Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Lựa chon một số bài tập nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy 60m cho học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.53 KB, 20 trang )

Lựa chon một số bài tập nâng cao thành tích trong
huấn luyện chạy 60m cho học sinh Tiểu học.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiện nay trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự
bùng nổ của công nghệ thông tin. Hầu hết các hoạt động của con người đều có
sự trợ giúp của máy móc và một số thiết bị khoa học khác. Tương ứng với việc
giúp chúng ta giảm đi lao động chân tay. Chính vì vậy có thể làm cho con người
ít vận động ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất qua đó ảnh hưởng đến sự phát
triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ của con người.
Trong sự nghiệp phát triển TDTT, hệ thống giáo dục thể chất thì điền
kinh đóng vai trò quan trọng, có tác dụng tích cực trong sự phát triển các tố chất
vận động như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền,… phát huy năng lực thực hành, ý
thức kỷ luật, tính tự giác tích cực và nổ lực ý chí. Trong hệ thống các môn Điền
kinh thì chạy ngắn là nội dung quan trọng trong việc đánh giá năng lực vận
động của các em trong các trường học nói chung và đặc biệt là học sinh Tiểu
học (TH) nói riêng. Chạy ngắn là một hoạt động có chu kỳ nên việc chuẩn bị tốt
về trình độ thể lực rất quan trọng, muốn đạt được thành thành tích cao trong tập
luyện và thi đấu thì không thể thiếu hai yếu tố kĩ thuật và thể lực. Do đó làm thế
nào để chọn chính xác VĐV là vấn đề cần quan tâm cần suy nghĩ trong lựa chọn
những em có tố chất chạy ngắn, áp dụng một số bài tập góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả quá trình huấn luyện với thành tích tốt nhất trong các kì thi từ
cấp huyện đến cấp tỉnh ở lứa tuổi Tiểu học. Với tình hình thực tế cũng như kinh
nghiệm qua nhiều năm huấn luyện của bản thân, tôi mong muốn được góp phần
nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng môn điền kinh nói chung và chạy
60m cho học tiểu học nói riêng. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu: “Lựa chọn


một số bài tập nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy 60m cho học sinh
TH”.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.


1. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của việc nghiên cứu là dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
học sinh và thành tích các kì thi cấp huyện, tỉnh… từ đó tìm ra hướng giải quyết
bằng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện nội dung chạy
60m cho học sinh TH.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết được mục tiêu, SKKN này tôi đã đưa ra 2 nhiệm vu:
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để lựa chọn một số bài tập nâng
cao thành tích trong huấn luyện chạy 60 cho học sinh TH.
- Ứng dụng một số bài tập đã lựa chọn vào thực tiễn đạt hiệu quả.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
SKKN này sử dụng vào huấn luyện cho học sinh TH nội dung chạy 60m.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để giải quyết được 2 nhiệm vụ trên tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Để tìm năng khiếu của các em có tố chất sức nhanh, sức mạnh tèc ®é,
søc bÒn tèc ®é trong chạy 60m và đưa ra được các bài tập có hiệu quả tốt
nhất phát huy hết khả năng cho VĐV trong tập luyện nên tôi đã sử dụng phương
pháp này nhằm nghiên cứu và tổng hợp tư liệu có liên quan đến SKKN.
2. Phương pháp kiểm tra, quan sát sư phạm.
Trong SKKN này tôi sử dụng phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả
bằng số liệu trước và sau thực nghiệm so sánh từng đợt tập luyện bằng một số
bài tập phát huy thành tích trong quá trình huấn luyện và thi đấu đối với nội
dung chạy 60m cho học sinh Tiểu học.


Dựa trên kết quả được tuyển chọn cấp huyện, nhìn vào khả năng của các
em và thành tích cụ thể cuả từng đợt thi.
Dựa vào kết quả thi đấu hàng năm từ cấp huyện đến tỉnh tôi mới mạnh
dạn đưa ra một số bài tập phát huy thành tích trong chạy 60m.

- Thành tích chạy 60m TH cấp tỉnh thường vào khoảng:
- Cự ly 60m Nam: 08’’ 03 – 08’’ 42
- Cự ly 60 Nữ: 08’’20 – 09’’76
Kết quả này được công nhận từ giải: Nhất, Nhì, Ba, và Khuyến khích
+ Thành tích học sinh TH cấp huyện chúng tôi thường vào khoảng từ:
- Cự ly 60m Nam: 09’’ 07 – 09’’ 81
- Cự ly 60 Nữ: 09’’75 – 10’’32
Từ số liệu trên để đạt được hiệu quả tốt nhất trong thi đấu tôi đã đưa ra
một số bài tập áp dụng vào huấn luyện chạy ngắn cho học sinh TH.
3. Phương pháp thực nghiệm.
Thành tích VĐV trước huấn luyện: Đây là thành tích mà tôi thu thập
được qua các vòng thi đấu cấp Huyện với kết quả tốt nhất.
Vòng 1: Chọn 6 em vào vòng chung kết
- Cự ly 60m (Nam):
+ Bùi Hữu Đang:

Thành tích 09’’66

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích 09’’12

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích 09’’16

+ Trần Đình Huy:

Thành tích 09’’66


+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích 09’’09

+ Trần Văn Hải:

Thành tích 09’’63

- Cự ly 60m (Nữ):
+ Đồng Thị Thanh Hiền:

Thành tích 10’’06

+ Bùi Thị Phương Lan:

Thành tích 10’’50


+ Dương Thị Như:

Thành tích 10’’9

+ Trần Thị Hương:

Thành tích 09’’77

+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích 09’’63


+ Trần Thị Sương:

Thành tích 09’’66

Vòng 2: Chọn vào đội dự tuyển 3VĐV có thành tích cao vào áp dụng bài tập
trong huấn luyện cự ly 60m (Nam; Nữ)
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích 09’’09

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích 09’’12

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích 09’’16

Nữ:
+ Trần Thị Hương:

Thành tích 09’’77

+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích 09’’63

+ Trần Thị Sương:


Thành tích 09’’66

Tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập cho các em học sinh nằm trong đội
dự tuyển nội dung chạy 60m.
+ Tập đan xen trong giờ huấn luyện với kế hoạch 5 tuần .
+ Đối chiếu trước và sau khi sử dụng bài tập .
Với điều kiện nhóm thực nghiệm có độ tuổi, sức khỏe, trình độ, sân bãi,
dụng cụ và kiều kiện tập luyện như nhau.
V. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh TH được theo dõi và chọn lọc qua “Hội khỏe phù đổng” cấp
huyện chọn 3 VĐV (Nam; Nữ) nằm trong đội dự tuyển cấp Huyện
Nam: 1. Nguyễn Quốc Hảo; 2. Trần Huy Hoàng; 3. Nguyễn Hữu Mạnh.
Nữ: 1. Trần Thị Hương; 2. Nguyễn Hà Giang; 3. Trần Thị Sương.
2. Địa điểm nghiên cứu.


Nghiên cứu tài liệu ở nhà.
Sân tập: Các em tập trung tập luyện tại sân vận động huyện
3. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm:
- Qua từng đợt thi của các năm học 2009 – 2010 đến năm học 2013 - 2014 tôi
nghiên cứu và áp dụng bài tập.
- Dựa vào thành tích của từng vòng thi đấu cấp huyện, tỉnh.
- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh TH.
- Tìm đúng đối tượng học sinh có tố chất chạy 60m với yếu tố kĩ thuật và thể
lực. Từ đó mới lựa chọn một số bài tập phù hợp nâng cao thành tích chạy 60m.
- Trên thực tế tôi chỉ đưa ra kế hoạch với thời gian thực nghiệm (21/2 - 25/3)
Thời gian có thể xê dịch trước hoặc sau phải phụ thuộc vào lịch thi đấu cấp tỉnh
nhưng vẫn đảm bảo thời gian huấn luyện theo kế hoạch đặt ra.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
* Cơ sở lí luận của sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ:
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người nó quyết định
chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận
động có 3 hình thức của sức nhanh.
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
- Tốc độ động tác đơn nhanh.
- Tần số động tác.
Các biểu hiện của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, trong chạy nói
chung thì tốc độ phụ thuộc vào độ dài bước chạy. Bởi vậy huấn luyện sức nhanh
trong giai đoạn ban đầu rất quan trọng đòi hỏi phải toàn diện mới nâng cao
được bước khởi điểm ban đầu của quá trình huấn luyện. Do vậy các buổi tập


cần phải phát triển sức nhanh bằng các bài tập được lựa chọn và biện pháp huấn
luyện kích thích nâng cao tần số và tốc độ động tác.
Sức mạnh tốc độ được thể hiện ở những hoạt động nhanh trong đó lực và
tốc độ có mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau. Sức mạnh của con người được
thể hiện khi sử dụng lực để làm chuyển động các vật thể khác nhau thì lúc đầu
nó phụ thuộc vào khối lượng vật thể nhưng nếu tăng trọng lượng vật thể lên đến
mức cao nhất thì lực không phụ thuộc vào khối lượng vật thể nữa mà nó nó phụ
thuộc vào trọng lượng của con người.
Trong thực tiễn giáo dục phát triển sức mạnh chính là cơ sở để con người
đạt được thành tích cao nhất. Là một trong những tiềm năng cơ bản tạo điều
kiện để người tập có thể thực hiện được các liên hợp động tác có độ khó cao
mang tính kĩ luật, khả năng điều chỉnh và tự điều chỉnh của hệ thống thần kinh
như năng lực phát huy nhanh chóng năng lực sức mạnh hay còn gọi là quá trình
điều hòa thần kinh cơ. Cấu trúc hoàn thiện hệ thống cơ bắp; Cấu trúc sợi cơ, độ
đàn hồi của cơ bắp. Các phẩm chất tâm lí như: khả năng nổ lực ý chí, tinh thần

cao, năng lực cơ thể nhanh chóng huy động nguồn năng lượng trong điều kiện
thiếu ôxi (nguồn năng lượng yếm khí), khả năng thực hiện hợp lí kĩ thuật, sẽ tạo
điều kiện cho việc phối hợp hoạt động của các nhóm cơ vận động và các cơ đối
kháng diễn ra một cách hợp lí và tiết kiệm năng lượng.
Vì vậy để nâng cao thành tích chạy 60m thì các bài tập đưa ra có tác
dụng phát huy tố chất sức nhanh, sức mạnh cho cơ thể người tập tăng cường thể
lực, phát huy tố chất cần thiết, thi đấu đạt kết quả tốt nhất.
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN.
1. Thực trạng:
a. Thuận lợi:
Huyện chúng tôi là một huyện có đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiều
kinh nghiệm và là lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phong trào


cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là về lĩnh vực thể dục thể thao, cụ
thể các môn điền kinh nói chung và đặc biệt điểm mạnh nội dung chạy ngắn nói
riêng. Bên cạnh đó trong những năm gần đây thành tích các môn điền kinh luôn
đứng tốp đầu toàn tỉnh. Để có được thành tích đó là nhờ sự quan tâm của ngành,
địa phương, cơ sở các đơn vị và sự nổ lực của giáo viên, học sinh.
Ngoài ra ở cơ sở chúng tôi có nguồn nhân lực dồi dào bởi học sinh đa số
ở nông thôn nên quá trình thi đấu và tuyển chọn VĐV có phần thuận lợi. Mặt
khác với đội ngũ huấn luyện có năng lực, nhiệt huyết trong chuyên môn khẳng
định được năng lực thực sự trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc
nghiên cứu huấn luyện nội dung chạy 60m cho đội tuyển học sinh Tiểu học là
dựa trên kết quả từ các kì thi Đại hội Điền kinh hay “Hội khỏe phù đổng ” cấp
Huyện, Tỉnh nhằm đưa một số bài tập phát huy thành tích, nâng cao chất lượng.
Dựa vào kết quả thi đấu cấp Tỉnh và ở Huyện hàng năm tôi so sánh đối chiếu và
đưa các bài tập vào huấn luyện thấy đạt hiệu quả.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên chúng tôi cũng đã gặp phải một số khó

khăn trong quá trình huấn luyện:
- Học sinh, phụ huynh và một số ngoại cảnh tác động khác đã làm cho
các em một suy nghĩ, cái nhìn khác đối với bộ môn.
- Do các em đang còn nhỏ tuổi nên việc giúp đỡ của thầy, cô và gia đình
phụ huynh trong một số buổi tập rất cần thiết nhưng cũng bất tiện (Như việc đi
lại, hay phụ huynh quan sát con mình trong buổi huấn luyện....)
- Chất lượng sân bãi chưa đáp ứng nhu cầu, đồ dùng còn thiếu.
- Một số học sinh còn cách xa điểm tập luyện khi tuyển chọn xong đội
tuyển khó bố trí tập trung một nơi nên việc đi lại hay học tập văn hóa có phần
hạn chế nên số buổi tập khó khăn.
III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:


1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh TH.
a. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống:
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo các em là vui chơi, thì đến
tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ
hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động
học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
- Hoạt động vui chơi: Các em thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ
vật sang các trò chơi vận động.
- Hoạt động lao động: Các em bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản
thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn
còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng
hoa,...
- Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của
trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...
b. Đặc điểm về cơ thể:
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,
xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo,

gãy dập,...Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cần phải chú ý
quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò
chơi vận động như chạy, nhảy, vui đùa,...Vì vậy nên đưa các em vào các trò
chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho các
em.
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy
của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy
trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí


tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sở sinh lý này nên cuốn hút các em với các
câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
Vì vậy tôi dựa vào đặc điểm lứa tuổi này nhằm đưa ra các bài tập tập
phù hợp nâng cao hiệu quả trong thi đấu.
2. Lựa chọn một số bài tập nâng cao thành tích trong huấn luyện chạy
60m:
- Dựa vào kết quả đạt được ở 2 vòng thi đấu chọn vào đội dự tuyển
3VĐV (Nam; Nữ) có thành tích cao và áp dụng bài tập trong huấn luyện.
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích: 09’’09

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích: 09’’12

+ Nguyễn Hữu Mạnh:


Thành tích: 09’’16

Nữ:
+ Trần Thị Hương:

Thành tích: 09’’77

+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích: 09’’63

+ Trần Thị Sương:

Thành tích: 09’’66

Từ kết quả trên tôi đã lựa chọn một số bài tập sau:
a. Lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh tốc độ, bền tốc độ:
- Lò cò 1 chân 25m với tốc độ cao
- Lò cò 1 chân 20m với tốc độ trung bình có đeo vật (2 chân 2kg) vào chân .
- Chạy trên sân cỏ 100m với tốc độ cao.
- Cỏng nhau chạy trên cỏ 30m với tốc độ trung bình.
- Nhảy dây di chuyển 20m.
- Chạy lên cầu thang nhà 3 tầng.
- Hai tay trụ vào vật cố định chân thuận làm trụ chân lăng kéo dây cao su về
trước.
- Đeo vật vào 2 chân (2kg) nâng cao đùi di chuyển 80m. (mỗi chân 1kg)


- Đi bộ 2 chân kéo vật nặng 4kg với quãng đường 150m (bao cát)
Những nhóm bài tập này khi áp dụng vào huấn luyện phải theo dõi từ lúc

VĐV thi đấu cấp huyện để biết được mạnh (sức nhanh, sức mạnh… ) điểm nào,
điểm nào cần bổ sung, bù đắp … mới phát huy hết tố chất sẵn có của các em.
Nếu sử dụng những bài tập không phù hợp với nhu cầu cần của VĐV sẽ không
đạt được thành tích như mong muốn mà còn dẫn đến trụt thành tích thi đấu. Vì
vậy việc lựa chọn bài tập cho phù hợp HLV phải nắm bắt trước tình hình, tâm lí,
thể lực và kết quả thi đấu các vòng trước đó của VĐV sao cho bài tập áp dụng
vào huấn luyện mới đạt hiệu quả tốt nhất.
b. Hệ thống bài tập phát triển sức nhanh:
TT
1

Tên bài tập
Định lượng
Chỉ dẫn phương pháp
Lò cò 1 chân 25m với 3 - 5 lần. quãng Cò theo tín hiệu hết quãng
tốc độ cao

2

nghỉ giữa 3 - 5 đường, đúng kĩ thuật, tính

phút
thành tích (thời gian)
Lò cò 1 chân 20m với 2 - 4 lần , Thực hiện theo tín hiệu, cò
tốc độ trung bình có đeo quãng

nghỉ liên tục phải cò hết quãng

vật (2 chân 2kg) vào giữa 2 - 3 phút
3


chân.
Chạy trên cỏ 100m với 2 - 4 lần quãng
tốc độ cao.

4

5

6

nghỉ 2 - 3 phút

đường quy định.
Chạy theo tín hiệu. Hết
quãng đường và chạy ngược

lại.
Cỏng nhau chạy trên cỏ 3 - 5 lần quãng Cặp đôi với nhau cỏng nhau
30m với tốc độ trung
nghỉ 3 - 5 phút chạy hết quãng đường và
bình
đổi ngược lại.
Nhảy dây di chuyển 3 - 5 lần quãng Từ điển xuất phát theo khẩu
20m.
nghỉ 3 - 5 phút lệnh thực hiện nhanh vượt
Chạy lên cầu thang nhà 3 3lần
tầng

qua đích quy định trước.

quãng Chạy tốc độ cao từ điểm


nghỉ 3 - 5 phút

xuất phát đến điểm cuối.
Sau đó chạy xuống bình

7

thường.
2 tay trụ vào vật cố định 30 cái quãng Thực hiện kéo dây cùng đá
chân thuận làm trụ chân nghỉ 2 - 4 phút

lăng chân từ sau, ra trước,

lăng kéo dây cao su về

lên trên đùi vuông góc với

trước.

thân người.

Những bài tập này được áp dụng vào tập luyện vào sau nội dung học kĩ
thuật chạy ngắn.
c. Bảng kế hoạch huấn luyện:
TT
1


Tên bài tập
Tuần 1
Lò cò 1 chân 25m với tốc 4

Tuần 2
4

Tuần 3
3

Tuần 4
1

2

độ cao
Lò cò 1 chân 20m với tốc 4

3

2

2

5

4

3


4

2

1

3
5

2
3

1
1

5

3

2

4

3

1

độ trung bình có đeo vật (2
3


chân 1kg) vào chân.
Chạy trên cỏ 100m với tốc 5

5
6

độ cao.
Cỏng nhau chạy trên cỏ 3
30m với tốc độ trung bình
Nhảy dây di chuyển 20m.
4
Chạy lên cầu thang nhà 3 5

7

tầng
Hai tay trụ vào vật cố định 5

4

chân thuận làm trụ chân
lăng kéo dây cao su về
8

trước
- Đeo vật vào 2 chân (1kg ) 6
nâng cao đùi di chuyển


9


100m
Đi bộ 2 chân kéo vật nặng 6

5

3

1

4kg với quãng đường 150m
( bao cát)
3. Ứng dụng một số bài tập được lựa chọn vào thực tiễn đạt hiệu quả.
Những bài tập này được áp dụng trong từng buổi huấn luyện liên tục
nhưng một số bài tập được sử dụng nhiều hơn phòng bị cho những buổi thời tiết
không thuận lợi. Bên cạnh đó những bài tập đưa ra không sử dụng một lúc trong
một buổi tập mà tập đan xen theo nhóm như: Lò cò 1 chân 20m với tốc độ trung
bình có đeo vật vào chân; Nhảy dây di chuyển 20m; Hai tay trụ vào vật cố định
chân thuận làm trụ chân lăng kéo dây cao su về trước; Chạy lên cầu thang nhà 2
tầng,…Việc lựa chọn bài tập trong từng buổi phải hợp lí theo từng nhóm bài
tập. Nếu VĐV đang còn yếu về tố chất sức nhanh thì huấn luyện viên phải sử
dụng nhóm bài tập phát triển sức nhanh nhiều hơn và ngược lại. Trên tực tế bài
tập “Chạy lên dốc 30m với độ dốc 450 tốc độ tối đa” phải di chuyển địa điểm
mất thời gian nên huấn luyện viên phải tìm một đoạn đường dốc hoặc phải tập
dưới sườn đồi. Nội dung này thuận lợi về địa điểm thì sử dụng còn không thì
hạn chế tránh mất thời gian gián đoạn buổi tập hoặc giao bài tập này thực hiện ở
nhà để học sinh dễ chọn địa điểm, thuận lợi hơn cho việc tập luyện.
Trong quá trình tập luyện tôi kiểm tra theo số buổi, từng tuần để biết mức
độ đạt được trong và sau thời gian tập luyện. Thông thường thành tích buổi đầu
tiên của các em đang còn sung về thể lực nhưng tuần 1; tuần 2 do yêu cầu về

huấn luyện nên xẩy ra hiện tượng cơ bị phá vỡ khác với trạng thái ban đầu (hiện
tượng vỡ cơ) đến sau 1- 2 tuần hiện tượng đau cơ giảm giảm dần nên thành tích
được khắc phục và sẽ lên. Quan trọng nhất là trong huấn luyện, huấn luyện viên
cần chọn điểm rơi cho vận động viên đúng thời điểm mới là mấu chốt.


Đánh giá hiệu quả ứng dụng của các bài tập đã được lựa chọn với các
tuần sau:
* Bảng kiểm tra đánh giá thành tích các bài tập:
T

Thành tích những lần kiểm tra
Tên bài tập
Buổi 1

Cuối

Cuối

Giữa

Cuối

Giữa

1

tuần 1
Lò cò 1 chân 20m với 20’’ 41


tuần 1
22’’ 38

tuần 2
22’’ 83

tuần 3
21’’ 16

tuần 3
19’’ 97

tuần 4
19’’ 83

2

tốc độ cao
Lò cò 1 chân 30m với 11’’ 12

14’’ 67

15’’ 37

12’’ 35

11’’ 05

10’’ 33


27’’ 33

27’’ 41

25’’19

24’’ 32

22’’ 18

14’’ 18

14’’ 15

13’’ 71

13’’ 02

13’’ 01

8’’ 18

8’’ 13

6’’ 78

5’’ 22

5’’ 11


6

đa .
Lò cò lên cầu thang 14’’ 29

16’’ 46

16’’ 65

15’’ 07

13’’ 88

12’’35

7

nhà 3 tầng
Hai tay trụ vào vật cố 38’’ 54

43’’ 89

46’’31

40’’ 03

37’’20

37’’ 12


T

tốc độ trung bình có
3

đeo vật vào chân.
Cỏng nhau chạy trên cỏ 25’’ 26
60m với tóc độ trung

4
5

bình
Nhảy dây di chuyển 13’’ 24
40m.
Chạy lên dốc 30m với 7’’ 43
độ dốc 450 tốc độ tối

định chân thuận làm trụ
chân lăng kéo dây cao
8

su về trước
Nằm sấp chống 2 tay 32 nhịp 36 nhịp 35 nhịp 38nhịp

43 nhịp 45nhịp

bật lên thành ngồi xổm
với dây cao su buộc
9


vào vật cố định
Bật cao thu gối trước 16 nhịp 10 nhịp 12 nhịp 14nhịp

17 nhịp 19nhịp


ngực chân đeo dụng cụ
tập luyện (bật trong hố
cát)
10 Hai tay chống sau tư 11 nhịp 7 nhịp

8 nhịp

12nhịp

14 nhịp 15nhịp

8 nhịp

7 nhịp

10 nhịp 11 nhịp 12nhịp

8’ 23’’

7’ 11’’

6’ 05’’


thế người ngữa nâng 2
chân lên cao có mang
vật (2 chân 2kg).
11 Hai tay trụ vào thân 9 nhịp
cây cỏng cổ nhau đứng
lên ngồi xuống bằng 2
chân.
12 Đi bộ 2 chân kéo vật 6’ 16’’

5’ 56’’

5’ 12’’

nặng 10kg với quãng
đường 400m (lốp cao
su; bao cát hoặc gỗ)

Kiểm nghiệm kết quả chạy 60m của VĐV khi ứng dụng các bài tập
đạt được:
Tuần 1:
Kiểm tra buổi đầu tiên của tuần 1:
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích: 09’’09

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích: 09’’12


+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích: 09’’16

Nữ:
+ Trần Thị Hương:

Thành tích: 09’’77

+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích: 09’’63


Thành tích; 09’’66

+ Trần Thị Sương:
Kiểm tra buổi cuối tuần 1:
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích: 09’’09

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích: 09’’12

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích: 09’’16


Nữ:
+ Trần Thị Hương:

Thành tích: 09’’74

+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích: 09’’63

+ Trần Thị Sương:

Thành tích: 09’’66

Tuần 2:
Kiểm tra thành tích cuối tuần 2:
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích: 09’’09

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích: 09’’14

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích: 09’’12

Nữ:

+ Trần Thị Hương:

Thành tích: 09’’77

+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích: 09’’60

+ Trần Thị Sương:

Thành tích: 09’’68

Tuần 3:
Kiểm tra thành tích cuối tuần 3:
Buổi sáng:
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích 09’’09

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích 09’’12

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích 09’’16


Nữ:

+ Trần Thị Hương:

Thành tích 09’’77

+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích 09’’63

+ Trần Thị Sương:

Thành tích 09’’66

Buổi Chiều:
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích: 09’’09

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích: 09’’12

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích :09’’16

Nữ:
+ Trần Thị Hương:

Thành tích: 09’’77


+ Nguyễn Hà Giang:

Thành tích: 09’’63

+ Trần Thị Sương:

Thành tích: 09’’66

Tuần 4:
- Kiểm tra thành tích cuối tuần 4:
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích: 08’’69

+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích: 09’’12

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích: 09’’16

Nữ:
+ Trần Thị Hương:

Thành tích: 09’’44

+ Nguyễn Hà Giang:


Thành tích: 09’’53

+ Trần Thị Sương:

Thành tích: 09’’46

Tuần 5:
- Kiểm tra thành tích cuối tuần 5:
Nam:
+ Nguyễn Quốc Hảo:

Thành tích: 08’’23


+ Trần Huy Hoàng:

Thành tích: 08’’88

+ Nguyễn Hữu Mạnh:

Thành tích: 09’’06

Nữ:
+ Trần Thị Hương:

Thành tích: 09’’12

+ Nguyễn Hà Giang:


Thành tích: 09’’24

+ Trần Thị Sương:

Thành tích: 09’’27

* Bảng so sánh kết quả chạy 60m trước và sau tập luyện :
TT Họ và tên
1
2
3
4
5
6

Nguyễn Quốc Hảo
Trần Huy Hoàng
Nguyễn Hữu Mạnh
Trần Thị Hương
Nguyễn Hà Giang
Trần Thị Sương

Kết quả trước thực nghiệm
Thành tích đạt được
09’’09
09’’12
09’’16
09’’77
09’’63
09’’66


Kết quả sau thực nghiệm
Tuần 4
Tuần 5
’’
08 69
08’’23
09’’12
08’’88
09’’16
09’’06
09’’44
09’’12
09’’53
09’’24
09’’27
09’’27

Do yêu cầu nộp danh sách dự thi tỉnh nên việc chọn lựa không còn thời
gian nên tôi dựa vào thành tích thực tế, tính ổn định trong thi đấu và quyết định
chọn 2 em; Nguyễn Quốc Hảo và em Trần Thị Hương tham dự thi đấu cấp tỉnh
Đại hội điền kinh năm học 2013 – 2014
Tuần 5: Trên thực tế do gần đi thi đấu và kế hoạch tập luyện giảm dần
lượng vận động, những bài tập không đưa vào học nữa mà thời gian này chỉ tập
nhẹ với yêu cầu đặt ra về kĩ thuật, gặp gỡ trao đổi về chiến thuật thi đấu, tâm sự
tạo tâm lí thoải mái, động lực để VĐV nổ lực hết mình trong thi đấu và dữ gìn
sức khỏe chuẩn bị cho những ngày thi đấu sắp tới.
Qua quá trình nghiên cứu đã trình bày trên, để đạt được thành tích chạy
60m phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng và chiếm vị trí
cao nhất là thể lực và kỹ thuật. Thể lực và kĩ thuật luôn gắn bó mật thiết với

nhau. Để có thành tích cao thì không thể thiếu một trong hai yếu tố đó mà phải


có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong qua trình huấn luyện muốn đạt kết quả
cao trước hết phải hoàn thiện kĩ thuật và phát huy tốt các tố chất thể lực. Với
môn chạy 60m thể lực luôn là yếu tố quan trọng để quyết định thành tích.
Tóm lại, trong quá trình huấn luyện HLV phải biết kết hợp chặt chẽ giữa
hai yếu tố thể lực và kĩ thuật mới đạt được thành tích cao.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong huấn luyện môn chạy 60m HLV có nhiệm vụ phải nắm vững tâm lí
VĐV và truyền đạt những kiến thức, kĩ chiến thuật, bản lĩnh thi đấu cho các em.
VĐV là những người lĩnh hội và tiếp thu những kiến thức đó. Ngoài ra VĐV
phải có trách nhiệm phát huy sáng tạo, đưa những kiến thức đã được lĩnh hội
vào thực tế cho phù hợp nhằm đạt thành tích cao nhất. Do đó việc xác định mục
tiêu đặt ra và đạt được kết quả như mong muốn là rất quan trọng. Những bài tập
nó không thiên về kĩ thuật mà lại có ý nghĩa hộ trợ cho việc tập luyện và thi đấu
góp phần nâng cao thành tích tốt nhất trong môn chạy 60m. Trên thực tế trong
quá trình huấn luyện theo kế hoạch trong thời gian ngắn mà cứ theo nguyên tắc
huấn luyện ráp khuôn thì khó thành công. Bởi đây là những VĐV nghiệp dư
nên HLV cũng phải đúc rút bằng kinh nghiệm thực tế, biết lựa chọn những bài
tập sao cho hợp lí .
Qua quá trình tổ chức nghiên cứu tôi đã xác định được yếu tố thể lực, tâm
li học sinh rất quan trọng trong việc tập luyện và thi đấu. Để đạt được kết quả
như mong muốn trước hết là phải có nguồn học sinh và có sự sàng lọc chính
xác giáo viên phải nắm vững tâm sinh lí, năng khiếu, thể lực …mới áp dụng bài
tập cho các em. Từ kết quả đó tôi có kết luận sơ bộ; Sau khi thực hiện các bài
tập được lựa chọn đã có ảnh hưởng tốt đến thành tích chạy 60m. Từ đó tôi có
thể nhận định rằng các bài tập mà tôi nghiên cứu, lựa chọn áp dụng vào huấn



luyện đã phù hợp và có hiệu quả. Những bài tập này được áp dụng trong những
năm qua mà bản thân tôi trực tiếp huấn luyện và đạt được những kết quả sau:
*Thành tích học sinh tham gia thi Tỉnh, Quốc gia đạt được:
Năm học: 2009 – 2010
Em: Trần Thị Ánh. Đạt giải ba tỉnh. Thành tích: 9’’ 39
Năm học: 2010 – 2011:
Em: Trần Quốc Cường. Đạt giải ba tỉnh. Thành tích: 8’’ 82
Em: Đậu Thị Hà.

Đạt giải nhì tỉnh. Thành tích: 9’’ 26

Năm học: 2011 -2012:
Em: Lê Thị Thanh Phương. Đạt HCV Quốc gia. Thành tích: 8’’ 40
Em: Nguyễn Trần Bảo Trâm. Đạt HCB Quốc gia. Thành tích: 8’’ 47
Năm học: 2012 - 2013:
Em: Nguyễn Chung. Đạt giải KK tỉnh. Thành tích: 9’’06
Em: Trần Thị Mỹ Linh. Đạt giải KK tỉnh. Thành tích: 9’’88
Tóm lại, để nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn thể dục nói chung và
môn nhảy xa nói riêng đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nắm vững kiến thức
bộ môn, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh biết lựa chọn và áp dụng các bài
tập vào huấn luyện với một kế hoạch cụ thể. Cần phải trãi nghiệm, tâm nhiệt
huyết với nghề, học hỏi đúc rút kinh nghiệm trong cả một quá trình lâu dài.
2. Kiến nghị.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình huấn luyện môn thể dục
tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Đầu tư tốt cơ sở vật chất và dụng cụ tập luyện cho học sinh.
- Học sinh cần phải có trang phục thể thao để thuận tiện trong việc tập
luyện.
- Quan tâm hơn nữa trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở các

cơ sở.


- Thành tích thi các cấp theo tôi sau mỗi buổi thi đấu, xong nội dung nào
thông báo trực tiếp để VĐV, các trưởng đoàn nắm được và đây cũng thể hiện
tính khách quan. Nếu đoàn nào có VĐV còn thắc mắc về thành tích thi đấu ở
các nội dung, các môn; lúc đó có mặt tổ trọng tài, BTC cũng dễ giải quyết hơn.
- Lựa chọn một đội ngũ trọng tài đúng với chuyên sâu, làm việc có tinh
thần trách nhiệm cao, bố trí trọng tài đúng sở trường với các môn được đưa vào
thi đấu.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình huấn luyện mong
được sự tham khảo và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng cho bộ môn
thể dục nói chung và môn chạy 60m nói riêng.
Xin chân thành cảm ơn!



×