Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tim hieu luat an ninh mang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 28 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LUẬT AN NINH MẠNG
Câu 1: Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào, có hiệu lực từ ngày tháng
năm nào? Nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng?
Trả lời:
Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12
tháng 6 năm 2018; Luật An ninh mạng được Chủ tịch nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Công bố tại Lệnh công bố luật
số: 06/2018/L-CTN ngày 25 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Luật An ninh mạng gồm 07 chương, 43 Điều, cụ thể:
 Chương 1: Những quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 9).
 Chương II: Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh Quốc gia (Từ Điều 10 đến Điều 15).
 Chương III: Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh
mạng (Từ Điều 16 đến Điều 22).
 Chương IV: Hoạt động bảo vệ an ninh mạng (Từ Điều 23
đến Điều 29).
 Chương V: Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng ( Từ
Điều 30 đến Điều 35).
 Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Từ
Điều 36 đến Điều 42).
 Chương VII: Điều khoản thi hành (Điều 43).
Câu 2: Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng? Theo
đồng chí, vấn đề nào là cần thiết nhất, vì sao?
Trả lời:
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ,
không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể
thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông


tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công
nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn
vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu
1


lớn, hệ thống dữ liệu nhanh... đã làm không gian mạng thay đổi
sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi
ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất
hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Nhiều quốc gia đã
nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi
đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và
nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính
sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn
80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà
Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO... nhằm tạo ra các thiết
chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh
quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên
trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng,
phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng
06 năm trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành
trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông
tin trong các lĩnh vực của đời sống đã góp phần to lớn đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo
dục, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của nhân dân, giữ
vững an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại,
hạn chế về an ninh mạng cần khắc phục như:
(1) Tiềm lực quốc gia về an ninh mạng của nước ta chưa

đủ mạnh, chưa huy động, khai thác được sức mạnh tổng hợp để
đối phó với các mối đe dọa trên không gian mạng.
(2) Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng
dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản
động sử dụng để thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng
màu”, “cách mạng đường phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa
bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Tình trạng đăng tải thông tin sai
sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân tràn lan trên
không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu,
dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm
chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội.
(3) Ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với
quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng,
mức độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật
2


tự an toàn xã hội. Khủng bố mạng nổi lên như một thách thức
đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội
trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn
tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư
tưởng, văn hóa, xã hội.
(4) Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
chưa được xác định và bảo vệ bằng các biện pháp tương xứng.
Do chưa xác định nội hàm sự cố an ninh mạng nên khi xảy ra
các sự cố nguy hại, ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, việc triển khai hoạt động ứng
phó, xử lý, khắc phục hậu quả của cơ quan chức năng có liên
quan rất lúng túng, chưa có quy trình thống nhất, cơ quan có

trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng chưa thể chủ động triển khai
các biện pháp, phương án phù hợp.
(5) Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước qua không gian mạng
rất đáng lo ngại, nhiều văn bản thuộc bí mật nhà nước bị đăng
tải trên không gian mạng. Một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn tới tình trạng trên là do nhận thức của các cơ quan,
doanh nghiệp và cá nhân về bảo vệ bí mật nhà nước trên không
gian mạng còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ,
nhân viên trong bảo mật thông tin trên không gian mạng còn
chưa cao, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe.
(6) Sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có
nguồn gốc từ nước ngoài. Không gian mạng đang ứng dụng sâu
rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên, sự phụ
thuộc vào trang thiết bị công nghệ thông tin xuất xứ từ nước
ngoài là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng nếu xảy ra
xung đột. Để tránh bị tin tặc tấn công, thu thập thông tin, hoạt
động tình báo, một số sản phẩm, dịch vụ mạng cần đáp ứng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định, nhất là khi các sản phẩm, dịch
vụ này được sử dụng trong hệ thống thông tin quan trọng và an
ninh quốc gia, địa điểm cơ yếu, bảo mật, chứa đựng bí mật nhà
nước.
(7) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh
mạng chưa được xây dựng, các văn bản hiện hành chưa đáp
ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử
dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.
Theo quan điểm của cá nhân, tôi nhìn nhận vấn đề `
Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng công
3



nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng
để thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng
đường phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ chính trị
ở nước ta. Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục,
vu khống tổ chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng nhưng
chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả
đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội` là cần
thiết nhất vì: theo như báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công an về
công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2019 thì các lực
lượng đã phát hiện 287 vụ, 437 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực viễn thông, tin học; khởi tố 127 vụ, 258 bị can. Thủ đoạn mà các đối
tượng chống đối sử dụng phổ biến hiện nay là thông qua các
trang web, diễn đàn trực tuyến, nhất là mạng xã hội như
Facebook, youtube...vv để công khai tổ chức, tuyên truyền, lừa
bịp, lôi kéo quần chúng tham gia; sử dụng các phần mềm bảo
mật để liên lạc, tổ chức huấn luyện, đào tạo trực tuyến cho
thành viên; công khai viết “đơn kiến nghị” đòi thành lập đảng
chính trị đối lập, tự do thành lập hội mà không tuân theo quy
định pháp luật, đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi
phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự... Ngoài ra, các đối
tượng này còn tìm cách chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân, lợi dụng các khuyết điểm trong quản lý đất đai,
môi trường... để kích động khiếu kiện, tụ tập đông người, biểu
tình, xuyên tạc tình hình, hạ uy tín cán bộ; thông qua các hoạt
động này để tập hợp lực lượng, gây thanh thế, từng bước nhen
nhóm và thành lập tổ chức chính trị đối lập... Tại các địa bàn
chiến lược, các đối tượng chống đối đẩy mạnh xuyên tạc chính
sách dân tộc, tôn giáo; kích động tư tưởng ly khai, chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, khơi gợi, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, tuyên

truyền phát triển các tổ chức tôn giáo phi pháp, tụ tập “xưng
vua”.
Một số hình ảnh hoạt động của các thế lực chống phá nhà
nước do bản thân thu thập thông qua các trang mạng xã hội:

4


Hình 1. Facebooker Lê Minh Thể bị xử 2 năm tù.

Hình 2. Tổ chức phản động “Việt Tân” được thành lập trên
trang mạng Facebook.

5


Hình 3. Hoạt động của đảng “Việt Tân” trên Youtube.
Câu 3: Điều 2 Luật An ninh mạng quy định: “An ninh mạng là sự bảo
đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân”. Đồng chí hãy phân tích khái niệm trên để chứng minh sự
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay?
Trả lời:
a. Đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây phương hạt đến
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội:
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ
nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia,
xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật như:

- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: bao gồm sử dụng
không gian mạng tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi
kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Ví dụ như thông tin kích động lôi kéo tụ tập đông người, gây rối an ninh
trật tự, chống người thi hành công vu, cản trở hoạt động của cơ quan tô chức,
gây mất ổn định về an ninh trật tự.
- Các hành vi xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới,
phân biệt chủng tộc. Các hành vi xâm phạm trật tự an toàn xã hội như sử dụng
6


không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải
thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo
đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm
tội.
b. Quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân:
Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu
tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
- Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Luật An
ninh mạng đã dành 01 chương (Chương III) quy định đầy đủ các biện pháp
phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử
lý hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm: phòng ngừa, xử lý thông tin trên không
gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng;
làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp
mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên
không gian mạng; phòng ngừa, xử lý hành vi sử dụng không gian mạng, công
nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng, chống

chiến tranh mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
đấu tranh bảo vệ an ninh mạng. Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người
dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng.
- Luật An ninh mạng quy định các hành vi bị cấm để mọi người biết các hoạt
động nào được pháp luật bảo hộ, hoạt động nào bị cấm để người sử dụng mạng
không mắc vào vi phạm. Các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mọi người đều phải chịu trách nhiệm trước
các hành động, phát ngôn trên không gian mạng của mình nếu hành động, phát
ngôn đó xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Vì
vậy, muốn được pháp luật bảo vệ thì phải hiểu về luật và chấp hành đúng các
quy định trong đạo luật. Ngoài ra, Luật An ninh mạng khuyến khích trao đổi
thông tin và các quyền hợp pháp trên không gian mạng. Đạo luật này giúp bảo
vệ cá nhân, tổ chức, người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp, chống lại các
cuộc tấn công mạng, chống lại việc lợi dụng mạng để tuyên truyền, nói xấu, gây
nhiễu và các hoạt động khủng bố trên mạng.
Ví dụ: Một hệ thống Ngân hàng, nếu không có Luật An ninh mạng để bảo
vệ thì các hacker dễ dàng tấn công phá sập hệ thống mạng điện tử ngân hàng
lấy thông tin của khách hàng và sử dụng vào các mục địch phi pháp như đe dọa,
tống tiền, bán thông tin...vv. Hay đối với một doanh nghiệp cũng như vậy, với
trình độ của các hacker hiện này thì sẽ rất dễ tấn công ăn trộm dữ liệu và gây
tổn hại đến các hợp đồng điện tử của công ty, giả chữ ký của lãnh đạo…Vì vậy ,
7


Luật An ninh mạng sẽ bảo đảm an ninh an toàn cho các giao dịch trên mạng
cho doanh nghiệp, người dân đồng thời cũng tránh được các hoạt động gây
nhiễu, thậm chí là ngăn ngừa các bài viết nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc một doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trên mạng theo kiểu vu không. Ví dụ như hàng đang tốt
bảo xấu, đưa các bài viết không đúng sự thật lên để gây nhiễu, lôi kéo đám đông
phản ứng. Thậm chí là tung các tin chứng khoán đổ vỡ, doanh nghiệp lừa đảo…

rất nguy hiểm. Luật An ninh mạng cho phép xử lý các tình huống đó.
Câu 4: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là gì? Tại
sao phải xây dựng, ban hành quy định bảo vệ an ninh đối với hệ thống thông
tin quan trọng về an ninh quốc gia? Nội dung bảo vệ hệ thống thông tin quan
trọng về an ninh quốc gia được thể hiện như thế nào? So sánh sự giống và
khác nhau giữa “ Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia” được quy định
trong Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và “Hệ thống thông tin quan
trọng về an ninh quốc gia” trong Luật an ninh mạng năm 2018?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật An ninh mạng
2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định
cụ thể như sau: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền
điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công
hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao
gồm: Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà
nước; Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài
liệu có giá trị đặc biệt quan trọng; Hệ thống thông tin phục vụ
bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người,
môi trường sinh thái; Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế
tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan
đến an ninh quốc gia; Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ
hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương; Hệ thống thông
tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng,
viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa
chất, y tế, văn hóa, báo chí; Hệ thống điều khiển và giám sát tự
động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia,

mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
8


Việc phải xây dựng, ban hành quy định bảo vệ an ninh đối
với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là vì: khi
Hệ thống thông tin bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển,
làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá
hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.
Nội dung bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia được thể hiện như sau:
Cùng với việc quy định cụ thể về hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia, Chương II của Luật An mạng còn quy định rõ những biện pháp
nhằm thực hiện bảo vệ an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin này, bao
gồm: Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia (Điều 11); Đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 12); Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 13); Giám sát an ninh
mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 14); và
Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng
về an ninh quốc gia (Điều 15).
Trong đó, thẩm định an ninh mạng là hoạt động xem xét,
đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho
việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin.
Thẩm quyền thẩm định an ninh mạng được quy định tại khoản 4
Điều 11 của Luật An ninh mạng: Lực lượng chuyên trách bảo vệ
an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối
với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ
trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này; Lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm

định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự; Ban Cơ
yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông
tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Đánh giá điều kiện về an ninh mạng, theo quy định tại
Điều 12 Luật An ninh mạng, là hoạt động xem xét sự đáp ứng
về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin trước khi đưa vào
vận hành, sử dụng. Cũng theo điều luật này, hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng các điều kiện về:
Quy định, quy trình và phương án bảo đảm an ninh mạng; nhân
sự vận hành, quản trị hệ thống; Bảo đảm an ninh mạng đối với
các trang thiết bị, phần cứng, phần mềm là thành phần hệ
thống; Biện pháp kỹ thuật để giám sát, bảo vệ an ninh mạng;
biện pháp bảo vệ hệ thống điều khiển và giám sát tự động,
9


Internet vạn vật, hệ thống phức hợp thực - ảo, điện toán đám
mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh, hệ thống trí
tuệ nhân tạo; Biện pháp bảo đảm an ninh vật lý bao gồm cách
ly cô lập đặc biệt, chống rò rỉ dữ liệu, chống thu tin, kiểm soát
ra vào.
Thẩm quyền đánh giá điều kiện an ninh mạng cũng được
quy định cụ thể, theo đó: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an
ninh mạng thuộc Bộ Công an đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện
an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản
này; Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ
Quốc phòng đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng
đối với hệ thống thông tin quân sự; Ban Cơ yếu Chính phủ đánh
giá, chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống

thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Hệ thống thông
tin quan trọng về an ninh quốc gia được đưa vào vận hành, sử
dụng sau khi được chứng nhận đủ điều kiện an ninh mạng.
Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều 12 Luật An ninh mạng.
Đối với việc kiểm tra an ninh mạng với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia, Điều 13 Luật An ninh mạng cho
hay, kiểm tra an ninh mạng được thực hiện trong trường hợp:
- Khi đưa phương tiện điện tử, dịch vụ an toàn thông tin mạng vào sử
dụng trong hệ thống thông tin;
- Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin;
- Kiểm tra định kỳ hằng năm; Kiểm tra đột xuất khi xảy ra sự cố an ninh
mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng;
- Khi có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng; hết thời hạn khắc
phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo khuyến cáo của lực lượng chuyên trách
bảo vệ an ninh mạng.
Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia có trách nhiệm tiến hành kiểm tra an ninh mạng đối với hệ
thống thông tin do mình quản lý trong trường hợp quy định tại
các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, thông báo kết quả bằng
văn bản cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc
Bộ Công an hoặc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng
thuộc Bộ Quốc phòng đối với hệ thống thông tin quân sự trước
tháng 10 hằng năm.

10


Về kiểm tra an ninh mạng đột xuất, Điều 13 Luật An ninh
mạng quy định, trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm thông báo

bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất 12 giờ
trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm
an ninh mạng và ít nhất 72 giờ trong trường hợp có yêu cầu
quản lý nhà nước về an ninh mạng hoặc hết thời hạn khắc phục
điểm yếu, lỗ hổng bảo mật theo khuyến cáo của lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc kiểm tra, lực
lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo kết quả
kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin
trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; hướng
dẫn hoặc tham gia khắc phục khi có đề nghị của chủ quản hệ
thống thông tin;
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ
Công an kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông
tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống thông tin quân
sự do Bộ Quốc phòng quản lý, hệ thống thông tin cơ yếu thuộc
Ban Cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu
Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ
Quốc phòng kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống
thông tin quân sự. Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra an ninh mạng
đột xuất đối với hệ thống thông tin cơ yếu do Ban Cơ yếu Chính
phủ quản lý và sản phẩm mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ
cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước.
Điều luật này cũng quy định, chủ quản hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm phối hợp với lực
lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành kiểm tra an
ninh mạng đột xuất; kết quả kiểm tra an ninh mạng được bảo
mật theo quy định của pháp luật.
Điều 43 của Luật An ninh mạng quy định, hệ thống thông

tin đang vận hành, sử dụng được đưa vào Danh mục hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trong thời hạn 12
tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực (ngày 1/1/2019), chủ
quản hệ thống thông tin bổ sung đủ điều kiện an ninh mạng, lực
lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng đánh giá điều kiện an
ninh mạng theo quy định tại Điều 12 Luật này; trường hợp cần
11


gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá
12 tháng.
Hệ thống thông tin đang vận hành, sử dụng được bổ sung
Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia,
trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ sung, chủ quản hệ
thống thông tin bổ sung đủ điều kiện an ninh mạng, lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng đánh giá điều kiện an ninh
mạng theo quy định tại Điều 12 Luật này; trường hợp cần gia
hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 12
tháng.
So sánh sự giống và khác nhau giữa “ Hệ thống thông tin
quan trọng quốc gia” được quy định trong Luật An toàn thông
tin mạng năm 2015 và “Hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia” trong Luật an ninh mạng năm 2018:
- Theo Điều 26 Luật An toàn thông tin năm 2015 thì Hệ
thống thông tin quan trọng quốc giá là hệ thống thông tin mà
khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc
phòng, an ninh quốc gia.
- Theo Điều 10 của Luật An ninh mạng quy định, hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin
khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch,

gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm
phạm nghiêm trọng an ninh mạng. Ngoài ra, Luật an ninh mạng
còn quy định cụ thể Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia bao
gồm những thành phần hệ thống thành phần khác nào như:
+ Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;
+ Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; hệ
thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt
quan trọng;
+ Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm
đối với con người, môi trường sinh thái;
+ Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất
đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;
+ Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở
trung ương; hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính,
ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, hóa chất, y tế,
văn hóa, báo chí;
12


+ Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên
quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
Câu 5: Theo đồng chí, Luật An ninh mạng quy định về việc bảo vệ
quyền con người như thế nào?
Trả lời:
Sau khi thực hiện nhiều hoạt động nhằm gây sức ép, nhưng vẫn không
ngăn được việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, các thế lực thù địch và
một số tổ chức, cá nhân có ý đồ đen tối tiếp tục các hành vi chống phá, nhất là
khi Chính phủ công bố lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định thi hành Luật An ninh
mạng. Các đối tượng trên càng hoạt động ráo riết hơn với rất nhiều thủ đoạn,
hòng tạo làn sóng phản đối, cản trở việc thực thi và đòi xóa bỏ Luật này. Chúng

tán phát trên mạng xã hội, cho rằng: Luật An ninh mạng “đặc biệt xâm phạm
không gian riêng tư”, “vi phạm tự do ngôn luận, báo chí, internet”, “vi phạm
quyền con người”. Nhiều hãng thông tấn, báo chí phương Tây và nhiều trang
web có máy chủ đặt ở nước ngoài cố tình xuyên tạc, cản trở việc thực thi Luật
An ninh mạng của Việt Nam. Ở Hoa Kỳ, 17 nghị sĩ cực đoan đã viết thư cho
Google và Facebook đề nghị nên rời bỏ Việt Nam; Hội đồng châu Âu, trong một
nghị quyết về Việt Nam cũng có những phản ứng tiêu cực về Luật An ninh
mạng, v.v. Có thể nói, chưa bao giờ các thế lực thù địch lại có kế hoạch bài bản,
chi tiết, nhằm xuyên tạc, loại bỏ bộ luật nào như đối với Luật An ninh mạng.
Thực tiễn minh chứng, từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay
là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời, quyền con người, quyền và lợi
ích của công dân đã được bảo đảm cả về mặt pháp lý và trên thực tế. Các quyền
đó đã được ghi nhận, bảo đảm nhất quán, xuyên suốt trong các bản Hiến pháp
năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Hiến pháp năm 2013 đã dành một chương
(Chương II) để quy định về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân”; các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được
quy định đầy đủ, tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người của
Liên hợp quốc mà Việt Nam tham gia. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, từ năm
2014 đến nay, Quốc hội nước ta đã sửa đổi, ban hành nhiều luật, bộ luật nhằm
tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức nói chung và đảm bảo
quyền con người nói riêng1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự
nghiệp đổi mới của nhân dân ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có
ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực, an sinh xã hội được bảo đảm và ngày càng
được nâng lên. Đây chính là cơ sở quan trọng để quyền con người, nhất là
những quyền cơ bản, được đảm bảo trên thực tế ngày một tốt hơn. Ở Việt Nam,
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chỉ hạn chế các hành
13


vi gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và xâm phạm các

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ và hội nhập quốc
tế, ngày 01-12-1997, Việt Nam đã hòa mạng internet toàn cầu. Hiện nay, Việt
Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet và các mạng
xã hội đứng đầu khu vực. Ở nước ta, nền tảng kỹ thuật - thông tin dựa trên
internet, mạng xã hội, các website, nhất là: Facebook, Messenger, Zalo,
YouTube (clip, có âm thanh, hình ảnh, phụ đề),… và các mạng lưu trữ, tra cứu,
trao đổi thông tin, như: Yahoo.com; Google.com,… được bảo đảm đầy đủ và
đồng bộ. Điều này không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn
bảo đảm cho người dân được hưởng thụ đầy đủ hơn các quyền con người, quyền
công dân; trong đó, có quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do sử dụng internet,
mạng xã hội.
Tuy nhiên, sự ra đời của internet, mạng xã hội đã đặt ra những thách thức
mới. Nhân loại phải đối diện với một hệ thống thông tin phức tạp, như: tình
trạng thông tin khó kiểm chứng, thông tin sai sự thật, thông tin độc hại về đạo
đức, lối sống, xâm hại về tinh thần đối với con người, v.v. Về phương diện chính
trị, đối với các nhà nước, internet, mạng xã hội là vũ khí mới, lợi hại mà các lực
lượng thù địch có thể sử dụng trong chiến lược chống phá, lật đổ chế độ, xâm
phạm quyền con người, quyền và lợi ích của công dân. Ở Việt Nam, các thế lực
thù địch đã và đang tận dụng internet, mạng xã hội làm phương tiện chủ yếu
trong việc tuyên truyền, chống phá chế độ xã hội, Nhà nước ta. Chúng đã sử
dụng hacker (tin tặc) tấn công mạng, gây ra những tổn hại về kinh tế, xã hội;
điển hình là vụ tin tặc tấn công hàng loạt website sân bay trong nước (tháng 32017), khiến cho nhiều chuyến bay bị gián đoạn, hủy bỏ, gây thiệt hại lớn về
kinh tế.
Đối với quyền con người, quyền và lợi ích công dân, internet, mạng xã
hội là một công cụ mà kẻ xấu có thể sử dụng để tán phát thông tin thất thiệt vì
những mục tiêu xấu độc, đê hèn, như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; khủng bố tinh
thần, đe dọa đưa lên mạng những thông tin đời tư,… khiến cuộc sống nhiều gia
đình bị xáo trộn, thậm chí đã có nhiều người phải tìm đến cái chết. Cách đây
không lâu (ngày 10 và 11-6-2018), các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã

câu kết với nhau, lợi dụng internet, mạng xã hội kích động biểu tình, gây rối ở
một số tỉnh, khi Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật Đặc khu, thông qua Luật An
ninh mạng là một ví dụ. Vì vậy, Việt Nam cần có Luật An ninh mạng, nhằm xác
lập cơ sở pháp lý, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ chế
độ, Nhà nước, các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Cơ sở chính trị, pháp lý quốc tế của Luật An ninh mạng là quyền dân tộc
tự quyết, quyền này được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
14


và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam đã
gia nhập năm 1982). Nhắc lại quyền dân tộc tự quyết để thấy, Luật An ninh
mạng hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người, không
làm tổn hại đến lợi ích quốc gia; là cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích quốc gia
trong thời đại kỹ thuật số. Đó là bảo vệ không gian điện tử và tài nguyên số của
Việt Nam; đồng thời, cũng là cơ sở để bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
Luật An ninh mạng, gồm 7 chương, 43 điều. Nguyên tắc bảo vệ an ninh
mạng là: 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; 2. Đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước,… 3. Kết hợp
chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng… bảo đảm quyền con người,
quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không
gian mạng,… (Điều 4).
Hoàn toàn không có chuyện Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng
tư, quyền tự do ngôn luận và quyền sử dụng internet”. Luật chỉ áp dụng các chế
tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện những hành vi sau:
1. Chống Nhà nước;
2. Xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đó là:
- Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào
tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc,…
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho
các hoạt động kinh tế - xã hội,… xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khác;
- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin
dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc,…
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội,...
- Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm
chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi (Điều 8).
Nhìn lại hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, có thể nói Luật An
ninh mạng được thiết kế đồng bộ với Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp
luật khác, như: Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016) và
Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin mạng, v.v. Đối với quyền con người, Luật An ninh mạng hoàn toàn phù
hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người nói chung, Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) nói riêng.
15


Trên thế giới hiện nay, đã có 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó
có: Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-lia, Đức, Pháp,…) có quy định bắt buộc các
doanh nghiệp mạng phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ nước mình. Theo Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, khi Luật An ninh mạng có hiệu lực thì các doanh nghiệp
này phải chuyển lưu trữ dữ liệu về Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Việt Nam là
một thị trường lớn của Google và Facebook, họ có quyền lựa chọn đi hoặc ở;
cũng như Việt Nam có quyền lựa chọn những trang mạng khác. Tuy nhiên, đối
với dân tộc ta, việc bảo vệ, bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng luôn
được đặt lên hàng đầu.

Xét về quyền con người, quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,
Luật An ninh mạng hoàn toàn không có bất cứ hạn chế, vi phạm nào đối với
quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng này. Trái lại, Luật An ninh mạng là
công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp để người dân
và doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bị “ô nhiễm” thông tin như bảo đảm
không khí, nước uống và thực phẩm sạch cho sức khỏe con người.
Như vậy, sự phản ứng tiêu cực về Luật An ninh mạng của những người
xấu là điều dễ hiểu. Bởi vì, với các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính
trị, chống chế độ, Nhà nước ta thì đây là công cụ pháp lý, tước đi vũ khí quan
trọng mà chúng có thể sử dụng để thực hiện mục tiêu chống phá, lật đổ, chuyển
hóa chế độ ta sang con đường “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập. Với Nhà
nước và nhân dân ta, việc ban hành và thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng là
một trong những bảo đảm quan trọng và là biện pháp hữu hiệu để bảo đảm
quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây chính là vũ khí
pháp lý để ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng, xâm hại, bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, quyền con người, quyền công dân. Do đó, cần
phải tỉnh táo, nhận diện đúng, để loại trừ những quan điểm thù địch, sai trái, bảo
đảm Luật An ninh mạng được thực thi có hiệu quả.
Câu 6: Những nội dung chính của công tác phòng ngừa, xử lý hành vi
xâm phạm an ninh mạng? Đồng chí hãy nêu vai trò và trách nhiệm của các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ
giá trị gia tăng trên không gian mạng trong phòng ngừa, xử lý hành vi xâm
phạm an ninh mạng?
Trả lời:
Những nội dung chính của công tác phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm
an ninh mạng được quy định tại chương III của Luật An ninh mạng:
Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tại
chương III của luật An ninh mạng quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa
đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý các hành vi
16



vi phạm pháp luật. Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên
tâm mua bán, kinh doanh hay hoạt động trên không mạng cụ thể.
Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam; kích động gây bạo
loạn, phá rối an ning, gây rối trật tự công cộng; vu khống , làm nhục, xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế(Điều 16).
Phòng, chống gián điệp; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật
công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư
trên không gian mạng(Điều 17).
Luật An ninh mạng quy định rõ ràng, cụ thể các hành vi sử dụng không
gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm về an ninh quốc
tế.
Phòng, chống tấn công mạng(Điều 19); phòng chống khủng bố mạng
(Điều 20).
Phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng(Điều 21).
Ngoài ra, tại chương III này quy định đấu tranh bảo vệ An ninh
mạng( Điều 22) là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an
ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Cùng đó, Luật quy định Bộ Công an chủ trì phối
hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.
Vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên viễn
thông, mạng Internet, các dịch vụ giá trị gia tăng trên không gian mạng trong
phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng:
Đối với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên
mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại
Việt Nam có hoạt động thu nhập, khai thác, phân tích, xử lý dữ diệu thông tin cá
nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử
dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời

gian theo quy định của Chính phủ; Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại điều
khoản phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam( khoản 3 Điều
26). Cùng đó, luật An ninh mạng giao Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 điều
này.’
Như vậy, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi cung cấp dịch
vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian
mạng tại Việt nam có vai trò và trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng
đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng và chỉ trong
trường hợp phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng,
lực lượng chuyên trách về bảo vệ an ninh mạng mới được quyền yêu cầu cung
cấp thông tin người dùng. Mặt khác, thông tin cá nhân vi phạm pháp luật là một
17


trong những loại dữ liệu quan trọng phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm
pháp luật. Các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản
có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý, xử dụng thông tin được cung cấp để
phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trước các hoạt động vi
phạm pháp luật trên không gian mạng đang diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, yêu
cầu bảo đảm cơ sở, điều kiện để điều tra, xử lý nhanh chóng, hiệu quả của lực
lượng bảo vệ pháp luật là cần thiết, cấp bách, trong đó có trách nhiệm của các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước.
Câu 7: Luật An ninh mạng quy định như thế nào về bảo đảm an ninh
thông tin trên không gian mạng? Đồng chí đánh giá như thế nào khi các thế
lực thù địch, phản động, chống đối xuyên tạc hoạt động xử lý tin giả, thông
tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do
ngôn luận?
Trả lời:
Luật an ninh mạng quy định về đảm bảo an ninh thông tin trên không gian
mạng (Điều 26): Để đảm bảo an ninh thông tin trên không gian mạng, Luật An

ninh mạng quy định đối với trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc
chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức cá nhân không được cung
cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại các khoản: 1, 2, 3, 4
và 5 Điều 16 của Luật này và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh
quốc gia (khoản 1 Điều 26) cụ thể :
Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung
tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: kích động
gây bạo loạn , gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế
1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân
b. Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẻ, gây thù hận
giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c. Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh
nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn,
phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ
trang hoặc dùng bạo lực nhầm chống chính quyền nhân dân;
18


b. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối,
chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất
ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao
gồm:
a. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b. Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc

gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế bao gồm:
a. Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín
phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b. Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương
mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa
cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây
hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây
khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ,
xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của nhà nước ta trên
không gian mạng, Luật an ninh mạng quy định đối với doanh nghiệp trong nước
và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet các dịch vụ
gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm:
a. Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký toài khoản số; bảo mật
thông tin, tài khoảng của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực
lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công An khi có bằng văn bản
để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b. Ngăn chặn việc chia sẽ thông tin,xóa bỏ thông tin có nội dung quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống
thông tin do cơ quan, tổ trức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời
điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ
Công An hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu
nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh
mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
c. Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông,
internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian
mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của

Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc
19


Bộ Công An hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Chuyền thông
( khoản 2 Điều 26).
Đối với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên
mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại
Việt Nam có hoạt động thu nhập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin
cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử
dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời
gian quy định của Chính phủ; Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này
phải đặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diên tại Việt Nam ( khoản 3 Điều 26).
Cùng đó, Luật an ninh mạng giao Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 điều này.
Như vậy , doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ
trên mạng viễn thông , mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian
mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài
khoản số ; bảo mật thông tin , tài khoản của người dùng và chỉ trong trường hợp
phục vụ điều tra , xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Lực lượng bảo vệ pháp luật
được phép yếu cầu cung cấp thông tin trong trường hợp phục vụ xử lý vi phạm
pháp luật. về an ninh mạng , lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng mới
được quyền yêu cầu cung cấp thông tin người dùng . Mật khác , thông tin cá
nhân vi phạm pháp luật là một trong những loại dữ liệu quan trọng phục vụ điều
tra , xử lý hành vi vi phạm pháp luật .Các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 và các văn bản có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý , sử
dụng thông tin được cung cấp để phục vụ điều tra , xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật . Trước các hoạt động vi - phạm pháp luật trên không gian mạng đang
diễn ra nghiêm trọng , phức tạp , yêu cầu bảo đảm cơ sở , điều kiện để điều tra ,
xử lý nhanh chóng , hiệu quả của lực lượng bảo vệ pháp luật là cần thiết , cấp
bách , trong đó có trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong và

ngoài nước.
Đối với quy định các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên
không gian mạng phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên
trách bảo vệ an ninh mạng : Có thể thấy , tất cả các quốc gia trên thế giới đều
coi an ninh quốc gia là điều kiện tiên quyết hàng đầu , do đó , các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trên không gian mạng đã và đang phải phối hợp với các cơ
quan chức năng của các quốc gia trên thế giới trong bảo vệ an ninh quốc gia ,
phòng chống tội phạm . Khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng quy định rõ các
trường hợp phải cung cấp thông tin cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh
mạng . Đây là hai điều kiện đồng thời , tức là khi có hành vi vi phạm pháp luật
về an ninh mạng xảy ra thì lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ có
văn bản yêu cầu các doanh nghiệp nêu trên cung cấp thông tin về hành vi vi
phạm pháp luật đó. Cần đặc biệt lưu ý rằng, những thông tin cung cấp là thông
tin liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật.
20


Đối với quy định tại khoản 3 Điều 26 về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam:
Doanh nghiệp phải chịu điều chỉnh theo quy định này là những doanh nghiệp
trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và
các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam nhưng phải kèm theo
điều kiện có hoạt động thu nhập, khai thác , phân tích , xử lý dữ liệu người dùng
tại Việt Nam. Quy định này không áp dụng Các doanh nghiệp mà là những
doanh nghiệp cung cấp dịch Viên thông , mạng Internet và các dịch vụ gia tăng
trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu nhập, khai thác, phân tích,
xử lý dữ liệu người dùng Việt Nam. Quy định này không áp dụng đối với toàn
bộ các doanh nghiệp mà là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng
viễn thông, mang internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt
Nam, nhưng phải kèm theo điều kiện có hoạt động thu nhập, khai thác, phân
tích, xử lý dữ liệu người dùng tại Việt Nam. Quy định này là phù hợp với yêu

cầu bảo vệ an ninh mạng hiện nay; đồng thời, Luật an ninh mạng đã quy định cụ
thể 03 loại dữ liệu cần lưu trữ ( thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ; dữ liệu
về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ; dữ liệu cho người sử dụng dịch vụ
tại Việt Nam tạo ra). Như vậy, không phải toàn bộ các dữ liệu được truyền đưa
trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam ; do đó, quy định này không làm
ảnh hưởng tới lưu thông dữ liệu số, cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
- Khi các thế lực thù địch, phản động, chống đối xuyên tạc hoạt động xử
lý tin giả, thông tin sai sự thật thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người,
quyền tự do ngôn luận.
- Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận
pháp lý quốc tế. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm.
- Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc,
thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đè chung của đất nước, xã hội.
Quyền con người và quyền tự do ngôn luận luôn được Hiến pháp, pháp
luật Việt Nam tôn trọng. Chúng ta có quyền được pháp luật bảo vệ, có quyên tự
do ngôn luận, tuy nhiên khi thể hiện các quyền này cần phải tuân theo các quy
định của pháp luật. Các hoạt động xử lý đưa tin giả, thông tin sai sự thật, thông
tin xấu đọc rõ ràng đã vi phạm pháp luật, cần phải được xử lý nghiêm minh và
kịp thời.

Câu 8: Vấn đề lưu trữ dữ liệu, đặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện
tại Việt Nam được quy định như thế nào trong Luật An ninh mạng? Đồng chí
21


hãy nêu những luận cứ chứng minh quy định này phù hợp với thông lệ quốc
tế, điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia, không cản trợ sự phát triển kinh
tế và cản trở các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt

Nam?
Trả lời:
Vấn đề lưu trữ dữ liệu, đặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt
Nam được quy định trong Luật An ninh mạng, những luận cứ chứng minh quy
định này phù hợp với thông lệ quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia,
không cản trợ sự phát triển kinh tế và cản trở các doanh nghiệp nước ngoài
tham gia vào nền kinh tế Việt Nam:
Đối với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên
mạng viễn thông , mạng Internet , các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại
Việt Nam có hoạt động thu thập , khai thác , phân tích , xử lý dữ liệu về thông
tin cá nhân , dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ , dữ liệu do
người sử dụng dịch vu tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam
trong thời gian theo quy định của Chính phủ ; Doanh nghiệp ngoài nước quy
định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
( khoản 3 Điều 26). Cùng đó Luật An ninh mạng giao Chính phủ quy định chi
tiết khoản 3 Điều này
Đối với quy định tại khoảng 3 điều 26 về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam:
doanh nghiệp phải chịu điều chỉnh theo quy định này là những doanh nghiệp
trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mang internet và
các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu nhập,
khai thác, phân tích, xữ lý dữ liệu người dung Việt Nam. Quy định này không áp
dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp mà là những doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian
mạng tại Việt Nam, nhưng phải kèm theo điều kiện có hoạt động thu nhập, khai
thác, phân tích, xữ lý dữ liệu người dung tại Việt Nam. Quy định này là phù hợp
với yêu cầu bảo vệ an ninh mạng hiện nay; đồng thời, Luật An ninh mạng đã
quy định cụ thể 03 loại dữ liệu cần lưu trữ (thông tin cá nhân người sử dụng dịch
vụ; dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ; dữ liệu do người sử dụng
dịch vụ tại Việt Nam tạo ra). Như vậy, không phải toàn bộ các dữ liệu được
truyền đưa trên không gian mạng phải lưu trữ tại Việt Nam; do đó, quy định này

không làm ảnh hưởng lưu thông dữ liệu, số cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

22


Câu 9: Làm rõ trách nhiệm của cơn quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan trong bảo vệ an ninh mạng?Theo đồng chí, Nhà nước và công dân cần
làm gì để “xây dựng không gian mạng lành mạnh” theo quy định tại khoản 2
Điều 3 Luật An ninh mạng?
Trả lời:
Trách nhiệm của cơn quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo vệ an
ninh mạng được quy định tại Chương IV – Luật An ninh mạng:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại chương IV,
theo chức năng, nhiệm vụ được giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin
và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
sử dụng không gian mạng thực hiện đồng bộ các biện pháp được phân công để
hướng tới một không gian mạng ít nguy cơ, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm
pháp luật trên không gian mạng.
Trách nhiệm của Bộ Công an:
Theo quy định tại điều 36 Luật An ninh mạng, Bộ Công an chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng và có
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây, trừ nội dung thuộc trách nhiệm Bộ Quốc phòng và
Ban Cơ yếu Chính phủ: 1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh
mạng. 2. Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và
phương án bảo vệ an ninh mạng. 3. Phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động sử
dụng không gian mạng xâm phạm quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng. 4. Bảo đảm an ninh thông tin trên
không gian mạng; xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số;

cảnh báo, chia sẻ thông tin an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng. 5.
Tham mưu đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc
phong công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng
ngừa, xử lý hành vi vi phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý
Nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành. 6. Tổ chức diễn
tập, phòng chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh
mạng đối với hệ thông thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 7. Kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh
mạng.
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng( Điều 37)
Luật an ninh mạng quy định Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng trong phạm vi quản lý
và có trách nhiệm, quyền hạn tương tự như của Bộ Công an về nội dung công
tác trong thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng trong phạm vi thẩm quyền
23


quản lý. Bên cạnh đó, Luật quy định về quan hệ phối hợp giữa Bộ Công an và
Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 37 là phối hợp với Bộ Công an tổ
chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng, diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố
an ninh mạng đối với hệ thông thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, triển
khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng.
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền Thông(Điều 38); Trách nhiệm
của Ban Cơ yếu Chính phủ( Điều 39):
Điều 38 Luật an ninh mạng quy định Bộ Thông tin và Truyền thông có
trách nhiệm: 1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong bảo vệ an ninh
mạng. 2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phản bác
thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này. 3. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian

mạng, chủ quản hệ thông thông tin loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp
luật về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống thông tin do doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức trực tiếp quản lý.
Điều 39 Luật An ninh mạng quy định Ban Cơ yếu Chính phủ có trách
nhiệm: 1. Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ
quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình, kế hoạch về mật mã để bảo vệ an ninh mạng thuộc phạm Vi Ban
Cơ yếu Chính phủ quản lý. 2. Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin
cơ yếu thuộc Ban cơ yếu Chính phủ và sản phẩm mật mã do Ban cơ yếu Chính
phủ cung cấp theo quy định của luật này. 3. Thống nhất quản lý nghiên cứu khoa
học, công nghệ mật mã; sản xuất , sử dụng, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo
vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.
Cũng tại chương IV của Luật An ninh mạng quy định về trách nhiệm của
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng
đối với hệ thông thông tin thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Công an thực
hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng của Bộ, ngành, địa phương( Điều 40);
và trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng là
cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên không gian
mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa; xây dựng phương
án, giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác cũng như việc phối hợp,
tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng (điều 41). Đồng
thời, Luật quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng
không gian mạng phải tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng; kịp thời
cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh, nguy cơ đe dọa an ninh, hành
vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an
ninh mạng, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong
24


bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có

trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng( Điều 41).
Nhà nước và công dân cần làm gì để “xây dựng không gian mạng lành
mạnh” theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật An ninh mạng.
Với khả năng kết nối vô hạn của mạng thông tin toàn cầu, đặc biệt với các
thiết bị Internet vạn vật (IoT) sẽ tiếp tục đặt ra các thách thức hết sức to lớn đối
với công tác bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia, phòng, chống
khủng bố và tội phạm mạng. Để chủ động ứng phó các thách thức này, đồng thời
nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng, cần làm
tốt một số mặt công tác sau:
Một là, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ
không gian mạng.
Ngày nay, quan niệm về lãnh thổ, chủ quyền, biên giới của một quốc gia
không chỉ là đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, mà cả lãnh thổ không gian
mạng, chủ quyền không gian mạng. Theo đó, lãnh thổ không gian mạng là một
bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia, nơi xác định biên giới mạng và thực thi
chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn là bảo vệ không gian mạng của quốc gia,
bao gồm, bảo vệ các hệ thống thông tin; các chủ thể hoạt động trên không gian
mạng; hệ thống dữ liệu, tài nguyên mạng; các quy tắc xử lý và truyền số liệu.
Đảm bảo quyền bình đẳng trong tham dự quản lý mạng Internet quốc tế; độc lập
trong vận hành hạ tầng cơ sở thông tin thuộc lãnh thổ quốc gia; bảo vệ không
gian mạng quốc gia không bị xâm phạm và quyền quản trị truyền tải cũng như
xử lý số liệu của quốc gia.
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần nhận thức rõ các nguy cơ
đến từ không gian mạng như: tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng,
tội phạm mạng, đặc biệt là nguy cơ chiến tranh mạng đang là thách thức gay gắt
về an ninh, và bảo đảm an ninh mạng đang trở thành trọng tâm ưu tiên của quốc
gia. Vì vậy, cần quán triệt các quan điểm của Đảng về phát triển khoa học công
nghệ và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các định hướng hành

động của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không gian
mạng và nhận thức rõ rằng, đe dọa trên không gian mạng là một trong những
mối đe dọa thực tế và nguy hiểm nhất đối với an ninh quốc gia hiện nay.
Hai là, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng.
Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 (Mục 2, Điều 285-294)
liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT
ngày 19-8-2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×