Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Sử dụng phần mềm dạy học phần “di truyền và biến dị” (sinh học 9) theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.4 MB, 136 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ những yêu cầu có tính pháp lý nhằm đổi mới và phát triển sự
nghiệp Giáo dục và Đào tạo
Bước sang thế kỉ XXI, với xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá thì sự
cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới chính là sự cạnh tranh của nền kinh tế tri
thức. Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là yếu tố
có vai trò chủ đạo mang tính quyết định tạo ra nguồn nhân lực có trí tuệ cao, kĩ
năng tốt, bản lĩnh vững vàng và sáng tạo. Đó là điều kiện tiên quyết cho mọi thắng
lợi, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, đổi
mới phát triển giáo dục là là xu thế tất yếu, là yêu cầu cấp thiết trong sự phát triển
bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong thời kì đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh, vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của của giáo dục & đào
tạo: “Thực sự coi Giáo dục - Đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc
giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển” [49].
Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp đổi mới đất
nước được xác định rõ trong Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về việc thực hiện
Nghị quyết Trung ương 2 – Khóa VIII: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo
dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ” [70]; Nghị
quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội: “Đổi mới nội dung chương trình, SGK,
phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới
trang thiết bị DH, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi
dưỡng GV và công tác quản lý giáo dục”[50].
Đổi mới PPDH là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công của đổi mới

1



giáo dục, là vấn đề cấp bách, thời sự của đổi mới giáo dục hiện nay. Định hướng đổi
mới PPDH được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996)
[49], thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005): "Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn
lên” [43] và cụ thể hóa trong Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt
động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu
của HS, sinh viên. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định
hướng QTDH, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình học tập và tham
gia nghiên cứu khoa học”[8].
Thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên của CNTT. Với tốc độ phát triển mạnh
mẽ và những lợi ích quan trọng, CNTT đang được ứng dụng một cách sâu rộng trên
mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nâng
cao hiệu quả, chất lượng giáo dục và đào tạo là xu hướng tất yếu của tất cả các hệ
thống giáo dục trên thế giới hiện nay. Trong đó, đổi mới PPDH bằng ứng dụng
CNTT được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước
ngưỡng cửa thế kỷ XXI và dự đoán rằng nền giáo dục các nước trong tương lai gần
sẽ có sự thay đổi một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT [66]. Định hướng đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước được xác định rõ trong Chỉ thị số 58 - CT/TW của Bộ
Chính trị [9], Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và được cụ
thể hóa trong Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng
CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tập ở tất cả các môn học” [10], Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo
dục & Đào tạo: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới
phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một
cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội


2


dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông
tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi
nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và
thông tin do khoảng cách địa lý đem lại”[11].
1.2. Xuất phát từ nguyên tắc vận dụng PPDH không thể tách rời PTDH
PPDH là một trong sáu thành tố cơ bản có quan hệ tương tác lẫn nhau của
QTDH (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức và đánh giá). Do đó,
đổi mới PPDH phải được đặt trong mối quan hệ qua lại với những thành tố khác.
PTDH giúp người thầy tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng giải,
thuyết trình, độc thoại… mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích,
trọng tài, cố vấn…trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động
bằng nghe thầy giảng, mà học tích cực bằng hành động của chính mình. PTDH
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là những
PTDH kĩ thuật số trong thời đại phát triển CNTT.
Trong điều kiện các PTDH truyền thống, những biện pháp nhằm tích cực hóa
người học chỉ đạt được những kết quả nhất định. Trong dạy học hiện đại, các PPDH
tích cực sẽ phát huy được hiệu quả tối đa nhờ sự hỗ trợ của các PTDH kĩ thuật số
cùng với máy vi tính và mạng Internet.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm chương trình, sách giáo khoa SH 9
Chương trình THCS mới đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành và áp
dụng đại trà từ lớp 6 năm học 2002 - 2003, đến năm học 2005 - 2006 đã kết thúc
vòng một ở lớp 9. Cách viết SGK đã được đổi mới nhằm nâng cao hứng thú học
tập, phát huy tính tích cực của HS bằng việc giảm các kiến thức hàn lâm, tăng các
kiến thức ứng dụng, tăng kênh hình, nội dung bài học được thiết kế dưới dạng các
hoạt động học tập, tăng cường sử dụng các phương pháp tìm tòi, nghiên cứu [5],
[12],[19],[26],[29],[30]. Cách biên soạn như vậy không những buộc HS phải thay

đổi cách học mà còn buộc GV phải thay đổi cách dạy, nhanh chóng chuyển đổi từ
cách dạy thụ động (thuyết trình, giảng giải, minh họa) sang cách dạy chủ động (HS
hoạt động tìm tòi, phát hiện). Tuy nhiên, hệ thống kênh hình của SGK chỉ có thể

3


cung cấp dưới dạng kênh hình “tĩnh”, hạn chế về số lượng cũng như hiệu quả khai
thác trong việc áp dụng các PPDH tích cực để tổ chức hoạt động học tập của HS,
đặc biệt là đối với các kiến thức mang tính trừu tượng cao như: các quy luật di
truyền, các quá trình SH…Do đó, cần xây dựng các BGĐT hay PMDH, trong đó có
sử dụng các PTDH đa phương tiện ở dạng kỹ thuật số gồm: hình ảnh tĩnh và động,
âm thanh, phim, video,… tạo thuận lợi cho GV tổ chức những hoạt động tìm tòi và
phát hiện kiến thức cho HS.
Song song với việc đổi mới Chương trình SGK, Bộ giáo dục và đào tạo đã
triển khai “Dự án phát triển giáo dục THCS” nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực
DH cho GV THCS theo định hướng đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS và ứng dụng CNTT trong DH. Tuy nhiên, do nhiều lý do
khác nhau, việc DH SH 9 của GV THCS nói chung và DH phần “Di truyền và Biến
dị” (SH 9) nói riêng theo chương trình SGK mới, đặc biệt là khả năng khai thác sử
dụng CNTT trong DH của GV ở trường THCS còn có những hạn chế, một số GV
vẫn chưa thoát khỏi thói quen truyền thống đọc – chép.
1.4. Xuất phát từ những ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong dạy - học theo
hướng tích cực hóa hoạt động học
Với sự bùng nổ của CNTT & TT hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi đa phương
tiện (Multimedia) vào quá trình DH là xu hướng tất yếu của các trường học trên thế
giới và Việt Nam nói riêng [31]. Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống
Internet nối mạng toàn cầu đang làm thay đổi nền giáo dục một cách sâu sắc. Đặc
biệt là yếu tố thời gian không còn bị ràng buộc một cách chặt chẽ, yếu tố không
gian không còn quá cần thiết (học mọi nơi, học bất kỳ thời gian nào).

Sự tiến bộ của kỹ thuật vi tính và những phương tiện kỹ thuật dạy – học đã
góp phần nâng cao chất lượng dạy – học [7]. DH truyền thống chủ yếu sử dụng các
PTDH ở dạng kênh chữ, hình ảnh tĩnh do vậy việc phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS bị hạn chế. DH hiện đại với xu hướng ứng dụng CNTT ngày càng
sâu rộng vào các khâu, các thành tố của QTDH trong mối quan hệ hữu cơ của nó đã
tạo ra quan điểm DH mới là DH ứng dụng CNTT, DH bằng PMDH và đòi hỏi GV

4


phải thay đổi PPDH, chuyển từ việc “dạy chữ” sang dạy cách học, cách tìm kiếm,
thu nhận và xử lý thông tin trong môi trường học tập đa phương tiện theo hướng
tích cực hóa hoạt động học để đạt mục tiêu giáo dục.
Một trong các công cụ của CNTT mang lại hiệu quả cao cho QTDH là các
PMDH [66]. PMDH có khả năng tích hợp tất cả các nguồn học liệu ở dạng văn bản
(text), graphics (hình họa), ảnh tĩnh (picture), ảnh động (animation), ảnh chụp
(image), âm thanh (audio), phim (video), hoạt hình, mô phỏng và được gia công kỹ
thuật, gia công sư phạm theo mục tiêu, nội dung và PPDH trong quá trình thiết kế,
có khả năng tương tác cao. Xây dựng và sử dụng PMDH theo hướng làm cho
PMDH có khả năng thay thế vai trò của GV trong một số khâu hoặc toàn bộ các
khâu của QTDH là định hướng thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, đảm bảo mối liên hệ ngược trong QTDH
và cá biệt hoá quá trình này.
Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần thực hiện đổi mới PPDH theo
định hướng hoạt động hoá người học và tăng cường ứng dụng CNTT, nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng dạy - học, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng PM
DH phần: “Di truyền và biến dị” (SH 9) theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập
của HS”.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng các PM công cụ xây dựng PMDH phần “Di truyền và Biến dị” (SH

9) và đề xuất phương pháp, biện pháp sử dụng PMDH đó để tổ chức các hoạt động
học tập của HS trong quá trình DH, góp phần nâng cao chất lượng DH.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
QTDH phần “Di truyền và Biến dị” (SH 9).
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình xây dựng PMDH và biện pháp, phương pháp sử dụng PMDH để tổ
chức các hoạt động học tập của HS.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5


Xây dựng và sử dụng PMDH 20 bài thuộc 3 chương (chương I. Các thí
nghiệm của Menđen; chương II. Nhiễm săc thể; chương III. ADN và gen), phần “Di
truyền và Biến dị” (SH 9).

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về ứng dụng CNTT, đặc biệt là PMDH trong
đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, làm cơ sở lí
luận, nền tảng lý thuyết để triển khai nghiên cứu.
5.2. Khảo sát, điều tra thực trạng sử dụng PMDH trong DH SH 9 nói chung
và trong DH phần: “Di truyền và Biến dị” nói riêng làm cơ sở thực tiễn để đề xuất
các biện pháp sử dụng PMDH trong DH đạt hiệu quả cao.
5.3. Sử dụng tổ hợp các phần mềm công cụ để xây dựng PMDH phần “Di
truyền và Biến dị” (SH 9).
5.4. Xác định quy trình và phương pháp sử dụng PMDH phần “Di truyền và
Biến dị” (SH 9) để tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của HS.
5.5. TN sư phạm để đánh giá hiệu quả của PMDH trong việc phát huy tính

tích cực học tập của HS, nâng cao chất lượng DH phần “Di truyền và biến dị” (SH
9). Từ đó, khẳng định tính khả thi của giả thuyết đề tài đã nêu ra.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được PMDH phần “Di truyền và Biến dị” (SH 9) đạt tiêu
chuẩn và xác định được quy trình, PP sử dụng theo hướng tích cực hóa hoạt động
học tập của HS thì sẽ nâng cao chất lượng DH.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các văn bản của Đảng và nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong DH và các công trình
nghiên cứu ứng dụng CNTT trong DH, xây dựng và sử dụng PMDH nhằm xác định
cơ sở lí luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6


Quan sát sư phạm qua dự giờ, qua tìm hiểu thực tế, sử dụng phiếu điều tra,
đàm thoại để thu thập số liệu và thông tin về thực trạng trang bị PTDH trong DH
SH 9 (THCS), thực trạng đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng
PMDH nói riêng trong DH phần “Di truyền và Biến dị” (SH 9).
7.3. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến chuyên gia trong việc lựa chọn và sử dụng các PM công cụ để
xây dựng PMDH phần “Di truyền và Biến dị” (SH 9); ý kiến đánh giá về hiệu quả
sử dụng PMDH đã xây dựng trong DH từ các GV trực tiếp giảng dạy.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
TN sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết của đề tài.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng PM Excel để xử lí số liệu thu được từ TN sư phạm, nhằm xác định
các tham số thống kê. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá các kết quả TN.

8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa các quan điểm về khái niệm và phân
loại PMDH của các tác giả đã nghiên cứu trước, đề tài đã đưa ra quan điểm riêng về
khái niệm và phân loại PMDH.
8.2. Đề xuất hệ thống nguyên tắc xây dựng PMDH (gồm 7 nguyên tắc) dựa
trên việc sử dụng các PMCC và vận dụng vào xây dựng PMDH phần “Di truyền và
Biến dị” (SH 9).
8.3. Đề xuất quy trình sử dụng PMDH trong DH các thành phần kiến thức cụ
thể thuộc phần “Di truyền và Biến dị” (SH 9) theo hướng tích cực hóa hoạt động
học tập của HS.
8.4. Qua TN, bước đầu làm sáng tỏ hiệu quả sử dụng PMDH phần “Di truyền
và Biến dị” (SH 9) theo một quy trình chặt chẽ trong việc nâng cao chất lượng DH.
8.5. Sản phẩm PMDH phần “Di truyền và Biến dị” (SH 9) gồm 20 PMBH,
hệ thống tư liệu DH đa phương tiện được tích hợp đóng gói với phần mềm Kiểm tra
kiến thức Sinh học 9 trong 01 đĩa DVD thuận tiện cho GV sử dụng trong DH.
9. Bố cục luận án

7


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:
+ Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
+ Chương 2. Xây dựng và sử dụng PMDH phần “Di truyền và Biến dị” (SH 9)

+ Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

Chương 1

8



CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào DH
1.1.1. Lịch sử ứng dụng CNTT trong DH
Ngay từ khi mới xuất hiện, máy tính đã được các nhà công nghệ DH tìm
cách ứng dụng vào DH. Có thể tóm tắt lịch sử ứng dụng CNTT trong DH với các
mốc lịch sử dưới đây [16]:
Năm 1946 máy tính điện tử dùng đèn chân không đầu tiên được phát triển
với sự hỗ trợ của các trường đại học.
Năm 1965 ở Mỹ ban hành đạo luật về giáo dục phổ thông (tiểu học và trung
học). Đạo luật này hỗ trợ kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ vào nhà trường,
qua đó các máy tính cỡ lớn (mainframe computer) và cỡ trung (minicomputer) được
đưa vào sử dụng trong nhà trường, nhưng chủ yếu hỗ trợ cho việc quản lí.
Năm 1971, hãng Intel giới thiệu bộ vi xử lí đầu tiên cho máy tính, sau đó,
một số công ty PM bắt đầu phát triển một số chương trình DH có sự hỗ trợ của máy
tính (Computer Assisted Intruction - CAI).
Năm 1980 số lượng máy tính cá nhân gia tăng mạnh và được sử dụng nhiều
trong các trường học ở Mỹ. Đến năm 1984, có 31 bang ở Mỹ đã sử dụng 13000 máy
vi tính trong nhà trường, với khoảng 40% các trường tiểu học, 75% các trường trung
học có sử dụng máy tính. Tuy nhiên, máy tính sử dụng trong lớp học vẫn còn hạn chế.
Cũng trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ 20, hãng Apple đưa ra máy tính
Macintos và phát triển các chương trình hướng dẫn trên máy tính, trò chơi học tập...
Năm 1990 máy vi tính multimedia được phát triển. Các nhà trường ở Mỹ bắt
đầu sử dụng đĩa video trong DH. Một số dạng chương trình mô phỏng (simulation),
cơ sở dữ liệu giáo dục và các dạng CAI khác có tích hợp nhiều hoạt hình
(animation) và âm thanh (sound) được phát triển và cung cấp qua CD - ROM.
Giai đoạn của những năm 90 của thế kỷ 20 được đánh dấu với sự phát triển
của multimedia và web. Năm 1994 video kỹ thuật số, thực tế ảo (virtual reality), hệ
thống capture 3D được chú ý phát triển. Những hệ thống biên soạn PMDH
(authoring system), các hệ thống và ngôn ngữ có tính hướng đối tượng (Object -


9


oriented) như Hypercard, Hyperstudio và Authorware. Ở Mỹ, hầu hết các lớp học có
ít nhất 01 máy tính để thực hiện bài giảng, tuy nhiên không phải tất cả GV đều có
thể sử dụng máy tính để chuẩn bị DH. Giai đoạn này, internet và intranet bắt đầu
phát triển. Trong giai đoạn từ những năm 80 đến những năm 90, khoa học nhận thức
có ảnh hưởng rất lớn đến ứng dụng máy tính trong DH.
Bắt đầu từ năm 2000, giá thành máy vi tính giảm đi rất nhiều, số máy vi tính
được sử dụng ở gia đình tăng lên, đồng thời nhiều thiết bị tin học khác xuất hiện và
phổ biến (như Laptop/Mobility). Ở Mỹ 99% các trường được kết nối internet và nhà
nước quan tâm rất nhiều đến hệ thống DH có sự trợ giúp của máy tính.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào DH ở nước ngoài
* Ở Mỹ: Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng tin học và cũng là nước dẫn
đầu thế giới về CNTT. Nước Mỹ đã tiến rất nhanh, vượt xa các đối thủ truyền thống
chỉ trong thời gian ngắn, ở đó người ta có thể rút ra hai bài học là: Thứ nhất, nước
Mỹ đã biết tăng cường hỗ trợ cao nhất cho khoa học công nghệ, cho Giáo dục và
Đào tạo; Thứ hai, chính phủ Mỹ chú trọng khuyến khích phát triển CNTT, đặc biệt
hệ thống internet.
Grimes.D.M trong nghiên cứu “Việc sử dụng máy tính trong giảng dạy ở các
trường công California” (1977), tác giả bàn luận nhiều khía cạnh của việc sử dụng
máy tính trong trường học ở California, đề cập tới tính hiệu quả, những khó khăn
khi sử dụng, yếu tố chi phí, tiềm năng giáo dục và các nguồn thông tin khác.
Hounshell.P.B, và Hill.S.R.Jr (1989) trong công trình “Máy vi tính, thành tích
và thái độ trong môn SH ở trường trung học”, đã so sánh thành tích và thái độ của HS
tham gia vào khóa học SH “được chuyển tải bởi máy tính”, nhận thấy HS được học
với máy tính có thành tích và thái độ tốt hơn một cách đáng kể so với HS được học
trong môi trường DH truyền thống [89].
* Ở các nước Châu Âu: đã dành ưu tiên số một cho cuộc cách mạng thông

tin, xây dựng kế hoạch “Châu Âu trên đường hướng tới xã hội thông tin”. Nhờ đó,
góp phần làm cho nền kinh tế và khoa học công nghệ, giáo dục của Châu Âu được
xếp vào hàng đầu thế giới [89]. Thể hiện ở một số đề án quan trọng như:

10


- Đề án: “Tin học cho mọi nguời” do Pháp xây dựng (1970).
- Chương trình MEP (Micro Electronics Education Program) do Anh xây
dựng (1980).
- Chương trình PM các môn học ở trung học của Australia do tổ chức NSCU
(National Software - Cadination Unit) xây dựng (1985).
* Ở các nước Châu Á:
Tuy có tiến hành muộn hơn Mỹ và các nước châu Âu, nhưng các nước châu Á
đã có những chính sách, chiến lược phát triển ứng dụng CNTT trong cải tiến phát triển
giáo dục thu được nhiều thành tựu quan trọng.
- Hội thảo xây dựng PMDH của các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Xerilanca) năm 1985 ở Malaysia đã chia
sẻ kinh nghiệm và chỉ ra những định hướng cơ bản về xây dựng, sử dụng PMDH trong
DH ở các nước trong khu vực.
- Malaysia đề ra những chính sách phát triển CNTT và truyền thông mạnh
mẽ trong giáo dục. Các nhà hoạch định chính sách giáo dục Malaysia cho rằng việc
CNTT và truyền thông phát triển nhanh là một thách thức đối với phát triển nguồn
nhân lực của đất nước. Đồng thời, việc ứng dụng CNTT và truyền thông cũng lại là
một hướng quan trọng trong sự nghiệp cải cách hệ thống giáo dục. Trong chính sách
về CNTT và truyền thông trong giáo dục Malaysia có những điểm lưu ý sau:
+ Trang bị tri thức và kỹ năng CNTT và truyền thông cho tất cả HS.
+ Coi CNTT và truyền thông vừa là một môn học trong chương trình vừa là
công cụ quan trọng trong giáo dục HS. Sử dụng CNTT và truyền thông để tăng
cường chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục. Giáo dục Malaysia giai đoạn 20012010 chú trọng tích hợp CNTT và truyền thông vào DH, phát triển kiến thức và kỹ

năng CNTT và truyền thông cho HS, GV và cán bộ quản lý giáo dục. Tất cả các
trường của Malaysia đều sử dụng rộng rãi PMDH. Năm 1999, Malaysia đã triển
khai dự án mô hình trường học thông minh (Smart School) trên 97 trường, trong đó
trang bị cho mỗi lớp học trung bình 7 máy tính (tỉ lệ trung bình 5 HS trên một máy).
Malaysia đã phát triển được 1494 PMDH tiếng Bahasa Maylayu, tiếng Anh,

11


khoa học và toán. Nội dung PMDH được trình duyệt, có tài liệu hướng dẫn cho GV, có
phiếu công việc cho HS và các kế hoạch bài mẫu. Đối với Malaysia, PMDH sẽ phải
được phát triển ở tất cả các môn học trong chương trình giảng dạy dành cho HS xuất
sắc, trung bình và chậm [87].
- Hàn Quốc là quốc gia rất chú trọng việc xây dựng và sử dụng các PMDH
trong DH và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này: Năm 1999,
Hàn Quốc đã thành lập Ban kiểm định các PMDH, các nội số trong giáo dục; Hàng
trăm PMDH được sản xuất hàng năm, các PMDH này được kiểm định và lựa chọn
sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả ứng dụng CNTT trong DH; Năm 2003, các công
ty sản xuất được trên 4000 PMDH, nhưng chỉ có hơn 609 PMDH được lựa chọn là
tốt và khuyến cáo sử dụng ở các trường phổ thông. Tổng số trong 11 năm từ 1992
đến 2003, Hàn Quốc chọn được 4731 PMDH có chất lượng. Ngoài ra, với mọi GV,
cán bộ của từng trường, cứ 3 năm có một lần huấn luyện về CNTT và truyền thông;
kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thông trong DH được coi là một trong những điều
kiện xét nâng bậc GV ở Hàn Quốc [88],[90].
- Nhật Bản, như tất cả các quốc gia, hiểu rằng CNTT ảnh hưởng rất nhiều
đến sự phát triển và sức cạnh tranh của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu. Do vậy,
việc phổ cập tin học nói riêng và cải cách giáo dục nói chung được đặc biệt quan
tâm. Phổ cập tin học ở Nhật Bản bắt đầu từ năm 1994 và phải trải qua một thời gian
dài chuẩn bị - thí điểm, tận đến năm 2002 mới được tiến hành đồng loạt ở các
trường phổ thông trên toàn quốc. Mục tiêu cuối cùng đã đạt được là đưa tin học

thành môn chính thức trong chương trình phổ thông và máy tính được lắp đặt - nối
mạng ở tất cả các trường phổ thông. Theo thống kê năm 2005 của Bộ giáo dục đào
tạo – Văn Hoá – Thể Thao – Khoa Học – Công Nghệ Nhật Bản, số máy tính trung
bình ở các trường tiểu học là 30,8 ở các trường THCS là 46,5 và ở các trường THPT
là 107,6 máy. Tỉ lệ trung bình GV tiểu học có thể sử dụng máy tính, ứng dụng
CNTT là 95,3%, GV THCS là 94,7%, và GV THPT là 95,4%. Tỉ lệ trung bình GV
tiểu học có thể giảng dạy, hướng dẫn sử dụng máy tính cho học sinh là 80,1%, GV
THCS là 60,5%, và GV THPT là 55,1%. Song song với đào tạo GV, việc xây dựng

12


và cung cấp các văn bản hướng dẫn, SGK tin học và các thông tin liên quan đến
việc giảng dạy tin học ở các trường phổ thông cũng được tiến hành. Tiếp đó là xây
dựng PM cho giáo dục đào tạo và thư viện PM giáo dục đào tạo tại các trung tâm
giáo dục đào tạo. [59].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào DH ở Việt Nam
Ở Việt Nam, máy tính bắt đầu được trang bị cho các trường cao đẳng, đại học
từ những năm 80 của thế kỷ XX [16]. Cho đến nay, các nghiên cứu về ứng dụng
CNTT trong giáo dục đã thu được những thành tựu đáng kể.
* Nhóm các tác giả thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã triển khai nghiên
cứu đề tài trọng điểm cấp bộ: “Xây dựng và sử dụng PMDH trong DH các môn
khoa học tự nhiên ở trường Đại học Sư phạm” mã số B- 2001-75- 02-TĐ, do
GS.TSKH Nguyễn Cương chủ trì [15] đã sưu tầm, giới thiệu và xây dựng 7 PMDH
(02 PM mô phỏng, thí nghiệm mô phỏng về Hoá học do nhóm tác giả Nguyễn
Cương, Nguyễn Đức Chuy, Nguyễn Trọng Thọ thực hiện; 02 PM Vật lý do tác giả
Phạm Xuân Quế thực hiện; 02 PM SH do tác giả Dương Tiến Sỹ thực hiện; 01 PM
Địa lý do tác giả Đặng Văn Đức thực hiện); Xây dựng một số bài giảng chuyên đề
cho sinh viên trường ĐHSP về sử dụng PMDH; Công bố được 12 bài báo và báo
cáo khoa học về các kết quả nghiên cứu. Kể từ đó cho đến nay trường ĐHSP Hà

Nội tiếp tục xây dựng được hàng trăm PMDH và các BGĐT có giá trị sử dụng cao
trong việc nâng cao chất lượng DH Đại học và phổ thông.
* Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ đa
phương tiện” mã số KC.01–14 do Viện CNTT-Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan
chủ trì đề tài và PGS.TSKH. Nguyễn Cát Hồ làm chủ nhiệm. Đề tài có 3 nhánh
nghiên cứu tương ứng trong 3 lĩnh vực y tế, văn hoá và giáo dục đào tạo. Nhánh đề
tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng phần mềm mô phỏng các thí nghiệm ảo phục vụ
giảng dạy một số môn học trong nhà trường phổ thông và nghiên cứu các công cụ
hỗ trợ, do hai nhóm chuyên môn đảm nhiệm [76]:
- Nhóm thứ nhất là một tập thể các nhà sư phạm thuộc Viện Khoa học giáo

13


dục do PGS.TS. Vũ Trọng Rĩ phụ trách. Nhóm này chịu trách nhiệm lựa chọn các
bài thí nghiệm, viết kịch bản các thí nghiệm và xúc tiến giảng dạy thí điểm.
- Thứ hai là nhóm công nghệ Multimedia thuộc Viện CNTT- ĐHQG HN
gồm các cán bộ chuyên ngành công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm xây dựng phần
mềm mô phỏng các thí nghiệm theo kịch bản được lựa chọn, đồng thời nghiên cứu
quy trình xây dựng thí nghiệm ảo.
Các nội dung nghiên cứu cụ thể bao gồm: Xây dựng 24 thí nghiệm ảo chọn
lọc từ trong chương trình các môn học Vật lí, Hoá học, Sinh học ỏ cấp phổ thông
trung học; Xây dựng kho dữ liệu các yếu tố đồ họa số hóa cơ bản (tĩnh và video)
phục vụ cho việc phát triển các thí nghiệm mô phỏng; Tổ chức thực hiện việc thực
nghiệm sư phạm và kiểm nghiệm để chứng minh tính hiệu quả của phương thức
thực nghiệm ảo trong thực tế giảng dạy ở trường PTTH.
* Trung tâm nghiên cứu phát triển học liệu và thiết bị giáo dục thuộc Viện
Khoa học Giáo dục đã xây dựng các PMDH các môn học: Toán, Lý, Hóa, Sinh,
Công nghệ, Sử, Văn học cho dự án Phát triển Giáo dục THCS (2004), sản phẩm đã

được triển khai tới trên 1000 trường THCS, các sản phẩm được đánh giá cao về nội
dung, chất lượng bám sát nội dung và chương trình SGK THCS.
* Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và viết sách về vấn đề ứng dụng tin học
trong DH các môn học như: Nguyễn Phúc Chỉnh - Phạm Đức Hậu (2007), “Ứng
dụng CNTT trong nghiên cứu khoa học Giáo dục và DH Sinh học” [7]; Nguyễn
Trọng Thọ (2007), “Ứng dụng tin học trong giảng dạy Hoá học” [69]… Những
cuốn sách này làm tài liệu tham khảo quý báu cho GV, sinh viên, học viên cao học
và nghiên cứu sinh.
* Đề tài “Ứng dụng CNTT trong DH ở trường phổ thông Việt Nam” do
PGS.TS. Đào Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003-2005). Những kết quả
nghiên cứu của đề tài đã được triển khai TN ở một số trường phổ thông và đã thu
được kết quả khả quan. Đề tài đã đưa ra được những nguyên tắc chung và phương
pháp ứng dụng CNTT trong DH một số môn học; Xây dựng một trang Web

14


() dành riêng cho diễn đàn thảo luận về ứng dụng
CNTT trong DH ở trường phổ thông; Công bố các kết quả nghiên cứu trên 08 bài
báo đăng trên tạp chí Giáo dục; Biên soạn 12 tài liệu hướng dẫn về ứng dụng CNTT
trong DH một số môn: Toán, Vật lý, Hoá học, Địa lý…và tài liệu chuyên khảo về
ứng dụng CNTT trong DH [38].
* Từ năm 1999 đến nay, nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu việc ứng dụng CNTT và
truyền thông trong DH đã bảo vệ thành công như: Nguyễn Sỹ Đức (2002), Xây dựng
và sử dụng PMDH hỗ trợ luyện tập môn Toán ở trường Tiểu học; Lê Minh Luân
(2005), Phương pháp sử dụng PMDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức
của HS trong DH các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS; Thái Văn Thành (1999),
Phương pháp sử dụng PMDH theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức trong DH
ở bậc tiểu học; Phan Gia Anh Vũ (2000), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng PMDH cho

chương trình động học và động lực học lớp 10 THPT... [21],[42],[67],[85]. Các công
trình nghiên cứu bước đầu đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng
và sử dụng PMDH dựa trên định hướng đổi mới PPDH.
* Từ khi thành lập (12/1998) cho đến nay, Công ty Công nghệ Tin học nhà
trường School@net đã hoàn thiện hơn 50 sản phẩm PM đóng gói cho ngành giáo
dục. Các sản phẩm PM của công ty có thể chia làm 3 nhóm chính:
1. Nhóm các sản phẩm Education CDs được đóng gói trên các CD riêng lẻ và
chạy độc lập trên các máy PC. Nhóm các sản phẩm này phục vụ đa dạng nhu cầu
học tập, tìm hiểu và nâng cao kiến thức của HS, GV và mọi tầng lớp nhân dân. Các
sản phẩm thuộc nhóm này bao gồm: Học Toán 1, 2, 3, 4, 5; Cùng học Toán 1, 2, 3,
4, 5; Color Math; Em tập tô màu; Bút chì thông minh; Thiên nhiên xung quanh em;
Vòng quanh thế giới; Lập trình Pascal; Di sản thế giới; iQB Cat; iTester Pro; Tủ
sách Tin học Nhà trường; Math Test One; Math Test Pro; ....
2. Nhóm các PM hỗ trợ quản lý nhà trường phổ thông cũng như cao đẳng, đại
học. Các sản phẩm thuộc nhóm này bao gồm PM hỗ trợ xếp thời khóa biểu; PM
quản lý học tập Nhà trường (School Viewer); PM quản lý trường Tiểu học (School
Primary Viewer); PM Quản lý thi (SEM); PM quản lý việc giảng dạy của GV

15


(School Teacher Viewer).
3. Nhóm các sản phẩm công cụ chuyên sâu hỗ trợ học tập và giảng dạy cho
các nhà trường và GV có nhu cầu. Các sản phẩm thuộc nhóm này bao gồm bộ PM
Ngân hàng đề thông minh iQB; bộ PM Cùng học và dạy Toán cho GV Tiểu học.
Hiện tại các sản phẩm của công ty đã có mặt tại hầu hết các nhà trường trên
qui mô cả nước, trong rất nhiều gia đình, phục vụ có hiệu quả công việc học tập,
nâng cao kiến thức cho HS và trợ giúp đắc lực cho GV trong nhà trường. Tuy nhiên,
các sản phẩm PMDH của công ty chủ yếu là các PM KTĐG kiến thức, chỉ hỗ trợ
GV, HS trong một khâu của QTDH, yếu tố PPDH không rõ.

 Đối với môn Sinh học, từ năm 2000 cho đến nay, nhiều đề tài nghiên cứu
ứng dụng CNTT vào DH SH đã được bảo vệ:
+ Đề tài: “Xây dựng PM KTĐG” trong khuôn khổ đề tài trọng điểm cấp bộ:
“Nghiên cứu xây dựng và sử dụng PMDH trong DH các môn khoa học tự nhiên ở
trường ĐHSP” mã số B- 2001-75- 02-TĐ (Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH Nguyễn
Cương) do PGS.TS. Dương Tiến Sỹ thực hiện, đã đáp ứng được yêu cầu


đổi mới phương pháp KTĐG trong QTDH cho tất cả các môn học; tạo ra nội

dung TNKQ theo các mức độ khác nhau, có tính bảo mật cao; cho phép tự động đảo
vị trí của câu hỏi và câu trả lời; cho phép thay đổi thời gian thi, số lượng câu hỏi theo
yêu cầu và ngay cả GV ra đề cũng không thể can thiệp được; đảm bảo thí sinh hoàn
toàn tự lực trong quá trình thi. PM này có tính tương tác cao giữa người và máy, cho
phép HS tự KTĐG kết quả học tập và GV tổ chức kiểm tra HS trực tiếp trên máy
tính, cũng có thể dùng cho các kỳ thi tuyển sinh.
+ Đề tài “Xây dựng PM giáo trình điện tử DH Sinh thái học lớp 11 THPT” thuộc
dự án: “ứng dụng CNTT trong giảng dạy các bộ môn” do PGS.TS. Dương Tiến Sỹ
làm chủ nhiệm (2003), đã làm rõ cơ sở lý luận về việc xây dựng và sử dụng PMDH.
Sản phẩm của đề tài là 01 PMDH được ghi ra đĩa CD-ROM nhập liệu thông tin các
bài thuộc chương 1 “Sinh thái học cá thể” (SH 11). PM có tính năng mở cho phép
tiếp tục nhập liệu thông tin để hoàn thành toàn bộ chương trình Sinh thái học 11.
+ Đề tài “Xây dựng CD-Rom tư liệu phục vụ giảng dạy SH THPT" do PGS.TS.

16


Dương Tiến Sỹ thực hiện, trong khuôn khổ chương trình dự án: “Đào tạo cán bộ tin
học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
Quốc dân” (thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2005: Xây dựng CD-Rom

tư liệu, bài giảng mẫu dạy chuyên đề ở Đại học, DH phổ thông), đã chỉ ra những bất
cập hiện nay trong nghiên cứu, trang bị và sử dụng các PTDH, đồng thời cũng phát
hiện nhu cầu của các GV phổ thông về việc cung cấp các tư liệu DH ở dạng kĩ thuật
số nhằm nhanh chóng ứng dụng CNTT vào QTDH. Đề tài đã đề xuất quy trình và
xây dựng đĩa CD tư liệu phục vụ giảng dạy SH lớp 10 THPT, giải quyết được những
khó khăn, vướng mắc của GV khi thiết kế bài giảng theo hướng ứng dụng CNTT
vào DH.
+ Đề tài “Ứng dụng CNTT hỗ trợ DH học phần Hệ thống động vật ở khoa Sinh
– Kỹ thuật nông nghiệp”, mã số B2005 - 03 - 71 của PGS.TS.Nguyễn Phúc Chỉnh,
trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên, trên cơ sở nghiên cứu về lược sử phân loại
động vật và lựa chọn PM Frontpage 2000 để kết nối các nhóm thông tin khác nhau
trong trang web bằng chức năng Hyperlink. Khi người học cần nghiên cứu một loài
nào đó chỉ cần click vào đặc điểm phân loại đã biết để tìm hiểu các thông tin có liên
quan với nhau. Qua đó, giúp người học nhận biết đặc điểm các đối tượng một cách dễ
dàng bởi các hình ảnh, các đoạn băng video đã được sưu tầm và xây dựng. Đồng
thời đã thiết kế được một số giáo án mẫu phần phân loại động vật phục vụ giảng
dạy của GV và tự học cho sinh viên.
* Đề tài “Ứng dụng CNTT trong DH Sinh học cho GV THCS” (2009), do
ThS.Trần Đăng Cát - Trường CĐSP Hà Nội làm chủ nhiệm, đã phân tích vai trò của
CNTT trong DH và làm rõ thực trạng tình hình ứng dụng CNTT hiện nay ở trường
THCS, cũng như thực trạng cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong DH.
Hướng dẫn cách khai thác và sử dụng thông tin trên Internet, cách sử dụng một số
PM trong DH như: Microsoft Powerpoint để tạo một BGĐT, sử dụng PM
Download định dạng *FLV từ mạng internet, sử dụng PM Video Convert Master
chuyển định dạng các tập tin không được Powerpoimt hỗ trợ, sử dụng PM biên tập
phim Maker movie , sử dụng PM MS.Paint để xử lý tranh ảnh tĩnh, xây dựng trang

17



Web học tập với E-learning về nội dung SH. Báo cáo tổng kết đề tài đã thể hiện nội
dung bồi dưỡng GV SH ở trường THCS ứng dụng CNTT vào DH. Đề tài đã xây
dựng được 03 đĩa CD phục vụ cho dạy 3 bài thực hành SH 7, 01 đĩa CD tập hợp
một số tư liệu phục vụ DH Sinh học ở trường THCS và hướng dẫn GV cách xử lí tư
liệu để tự xây dựng các nội dung dạy 3 bài thực hành này.
* Tiếp cận hướng nghiên cứu ứng dụng CNTT trong DH, nhiều đề tài nghiên
đã được các học viên cao học thuộc trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên và
ĐHSP Huế tiến hành và đã bảo vệ thành công với sản phẩm là những đĩa CD BGĐT
hay CD tư liệu kĩ thuật số theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. Tuy
nhiên, hầu hết các đề tài này mới bước đầu hệ thống hoá được cơ sở lí luận về vai
trò của CNTT & TT, đa phương tiện trong DH, xác định hệ thống các nguyên tắc
chỉ đạo quá trình thiết kế và sử dụng BGĐT, quy trình thiết kế và sử dụng BGĐT
theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện. Các công trình nghiên cứu ứng
dụng CNTT trong DH nói chung, xây dựng và sử dụng PMDH để tổ chức các hoạt
động học tập của HS theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập ở cấp độ tiến sĩ
hiện nay, hầu hết mới đang được triển khai nghiên cứu.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam trong
việc ứng dụng CNTT vào QTDH đã đạt được những thành tựu to lớn. Định hướng
ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả DH
của Bộ giáo dục & Đào tạo đang được triển khai và phát huy hiệu quả quan trọng
ở tất cả các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có công trình nào đề cập tới việc sử dụng PMDH vào DH phần “Di
truyền và Biến dị” (SH 9) theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về PPDH Sinh học ở trường THCS
1.2.1.1. Phân loại các PPDH Sinh học
Theo tác giả Trần Bá Hoành [26], hệ thống PPDH Sinh học truyền thống
được phân chia, sắp xếp theo bảng phân loại sau:
Cơ sở phân loại


Các PPDH Sinh học

18


`
1. Mục đích sư phạm
 loại PPDH
2. Con đường tổ

Loại PP hoàn thiện
củng cố

Loại PP nghiên cứu
nội dung mới

Loại PP Kiểm tra,
đánh giá

Mặt bên ngoài của PPDH

Mặt bên trong
của PPDH

chức hoạt động nhận
thức  Kiểu PPDH

chủ yếu  Nhóm

Nhóm PP

dùng lời
1. Diễn giảng

PPDH

2. Trần thuật

3. Nguồn thông tin

4. Đặc điểm hoạt
động của thầy và trò

3. Giảng giải

 Tên PPDH
4. Vấn đáp

Nhóm PP
trực quan
1. GV trình bày
vật tự nhiên
2. GV trình bày
vật tượng hình
hoặc tượng trưng
3. GV trình bày
thí nghiệm

Nhóm PP
thực hành
1. HS thực hành

xác định mẫu vật
2. HS thực hành
quan sát
3. HS thực hành
thí nghiệm

1. Kiểu giải
thích minh họa
2. Kiểu tìm tòi
từng phần
3. Kiểu đặt và
giải quyết vấn
đề

4. Ti vi, video,
phim, giáo khoa

5. HS làm việc
với sách
6. Báo cáo nhỏ
của HS

Trong thực tế DH không có một PP nào là vạn năng, có ưu thế tuyệt đối đọc
tôn, dù hiện đại đến đâu. Vì vậy, GV cần phải suy nghĩ lựa chọn vận dụng các
PPDH một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở phân tích nhiều mặt (mục tiêu, nội
dung DH, đặc điểm của HS, điều kiện DH…) và phối hợp các PPDH một cách hợp
lí, phù hợp để đạt được hiệu quả DH cao.
1.2.1.2. Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học
 Khái niệm hoạt động học tập:
Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình

bằng cách thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường sống xung quanh.
Hoạt động học là tác động cách thức học của chủ thể (người học) đến đối tượng
(nội dung học) nhằm đạt được mục tiêu nhất định (kiến thức, kĩ năng, thái độ).
Hoạt động học thực chất là người học thực hiện các hoạt động, thao tác để hình
thành kiến thức, kĩ năng, thái độ. Như vậy, cách thức thực hiện hoạt động, cách thức
thực hiện các thao tác học là yếu tố cơ bản của hoạt động học.
 Các biện pháp tổ chức hoạt động học tập:

19


Mỗi PPDH thường được cụ thể hóa thành biện pháp DH. Đó là những chi tiết,
những thủ thuật cụ thể để thể hiện PPDH. Trong DH Sinh học, có thể phân biệt 3
loại biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho HS như sau [26]:
- Biện pháp lôgic (dùng chung cho cả 3 nhóm PP dùng lời, trực quan và thực
hành) gồm: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu
tượng hóa, cụ thể hóa, kết luận.
- Biện pháp tổ chức gồm các biện pháp: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm
và thảo luận chung cả lớp.
- Biện pháp kĩ thuật bao gồm các biện pháp: sử dụng câu hỏi, bài tập, sử dụng
phiếu học tập, áp dụng dạy học giải quyết vấn đề …
1.2.1.3. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS
Tích cực hoá hoạt động học tập là hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của
người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể
tìm tòi tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Tích cực hóa hoạt động học tập về thực chất là tích cực hóa hoạt động nhận thức
của HS. Tính tích cực nhận thức của HS được đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố
gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Có thể phân biệt 3
cấp độ biểu hiện tính tích cực học tập [26]:
- Bắt chước: HS cố gắng bắt chước hành động, thao tác của GV, của bạn cho kì

được, đạt tới mức thành thạo.
- Tìm tòi: HS tìm cách độc lập, tự lực giải quyết các bài tập nêu ra, mò mẫm
những cách giải khác nhau để tìm cho được lời giải hợp lí nhất.
- Sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải độc đáo mới, đề xuất những giải pháp có hiệu
quả, có sáng kiến lắp đặt những thí nghiệm để chứng minh bài học.
Tích cực hoá hoạt động học tập của HS phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và
điều khiển quá trình DH của người dạy, vì vậy trong quá trình DH người thầy cần
phải khai thác và phối hợp các PPDH một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng sử
dụng các PPDH tích cực.
1.2.1.4. Phát triển các PPDH tích cực trong DH Sinh học

20


 PPDH tích cực:
PPDH tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động. Thực chất, PP tích cực đòi hỏi người dạy phải phải phát huy tính
tích cực, chủ động của người học [26].
PP tích cực không phải là một PP duy nhất nào đó, mà là một nhóm các PP có
chung một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- DH thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho HS;
- DH chú trọng rèn luyện PP tự học;
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác;
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
 Những PPDH tích cực cần được phát triển trong DH Sinh học:
Cần lưu ý rằng, phát triển các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các
PPDH truyền thống. Trong đổi mới PPDH cần kế thừa, phát triển những mặt tích
cực trong hệ thống PPDH đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số
PPDH mới phù hợp hoàn cảnh, điều kiện DH ở nước ta [29].
Trong DH Sinh học, theo hướng phát huy tính tích cực của HS thì GV cần khai

thác phát triển các PPDH như: vấn đáp tìm tòi, các PP thực hành và các PP trực
quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện. Ngoài ra, GV nên tập
trung vận dụng PPDH đặt – giải quyết vấn đề, PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ,
PPDH dự án.
1.2.1.5. PPDH phần Di truyền và Biến dị (Sinh học 9)
 Phương pháp giảng dạy các khái niệm di truyền
Khái niệm là một hình thức tư duy, kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa
các dấu hiệu chung và bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại, phản
ánh những mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn
tại khách quan, do đó bản chất của mọi khái niệm là trừu tượng.
Tùy theo mức độ trừu tượng hóa của các khái niệm thấp hay cao, người ta phân
biệt một cách tương đối các khái niệm cụ thể với các khái niệm trừu tượng [28]:
- Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh các dấu hiệu của những sự vật, hiện

21


tượng có thể nhận biết trực tiếp bằng giác quan, được hình thành bằng con đường
nhận thức cảm tính.
- Khái niệm trừu tượng là những khái niệm phản ánh các thuộc tính bản chất của
những sự vật, hiện tượng không nhận biết được bằng các giác quan, được hình
thành bằng con đường nhận thức lí tính.
Con đường hình thành khái niệm di truyền học trong dạy học Sinh học 9 có thể
được trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau:
1. Xác định nhiệm vụ nhận thức
Cụ
thể

2. Quan sát PTTQ


2. Dựa vào biểu tượng
có liên quan hoặc khái
niệm đã biết, dẫn tới
khái niệm mới: phân
tích bản chất khái niệm.
Định nghĩa

Suy lý
quy nạp

Trừu
tượng

3. Phân tích dấu hiệu chung
và bản chất. Định nghĩa

3. Cụ thể hóa khái niệm
bằng ví dụ

Trừu
tượng
Suy
diễn

thuyết
Cụ
thể

4. Đưa khái niệm mới học vào hệ thống khái niệm đã có
5. Luyện tập vận dụng khái niệm


Trong 5 bước hình thành khái niệm, tùy theo yêu cầu của chương trình đối với
từng khái niệm ở từng bài mà có thể giảm bớt bước nào đó, nhưng không thể thiếu
được bước 2 và bước 3.
 Phương pháp giảng dạy các quy luật di truyền
Quy luật (hay tính quy luật) chỉ phản ánh những mối liên hệ bản chất bên trong
và do đó bền vững tất nhiên và phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau,
hoặc giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa trạng thái
trước và trạng thái sau của một sự vật, hiện tượng tức là xu thế phát triển của nó.
Định luật là lời phát biểu bằng ngôn ngữ khoa học phản ánh từng bộ phận của

22


các quy luật khách quan được phát hiện bằng thực nghiệm.
Kiến thức quy luật định luật/ định luật phản ánh chiều hướng phát triển của sự
vật, hiện tượng, phản ánh mối liên hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Kiến
thức quy luật định luật/ định luật được diễn đạt bằng các mệnh đề khoa học hoặc
các biểu thức, công thức toán học.
Quy trình giảng dạy một kiến thức quy luật di truyền trong dạy học Sinh học 9
có thể tóm tắt theo sơ đồ sau [80]:
1. Xác định nhiệm vụ nhận thức
2. Trình bày nội dung quy luật
Con đường diễn dịch
2a. GV phát biểu quy luật hoặc để HS
đọc nội dung quy luật trong SGK
2b. Minh họa quy luật bằng ví dụ điển
hình (của GV và HS)

Con đường quy nạp

2a. Biểu diễn phương tiện trực
quan hoặc gợi lại một số biểu
tượng liên quan.
2b. Phát biểu tính quy luật của sự
vật hiện tượng đang xét.

3. Phân tích bản chất của quy luật
(liên hệ nhân quả, cơ chế
4. Phân tích ý nghĩa của quy luật
5. Vận dụng quy luật

Tùy theo yêu cầu của chương trình, một quy luật nào đó có thể được giảng dạy
theo đủ 5 bước trên hoặc giảm bớt một vài bước nào đó nhưng bao giờ cũng phải
đảm bảo 2 bước cơ bản nhất là bước 2 và bước 3. Yêu cầu của chương trình SH 9
chủ yếu giúp cho HS hiểu rõ các định luật di truyền của Menđen, tuy nhiên nếu GV
quán triệt thế nào là kiến thức quy luật thì trong DH phần I SH 9 có nhiều cơ hội để
khai thác loại kiến thức này.
1.2.2. Ứng dụng PMDH trong dạy học Sinh học

23


1.2.2.1. Khái niệm và phân loại phần mềm máy tính
 Khái niệm phần mềm (Software)
Trong một số ngữ cảnh khác nhau và để nhấn mạnh một khía cạnh nào đó, có một
số quan điểm khác nhau về định nghĩa PM. Theo hướng tiếp cận cấu trúc hệ thống máy
tính, PM là các chương trình được viết ra để can thiệp vào máy tính, bắt máy tính thực
hiện một công việc cụ thể nào đó mà con người yêu cầu (Phần cứng là tập hợp các linh
kiện vật lý và cách bố trí, kết nối chúng để tạo nên một hệ thống máy tính) [37],[63].
PM (chương trình máy tính) thường được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ

lập trình theo một trật tự xác định bởi các chuyên gia tin học. Tuy nhiên, cũng tồn
tại những PM được sinh ra bởi các PM khác.
 Phân loại phần mềm
Dựa vào một số tiêu chí cụ thể nào đó, tuỳ theo phương thức hoạt động hay
theo khả năng ứng dụng, có nhiều cách phân loại PM khác nhau. Theo phương thức
hoạt động, PM được chia thành 3 loại cơ bản sau:
• PM hệ thống (system software):
PM hệ thống là những chương trình dùng để khởi động hệ máy tính và tạo
môi trường làm việc cho các PM khác [63].
PM hệ thống khác với các loại PM khác (PM ứng dụng, PM công cụ) là các
PM khác được khởi động khi cần thiết và ngừng hoạt động khi xong công việc còn
PM hệ thống phải thường trực trong suốt quá trình hoạt động của máy tính vì nó
phải cung cấp các dịch vụ theo các yêu cầu của các PM khác mà không biết trước
các yêu cầu đó xuất hiện khi nào [20],[52].
PM hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành (operating system). Hệ điều hành
là một tập hợp các chương trình dùng cho việc điều khiển máy tính (quản lí các chức
năng nội trú của máy tính và cung cấp các phương tiện để kiểm soát các hoạt động của
máy tính) cũng như tạo môi trường cho các PM ứng dụng khác chạy được [1],[33][83].
Có nhiều hệ điều hành khác nhau như MS - DOS, OS/2, LINUX, CPM…
nhưng phổ biến nhất và tương thích với nhiều trình ứng dụng hiện nay là hệ điều
hành WINDOWS, nó được xây dựng trên nền cơ bản của MS DOS. Đây là hệ điều
hành có giao diện thân thuộc với mọi người, có nhiều ưu điểm và luôn được nâng

24


cấp (Win 97  Win 98  Win XP  Win Vista  Window 7).
Hệ điều hành có 5 chức năng cơ bản là: điều khiển và thực hiện các chương
trình đồng thời kiểm tra và phát hiện các sai hỏng của máy tính; phân chia bộ nhớ
(quản lí và phân phối tài nguyên); quản lí các hoạt động xuất nhập; quản lí tệp tin;

bảo mật.
• PM công cụ (Tools software):
PM công cụ là toàn bộ các kí tự, từ khóa, cú pháp mà người lập trình dùng để
lập các chương trình. Nó là công cụ để xây dựng và phát triển PM [63].
PM công cụ (ngôn ngữ lập trình) có thể được chia thành các mức: ngôn ngữ
cấp thấp (Ví dụ: Assembler), hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao (Ví dụ: PASCAL,
FORTRAN, C, BASIC, C++).
• PM ứng dụng (Application software):
PM ứng dụng là các chương trình được viết để giải quyết các công việc hàng
ngày cũng như trong các hoạt động nghiệp vụ [63].
Các hướng của PM ứng dụng bao gồm: các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ soạn
thảo văn bản, các PM đồ họa, các PM thiết kế trang Web, các trình duyệt internet,
PM nghe nhạc hay xem phim, trò chơi (game), PM giáo dục … Đối với những
người làm tin học trong lĩnh vực phát triển PM, thì PM ứng dụng là sản phẩm và là
mục tiêu cuối cùng của họ. Để hỗ trợ cho việc làm ra các sản phẩm PM ứng dụng,
người ta lại dùng chính các PM khác trong nhóm PM lập trình làm công cụ [20].

Hình 1.1. Sơ đồ tương quan giữa các lớp PM
Sự tương quan của các lớp PM, đối tượng tạo ra và đối tượng sử dụng chúng

25


×