Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản môn ngữ văn cho học sinh lớp10, 11 trung tâm GDNN GDTX ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.54 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRUNG TÂM GDNN - GDTX NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN
BẢN MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10, 11
TRUNG TÂM GDNN - GDTX NGỌC LẶC

Người thực hiện: Trịnh Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
1

PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………..

Trang 2

1.1.

Lý do chọn đề tài…………………………………………………

2

1.2.



Mục đích nghiên cứu…………………………………………….

3

1.3

Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….

3

1.4

Phương pháp nghiên cứu…………………………………………

3

2

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM …………

3

2.1.

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………...

3

2.2.


Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ………………….

5

2.3.1 Thay đổi nhận thức người học.

6

2.3.2 Ôn luyện lí thuyết đọc hiểu.

6

2.3.3 Rèn luyện kỹ năng đọc, phân loại văn bản

7

Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt các phong cách ngôn ngữ,
2.3.4 phương thức biểu đạt, thao tác lập luận.

8

2.3.5 Rèn kỹ năng xác định các loại lỗi sai trong văn bản.


9

2.3.6 Hướng dẫn viết đoạn văn ngắn

9

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ……………

14

3

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………….

15

Các tài liệu tham khảo………………………………………….

16

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Để có thể học tốt môn ngữ văn và có kết qủa cao trong các kì thi học sinh phải
chú trọng rèn luyện nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng đọc hiểu văn bản. Đọc hiểu

văn bản là quá trình xâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là là
một năng lực rất cần thiết mà người học cần quan tâm và đạt tới. Tuy nhiên nhiều
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn chưa thực sự coi trọng việc rèn
luyện kỹ năng này cho các em. Trong tiết dạy, người giáo viên còn nặng về truyền
thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người
học. Trong khi đó học sinh thì quá thụ động trong việc học: quen nghe, quen chép,
ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng,
chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Những điều này dẫn đến
kết quả học tập bộ môn ngữ văn chưa được như mong muốn.
Đề thi, đề kiểm tra trong nhà trường phổ thông hiện nay được ra theo hướng
mở. Cấu trúc đề thi gồm có hai phần: Đọc hiểu và làm văn. Trong đó phần đọc hiểu
chiếm 30% số điểm toàn bài nhưng là một phần rất quan trọng, có khả năng quyết
định tới điểm thi toàn bài. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: với đối
tượng học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khi đứng
trước đề thi có dạng câu hỏi đọc hiểu các em thường rất lúng túng, không biết phải
giải đề thi đó như thế nào. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng kể trên là do các em
thiếu hụt về kiến thức cơ bản, không có kỹ năng làm bài, khả năng lĩnh hội văn bản
và tạo lập văn bản đều rất kém. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản
cho học sinh như thế nào để đạt kết quả cao là điều mà bất cứ giáo viên dạy môn
ngữ văn nào cũng phải quan tâm.
Nhiều năm gắn bó với nghề giáo, lại là người trực tiếp giảng dạy, ôn thi tốt
nghiệp, cao đẳng, đại học tôi nhận thấy một thực tế rằng: Chỉ vào năm lớp 12, nhà
trường, thầy cô và các em học sinh mới dành nhiều thời gian ôn tập, củng cố kiến
thức, rèn luyện kỹ năng nhằm mục đích đạt kết quả cao nhất trong các kì thi. Việc
ôn luyện này lẽ ra nên được tiến hành sớm hơn, nghĩa là từ khi các em đang còn là
học sinh lớp 10, 11. Bởi xét cho cùng, thành tích học tập của học sinh là kết quả
của một qúa trình dài phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Hơn nữa, những kiến thức
trong dạng câu hỏi đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến
thức đã học ở lớp dưới để trả lời những câu hỏi trong đề thi. Trong thực tế giảng
dạy bộ môn ngữ văn, không hiếm gặp những trường hợp dù đã là học sinh lớp 12

nhưng không thể định nghĩa nổi như thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy, không thể
nhận diện các biện pháp tu từ, không nhớ được phong cách ngôn ngữ, không biết
cách viết một đoạn văn… .Với những học sinh như vậy khoảng thời gian 9 tháng
ôn tập sẽ là không đủ để có em có thể củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Vì vây,
việc học sinh lớp 10, 11 được chú trọng ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc
hiểu, tạo lập văn bản là việc làm hết sức cần thiết, giúp các em có được một nền
tảng kiến thức vững vàng, tự tin đối đầu với mọi kì thi.
Vì những lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài " Một số giải pháp rèn luyện
kỹ năng đọc hiểu văn bản môn ngữ văn cho học sinh lớp10, 11 trung tâm giáo dục
nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ngọc Lặc'' với mong muốn sau quá trình
3


được ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng kết quả học tập môn ngữ văn sẽ
được nâng lên.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Người viết muốn thông qua đề tài, hướng dẫn các em học sinh khối 10, 11 ôn
luyện kiến thức lí thuyết (kiến thức về từ, về câu, về các biện pháp từ…), hình
thành các kỹ năng cơ bản, luyện tập các dạng đề đọc hiểu. Việc ôn tập này một mặt
giúp các em nắm chắc những đơn vị kiến thức đã được học ở lớp dưới đồng thời
thoát khỏi tâm lí bỡ ngỡ khi đứng trước đề thi có dạng câu hỏi đọc hiểu, có đầy đủ
kiến thức và kỹ năng để làm tốt phần đọc hiểu trong các đề kiểm tra, các đề thi.
Nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Lấy việc củng cố kiến thức, rèn luyện
kỹ năng đọc hiểu ở 2 khối 10 và 11 làm trọng tâm, tạo ra một tiền đề vững chắc để
các em ngày càng học tốt môn ngữ văn và đạt kết quả cao trong các kì thi, nhất là
ki thi trung học phổ thông quốc gia năm lớp 12.
Tìm cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh
nơi mình đang công tác, phấn đấu để có những giờ học văn sôi nổi, hứng thú, bổ
ích, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của người học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản cho đối tượng học sinh
cụ thể: học sinh lớp 10A1, học sinh lớp 11A1, trung tâm giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên. Đây là những học sinh mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài "Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản
môn ngữ văn cho học sinh lớp 10,11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên Ngọc Lặc", người viết đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh.
- Phương pháp đối chiếu so sánh.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Mục tiêu của môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông là hình thành và phát
triển ở học sinh năng lực chung (tức năng lực giao tiếp, bao gồm kiến thức Tiếng
Việt cùng với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các
kiến thức và kỹ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống)
và năng lực chuyên biệt (tức năng lực văn học, gồm tiếp nhận hoặc cảm thụ văn
học, sáng tác văn học; tuy nhiên, nhà trường phổ thông hiện nay chưa đặt ra mục
tiêu cụ thể về hình thành và bồi dưỡng năng lực sáng tác văn học.
Nói cách khác, môn ngữ văn hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực
tiếp nhận văn bản (gồm kỹ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kỹ
năng nói và viết). Khái niệm văn bản gần đây được mở rộng, bao gồm cả văn bản
văn học và văn bản nhật dụng.
Tài liệu tập huấn "dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo Cách
định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ giáo dục và đào năm 2014 đã nêu
rõ :" Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương
pháp dạy học ngữ văn trong việc tiếp nhận Văn bản. Cách dạy đọc hiểu không
4


nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản

được học mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc,cách tiếp cận khám
phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản ,từ đó hình thành cho học
sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân…". Và cũng
từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa phần đọc hiểu vào đề thi môn ngữ
văn, đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Để đáp ứng yêu
cầu đổi mới của môn học đòi hỏi cả người dạy lẫn người học những thay đổi trong
cách tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản văn học .
- Việc giảng dạy môn ngữ văn ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên Ngọc Lặc hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ bởi môn ngữ
văn là một môn học khó mà cái chính là do các em học sinh thiếu hụt quá nhiều
kiến thức (hổng kiến thức), năng lực đọc hiểu văn bản còn yếu, khả năng làm bài
còn hạn chế… Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ cả phía người học lẫn
người dạy. Người học thụ động, lười tư duy, chưa chưa phát huy được khả năng
chiếm lĩnh và tạo lập văn bản. Người dạy chưa chú ý dạy phương pháp đọc hiểu
văn bản, chưa hình thành được cho học sinh năng lực tự mình đọc và hiểu một văn
bản. Vì vậy việc cung cấp cho học sinh những phương pháp cụ thể để có thể làm
tốt những yêu cầu của phần đọc hiểu văn bản là vô cùng cần thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Người viết đã tiến hành khảo sát về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh
hai lớp 10A1 và 11A1 bằng cách đưa ra một hệ thống các câu hỏi để kiểm tra kiến
thức và khả năng viết văn bản của các em. Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Em hãy cho biết như thế nào là từ đơn, từ láy, từ ghép, từ đồng nghĩa,
từ trái nghĩa, từ đồng âm; như thế nào là danh từ, tính từ, động từ, đại từ, số từ?
Câu 2: Như thế nào là câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược thành phần ?
Câu 3. Kể tên một số biện pháp tu từ mà em đã học. Cho biết văn bản dưới
đây người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Câu 4: Các phương thức biểu đạt mà em đã học? Cho biết văn bản sau đây
người viết đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
"…Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi trùm cát đứng sừng
sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm măc. Dưới ánh trăng, dòng
sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai
bên bờ cát. .."
( Khuất Quang Thụy,trong cơn gió lốc )
Câu 5: Thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em
nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm con người.
b) Có một số bạn đang còn bàng quang với lớp.
5


Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc
mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng
khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc,
nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phấp phới.
Nhớ lúc tỉnh và nhớ trong cả lúc mê.
(Hoài Thanh)
a) Xác định nội dung chính của đoạn văn trên ?
b) Đoạn văn trên diễn đạt theo cách nào ?
c) Nêu câu chủ đề của đoạn văn ?
Câu 7: Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi:
Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là
nước. Trong ý thức của nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng "vô tư",
"xả láng", không cần giữ gì hết! Nhưng đó đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn

hẹp.
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên Trái Đất này có hạn. Tổng số
nước ngọt trên Trái Đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki - lô - mét khối. Số nước
ngọt đó được coi là đủ cho đến năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến
năm 2015 nhân loại sẽ thêm 3 tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy
đâu cho đủ?
Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt
để dùng. Nước Xinh-ga-po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua của Ma-laixi-a về chế biến. Một số nước Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước.
Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp
càng nhiều, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi, trồng trọt.
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm,
chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta vầ mai sau.
(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật)
a) Xác định vấn đề nghị luận.
b) Tìm các luận điểm trong văn bản.
c) Tóm tắt văn bản bằng 3 câu.
Câu 8: Viết một đoạn văn với câu chủ đề: cây xanh có vai trò vô cùng quan
trọng trong đời sống của con người .
Qua khảo sát cho thấy: số em học sinh trả lời đúng câu hỏi là không nhiều.
Kết quả khảo sát này chính là một minh chứng sống động giúp cho người giáo viên
đánh giá được về kiến thức tiếng việt, năng lực tiếp nhận văn bản, khả năng tạo lập
văn bản và kỹ năng giải quyết các dạng bài tập cụ thể là rất kém. Thực trạng đó đòi
hỏi giáo viên bộ môn phải tìm cách giải quyết, khắc phục .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Kết quả khảo sát chất lượng học sinh như đã nêu ở trên đã làm cho tôi băn
khoăn, trăn trở rất nhiều: làm thế nào để nâng cao chất lượng môn ngữ văn tại đơn
vị mà mình đang công tác, làm thế nào để có thể lấp những lỗ hổng kiến thức cho
các em,phải rèn luyện kỹ năng ra sao để các em có thể tự mình tiếp cận văn bản, tự
tin để có thể giải đáp các câu hỏi trong mỗi bài thi có dạng câu hỏi này. Bằng kinh
6



nghiệm của bản thân, qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp trong và
ngoài đơn vị công tác, tôi đã tiến hành ôn luyện cho các em theo các hướng sau:
2.3.1. Thay đổi nhận thức người học.
Cá nhân tôi cho rằng việc nhận thức lại về tầm quan trọng của môn ngữ văn,
của phần đọc hiểu là một việc làm rất quan trọng, bởi chỉ khi có nhận thức đúng
người học mới có cách tiếp cận đúng với mọi vấn đề .
Thông qua những giờ sinh hoạt 15 phút, những buổi sinh hoạt ngoại khóa và
trực tiếp qua những giờ dạy trên lớp, giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức sâu
sắc rằng môn văn là một môn học cực kỳ quan trọng trong chương trình giáo dục
phổ thông. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên
cạnh hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, môn văn còn giúp các
em có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm con
người. Với tính chất là một môn học công cụ, môn văn giúp học sinh có năng lực
ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp. Với tính chất là một môn học giáo dục
thẩm mỹ giúp các em làm giàu cảm xúc thẩm mỹ, có định hướng thị hiếu lành
mạnh để hoàn thiện nhân cách. Từ chỗ làm cho học sinh hiểu được vai trò, vị trí
của môn văn và phần đọc hiểu giáo viên hướng đến việc hệ thống hóa những đơn vị
kiến thức cơ bản, hình thành những kỹ năng có thể chiếm lĩnh văn bản và giải
quyết được các yêu cầu đặt ra trong văn bản đó.
2.3.2. Ôn luyện lí thuyết đọc hiểu.
Để giúp học sinh hình thành năng lực đọc hiểu, giáo viên cần giúp các em ôn tập,
hệ thống những kiến thức cơ bản đóng vai trò làm nền tảng, bao gồm:
- Kiến thức về từ loại
+ Các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, hư từ, số từ, trợ từ…, từ láy, từ
đơn, từ ghép,từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa…
+ Hiểu được các loại nghĩa của từ: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa
chuyển….
- Kiến thức về câu: người học cần nắm vững.

+ Các thành phần câu: thành phần chính, thành phần phụ
+ Phân loại câu:
Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu
cầu khiến, câu cảm thán
Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu ghép…
- Kiến thức về các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, nghị luận, hành chính - công vụ.
- Kiến thức về các biện pháp tu từ:
+ Các biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng
và nhịp điệu cho câu …
+ Các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh,nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói
giảm,nói tránh, điệp từ, điệp ngữ…..
+ Các biện pháp tu từ cú pháp: đảo ngữ, lặp cấu trúc, câu hỏi tu từ…
+ Kiến thức về các phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt,
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách

7


ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ
hành chính.
(Lưu ý: do ở lớp 10 các em mới được học 2 phong cách là phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, lớp 11 học thêm hai phong cách
ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận nên giáo viên chỉ ôn tập cho
các em bốn phong cách ngôn ngữ này, lên lớp 12 sẽ bổ sung thêm 2 phong cách là
phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ hành chính)
- Kiến thức về văn bản
+ Nắm khái niệm văn bản
+ Các đặc điểm cơ bản
+ Phân loại văn bản

- Kiến thức về các thao tác lập luận: thao tác giải thích, thao tác chứng minh,
thao tác phân tích, thao tác so sánh, thao tác bình luận, thao tác bác bỏ.
- Cách thức trình bày đoạn văn
+ Trình bày theo kiểu diễn dịch
+ Trình bày theo kiểu quy nạp
+ Trình bày theo kiểu song hành
+ Trình bày theo kiểu móc xích
+ Trình bày theo kiểu tổng - phân - hợp
- Kiến thức về thể thơ: ngũ ngôn (mỗi câu chỉ có 5 tiếng); thất ngôn (mỗi câu
thơ có 7 tiếng; lục bát (một câu 6 tiếng,một câu 8 tiếng tạo thành một cặp); lục bát
biến thể (thường biến thể ở câu 8); song thất lục bát (hai câu 7 tiếng và một cặp lục
bát ), tự do ( số tiếng trong mỗi dòng thơ không đều nhau)
2.3.3. Rèn luyện kỹ năng đọc, phân loại văn bản
Đọc là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận văn bản.Việc
rèn luyện kỹ năng đọc trong giờ đọc hiểu văn bản là hoạt động giúp học sinh phát
triển bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Khâu đọc sẽ giúp kích thích quá
trình cảm thụ, khả năng tưởng tượng, khơi gợi cảm xúc để các em tiếp cận và hiểu
văn bản.
Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ,đọc đầy đủ văn bản. Bước tiếp
theo yêu cầu các em xác định văn bản vừa đọc thuộc loại nào, văn bản nghệ thuật
hay văn bản nhật dụng. Giáo viên kiểm tra năng lực tiếp nhận văn bản của học sinh
bằng việc đưa ra một hệ thống câu hỏi:
+ Nội dung chính của văn bản là gì ?
+ Tìm câu văn khái quát chủ đề của văn bản.
+ Nội dung đó được thể hiện bằng những ý chính nào ?
+ Nhà văn muốn gửi gắm tư tưởng gì, thông điệp gì qua văn bản ?
+ Văn bản đã đem lại cho các em điều gì? (về nhận thức, tư tưởng tình cảm,
rung động thẩm mỹ)
+ Đặt nhan đề cho văn bản.
+ Nhận xét cách vào đề của văn bản.

+Trả lời được các câu hỏi vì sao.

8


* Lưu ý:
- Đối với những văn bản là một tác phẩm hoàn chỉnh, giáo viên yêu cầu học
sinh xác định chủ đề bằng cách tìm ra những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn được
sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung
của văn bản.
- Đối với những văn bản là một hoặc một vài đoạn văn, giáo viên yêu cầu học
sinh xác định đoạn văn được trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc
xích, song hành hay tổng - phân - hợp.Tác dụng của việc xác định này nằm ở chỗ:
học sinh sẽ phát hiện được câu chủ đề của đoạn văn nằm ở đâu.
2.3.4. Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt các phong cách ngôn ngữ,
phương thức biểu đạt, thao tác lập luận.
Nhận diện các phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt là những nội dung
quen thuộc, thường gặp trong các đề thi đọc hiểu. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy,
người viết nhận thấy đây là những nội dung kiến thức mà người học rất hay nhầm
lẫn khi giải đáp các câu hỏi ở phần đọc hiểu. Để học sinh có thể nhận diện đúng
giáo viên cần:
* Nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản
Để trả lời được câu hỏi ở nội dung này học sinh cần cũng cố lại kiến thức về 6
phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành
chính - công vụ. Mỗi một hình thức biểu đạt đều hướng tới một mục đích giao tiếp
nhất định.
Ở phần nhận diện phương thức biểu đạt, giáo viên cần lưu ý học sinh: Không
phải mỗi văn bản chỉ có một hình thức biểu đạt duy nhất, mà thường kết hợp các
hình thức biểu đạt khác nhau nhưng bao giờ cũng có một phương thức là chủ đạo.
* Nhận diện các phong cách ngôn ngữ

Trong chương trình THPT học sinh được học tất cả 6 phong cách ngôn ngữ.
Với các em, việc nhận ra văn bản sử dụng phong cách ngôn ngữ nào không phải là
điều đơn giản.Vì vậy giáo viên khi ôn tập phần kiến thức này cần yêu cầu học sinh
nắm vững khái niệm và đặc trưng của từng phong cách.
Ví dụ:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Dùng trong giao tiếp hàng ngày mang tính
tự nhiên, thoải mái, sinh động, giàu cảm xúc, ít chau truốt, dùng để trao đổi thông
tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản: tính cụ thể,tính cảm xúc, tính cá thể .
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn
chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của
con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, chau chuốt, tinh luyện
từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị thẩm mỹ. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
có 3 đặc trưng: tính hình tượng, tính truyền cảm,tính cá thể hóa.
* Nhận diện các biện pháp tu từ
Để giúp các em học sinh khối 10, 11 xác định được trong đoạn văn, đoạn thơ,
sử dụng biện pháp tu từ gì, giáo viên cần cung cấp lại cho các em kiến thức về
những biện pháp tu từ đã học nhất là biện pháp hay được đề cập đến trong phần đọc
hiểu.
9


- Hướng dẫn học sinh phát hiện những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng
trong văn bản bằng việc nêu câu hỏi: em hãy xác định biện pháp nghệ thuật được
sử dụng trong văn bản? em dựa vào đâu để có thể xác định như vậy? biện pháp
nghệ thuật ấy có tác dụng gì ?.
2.3.5 Rèn kỹ năng xác định các loại lỗi sai trong văn bản.
Ở dạng này đề thường đưa ra văn bản chứa nhiều lỗi sai: lỗi về từ ( lặp từ, từ
dùng không đúng nghĩa, từ không phù hợp với phong cách); lỗi về câu( lỗi cấu tạo
câu, sai về dấu câu); lỗi chính tả.

- Sau khi chỉ ra những lỗi sai cơ bản mà người viết mắc phải giáo viên hướng
dẫn các em kỹ năng phát hiện lỗi bằng cách:
+ Yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản, xác định nội dung, thể loại, phong cách
văn bản.
+ Phân tích cấu tạo câu
+ Phân tích sự liên kết câu trong văn bản
+ Chú ý lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ.
2.3.6 Hướng dẫn viết đoạn văn ngắn
Các bài tập đọc hiểu thường có yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 5-7 dòng) để bày tỏ cảm nhận của bản thân về một vấn đề nào đó. Để rèn
luyện cho học sinh kỹ năng này giáo viên cần:
- Cung cấp kiến thức: Yêu cầu các em trả lời các câu hỏi: đoạn văn là gì ? các
câu trong đoạn văn có mối quan hệ với nhau như thế nào ? các câu trong đoạn có
hướng đến việc thể hiện đến một chủ đề nhất định hay không? Đoạn văn thường
được trình bày theo những cách nào?
- Rèn kỹ năng:
+ Xác định chủ đề cần viết (viết cái gì)
+ Viết trong bao nhiêu dòng (dung lượng)
+ Tìm ý chính cho đoạn văn (Xác định sẽ viết những gì)
+ Sau khi tìm được ý chính cho đoạn văn tiến hành viết câu chủ đề. Câu chủ
đề có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề.
+ Viết đoạn văn: Người viết có thể trình bày theo phương pháp diễn dịch, quy
nạp, tổng phân hợp những cách trình bày đơn giản nhất là theo kiểu diễn dịch, giáo
viên khi dạy nên hướng các em viết đoạn văn theo kiểu này.
Ví dụ:
- Yêu cầu của đề bài: Bày tỏ suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối
với đất nước.
- Đoạn văn có các ý sau:
+ Thế hệ trẻ phải xây dựng cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, vun đắp tình
yêu với quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của dân tộc.

+ Không ngừng nỗ lực học tập để dựng xây đất nước.
+ Có ý thức bảo vệ chủ quyền của đất nước, sẵn sàng có mặt khi tổ quốc cần.
- Câu mở đoạn: thế hệ trẻ ngày nay phải luôn nêu cao ý thức về vai trò, trách
nhiệm của bản thân đối với đất nước.
- Viết thành đoạn hoàn chỉnh theo kiểu diễn dịch.

10


Dưới đây là một số bài tập mà người viết đã vận dụng trong quá trình giảng
dạy để ôn tập, cũng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho các em.
Phần ngữ liệu: Được người viết chia làm 02 nhóm: nhóm một bao gồm những
bài tập mà phạm vi kiến thức nằm trong chương trình ngữ văn lớp 10 và 11; nhóm
hai ngữ liệu thực hành là những văn bản nằm ngoài chương trình.
- Nhóm 1:
Bài 1: Đây là một đoạn văn còn mắc nhiều lỗi sai. Em hãy chỉ ra lỗi sai đó.
Sống trong một gia đình phong lưu, nhưng Thúy Kiều với em là Thúy Vân là
hai người con gái có nhan sắc mà tính tình rất dịu dàng. Nguyễn Du vết về họ với
tất cả sự cảm phục.
Lỗi sai: Không có quan hệ từ "nhưng", từ "mà". Từ "cảm phục" phải thay
bằng từ "trân trọng".
Bài 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
a) Từ "Phất phơ" trong câu "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" thuộc từ loại nào ?
- Từ "Phất phơ": thuộc loại từ láy
b) Nêu nội dung của hai câu ca dao trên.
- Nội dung của bài ca dao: ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ.
c) Xác định 2 biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiệu quả diễn đạt của chúng.
- Hai biện pháp tu từ: So sánh "Thân em như tấm lụa đào", câu hỏi tu từ "Phất

phơ giữa chợ biết vào tay ai".
- Hiệu quả biểu đạt:
+ So sánh: làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình
tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.
+ Câu hỏi tu từ: Góp phần tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân.
d) Từ nội dung bài ca dao trên em có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ
nữ trong xã hội ngày nay. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5- 7 dòng)
- Học sinh nêu ra những suy nghĩ của mình về cuộc sống của người phụ nữ
trong xã hội hiện đại (Khả năng tự quyết định cuộc sống, không phụ thuộc)
Bài 3: Đọc đoạn thơ sau:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con !
(Hồ Xuân Hương, Tự tình II)
a) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
b) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu đề của bài thơ? Nêu
hiệu quả nghệ thuật cảu biện pháp tu từ đó?
11


- Biện pháp: đảo trật tự cú pháp.
- Tác dụng: Làm rõ sự cô đơn, trơ trọi, bẽ bàng của nhân vật trữ tình.
c) Từ "xuân''trong hai câu kết có ý nghĩa gì?
- Từ "xuân" có hai nghĩa:

+ Nghĩa đen: mùa xuân của cuộc đời
+ Nghĩa bóng: tuổi xuân của con người
Bài 4: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để
gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như
hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo
ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy
dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên
không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày
tàn.
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong
muỗi.
An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chỏng ngồi; chiếc chỏng nan lún
xuống và kêu cót két.
- Cái chỏng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.
Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn
treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng
xanh trong hiệu khách...
Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và
đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.
Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất
chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi
nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi
riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp
hàng hóa, đoàn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít

câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.
Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các
người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng
không có tiền để mà cho chúng nó.
(Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam,
Ngữ văn 11, tập 11,, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 95-96)
a) Nội dung chính của văn bản trên là gì ?
- Nội dung chính của văn bản: Tâm hồn đôn hậu, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn của
nhân vật Liên trước bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện trong thời khắc ngày tàn.
12


b) Văn bản trên có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào ? Tác dụng
của việc kết hợp những phương thức đó là gì ?
- Văn bản trên có sự kết hợp các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Tác dụng: khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên quen thuộc, thơ mộng, gợi cảm
nơi làng quê và tâm trạng buồn man mác, thấm thía của nhân vật Liên.Qua sự hòa hợp
giữa con người và thiên nhiên,tác giả ít nhiều gợi được ở người đọc những tình cảm đối
với quê hương.
c) Văn bản đã giúp anh (chị) cảm nhận được nét đặc sắc gì trong phong cách nghệ
thuật của Thạch Lam?
- Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: Tâm hồn đôn hậu, tinh
tế, nhạy cảm vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất thơ, chất lãng mạn
Bài 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện
giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng
phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng
dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói

của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì
thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự
do của mình…”
( Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh)
Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr90)
a) Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích.
- Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu
nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc
bị thống trị.
b) Văn bản đề cập đến nội dung gì ?
-Nội dung của văn bản:khẳng định vai trò, tầm quan trọng của tiếng nói trong
công cuộc giải phóng dân tộc và niềm tự hào về truyền thống giữ gìn, phát huy tiếng nói
của dân tộc ta; phê phán những hành vi từ bỏ tiếng mẹ đẻ của một bộ phận nhân dân
đương thời.
c) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận
d) Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận
e) Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân
tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Học sinh nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong
bối cảnh hiện nay, không nhắc lại quan điểm của tác giả đã nêu trong đoạn trích. Câu trả
lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
* Nhóm 2: Những văn bản nằm ngoài sách giáo khoa lớp 10, 11.
Bài 1: Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi
Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao
cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: " Hoa cúc có
13



bao nhiêu cánh thì người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu,
cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất
nhiều cánh. Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi
(Theo người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1990)
a) Đoạn văn dùng giải thích điều gì ?
- Đoạn văn dùng giải thích vì sao hoa cúc có nhiều cánh
b) Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn.
-Có thể đặt tiêu đề cho đoạn trích: Tại sao hoa cúc có nhiều cánh.
c) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự
d) Đoạn văn trên có câu chủ đề hay không ?
- Đoạn văn không có câu chủ đề. Chủ đề của đoạn là sự tổng hợp ý của mỗi
câu.
e) Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì ?
- Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là: lòng hiếu thảo
của người con đối với mẹ .
g) Học sinh rút ra bài học gì sau khi đọc đoạn văn trên ?
- Bài học rút ra: lòng thương yêu, trách nhiệm, và sự hiếu thảo của con cái đối
với cha mẹ
Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người
dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người : thân cây
làm máng, lá làm tranh,cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi,
nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh,làm nước mắm …Cùi dừa ăn sống
với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn,để chải đầu,
nấu xà phòng.Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi.Vỏ dừa bện dây rất tốt đối
với người đánh cá vì nó mềm, dẻo dai,chịu mưa, chịu nắng .
(Theo Hoàng Văn Huyền )
a) Xác định nội dung chính của văn bản trên.
- Đoạn văn nêu lên sự gắn bó và giá trị sử dụng của cây dừa đối với đời sống

của con người, đặc biệt là người dân Bình Định .
b) Đoạn văn trên sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những
biên pháp tu từ đó.
- Các biện pháp tu từ : liệt kê,so sánh
- Tác dụng:
+ Liệt kê: Liệt kê các giá trị sử dụng phong phú của cây dừa trong đời sống
con người.
+ So sánh : Cho thấy sự gần gũi, thân thiết của cây dừa với đời sống của
người dân Bình Định giống như cây tre với người dân miền Bắc .
c) Đoạn văn trên diễn đạt theo cách nào ?
- Đây là đoạn văn diễn dịch.
d) Hãy đặt tên cho đoạn văn.
- Có thể đặt tên cho đoạn văn: cây dừa Bình Định .
Bài 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
14


Vị của Tổ quốc
Nếu Tổ quốc tôi có một hương vị, nếu tôi có thể nâng niu bằng hai bàn tay và
đặt môi hôn, tôi nghĩ rằng nó sẽ có vị mặn .
Vị mặn của biển bởi khi ông nội tôi xa quê chọn món cá khô.
Vị mặn trong không khí của những miền duyên hải lộng gió làm tâm hồn
người đằm lại.
Vị mặn của sữa mẹ khi em bé vội vàng bập vào đầu vú còn đẫm mồ hôi của
buổi làm đồng .
Vị mặn của bát nước mắm chấm chung trong mâm cơm đại gia đình .
Vị mặn của hạt muối miền xuôi cần cù gửi lên miền ngược .
Vị mặn của máu những người trai trẻ năm xưa đổ xuống cho một dải đất sau
hai mươi năm chia cắt được nối liền. Vị mặn của nước mắt bà tôi trong những năm
tháng chiến tranh khóc ông tôi, khóc bác tôi, chú tôi, những người ra trận rồi không

trở về, nước mắt chảy xuôi trên má, lăn xuống bộ ngực nhăn nheo, nước mắt chảy
ngược vào trong, lặn vào tim, làm trái tim nặng trĩu…
Đất nước này mặn, nước non này mặn…
Xứ sở của chúng ta nóng bỏng, nước biển bốc hơi để lại vị mặn, vị thịt da của
con người lao động cũng mặn vị mồ hôi. Nước da mặn mòi, nụ cười mặn mòi, đến
tình yêu cũng mặn nồng. Trong ngôn ngữ của chúng ta, mặn là đẹp, là hay.
Bát cơm thơm, cây cầu mới, chiếc cúp vàng, bộ phim hay, với tôi đều mặn.
Với tôi, Tổ quốc Việt nam thật mặn!
(Theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, Ngô Thị Phú Bình, NXB Kim Đồng,
2016, tr.63-65)
a) Theo bài viết, vì đâu Tổ quốc có "vị mặn''?
-Theo bài viết, "vị mặn" của Tổ quốc được mang đến từ vị mặn của biển
khơi,từ không khí của những miền duyên hải lộng gió, từ mồ hôi của mẹ, từ bát
nước mắm chấm chung trong mâm cơm, từ hạt muối, từ máu của những người lính
trẻ hi sinh vì Tổ quốc, từ nước mắt của bà …
b) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Đất nước này mặn,
nước non này mặn.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn : Ẩn dụ.
c) Nêu cách hiểu của anh ( chị ) về câu văn in đậm.
- Câu văn : Với tôi, Tổ quốc Việt nam thật mặn! vừa thể hiện nhận thức, sự
thấu hiểu của người viết về một đất nước dung dị, gần gũi, tuy còn lam lũ, gian lao
nhưng nồng đượm tình yêu thương ; vùa thể hiện mối đồng cảm, trân trọng dành
cho quê hương.
d) Anh (chị) có đồng tình với cảm nhận của "tôi" về "hương vị" của tổ quốc
không ? Vì sao ?
- Học sinh bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với cảm nhận của
"tôi" về hương vị của Tổ quốc. Lý giải thuyết phục lý do đồng tình hoặc không
đồng tình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.


15


Thông qua hướng dẫn của giáo viên (cung cấp, hệ thống kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, thường xuyên kiểm tra đánh giá ) kết quả học tập bộ môn ngữ văn của học
sinh đã được nâng lên rõ rệt: các em đã nắm được kiến thức lí thuyết phục vụ cho
việc đọc hiểu văn bản; có phương pháp làm bài, không lúng túng, nhầm lẫn khi làm
các dạng bài tập, hình thành được kỹ năng viết đoạn văn. Các giờ học văn do đó
trở nên sôi nổi hơn, người học chủ động, tích cực hơn trong học tập.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trong quá trình giảng dạy với kinh nghiệm và sử dụng đề tài "một số giải
pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản môn ngữ văn cho học sinh lớp 10,11
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ngọc Lặc'', tôi thấy mình
đã đóng góp phần công sức nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, giúp các
em học sinh có thêm những kiến thức và kỹ năng để làm bài tốt hơn.
Đề tài mà tôi vừa trình bày ở trên sẽ không tránh khỏi những sai sót kính
mong các thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện và có chất lượng cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ngọc Lặc, ngày 24 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trịnh Thị Nga

16



Các tài liệu tham khảo:
1. SGK ngữ văn 10, 11, 12 của bộ giáo dục
2. Báo giáo dục và thời đại
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn ngữ văn, Hà Nội,
2014.
4. Đinh Trọng Lạc và nguyễn Thái Hòa (2006). Phong cách học Tiếng Việt,
NXB Giáo dục.
5. 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt - Đinh Trọng Lạc, NXB Giáo
dục.
6. Phương lựu(chủ biên) l( 2004). Lí luận văn học, NXB giáo dục, Hà Nội .

17



×