có 1 phòng thực hành với số lượng
20 máy dùng được cả. Phòng còn lại có nhiều máy bị cũ, hỏng.
*) Về phía giáo viên:
- Tin học 12 học về một hệ Quản trị CSDL: HS chưa sử dụng một hệ
QTCSDL nào nên chưa hình dung được cụ thể việc thực hiện các chức năng này.
Giáo viên gặp nhiều khó khăn để giải thích tính ứng dụng các chức năng duy trì
tính nhất quán, tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời..
- Trong thời gian 1 tiết học, giáo viên khó có thể hướng dẫn cụ thể và kiểm
soát chi tiết quá trình thực hành của từng học sinh.
- Giáo viên Tin học thường dạy nhiều lớp nên để có thể nhớ hết đặc điểm,
khả năng từng học sinh là rất khó khăn.
*) Về phía học sinh:

- Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nhiều em còn mơ màng nhìn ngắm
không gian bên ngoài; nhiều em chỉ thích dùng Smartphone mở Facebook chat
với bạn bè hay xem phim, nghe nhạc.
- Nhiều học sinh không hiểu rõ tầm quan trọng của các kĩ năng làm việcvới
máy tính trong Tin học. Cho rằng biết sử dụng Smartphone, biết xem phim, nghe
nhạc, lướt Web, ... chính là "giỏi Tin học".
- Sĩ số học sinh trong một lớp còn khá đông trên 40 hs/lớp, buộc các em
phải thay nhau thực hành. trên 1 máy tính.
- Ngoài các tiết thực hành trên lớp, các em không được rèn luyện thao tác
khi về nhà. Vì thế chỉ sau 1 thời gian không thực hành (nhiều tiết lí thuyết liên
tục, hay nghỉ hè) các em quên cả thao tác bật/tắt máy tính.
- Về thái độ học tập, do các em là học sinh cuối cấp nên rất nhiều em có tư
tưởng chỉ chú trọng các môn học được cho là quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến tương lai [7]. những môn còn lại các em không học hoặc học chống đối,
thậm chí còn có tư tuởng rất ngại khi sử dụng máy tính để thực hành rèn luyện
kỹ năng. Có những em không thực hành và cũng không quan sát bạn thực hành..
2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG NGHIÊN CỨU:
[7]- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT.

5


2.3.1. Xác định lại tầm quan trọng của việc thành thạo các kĩ năng cơ bản
trong Tin học cho học sinh :
Tin học đang phát triển ngày càng nhanh và trở thành nhân tố vô cùng
quan trọng trong mọi lĩnh vực. Kĩ năng tin học là kĩ năng được yêu cầu ở mọi
công việc:
a. Trong giáo dục:
- Học sinh biết sử dụng các ứng dụng của Tin học để học (bài giảng, video
thí nghiệm, ...), để thi (học sinh thi trắc nghiệm trên máy tính với hệ thống câu

hỏi trắc nghiệm được tổ chức dưới dạng CSDL).
- Giáo viên/giảng viên sử dụng máy tính hỗ trợ việc giảng dạy (soạn giáo
án, soạn bài giảng, soạn đề thi, ...). Khi giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng máy
chiếu để phát các slide để bài giảng sinh động dễ tiếp thu cho học sinh.
- Với sinh viên thì hầu hết các ngành đặc biệt là kế toán, kinh tế đòi hỏi về
kĩ năng Tin học để xử lí công việc trong học tập thông qua phần mềm Microsoft
Office. Trong suốt những năm tháng học đại học, kĩ năng Tin học được sinh viên
sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm báo cáo, tiểu luận, khóa luận, thuyết
trình.. [6]
b. Trong các công việc:
- Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải thành thạo các
kĩ năng tin học nói chung và tin học văn phòng nói riêng.
- Nhân viên phải sử dụng thành thạo các công việc như: hoạt động giao
dịch bằng giấy tờ, văn bản, hoạt động kế toán-kiểm toán,..... Các công việc này
luôn gắn liền với cơ sở dữ liệu. [6]
c. Trong đời sống: Các kĩ năng Tin học ai cũng nên có:
- Tìm kiếm nguồn tri thức phong phú trên Internet.
- Chia sẻ những thông tin bổ ích, cảm nhận của bản thân đối với mọi
người trên thế giới.
- Kết nối và liên lạc với mọi người xung quanh thông qua các mạng xã
hội, ứng dụng gọi chát trực tiếp.
- Các vấn đề xử lý thông tin, văn bản, thuyết minh.....
2.3.2. Tiến hành khảo sát chất lượng thực hành bộ môn:
Đây là biện pháp quan trọng cần thực hiện khi mới bắt đầu năn học, là tiền
đề, là cơ sở cho các biện pháp tiếp theo.
Công việc này được thực hiện lại trong quá trình dạy-học nếu giáo viên
thấy cần thiết. Kết quả đạt được là danh sách những học sinh có khả năng thực
hành khá-tốt và những học sinh chưa có nhiều kĩ năng thực hành.
Công việc tiến hành như sau:
[6]- Tài liệu trên Internet.


6


a. Giáo viên lập phiếu khảo sát:
Lập và phát cho học sinh điền thông tin, sau đó thu lại để tập hợp thông tin.
Phiếu khảo sát có dạng:

Câu hỏi 1 và 5 để xác định học sinh nào có thể học nhóm kèm bạn tại nhà.
Câu hỏi 2, 3, 4 có số điểm tương ứng lần lượt là 1, 4, 5 điểm. dùng để đánh
giá cho điểm kĩ năng.
b. Tập trung quan sát kĩ năng thực hành của học sinh:
Ở tiết thực hành đầu tiên, tôi yêu cầu và hướng dẫn học sinh tạo 1 thư mục
mang tên học sinh đó, kèm theo lớp ở trong ổ đĩa D:.
Ví dụ: Thư mục LuuDucAnh_12A1_CBT
Và yêu cầu trong các tiết thực hành, học sinh lưu nội dung thực hành được
của cá nhân vào thư mục vừa tạo trên.
Quan sát từ 1-2 giờ thực hành đầu năm, hoàn thiện danh sách danh sách
những học sinh có khả năng thực hành khá-tốt và những học sinh chưa có nhiều
kĩ năng thực hành.
Sau 2 bước trên, ta có thể cho điểm và số hóa khả năng thực hành ban đầu
của học sinh với số điểm đánh giá tối đa là 10.
Xếp loại như sau:
7


- khả năng thực hành tốt: >8 điểm
- khả năng thực hành khá: từ 7-8 điểm
- khả năng thực hành trung bình: từ 5 đến dưới 7 điểm
- khả năng thực hành yếu: <5 điểm


Ví dụ:
*) Bảng đánh giá kĩ năng thực hành cơ bản của học sinh lớp 12A1 như sau:
Nhóm Tin
THỐNG KÊ CÁC KĨ NĂNG THỰC HÀNH CƠ BẢN MÔN TIN HỌC
Các kĩ năng cần đạt
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24
25
26
27
28

Họ đệm

Lê.C.Tuấn
Lê Đức
Lưu Đức
Trần Thị Vân
Lê Sỹ
Nguyễn Văn
Lê Xuân
Lê Minh
Lương Văn
Lê Văn
Lê Văn
Vũ Đình
Hoàng Như
Trần Hợp
Đỗ Minh
Trịnh Thị
Lang Văn
Vi Văn
Hà Văn
Trịnh Thị
Lê Thị

Nguyễn Văn
Đào Đức
Lê Quang
Vi Thị
Vi Văn
Lê Ngọc
Ngân Thị

Tên

Anh
Anh
Anh
Anh
Bảo
Bắc
Bình
Chung
Chung
Dũng
Đông
Giáp

Hậu
Hiếu
Huyền
Khăm
Khởi
Kiên
Linh

Loan
Long
Mão
Minh
Nam
Nguyện
Ninh
Sinh

Tạo 1
Bật/tắt
Tạo tệp VB và
Xếp
thư mục
Điểm
máy
lưu theo yêu
loại
tính theo yêu cầu
cầu
(4đ)
(1đ)
(5đ)
1
2
2
7
K
1
2

4
8
K
1
2
4
8
K
1
3
5
9
T
0.5
1
3
4.5
Y
1
2
3
6
TB
1
2
2
5
TB
1
1.5

2
4.5
Y
1
2
2
5
TB
1
2
3
6
TB
0.5
1.5
2
4
Y
1
1
3
5
TB
1
2.5
3
6.5 TB
1
3
3

7
K
1
1
2
4
Y
1
3.5
4.5
9
T
1
2
3
6
TB
1
3
2
6
TB
0.5
2
2
4.5
Y
1
3
3

7
K
1
3.5
4
8.5
T
1
2
2
5
TB
1
1
2
4
Y
1
3
4
8
K
1
4
5
10
T
1
2
3

6
TB
1
2
3
6
TB
0.5
1
3
4.5
Y
8


29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Lê Hồng

Trần Cao
Lang Văn
Lang Thị
Chu Thị
Vi Thị Thu
Lê Đức
Đoàn Anh
Nguyễn Thị
Nguyễn Minh
Đào Thị
Lê Thị
Lô Thị

Sơn
Thăng
Thuận
Thủy
Trang
Trang
Trường
Tuấn
Tươi
Xuân
Yến
Yến
Yến

Tổng: Tốt:
Khá:
TB:

Yếu:

7
9
17
8

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
0.5

3
4
2
1
3
3.5
2
3
3

1.5
2
2
1

3
5
3
3
4.5
4
3
4
4
3
3
3
2

7
10
6
5
8.5
8.5
6
8
8
5.5
6

6
3.5

K
T
TB
TB
T
T
TB
K
K
TB
TB
TB
Y

Giáo viên thực hiện

Trịnh Thị Lành
*) Danh sách những học sinh lớp 12A1 có địa chỉ tại thị trấn Thường Xuân
và gia đình có máy vi tính; khả năng thực hành và ý thức tốt có thể cùng học
nhóm với các bạn khác tại nhà:
STT
1
2
3
4

Họ Đệm

Tên
Ngồi máy số
Ghi chú
Lưu Đức
Anh
Trần Thị Vân
Anh
Trịnh Thị
Huyền
Trần Cao
Thăng
Phần học sinh ngồi máy số mấy sẽ được bổ sung sau khi lên sơ đồ lớp học
dưới đây.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh trên lớp, những kĩ năng yêu cầu mà
học sinh vẫn chưa đạt được, giáo viên có thể giao bài tập về nhà và nhờ các bạn
trên cùng thực hành với bạn tại nhà.

9


2.3.3. Chuẩn bị mô hình lớp học:
a. Lên sơ đồ cụ thể vị trí học sinh của mỗi lớp trên phòng thực hành:
Dựa vào điều kiện thực tế của phòng thực hành, số lượng học sinh ở mỗi
lớp và kĩ năng thực hành thực tế của học sinh đã được thống kê ở trên mà giáo
viên lên sơ đồ cụ thể ở phòng thực hành.
Sơ đồ đảm bảo: Mỗi máy tính có từ 2-3 học sinh. Chỉ định nhóm trưởng là
học sinh có thao tác tốt nhất.
Máy có 2 học sinh là 1 học sinh thao thác tốt kèm 1 học sinh thao tác chưa
tốt.
Máy có 3 học sinh thì 1 học sinh thao thác tốt kèm 1 học sinh thao tác

chưa tốt và 1 học sinh trung bình.
Tuỳ điều kiện thực tế, những thay đổi trong kĩ năng thực hành của học sinh
mà trong năm học giáo viên có thể thay đổi sơ đồ cho phù hợp.
Ví dụ sơ đồ vị trí học sinh của lớp 12A1 trên phòng thực hành:
Sơ đồ vị trí học sinh lớp 12A1

Máy 40
Lê Yến (NT)
Khăm

Máy 39
Trường (NT)
Lương Chung

Máy 32
ChuTrang (NT)
Lô Yến

Máy 31
Lưu.Đ.Anh(NT)


Máy 30
Linh (NT)
Dũng

Máy 38
Khởi (NT)
Thủy
Máy 36

Huyền (NT)
Bắc
Máy 34
Thăng (NT)
Bảo

Máy 37
Giáp (NT)
Thuận
Máy 35
Hậu(NT)
Kiên
Máy 33
Tuấn (NT)
Minh Chung

Máy 29
Minh (NT)
Ninh
Máy 26
Tươi (NT)
Xuân
Máy 23
Thu Trang NT)
Đông
Long

Máy 28
Sơn (NT)
Đào Yến

Máy 25
Nam (NT)
Nguyện
Máy 22
Vân Anh (NT)
Hiếu

Máy 27
Loan (NT)
Sinh
Máy 24
Lê.Đ.Anh(NT)
Bình
Máy 21
Tuấn Anh(NT)
Mão

Cửa vào

Chú thích:

Bàn Giáo viên

NT: Nhóm trưởng

Với lớp 12A1, theo thống kê kĩ năng, chỉ có 7 em loại tốt, 9 em loại khá;
còn lại 25 em thuộc nhóm trung bình, yếu. Vì vậy, không thể xếp đủ cặp TốtYếu, Khá-Yếu.
Tôi ưu tiên xếp học sinh có thao tác yếu, chưa chịu khó học (Hiếu, Mão,
Minh Chung, Sơn, Bảo) vào các máy ở gần bàn giáo viên (máy 21,22,23,33,34)
và được kèm bởi các bạn có kĩ năng thực hành tốt, chịu khó thực hành (Vân

Anh, Thu Trang, Tuấn, Thăng, Tuấn Anh).
Học sinh có thao tác yếu, nhưng chịu khó học hơn tôi cho xếp cùng các bạn
thao tác tốt và khá ở các bàn máy phía sau..(máy 24 đến máy 32; máy 35,36)
10


Còn 1 nhóm học sinh có kĩ năng trung bình, ý thức học tốt hơn, do không
còn học sinh khá hơn để ghép nhóm nên tôi cho các em ngồi ở các máy tính gần
nhau để tiện hướng dẫn thêm và quan sát (máy 37,38,39,40).
b. Lập mẫu lưu kết quả thực hành từng buổi của từng nhóm.
Mẫu có dạng như phụ lục 1.
- Mẫu này được phát cho HS ở đầu tiết thực hành, cuối tiết nhóm trưởng
ghi lại kết quả thực hành đã đạt được của cả nhóm, của từng thành viên trong
nhóm. Rồi nạp lại cho giáo viên.
- Sau tiết thực hành, giáo viên xem lại kết quả đạt được của từng nhóm. Ghi
nhận xét, định hướng ở tiết tiếp theo cho mỗi nhóm. từ đó học sinh có định
hướng phù hợp với khả năng ngay khi mới vào tiết tiếp theo.
VD: Nhận xét nhóm ngồi máy 02

- Mẫu được sử dụng liên tục từ tiết thực hành đầu tiên đến tiết cuối cùng
của lớp 12. Dựa vào các thông tin trong mẫu, cả giáo viên và học sinh đều thấy
rõ toàn bộ quá trình thực hành của từng học sinh, từng nhóm để có các kế hoạch
tiếp theo.
c. Tạo sổ tay lưu kết quả thực hành của mỗi lớp.
Sổ tay có dạng ở phụ lục 2.

11


Sau mỗi tiết thực hành, tôi thu lại phiếu ghi kết quả thực hành từ học sinh,

kết hợp với việc quan sát các em trong tiết học rồi tổng hợp và ghi các thông tin
cần lưu ý vào sổ.
Phần ghi chú ghi lại những lần học sinh được giao kèm bạn cùng lớp thực
hành và kết quả kiểm tra của giáo viên ở tiết học tiếp sau. và 1 số nội dung đặc
biệt, đột xuất khác.
2.3.4. Thiết kế CSDL quản lí học sinh của mỗi lớp:
- Với mỗi lớp 12, giáo viên thiết kế 1 CSDL quản lí học sinh của lớp đó
theo cấu trúc và yêu cầu của bài tập thực hành số 2: Tạo cấu trúc bảng
- CSDL được giáo viên nhập đầy đủ thông tin của tất cả học sinh trong
lớp, điểm số tổng kết các môn được lấy là điểm của năm học trước (năm lớp 11).
Trước mỗi bài thực hành, giáo viên phải tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan và
thực hành trước trên CSDL mẫu để nắm được các thao tác khó, các lỗi thường
gặp ở học sinh.
- Khi thực hành trên các CSDL thực tế, học sinh sẽ hiểu rõ hơn tính ứng
dụng của CSDL. [2]
VD: CSDL quản lí học sinh lớp 12A1

[2]- Sách giáo viên Tin học 12.

12


2.3.5. Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh:
Sau các bước trên, hiểu cụ thể về từng đối tượng học sinh của mình, tôi tiến
hành thiết kế các bài thực hành phù hợp cho từng nhóm đối tượng nhưng vẫn
đảm bảo yêu cầu chung. Cụ thể các bước như sau:
a. Xác định mục tiêu, trọng tâm của bài thực hành.
Xác định mục tiêu chung dành cho tất cả học sinh. Tìm ra những kĩ năng
cơ bản dành cho học sinh yếu và những kiến thức kĩ năng dành cho học sinh khá
giỏi.

VD: Ở bài tập thực hành 5
- Xác định mục tiêu và trọng tâm của bài.
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo bảng với cấu trúc cho trước, kĩ năng
nhập liệu cho bảng.
+ Học sinh biết tạo CSDL có nhiều bảng
+ Biết tạo liên kết giữa các bảng, sửa liên kết giữa các bảng. [3]
- Xác định các kỹ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
+ Đối với học sinh yếu: Biết tạo cấu trúc CSDL gồm 3 bảng, tạo liên kết
giữa các bảng theo yêu cầu cụ thể.
+ Đối với học sinh khá- giỏi: Ngoài yêu cầu trên còn biết chỉ ra các
trường để tạo liên kết, hiểu ý nghĩa của việc liên kết các bảng, biết khai thác dữ
liệu từ các bảng đã liên kết thông qua biểu mẫu.
b. Thiết kế giờ học phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
VD: Bài tập thực hành 5
Trước tiết bài tập thực hành 5, tôi yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thực tế
và sử dụng Smastphone, tìm kiếm các thông tin về cách thức quản lí hàng, quản
lí bán hàng của 1 siêu thị. (Ví dụ siêu thị Miền Tây)
Hoạt động 1: Tạo CSDL gồm 3 bảng có cấu trúc cho trước và nhập dữ liệu cho 3
bảng [1]
Khoá
Tên trường
Mô tả
chính
Bảng KHACH_HANG
Ma_khach_hang Mã khách hàng
Ho_ten
Dia_chi

Tên khách hàng
Địa chỉ khách hàng

Tên trường

Mô tả

Bảng MAT_HANG
Ma_mat_hang

Mã mặt hàng

Ten_mat_hang
Don_gia

Tên mặt hàng
Đơn giá (VNĐ)

Khoá
chính

13


[1]- Sách giáo khoa Tin học 12.
[3]- Hướng dẫn thưch hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học

14


Tên trường
Bảng HOA_DON


So_don

Mô tả

Khoá chính

Số hiệu đơn đặt hàng

Ma_khach_hang Mã khách hàng
Ma_mat_hang Mã mặt hàng
So_luong
Số lượng
Ngay_giao_hang Ngày giao hàng
Mục tiêu : Tạo được 3 bảng theo yêu cầu. Nhập dữ liệu cho 3 bảng vừa tạo. [1]
Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên nêu yêu cầu chung của
hoạt động 1 cho các nhóm: Tạo được
3 bảng theo yêu cầu. Nhập dữ liệu
cho 3 bảng vừa tạo. [1]
- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo
các câu hỏi sau: (Chiếu câu hỏi trên
máy chiếu)
?1. Các bước để tạo cấu trúc bảng?
?2. Khóa chính của mỗi bảng là
trường nào?
?3. Nhập dữ liệu cho mỗi bảng các
dữ liệu đó có gì đặc biệt?


Hoạt động của học sinh

TG

- Các nhóm tập trung nghe yêu cầu 5'
thực hành.
- Các nhóm thảo luận theo định 10'
hướng câu hỏi từ giáo viên. Nhóm
trưởng cùng các bạn tìm hiểu SGK
và nhớ lại các kiến thức thực hành
đã học.
- Học sinh yếu chỉ dừng lại ở việc
trả lời 3 câu hỏi.
- Học sinh khá giỏi phải hiểu ở
mức độ tại sao lại chọn trường đó
làm khóa chính, có cách chọn nào
khác không? Kiểm tra việc nhập
dữ liệu của ba bảng có thống nhất
không ?

- Củng cố kết quả thảo luận của học
sinh.
- Yêu cầu các nhóm trưởng thực
hành
thao
tác
tạo
bảng
KHACH_HANG. Các thành viên
còn lại của nhóm tạo 2 bảng còn lại.

Việc nhập dữ liệu các bạn luân phiên
thực hiện.
- Quan sát, hướng dẫn, động viên học
sinh thực hành. Chú ý tới các máy
tính học sinh nhóm trưởng cũng chưa
có kĩ năng tốt.

- Học sinh thực hành theo định 20'
hướng từ giáo viên.
- Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn
khác trong nhóm cùng thực hành.

15


[1]- Sách giáo khoa Tin học 12.

16


2.3.6. Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy và học.
Sau các công việc chuẩn bị trên, cuối cùng là chuẩn bị tốt phòng thực hành
và các thiết bị dạy học.
Trước mỗi tiết thực hành, tôi luôn kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị
của mình. Tôi luôn đặt câu hỏi: Tiết thực hành này khả năng thực hành của học
sinh đến đâu? Cần lưu ý những đặc điểm riêng nào? Phần nào, học sinh nào ở
tiết thực hành trước còn vướng mắc?
Sau đó tôi tiến hành kiểm tra các thiết bị dạy và học: máy tính, máy chiếu,
slide bài hướng dẫn trình chiếu, kết nối mạng nội bộ....
Và cuối cùng tôi kiểm tra lại phiếu ghi kết quả thực hành của lớp đó, sổ tay

cá nhân của tôi.
Sau các bước trên, tôi tự tin bước vào giờ thực hành và hoàn thành tốt
nhiệm vụ dẫn dắt các em.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Qua thời gian thực hiện phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự
thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng
học sinh khá và giỏi. Học sinh học tập một cách tích cực hơn, các thao tác trên
máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng được giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,
các em dần hình thành một thói quen làm việc và hợp tác nhóm, giúp nhau cùng
học, cùng tiến bộ.
Hơn nữa, các em đã biết tự tìm hiểu thông tin ở thực tế, biết sử dụng các
ứng dụng tìm kiếm thông tin trên Internet để phục vụ bài học theo định hướng từ
giáo viên.
Kết quả đạt được đã khả quan hơn so với đầu năm học rất nhiều:
a. Kết thúc học kì 1:
- Kết quả kiểm tra khả năng thực hành của học sinh khi kết thúc học kì 1
qua phiếu khảo sát và kiểm tra thực tế:
 100% học sinh thành thạo và ghi nhớ thao tác bật/tắt máy tính.
 Chỉ còn 48/164 em chưa thành thạo thao tác với chuột và bàn phím.
 22 em còn chưa biết tạo thư mục trong ổ đĩa để lưu bài thực hành.
- Kết quả kiểm tra thực hành Access học kỳ I năm học 2017-2018.

TT Lớp
1


số

12A1 41


2
12A2
3
12A3
4
12A4
Tổng

40
42
41
164

Giỏi
SL
%
7
17,1

SL
9

8
5
7
27

10
15
12

46

20,0
11,9
17,1
16,5

Kết quả kiểm tra
Khá
TB
Yếu
%
SL %
SL %
22,0 19 46,3 6
14,6
17,
25,0 15 37,5 7
5
35,7 14 33,3 8
19,0
29,3 12 29,3 10
24,4
28,0 60 36,6 31
18,9

Kém
SL %
0
0

0
0
0
0

0
0
0
0

17


b.Kết thúc học kì 2:
- Kết quả kiểm tra khả năng thực hành của học sinh khi kết thúc học kì 2
qua kiểm tra thực tế:
 100% học sinh thành thạo và ghi nhớ thao tác bật/tắt máy tính.
 Chỉ còn 10/164 em chưa thành thạo thao tác với chuột và bàn phím
 11 em còn chưa thành thạo tạo thư mục trong ổ đĩa để lưu bài thực
hành.
- Kết quả khảo sát thực hành Access học kỳ 2 năm học 2017-2018.

TT Lớp


số

1
12A1
2

12A2
3
12A3
4
12A4
Tổng

41
40
42
41
164

Giỏi
SL
%
10
24,4
8
20,0
10
23,8
13
31,7
41
25,0

Kết quả kiểm tra
Khá
TB

SL
% SL %
22
53,7 9
21,9
18
45,0 14 35,0
23
54,8 9
21,4
25
61,0 3
7,3
88
53,7 35 21,3

Yếu
SL %
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Kém

SL %
0 0
0 0
0 0
0 0
0 0

Mặc dù kết quả chưa đạt được đến mức độ tuyệt đối nhưng như vậy cũng
đã có sự chuyển biến vượt bậc, tất cả các em học sinh đều có xu hướng tiến bộ.
Về mặt ý thức, các em đều đã có ý thức tự giác trong thực hành, không trông
chờ, ỷ lại vào nhóm trưởng nữa. Về mặt kĩ năng, tất cả các em đều đã có những
tiến bộ đáng kể dù vẫn còn một số nhỏ các em chưa thành thạo được thao tác với
chuột và bàn phím. Quan trọng hơn, các em đã biết các sử dụng máy tính và
điện thoại thông minh hợp lí hơn, phục vụ nhu cầu học tập nhiều hơn. Tôi cũng
cảm thấy rất vui và càng cố gắng tìm tòi, nghiên cứu thêm để những năm học
tiếp theo sẽ có kết quả hoàn hảo hơn nữa.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1: KẾT LUẬN:
Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, dể có một lớp học sinh có khả năng thực
hành đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục, cũng như biết sử dụng máy vi
tính phục vụ tốt cho công việc cá nhân hiện tại và tương lai sau này, thì ở mỗi
tiết dạy phải có sự chuẩn bị chu đáo từ phía giáo viên. Có được sự chuẩn bị chu
đáo đó, giờ học thực hành coi như đã có thành công bước đầu.
Cùng với các biện pháp đánh giá, động viên khéo léo từ phía giáo viên và
sự hỗ trợ tận tình từ các bạn học khá. những học sinh đầu năm còn không nhớ
được thao tác bật/tắt máy vi tính cuối năm đã mạnh dạn thực hành hơn nhiều.
Quan trọng nhất, các em đã chủ động tìm hiểu bài học, chủ động thực hành
trong các tiết thực hành.
Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi,
đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả.

Nếu áp dụng phương pháp này một các hệ thống ở những giờ học thực
hành bộ môn của toàn trường, tôi tin rằng cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt,
18


có tính kế thừa. Giúp học sinh thực hiện các kỹ năng cơ bản trên máy tính thành
thạo hơn, tích cực tự giác trong giờ học thực hành, áp dụng được nhiều kiến thức
đã học vào cuộc sống hàng ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng bộ
môn. Giúp các em biết các sử dụng điện thoại thông minh có ý nghĩa hơn. Đặc
biệt các em sẽ tự tin hơn trong việc tự học, tự tìm tòi tri thức trên mạng thông tin
toàn cầu Internet.
3.2. KIẾN NGHỊ:
Với Sở Giáo dục và Nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa về CSVC phục
vụ cho việc thực hành Tin học. Có các buổi ngoại khóa về tầm quan trọng của kĩ
năng Tin học trong cuộc sống hiện đại.
Với giáo viên bộ môn Tin học cần quan tâm sát đến từng học sinh, nắm bắt
khả năng thực hành của từng em để có những hướng dẫn, trợ giúp phù hợp, kịp
thời.
Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những vấn đề nêu ra chắc chắn sẽ
còn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo cấp trên, các đồng nghiệp và
học sinh bổ sung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi rút ra được trong quá trình dạy học.
Là kết quả bước đầu của đề tài SKKN "Một vài chuẩn bị ban dầu để nâng cao
chất lượng giờ thực hành Tin học 12 các lớp đại trà trường THPT Cầm Bá
Thước".
Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi
có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Trịnh Thị Lành

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Tin học 12 - Hồ Sĩ Đàm (chủ biên)
[2]. Sách giáo viên Tin học 12 - Hồ Sĩ Đàm (chủ biên)
[3]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học - Quách Tất
Kiên (chủ biên)
[4]. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thông qua ngày 27/7/2017.
[5]. Mục tiêu nhiệm vụ môn Tin học - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên internet:
-Nguồn:
- Nguồn:
- Nguồn:
- Nguồn:
- Nguồn:
- Nguồn:
[7]. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên.
Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT

20




×