PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUỐC OAI
Mã SKKN:
………………………….
……..
Nét chữ -Nết người
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ 5 – 6 tuổi”
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
NĂM HỌC 2018 – 2019
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn.
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
2. Thời gian
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
1.Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài
III. Các biện pháp thực hiện
1. Các biện pháp chung
2. Các biện pháp cụ thể
Biện pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bản
thân
Biện pháp 2: Xác định những nội dung cơ bản cụ thể hóa những kỹ
năng cần dạy trẻ trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ
Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ mọi lúc mọi nơi thông qua
việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
Biện pháp 4: Làm thêm đồ dùng phương tiệ cho trẻ hoạt động
Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh để rèn kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ
IV. Kết quả so sánh đối chứng
C. PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
3. Khuyến nghị và đề xuất
V. Tài liệu tham khảo
Đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học các cấp
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2/27
Trang
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
5
6
7
7
7
8
8
2
13
20
21
23
25
25
25
25
26
27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
1. Cơ sở lý luận
“Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” Từ khi
xưa Bác Hồ đã luôn nhắc nhở chúng ta phải coi trọng công việc giáo dục các thế
hệ tương lai của đất nước, bởi lẽ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” một xã hội
phát triển là một xã hội có nền giáo dục tốt
Cùng với sự nỗ lực của nghành giáo dục thế giới nói chung , giáo dục Việt
Nam đang trên đà phát triển. Trong những năn gần đây nền giáo dục nước ta
luôn đổi mới không ngừng về phương pháp , hình thức và cả nội dung giáo dục
,nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã
hội. Các phong trào thi đua được đề ra và đưa vào nhiệm vụ trọng tâm của năm
học và một trong những nhiệm vụ cụ thể đó là “Xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực” nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Song
giáo dục như thế nào là tốt và có hiệu quả là vấn đề mà tất cả mọi người quan
tâm đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác giáo dục
Với trẻ mầm non tư duy của chúng là tư duy trực quan hình ảnh. Qua
những hình ảnh cụ thể trẻ dễ dàng chiếm lĩnh các tri thức về thế giới xung quanh
từ đó trẻ có thể tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm cho riêng mình. Dạy trẻ
các kỹ năng tự phục vụ từ lúa tuổi mầm non là tác động giáo dục từ sớm sẽ
mang lại hiệu quả cao và tránh bớt những sai phạm trong quá trình trẻ tự mò
mẫm, giúp cho cá nhân sớm định hình cách sống và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu
chuẩn mực xã hội, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những
điều trẻ nên làm và không nên làm và những kỹ năng mà trẻ được học ở trường
mầm non sẽ là hành trang giúp trẻ vào đời
2. Cơ sở thực tiễn
Thời gian qua, dư luận đã phản ánh khá nhiều về thực trạng trẻ thiếu kiến
thức về kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ của các em
cũng không có .Chính vì lý do đó đã làm mất đi sự cần thiết trong con người trẻ
đó là sự sáng tạo và khả năng sống độc lập khiến trẻ luôn ỷ lại phụ thuộc vào
người lớn, khi gặp tình huống khó khăn trong thực tế thì lúng túng không biết sử
lý thế nào.
Về phía các bậc cha mẹ họ luôn quan tâm đến việc làm sao để con mình
được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo mà vô
hình dung bỏ qua mất điều đơn giản là con cần phải học để trở thành người có
ích, có khả năng sống độc lập biết quan tâm yêu thương mọi người.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đó là tiếp tục đổi mới các hoạt động
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một
nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt,
3/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ
giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã
hội.
Nhà giáo dục người ý Maria Montessori đã từng nói “Người lớn làm việc
để hoàn thành nhiệm vụ, còn trẻ làm việc để phát triển và học làm người lớn, để
trở thành con người” và dạy kỹ năng cho trẻ là “một quá trình giáo dục quan
trọng” chúng ta không nên cố để nhào nặn con trẻ mà phải coi trọng sự phát
triển tự nhiên của trẻ.
Là một giáo viên mầm non phụ trách lớp 5-6 tuổi tôi luôn muốm học
sinh của mình có khả năng độc lập trong mọi hoạt động và tự tin với bản thân
để có tâm thế tốt khi bước vào trường tiểu học. Bản thân tôi luôn muốn tìm ra
cách tốt nhất để giúp trẻ tích cực hoạt động và mang lại hiệu quả cao trong quá
trình rèn kỹ năng cho trẻ nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5 - 6 tuổi”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm đánh giá khả năng tự phục vụ của trẻ lớp 5 tuổi A1
- Tìm ra những biện pháp tốt nhất và cụ thể giúp giáo viên rèn kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
- Đề ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả giáo dục ,củng cố rèn luyện những
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Thời gian thực hiện đề tài: trong năm học 2016- 2017 (từ tháng 9/2016 đến
tháng 5/2017)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Nghiên cứu sử dụng tài liệu
- Điều tra khảo sát thực tế trên trẻ
- Quan sát trẻ ở mọi lúc mọi nơi
- Đàm thoại với trẻ
- Động viên khuyến khích trẻ
- Bài tập thực hành
- Phỏng vấn trao đổi với phụ huynh
B. PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
4/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển công
nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của con người và cuộc
sống ảo đã chi phối đời sống của nhiều thế hệ trẻ, lối sống khép kín và hạn chế
giao lưu đã khiến họ thiếu đi tính sáng tạo và sự chủ động độc lập của bản thân.
Mà trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ được tiếp xúc với nền giáo
dục tốt thì sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại.
Trẻ mầm non rất hiếu động thích khẳng định mình thông qua một số công
việc trong sinh hoạt hằng ngày. Đây chính là dấu hiệu của những mong muốn
được làm việc được giải quyết vấn đề một cách tự lập.
Do đó việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng
sớm càng tốt và là việc làm cần thiết và nên làm. Người xưa thường nói “ Dạy
con từ thủa còn thơ” và chân lý ấy luôn đúng bởi lẽ tâm hồn trẻ thơ được ví như
tờ giấy trắng, nếu chúng ta không quan tâm dạy trẻ những kỹ năng sống cần
thiết sẽ gây ra nhiều hậu quả sau này như lối sống dựa dẫm và trẻ thiếu khả năng
tự lập. Và đây là một trong những hoạt động giáo dục vô cùng quan trọng, là
nền tảng hình thành các kỹ năng sống giúp trẻ thấy quý trọng năng lực bản thân,
cân bằng cuộc sống, hình thành cho trẻ tính tích cực chủ động, sáng tạo tự tin,
vững vàng trước mọi khó khăn thử thách và trẻ biết tự lập trong sinh hoạt hằng
ngày, năng động trong cuộc sống, giúp trẻ yêu lao động và hơn hết đó là chìa
khóa của sự thành công trong cuộc sống của mỗi con người.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi lại lớp điểm của khối với số lượng là
40 trẻ trong lớp, trong đó con em nông dân chiếm đa số, đời sống kinh tế của các
bậc phụ huynh còn thấp vì thế trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi
và khó khăn như sau
1. Thuận lợi
* Đối với giáo viên
- Bản thân tôi là một giáo viên có thâm niên nhiều năm trong nghề, có năng
lực sư phạm, có ý thức trách nhiệm, và có kinh nghiệm trong công tác nuôi dạy
trẻ. Và hơn hết tôi luôn nhiệt tình trong công tác, hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao.
- Tôi luôn tự học tập không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi kiến thức
và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, luôn tìm tòi học hỏi qua các phương tiện truyền
thông, sách báo để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác
chuyên môn, tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy
học hiện đại.
5/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
- Được dự các chuyên đề của phòng và của nhà trường tổ chức về hoạt động
rèn kỹ năng cho trẻ
* Đối với trẻ:
- Khả năng kiềm chế ở độ tuổi này tốt hơn so với trước. Do vậy, trẻ có thể phục
tùng mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu của người lớn.
- Số lượng trẻ tập trung trong thôn , trẻ đến lớp đạt kế hoạch ngay từ đầu năm.
- Tỷ lệ chuyên cần của lớp cao luôn đạt 90 – 98 %
- 100% số trẻ trong cùng độ tuổi, không có trẻ khuyết tật trong lớp
- 100% trẻ ăn bán tú tại lớp
* Về cơ sở vật chất:
- Trường lớp khang trang sạch đẹp
- Được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cần thiết cho cô và trẻ để
phục vụ cho các hoạt động chơi và học
* Đối với phụ huynh:
- Quan tâm đưa trẻ đến lớp chuyên cần
- lớp có ban đại diện phụ huynh nhiệt tình quan tâm và hỗ trợ kịp thời về các
nguyên vật liệu, ủng hộ các đồ dùng khi cần thiết và thường xuyên phối hợp
chặt chẽ với giáo viên trong việc theo rõi đánh giá trẻ.
- Luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp các khoản cần thiết với nhà trường
2. Khó khăn
* Đối với trẻ:
- Số trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều.
- Nhiều trẻ khả năng tự phục vụ còn rất yếu do trẻ được sống trong môi trường
quá bao bọc và được nuông chiều ở nhà , trẻ được bố mẹ phục vụ, chăm sóc quá
chu đáo khiến trẻ không có tính tự lập, quen dựa dẫm nên chưa có ý thức chủ
động trong các công việc.
* Về cơ sở vật chất:
- Diện tích phòng lớp chật hẹp.
- Đồ dùng chuẩn theo thông tư 02 chưa đầy đủ.
- Những đồ dùng cho trẻ thực hành trải nghiệm các kỹ năng chưa được cung cấp
đầy đủ.
* Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh thường chỉ quan tâm đến việc đọc và viết của con chứ chưa
có sự quan tâm đúng mực về cách sử dụng những đồ dùng vật dụng trong đời
sống và sinh hoạt hàng ngày ra sao
6/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
- Với tâm lý con là cục cưng nên bố mẹ thường hay chiều chuộng, cung phụng
con cái và chăm sóc một cách thái quá khiến con dần mất đi tính tự lập và khả
năng của bản thân khiến trẻ có suy nghĩ mình chưa phải học làm việc gì cả.
- Một số phụ huynh còn hiểu nhầm dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là bắt con làm
việc quá sớm nên phản đối việc phối hợp với giáo viên cùng dạy trẻ
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Tổng số trẻ trong lớp 40 trẻ trong đó: Nữ 18 trẻ, nam 22 trẻ
Ngay từ đầu tháng 8 khi tiếp nhận trẻ tôi đã quan sát, theo rõi và tiến hành khảo
sát trên 100% số trẻ trong nhóm lớp và tôi nhận thấy tình hình thực tế kỹ năng tự
phục vụ của trẻ còn nhiều hạn chế và kết quả điều tra có số liệu cụ thể như sau:
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Xếp loại
Số trẻ
Số trẻ Tỷ lệ
Tỷ lệ
chưa
STT
Nội dung đánh giá
đạt
%
%
đạt
Trẻ mạnh dạn tự tin trong các
1.
15
37,5%
25
62,5%
hoạt động
Trẻ có ý thức chủ động trong
2.
20
50%
20
50%
các hoạt động
Trẻ có kỹ năng sử dụng các
3.
17
42,5%
23
57,5%
đồ dùng thành thạo
Trẻ có thói quen lao động tự
4.
18
45%
22
55%
phục vụ
Trẻ có ý thức và hành vi đúng
5
19
47,5
21
52,5
chuẩn mực
Trẻ có kỹ năng tự giải quyết
6
20
50%
20
50%
vấn đề
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Các biện pháp chung
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân
- Biện pháp 2: Xác định những nội dung cơ bản cụ thể hóa những kỹ năng cần
dạy trẻ
- Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ mọi lúc mọi nơi thông qua việc thực
hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
- Biện pháp 4: Bổ xung đồ dùng phương tiện cho trẻ hoạt động
- Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ
7/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
2. Các biện pháp cụ thể
* Biện pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân
Theo quan điểm giáo dục của Montessori “dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ là tạo
cho trẻ những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ
đối với bản thân và những người xung quanh”. Tập những kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ là từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ, đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có kỹ năng
tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống
hiện tai hay tương lai. và “một đứa trẻ thành công không chỉ học hoàn toàn trong
sách vở mà còn cần có kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ năng tự chăm sóc bản
thân” và dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ chính là dạy trẻ cách thích nghi với cuộc
sống, tự tin trước những khó khăn và thử thách sau này. Chính vì tầm quan trọng
đó nên tôi đã tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn bè
đồng nghiệp để nắm chắc phương pháp và biện để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức
hiểu sâu và vận dụng những điều học vào thực tế hằng ngày
- Tôi tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, chuyên đề của phòng giáo dục và nhà
trường về rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Nghiên cứu kỹ tâm sinh lý lứa tuổi trẻ , những mong muốn của trẻ và những kỹ
năng cần thiết và phù hợp để dạy trẻ 5-6 tuổi.
- Học hỏi qua tài liệu chương trình Montessori của Nhật bản về cách hướng
dẫn và dạy các kỹ năng cho trẻ rồi tôi tự thực hành những kỹ năng cần thiết ở
nhà cho thật thành thạo để lấy kinh nghiệm dạy trẻ.
- Tự tìm tòi các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy kỹ năng cho trẻ như: sưu
tầm các video thực hành kỹ năng khi ăn uống, khi thực hành các thao tác vệ sinh
cá nhân trên các kênh truyền hình cho trẻ xem để từ đó trẻ sẽ có các thói quen tự
học và cùng bạn học tập.
- Tham dự các tiết dạy của bạn bè đồng nghiệp cùng bạn bè trao đổi các vướng
mắc và băn khoăn khi xác định các kỹ năng cũng như phương pháp để dạy kỹ
năng cho trẻ.
- Lắng nghe ý kiến góp ý của bạn bè và ban giám hiệu nhà trường để khắc phục
những hạn chế của bản thân, bởi lẽ để dạy trẻ tốt thì người giáo viên phải là tấm
gương mẫu mực về hành vi, cách ứng xử, những lời nói hay, cách giải quyết vấn
đề tốt để trẻ noi theo. Nhờ có quá trình học tập bồi dưỡng tôi đã có vốn kiến
thức cơ bản về các kỹ năng tự phục vụ để dạy trẻ.
* Biện pháp 2: Xác định những nội dung cơ bản, cụ thể hóa những kỹ năng
cần dạy trẻ trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
8/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Ngay từ đầu năm học, khi xây dựng kế hoạch của lớp tôi căn cứ vào kế hoạch
chăm sóc giáo dục chung của nhà trường để đảm bảo tính đồng tâm phát triển và
sắp xếp các nội dung từ rễ đến khó và các kỹ năng quan trọng cần thiết để phân
ra từng tháng sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của độ tuổi để trẻ
vừa được ôn luyện kiến thức cũ vừa được tiếp thu kiến thức mới rồi trình ban
giám hiệu xin ý kiến chỉ đạo và phê duyệt
Với sắp xếp như vậy tôi đã có một kế hoạch cụ thể cho lớp và trong những
buổi họp chuyên môn đầu năm tôi đã mạnh dạn trao đổi với bạn bè trong tổ về
phương pháp và cách dạy trẻ sao cho đạt hiệu quả nhất. Đối với những kỹ năng
trẻ đã được học qua ở lứa tuổi trước thì lên độ tuổi lớn hơn cô tiến hành dạy trẻ
theo hình thức ôn luyện và nâng cao hơn ở yêu cầu kỹ thuật và sự hướng dẫn
của cô được giảm dần theo cách nhắc lại kiến thức cho trẻ trẻ thực hiện thao tác
có sự quan sát của cô.
Từ những căn cứ đã thống nhất trong tổ chuyên môn tôi tiến hành xây dựng
kế hoạch dạy trẻ kỹ năng cụ thể của lớp mình trên cơ sở có sự thống nhất với
giáo viên cùng lớp. Chúng tôi tiến hành phân nhóm các kỹ năng dạy trẻ để đưa
ra mục tiêu cụ thể cần đạt trên trẻ:
+ Nhóm các kỹ năng giúp trẻ tự chăm sóc bản thân: lấy nước uống nước,
chải tóc, cắt móng tay, sử lý khi ho và khi có mũi, xúc miệng nước muối….Ở độ
tuổi mẫu giáo lớn trẻ phải được học để biết cách tự chăm sóc bản thân và đến
cuối độ tuổi trẻ phải thực hiện được thành thạo các kỹ năng này để hình thành
cho trẻ những thói quen tạo tính tự lập cho trẻ giúp trẻ có những kỹ năng đơn
giản như: biết tự cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp, tự biết lấy và cất đồ dùng đồ
chơi khi muốn chơi, tự rửa tay trước và sau khi ăn cơm, kê bàn ghế chuẩn bị bàn
ăn, chuẩn bị khăn lau, tự xúc cơm ăn, biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn (không
nói chuyện trong khi ăn, ăn không rơi vãi, không vứt bỏ thức ăn) khi ăn xong
biết lau, dọn bàn ăn, để bát thìa đúng quy định, biết vệ sinh cá nhân rửa mặt rửa
tay, đánh răng, đi dép, tự mặc và cởi quần áo, tự xúc cơm ăn, tự đóng mở đai da,
chuẩn bị đồ dùng cá nhân gấp và cất quần áo …
+ Nhóm các kỹ năng tự bảo vệ bản thân . Để dạy trẻ tự bảo vệ được bản thân
ở lứa tuổi mẫu gáo lớn chúng tôi xây dựng kế hoạch trên cơ sở là xây dựng các
tình huống để trẻ thấy được rằng muốn tự bảo vệ được bản thân trẻ phải nhận ra
được các mối nguy hiểm và tự mình có thể xoay sở trong các trường hợp cần
thiết. Các mối nguy hiểm luôn hiện hữu mọi lúc mọi nơi và xung quanh trẻ , nó
có trong mọi gia đình (bếp ga, ổ điện , dao kéo nhọn, bàn là…), ngoài xã hội
(Trộm cắp, bắt cóc, lạc đường, bắt cóc, xâm hại cơ thể...) và ở môi trường xung
quanh trẻ như: sông nước, lũ lụt, động đất, ô nhiễm môi trường. Tôi hướng dẫn
9/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
trẻ cách đối mặt với những nguy hiểm ấy chúng ta phải bình tĩnh và sử lý kịp
thời.
VD: Tình huống 1- Khi bố mẹ có việc bận đi vắng con phải ở nhà một mình con
sẽ làm những việc gì và nếu có người gọi cửa con sẽ xử lý thể nào?. Tôi cho trẻ
tự đưa ra những cách giải quyết riêng của mình rồi tôi nhẹ nhàng giải thích
hướng dẫn trẻ : Nếu gặp tình huống này thì các con cần lưu ý những điều sau:
- Nhớ kỹ lời bố mẹ dặn
- Nhớ số điện thoại của bố, mẹ để gọi khi cần thiết
- Không mở cửa cho người lạ vào
- Không tự ý lấy các đồ vật ở trên cao
- Không leo trèo thò đầu ra ngoài cửa sổ
- Không nghịch lửa , dao và các vật sắc nhọn
- Không nghịch nước
- Không tự ý ra ngoài chơi
Tình huống 2: Trong lúc con đang chơi với bạn trong xóm có một người lạ mặt
đến và bảo con lên xe cô đưa con đi mua kẹo và lai con đến chỗ cơ quan của bố ,
con sẽ xử lý như thế nào? Sau khi trẻ đưa ra các đáp án và câu trả lời của trẻ tôi
giải thích cho trẻ biết đấy cũng chính là một mối nguy hiểm nếu con nghe theo
người lạ có thể họ sẽ bắt cóc con và đưa con đi thật xa không được về với bố mẹ
nữa. Khi gặp tình huống này con phải bình tĩnh và nói không đi còn nếu người
lạ cố tình bế con lên xe thì con phải kêu to lên để gọi người lớn xung quanh đến
giải cứu.
Với nội dung bảo vệ cơ thể tránh bị xâm hại là một trong những kỹ năng
quan trọng để trẻ tự bảo vệ mình tôi sử dụng “nguyên tắc năm ngón tay” để cùng
trẻ chia sẻ cách bảo vệ bản thân. Sau khi cho trẻ xem video tôi cho trẻ thực hiện
ôn kỹ năng cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ vẽ hoặc kể tên những vùng trên cơ thể
trẻ không cho người lạ đụng vào, cách ứng xử khi gặp người lạ, cách sử lý khi
có người lạ đụng vào cơ thể.
+ Nhóm kỹ năng thích nghi. Là kỹ năng cần thiết để trẻ có thể hòa nhập với
đám đông, trong mọi môi trường xung quanh trẻ, thích nghi chính là yếu tố quan
trọng giúp trẻ đạt được những thành công và đạt kết quả tốt cho công việc và
cuộc sống của trẻ sau này, từ đó trẻ có khả năng hợp tác cùng các bạn trong
nhóm trong công việc học tập .Môi trường sống không phải lúc nào cũng được
theo ý vì thế thích nghi với môi trường sống là đã nâng cao khả năng đề kháng
nâng cao thể lực của trẻ , thỏa mãm tính năng động,có khả năng chịu đựng trước
khó khăn và trẻ tự chủ động trong mọi biến cố có thể xảy ra.
10/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Ngoài việc thích nghi với môi trường sống trẻ phải thích nghi với các loại
thức ăn của mỗi địa phương và các cách chế biến khác nhau để đảm bảo trẻ ăn
đủ chất dinh dưỡng.
Sự thích nghi còn đòi hỏi trẻ cả sự hòa nhập về các nét văn minh của xã
hội hiện đại trẻ có thể thay đổi nhũng thói quen bản năng để tập các thói quen ,
kỷ luật tốt như: Biết xếp hàng chờ đến lượt, đây là những thói quen mà hầu hết
các trẻ thường hay bỏ qua bởi lẽ trẻ nào cũng muốn mình là người chiến thắng,
xong cô giáo là người phải giải thích cho trẻ hiểu sự chiến thắng lớn nhất là tự
chiến thắng bản thân mình con hãy tập cho mình những thói quen nề nếp biết
xếp hàng khi chưa đến lượt, và phải tôn trọng bạn đến trước có như vậy thì tất cả
chúng ta đều là người chiến thắng.
Thói quen giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác
đúng nơi quy định. Trẻ cần biết đây là một hành vi văn minh dù ở nhà hay đến
lớp thì cũng cần bỏ rác vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung bảo vệ môi
trường sống của chúng ta.
Thói quen biết nói cảm ơn, xin lỗi khi được người khác giúp đỡ. Với kỹ
năng này tôi dạy trẻ theo từng tình huống và điều quan trọng là giúp trẻ nhận ra
các tình huống cụ thể để có các ứng xử phù hợp, tôi thực hiện các bài tập tình
huống cho trẻ luyện tập.
VD: Khi con bị vấp ngã được một người thân đỡ con dậy con sẽ nói gì với họ?
khi bạn cho con mượn đồ chơi con sẽ nói gì với bạn? Khi mẹ dặn con phải gập
xếp quần áo của mình nhưng vì mải xem tivi mà con quên mất con sẽ trả lời mẹ
như thế nào?
+ Nhóm kỹ năng làm một số công việc đơn giản: Quét rác trên sàn, lau chùi
nước, rót mời nước, mời trà rửa cốc, cắt dưa chuột, đóng mở cửa…. Đây là kỹ
năng cần thiết và tất yếu cần phải học ở mỗi đứa trẻ bởi không phải ai khi sinh ra
là đã làm được tất cả mọi việc mà nó đòi hỏi một quá trình dài học hỏi đúc rút
kinh nghiệm cho bản thân từ những trải nghiệm thực tế công việc. Với nhóm kỹ
năng này trẻ thường tỏ ra hứng thú bởi lẽ trẻ mầm non rất hiếu động và ưa
những hoạt động trải nghiệm thực tế, khi trẻ thấy rằng mình có thể tự làm việc
nào đó, trẻ sẽ trở nên tin tưởng vào khả năng của mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi
khó khăn ở mức độ cao nhất có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự can
thiệp của người lớn. Khi cho trẻ trải nghiệm với những kỹ năng mới tôi hướng
dẫn và làm mẫu cho trẻ quan sát. Khi thao tác mẫu tôi làm chậm rãi từng thao
tác để lôi cuốn sự chú ý và tập chung của trẻ, khi trẻ đã quan sát kỹ và nắm chắc
tôi cho trẻ thực hành, chú ý thường xuyên ôn luyện để các thao tác trở thành kỹ
năng thực thụ của trẻ.
11/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
VD: Trẻ 5 tuổi có thể yêu cầu trẻ lao động bằng làm việc đơn giản để giúp mẹ và
cô như quét rác trên sàn. Tuy nhiên đây là một kỹ năng khó vì thế tôi thực hiện
thao tác mẫu nhiều lần trên bộ đồ quét rác cho trẻ quan sát rồi yêu cầu trẻ nêu
nhận xét khi quan sát cô làm, sau đó tôi cho trẻ thực hiện thao tác rồi cô quan sát
và kịp thời sửa cho trẻ khi trẻ làm chưa đúng đồng thời nhắc nhở trẻ chú ý quan
sát cô trong những lúc cô làm vệ sinh tại lớp. Để có kỹ năng quét nhanh, thành
thạo đòi hỏi sự kiên nhẫn của cô và trẻ cộng thêm những trải nghiệm thực tế
nhiều lần của trẻ đến giai đoạn cuối độ tuổi trẻ đạt các yêu cầu kỹ năng đề ra là
đạt.
Để trẻ có những kỹ năng làm các công việc tự phục vụ thành thạo thì cần
phải có thời gian và để trẻ được trải nghiện nhiều lần, đồng thời phải day trẻ
theo từng giai đoạn của độ tuổi chính vì thế tôi và giáo viên cùng lớp đã thống
nhất một kế hoạch cụ thể để dạy trẻ theo từng tháng
VD: KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHO TRẺ LỚP 5 TUỔI
THÁNG
KỸ NĂNG
- Đi cầu thang
- Cất ba lô
- Cách đứng lên ngồi xuống ghế
9
- Cách cởi giầy ,đi giầy, cất dép
- Cách rửa tay
- Cách rửa mặt
- Cách vắt khăn ướt
- Cách gấp khăn lại
10
- Cách lấy nước , uống nước
- Cách sử dụng thìa
- Cách sử dụng kéo
- Cáh cầm dao , kéo ,dĩa
11
- Cách mặc áo ,cởi áo, gấp quần áo
- Cách kéo khóa
- Cách cài khuy áo
- Cách mặc áo, cởi áo,móc quần áo
- Cách chải tóc
12
- Cách cắt móng tay
- Cách đóng mở cửa
- Cách quét rác trên sàn
1
- Cách sử lý khi có mũi
- Cách sử lý khi ho
- Cách rót nước
- Cách lau chùi nước
2
- Cách mời trà và rửa cốc
- Cách xúc miệng nước muối
3
- Cáh cắt dưa chuột
12/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
4
5
- Cách pha nước cam
- Cách chuẩn bị giờ ăn nhẹ
- Cách sử dụng đũa
- Cách đánh giầy
- Cách đóng mở đai da
Ôn luyện các kỹ năng đã học
Khi đã xây dựng theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá mức
độ hoàn thành của trẻ theo từng tháng và có kế hoạch ôn luyện kịp thời cho
những trẻ còn chưa đạt được các kỹ năng đã đề ra và đây là phương pháp mà tôi
đã cảm thấy phù hợp và trẻ lớp tôi đã dần tiến bộ lên hàng ngày
* Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ mọi lúc mọi nơi thông qua việc
thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
Để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và hình thành một thói quen cho trẻ
không phải là khó song nó đòi hỏi sự kiên trì, chính vì thế để dạy trẻ kỹ năng tôi
thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ để dạy trẻ mọi lúc mọi nơi tôi thấy
trẻ thường hứng thú hơn khi được vừa học vừa chơi
* Trong giờ đón trẻ: Tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ các kỹ năng: đi cầu thang,
cất dép, cất ba lô.. Vì lớp tôi ở trên tầng hai nên việc dạy trẻ kỹ năng đi cầu
thang đúng cách là việc làm cần thiết để tránh tình trạng xen lấn xô đẩy khi trẻ
đến lớp, khi xuống sân tập thể dục, khi ra hoạt động ngoài trời. Khi trẻ đến cửa
lớp tôi ân cần đón trẻ và nhắc trẻ ra cất ba lô đồ dùng , cất dép và tôi chú ý quan
sát kỹ năng của trẻ để hướng dẫn những trẻ chưa thành thạo kỹ năng, với những
trẻ còn lúng túng tôi gợi ý và hỏi trẻ cách để thực hiện công việc đó
VD: Đầu năm học tôi quan sát thấy mặc dù trẻ đã được học ở lớp trước, xong do
tính hiếu động nên khi lên lớp lớn nhưng khi cất ba lô cất dép đẻ vào lớp trẻ
thường theo thói quen tự nhiên, mở tủ nhanh cất ba lô rồi đóng tủ vội vàng gây
tiếng ồn và ảnh hưởng đến độ bền của tủ rồi khi cất dép trẻ đến gần giá dép rồi
tiện giơ chân lên đá dép vào giá rồi vội vàng vào lớp. Tôi đã kiên trì để thay đổi
những thói quen đó của trẻ, ngay buổi đầu tiên khi trẻ đã đến lớp đông đủ tôi
hướng dẫn các con những thao tác kỹ năng đó bằng cách thực hiện các thao tác
đó cho trẻ quan sát rồi cho trẻ thực hành và tôi đã làm các ký hiệu rồi cho trẻ
nhận biết các ký hiệu riêng của mình trên tủ đồ dùng , trên giá dép và nhắc trẻ
cất đúng chỗ của mình .Cứ như vậy sau đó hàng ngày vào những hoạt động một
ngày của trẻ tôi quan sát và thường xuyên nhắc nhở trẻ .Với sự kiên trì sau một
thời gian lớp tôi đã đi vào nề nếp và trẻ đã thực hiện rất tốt các kỹ năng đó.
13/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Hình ảnh: Trẻ đi cầu thang, xếp hàng chờ lấy dép trong giờ thể dục
* Trong hoạt động học: tôi tích hợp các kỹ năng vào dạy trẻ thông qua các tình
huống, nội dung của bài dạy.
Thông qua hoạt động làm quen văn học: Trẻ mầm non rất thích được nghe kể
chuyện với những câu chuyện có nhiều tình tiết và gây cười thường để lại ấn
tượng sâu và khi kể chuyện cho trẻ tôi thường lồng các nội dung giáo dục kỹ
năng cho trẻ.
VD: Câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” khi kể cho trẻ nghe tôi đặt các câu hỏi:
- Vì sao gấu con bị sâu răng?
- Để không bị sâu răng như gấu con thì chúng ta phải làm gì?
Rồi tôi cho trẻ chơi trò chơi “Đôi tay dẻo” cho trẻ cùng làm động tác đánh răng
để ôn lại kỹ năng tự đánh răng cho trẻ.
Thông qua hoạt động nghệ thuật: Qua các hoạt động học âm nhạc, tạo hình trẻ
cũng được học các kỹ năng tự phục vụ như: kỹ năng cầm kéo sự tự tin của bản
thân và trẻ được học cả cách tự xoay sở để hoàn thành nhiệm vụ.
VD: Với hoạt động tạo hình làm các phương tiện giao thông từ các vật liệu khác
nhau Trong hoạt động này trẻ phải sử dụng tổng hợp các kỹ năng đã được học
như: cách sử dụng kéo, dùng băng dính , hồ dán... Trước khi cho trẻ thực hiện
tôi cho trẻ ôn lại kỹ năng bằng các câu hỏi:
- Các con cầm kéo bằng tay nào?
- Khi sử dụng kéo chúng ta cắt như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Dùng kéo xong các con phải để kéo như thế nào?
Thông qua hoạt động thể dục: Ở hoạt động này ngoài việc rèn cho trẻ kỹ năng
mạnh dạn nhanh nhẹn, tự tin trước những thử thách mới trẻ còn được ôn lại
nhiều kỹ năng tụ phục vụ khác như: Kỹ năng xếp hàng chờ đến lượt, phối hợp
14/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
với các bạn trong hóm, kiểm tra chuẩn bị trang phục gọn gàng trước khi vào vận
động.
Thông qua hoạt động khám phá khoa học: Trẻ không những được tìm tòi
khám phá nhiều điều hay và mới lạ từ những điều gần gũi mà trẻ đã biết đến
những nơi thú vị mà trẻ chưa được đến bao giờ và trẻ còn được học các kỹ năng
tự bảo vệ bản thân qua hoạt động khám phá xã hội.
VD: hoạt động khám phá xã hội qua tình huống khi bé bị lạc. Thông qua tình
huống này trẻ được cùng nhau trao đổi về các cách giải quyết của bạn và của
mình rồi cuối cùng trẻ được cô giáo hướng dẫn các kỹ năng cần thiết khi bị lạc
như:
- Không đi chơi xa một mình
- Luôn gần với bố mẹ hoặc người thân khi được bố mẹ cho đi chơi công viên ,
siêu thị
- Ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà để nhờ giúp đỡ khi cần
- Không đi theo người lạ
- Đến đồn công an nơi gần nhất để nhờ giúp đỡ khi bị lạc
- Qua hoạt động góc: Với giờ hoạt động góc tôi xây dựng góc trọng tâm thay
đổi theo từng tuần và cho trẻ thực hiện đổi vai chơi khi muốn và mỗi góc chơi
lại cung cấp cho trẻ những kỹ năng khác nhau để trẻ được học những điều mới
lạ riêng.
VD: Với góc bán hàng trẻ được học các kỹ năng bán hàng phải niềm nở, khéo
léo nói năng nhẹ nhàng khi khách đến mua, còn khi là người mua hàng thì phải
xếp hàng chờ đến lượt. Góc nấu ăn trẻ được trải nghiệm các kỹ năng làm những
công việc nọi trợ như: sử dụng dao dĩa , cắt dưa chuột, sử dụng đũa, pha nước
cam, chuẩn bị giờ ăn nhẹ….Góc xây dựng trẻ được rèn kỹ năng tự lấy cất đồ
dùng đúng nơi quy định, đoàn kết hợp tác với bạn. Góc nghệ thuật tôi thường
xuyên sưu tầm những đồ dùng phế liệu là vải vụn, lá cây khô hay nhũ màu để trẻ
được rèn các kỹ năng vận động tinh và sự khéo léo của đôi bàn tay khi thực
hành vẽ tranh , làm con vật , làm bộ sưu tập thời trang. Góc thực hành kỹ năng
sống là nơi trẻ được học các kỹ năng mới và những trải nghiệm mới mẻ nhất, ở
góc này tôi thường xuyên thay đổi những kỹ năng mới để trẻ được thực hành
những trải nghiệm mới như: cho trẻ làm các loại bánh của địa phương, gấp quần
áo, quét rác trên sàn, cách gắp bằng các loại kẹp, cài khuy áo, rót nước , lau chùi
nước khi làm rớt, chải đầu tết tóc …
15/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Hình ảnh trẻ đang chải đầu tết tóc cho bạn
Trong giờ hoạt động ngoài trời: Ngoài những hoạt động có mục đích tôi đan
xen tổ chức các hoạt động chăm sóc cây xanh, những trò chơi giao lưu để trẻ
thực hành kỹ năng lao động tập thể và trẻ được giao lưu với bạn bè phát triển
mối quan hệ và khả năng thích nghi hòa đồng với đám đông giúp trẻ tự tin vào
bản thân yêu thiên nhiên tôn trọng bạn bè.
VD: Tôi cho các con cùng vệ sinh nhổ cỏ vườn hoa của trường các con sẽ cùng
nhau nhổ cỏ để chăm sóc những cây hoa của trường tạo sự đoàn kết, ý thức lao
động trong tập thể để trẻ cùng nhau sẻ chia công việc và thấy tự hào vì mình
cũng có một vai trò quan trọng trong tập thể và cảm thấy phấn khích vì mình đã
làm việc có ích.
16/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Hình ảnh trẻ đang nhỏ cỏ chăm sóc cây
Trong giờ ăn: Ngoài hoạt động ngoài trời khi đến giờ ăn tôi dạy trẻ các kỹ
năng: rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, gấp quần áo, kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn,
cách đứng lên ngồi xuống ghế và những nghi thức văn hóa trong ăn uống bao
gồm biết mời trước khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn hết xuất, không
làm rơi vãi thức ăn, khi ăn nhai nhỏ xúc cơm nhẹ không gây tiếng ồn, không
ngậm cơm khi ăn...Ngoài việc nhắc nhở trẻ những thao tác kỹ năng tôi còn sưu
tầm thơ cho trẻ đọc.
VD: Giờ ăn đến rồi
Rửa mặt , rửa tay
Kê bàn cùng bạn
Thật nhẹ nhàng thôi
Khi ngồi lưng thẳng
Tay phải cầm thìa
17/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Giữ bát tay trái
Xúc cơm thật khéo
Cho đôi tay dẻo
Nếu cơm rơi vãi
Nhặt vào đĩa luôn
Khi ăn nói chuyện
Là mất vệ sinh
Cái miệng bé xinh
Ăn cho hết xuất
Lúc ăn song rồi
Cất bàn ghế gọn
Ấy là bé ngoan
Tuy nhiên để trẻ ăn ngon và có nề nếp thì đòi hỏi chúng ta phải tạo cho trẻ
không khí thoải mái trong bữa ăn động viên trẻ ăn và nhắc nhở trẻ ăn các nhóm
thức ăn khác nhau đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và hết khẩu phần một cách ngon
miệng thoải mái, tôi giáo dục trẻ bằng những lời động viên ân cần “Con ăn thêm
cả rau vào để cung cấp thêm chất vitamin và chất sơ thì cơ thể con mới khỏe
mạnh giúp cho con học giỏi hơn và cao lớn hơn” những trẻ ăn ngoan tôi khen
ngợi kịp thời để trẻ thấy được rằng chỉ khi ngoan ngoãn trẻ mới được mọi người
quan tâm và yêu mến.
Hình ảnh trẻ rửa tay trước khi ăn, gấp
cất quần áo
* Giờ ngủ của trẻ: Tôi khuyến khích trẻ làm những công việc đơn gản như: lấy
chăn ,gối cùng cô .Trong lúc trẻ làm tôi bao quát và làm cùng với trẻ để nhắc
nhở trẻ khi làm phải nhẹ nhàng để bảo vệ đồ dùng và rèn tính kỷ luật trong lao
18/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
động. Khi trẻ ngủ dậy tôi hướng dẫn thu dọn đồ dùng sau khi sử đúng chỗ và
ngăn nắp như : nhắc nhở trẻ gấp chăn lại ,vì trẻ còn nhỏ nên tôi cho trẻ thực hiện
hai bạn cùng gấp một chăn để phù hợp với sức lực và khả năng của trẻ và để tạo
tính đoàn kết, biết phối hợp cùng bạn của trẻ .Tôi thấy trẻ lớp mình rất hứng thú
và trẻ như tự tin hơn và tôi thấy như có cả niềm tự hào trong trẻ vì trẻ cảm thấy
mình là người có ích. Những lúc như vậy tôi thường động viên trẻ kịp thời bằng
những lời khen ngợi thành công của trẻ
VD: - Cô cám ơn các bạn đã giúp cô lấy chăn và trải gối rất là thẳng hàng, cô
khen cả lớp
- Hôm nay cô thấy bạn Ngọc và bạn Linh ngủ ngoan và bạn còn gấp chăn rất là
đẹp
- Cô rất vui vì hôm nay các bạn đã giúp cô vệ sinh lớp rất sạch sẽ, các con thấy
lớp mình có gọn đẹp hơn không ?
* Hoạt động chiều: Là khoảng thời gian cả cô và trẻ đều thư giãn và có nhiều
thời gian nhất vì mọi hoạt động chính đã hoàn thành ,những lúc này tôi cho trẻ
ôn lại những kỹ năng trẻ vẫn còn yếu hoặc tiến hành dạy kỹ năng mới cho trẻ .
Tôi tổ chức cho trẻ ngồi thành nhóm rồi cùng trò chuyện , đưa ra những tình
huống để dạy kỹ năng cho trẻ
VD: Khi con đang ốm và ho và sổ mũi, trong lúc đang ăn cơm mà nước mũi con
lại chảy và lại có cơn ho thì con sẽ làm thế nào? Hôm nay cô sẽ dạy các con
cách sử lý khi có mũi và khi ho nhé. Và tôi cho trẻ xem thao tác mẫu , khi trẻ
quan sát kỹ tôi cho trẻ thực hành và nhắc nhở trẻ sau khi lau mũi vứt giấy đã lau
vào đúng chỗ
Dạy trẻ kỹ năng vào buổi chiều tôi thường cho trẻ xem video và quan sát
một số hình ảnh tôi sưu tầm về thực hành kỹ năng và hỏi trẻ “ Các con thấy bạn
thực hiện (xử lý ) đúng chưa , theo con thì phải làm thế nào?”. Bằng những câu
hỏi tình huống trẻ sẽ hứng thú làm hơn bởi vì khi được yêu cầu thực hiện như
vậy trẻ rất thích và cảm thấy tự hào như mình đang làm thầy cô giáo để dạy các
bạn kia thực hành thao tác kỹ năng và trẻ thấy tự tin thực hiện.
Khi xây dựng kế hoạch tôi luôn đưa những hoạt động lao động tập thể vào
buổi chiều cuối tuần để trẻ cùng cô lau dọn giá đồ chơi, các góc lớp vừa cho trẻ
thực hành kỹ năng, tạo thói quen vệ sinh cho trẻ lại vừa liên kết tính tập thể của
trẻ khi phối hợp cùng cô cùng bạn chăm lo cho lớp học của mình.
Từ việc dạy kỹ năng cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
giúp trẻ thường xuyên thực hành trải nghiệm và chỉ sau một thời gian trẻ đi vào
nề nếp và đến giai đoạn cuối của độ tuổi đã tạo thành một thói quen, nề nếp trẻ
cứ thế thực hiện đi cầu thang theo thứ tự, cất dép gọn gàng vào giá, kê bàn ghế
19/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
gập chăn cất gối sau khi ngủ dậy… mà không cần đợi cô nhắc nhở . Có thể nói
đây là cả một quá trình giáo dục quan trọng để trẻ học và hiểu quá trình thực
hiện công việc theo một trình tự nhất định và luôn thực hiện đúng, nhẹ nhàng,
cẩn thận và từ tốn để đạt được kết quả như mong đợi.
* Biện pháp 4: Làm thêm đồ dùng phương tiện cho trẻ hoạt động
Do trẻ đông, nhiều nhóm lớp điểm trường mà bộ đồ dùng Montessori cho
trẻ thực hành kỹ năng phục vụ cũng khá đắt ,nên nhà trường chưa đủ điều kiện
kiện kinh tế để trang bị đầy đủ đồ dùng cho các nhóm lớp, vậy nên ngoài những
đồ dùng do nhà trường phát tôi cố gắng làm thêm một số đồ dùng cho trẻ thực
hành trải nghiệm. Để làm được những đồ chơi, những mô hình, tôi sưu tầm các
phế liệu và nhắc nhở trẻ góp cho cô những phê liệu ở nhà trẻ có như: Vải vụn,
vỏ bánh hộp sữa… để làm đồ dùng vừa rẻ tiền vừa an toàn và không độc hại.
Làm những đồ dùng này mất khá nhiều thời gian vì vậy tôi phải tranh thủ những
lúc nhàn rỗi ở nhà và khi đến lớp thì hướng dẫn trẻ cùng làm với cô trong những
buổi chiều, những giờ chơi của trẻ.
Qua quá trình tiếp xúc và làm việc với trẻ tôi nhận thấy những đồ dùng tự
tạo có sức sống riêng trong lòng của trẻ bởi nó gần gũi và phù hợp với độ tuổi.
Trẻ thích những đồ dùng cô làm và tự hào với những đồ dùng mà mình tạo ra
qua quá trình làm cùng cô, từ đó trẻ có ý thức giữ gìn hơn những thành quả lao
động.
VD: một số đồ dùng đồ chơi mà tôi đã làm trong măm học vừa qua.
* Quyển sách “Bé thực hành kỹ năng”
Nguyên liệu: Giấy dạ, xốp màu, len vụn, keo mến, hồ dán…
Mô tả sản phẩm: Là một quển sách tổng hợp các kỹ năng cho trẻ như: tết tóc ,
sâu dây giày, buộc quai mũ, đếm ngón tay, đóng mở đai da, xâu hạt… nhằm phát
triển cho trẻ các kỹ năng thực hành các thao tác trên các đồ dùng ngoài ra nó còn
giúp cho trẻ phát triển tính thẩm mĩ, óc quan sát khả năng tưởng tượng và những
vận động tinh cho trẻ .
Để làm được quyển sách này tôi đã đầu tư nhiều thời gian cùng với sự góp
sức của trẻ, tôi hưỡng dẫn để trẻ làm cùng tôi: tôi vẽ hình theo các ý tưởng rồi
sau đó cho trẻ cắt theo các đường viền, tôi khâu sản phẩm cho trẻ luồn dây. Qua
quá trình làm với cô trẻ lại được củng cố thêm về các kỹ năng sử dụng đồ dùng.
Rèn sự khéo léo đôi bàn tay cho trẻ.
* Bộ đồ dùng cho trẻ tập khâu viền, đóng cúc áo.
Nguyên liệu: Vải vụn, xốp màu, dây len, giấy màu, hồ dán
20/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Mô tả sản phẩm: Là những chiếc áo xinh xắn được làm bằng các chất liệu phế
thải do tôi sưu tầm và cả nguyên liệu do phụ huynh đóng góp để cho trẻ tập khâu
viền cho áo và tập đóng, cởi cúc áo.
Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm
Cứ như thế bộ đồ dùng cho trẻ thực hành kỹ năng của lớp tôi càng ngày
càng nhiều lên làm phong phú thêm bộ thực hành kỹ năng đáp ứng phần nào các
nội dung học cho trẻ để trẻ được thực hành mọi lúc mọi nơi trong chế độ sinh
hoạt một ngày của trẻ.
* Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ
Các hoạt động thực tế giúp trẻ tiếp nhận tính độc lập và tính nguyên tắc.
Những kỹ năng này không chỉ có học ở trường mà cần được tiếp tục củng cố ở
gia đình. Xong nhiều phụ huynh lại chưa có cái nhìn đúng về việc rèn kỹ năng
cho trẻ nhiều cha mẹ lại cho rằng “con của mẹ còn nhỏ quá chưa thể làm được
việc này, để mẹ làm nhoắng cái là xong”. Như vậy trẻ xuất hiện suy nghĩ “Mình
21/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
có thể độc lập ở trường , nhưng ở nhà thì không” và việc rèn các thói quen kỹ
năng cho trẻ không thể thành công. Chính vì thế tôi đã vận động và làm công
tác tư tưởng cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc dạy con ở nhà,
cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho
trẻ được thực hành nhiều , khuyến khích và luôn động viên trẻ làm những công
việc vừa sức giúp cha mẹ như: Nhặt rau , quét nhà, tự vệ sinh cá nhân, chế biến
những món ăn đơn giản và cho trẻ được làm quen với những đồ dùng vật dụng
khác nhau, hướng dẫn trẻ sắp xếp ngăn nắp những bộ đồ dùng, vật dụng để trẻ
thấy mình là người quan trọng trong gia đình khi được giao một công việc trẻ sẽ
thấy có trách nhiệm thực hiện công việc hơn và trong bữa ăn gia đình cha mẹ
nhắc nhở trẻ khi ăn uống phải từ tốn, không vội vã.. Từ bầu không khí cởi mở,
thoải mái và đầm ấm của gia đình, qua những cuộc trao đổi nhẹ nhàng của bố
mẹ cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, đó chính là yếu tố giúp trẻ có
thói quen tốt để hình thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ.
Ngoài việc tuyên truyền những kiến thức đến phụ huynh tôi lên kế hoạch
để cùng phụ huynh theo rõi và rèn trẻ hàng ngày, bởi trẻ mầm non “chóng nhớ
mau quên” nếu chỉ được học ở lớp thôi thì chưa đủ, do đó ngay từ đầu năm học
khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa sáng kiến và ý tưởng giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ và thống nhất với các bậc phụ huynh những biện pháp giáo dục
ở nhà. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về chương trình học trong tháng
và tình hình học tập của trẻ ở lớp và nhắc nhở bố mẹ các cháu về nhà kiểm tra
đánh giá mức độ thực hành các kỹ năng đã học trên lớp bằng các phiếu theo dõi
đánh giá kỹ năng của trẻ.
VD: Phiếu theo dõi đánh giá kỹ năng của trẻ dành cho phụ huynh .
Tháng 10:
Mức độ đạt được
STT
Kỹ năng
Chưa thường
Thường xuyên
xuyên
1
Rửa mặt
2
Vắt khăn ướt
3
Gấp khăn lại
4
Lấy nước , uống nước
5
Sử dụng thìa
Cứ như vậy, hàng tháng tôi trao đổi với phụ huynh qua phiếu và thường
xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, và khi họp phụ
huynh giữa năm tôi đã nêu những kỹ năng nào trẻ đã thực hiện được, chưa làm
được và thông qua đó để tìm cách giải quyết những khó khăn vướng mắc gặp
phải trong quá trình dạy trẻ. Cuối mỗi hàng tháng tôi tổng hợp các phiếu của phụ
22/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
huynh để tổng kết đánh giá kỹ năng của trẻ hàng tháng bằng bảng đánh giá riêng
của trẻ tại lớp về những kỹ năng trẻ đạt được và sự tiến bộ của trẻ và có kế
hoạch bồi dưỡng cho những trẻ còn yếu. Với những trẻ chưa đạt tôi trực tiếp trao
đổi với phụ huynh về phương pháp dạy trẻ vì bố mẹ nên là một tấm gương khi
áp dụng các cách giáo dục con cái với các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ nghĩa
là bố mẹ phải có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn
gàng, ngăn nắp, khi trẻ đang làm công việc được giao bố mẹ cũng nên làm công
việc của mình. Khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng
bố mẹ nên động viên khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng
và khi trẻ làm được cần động viên trẻ kịp thời để trẻ hài lòng và yêu thích công
việc được giao.
Để phối hợp với phụ huynh chặt chẽ và để phụ huynh đồng tình ủng hộ tôi
còn tổ chức các buổi giao lưu vui chơi giải trí có sự tham gia trực tiếp của của
cha mẹ trẻ cùng hoạt động với trẻ sắp xếp đồ, làm một số đồ dùng đồ chơi ,qua
đó rèn cho trẻ kỹ năng làm và sử dụng đồ dùng.
VD: Nhân dịp tết trung thu, tôi tổ chức cuộc thi “Bé cùng ba mẹ làm đèn trung
thu và xếp mâm ngũ quả” rồi tôi gửi giấy mời cho các bậc phụ huynh để ai có
thời gian thì đến tham gia cùng các con. Kết quả là tôi đã được sự ủng hộ của
dại diện 5 phụ huynh trong lớp đến tham dự với các con và đây là một kỷ niệm
vui đáng nhớ của cô và trẻ lớp tôi.
Với sự kiên trì của bản thân, tình yêu thương của tôi đối với trẻ cùng sự
phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong lớp mà trẻ lớp tôi đã đạt được
các kỹ năng tụ phục vụ và có thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua một năm đi sâu vào thực hiện sáng kiến kinh nghiệm , nhờ sự đam
mê tìm tòi , nhiệt huyết của bản thân và sự ủng hộ tích cực của phụ huynh và sự
động viên khích lệ của ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi đạt được kết quả
tốt, tôi đã tìm ra nhũng biện pháp tích cực phù hợp để rèn kỹ năng cho trẻ và
điều đó thể hiện rõ qua kết quả khảo sát cuối năm học
* Về phía giáo viên
- Tôi tự tin và sáng tạo hơn trong việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ
- Hiểu sâu sắc hơn về tính cách và năng lực của các trẻ trong lớp mình
-Luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm
cho trẻ
-Tạo được uy tín và miền tin của các bậc phụ huynh trong lớp
- Mạnh dạn hơn trong công tác giáo dục trẻ , biết cách khắc phục khó khăn để
giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết để phục vụ mình ngay từ khi còn nhỏ
23/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
* Đối với phụ huynh
- Có mối liên hệ gần gũi thân thiết hơn giữa giáo viên và phụ huynh thông qua
việc trao đổi về tình hình của con mình và cách nuôi dạy con
- Hiểu rõ hơn về năng lực và tính cách của con mình, coi trọng con hơn và tích
cực tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường
- Biết cách dạy con các kỹ năng cần thiết, biết kiềm chế bản thân ít la mắng trẻ
hơn , giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, không nuông chiều trẻ thái quá
- Tin tưởng hơn về năng lực của con mình chủ động giao cho trẻ những việc đơn
giản hằng ngày
* Về phía trẻ
Sau khi áp dụng sáng kiến kỹ năng tự phụ vụ của trẻ có sự tiến bộ và đã thay
đổi rõ rệt cụ thể là :
BẢNG KẾT QUẢ SO SÁNH CÓ ĐỐI CHỨNG
Xếp loại
Đầu năm
Cuối năm
STT Nội dung đánh giá
Số trẻ chưa
Số trẻ
Số trẻ đạt
Số trẻ đạt
đạt
chưa đạt
Trẻ mạnh dạn tự
1 tin trong các hoạt
15 = 37,5% 25= 62,5% 39= 97,5% 1= 2,5%
động
Trẻ có ý thức chủ
2. động trong các
20 = 50%
20 =50%
38 = 95%
2 = 5%
hoạt động
Trẻ có kỹ năng sử
3. dụng các đồ dùng 17 = 42,5% 23 =57,5% 39= 97,5% 1= 2,5%
thành thạo
Trẻ có thói quen
4. lao động tự phục
18 = 45%
22 = 55% 39= 97,5% 1= 2,5%
vụ
Trẻ có ý thức và
5 hành vi đúng
19 = 47,5
21 = 52,5 38 = 95%
2 = 5%
chuẩn mực
Trẻ có kỹ năng tự
6
20 =50%
20 = 50% 39= 97,5% 1= 2,5%
giải quyết vấn đề
C. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào rèn kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ đã giúp tôi xác định rõ mục tiêu, tầm quan trọng của sáng kiến và hơn
hết đó là lòng yêu nghề mến trẻ và tinh thần trách nhiệm của tôi được nâng cao
hơn
24/27
SKKN: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi” .
Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đóng một vai trò quan trọng điều đó
không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy khả năng tự lập mà còn giúp tôi nâng cao
chất lượng hoạt động giáo dục và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh
2. Bài học kinh nghiệm
Tôi thực sự hài lòng với kết quả đã đạt được của cô và trẻ sau khi áp dụng sáng
kiến và rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm trong dạy trẻ:
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp giảng dạy, không ngừng tìm tòi học hỏi
để có những đổi mới kịp thời bắt kịp với xu hướng của xã hội.
- Cần tôn trọng và tin tưởng ở khả năng của trẻ, tránh gò bó áp đặt trẻ và luôn
động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Giữ mối liên hệ mật thiết với cha mẹ trẻ để phối hợp giữa nhà trường và gia
đình cùng dạy trẻ.
- Tăng cường thêm cơ sở vật chất để trẻ có cơ hội trải nghiệm bằng các biện
pháp tham mưu với nhà trường mua sắm trang thiết bị và phối hợp với phụ
huynh để cung cấp thêm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi.
- Không nên nuông chiều trẻ quá mức mà nên để trẻ tiếp xúc va chạm với
nhiều tinh huống thực , giao cho trẻ những nhiệm vụ vừa sức “ Tuổi nhỏ làm
việc nhỏ” phù hợp với khả năng của trẻ.
3. Khuyến nghị và đề xuất
Qua một năm thực hiện đề tài tôi mong được sự hỗ trợ hơn nữa của các
cấp lãnh đạo về những điều kiện cơ sở vật chất và sự ủng hộ về tinh thần và tôi
xin có một một số khuyến nghị và đề xuất sau:
* Đối với nhà trường
- Mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi trang thiết bị mang tính thực tế để đáp ứng nhu
cầu chơi và học của trẻ
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng dự giờ chuyên đề dạy trẻ kỹ
năng tự phục vụ để giáo viên học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
-Bổ xung thêm những tài liệu cho giáo viên nghiên cứu học tập
- Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí để các lớp tổ chức các hoạt động tập thể
có quy mô chất lượng cao
* Đối với phòng giáo dục
Mở thêm các lớp học chuyên đề về dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên học
hỏi
- Tổ chức các buổi tham quan học tập các trường trong khu vực cho giáo viên
thăm quan gặp gỡ để cùng trao đổi kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ
- Trang bị thêm trang thiết bị đồ dùng cho các trường thuộc khu vực nông thôn
25/27