Tải bản đầy đủ (.pptx) (107 trang)

Bai giang KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC (45tiet)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 107 trang )

BÀI GIẢNG

KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC

PGS. TS. Trần Xuân Cầu
Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Đại học Kinh tế Quốc dân


Tài liệu tham khảo

 PGS. TS. Trần Xuân Cầu (2012), Kinh tế Nguồn nhân lực, Giáo trình, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế
Quốc dân. (Tài liệu bắt buộc)

 Bộ Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động. NXB Lao động-Xã hội, 2007 (Tài liệu bắt buộc)
 Tạp chí Kinh tế và Phát triển của trường Đại học KTQD.
 Tạp chí Lao động và Xã hội của Bộ Lao động TBXH
 Các ấn phẩm liên quan khác: Báo cáo về việc làm thất nghiệp của Bộ LĐTBXH, về NSLĐ,…Văn bản
pháp luật.


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Nội dung
Phần 1: Tổng quan môn kinh tế nguồn nhân lực
1.1. Khái niệm: Sức lao động và lao động; nhân lực và nguồn nhân lực; vốn nhân lực và kinh tế nguồn nhân lực
1.2. Đối tượng và nội dung môn học: Đối tượng nghiên cứu và nội dung của môn học.
1.3 Mối quan hệ của môn học với các môn khoa học khác
Phần 2: Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực
2.1. Các khái niệm về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực; nguồn lao động; lực lượng lao động; dân số hoạt động kinh tế và dân
số không HĐKT


2.2. Dân số- Cơ sở hình thành NNL: Quy mô, cơ cấu dân số và quy mô, cơ cấu NNL; chất lượng dân số và chất lượng NNL
2.3. Phân bố NNL: Khái niệm; phân bố NNL giữa NN, CN và DV; phân


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

bố NNL theo lãnh thổ (giữa TTvà NT, giữa các vùng kinh tế trong nước)
Phần 3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1. Đào tạo và phát triển NNL là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế:
Một số khái niệm cơ bản; vốn nhân lực với tăng trưởng kinh tế; hệ thống GDQD và chiến lược phát triển NNL
3.2. Đào tạo công nhân kỹ thuật: Xác định nhu cầu đào tạo CNKT; các hình thức đào tạo CNKT
3.3. Đào tạo cán bộ chuyên môn: Xác định nhu cầu đào tạo CBCM; các hình thức đào tạo CBCM
Phần 4. Thị trường lao động
4.1. Thị trường lao động: Khái niệm; đặc điểm của TTLĐ
4.2. Cung lao động và các nhân tố ảnh hưởng: Khái niệm; các nhân tố


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ảnh hưởng;
4.3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng: Khái niệm; cơ sở xác định cầu lao động; các nhân tố tác động đến cầu lao động.
4.4. Thị trường lao động VN
Phần 5 - Năng suất lao động
5.1. Khái niệm, ý nghĩa tăng năng suất lao động: NS và NSLĐ; ý nghĩa của tăng NSLĐ;
5.2. Các chỉ tiêu tính NSLĐ: Hiện vật; giá trị; lượng lao động hao phí
5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ: NSLĐcn và NSLĐxh
6.1. Tiền lương và nguyên tắc tổ chức tiền lương
6.2. Chế độ tiền lương: Chế độ TL cấp bậc và chế độ TL chức vụ
6.3. Các hình thức trả lương, trả thưởng: Theo sản phẩm và theo thời


Phần 6 – Tiền lương


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Gian; tiền thưởng và các yếu tố cấu thành
Phần 7- Một số vấn đề xã hội
7.1. Thực chất của an sinh xã hội: Khái niệm; các bộ phận cấu thành; các nguyên tắc cơ bản và hệ thống ASXH.
7.2. Bảo hiểm xã hội: Khái niệm; ý nghĩa; một số chế độ BHXH theo ILO; BHXH VN.
7.3. Tạo việc làm cho người lao động: Các nhân tố tác động tới tạo việc làm; các mô hình lý thuyết tạo việc làm; thực trạng và
giải pháp tạo việc làm ở VN
7.4. Thất nghiệp: Khái niệm; các chỉ tiêu đo lường, các hình thức và phân loại thất nghiệp; thất nghiệp ở VN


Phần 1

Tổng quan môn kinh tế nguồn nhân lực

1.1. Khái niệm
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được con người vận dụng trong quá trình lao động.
Lao động: là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến
chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
+ Phân biệt sức lao động và lao động.
+ Các đặc trưng của hoạt động lao động: có 3 đặc trưng:
- Xét về tính chất, hoạt động phải có mục đích.
- Xét về mục đích, hoạt động phải tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
- Xét về nội dung, hoạt động phải là sự tác động vào tự nhiên, biến đổi tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất


Phần 1


Tổng quan môn kinh tế nguồn nhân lực

1.1. Khái niệm
+ Sự tham gia hoạt động lao động của chủ thể:
- Với tư cách hành vi cá nhân

Phải nắm bắt nhu cầu và động cơ của họ

- Với tư cách hành vi của tổ chức

Phải tìm cái chung, liên kết các cá nhân. Cá nhân phải phục tùng tổ chức, phục vụ mục

tiêu tổ chức.
- Với tư cách là một bộ phận trong hệ thống LĐXH

Phân phối hợp lý và liên kết chặt chẽ nguồn lực con người giữa các

ngành, các vùng, các tổ chức.
Nhân lực:là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động.
Nguồn nhân lực: là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là
số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.


Phần 1

Tổng quan môn kinh tế nguồn nhân lực

Vốn nhân lực: là tập hợp kiến thức, khả năng, kỹ năng mà con người tích luỹ được trong quá trình đào tạo và làm việc.
Kinh tế nguồn nhân lực: là môn học nghiên cứu các quan điểm, các học thuyết kinh tế, vận dụng để hoạch định những chính

sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sao cho đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
1.2. Đối tượng và nội dung môn học
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, vận dụng các học thuyết kinh tế vào lĩnh vực quản lý và sử dụng nguồn nhân lực
nhằm đem lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn nhất với sự tiết kiệm nguồn nhân lực cao nhất.
1.2.2.Nội dung của môn học:
- Nghiên cứu vận dụng các học thuyết kinh tế vào quản lý NNL.
- Nghiên cứu các xu hướng việc làm, thu hút và tuyển chọn NNL.
- Nghiên cứu sự vận động của thị trường lao động và ảnh hưởng của nó


Phần 1

Tổng quan môn kinh tế nguồn nhân lực

đến hiệu quả của hoạt động nguồn nhân lực
- Nghiên cứu các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và tính
toán hiệu quả kinh tế của các hoạt động đó.
- Nghiên cứu xây dựng các chính sách, chế độ tiền lương nhằm tạo động lực cho người lao động.
- Xác định nguồn nhân lực cần thiết trên cơ sở kế hoạch hóa NNL.
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường đánh giá kết quả công việc và đánh giá con người
1.3 Mối quan hệ của môn học với các môn khoa học khác
Môn KTNNL liên quan đến môn KTCT, Kinh tế học, Luật Lao động và các môn học trong khoa, như môn TCLĐKH,
QTNL, FTLĐ,… Để hiểu tốt môn này cần nắm chắc các môn học KTCT, KTH, Luật Lao động.


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

2.1. Các khái niệm về nguồn nhân lực. Nắm các đặc trưng của nguồn.

2.1.1.Nguồn nhân lực(NNL)

 Khái niệm rộng nhất : Toàn bộ dân số
 Khái niệm hẹp: Chỉ thu hút được vào phát triển KTXH. Được dùng nhiều trên thực tế: Trong tuổi + Trên tuổi đang tham gia
lao động
2.1.2.Nguồn lao động (NLĐ)

 Khái niệm thống nhất: Trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động
 Ai trong độ tuổi lao động? Ai quy định? Quy định ở đâu?
Phân biệt nguồn nhân lực và nguồn lao động:
NNL = NLĐ + NNL ngoài độ tuổi NNL> NLĐ
Nguồn lao động gắn với tuổi lao động được quy định
2.1.3.Lực lượng lao động (LLLĐ)

 Quan niệm chính tắc: LLLĐ là một bộ phận của nguồn lao động


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

LLLĐ= Người đang làm việc + người có nhu cầu làm việc
LLLĐ < NLĐ; LLLĐ = NLĐ – Không có nhu cầu

 Quan niệm thực tế: LLLĐ = NNL (không chỉ trong mà cả trên tuổi đang tham gia lao động): LLLĐ = NLĐ + (Trên tuổi –
Không có nhu cầu)
2.1.4.Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT):
Bao gồm những người đang tham gia lao động và những người chưa tham gia lao động nhưng đang tích cực tìm kiếm việc
làm.
DSHĐKT = TDS – DSKHĐKT

DSHĐKT = LLLĐ (theo nghĩa thực tế)
2.1.5.Dân số không hoạt động kinh tế (DSKHĐKT):
Trẻ em, trong độ tuổi không có hoặc chưa có nhu cầu tìm việc, trên tuổi lao động không tham gia lao động


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

Tổng dân số

Dân số trong độ tuổi LĐ

Dân số ngoài độ tuổi LĐ

Dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ)

Người đang có
việc làm

Người thất nghiệp

Dân số không HĐKT

Người làm công việc

Người đang đi

Người không có nhu


Những người

Người không

nội trợ gia đình

học

cầu làm việc

khác

có khả năng lao
động

Nguồn lao động


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

2.2. Dân số - Cơ sở hình thành NNL
2.2.1.Quy mô, cơ cấu dân số và quy mô, cơ cấu NNL.
Quy mô: số lượng, tổng số. Cơ cấu: sự phân chia quy mô theo các tiêu thức chất lượng ra thành các phần theo các tỷ
lệ nhất định (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc,…).
Quy mô và cơ cấu dân số quyết định quy mô và cơ cấu NNL. Lý do:NNL luôn chiếm 1 tỷ lệ nhất định trong dân số (trên
50%); thông qua dân số để biết được quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực. Ví dụ thực tế VN

Năm 1999


Năm 1989

Năm 2009

Chỉ tiêu
Nghìn người

Trong tuổi lao động

33.496

% so tổng số

52,03

Nghìn người

43.556

% so tổng số

57,10

Nghìn người

57.090

% so tổng số


66,50


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

2.2.2.Chất lượng dân số và chất lượng NNL
Chất lượng phản ánh trạng thái của sự vật.
- Chất lượng dân số:
Thông qua HDI

GDP/đầu người
Trình độ dân trí
Tuổi thọ TB

HDI là số trung bình nhân của các số sau:
Chỉ số học vấn= 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ + 1/3 tỷ lệ nhập học các cấp
Chỉ số tuổi thọ trung bình = (Tuổi thọ trung bình – 20)/ (83.4 - 20 )
Chỉ số thu nhập đầu người = 

Chất lượng NNL: Sức khỏe (Thể lực, trí lực, tình trạng bệnh tật)
Thông qua

Trình độ học vấn, CMKT(Bằng cấp, năng lực thực tế)
Phẩm chất cá nhân (tính chủ động, sáng tạo, chuyên

tâm, tâm huyết, có kỷ luật,…)



Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

2.3. Phân bố NNL
2.3.1.Khái niệm: Phân bố NNL là sự hình thành và phân phối các NNL vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các
vùng kinh tế theo những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các NNL.
- Phân bố NNL phụ thuộc vào phân bố nền sản xuất xã hội: Nền sản xuất trải dài đến đâu thì nguồn nhân lực xã hội trải dài
theo đến đó, vì ở đâu có sản xuất thì ở đó có con người tham gia.

 Phân bố NNL là hoạt động vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

Theo chiều ngang, Theo lãnh thổ

NNLXH

Theo

chiều

dọc,
Theo

Nền SXXH


Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

NN và có t/c NN

CN và có t/c CN

Dịch vụ

khu

vực, ngành
Ngành lớn (NN, CN,DV)

Ngành nhỏ (CN: CN nặng, CN nhẹ;
NN: Trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề

Các CQ, DN, các bộ phận sx


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

2.3.2.Phân bố nguồn nhân lực giữa NN, CN và DV
+ Tính quy luật (hay xu hướng chuyển dịch):
Lúc đầu tập trung đông trong NN, sau XH càng phát triển, chuyển sang CN và DV. Chú ý: Bẫy thu nhập trung bình mà

UNDP cảnh báo.
+ Nguyên nhân của tính quy luật:
Lúc đầu: NN cung cấp nhu cầu thiết yếu nhất, năng suất lao động thấp
cầu hàng hóa CN, DV tăng Tập trung phát triển CN, DV; NSLĐ NN
+ Thực tế Việt nam: LĐ vẫn ứ đọng trong NN. Nguyên nhân?

phải tập trung đông. XH phát triển
Có thể rút bớt LĐ từ NN

Nhu


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

Bảng 4.4: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành từ 1999 đến 2009
Đơn vị tính: %

Trong đó
Năm

Tổng số
NN, LN

CN và XD

Dịch vụ

1999


100,00

63,60

12,45

23,94

2000

100,00

62,61

13,10

24,28

2003

100,00

59,60

16,40

24,00

2004


100,00

57,90

17,40

24,70

2009

100,00

51,9

21,60

26,50

Nhận xét: Qua 10 năm cơ cấu lao động chuyển dịch như thế nào? Nhanh, chậm?
Tiến bộ hay không?


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

Phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ
2.3.3. Phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ
2.3.4.1. Phân bố nguồn nhân lực giữa thành thị và nông thôn

1/4/1989

1/4/1999

1/4/2009

Chỉ tiêu
Nghìn người

Tỷ trọng (%)

Nghìn người

Tỷ trọng (%)

Nghìn người

Tỷ trọng (%)

1.Tổng dân số

64.774

100,00

76.653

100,00

85.789


100,00

Nông thôn

52.197

80,58

58.572

76,42

60.415

70,40

Thành thị

12.577

19,42

18.081

23,58

25.374

29,60


2.DS trong tuổi LĐ

33.496

100,00

43.556

100,00

55.029

100,00

Nông thôn

25.625

76,50

32.196

73,92

37.960

68,65

Thành thị


7.870

23,50

11.359

26,08

17.069

31,35

 
Gắn với quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa gắn với phát triển KT-XH


Phần 2-Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

Phâ

2.3.4.2.Phân bố NNL giữa các

vùng kinh tế trong

nước
Phân bố vùng của Việt nam
(Website: Địa lý và cuộc sống)
Ghi chú:
Vùng 1: Đông Bắc

Vùng 2: Tây Bắc
Vùng 3: Đồng bằng Sông Hồng
Vùng 4: Bắc Trung Bộ
Vùng 5: Vùng Nam Trung Bộ
Vùng 6: Tây nguyên
Vùng 7: Đông Nam Bộ
Vùng 8: Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Đánh giá thông qua mật độ dân số và mật độ nguồn nhân lực.
- Nguồn nhân lực tập trung đông vào các vùng đồng bằng, thưa
thớt ở miền núi, hải đảo Phải phân bố lại NNL


Phần 2

Nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực

Cơ cấu dân số và lao động của Việt Nam phân bố theo vùng
Đơn vị tính: %
Nhận xét:
Dân số

Dân số trong tuổi LĐ

- Nguồn nhân lực tập
trung

đông




các

vùng

đồng

bằng:

Sông

Hồng,

Đông

1999

2009

1999

2009

Cả nước

100,00

100,0

100,00


100,0

Đồng bằng sông Hồng

19,37

22,8

19,12

22,6

Long; thưa thớt ở các

Đông Bắc Bắc bộ

14,22

12,9*

14,30

13,8*

vùng Trung du, miền

Tây Bắc Bắc Bộ

2,92


-

2,93

-

Bắc Trung Bộ

13,10

22,0**

13,22

21,4**

Nam Trung Bộ

8,55

-

8,60

-

Tây Nguyên

4,04


6,0

4,10

5,8

Đông Nam Bộ

16,7

16,3

16,74

16,0

Đồng bằng sông Cửu Long

21,10

20,0

21,00

20,4

Nam Bộ và Sông Cửu

núi do phân bố dân
số.



Phần 3

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3.1. Đào tạo và phát triển NNL là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế
3.1.1.Một số khái niệm cơ bản
+ Đào tạo: là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người được đào tạo có thể thực hiện
được các công việc, chuyên môn hoặc một nghề nào đó trong tương lai.
Đào tạo gắn 2 quá trình dạy và học, không chỉ cần kiến thức mà cần cả kỹ năng, tùy theo cấp và yêu cầu đào tạo.
Đặc điểm của đào tạo:
- Phải có thời gian
- Phải có chi phí
- Khó đánh giá chính xác hiệu quả

Đào tạo phải có kế hoạch và đi
trước một bước

+ Phát triển nguồn nhân lực: là quá trình tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và tạo ra cơ cấu NNL ngày càng hợp lý


Phần 3

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

+ Quan hệ giữa đào tạo và phát triển NNL: NNL phát triển tạo ra nhu cầu đào tạo. Đào tạo là hình thức đáp ứng nhu cầu phát
triển NNL (về mặt chất lượng). NNL phát triển khi kinh tế xã hội phát triển. Tại sao?
- Vốn nhân lực: là tập hợp các kiến thức, khả năng, kỹ năng mà con người tích luỹ được trong quá trình đào tạo hoặc làm
việc.

Tại sao kiến thức, kỹ năng tích lũy được gọi là vốn? Ai cũng phải bỏ tiền đầu tư, tích lũy để có được kiến thức, kỹ năng
với hy vọng đầu tư sau thu lại hiệu quả cao hơn
Đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển, đem lại lợi ích?
Đào tạo

tăng vốn nhân lực

Nâng cao chất lượng NNL

Nguồn nhân lực phát triển

Kinh tế tăng trưởng.

- Tăng trưởng kinh tế: biểu hiện ở mức tăng hoặc tốc độ tăng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội). Phương pháp tính?


Phần 3

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Hệ thống giáo dục quốc dân và chiến lược phát triển NNL
+ Hệ thống giáo dục quốc dân (Xem sơ đồ dưới). Chú ý:
- Hệ thống đào tạo hàn lâm, nghiên cứu, quản lý điều hành (các trường đại học và cao đẳng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và
các bộ chuyên ngành).
- Hệ thống đào tạo thực hành: do Tổng cục Dạy nghề của Bộ Lao động TBXH phụ trách, gồm đào tạo nghề sơ cấp, trung cấp
và cao đẳng nghề.


×