Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án Văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.99 KB, 3 trang )

Trường THPT Nguyễn Thái Học ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009

 Môn thi: VĂN Lớp: 10 Thời gian làm bài: 90 phút
I. CÂU HỎI GIÁO KHOA: ( 3 điểm )
Em hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
II. LÀM VĂN: ( 7 điểm )
Em hãy phân tích bài thơ “ Thuật hoài” ( Tỏ lòng ) của Phạm Ngũ Lão

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ MỘT NĂM HỌC 2008-2009
Môn: Ngữ văn Khối : 10 Thời gian làm bài: 90 phút
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. CÂU HỎI GIÁO KHOA:
Cho 3 điểm nếu HS trình bày đầy đủ và rõ ràng các nội dung sau:
+ 2 đặc trưng cơ bản của VHDG là tính truyền miệng và tính tập thể ( 1 điểm ).
Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của VHDG. Mỗi tác phẩm VHDG là những
sáng tác của tập thể : Ban đầu 1 người khởi xướng rồi được tập thể tiếp nhận và bổ sung làm phong
phú và hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức nghệ thuật. Những tác phẩm VHDG dần dần trở
thành tài sản chung của tập thể. ( 1 điểm )
+ Hệ quả của tính tập thể là vô danh. Hệ quả của tính truyền miệng là dò bản ( 0.5 điểm )
+ Ngoài đặc trưng cơ bản và những hệ quả, tác phẩm VHDG luôn gắn liền với những sinh hoạt khác
nhau trong đời sống cộng đồng. Vi thế khi tìm hiểu, kham phá VHDG cần chú ý đến những dò bản,
nghi lễ, diễn xướng… ( 0.5 điểm )
II. LÀM VĂN:
* Yêu về kỹ năng: Biết cách phân tích một bài thơ chữ Hán, biết làm một bài văn nghò luận văn học.
Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ
pháp
* Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có nhiều cách trình bày song cần nêu được các ý cơ bản sau:
Bài thơ “Thuật hoài” ( Tỏ lòng ) là bài thơ Phạm Ngũ Lão viết để bày tỏ nỗi lòng của mình
một cách sâu sắc. Đó là niềm tự hào về một thời đại anh hùng mà tác giả đang sống ( 2 câu đầu ) và
khát vọng lập nhiều công tích để làm rạng danh đất nước và lưu tiếng thơm cho muôn đời ( 2 câu sau


)
- Hai câu đầu : Hình ảnh quân dân Đại Việt thời Trần được khắc họa qua hai hình tượng:
+ Hình ảnh người tráng só thời Trần với tư thế hiên ngang lẫm liệt ( hoành sóc - cầm ngang ngọn
giáo ) bền bỉ qua bao tháng năm ( kháp kỉ thu - trải mấy thu ). Người tráng só vệ quốc ấy mang tầm
vóc vũ trụ
+ Hình ảnh của một tập thể những con người anh hùng ( Ba quân ) với sức mạnh vô song ( tì hổ
khí thôn Ngưu - nuốt trôi trâu, khí thế có thể làm lu mờ cả sao Ngưu sao Đẩu trên bầu trời ).
+ Hai câu thơ thể hiện hào khí Đông A. Âm điệu anh hùng ca, hình ảnh thơ kì vó mang tính sử thi.
Hai câu đầu bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ về thời đại anh hùng mà mình đang sống.
- Hai câu sau: Khát vọng lập nhiều công trạng để làm vẻ vang đất nước lưu tiếng thơm cho muôn
đời.
+ Công danh là tiếng tăm sự nghiệp. Đó là lẽ sống, là lý tưởng phấn đấu của kẻ làm trai trong xã
hội phong kiến. Ở thời đại Phạm Ngũ Lão sống, công danh đồng nghóa với việc lập nhiều công tích
cho đất nước. Vì vậy nợ công danh là khao khát lập chiến công cho đất nước.
+ Nỗi thẹn trước Vũ Hầu - Khổng Minh Gia Cát Lượng là cách nói khiêm tốn biểu hiện lòng tự
tôn dân tộc valòng tự trọng, nhân cách cao đẹp của tác giả.
+ Hai câu thơ cuối âm điệu thơ chuyển sang trữ tình, lời thơ tha thiết diễn tả chân thành tình cảm
và ý thức trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão đối với đất nước.

BIỂU ĐIỂM:
 Điểm 7:
Đáp ứng những yêu cầu nêu trên. Trích dẫn bài thơ chính xác, phân tích sâu sắc. Văn viết có
cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ
 Điểm 5:
Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Trích dẫn bài thơ chính xác nhưng phân tích
chưa sâu sắc . Có thể mắc từ 3 đến 5 lỗi các loại
 Điểm 3:
Tỏ ra nắm được yêu cầu của đề bài nhưng phân tích còn lúng túng, phân tích còn sơ sài, có thể
thiếu một vài ý nhưng vẫn đảm bảo được nội dung tối thiểu. Có thể mắc từ 6 đến 8 lỗi các loại.
 Điểm 1:

Không thuộc bài thơ. Phân tích quá sơ sài hoặc chỉ kể lể lung tung. Diễn đạt quá kém, chữ viết
cẩu thả. Mắc hơn 8 lỗi các loại.
 Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được vài câu vô nghóa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×